thực trạng thực hành chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng thực hành chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận đượcsự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, nhữngngười thân trong gia đình và các

Trang 1

CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận đượcsự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, nhữngngười thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.

Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạoSau đại học, các thầy cô là giảng viên của Trường đã tận tình hướng dẫn chỉ bảotôi trong hai năm học qua.

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn đã tậntình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học, thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viên Sản Nhi Quảng Ngãi,tập thể y bác sỹ, điều dưỡng cán bộ khoa Khám Bệnh cho tôi cơ hội được đi họcchuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng Sản Phụ khoa, tạo điều kiện, giúp đỡ, độngviên tôi trong quá trình học tập, công tác và làm chuyên đề.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các bạnbè đồng nghiệp gần xa, đặc biệt là các anh chị cùng khóa đã động viên, giúp đỡtôi về tinh thần để tôi hoàn thành chuyên đề này.

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi Nội dung trong bàibáo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan Báo cáo này do bản thân tội thựchiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn nếu có điều gì sai trái tôi hoàntoàn xin chịu trách nhiệm.

Học viên

Nguyễn Thị Phượng

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai 17

Bảng 2.2 Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai lần 1/lần 2/lần 3 (n=80) 17

Bảng 2.3 Thực trạng về hoạt động chào hỏi sản phụ và giới thiệu bản thân củađiều dưỡng viên (n=80) 17

Bảng 2.4.Sử dụng dung dịch vệ sinh 18

Bảng 2.5.Chế độ ăn sau mổ 19

Bảng.2.6 Hướng dẫn về khẩu phần ăn tăng cường sau mổ 19

Bảng.2.7 Hướng dẫn vận động sau mổ 20

Bảng 2.8 Hướng dẫn về những bất thường sau mổ lấy thai 20

Bảng.2.9 Hướng dẫn có thai sau trong trường hợp vết mổ cũ 20

Bảng.2.10 Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trong 24 giờ sau mổ 21

Bảng.2.11 Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau 24h 21

Bảng.2.12.Theo dõi co hồi tử cung, ra máu âm đạo trong 24 giờ sau mổ 21

Bảng 2.13 Theo dõi co hồi tử cung, ra máu âm đạo trong 24 giờ sau mổ 22

Bảng 2.14 Hoạt động thay băng vết mổ 22

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ iii

1.1.2 Sơ lược về lịch sử phẫu thuật lấy thai 3

1.1.3 Các chỉ định phẫu thuật lấy thai 4

1.2 Cơ sở thực tiễn 12

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 15

2.1 Thông tin chung về bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi 15

2.2 Thực trạng chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa sản – Bệnh viện SảnNhi tỉnh Quảng Ngãi 16

CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN 23

3.1 Thực trạng thực hành chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật mổ lấy thai của điều dưỡng233.2 Giải pháp nâng cao thực hành chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai 25

KẾT LUẬN 26TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật lấy thai là một chỉ định kết thúc thai kỳ một lần sinh đẻ của phụnữ dưới sự can thiệp của thầy thuốc, được chỉ định trong những cuộc sinh đẻ quađường âm đạo không an toàn cho sản phụ và thai nhi Trong trường hợp phẩuthuật lấy thai, sản phụ thường mệt mỏi nhiều hơn sinh thường vì phải trải quaphẫu thuật Nguy cơ nhiễm trùng từ vết mổ cao gấp ba lần so với sinh thường [2].Sản phụ phẩu thuật lấy thai có thời gian ở bệnh viện nhiều gấp 2 lần so với ngườisinh thường và mất khoảng 20 tới 30 ngày mới khỏe mạnh trở lại [3].

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu ra các kết luận về sự an toàn, lợi íchcũng như hạn chế của từng phương pháp sinh con Các nghiên cứu cũng đã chỉ rarằng: phẫu thuật lấy thai không phải là một phương pháp hoàn toàn an toàn màcũng có những nguy hiểm và ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của các sản phụvà sức khỏe các bé sơ sinh; trong khi đó sinh con theo con đường âm đạo vẫn làphương pháp tự nhiên và an toàn [10],[11] Tuy nhiên, gần đây từ nhiều nguyênnhân khách quan và chủ quan cho thấy tỷ lệ phẫu thuật lấy thai ngày càng giatăng, và đang là xu hướng chung của thế giới và ở cả Việt Nam Tỷ lệ mổ lấy thaiở một số nước và Việt Nam theo báo cáo của báo cáo viên Phan Chí ThànhBVPSTW tại hội nghị Sản Phụ khoa Việt Pháp năm 2019[13]; Mỹ (29%),Campuchia (19%), Indonesia (27%), Philippin (30%), Việt Nam (2009: 14%,2010:20%, 2011:22%, 2012: 23%, 2013:26%, 2014:28%, 2015: 30%).

Không thể phủ nhận những ưu điểm do phương pháp phẫu thuật lấy thaimang lại Tuy nhiên theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1985,cho rằng tỷ lệ phẫu thuật lấy thai tốt nhất chỉ nên từ 5-10% Khi tỷ lệ này lớn hơn15% thì tai biến sẽ xảy ra nhiều hơn cho cả mẹ và con [1].

Tại bệnh viên sản nhi Quảng Ngãi theo báo cáo của P.KHTH tỷ lệ mổ lấythai cũng tăng lên hàng năm: (năm 2018:36%, 2020:38%, 2021:40%, 2022:45%).

Trang 8

Chính vì tỷ lệ phẫu thuật lấy thai ngày càng tăng kéo theo các tai biến, hậu quả chocả sản phụ và con có nguy cơ tăng lên Tỷ lệ phẩu thuật lấy thai gia tăng nên nhu cầuvề chăm sóc sau sinh mổ của sản phụ cũng tăng lên [1] Ngoài vai trò của điều trịhậu phẫu, việc chăm sóc cho mẹ và bé sau phẫu thuật là hết sức quan trọng, đóng vaitrò then chốt trong việc giảm bớt tai biến, hậu quả, làm tăng hiệu quả của phẫu thuật,đảm bảo mục tiêu làm sản phụ an toàn Nếu giai đoạn ngay sau sinh mổ, sản phụ vàtrẻ sơ sinh được chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹvà con, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong bệnh tật, đảm bảo sự an toàn, phòng tránhhoặc phát hiện sớm những biến chứng sau sinh sẽ giúp bà mẹ chóng hồi phục về sứckhỏe, trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với môi trường mới sau sinh.

Để có cơ sở khoa học nhằm đưa ra các khuyến nghị, góp phần nâng caonhận thức của các sản phụ và cộng đồng về các tác động bất lơi, các biến cố nguyhiểm của phẫu thuật lấy thai tới sản phụ, đồng thời giúp cho người điều dưỡngsản phụ khoa nói chung và bản thân nói riêng nâng cao được thực hành chăm sócsản phụ sau phẫu thuật lấy thai, tôi tiến hành làm chuyên đề: “Thực trạng thựchành chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh QuảngNgãi năm 2023”

Trang 9

1.1.2 Sơ lược về lịch sử phẫu thuật lấy thai

Theo sổ sâch của người Ai Cập, phẫu thuật lấy thai (MLT) đê được đề cập văokhoảng 3.000 năm trước công nguyín Lúc đó MLT chỉ được thực hiện khi sản phụmới chết hoặc đang hấp hối để cứu con Năm 730 trước Công Nguyín, Hoăng Đế LaMê Popilus đê cấm chôn sản phụ chết khi chưa được MLT Năm 1500, Jacod Nufe(Thụy Sỹ) thợ thiến lợn lă người đầu tiín thực hiện rạch bụng sản phụ lấy con vì đẻkhó sau khi có 12 bă đỡ bó tay Năm 1610 Tratmasan J (Đức) rạch dọc tử cung (TC)lấy thai không khđu phục hồi, sản phụ chỉ sống được 25 ngăy sau phẫu thuật Phẫuthuật năy âp dung khắp chđu Đu, tỷ lệ tử vong sản phụ lă 100% Năm 1794 trườnghợp MLT đầu tiín thănh công cứu được cả sản phụ vă con tại bang Virginia của HoaKỳ.

Năm 1882, Max Sanger (Đức) giới thiệu phương phâp phẫu thuật dọc thđntử cung để lấy thai có khđu phục hồi cơ tử cung 2 lớp vă được gọi lă MLT theophương phâp cổ điển Tuy nhiín, tử vong sản phụ vẫn cao do viím phúc mạc vẵng đê xuất bản một cuốn sâch “Kỹ thuật phẫu thuật lấy thai” gọi lă kỹ thuậtSanger Năm 1805, Osiander đưa ra phương phâp phẫu thuật rạch dọc đoạn dướiTC để lấy thai ra nhưng không được chú ý đến Năm 1926, Beek, ker, De Lee chủtrương rạch ngang đoạn dưới TC vă khđu phủ phúc mạc đoạn dưới sau khi khđucơ TC Kỹ thuật năy được phổ biến rộng rêi vă thực hănh đến tận nữa đầu thế kỹXX, nhưng MLT vẫn còn hạn chế do nhiễm khuẩn vă yếu kĩm trong gđy mí hồsức.

Trang 10

Năm 1940, Flemming phát minh ra kháng sinh đã làm giảm tỷ lệ nhiễmkhuẩn Sau đó vào những năm 1950, gây mê hồi sức đã có bước tiến mới trongviệc áp dụng các phương tiện gây mê hiện đại, thuốc tê, thuốc mê mới thì phẫuthuật MLT thực hiện an toàn, đảm bảo hơn cho sản phụ và con.

Ở Việt Nam, trước năm 1950 do nguy cơ nhiễm khuẩn lớn, chưa có khángsinh và hạn chế của gây mê nên MLT được áp dụng rất hạn chế Chỉ sau khikháng sinh ra đời, MLT mới được áp dụng rộng rãi Năm 1956 phẫu thuật dọcđoạn dưới TC lấy thai được áp dụng đầu tiên tại khoa sản Bệnh viện Bạch Mai(Hà Nội) Sau đó Đinh Văn Thắng thực hiện phẫu thuật ngang đoạn dưới TC lấythai tại Bệnh viện Bạch Mai và ngày nay phương pháp này đng được áp dụngrộng rãi trong toàn quốc.

1.1.3 Các chỉ định phẫu thuật lấy thai* Chỉ định phẫu thuật lấy thai chủ động:

- Khung chậu hẹp toàn diện là khung chậu có tất cả các đường kính giảm đều cả eo trên và eo dưới Đặc biệt đường kính nhô – hậu vệ nhỏ hơn 8.5 cm

- Khung chậu méo khi đo hình trám Michaelis không cân đối;

- Khung chậu hình phễu là rộng eo trên, hẹp eo dưới Chẩn đoán dựa vào đođường kính lưỡng ụ ngồi Nếu đường kính lưỡng ụ ngồi <9cm, nên có chỉ địnhMLT chủ động

Đường xuống của thai bị cản trở:

- U tiền đạo là khối u nằm trong tiểu khung làm cho ngôi không lọt hoặc không xuống được;

- Rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm.

- Sẹo phẫu thuật ở thân TC trước khi có thai lần này như; sẹo phẫu thuật bócnhân xơ tử cung, sẹp phẫu thuật tạo hình tử cung….

- Sẹo phẫu thuật đã 2 lần;- Sẹo phẫu thuật dưới 24 tháng;

- Sẹo phẫu thuật cũ và ngôi thai bất thường;

Trang 11

-Sẹo phẫu thuật cũ và thai to

Nguyên nhân về phía sản phụ:

- Âm đạo chít hẹp bảm sinh hoặc bị rách các lần đẻ trước không được khâu phụchồi tốt hoặc sau những trường hợp phẫu thuật có liên quan đến âm đạo như phẫu thuậtrò bàng quang – âm đạo, phẫu thuật rò trực tràng – âm đạo.

sinh dục, sa bàng quang, làm lại âm đạo – tầng sinh môn.

Nguyên nhân về phía thai và phần phụ:

trên phải MLT.

* Các chỉ định phẫu thuật lấy thai trong quá trình chuyển dạ

- Rau tiền đạo: Rau tiền đạo bán trung tâm; Các thể rau tiền đạo khác saukhi bấm ối mà vẫn chảy máu thì MLT; Rau tiền đạo phối hợp với ngôi thai bấtthường Rau bong non thể trung bình và thể nặng; đối với rau bong non thể trungbình và thể nặng là phải phẫu thuật cấp cứu ngay.

Dọa vỡ tử cung: Những trường hợp chuyển dạ lâu, ngôi chưa chưa lọt hoặc trong

những trường hợp dùng oxytocin không đúng chỉ định hoặc quá liều lượng sẽ làmcho đoạn dưới TC phình to có nguy cơ vỡ, thai bình thường hoặc thai đã suynhưng không thể lấy thai bằng thủ thuật đường âm đạo sẽ phẫu thuật lấy thai.

Vỡ tử cung: Vỡ tử cung tự nhiên trong thời kỳ thai nghén thường xảy ra những

sản phụ có sẹo phẫu thuật cũ, đặc biệt là sẹo phẫu thuật ở thân tử cung; Vỡ tửcung trong chuyển dạ thường do bất tương xứng thai – khung chậu, sản phụ đẻnhiều lần, vết phẫu thuật cũ ở tử cung, ngôi bất thường… Khi vỡ tử cung phảiMLT càng sớm càng tốt để cứu mẹ và thai nhi.

Trang 12

Sa dây rau: Sa dây rau là tối cấp cứu sản khoa, cần lấy thai ngay khi còn tim thai.

- Nếu đủ điều kiện thì lấy thai ra bằng forceps;

- Nếu không đủ điều kiện đặt forceps phải MLT ngay.

- Thai quá ngày sinh: khi chẩn đoán chắc chắn là thai già tháng cần phảiđình chỉ thai nghén Nếu lượng nước ối còn nhiều thì gây chuyển dạ đẻ bằng cáchtruyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin và theo dõi chuyển dạ bằng máy monitoring,nếu có biểu hiện bất thường MLT.

Nếu nước ối không còn hoặc nước ối xanh bẩn biểu hiện suy thai hoặc thai kém phát triển đều phải MLT.

- Đa thai: Song thai hai ngôi đầu chèn nhau làm cho thai thứ nhất không lọtđược; Song thai, thai thứ nhất là ngôi mông, thai thứ hai là ngôi đầu có thể mắcđầu vào nhau khi đẻ thai thứ nhất; Có thai từ ba thai trở lên; Khi có thêm mộtnguyên nhân đẻ khó.

* Chỉ định về phía mẹ:

- Tử cung có sẹo phẫu thuật cũ: tử cung có sẹo phẫu thuật dưới 24 tháng,sẹo phẫu thuật tử cung, sẹo phẫu thuật cũ kết hợp với những nguyên nhân đẻ khókhăn.

- Con so lớn tuổi: thường là những người con so >35 tuổi trong quá trình chuyển dạ có thêm một vài dấu hiệu bất thường cần phải MLT.

- Tình trạng bệnh lý tại chỗ của người mẹ: Dị dạng sinh dục, rò niệu dục đã phẫu thuật, herpes sinh dục, papillome sinh dục nặng.

* Chỉ định bất thường xảy ra khi theo dõi chuyển dạ:

- Đẻ khó do cổ tử cung không tiến triển; CTC có sẹo cũ xấu; Khoét chóp hay cắt cụt CTC.

Trang 13

- Đẻ khó do nguyên nhân cơ học: bất tương xứng giữa thai nhi và khung

* Lý do xã hội: Đó là những chỉ định mà nguyên nhân không phải là các yếu tố

về chuyên môn gây đẻ khó mà việc MLT ở đây do những lý do về mặt xã hội liênquan đến phụ sản và gia đình sản phụ.

Hướng dẫn thực hành chăm sóc sau sinh

Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố Hướng dẫn thực hành Chămsóc sau sinh cho sản phụ và trẻ sơ sinh dựa trên các bằng chứng hiện có và sựthống nhất ý kiến của các chuyên gia lúc bấy giờ Hướng dẫn này có nhiều bấtcập vì không đề cập đến thời gian nằm ở phòng sau đẻ, số lượng và thời điểm tiếpxúc giữa sản phụ với con và với cán bộ y tế cũng như nội dung cần thực hiện củanhững lần tiếp xúc đó.

Hướng dẫn này cũng cung cấp rất ít thông tin về các vấn đề liên quan đến nhiễm HIV, mang thai vị thành niên và các vấn đề về sức khỏe tâm thần

SK vị thànhniên và trướckhi mang thai

Giai đoạn sau SK Bà mẹ

Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn chăm sóc y tế của sản phụ và trẻ sơ sinh

Tiếp theo hướng dẫn năm 1998, năm 2003 Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) côngbố Hướng dẫn thực hành thiết yếu về mang thai, sinh nở, chăm

Trang 14

sóc sau sinh và chăm sóc sơ sinh nhằm cung cấp thêm những hướng dẫn cho cáccan thiệp dựa trên bằng chứng ở cấp độ chăm sóc ban đầu.

Tài liệu tư vấn kỹ thuật của TCYTTG về các chăm sóc sau sinh và chăm sócthời kỳ hậu sản năm 2008 đựơc một nhóm các chuyên gia quốc tế phát triển dựatrên sự cập nhật về nội dung của hai hướng dẫn năm 1998 và 2003 vì vậy cónhững thay đổi và tiến bộ cũng như hữu ích hơn Huớng dẫn này quy định các nộidung chăm sóc và thời điểm chăm sóc dành cho sản phụ và sơ sinh giai đoạn sausinh Ở Việt Nam, Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinhsản ( từ năm 2009) cũng đã quy định rõ các nội dung chăm sóc sau sinh cho sảnphụ và trẻ sơ sinh.

* Thời điểm chăm sóc sau sinh:

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 chỉ rõ thực hiện chăm sócsau sinh nên theo mô hình 6-6-6-6 Bao gồm 3 – 6 giờ sau sinh, 3- 6 ngày, 6 tuầnvà 6 tháng sau sinh Tuy nhiên, chăm sóc sau sinh trên thực tế cần tiến hành sớmđể khuyến khích các hành vi và thực hiện chăm sóc kịp thời Những thực hànhnày bao gồm; cho trẻ bú ngay và bú hoàn toàn, giữ trẻ đủ ấm, giữ sạch rốn, xácđịnh các dấu hiệu nguy hiểm đúng thời điểm để kịp thời điều trị Đối với sản phụ,những thực hành này bao gồm kiểm soát chảy máu, kiểm soát đau, nhiễm khuẩn,tư vấ chăm sóc vú và cho bú, tư vấn về dinh dưỡng, chăm sóc trẻ và kế hoạch hóagia đình.

Ở những nơi không có điều kiện chăm sóc tại cơ sở y tế, có thể tổ chứcchăm sóc tại nhà Hướng dẫn năm 2016 bổ sung trong khoản thời gian từ 24 – 48giờ đầu tiên là thời điểm nhạy cảm nhất đối với sức khỏe sản phụ và trẻ em, vìvậy sự chăm sóc y tế vào thời điểm này là cần thiết nhất.

Hướng dẫn Quốc tế về Chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2016 của Việt Nam quy định các thời điểm chăm sóc sau sinh cần thiết nhất là:

1 Trong ngày đầu sau đẻ;2 Tuần đầu tiên sau đẻ;3 Sáu tuần đầu tiên sau đẻ.

* Nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia:

Trang 15

Trong Hướng dẫn quốc gia SKSS, các sản phụ và sơ sinh được theo dõi sứckhỏe chặt chẽ trong ngày đầu tiên Từ ngày thứ 2 đến hết sáu tuần, nếu sản phụxuất viện, các cán bộ y tế thực hiện chăm sóc sau phẫu thuật cần thực hiện cácquy trình:

* Các quy trình chăm sóc chính: a) Nhận định:

-Tình trạng sản phụ: da, niêm mạc, sắc mặt, nhịp thở, dấu hiệu sinh tồn.

- Tinh thần của sản phụ, xem sản phụ đã tỉnh chưa ( nếu gây mê nội khí

+ Giảm nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật:

dõi vết phẫu thuật.

- Theo dõi sự hồi tử cung (nếu trong 2 giờ đầu: theo dõi khối cầu an toàn).

+ Cho sản phụ đi tiểu tại giường

+ Rửa bộ phận sinh dục ngoài, thay áo váy cho sản phụ.+ Theo dõi tiếp nhận thuốc của sản phụ

Trang 16

d) Các nội dung kế hoạch:

Thực hiện theo kế hoạch chăm sóc đã lập.

* Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần chú ý:

- Tư thế nằm cho sản phụ: nằm đầu thấp, kê một gối mông dưới vai

- Theo dõi vết phẫu thuật xem có dịch, máu thấm băng không, thay ăng vế phẫu thuật.

- Theo dõi sự co hồi tử cung về mật độ, chiều cao (nếu trong 2 giờ đầu: theodõi khối cầu an toàn) ghi phiếu chăm sóc.

- Theo dõi lượng huyết ra âm đạo, màu sắc ghi phiếu chăm sóc

- Theo dõi toàn trạng: da, niêm mạc, sắc mặt, nhịp thở, dấu hiệu sinh tồn và ghi vào phiếu chăm sóc.

- Cho sản phụ đi tiểu tại giường.

- Làm thuốc âm đạo, thay váy áo cho sản phụ.- Theo dõi tiếp nhận thuốc của sản phụ

- Thực hiện y lệnh đầy đủ, chính xác và kịp thời.e) Đánh giá:

Qúa trình theo dõi và chăm sóc sản phụ, người hộ sinh cần đánh giá tình trạng sản phụ khi phẫu thuật:

- Nếu toàn trạng sản phụ ổn định, không có nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật là tốt.

- Nếu toàn trạng không ổn định, có nguy cơ chảy máu phẫu thuật phải báo ngay cho bác sỹ tiến hành lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

* Quy trình chăm sóc sản phụ những ngày sau phẫu thuật lấy thai:

a) Nhận định:

- Tiền sử bệnh tật- Qúa trình hiện tại

- Toàn trạng: da, niêm mạc, sắc mặt, nhịp thở, dấu hiệu sinh tồn- Tinh thần của sản phụ

- Vấn đề xuống sữa và đã cho con bú- Tình trạng vết phẫu thuật

Trang 17

- Sự co hồi tử cung, ra huyết âm đạo

- Số lượng, màu sắc, nước tiểu, đã trung tiện chưa- Vệ sinh, nghỉ ngơi, vận động, ăn ngủ của sản phụ- Các kết quả cận lầm sàng

b) Chẩn đoán chăm sóc/các vấn đề cần chăm sóc:- Nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật lấy thai- Mệt mỏi, vận động kém do đau vết phẫu thuật

- Thiếu kiến thức về cách chăm sóc bản thân, chăm sóc conc) Lập kế hoạch:

+ Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: - Theo dõi vết phẫu thuật

- Theo dõi sự co hồi tử cung - Theo dõi sản dịch ra âm đạo

- Theo dõi toàn trạng: 2 lần/ngày

- Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, thay

váy áo hàng ngày- Thực hiện y lệnh

+ Động viên, hướng dẫn chế độ ăn sau phẫu thuật+ Cung cấp kiến thức, giáo dục sức khỏe

d) Nội dung chăm sóc sản phụ những ngày sau phẫu thuật Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần chú ý:

- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn

- Theo dõi vết phẫu thuật xem có dịch thấm băng không, thay băng vết phẫuthuật hàng ngày.

- Theo dõi sản dịch ra âm đạo, số lượng, màu sắc, mùi và ghi phiếu chăm

Trang 18

- Gíup sản phụ tập vận động sau phẫu thuật tránh bế sản dịch, ứ đọng tuần

* Chính sách nghỉ sau sinh của bà mẹ;

Phần lớn các nước trên thế giới áp dụng thời gian nghỉ sinh cho các sản phụtử 10 đến 20 tuần Ở Việt Nam, theo Luật Lao động thời gian nghỉ sinh của bàmẹ là 6 tháng.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Trên thế giới

Nghiên cứu của tác giả Bushra Abdullah Al Harazi và cộng sự được tiến hành năm2021 với mục tiêu đánh giá chất lượng chăm sóc cho sản phụ sau mổ lấy thai và sựhài lòng của sản phụ với những chăm sóc nhận được Nghiên cứu được tiến hànhtrên 150 sản phụ tại một bệnh viện trường đại học Assiut ở Hy Lạp Kết quả nghiêncứu cho thấy hơn một nửa số sản phụ đã vận động 6h sau phẫu thuật, hầu hết đãđược rút đường truyền và rút thông tiểu trong vòng 24h sau phẫu thuật và bắt đầu ănđồ ăn mềm sau 12h phẫu thuật, liên quan đến vấn đề cho con bú, hầu hết đối tượngnghiên cứu đã cho con bú vào thời điểm 2-5h sau phẫu thuật và ở lại bệnh viện điềutrị kháng sinh phòng nhiễm trùng sau mổ trong thời gian 2-4 ngày Nghiên cứu nàycũng báo cáo rằng đa số sản phụ(83,3%) đã hài lòng với chất lượng chăm sóc tạibệnh viện [1]

Nghiên cứu của tác giả Gamal và cộng sự năm 2019 trên 150 sản phụ sau mổ lấythai (75 sản phụ ở nhóm chứng và 75 sản phụ ở nhóm can thiệp) để đánh giá hiệu quảcủa can thiệp điều dưỡng trên các hoạt động chức năng ở giai

Trang 19

đoạn đầu sau mổ Nhóm chứng chỉ nhận được chăm sóc thường quy Nhóm canthiệp nhận được chăm sóc điều dưỡng là các bài tập cải thiện chức năng hô hấp,tăng tuần hoàn máu, thay đổi tư thế và phòng chống các vấn đề đau cơ khớp sausinh Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đi lại sau phẫu thuật và hoạt động ruột trởlại xảy ra sớm hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng Ngoài ra, khó khăntrong các hoạt động chức năng ở nhóm can thiệp giảm đáng kể so với nhóm đốichứng Nghiên cứu này đã cho thấy giá trị của can thiệp điều dưỡng trong giaiđoạn đầu sau sinh mổ là quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và cải thiệnvấn đề chăm sóc sau sinh nhờ đó đó cải thiện sức khỏe sau khi sinh con của cácsản phụ [2]

1.2.2 Tại Việt Nam

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 sản phụ được chăm sóc bởi điều dưỡngviên tại khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong 6 giờ đầu sau phẫuthuật lấy thai sử dụng bảng kiểm đánh giá quá trình chăm sóc và phỏng vấn theo bộcâu hỏi đã thiết kế sẵn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà và CS năm 2021 đã chỉ rarằng các hoạt động chăm sóc sản phụ trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai củađiều dưỡng là tốt với tỷ lệ đạt của nhiều tiêu chí là 90 - 97,0% Tuy nhiên, vẫn còntồn tại một số hoạt động chăm sóc sản phụ trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai cótỷ lệ thực hiện đạt chưa cao Cụ thể tỷ lệ thực hiện Đạt nội dung chào hỏi sản phụtrước mỗi lần thực hiện chăm sóc của điều dưỡng viên là 75,0% Thái độ Chu đáo,ân cần, niềm nở và giải thích động viên, sản phụ trong quá trình chăm sóc đạt caovới tỷ lệ tương ứng là 91% và 95% Tất cả (100%) số lượt quan sát đều thấy điềudưỡng thực hiện Đạt nội dung đến ngay khi cần, khi có yêu cầu và xử trí kịp thời khisản phụ có các dấu hiệu bất thường và khi sản phụ cần trợ giúp Hoạt động hỗ trợsản phụ ăn uống, vận động, vệ sinh được các điều dưỡng viên thực hiện Tốt chiếm tỷlệ cao nhất với 100%, tiếp theo là hoạt động hỗ trợ tâm lý, tinh thần với 90,0% Nộidung thực hiện Đạt thấp nhất là hướng dẫn cho con bú và chăm sóc sau sinh với tỷ lệlần lượt là 47,0% và 54,0% [15[.

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan