Tiểu luận - kinh tế công cộng - đề tài - Phân Tích Độc Quyền Thị Trường Điện Của Công Ty Evn Ở Việt Nam Và Vai Trò Điều Tiết Của Chính Phủ

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu luận - kinh tế công cộng - đề tài -  Phân Tích Độc Quyền Thị Trường Điện Của Công Ty Evn Ở Việt Nam Và Vai Trò Điều Tiết Của Chính Phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGBỘ MÔN KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN

MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG

Đề tài: Phân tích độc quyền thị trường điện củacông ty EVN ở Việt Nam và vai trò điều tiết của

Chính phủ

Trang 2

A LỜI MỞ ĐẦU 5

B NỘI DUNG 6

I.Cơ sở lý luận 6

1.Các dạng thất bại thị trường 6

1.1 Khái niệm thất bại thị trường 6

1.2 Nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường 6

1.3 Các dạng thất bại thị trường 7

2.Thị trường độc quyền 8

2.1 Khái niệm độc quyền 8

2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất độc quyền 8

2.3 Tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền 10

2.4 Ảnh hưởng của độc quyền với nền kinh tế 11

II.Thực trạng thị trường điện Việt Nam 12

3.Tình trạng độc quyền của tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN 18

3.1 Tình trạng độc quyền của EVN 19

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đã chuyển sang kinh tế thị trường gần 30 năm qua, hầu hết các hàng hóa do thị trường điều tiết Tuy nhiên, còn một số loại hàng hóa Nhà nước vẫn điềutiết như điện, nước, xăng dầu, nhà đất Trong đó, ngành điện là một trong các ngành công nghiệp quan trọng và là một ngành công nghiệp phụ trợ không thể thiếu để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài Do đó, việc tập trung, phát triển sản xuất, quản lí và phân phối điện năng sao cho hợp lí, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và phát triển của đất nước là tối cần thiết Ngoài ra, do vốn đầu tư ban đầu rất lớn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tham gia xây dựng kinh doanh trong thị trường này Vì thế, EVN - tập đoàn điện lực Việt Nam đã được Nhà nước giao phó,đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển ngành điện trở thành một ngành độc quyền tự nhiên trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành điện mà cụ thể là EVN ngày càng bộc lộ những hạn chế của mình trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối cũng như điều hành gây bức xúc trong đời sống xã hội, đặc biệt là giá bán điện Vì thế, đã có nhiều nghiên cứu về độc quyền tự nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện nhưng vẫn chưa làm rõ được vấn đề đặt ra hiện nay là: Độc quyền

tự nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện hiện nay như thế nào? Có nên duy trì lâu dài độc quyền tự nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện như hiện nay không?

Trang 4

B NỘI DUNG

Cơ sở lý luận

1 Các dạng thất bại thị trường

1.1 Khái niệm thất bại thị trường

Trong điều kiện tất cả các thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt hiệu quả Pareto(hiệu quả phân bổ nguồn lực) Tại đó, lợi ích cận biên mà người tiêu dùng nhận được đúng bằng chi phí cận biên mà người sản xuất bỏ ra để có sản phẩm đó(MU=MC) Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường chưa phải là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại mà con người không mong muốn Đây chính là cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính ưu việt và mặt trái của nó.

Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó điểm cân bằng trongcác thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bổ có hiệu quả, tức là ngăn cản bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả Nói cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranhkhông thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn.

1.2 Nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường

Các thị trường cạnh tranh tự do thất bại vì bốn lý do: sức mạnh thị trường, thông tin không hoàn hảo, các ngoại ứng và thiếu hụt hàng hóa công cộng.

- Sức mạnh thị trường: là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng của một cá nhân (hay nhóm người) trong việc gây ảnh hưởng quá mạnh lên giá thị trường Ví dụ:chúng ta giả định tất cả mọi người trong một thị trấn đều cần nước, nhưng lại chỉ có một cái giếng Người chủ giếng có sức mạnh thị trường-tức nắm được

Trang 5

vai trò độc quyền trong việc bán nước Người chủ giếng không phải tuần theo sự cạnh tranh khốc liệt mà nhờ nó bàn tay vô hình kiểm soát được lợi ích cá nhân.

- Ảnh hưởng bên ngoài - các ngoại ứng: là tác động do hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc Ví dụ kinh điển về ngoại ứng tiêu cực (hay chi phí ngoại ứng) là ôi nhiễm Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi phí cho khí thải của nó, thì có thể nó sẽ thải ra rất nhiều khí thải Trong trường hợp này, chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh tế nhờ các quy định về môi trường Ví dụ kinh điển về ngoại ứng tích cực (hay ích lợi ngoại ứng) là phát kiến khoa học Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực có giá trị mà mọi người có thể sử dụng Trong trường hợp này, chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Thiếu hụt hàng hóa công cộng: hàng hóa công cộng là hàng hóa không loại trừ, không cạnh tranh vừa là hàng hóa mà mọi người đều có quyền hưởng thụ, quyền sử dụng Chúng cung cấp cho người ta những lợi ích với một chi phí cận biên bằng không Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào Đứng trên giác độ kinh tế vìmục tiêu lợi nhuận các cá nhân không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng( vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận rất thấp hoặc không có lợi nhuận) Do đó, nền kinh tế luôn thiếu hụt hàng hóa công cộng.

- Thông tin không hoàn hảo (thông tin không đối xứng): là tình huống trong đó người sản xuất, người tiêu dùng không có đủ thông tin về sản xuất, tiêudùng hoặc tham gia vào công việc nào đó làm giảm tính hiệu quả của thị

1.3 Các dạng thất bại thị trường

Trang 6

- Hàng hóa công cộng thuần túy- Ngoại ứng

- Thông tin không đối xứng (Bất cân xứng về thông tin)- Thất nghiệp, lạm phát và mất cân bằng của nền kinh tế- Mất công bằng xã hội

- Hàng hóa khuyến dụng, phi khuyến dụng

2 Thị trường độc quyền

2.1 Khái niệm độc quyền

Kinh tế học vi mô cho rằng độc quyền là một trạng thái tồn tại của thịtrường xã hội trong đó có một hãng sản xuất toàn bộ mức cung của thị trường vềmột loại sản phầm nhất định không có sản phẩm thay thế.

Thị trường độc quyền có những đặc điểm nổi bật sau:- Trên thị trường chỉ có một người cung ứng

- Sản phẩm của hãng được gọi là duy nhất – không có sản phẩm thay thế- Sức mạnh thị trường mạnh Hãng có khả năng thay đổi giá

Ví dụ: Sản phẩm: điện, dầu mỏ

Dịch vụ: đường sắt

2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất độc quyền

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất độc quyền như:

- Nguyên nhân thứ nhất: Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình

cạnh tranh Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệuquả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp kháclàm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải rakhỏi cuộc chơi Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệpkhác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự dođã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trương và doanh nghiệp đóđương nhiên có được vị thế độc quyền.

Trang 7

- Nguyên nhân thứ hai: Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị

trường Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng quyềnkhai thác một thị trường nào đó, ví dụ các địa phương cho phép một công ty duynhất cung cấp nước sạch trên địa bàn địa phương mình Ngoài ra, với nhữngngành được coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thường tạo cho nó một cơchế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước Có lẽ không có ai phản đốirằng, quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ nẵm giữ, vìnó liên quan đến an ninh đất nước Nhưng có nhiều ngành khác thì sự độc quyềncủa nhà nước lại không dễ thuyết phục đến như vậy.

Ví dụ: ngành hàng không ở Việt Nam gần như độc quyền trong thị trường

nội địa (nếu không kể đến sự có mặt rất mờ nhạt của Pacific Airlines), trong khinhiều nước khác nó lại có sự góp mặt của nhiều hãng lớn cạnh tranh gay gắt vớinhau.

- Nguyên nhân thứ ba: Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế

và sở hữu trí tuệ Chế độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhữngnhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạtđộng nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đờisông tinh thần cho xã hội Nhưng chính những qui định này đã tạo cho người cóbản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy không phải vĩnh cửu (vị thế này còntuỳ thuộc vào thời hạn giữ bản quyền được qui định ở từng nước).

- Nguyên nhân thứ tư: Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt Việc

nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúpngười sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường Chẳng hạn, vì những mỏkim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có mộtlợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia kháckhông thể có.

Trang 8

- Nguyên nhân thứ năm: Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản

xuất Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo qui mô đã khiếnviệc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãngnào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộngsản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trườngcủa những hãng mới Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên.

2.3 Tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền

Nhà độc quyền sẽ lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị sản lượng cuốicùng, chi phí biên MC bằng doanh thu biên MR Tuy nhiên, phân tích vấn đề tốiđa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền, nếu đem so sánh với thị trường cạnh tranhhoàn hảo cho thấy có sự khác biệt rất lớn thậm chí sự khác biệt này mang tínhđối lập nhau Trước hết, đường cầu đối với nhà độc quyền đồng thời là cầu thịtrường nên là một đường dốc xuống tuân theo luật cầu Do đó, giá P luôn luônlớn hơn doanh thu biên ở mỗi mức sản lượng Vì vậy, tại mức sản lượng tối ưumức giá P mà doanh nghiệp độc quyền đặt phù hợp với đường cầu thị trường, sẽlớn hơn chi phí biên MC tương ứng làm cho sản lượng thị trường thấp hơn sảnlượng hiệu quả và xã hội phải gánh chịu một tổn thất hiệu quả nhất định do độcquyền gây ra.

Trang 9

Hình 1: Tối đa hóa lợi nhuận của thị trường độc quyền

Để tối đa lợi nhuận, nhà độc quyền lựa chọn sản lượng Q1 thấp hơn sảnlượng hiệu quả Q0– sản lượng tối ưu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Phân tích vấn đề tối đa hóa lợi nhuận và những bất lợi mà thị trường độcquyền gây ra cho xã hội cho thấy sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường độcquyền là mang tính tất yếu.

2.4 Ảnh hưởng của độc quyền với nền kinh tế

- Đối với độc quyền thường

Do tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng hóaở mức sản lượng mà tại đó chi phí biên MC bằng doanh thu biên MR thay vì sảnxuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong thịtrường cạnh tranh hoàn hảo (cân bằng cung cầu).

Doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giácao hơn so với thị trường cạnh tranh Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản

Trang 10

lượng giảm sút trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nênđược sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do độc quyền.

- Đối với độc quyền tự nhiên

Chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm dần theo quy mô nên chiphí biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn thấphơn chi phí sản xuất trung bình Mặt khác để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệpđộc quyễn sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí biên Khiđó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trườngcạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi phí biên Sự giảm sút sảnlượng cũng gây ra tổn thất do độc quyền giống như độc quyền thường.

Nhưng điểm khác của nó so với độc quyền thường, đó là khi bị điều tiết đểsản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền thường vẫn có lợinhuận thì trong trường hợp độc quyền tự nhiên, nếu sản xuất ở mức sản lượnghiệu quả, doanh nghiệp độc quyền sẽ bị lỗ vì giá bán sản phẩm thấp hơn chi phítrung bình.

Thực trạng thị trường điện Việt Nam1 Thực trạng ngành điện

Ngành điện Việt Nam chủ yếu do EVN cung cấp, sản lượng của EVN chiếm74% lượng điện sản xuất, chiếm 100% về truyền tải và 94% về phân phối điện trêncả nước Do đó EVN chính là một ví dụ điển hình của độc quyền tự nhiên EVNtham gia ở cả bốn khâu gồm phát điện, truyền tải, phân phối điện và điều độ quốcgia ở việt nam chưa hề có đối thủ canh tranh các công ty sản xuất điện khác nếucó đều phải bán điện cho EVN với giá áp đặt đã tạo ra tình trang độc quyền mộtcách nghiêm trọng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất và tiêudùng.

Trang 11

Hình 1: Thuỷ điện Hoà Bình

Trong những năm qua ngành điện Việt Nam luôn hoạt động trong tình trạngđộc quyền dưới sự kiểm soát của tập đoàn EVN là một tập đoàn kinh tế của NhàNước Do có tình trạng độc quyền của EVN trong ngành điện ở nước ta nhiều nămqua nên thủ tiêu động lực sản xuất ngành điện của tập đoàn EVN Chính vì thế tìnhtrạng thiếu điện ở VN những năm qua hết sức nghiêm trọng, tới mức nhiều ngườibắt đầu ví von rằng sau 20 năm phát triển kinh tế thì Việt Nam lại quay lại tình trạngphải liên tục cắt điện như thời còn bao cấp.

Theo EVN – ông trùm của ngành điện Việt Nam – thì việc thiếu điện là do tốcđộ tăng trưởng tiêu dung điện quá nhanh Điều này không khác nào EVN đổ hết lỗicho người tiêu dùng chứ không phải do lỗi của EVN.

Cũng theo EVN, lý do quan trọng nữa là việc Chính phủ VN (CP) không chophép tăng giá điện Trong khoảng 10 năm trở lại đây, giá điện đã tăng từ mức 600đồng một KW hồi năm 1997 lên tới mức hiện tại là 860 đồng một KW Như vậytrung bình giá điện chỉ tăng có 43% trong hơn 10 năm Nếu điều chỉnh theo lạmphát thì giá điện thực tế thậm chí đã giảm EVN cho rằng do không thể tăng giáđiện, họ không có đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng năng lực phát điện mới Và nhưthế, lỗi thiếu điện chung quy lại là tại chính phủ.

Trang 12

Thực chất ngành điện không hề thiếu vốn và lợi nhuận cũng không hề thấp.Bằng chứng là EVN vẫn có khả năng đầu tư mạnh vào những ngành thâm dụng vốnmà đặc biệt là kinh doanh thêm viễn thông, là ngành có chi phí rất lớn và có môitrường cạnh tranh cao tại sao ngành điện không dùng khoản vốn này để đầu tư vàoviệc thực hiện các dự án điện nâng cao cơ sở hạ tầng,hay cho đường dây truyền tảiđiện vốn đã xuống cấp nghiêm trọng?

Hình 2: Đường dây điện sinh hoạt của người dân

Chúng ta đã quá quen thuộc với những quảng cáo của EVN Telecom với nhữngchi phí mà khi người sử dụng dùng nó thì gần như được cho không với chi phí cực rẻ,cho không thiết bị đầu cuối, chứng tỏ Viễn thông điện lực có tài chính rất lớn, vậyEVN tại sao luôn kêu ca là thiếu vốn Ngành điện vừa ở vào thế độc quyền, vừa chưacó những báo cáo minh bạch về tình hình tài chính nội bộ, nên việc tăng giá điện cóthể bắt nguồn chủ yếu từ sức mạnh độc quyền đặt giá, thay vì những khó khăn thật sựvề tài chính như vẫn được nêu ra.

Việc sản lượng không tăng đủ nhanh để đáp ứng kịp nhu cầu cũng như tốc độmở rộng sản xuất chậm có thể bắt nguồn từ hiệu quả tổ chức - quản lý thấp do thiếucạnh tranh trong nội bộ ngành, chứ không phải vì giá điện thấp Việc đẩy giá điện

Trang 13

trong nước lên ngang bằng khu vực là chưa hợp lý vì trong cấu trúc chi phí củangành, có nhiều loại chi phí thấp hơn các nước khác trong khu vực (như giá nhâncông, nguyên liệu).

Có thể nói EVN là tập đoàn có độc quyền kinh doanh điện Nó sở hữu hệ thốngđường dây tải điện trên cả nước, hệ thống các công ty bán lẻ như Công ty Điện lực HàNội hay Công ty Điện lực TP HCM EVN cũng sở hữu khoảng 85% năng lực sảnxuất điện toàn quốc (số còn lại do các nhà sản xuất điện độc lập cung cấp) EVN muađiện của các nhà sản xuất điện độc lập cung cấp này qua các hợp đồng dài hạn Nó cóưu thế có thể ép giá các nhà cung ứng độc lập vì nó là người mua duy nhất Nó cũngkhông gặp tổn hại gì nếu hoạt động không hiệu quả Trên thực tế, nó ít có động cơphải hoạt động hiệu quả hơn trừ phi Chính phủ ép buộc nó phải làm Một ví dụ về phihiệu quả là thất thoát trên đường truyền và trong phân phối của ngành điện là 12,2%năm 2004 (theo số liệu của World Bank), 11,02% năm 2006 - ở mức cao so với cácnước trong khu vực Con số giảm khiêm tốn từ năm 2004 tới năm 2006 là do sức épcủa thủ tướng CP yêu cầu ngành điện phải cắt giảm thất thoát xuống dưới mức 8%.Tuy nhiên, EVN cũng thường khẳng định là khó lòng có thể giảm xuống thấp hơn.

Gần như độc quyền trên thị trường bán buôn, độc quyền bán lẻ và đường dâytải, EVN không có lý do gì phải làm hài lòng khách hàng Người dùng điện hoặc phảitìm đến với nó, hoặc tự sản xuất điện Là một nhà độc quyền, EVN có quyền xác địnhlượng điện phải cung cấp là bao nhiêu, tối thiểu cũng tới mức làm cung – cầu cânbằng Nói cách khác, nếu nó sản xuất được 10 MW, nó sẽ tăng giá tới mức mà nhucầu dùng điện chỉ còn đúng 10 MW Thậm chí nó có thể đóng cửa một số nhà máyđiện không hiệu quả để tiếp tục giảm nguồn cung điện xuống và gây sức ép tăng giálên hơn nữa Bằng chứng là hầu như không có năm nào EVN không đề nghị chínhphủ cho tăng giá Tháng 5, 1997, EVN yêu cầu chính phủ cho tăng giá thêm 13%.Tháng 6, 1998, EVN đòi tăng giá 32% từ 689 đồng/kw lên 910 đồng/kw Tháng 9,

Trang 14

nghiệp Tháng 7, 2000 tăng 10% Tháng 10, 2002 tăng 12-13% Cuối 2003 tăng5.4% Hiện nay EVN đang đề nghị chính phủ cho tăng giá từ 860 đồng lên 917đồng EVN dựa vào lý do cần vốn cho đầu tư dài hạn để tăng giá Tuy nhiên phần lớncác đề nghị này bị chính phủ từ chối.

Hoạt động thiếu hiệu quả và liên tục đòi tăng giá này không phải là sản phẩmtất yếu của độc quyền Một nhà độc quyền thường bòn rút khách hàng tới tận xươngtrừ khi anh ta bị ngăn cấm làm điều đó Nhưng ngay cả khi bị cấm, một nhà độcquyền vẫn có thể tìm ra cách để tư lợi cho mình Phương pháp cổ truyền là đẩy chi phílên cao bằng nhiều cách, trong đó có việc tăng lương cho nhân viên lên cao hơn hẳnmặt bằng chung hoặc thường xuyên bỏ tiền vào các khoản chi không phải phục vụcho việc sản xuất.

Lỗi thiếu điện hiện nay phải được nhìn từ phía quản lý điều hành ngành điệncủa chính phủ Việc thiếu điện hiện nay gợi nhớ cho chúng ta thời kỳ thiếu gạo nhữngnăm 80 Rõ ràng Việt Nam hồi đó không thiếu khả năng sản xuất gạo, cũng như bâygiờ chúng ta không thiếu khả năng sản xuất điện Vấn đề là động cơ để sản xuất.Động cơ chỉ tồn tại trong những cơ chế thích hợp Chính phủ đã không tạo ra một cơchế thích hợp để ngành điện phát triển mới chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạngđộc quyền như hiện nay.

2 Tổng quan về tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN

2.1 Tổng quan về tổ chức

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vịthuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghịđịnh số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chínhphủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tậpđoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Côngty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Trang 15

562/QĐ-Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

975/QĐ-Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014) với một số nội dung chính như:

205/2013/NĐ-* Tên gọi:

- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.- Tên gọi tắt: EVN.

* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2.2.Lĩnh vực kinh doanh

2.2.1 Ngành, nghề kinh doanh chính

- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huyđiều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệthống điện quốc gia.

- Xuất nhập khẩu điện năng.

- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.

- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bịđiện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phânphối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.

2.2.2 Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính:- Xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện.

Trang 16

- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị nhà máy điện, thiết bị đường dây và trạmbiến áp, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng, vậtliệu cách điện, vật liệu cách nhiệt, trang bị bảo hộ lao động.

- Đầu tư, kinh doanh cơ khí điện lực.

- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toánvà giám sát thi công công trình nhà máy điện, các công trình đường dây và trạmbiến áp, công trình viễn thông - công nghệ thông tin, các công trình công nghiệp vàdân dụng.

- Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn mà Nhà nước giao cho EVN đối với cáccông trình điện.

- Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài.- Dịch vụ tự động hóa và điều khiển.

- Kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển, triểnkhai, tư vấn và đào tạo) trong và ngoài nước, quản lý hệ thống thông tin nội bộ.

2.2.3 Các ngành nghề kinh doanh do EVN đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc Điểm a, b, EVN thực hiện việc nắm giữ và thoái vốn đã đầu tư theo nộidung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2.2.4 Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, EVN có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sởhữu nhà nước chấp thuận.

Trang 17

- EVN giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc giaViệt

Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, tối đa hóa hiệu quảhoạt động của

Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

3 Tình trạng độc quyền của tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN

3.1 Tình trạng độc quyền của EVN

Sự độc quyền của ngành điện, cụ thể là ở Việt Nam là sự độc quyền của EVNlà một dạng độc quyền tự nhiên Từ trước tới nay việc sản xuất truyền tải, phân phốivà kinh doanh mua bán điện năng , xuất nhập khẩu điện năng, đầu tư và quản lí vốnđầu tư các dự án điện, quản lí vận hành, bảo hành, sữa chữa, cải tu, cải tạo ,nâng cấpthiết bị điện công trình điện thí nghiệm điện đều do EVN thực hiệnHoạt động củangành điện vận hành theo mô hình liên kết dọc đã quá lỗi thời EVN sở hữu hầu hếtcác nguồn điện, nắm giữ toàn bộ hệ thống điều độ điện quốc gia, hệ hống truyền tảiđiện,phân hối và kinh doanh kể cả nguồn điện bán buôn và bán lẻ, điện cho kháchhàng trong cả nước EVN là tổ chức duy nhât kinh doanh điện trên toàn quốc , chưacó sự cạnh tranh mang tính chất thị trường ở bất cứ hoạt động nào trong ngành điện.

Ngày đăng: 15/05/2024, 18:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan