Tiểu luận - kế toán công - đề tài - BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu luận - kế toán công -  đề tài -  BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚNMÔN: KẾ TOÁN CÔNG

CHỦ ĐỀ

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Trang 2

I Nội dung báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp1 Hệ thống Báo cáo tài chính

Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

A Báo cáo tài chính năm gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DNB Báo cáo tài chính giữa niên độ:

* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01a – DN- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độMẫu số B 02a – DN- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03a – DN- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01b – DN- Báo cáo kết quả HĐKD giữa niên độ

- BC LCTT giữa niên độ

Mẫu số B 03b – DN- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DNC Nguyên tắc trình bày thông tin trện hệ thống BCTC

Nhìn chung, báo cáo tài chính kế toán là sản phẩm cuối cùng của quá trình hạch toán của doanh nghiệp Tất cả các phần hành kế toán đều có mục đích chung là

Trang 3

phản ánh các giao dịch và sự kiện phát sinh trong kỳ để lập và trình bầy báo cáo tài chính kế toán.Vì vậy, việc trình bầy thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc chung sau :

- Nguyên tắc thước đo tiền tệ: yêu cầu thông tin trình bầy trên báo cáo tài chính

kế toán phải tuân thủ các quy định về đơn vị tiền tệ và đơn vị tính một cách thống nhất khi trình bầy các chỉ tiêu trong một niên độ kế toán.

- Nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức: Một thông tin được coi là trình bày một cách trung thực về những giao dịch và sự kiện khi chúng phản ánh được bản chất kinh tế của giao dịch và sự kiện đó chứ không đơn thuần là hìnhthức của giao dịch và sự kiện.

- Nguyên tắc trọng yếu: Theo nguyên tắc này, mọi thông tin mang tính trọng yếu cần thiết được trình bày riêng rẽ trong báo cáo tài chính kế toán vì thông tin đó có thể tác động trực tiếp đến việc đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính kế toán.

- Nguyên tắc tập hợp: Theo nguyên tắc này, đối với các thông tin không mang tính trọng yếu thì không cần thiết phải trình bày riêng rẽ mà cần tập hợp chúnglại theo cùng tính chất hoặc cùng chức năng tương đương nhằm mục đích đơn giản hoá công tác phân tích báo cáo tài chính kế toán.

- Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính kế toán cần được duy trì một cách nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệp.

- Nguyên tắc so sánh: Các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính kế toán phải đảm bảo tính so sánh giữa niên độ này và niên độ trước nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và sự biến động của chúng so với các niên độ trước.

- Nguyên tắc dồn tích: Báo cáo tài chính kế toán cần được lập trên cơ sở dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền mặt Theo nguyên tắc

Trang 4

này, tất cả các giao dịch và sự kiện cần được ghi nhận khi chúng phát sinh và được trình bày trên các báo cáo tài chính kế toán phù hợp với niên độ mà chúng phát sinh.

- Nguyên tắc bù trừ: Theo nguyên tắc này, báo cáo tài chính kế toán cần trình bày riêng biệt tài sản Có và tài sản Nợ, không được phép bù trừ các tài sản với các khoản nợ để chỉ trình bày vốn chủ sở hữu và tài sản thuần của doanh nghiệp

2 Mục đích lập BCTC

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hìnhlưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế.

Hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được lập với mục đích sau:- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai.

Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình.

Trang 5

- Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá vàđề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển củadoanh nghiệp trong tương lai.

- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán, thuế BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế

tài chính của doanh nghiệp.

- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro để họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp.

- Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý.

- Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách hàng để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh nghiệp.

- Với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.

Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây:

Trang 6

- Báo cáo tài chính phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã qui định, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo.

- Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quyết định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể so sánh, đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.

Số liệu phản ánh trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính phải đạt được mục đích của họ.

Báo cáo tài chính phải được lập và gửi theo đúng thời hạn quy định.

Ngoài ra báo cáo tài chính còn phải đảm bảo tuân thủ các khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận và ban hành Có như vậy hệ thống báo cáo tài chính mới thực sự hữu ích, mới đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng để ra các quyết định phù hợp.

3 Kỳ lập báo cáo

Kỳ lập BCTC của đơn vị hành chính sự nghiệp là cuối kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định phápluật

- Báo cáo tình hình tài chính

Trang 7

o Báo cáo tình hình tài chính là báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát tàisản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.

o Căn cứ vào báo cáo tài chính giúp người đọc đánh giá khái quát tình hình tài chính của đơn vị.

- Báo cáo kết quả hoạt động

o Báo cáo kết quả hoạt động phản ánh tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị, bao gồm kết quả hoạt động từ tất cả các nguồn lực tài chính hiện có của đơn vị theo quy chế tài chính quy định.

o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xác định nguồn tiền vào, các khoản mục chi ra bằng tiền trong năm báo cáo, nhằm cung cấp thông tin những thay đổi về tiền của đơn vị.

o Phân luồng tiền trên báo cáo

 Luồng tiền từ hoạt động chính Luồng tiền từ hoạt động đầu tư Luồng tiền từ hoạt động tài chính- Thuyết minh báo cáo tài chính

o Bổ dung cho thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính, Báo cáo KQHD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu.

B, Báo cáo tài chính giản đơn gồm 1 bản báo cáo- Báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính giản đơn áp dụng cho đơn vị lập báo cáo tài chính theo mẫu giản đơn Đơn vị lập báo cáo theo mẫu này thì không phải lập Báo cáo tài chính theo mẫu trên

- Báo cáo tài chính giản đơn gồm 4 phầno Tình hình tài chính

o Kết quả hoạt độngo Lưu chuyển tiền tệo Thuyết minh

Trang 8

5 Nguyên tắc lập BCTC

A, Nguyên tắc

- Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phảithuyết minh rõ lý do.

- Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởngcủa đơn vị kế toán Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

- Trình bày các chỉ tiêu theo mẫu quy định, khi lập báo cáo chỉ tiêu nào không có phát sinh thì bỏ trống phần số liệu

- Trường hợp đơn vị có các hoat động đặc thù mà các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính chưa phản ánh được thì có thể bổ sung thêm chỉ tiêu nhưng phải được sự chấp thuận của Bộ Tài Chính.

B, Yêu cầu

- Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.

- Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.

- Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.

II.Danh mục các loại báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp

Trang 9

1 Báo cáo tình hình tài chính

(hay còn gọi là bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh)1.1 Nội dung

Đơn vị hành chính, sự nghiệp nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các báo cáo tài chính năm theo quy định tại thông tư 107/2017/TT-BTC

Báo cáo tình hình tài chính là báo cáo tổng hợp, phản ánh tồng quát tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán

Căn cứ vào báo cáo tài chính giúp người đọc đánh giá khái quát tình hình tài chính của đơn vị

Phần “tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu phản anhstrong phần tài sản được sắp xếpthéo nội dung kinh tế của các loại tài sản của đơn vị trong quá trình tái sản xuấtPhần “nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thánh các loại tài sản của đơn vị đến cuooiskyf hạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng

Trang 10

nguồn hình thành tài sản của đơn vị Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện hành có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của đơn vị.

1 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.1 Nội dung

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán và khả năng của đơn vị trong việc tạo ra các dòng tiền trong quá trình hoạt động.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn vị hành chính, sự nghiệp là nguồn thông tin hữu ích giúp cho các đối tượng quan tâm đánh giá về khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán hoặc nhu cầu huy động vốn của một đơn vị.

2 Thuyết minh báo cáo tài chính

3.1 Nội dung

Giải thích và bổ sung thông tin về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của đơn vị, tình hình chấp hành kỷ luật tài chính về thu, chi NSNN Báo cáo này mới chỉ chi tiết số liệu của một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối tài khoản, chưa có sự phân tích đánh giá tình hình tăng, giảm tài sản, kết quả hoạt động, hiệu quả sử dụng nguồn lực tại đơn vị…

3 Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động

4.2 Nguyên tắc lập và trình bày

- Đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước:

Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước của đơn vị phải được đối chiếu, có xác nhận của kho bạc nhà nước nơi giao dịch

Sổ quyết toán ngân sách nhà nước bao gồm sổ kinh phí đơn vị đã nhận và sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp trong năm, bao gồm cả số liệu phát sinh

Trang 11

trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhànước.

Sổ quyết tooán chi ngân sách nhà nước là sổ đã thực chi có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, riêng khoản chi thuộc nguồn phải ghi thu chi ngân sách nhà nước thì chỉ quyết toán khi đã có thủ tục xác nhận ghi thu-chi vào ngân sách nhà nước của cơquan có thẩm quyền.

- Đối với báo cáo quyết toán nguồn khác: số liệu quyết tooán bao gồm thu, chi từ nguồn khác không thuộc ngân sách nhà nước mà đơn vị đã thực hiện từ đầu năm đến hết ngày 31/12 hàng năm

Chú ý:

Báo cáo quyết toán phải được lập đúng nội dung, phương pháp theo quy định vàđược trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo Hệ thồng chỉ tiêu của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự tooánnăm được cơ quan có thẩm quyền giao và mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảocó thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau.

Việc lập báo cáo quyết toán phải đảm bảo sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời phản ánh đúng tình hình thu-chi đối với từng nguồn kinh phí của đơn vịhành chính, sự nghiệp

Trường hợp báo cáo quyết toán ngân sách được lập có nội dung và phương pháptrình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo quyết toán năm.4.3 Nội dung và thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm

Đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập báo cáo bao gồm:

- Các mẫu biều đối chiếu dự toán ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại kho bạc nhà nước, bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước theo quy định tại thông tư 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ TàiChính và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế có liên quan (nếu có)

- Các báo cáo quyết toán năm quy định tại thông tư 107/2017/TT-BTC - Báo cáo khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác

quyết toán ngân sách nhà nước

Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm của đơn vị hành chính sự nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn pháp luật về ngân sách nhà nước

Ngày đăng: 15/05/2024, 14:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan