giải pháp phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động cho mobifone đắk nông

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giải pháp phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động cho mobifone đắk nông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc phát triển kinhdoanh dịch vụ thông tin di động được các nhà cung cấp mạng rất quan tâm trong giaiđoạn hiện nay.Vì nó không những tạo ra lợi nhuận mà còn là vũ khí cạnh tranh hiệuquả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤTHÔNG TIN DI ĐỘNG CHO MOBIFONE ĐẮK NÔNG

Nhóm thực hiện: Đỗ Đức HoàngĐặng Hoàng HiệpPhạm Quang Hoàng AnhNguyễn Hải ChánhLớp: Quản trị kinh doanh K19A

Đắk Lắk, tháng 10 năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤTHÔNG TIN DI ĐỘNG CHO MOBIFONE ĐẮK NÔNG

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Thắng

ThS Phạm Nghiêm Hồng Ngọc BíchNhóm thực hiện :

1 Đỗ Đức Hoàng : 194020672 Đặng Hoàng Hiệp : 194020613 Phạm Quang Hoàng Anh : 204020044 Nguyễn Hải Chánh: 19402023

Đắk Lắk, tháng 10 năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

PHẦN THỨ NHẤT 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN THỨ HAI 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Vai trò của phát triển thị trường đối với các doanh nghiệp viễn thông 8

2.1.3 Nội dung phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp.92.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển thị trường 12

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường 13

2.2 Cơ sở thực tiễn 14

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển thị trường của các DN viễn thông trên thế giới 14

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường của các DN viễn thông trong nước 16

2.3 Phương pháp nghiên cứu 17

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 17

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 18

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 18

PHẦN THỨ BA 19

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BẢN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 19

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MobiFone Đắk Nông 19

Trang 4

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Mobifone Đắk Nông 19

3.2 Kết quả nghiên cứu 29

3.2.1 Phân tích tình hình thị trường dịch vụ thông tin di động Mobifone Đắk Nông 293.2.1.1 Thị phần di động của MobiFone Đắk Nông giai đoạn 2019 – 2021 29

3.2.1.2 Trạm phát sóng và tốc độ tăng trạm phát sóng của Mobifone Đắk Nông 30

3.2.1.3 Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu của Mobifone Đắk Nông 31

3.2.2.Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động của Mobifone Đắk Nông 32

3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường của Mobifone Đắk Nông 37

3.2.4 Đánh giá thực trạng phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động của Mobifone Đắk Nông 39

3.2.5 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động cho MobiFone Đắk Nông 41

PHẦN THỨ TƯ 47

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này, chúng em xin bày tỏ lòng biếtơn sâu sắc đến thầy TS Nguyễn Ngọc Thắng và cô ThS Phạm Nghiêm Hồng NgọcBích đã tận tình hướng dẫn cũng như nhận xét, góp ý trong suốt quá trình nghiên cứuđể hoàn thành báo cáo thực tập nghề nghiệp.

Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc, các anh chị trong công tyMobifone Đắk Nông đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tạicông ty Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty đã trực tiếp hướng dẫnem trong suốt 24 ngày thực tập nghề nghiệp vừa qua Em xin gửi lời chúc sức khỏeđến toàn thể các anh chị trong công ty Chúc công ty ngày càng thành công và pháttriển.

Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn các quý thầy cô, bạn bè đã luôn ủng hộ, giúpđỡ chúng em trong quá trình học tập và làm bài báo cáo thực tập này.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

i

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của MobiFone ĐắkNông 22

Bảng 3.2: Tình hình nhân sự của MobiFone Đắk Nông giai đoạn 2019 –2021 25

Bảng 3.3: Kết quả HĐKD của Mobifone Đắk Nông giai đoạn 2021 26

2019-Biểu đồ 3.4: Kết quả HĐKD của Mobifone Đắk Nông giai đoạn 2019 –2021 27

Biểu đồ 3.5: Thể hiện thị phần di động của 3 nhà mạng giai đoạn 2021 29

Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trạm phát sóng MobiFone Đắk Nông giai đoạn 2021 30

Biểu đồ 3.7: Tốc độ tăng doanh thu của MobiFone Đắk Nông giai đoạn 2021 31

2019-Biểu đồ 3.8: Số lượng thuê bao di động và tốc độ tăng trưởng thuê bao di động củaMobifone Đắk Nông giai đoạn 2019 –2021 32

Biểu đồ 3.9: Chất lượng mạng lưới của Mobifone Đắk Nông giai đoạn 2019 –2021 33

ii

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTST

Trang 8

PHẦN THỨ NHẤTĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.Cùng với xu thế chung đó, lĩnh vực thông tin di động được coi là một trong nhữngngành là cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Bên cạnh việc trao đổi thông tin qua thư, điệnthoại cố định và Internet thì việc trao đổi thông tin qua điện thoại di động ngày càng tỏra ưu việt hơn Điện thoại di động ngày càng tích hợp nhiều chức năng hơn Do đó,các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động luôn muốn khai thác tối đa những chứcnăng này để phát triển các loại hình dịch vụ mới tương xứng Việc phát triển kinhdoanh dịch vụ thông tin di động được các nhà cung cấp mạng rất quan tâm trong giaiđoạn hiện nay.Vì nó không những tạo ra lợi nhuận mà còn là vũ khí cạnh tranh hiệuquả để thu hút khách hàng, khi mà thị trường di động đang có sự tăng trưởng lớn vànhu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng.

Với sứ mệnh của MobiFone là đem lại những sản phẩm và dịch vụ kết nối mỗingười dân, gia đình, doanh nghiệp trong một hệ sinh thái, nơi những nhu cầu trongcuộc sống, công việc, học tập và giải trí được phát hiện, đánh thức và thỏa mãn nhằmđạt được sự hài lòng, phát triển và hạnh phúc Phát triển trong nhận thức, trong cácmối quan hệ, trong cơ hội kinh doanh và hạnh phúc vì được quan tâm, được chăm sóc,được khuyến khích và được thỏa mãn Tăng trưởng và hạnh phúc là động lực pháttriển của các cá nhân cũng như toàn xã hội.

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay giữa các thương hiệu sảnphẩm và dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực và ngành hàng như: hàng tiêu dùng nhanh,hàng tiêu dùng công nghệ Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một nghịch lý là trongkhi vật giá của các mặt hàng khác ngày càng leo thang thì lĩnh vực viễn thông đang cóchiều hướng ngược lại Tính đến cuối năm 2019 toàn Việt Nam đã có hơn 180 triệuthuê bao điện thoại thuộc 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác nhau gồm:Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile, Các nhà cung cấp dịch vụ mạng diđộng liên tục đưa ra các chương trình tiếp thị, khuyến mãi khá hấp dẫn, giảm giánhằm thu hút cũng như mở rộng thị phần cho mình Cạnh tranh chắc chắn mang lạinhiều lợi ích cho khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ, nhưng chuẩn bị như thế nào để

1

Trang 9

cạnh tranh có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh hiệuquả của riêng mình Mobifone Đắk Nông đang trong khó khăn chung của ngành viễnthông, hầu hết người dân đều đã sử dụng điện thoại và sở hữu nhiều sim số khác nhau.Hơn nữa, hiện nay đa số người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang sử dụngnhà mạng Viettel và Vinaphone, là hai đối thủ cạnh tranh lớn của Mobifone Chính vìlẽ đó mà việc mở rộng thị trường dịch vụ thông tin di động là một đáp án hay cho sựtồn tại và phát triển của Mobifone Đăk Nông, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều kháchhàng mới và tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Vì thế nhóm đã quyết định chọn đề tài“Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động cho Mobifone Đắk Nông”làm đề tài nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thịtrường dịch vụ thông tin di động.

- Đánh giá thực trạng phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động củaMobiFone Đắk Nông.

- Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ thông tin diđộng cho MobiFone Đắk Nông trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung các vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển thị trường dịchvụ thông tin di động của MobiFone Đắk Nông.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu1.3.2.1 Phạm vi về thời gian

- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp 3 năm (từ năm 2019 đến năm 2021).

- Thời gian: từ ngày 15/10/2022 đến ngày 07/11/2022.

1.3.2.2 Phạm vi về không gian

- Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Mobifone Đắk Nông.

- Địa chỉ: Số 10, đường 3/2, phường Nghĩa Tân, Tp Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

2

Trang 10

1.3.2.3 Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thị trường dịch vụ thông tin di độngcho Mobifone Đắk Nông bao gồm: khái niệm về dịch vụ, dịch vụ thông tin di động,đặc điểm dịch vụ thông tin di động, phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động,vai trò của việc phát triển thị trường.

- Phân tích môi trường và thực trạng kinh doanh của MobiFone tỉnh Đắk Nôngbao gồm: lịch sử hình thành và phát triển của MobiFone tỉnh Đắk Nông, chức năng vànhiệm vụ của chi nhánh, các sản phẩm dịch vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, tình hình nhânsự và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phân tích tình hình phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động củaMobifone tỉnh Đắk Nông.

- Đề xuất giải pháp mở rộng thị trường sử dụng dịch vụ thông tin di động choMobifone tỉnh Đắk Nông.

3

Trang 11

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho nhữngnhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” Philip Kotler (2003)cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bênkia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó Sản phẩm củanó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”.

Theo tác giả Nguyễn Văn Thanh (2008) cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt độnglao động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hoá, phongphú hoá, khác biệt hoá, nổi trội hoá… mà cao nhất trở thành những thương hiệu,những nét văn hoá kinh doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu dùng để họ sẵnsàng trả tiền cao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn”.

Dịch vụ được định nghĩa là bất kỳ hoạt động nào mà một bên có thể cung ứngcho bên kia và cung ứng này vô hình và không tạo ra bất kỳ sự sở hữu nào về vật chấtcụ thể Việc sản xuất ra dịch vụ có thể hoặc không sử dụng các hổ trợ của sản phẩmvật chất Như vậy, dịch vụ trên thế giới hiện nay được phát triển phong phú theo nhiềungành và loại khác nhau Các định nghĩa trên về dịch vụ đều đúng Sự khác nhau củacác định nghĩa là do các tác giả khái quát dưới các góc độ khác nhau.

b Đặc điểm của dịch vụ

4

Trang 12

Dịch vụ thuần tuý có một số các đặc trưng phân biệt với sản phẩm hữu hìnhthuần túy Do đó, việc cung cấp một dịch vụ thường khác nhiều so với việc sản xuấtvà bán một sản phẩm hữu hình Đó là:

Tính vô hình: Không giống như các sản phẩm vật chất khác, sản phẩm dịch vụkhông tồn tại dưới dạng vật thể nên không thể nhìn thấy, cầm nắm được Ví dụ, mộtngười đi khám bệnh không thể nhìn thấy kết quả trước khi sử dụng dịch vụ y tế Họkhông thể đánh giá các thiết bị, cơ sở vật chất, cũng như kiến thức, kỹ năng chuyênmôn của bác sĩ nếu như chưa đi khám Vì vậy, dịch vụ không thể nhận biết trực tiếphay thử trước khi mua Về phía người tiêu dùng, chất lượng dịch vụ chỉ được cảmnhận khi khách hàng đã tiêu dùng dịch vụ Đây chính là một bất lợi khi bán một dịchvụ so với khi bán một hàng hoá hữu hình Lý do là khách hàng khó thử dịch vụ trướckhi mua, khó cảm nhận được chất lượng, khó lựa chọn dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụkhó quảng cáo cho khách hàng về dịch vụ Do vậy, dịch vụ khó bán hơn hàng hoá Đểgiảm bớt mức độ không chắc chắn, người mua sẽ tìm kiếm những dấu hiệu hay bằngchứng về chất lượng của dịch vụ, họ sẽ suy diễn về chất lượng của dịch vụ từ địađiểm, con người, trang thiết bị, tài liệu thông tin uy tín và giá cả mà họ thấy Vì vậy,nhiệm vụ của người cung ứng dịch vụ là vận dụng những bằng chứng để làm cho cáivô hình trở thành hữu hình, cố gắng nêu lên được những bằng chứng vật chất và hìnhtượng hoá món hàng trừu tượng của mình.

Tính không chuyển giao quyền sở hữu: Khi mua một hàng hoá, khách hàngđược chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu hàng hoá mình đã mua Khi muadịch vụ thì khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích mà dịchvụ mang lại trong một thời gian nhất định mà thôi.

Tính không đồng nhất về chất lượng: Vì dịch vụ không thể được cung cấp hàngloạt, tập trung như sản xuất hàng hoá, do vậy nhà cung cấp khó kiểm tra chất lượngtập trung theo một tiêu chuẩn thống nhất Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng vềchất lượng dịch vụ lại chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấpdịch vụ Do vậy, khó đạt được sự đồng đều về chất lượng dịch vụ Để khắc phụcnhược điểm này, có thể thực hiện cơ giới hoá, tự động hoá trong khâu cung cấp dịchvụ, đồng thời có chính sách quản lý đặc thù đối với các nhân viên cung cấp dịch vụ.

5

Trang 13

Tuy nhiên, không phải bất kỳ dịch vụ nào cũng có thể tự động hoá quá trình cung cấpđược.

Tính không lưu trữ được: Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cungcấp Do vậy, dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhucầu thị trường thì đem ra bán Một tổng đài điện thoại vẫn phải hoạt động khi khôngcó cuộc gọi nào vào các giờ nhàn rỗi nhưng vẫn phải tính khấu hao Nếu tăng côngsuất dung lượng tổng đài để đáp ứng vào giờ cao điểm thì lại lãng phí vào các giờvắng khách Đặc tính này sẽ ảnh hưởng đến các chính sách như chính sách giá cướcthay đổi theo thời gian, mùa vụ, chính sách dự báo nhu cầu, kế hoạch bố trí nhân lực,…

Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ: Quá trình cung cấpdịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời Người cung cấp dịch vụ và khách hàngphải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gianphù hợp cho hai bên Đối với một số các dịch vụ thì khách hàng phải có mặt trongsuốt quá trình cung cấp dịch vụ Với nhiều loại dịch vụ, quá trình tiếp xúc với kháchhàng kéo dài suốt quá trình cung cấp dịch vụ Và người cung cấp dịch vụ tham gia vàoquá trình tạo ra dịch vụ.

2.1.1.2 Dịch vụ thông tin di độnga Khái niệm dịch vụ thông tin di động

Theo Thông tư 05/2012/TT-BTTTT ngày 18/5/2012 về việc phân loại các dịchvụ viễn thông thì dịch vụ thông tin di động là dịch vụ viễn thông được cung cấp thôngqua mạng viễn thông di động mặt đất (mạng thông tin di động, mạng trung kế vôtuyến, mạng nhắn tin).

Dịch vụ thông tin di động được hiểu là dịch vụ truyền ký hiệu, số liệu, chữ viết,âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin dưới dạng sóng giữa các đốitượng sử dụng dịch vụ thông tin di động tại mọi thời điểm, mọi thời gian Dịch vụthông tin di động gọi một cách đơn giản là dịch vụ điện thoại trong đó người sử dụngcó thể kết nối, liên lạc với nhau ngay cả khi đang di chuyển trong vùng phục vụ.

Dịch vụ thông tin di động có đặc trưng là sử dụng công nghệ không dây vì vậyngười sử dụng có thể di chuyển trong khi đàm thoại và phạm vi di chuyển rất rộngbằng toàn bộ vùng phục vụ của mạng Phạm vi này có thể là quốc tế, quốc gia hay tối

6

Trang 19

a Chất lượng

Chất lượng là một trong những công cụ định vị chính của những người làmmarketing Chất lượng có tầm ảnh hưởng trực tiếp lên năng lực của sản phẩm - dịchvụ, do vậy nó lên quan trực tiếp đến giá trị và sự thỏa mãn của khách hàng Các chủngloại sản phẩm - dịch vụ đều có xu hướng phát triển dài thêm sau một thời gian Nănglực sản xuất dư thừa gây sức ép đối với người quản lý loại sản phẩm để phát triểnthêm những mặt hàng mới Lực lượng bán hàng và những người phân phối cũng gâysức ép để có được một loại sản phẩm đầy đủ hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàngcủa mình Người quản lý chủng loại sản phẩm – dịch vụ để bổ sung thêm các mặthàng nhằm tăng doanh số bán và lợi nhuận

b Các đặc tính của sản phẩm - dịch vụ

Một sản phẩm - dịch vụ có thể được cung ứng với nhiều đặc tính Một sảnphẩm - dịch vụ cơ bản chỉ có một đặc tính là điểm khởi đầu Công ty có thể tạo ra môhình sản phẩm - dịch vụ có cấp độ cao hơn bằng cách tăng thêm nhiều đặc tính Cácđặc tính là công cụ cạnh tranh trong nỗ lực tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm - dịch vụcủa công ty so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển thị trường2.1.4.1 Tăng trưởng số thuê bao và thị phần

Tốc độ tăng thuê bao và thị phần là hai chỉ tiêu cơ bản để so sánh các mặt nhưqui mô kinh doanh, vị thế trên thị trường,… của các doanh nghiệp cùng kinh doanhtrong lĩnh vực thông tin di động Đây là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng thể hiện bảnchất của quá trình phát triển Thông qua hai chỉ tiêu này người ta có thể đánh giá tốcđộ phát triển của doanh nghiệp năm nay so với năm trước như thế nào, cao hay thấphơn Tốc độ tăng thuê bao và thị phần được đánh giá theo công thức sau đây:

Tốc độ tăng thuê bao = Số thuê bao năm nay x 100Số thuê bao năm trước

Nếu các tốc độ này lớn hơn 100% thì có nghĩa là năm nay có sự phát triển về thuê baovà thị phần cao hơn năm trước, còn nếu tốc độ này nhỏ hơn 100% thì có nghĩa là nămnay số thuê bao và thị phần của công ty có sự phát triển thụt lùi so với năm trước.Trong trường hợp tốc độ này bằng 100% thì có nghĩa là số thuê bao và thị phần bao

12

Trang 20

năm nay bằng với năm trước, điều này thể hiện công ty không có sự phát triển gì thêmso về hai chỉ tiêu số thuê bao và thị phần.

Tốc độ tăng thị phần = Thị phần năm nay x 100Thị phần năm trước

2.1.4.2 Trạm phát sóng và tốc độ tăng trạm phát sóng

Tốc độ tăng trạm phát sóng cung cấp được một cái nhìn tổng quan về việc triểnkhai các dự án đầu tư có chiến lược của doanh nghiệp Tốc độ tăng trạm phát sóngđược đánh giá bằng công thức sau đây:

Tốc độ tăng trạm phát sóng = Tổng số trạm phát sóng năm nay x 100Tổng số trạm phát sóng năm trước

Cũng được đánh giá như tốc độ tăng thị phần, nếu doanh nghiệp nào có tốc độ tăngtrạm phát sóng lớn hơn 100% thì doanh nghiệp đó có sự phát triển và tăng trưởng vềsố trạm phát sóng và vùng phủ sóng Tuy nhiên, trong kinh doanh dịch vụ thông tin diđộng, vùng phủ sóng là yếu tố đầu tiên và cơ bản của dịch vụ, hầu hết các doanhnghiệp đều mở rộng vùng phủ sóng hàng năm Trong đó, nếu doanh nghiệp nào đạtđược tốc độ phát triển nhanh hơn thì doanh nghiệp đó giành được lợi thế hơn so vớiđối thủ trong công tác mở rộng và phát triển thị trường

2.1.4.3 Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng do đó cần phải có sự đánh giá sựphát triển doanh thu qua các năm, để từ đó đánh giá kết quả của quá trình kinh doanhđồng thời đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Để đánhgiá doanh thu qua các năm tăng hay giảm, người ta dùng chỉ tiêu tốc độ tăng doanhthu

Tốc độ tăng doanh thu= Doanh thu năm nay x 100Doanh thu năm trước

Ngoài các chỉ tiêu có thể đo lường trực tiếp, còn có một số chỉ tiêu vô hình như: chất lượng sản phẩm - dịch vụ, các sản phẩm - dịch vụ mới, các chính sách như: chính sách giá cước, chính sách kênh phân phối, chính sách xúc tiến cổ động, chính sách con người và chính sách cơ sở vật chất.

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường2.1.5.1 Yếu tố bên ngoài

13

Trang 21

a Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

- Môi trường chính trị - pháp luật: bao gồm các luật lệ, các quy tắc và những hoạtđộng của các cơ quan Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty - Môi trường văn hoá - xã hội: gồm các yếu tố về dân số, môi trường văn hoá - Môi trường kinh tế: gồm chính sách tăng trưởng kinh tế, chu kỳ kinh doanh - Môi trường công nghệ: đổi mới công nghệ được coi là quá trình phát triển có tính hệthống, biến ý tưởng mới thành sản phẩm, dịch vụ mới.

- Môi trường tự nhiên: gồm tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng kinh tế - Môi trường quốc tế: xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại

b Các yếu tố thuộc môi trường ngành

- Áp lực của nhà cung ứng : số lượng và quy mô, dịch vụ của nhà cung ứng - Áp lực từ khách hàng: người quyết định mua hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự pháttriển của thị trường.

- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: phụ thuộc vào sức hấp dẫn của thị trường,những rào cản gia nhập thị trường

- Áp lực từ sản phẩm thay thế: là khả năng đáp ứng nhu cầu tương tự với các sảnphẩm, dịch vụ tương đương

- Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh: tình trạng thị phần, khả năng cung ứng và các ràocản phát triển thị trường.

2.1.5.2 Yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong là các yếu tố phát sinh từ trong doanh nghiệp, có ảnhhưởng đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là:

- Năng lực về tài chính: tình hình tài chính của công ty thể hiện sức mạnh vànguồn lực của công ty

- Năng lực sản xuất: khả năng tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, giáthành rẻ và quy mô sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường

- Nguồn nhân lực: con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại,phát triển của công ty

- Marketing: hệ thống bán hàng và các hoạt động marketing đưa sản phẩm, dịchvụ đến với khách hàng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng

14

Trang 22

- Hoạt động nghiên cứu và phát triển: đóng vai trò quan trọng trong việc pháttriển và ứng dụng những công nghệ mới kịp thời tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường - Năng lực tổ chức và quản trị công ty: là sự kết hợp được mọi nỗ lực chungcủa con người trong tổ chức và sử dụng tốt của cải của tổ chức để đạt tới mục tiêuchung của tổ chức một cách có hiệu quả nhất.

Công nghệ là nền tảng cho công nghiệp thông tin và truyền thông, nhận thứcđược điều này SK Telecom cam kết trở thành nhà cung cấp dịch vụ thông tin vàtruyền thông hàng đầu thế giới SK Telecom đang hướng tới sự dẫn đầu chiến lượcnhờ vào việc đi tiên phong về mặt công nghệ Sự thành công của SK Telecom đã đểlại cho các doanh nghiệp thông tin di động khác nhiều kinh nghiệm có giá trị:

- Nâng cấp về mặt kỹ thuật cho hệ thống mạng lưới, cải thiện tốc độ truyền dẫnsố liệu và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng được 1 số lớn nhiều loại dịch vụ khácnhau.

- Hướng đến cung cấp một cách đa dạng các dịch vụ mới, cũng như hướng đếnsự gia tăng doanh số bán trên các dịch vụ này.

- Chú trọng việc duy trì và củng cố số lượng lớn thuê bao của mình.15

Trang 23

2.2.1.2 Bài học kinh nghiệm từ China Mobile

Trung Quốc được đánh giá là thị trường thông tin di động lớn nhất toàn cầu vàcũng là một thị trường đầy tiềm năng Thành công của tập đoàn China Mobile phải nóiđến thời kì năm 1990 khi tập đoàn đã mở rộng dịch vụ ra ngoài các tỉnh Quảng Đông,Triết Giang, Giang Tô bằng cách mua lại các mạng di động thuộc sở hữu Nhà nước tạicác tỉnh Hải Nam, Hà Nam và Phúc Kiến Mạng lưới tập đoàn đã được mở rộng ra sáutỉnh với tổng dân số là 320 triệu người, đạt mức tăng trưởng cao cả về số thuê bao,mức độ sử dụng và duy trì được vị trí dẫn đầu trong thị trường thông tin di động ởTrung Quốc Số thuê bao của tập đoàn ở sáu tỉnh là 15,621 triệu vào năm 1999 tăng140% so với năm 1998 Thị phần của tập đoàn ở sáu tỉnh là 87,4% chiếm 37% tổngthuê bao di động ở Trung Quốc

Để có được những thành công này là do Tập đoàn China Mobile đã mạnh dạnđầu tư mở rộng dung lượng mạng lưới và quy mô phủ sóng, tăng cường chất lượngmạng lưới và dịch vụ, biết khai thác những cơ hội mang tính chiến lược khi mua lạicác mạng di động thuộc sở hữu Nhà nước tại ba tỉnh Hải Nam, Hà Nam và Phúc Kiến.Tập đoàn China Mobile đã nắm bắt khá nhanh nhu cầu thị trường và nhìn thấy đựơcsự phát triển của thị trường thông tin di động Trung Quốc trong những năm tiếp theo.Theo GSMA Intelligence thuộc Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA), ChinaMobile là nhà mạng đứng đầu thế giới cả về doanh thu và số lượng thuê bao 2.2.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường của các DN viễn thông trong nước

Tác giả Phan Công Việt (2013) với đề tài “Phát triển kinh doanh dịch vụ viễnthông tại VNPT Hà Tĩnh” Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn vềhoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động, luận văn đã xác định đượcnhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động, phân tíchthực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh, đồng thời tiếnhành khảo sát sự đánh giá của khách hàng về dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh,qua đó rút ra được những mặt tồn tại hạn chế và đề ra những giải phát thiết thực choviệc phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Quang (2007) với đề tài “Phát triển hoạtđộng dịch vụ thông tin di động tại tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đến2020” Đề tài phân tích ngành vễn thông của Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp triển

16

Trang 24

ngành viễn thông Việt Nam đến 2020 Các giải pháp đề xuất của các đề tài này nhấnmạnh yếu tố phát triển bền vững và xu thế phát triển của ngành viễn thông hiện nay

Từ việc nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm phát triển thị trường dịch vụthông tin di động của các doanh nghiệp nước ngoài, vận dụng các kết quả nghiên cứuđó vào thị trường MobiFone Đắk Nông, có thể áp dụng các bài học kinh nghiệm sau:2.2.2.1 Mở rộng nhanh kênh phân phối

Kênh phân phối là khâu trung gian đưa dịch vụ đến với người tiêu dùng Kênhphân phối giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ và chi nhánh tiếp cận khách hàng Chínhvì vậy mà việc mở rộng kênh phân phối nhanh chóng sẽ giúp chi nhánh chiếm đượcthị trường và khách hàng trước đối thủ Sự thuận tiện từ kênh phân phối hợp lý manglại cho khách hàng cảm giác thoải mái, tự tin và an toàn, tiện lợi khi sử dụng dịch vụthông tin di động, đặc biệt là việc thu cước, đóng cước, mua thẻ cào và xử lý cáckhiếu nại nói chung.

2.2.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng

Chất lượng dịch vụ là một trong các yếu tố quan trọng giúp khách hàng lựachọn thương hiệu này hay thương hiệu khác Bên cạnh đó, vòng đời sử dụng dịch vụcủa một khách hàng sẽ được quyết định bởi chất lượng phục vụ khách hàng của chinhánh Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp kinh doanh thành công dịch vụ thông tin diđộng cho thấy, các doanh nghiệp cần phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ vàphục vụ khách hàng liên tục.

2.2.2.3 Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

Chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển sẽ giúp chi nhánh nhanh chóng ápdụng được các sáng kiến, phát minh và ứng dụng được các công nghệ mới trong quátrình kinh doanh và phục vụ khách hàng Đặc biệt các nghiên cứu cần bám sát với sựthay đổi của môi trường kinh doanh như khách hàng, công nghệ, ứng dụng 2.2.2.4 Mô hình tổ chức quản lý linh hoạt và khoa học

Các quy trình kinh doanh của chi nhánh phải hết sức khoa học và linh hoạt, saocho bảo đảm dịch vụ được cung cấp trong thời gian ngắn nhất và thuận tiện nhất chokhách hàng Thời gian chờ trong các quy trình kinh doanh phải được giảm ở mức tốithiểu Bên cạnh đó, dịch vụ thông tin di động là một lĩnh vực CNTT đòi hỏi việc cập

17

Trang 25

nhật công nghệ thường xuyên và liên tục, do đó đội ngũ cán bộ cũng cần phải đượcđào tạo để thích ứng với sự thay đổi và cập nhật công nghệ này.

Như vậy, qua xem xét thực tiễn và những kinh nghiệm phát triển thị trườngdịch vụ thông tin di động của một số tập đoàn, công ty viễn thông trên thế giới chothấy ngoài việc mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới (bằng một loạt các biệnpháp như đầu tư đổi mới công nghệ, đồng bộ và tiêu chuẩn hoá thiết bị, hỗ trợ đào tạonhân viên, ) để giành được thị phần và phát triển vững vàng, chi nhánh đặc biệt chú ýđến vấn đề mở rộng thị trường, nâng cao vị thế của chi nhánh, hạ thấp giá cước, đàotạo đội ngũ nhân viên năng động và thành thạo chuyên môn, marketing,

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về thị phần nhà mạng Mobifone ĐắkNông, hệ thống cửa hàng, hệ thống trạm phát sóng, doanh thu và tốc độ tăng trưởngdoanh thu của chi nhánh, được cung cấp từ các bộ phận: bộ phận kinh doanh, bộphận kế toán, bộ phân hành chính tổng hợp, tất cả các số liệu đều được thu thập trongba năm (2019 – 2021), ngoài ra còn tìm kiếm trên các web, sách báo liên quan, tài liệutham khảo mẫu về các đề tài nghiên cứu liên quan.

Phương pháp thống kê so sánh là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tếđã được lượng hóa, có nội dung và tinh chất tương tự để xác định xu hướng, mức độbiến động của các chi tiêu.

18

Trang 26

Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giả: Dựa trên số liệu được cung cấp từcác phòng ban tiến hành tổng hợp, phân loại phù hợp theo các mục nghiên cứu với sựhỗ trợ của công cụ excel, tiếp đó tiến hành tổng hợp dùng các dạng biểu đồ để cụ thểhóa các số liệu đã được cung cấp.

19

Trang 27

PHẦN THỨ BA

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BẢN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MobiFone Đắk Nông

Mobifone Tỉnh Đắk Nông chính thức hoạt động vào ngày 18 tháng 08 năm 2009,là đơn vị trực thuộc Công Ty Dịch Vụ Mobifone Khu Vực 7 - Chi Nhánh Tổng Công TyViễn Thông MobiFone.

Ngày 10/02/2015, với mục đích cơ cấu lại MobiFone để đảm bảo tăng cường hiệuquả, tăng sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển mới, hội đồng thànhviên Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã ban hành quyết định thành lập Công ty Dịchvụ MobiFone Khu vực 7 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Thông tin di động Khu vực III,Ngày 8/7/2015, Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 7 chính thức ra mắt.

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 7 có chức năng: Tổ chức, xây dựng, quảnlý, vận hành khai thác, kinh doanh dịch vụ thông tin di động theo quy hoạch và kếhoạch phát triển của công ty; Kinh doanh các ngành nghề kinh doanh khác trong phạmvi được công ty giao và pháp luật cho phép và tổ chức quản lý, vận hành khai thác dịchvụ viễn thông nhằm kinh doanh dịch vụ thông tin di động có hiệu quả trong phạm vikhu vực 7, bao gồm 5 tỉnh: Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

Nhiệm vụ của Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 7: Nâng cao chất lượng dịchvụ, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm thương hiệu MobiFone; Xây dựng nền hànhchính trong sạch, vững mạnh, xây dựng một cơ chế tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả;Triển khai và thực hiện mọi kế hoạch, chiến lược kinh doanh do Tổng Công ty MobiFonegiao hàng năm; Báo cáo tình hình kinh doanh lên Tổng Công ty và xây dựng kế hoạchsản xuất kinh doanh; Nghiên cứu, đề xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, từng bước hoànchỉnh và hiện đại hóa công tác quản lý kinh doanh dịch vụ thông tin di động và hoànthành kế hoạch, thực hiện chiến lược kinh doanh do Tổng Công ty viễn thông MobiFonegiao cho Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 7 triển khai và thực hiện.

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Mobifone Đắk Nông3.1.2.1 Chức năng của chi nhánh Mobifone Đắk Nông

Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh không có văn bản quy định cụ thể chỉ cóquyết định số 89/QĐ – MobiFone7 quy định về việc ban hành quy định chức năng,

20

Trang 28

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các MobiFone Tỉnh thuộc Công ty dịch vụMobiFine khu vực 7 nói chung mà MobiFone tỉnh Đắk Nông trực thuộc công ty dịchvụ MobiFone khu vực 7 do đó trong quyết định này sẽ bao hàm chung về chức năngnhiệm vụ của MobiFone tỉnh Đặk Nông, cụ thể như sau:

- MobiFone Đắk Lắk vùng 1 là đơn vị trực thuộc và là chi nhánh chínhcủa côngty dịch vụ MobiFone khu vực VII có trụ sở chính tại Khánh Hòa, chịu trách nhiệmkinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp đối với tất cả các nhómkhách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên địabàn thành phố có chức năng:

- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác bán hàng, marketing, CSKH, thanh toáncước phí, tổ chức quản lý, điều hành triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của chinhánh theo giấy phép hành nghề và nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt động sản xuấtkinh doanh theo kế hoạch của tổng công ty.

- Thiết lập, phát triển, quản lý và hỗ trợ các đại lý.

- Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc Trung tâm về chất lượng mạng lưới, cácphương án và chính sách để thu hút khách hàng, phát triển thị trường thông tin di động tạikhu vực thuộc phạm vi quản lý của chi nhánh.

3.1.2.2 Nhiệm vụ của chi nhánh Mobifone Đắk Nông

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông trên địa bànTp Gia Nghĩa.

- Tư vấn, lắp đặt, bão dưỡng hệ thống công trình viễn thông.

- Đảm bảo cho dịch vụ viễn thông của MobiFone trên địa bàn Tp Gia Nghĩađược duy trì một cách liên tục và ổn định.

- Duy trì lượng khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới trên địa bàn Tp.Gia Nghĩa.

- Góp phần tăng lợi nhuận cho VMS MobiFone Đắk Nông nói riêng và VMSMobiFone khu vực 7 nói chung.

- Kinh doanh các mặt hàng trong phạm vi cho phép của tổng công ty.3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ

Các sản phẩm dịch vụ của MobiFone Đắk Nông bao gồm 3 mảng chính:21

Trang 29

Hạ tầng số- Sản phẩm viễn thông

+ Gói cước trả sau: MF150, MF200, MF250+ Gói cước trả trước: AG60, Y60, ED60

+ Gói cước khách hàng hiện hữu: D5, D10, D15, D30, C90N, C120- Internet băng rộng cố định

MobiFiber là dịch vụ truy cập Internet sử dụng công nghệ hiện đại nhất vớiđường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang đến địa chỉ thuê bao.

Nội dung số

- Vietlott SMS: là dịch vụ mua vé xổ số tự chọn số điện toàn trên kênh điện thoạichính thống duy nhất được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài Chính phê duyệt, cấpphép hoạt động Vietlott SMS MobiFone – CTIN.

- Clip TV, MobiOn: Truyền hình OTT - MobiAgri: nền tảng ứng dụng trong nông nghiệp- Thanh toán không dùng tiền mặt MobiFone Money

Giải pháp số

- Giải pháp hóa đơn điện tử MobiFone Invoice: là giải pháp chuyên dùng để thiếtlập, xuất đơn điện tử và quản lý đơn phát trực tuyến cung cấp cho các tổ chức, doanhnghiệp có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước về quản lý hóa đơn

3.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Mobifone Đắk Nông

3.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của MobiFone Đắk Nông

22

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan