thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khóa học và chuyên đề tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơnchân thành đến Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy cô giáo phòng Đào tạo sau Đạihọc Trường và các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho tôi kiến thức, kỹ năngthực hành thiết thực nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinhđã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, đồng thời hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ người đã trực tiếphướng dẫn tôi làm chuyên đề, tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quátrình học tập và hoàn thành chuyên đề này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các Bác sỹ, điều dưỡng và ngườibệnh đang điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An đã tạo mọi điều kiện giúpđỡ và hợp tác để tôi thực hiện chuyên đề này.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và động viênkhích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề.

Nam định, ngày 21 tháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi lần đầu thựchiện, các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các quy định vềtrích dẫn.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này.

Học viên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 18

2.1 Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An 18

2.2 Thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tạiBệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An 19

Chương 3 BÀN LUẬN 33

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 33

3.2 Sự hài lòng về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng 33

3.3 Nguyên nhân của vấn đề 38

3.4 Giải pháp để giải quyết/khắc phục vấn đề 39

KẾT LUẬN 41

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 42TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục: Phiếu phát vấn người bệnh

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nghệ An

Bác sỹBộ Nội vụBệnh viện

Điều dưỡng trưởngĐiều dưỡng viênĐiều trị theo yêu cầuGiáo dục

Người bệnh

Người nhà người bệnhNhân viên y tế

Kỹ thuật viênPhục hồi chức năngPhẫu thuật Tiêu hóaQuy trình kỹ thuật

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu tham gia phát vấn 19Bảng 2: Hài lòng về các chăm sóc hỗ trợ về tinh thần của điều dưỡng 21Bảng 3: Hài lòng về kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng 22

Bảng 4: Hài lòng về giải thích các hoạt động chăm sóc/điều trị và sự tham gia của

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Hài lòng về đề nghị các nhu cầu chăm sóc khác của NB với điều dưỡng.

Biểu đồ 2: Hìa lòng sau khi đề nghị các nhu cầu chăm sóc khác 27

Biều đồ 3: Hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng với từng yếu tố 29

Biểu đồ 4: Tỷ lệ hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng 30

Biểu đồ 5: Tỷ lệ hài lòng của NB với tinh thần, thái độ của điều dưỡng 31

Biểu đồ 6: Tỷ lệ hài lòng chung của NB với chất lượng chăm sóc 32

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chất lượng chăm sóc của điều dưỡng là một phần quan trọng trong toàn bộ chấtlượng dịch vụ chăm sóc y tế Tổ chức y tế thế giới đã nhận định dịch vụ chăm sóc sứckhỏe do điều dưỡng viên và hộ sinh viên cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thốngdịch vụ y tế Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chấtlượng và hiệu quả các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng [13] Chất lượng chăm sóc điềudưỡng là sự đáp ứng của điều dưỡng về các nhu cầu thể chất, tinh thần, cảm xúc, xã hộivà tâm lý của người bệnh Các nhu cầu đó được đáp ứng theo cách chăm sóc sao chongười bệnh được chữa khỏi bệnh, khỏe mạnh, sống cuộc sống bình thường và cả điềudưỡng và người bệnh đều hài lòng [37] Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chuyênmôn của người điều dưỡng đối với người bệnh từ khi vào viện cho tới lúc ra viện Nộidung chính bao gồm: chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc,theo dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Chămsóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc người bệnh đến khám, vào viện và cho đến khi người bệnhra viện hoặc tử vong

[12] Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày càng gia tăng ở mọi quốc gia,đặc biệt các quốc gia phát triển, do sự gia tăng dân số già làm tăng nhu cầu chăm sócđiều dưỡng tại nhà và các cơ sở y tế [22].

Trên thế giới đã có một số các nghiên cứu về đánh giá chất lượng chăm sóccủa điều dưỡng như: Nghiên cứu của Nguyễn Bích Lưu năm 2001 [40] về các yếu tốliên quan đến chất lượng chăm sóc điều dưỡng tại bệnh viện Banpong Thái Lan baogồm: nguồn lực về con người và điều kiện để chăm sóc điều dưỡng, kỹ năng và khảnăng của điều dưỡng, cách cư xử giữa điều dưỡng với người bệnh, sự cung cấp thôngtin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe.

Nghiên cứu của Mary Bear và Clint Bowers tại Bang Florida nước Mỹ về việc ápdụng khung lý thuyết điều dưỡng trong mô hình Cox để đo sự hài lòng của khách hàng ởmột trung tâm chăm sóc điều dưỡng Bộ công cụ đo sự hài lòng của khách hàng dựa trênsự tương tác giữa khách hàng với điều dưỡng Các yếu tố của sự tương tác trong mô hìnhCox bao gồm: Chăm sóc hỗ trợ tinh thần cho điều

Trang 8

dưỡng, thông tin về tình trạng sức khỏe, sự tham gia trong việc ra các quyết địnhchăm sóc, sự chuyên nghiệp, kỹ thuật và khả năng của điều dưỡng [32].

Tại Việt Nam theo Hội Điều Dưỡng Việt Nam, chất lượng chăm sóc bao gồm: Ngườibệnh được trao quyền, được hỗ trợ và biện hộ; NB được đáp ứng các nhu cầu thể chất,tinh thần và tình cảm; tính an toàn hiệu quả, tính liên tục và kịp thời của các can thiệpchăm sóc điều dưỡng; tính chuyên nghiệp và năng lực thực hành dựa vào bằng chứng củangười chăm sóc; sự hợp tác của nhóm chăm sóc; sự yêu thương người bệnh của ngườichăm sóc [13] Đã có một số nghiên cứu tại Việt Nam về công tác chăm sóc của điềudưỡng nhưng các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào một lĩnh vực như: giao tiếp củađiều dưỡng, sự hài lòng của NB hay một quy trình kỹ thuật nào đó và các nghiên cứu mớichỉ ở cấp độ khoa/phòng chứ chưa quy mô toàn bệnh viện Các nghiên cứu cũng đã chỉ rarằng sự hài lòng của người bệnh là một trong các yếu tố quan trọng nhất để đo lường chấtlượng chăm sóc sức khỏe Ý kiến của người bệnh và những nhu cầu chăm sóc của họgiúp chúng ta nhận ra làm thế nào để cải thiện chất lượng chăm sóc.

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An là bệnh viện chuyên ngành Y học cổtruyền duy nhất ở Nghệ An, phục vụ chăm sóc cho hơn 1000 giường bệnh, công suấtsử dụng giường bệnh của bệnh viện đạt từ 104% - 126% (2006 – 2010) Mỗi nămkhám và chữa bệnh cho hơn 100 nghìn lượt người bệnh [2].

Trước đây công tác chăm sóc người bệnh được phân công theo công việc do đóđiều dưỡng viên chưa phát huy hết các kỹ năng của mình trong chăm sóc người bệnh.Điều dưỡng viên chỉ lo làm xong phần việc của mình, ít có sự phối hợp giữa các đồngnghiệp và ít có sự gần gũi trao đổi với người bệnh và người nhà NB Ngày nay việc phâncông chăm sóc đã thực hiện chăm sóc theo nhóm, theo đơn nguyên và theo đội tuy nhiênchất lượng hoạt động chăm sóc người bệnh vẫn chưa được như mong muốn, cụ thể làcông tác chuyên môn còn nhiều sai sót, vẫn còn tình trạng người bệnh và người nhàngười bệnh phản ánh về tinh thần thái độ của nhân viên y tế, điều dưỡng viên chưa lập kếhoạch chăm sóc cho từng người bệnh Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An chưa cónghiên cứu nào đánh giá về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng và sự hài lòng củangười bệnh với chất lượng chăm sóc.

Trang 9

Do đó để tìm hiểu thực tế chất lượng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng và phát

hiện những tồn tại để có giải pháp điều chỉnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thựctrạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Yhọc cổ truyền Nghệ An năm 2023” với 2 mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An.

Trang 10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

1.1 Cơ sở lý luận1.1.1 Chất lượng là gì ?

Chất lượng là trọng tâm của tất cả các hệ thống sản xuất và dịch vụ Tronglĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chất lượng luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi hệthống y tế, là điều kiện sống còn cho sự phát triển của mọi cơ sở khám chữa bệnh[13].

1.1.1.1 Quan niệm khác nhau về chất lượng [13]

- Chất lượng từ góc độ xã hội, từ người bệnh hay khách hàng chú trọng hơn vàosự tiện ích của dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: Thời gian chờ, sự thân thiện, sự tôntrọng, sự thoải mái, sự sạch sẽ, sự sẵn sàng của các dịch vụ và sự phù hợp về giá cảvới túi tiền của người bệnh.

- Chất lượng từ góc độ nhân viên y tế, khác với người bệnh cán bộ y tế quantâm nhiều hơn đến năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng chẩn đoán,điều trị, chăm sóc và mong đợi thù lao xứng đáng với công việc và trách nhiệm họđảm nhận.

- Nhà quản lý bệnh viện lại có những quan tâm riêng về chất lượng đó là tính hiệu quả, hiệu suất, sự an toàn và sự hài lòng của người bệnh.

1.1.1.2 Khái niệm về chất lượng [27]

- Theo tổ chức ISO 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể(đối tượng) tạo ra cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêura hoặc nhu cần tiểm ẩn”.

- Theo từ điển tiếng việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất,thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sựvật (sự việc) khác.

- Theo nhà sản xuất: “Chất lượng là sản phẩm/dịch vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra”.

họ”

Trang 11

- Ở mức cá nhân, “chất lượng là làm việc đúng đắn ngay từ lần đầu tiên và làm điều đó tốt hơn trong những lần tiếp theo”.

- Theo cách tiếp cận quản lý chất lượng toàn diện TQM:

“Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu hợp lý của đối tượng phục vụ”

1.1.1.3 Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ dựa trên mức độ cảm nhận của khách hàng: “Chất lượngdịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịchvụ” [4].

1.1.2 Chăm sóc điều dưỡng và chất lượng chăm sóc điều dưỡng.

1.1.2.1 Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng [12]

Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chuyên môn của người điều dưỡngđối với người bệnh từ khi vào viện đến lúc ra viện Nội dung chính bao gồm: chămsóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi, phục hồi chứcnăng, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc ngườibệnh đến khám, vào viện và cho đến khi người bệnh ra viện hoặc tử vong Công tácchăm sóc người bệnh trong bệnh viện đảm bảo lấy người bệnh là trung tâm, các hoạtđộng, dịch vụ chăm sóc, điều trị dựa trên đánh giá các nhu cầu của người bệnh vàhướng tới người bệnh để phục vụ.

1.1.2.2 Khái niệm về chăm sóc người bệnh toàn diện [16]

Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc và điều trị của bác sỹvà điều dưỡng, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinhthần trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện.

1.1.2.3 Vai trò chức năng của người điều dưỡng [18]

Bác sỹ và điều dưỡng là hai nghề có định hướng khác nhau: bác sĩ làm nhiệmvụ chẩn đoán và điều trị Điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản chongười bệnh về thể chất và tinh thần Để đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị vàchăm sóc người bệnh, giúp người bệnh sớm bình phục sức khỏe thì đối tượng nàocũng phải hoàn thành tốt vai trò nghề nghiệp của mình đồng thời cần phải có sự hợptác chặt chẽ giữa thầy thuốc và điều dưỡng Vai trò chức năng của người điều dưỡngchủ yếu là:

Trang 12

1 Người chăm sóc

2 Người truyền đạt thông tin3 Người giáo viên

4 Người tư vấn

5 Người biện hộ cho người bệnh

1.1.2.4 Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng [17]

Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khỏe, phòng bệnh,phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh.

Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh:người điều dưỡng có trách nhiệm chăm sóc cơ bản đối với những người cần tới sựchăm sóc Trong quá trình chăm sóc người điều dưỡng cần tạo ra một môi trườngtrong đó quyền của con người, các giá trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân,gia đình và cộng đồng đều được tôn trọng.

Người điều dưỡng cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiếtlàm cơ sở để họ đồng ý chấp nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc.

Người điều dưỡng giữ kín các thông tin về đời tư của người mình chăm sóc, đồng thờiphải xem xét một cách thận trọng khi chia sẻ các thông tin này với người khác.

Người điều dưỡng chia sẻ trách nhiệm cùng xã hội trong việc duy trì và bảo vệmôi trường bị ô nhiễm, suy thoái và tàn phá.

Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trêncác nguyên tắc cơ bản sau đây:

 Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh

 Tôn trọng nhân cách và quyền của con người Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh.

1.1.2.5 Chất lượng chăm sóc của điều dưỡng

Điều dưỡng viên và hộ sinh viên là lực lượng cán bộ chuyên trách nhiều nhấttrong bệnh viện nên có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụkhám chữa bệnh của mọi bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh Theo Tổ

Trang 13

chức y tế thế giới đã nhận định dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng viên và hộsinh viên cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế Vì vậy, muốnnâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả cácdịch vụ chăm sóc điều dưỡng [13].

Chất lượng chăm sóc điều dưỡng là sự đáp ứng của điều dưỡng về các nhucầu thể chất, tinh thần, cảm xúc, xã hội và tâm hồn của người bệnh Các nhu cầu đóđược cung cấp theo cách chăm sóc sao cho người bệnh được chữa khỏi bệnh, khỏemạnh, sống cuộc sống bình thường và cả điều dưỡng và người bệnh đều hài lòng[37].

Chất lượng dịch vụ chăm sóc điều dưỡng ở bệnh viện công là được xác địnhbởi cả hai phần là bao gồm tất cả những gì được cung cấp cho khách hàng và đặc tínhcủa từng dịch vụ đó Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe là hướng tới sự đáp ứng cácnhu cầu cao của khách hàng, với chất lượng nó tập trung vào tính hợp lý, tính côngbằng, các quy trình kỹ thuật cũng như hiệu quả đầu ra [41].

Theo Hội Điều Dưỡng Việt Nam [13] thì chất lượng chăm sóc điều dưỡng haynói một cách khác các yếu tố tạo nên chất lượng chăm sóc điều dưỡng trong các bệnhviện Dựa trên nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, lấy sự mong muốn và sự hàilòng của người bệnh làm tiêu chí để xác định và đánh giá chất lượng chăm sóc ngườibệnh Sau khi tập hợp các bằng chứng từ các nghiên cứu của các nước và đối chiếuvới thực tiễn Việt Nam các đặc tính chất lượng chăm sóc người bệnh bao gồm cácthành phần:

Người bệnh được trao quyền, được hỗ trợ và biện hộ: một trong những đặctính quan trọng của chất lượng là NB được trao quyền để lựa chọn các dịch vụ CSSKcó chất lượng.

NB được đáp ứng các nhu cầu thể chất, tinh thần và tình cảm: một cơ sở y tếngoài việc tập trung vào dịch vụ y tế còn tập trung vào đáp ứng các nhu cầu NB nhưsự tiếp đón, sự sạch sẽ, sự yên tĩnh, sự thoải mái.

Tính an toàn hiệu quả, tính liên tục và kịp thời của các can thiệp chăm sóc điềudưỡng Chăm sóc y tế không an toàn có thể dẫn đến vấn đề trách nhiệm, mất đi

Trang 14

thiện chí, và gây tổn hại cho uy tín của bệnh viện Mặt khác chăm sóc y tế phải được cung cấp liên tục kịp thời mới hiệu quả.

Tính chuyên nghiệp và năng lực thực hành dựa vào bằng chứng của ngườichăm sóc Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao củangười hành nghề Y tế là một lĩnh vực chuyên môn phức tạp và nếu không có nềntảng kỹ thuật tốt sẽ tác động tới sự sống còn của người bệnh.

Sự hợp tác của nhóm chăm sóc: chăm sóc y tế do các nhân có năng lực thựchiện, tuy nhiên những cá nhân này không thể đem đến cho người bệnh một sự chămsóc tổng thể nếu họ không hợp tác theo nhóm Quan hệ giữa các thành viên trongnhóm đóng vai trò quan trọng trong quy trình chăm sóc và đảm bảo chất lượng chongười bệnh.

Sự yêu thương người bệnh của người chăm sóc.

Theo Nguyễn Bích Lưu [40] thì các yếu tố liên quan đến chất lượng chăm sóc điều dưỡng tại bệnh viện Bangpong Thái Lan bao gồm:

Nguồn lực về con người và điều kiện để chăm sóc điều dưỡng Kỹ năng và khả năng của điều dưỡng

Cách cư xử giữa điều dưỡng với người bệnh

Sự cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe

Theo tác giả Donabedian thì chất lượng chăm sóc điều dưỡng được xây dựng dựa trên các chỉ số là chỉ số cấu trúc, chỉ số quy trình và chỉ số kết quả đầu ra [28].

- Chỉ số cấu trúc: tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất như điều kiện và cơchế cần thiết để vận hành tổ chức hay đơn vị, bao gồm những quy định về tổ chứcquản lý, tổ chức phục vụ chăm sóc đầu tư tài chính, phương tiện chăm sóc Nhữngnội dung của nhóm tiêu chuẩn này là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng chămsóc tốt và có ảnh hưởng dán tiếp tới chất lượng chăm sóc.

- Chỉ số quy trình: tập trung vào thực hành và cách thức thực hiện chăm sóccủa điều dưỡng Các chăm sóc này liên quan tới những nhu cầu của người bệnh Đâylà cách hiệu quả nhất để xác định chất lượng chăm sóc Các chăm sóc của điều dưỡngđược đánh giá bởi người bệnh, người bệnh nghi lại và quan sát các hoạt động chămsóc của điều dưỡng.

Trang 15

- Chỉ số hiệu quả đầu ra: tập trung vào kết quả tình trạng sức khỏe của ngườibệnh, sự hài lòng và kết quả của chăm sóc làm người bệnh hồi phục Những hiệu quảnày dễ quan sát, đặc biệt là liên quan đến chăm sóc và sử dụng thuốc để điều trị bệnh.Hiệu quả chăm sóc điều dưỡng rất khó để xác định bởi vì chăm sóc điều dưỡng baogồm cả hiệu quả về xã hội và hành vi cư xử Chỉ số hiệu quả chăm sóc thường tậptrung vào: sự thay đổi hành vi của NB hướng tới mục tiêu khi xuất viện thể hiện NBhiểu biết về bệnh tật của họ, biết cách tự chăm sóc tự phòng bệnh, có những biểu hiệntiến bộ hơn liên quan đến sức khỏe so với lúc nhập viện Sự ghi nhận của NB khi xuấtviện làm chứng cớ để chứng minh sự hoàn thành mục tiêu chăm sóc đã đề ra [20].

Theo Cox C.L (1982) thì chất lượng chăm sóc điều dưỡng được xây dựng dựa trên các yếu tố:

Sự hỗ trợ về tinh thần: là sự đảm bảo, sự thoải mái, hiểu được cảm xúc củangười bệnh vui vẻ hay lo lắng Động viên khuyến khích người bệnh lạc quan, yên tâmđiều trị, sẵn sàng giúp đỡ NB.

Kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng: kỹ năng thực hành kỹ thuật chăm sóc và khả năng để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc của NB.

Sự tham gia của NB vào việc ra các quyết định chăm sóc: NB được giải thíchvề các chăm sóc và được tự do lựa chọn các quyết định chăm sóc, lựa chọn các cơ hộivà và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra NB có thể hiểu được các chăm sóccần thiết để đạt được kết quả tốt.

Sự cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe: thông báotình trạng bệnh, hướng dẫn người bệnh về cách chăm sóc để người bệnh có kiến thứctự chăm sóc, các phương pháp và cách thức điều trị, cách sinh hoạt, những điều cầnbiết để theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh [34].

1.1.2.6 Khái niệm về sự hài lòng

- Sự hài lòng của người bệnh là: “Khi các dịch vụ y tế đáp ứng những mongđợi của người bệnh/khách hàng trong quá trình điều trị” Khái niệm này cho rằng sựhài lòng chỉ tập trung trên các dịch vụ điều trị [43].

Trang 16

- Sự hài lòng của người bệnh là một thái độ hướng tới một trải nghiệm vềchăm sóc sức khỏe [35] Khái niệm này nhấn mạnh khía cạnh tâm lý của người bệnh,mà điều này phụ thuộc vào tâm trạng người bệnh tại thời điểm điều tra.

- Sự hài lòng của người bệnh được xem là phần không thể thiếu của chất lượng chăm sóc sức khỏe [38].

1.1.3 Sự hài lòng của người bệnh về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng

Lợi ích của việc tiến hành các nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh là nócho người bệnh có cơ hội được đánh giá và nói lên ý kiến của họ về dịch vụ chăm sócsức khỏe họ nhận được Qua thông tin về sự hài lòng người bệnh còn giúp các chínhsách y tế xác định các vấn đề cần cải thiện như: thái độ giao tiếp, giáo dục sức khỏe,những vấn đề chất lượng trong chăm sóc, quy trình khám chữa bệnh Bên cạnh đó,biết được sự hài lòng của người bệnh để đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của họ.

Sự hài lòng của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ, màcòn phụ thuộc vào sự mong đợi của khách hàng và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếutố nên việc hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh là rất quantrọng cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Năm 2001, mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng củangười bệnh đã được Jorgen Natrost Boos và cộng sự xây dựng Theo mô hình này thìsự hài lòng của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: điều trị của bácsỹ, chăm sóc của điều dưỡng, thông tin, nhu cầu người bệnh, môi trường bệnh viện,tình trạng sức khỏe, kinh nghiệm trước đó, tiêu chuẩn xã hội, giáo dục, yếu tố tâm lývà bối cảnh bệnh viện [33].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Bích Lưu tại Thái Lan thì các yếu tố ảnh hưởng tớisự hài lòng của người bệnh được xây dựng dựa trên quy trình của chăm sóc của điềudưỡng từ lúc vào viện đến khi ra viện Quy trình này gồm 4 khía cạnh là: giao tiếp củađiều dưỡng; đảm bảo tình trạng vệ sinh buồng bệnh và khoa phòng; các hoạt động chămsóc điều dưỡng; cách cư xử của điều dưỡng với NB [40].

Một số kết quả có được từ các nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh cho thấynhu cầu hành vi của người bệnh bị ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng sức khỏe

Trang 17

của họ Khi người bệnh được tôn trọng và được tham gia vào các quyết định trongquá trình điều trị có mức hài lòng cao hơn so với việc chỉ tuân thủ theo y lệnh củathầy thuốc [31].

Nghiên cứu về kế hoạch chăm sóc cho điều dưỡng trong thời gian người bệnhnhập viện của Ingner Jansson, Ewa Pilhammar và Anna Forsberg cho rằng nhữngđiều dưỡng người mà có lập kế hoạch chăm sóc khi bệnh nhân vào viện thì sẽ nhậnthức được nhiều hơn vai trò của họ chăm sóc người bệnh [36].

Vai trò của điều dưỡng trong việc đưa ra các quyết định cuối cùng khi chăm sócngười bệnh cấp cứu của Judith A.Adams và cộng sự cho thấy vai trò của điều dưỡng làrất quan trọng trong việc đưa ra quyết định trong chăm sóc người bệnh giai đoạn cuối.Điều dưỡng tin tưởng rằng việc đưa ra quyết định đó đã bao gồm cả lợi ích của ngườibệnh và gia đình người bệnh, đặc biệt giúp cho gia đình người bệnh hài lòng người màrất khó khăn khi đưa ra các quyết định [29].

Các yếu tố liên quan tới chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng qua đánhgiá của người bệnh ra viện tại bệnh viện Banpong tỉnh Ratchaburi, Thái Lan

Trang 18

được Nguyễn Bích Lưu nghiên cứu năm 2001 cho thấy 3/5 số người bệnh cho rằng dịchvụ chăm sóc của điều dưỡng là tốt tuy nhiên họ cũng cho rằng một số hoạt động của điềudưỡng có thể cải thiện như sự giúp đỡ của điều dưỡng giúp NB thực hiện một số hoạtđộng trong bệnh viện Có 51,3% người bệnh hài lòng với chất lượng dịch vụ chăm sóccủa điều dưỡng Nghiên cứu cũng chỉ ra 4 yếu tố liên quan tới chất lượng chăm sóc là:điều kiện của nguồn lực điều dưỡng chăm sóc, kỹ năng và khả năng của người điềudưỡng, cách cư xử giữa các thành viên với nhau, thông tin y tế của điều dưỡng và sự giáodục của người bệnh [40].

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của ngườibệnh tại Bệnh viện ung thư quốc gia Mỹ, các tác giả Christopher G Lis, MarkRodeghier và Digant Gupta cho biết tỷ lệ người bệnh rất hài lòng về đội chăm sócngười bệnh tại trung tâm điều trị ung thư của Mỹ là: 67,2% người bệnh cho rằng độichăm sóc giúp họ hiểu được tình trạng sức khỏe của họ; 70,6% người bệnh được giảithích về các điều trị của họ; 72,2% người bệnh cho rằng đội chăm sóc dành nhiềuthời gian cho họ; 84,9% người bệnh cho rằng các thành viên trong đội chăm sóc chohọ chu đáo [39].

1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về sự hài lòng người bệnh đối với hoạt chăm sóccủa điều dưỡng

Năm 2010 nghiên cứu trên 96 bệnh viện trong cả nước tác giả Nguyễn Bích Lưucho thấy vẫn còn 16% bệnh viện đang thực hiện mô hình chăm sóc theo công việc với lýdo là thiếu nhân lực (7/2009) Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ thấp (1,27/1) khiến cho người điềudưỡng phải gắng sức mình để thực hiện y lệnh điều trị của bác sĩ, chưa nói đến việc dànhthời gian chăm sóc hỗ trợ tâm lý tình cảm cho người bệnh Thói quen phụ thuộc củangười điều dưỡng, sự quá tải công việc, sự thiếu nhân lực là rào cản chính trong thựchiện chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD) hiện nay Trình độ điều dưỡng còn thấp,tỷ lệ điều dưỡng tốt nghiệp trình độ cao đẳng – đại học dưới 10% và tỷ lệ điều dưỡngtrung học là > 80% dẫn đến tính chủ động trong chăm sóc, khả năng nhận định và raquyết định độc lập trong chăm sóc kéo theo hiệu suất, chất lượng chăm sóc điều dưỡnghạn chế Công tác hành chính, giấy tờ của điều dưỡng chiếm tỷ lệ thời gian tương đươngvới thời

Trang 19

gian trực tiếp chăm sóc người bệnh (28%) Hiện nay, hầu hết các bệnh viện củachúng ta đang sử dụng sổ sách và phương pháp ghi chép truyền thống là chính, cácthủ tục thanh toán viện phí tại các khoa phòng cũng là gánh nặng cho điều dưỡng, họphải dành quá nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính bởi thiếu hệ thống thư ký ykhoa Nhận thức của cán bộ, sự tự ti, an phận của nhân viên y tế về người điều dưỡngcũng phần nào ảnh hưởng tới mức độ bao phủ và mở rộng CSNBTD tại các bệnh viện[10].

Nghiên cứu của Trần Quang Huy năm 2009 tại bệnh viện Việt Nam – ThụyĐiển Uông Bí cho thấy mô hình chăm sóc người bệnh theo đội đáp ứng được quanđiểm chăm sóc người bệnh toàn diện Hầu hết điều dưỡng đã thể hiện rõ vai trò, tráchnhiệm của của mình và phát huy được chức năng nghề nghiệp độc lập khi chăm sócngười bệnh trong nắm bắt thông tin về người bệnh, tình hình ăn nghỉ, diễn biến bệnhvà tư vấn hướng dẫn cho NB Tuy nhiên điều dưỡng cần lưu ý hơn trong nhận định,tiên lượng các nguy cơ xảy ra biến chứng để có kế hoạch phòng ngừa cho bệnh nhân.Người bệnh và thân nhân người bệnh đều hài lòng và đánh giá cao về tinh thần tháiđộ phục vụ của nhân viên y tế Hầu hết các nhân viên y thế tham gia khảo sát đều hàilòng với mô hình này, trách nhiệm cá nhân phải cao hơn và phải tích cực hơn [8].Nghiên cứu này đã đánh giá được công tác chăm sóc người bệnh từ phía các thànhviên của đội chăm sóc, mối quan hệ giữa các thành viên trong đội và sự hài lòng củacác thành viên trong đội chăm sóc Tuy nhiên chỉ tính được tỷ lệ % có thực hiện côngviệc chứ không biết các thành viên thực hiện công việc ở mức độ nào.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều và công sự về thực trạng và một số giảipháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại việnchấn thương chỉnh hình - Bệnh viện trung ương quân đội 108 từ tháng 4/2006 đến6/2007 Kết quả cho thấy người bệnh đánh giá công tác chăm sóc theo dõi những yếu tốcơ bản như mạch, nhiệt độ, huyết áp và làm các xét nghiệm được thực hiện ở mức độ cao( đạt > 90%), công tác chăm sóc theo dõi chuyên khoa sâu như chuẩn bị bệnh nhân trướcmổ, chế độ ăn uống, việc giáo dục sức khỏe, phòng bệnh và chế độ tập luyện được NBđánh giá ở mức độ thấp hơn (đạt < 90%) [1].

Trang 20

Tuy nhiên hạn chế trong nghiên cứu này là chưa tính tỷ lệ trung bình của từng nộidung chăm sóc và cũng chưa có tỷ lệ trung bình chung của các nội dung chăm sócngười bệnh là bao nhiêu.

Nghiên cứu đánh giá bước đầu kết quả chăm sóc toàn diện cho người bệnh tạikhoa ngoại sản bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh năm 2009 Nguyễn Thị Hiền và cộngsự cho thấy công tác tiếp đón, hướng dẫn nội quy khoa phòng được người bệnh đánh giáđạt 100% Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị có 93,4% người bệnh cho là đạt yêu cầu Công táctheo dõi, chăm sóc, giải thích cho người bệnh có 90% người bệnh đánh giá công tác giảithích trước khi làm thủ thuật, giải thích chế độ ăn uống đạt yêu cầu Có 93,3% ngườibệnh đánh giá đạt về công tác thực hiện thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc và côngkhai thuốc vật tư tiêu hao [7] Ưu điểm của nghiên cứu là đã tính được tỷ lệ % các nộidung chăm sóc của điều dưỡng đạt yêu cầu Tuy nhiên chưa đánh giá được đầy đủ cácnội dung chăm sóc toàn diện như công tác vệ sinh, vận động Cỡ mẫu của nghiên cứuchỉ tiến hành trên 30 người bệnh nên chưa phản ánh đúng được chất lượng chăm sóc củađiều dưỡng tại khoa.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh về đánh giá kỹ năng giao tiếp trongđiều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận, năm 2006 chothấy có từ 65,54% đến 74% ý kiến của người bệnh và gia đình người bệnh đánh giá nhânviên y tế luôn có thái độ phục vụ, giao tiếp, ứng xử tốt Có 90,7% đến 94,27% ý kiếnngười bệnh đánh giá nhân viên y tế luôn có sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với ngườibệnh và gia đình người bệnh 100% người bệnh và người nhà người bệnh đánh giá nhânviên y tế không có biểu hiện gợi ý, nhận tiền, quà biếu và giao tiếp giữa các nhân viênluôn lịch sự, tôn trong lẫn nhau [9].

Nghiên cứu của Trần Thị Hà Giang về đánh giá sự hài lòng của người bệnh vềdịch vụ khám chữa bệnh tai khoa khám bệnh – Bệnh viện Da liễu trung ương cho thấy tỷlệ người bệnh hài lòng về thời gian chờ đợi thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh là 21,3%;hài lòng về giao tiếp và tương tác với nhân viên y tế là 43,8%; hài lòng về giao tiếp vàtương tác với bác sỹ là 66,7%; hài lòng với cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trườngbệnh viện là 78,3%; hài lòng với kết quả khám chữa bệnh là

Trang 21

57,3% Các yếu tố liên quan tới sự hài lòng là: Tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trìnhđộ học vấn, số lần đến khám của NB [5].

Với đề tài đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe củabệnh nhân nội trú tại bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tỉnh Bình Địnhnăm 2011, Nguyễn Thu cho thấy sự hài lòng của người bệnh với chất lượng chăm sócsức khỏe (CSSK) được xác định dựa vào 4 yếu tố: thời gian chờ đợi tiếp cận chămsóc, tiếp cận và tương tác với nhân viên bệnh viện, điều kiện cơ sở vật chất và kết quảnằm viện Kết quả điều tra cho thấy rằng tỉ lệ hài lòng về giao tiếp và tương tác vớinhân viên bệnh viện là thấp nhất (47,9%) Tiếp đến là thời gian chờ đợi nhận dịch vụCSSK (72,9%) Tiếp theo đó là tỉ lệ hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị (79,2%)và hài lòng về kết quả CSSK tại bệnh viện (85,4%) Tỉ lệ người bệnh hài lòng vớicông tác vệ sinh và cảnh quan trong bệnh viện rất cao gần như tuyết đối (98,3 -100%) Có tới 87,5% người bệnh sẵn sàng giới thiệu người khác đến khám chữa bệnhtại bệnh viện Tuy nhiên, tỷ lệ hài lòng chung với dịch vụ CSSK tại bệnh viện thấpchỉ có 59,4% [23].

Nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn cho thấy công tác chăm sóc người bệnh theomô hình đội đạt hiệu quả cao trong chăm sóc, đặc biệt là hoạt động đi buồng đội vàomỗi buổi sáng Người bệnh và người nhà người bệnh cũng được phát huy vai tròtrong hoạt động chăm sóc dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên Kết quả cũng chothấy mức độ hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh là rất cao Các nhiệmvụ được điều dưỡng viên thường xuyên thực hiện với tỷ lệ khá cao, điều dưỡng tự tinvà rất tự tin khi thực hiện nhiệm vụ Tuy nhiên còn một số nhiệm vụ mà điều dưỡngviên chưa thường xuyên thực hiện là: chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB; chăm sócphục hồi chức năng cho NB; giám sát người nhà hỗ trợ chăm sóc NB; tư vấn giáo dụcsức khỏe cho NB [26].

Nghiên cứu về thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét củangười bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2011 tác giảBùi Thị Bích Ngà cho biết: điều dưỡng viên làm tương đối tốt các chức năng cơ bản như:hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ (đạt 84,2%) Theo dõi, đánh giángười bệnh (80,5%); tiếp đón người bệnh (đạt 78,9%) Các chức

Trang 22

năng chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tinh thần người bệnh; chăm sóc hỗ trợ dinh dưỡng ăn uống;tư vấn, giáo dục sức khỏe đạt lần lượt là 66,2%; 55,6%; 49,6% Tuy vậy công tác chămsóc, hỗ trợ người bệnh nặng vệ sinh cá nhân hàng ngày chủ yếu do người nhà chăm sóc(86,3%) Các yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc của điều dưỡng từ phía người bệnhlà các yếu tố về nơi cư trú, số lần nằm viện và cách thức điều trị của người bệnh có ảnhhưởng đến việc nhận xét công tác chăm sóc của điều dưỡng Từ phía nhân viên y tế gồmcác yếu tố: số lượng điều dưỡng (ĐD) không đủ: (tỉ lệ ĐD/Bs đạt 1/1,52) thiếu so với quiđịnh kiểm tra cuối năm của Vụ YHCT, thiếu nhiều so với qui định về nhân lực tronghướng dẫn thực hiện thông tư 07/2011/TT-BYT Chất lượng chuyên môn của đội ngũđiều dưỡng chưa đáp ứng đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của công tác chăm sóc ngườibệnh (CSNB) Nguyên nhân là do cơ cấu đội ngũ điều dưỡng không đồng đều cả về trìnhđộ, nội dung được đào tạo cũng như sự hạn chế trong công tác đào tạo liên tục và tinhthần tự học của điều dưỡng viên (ĐDV) Tỉ lệ ĐD đại học, cao đẳng còn thấp (13%);50% điều dưỡng trình độ trung cấp là y sĩ y học cổ truyền chuyển đổi sang ĐDV Đặcbiệt, ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của ĐDcòn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị [14].

Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú về chất lượng dịch vụkhám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2011 kết quả cho thấy:

- Tỷ lệ hài lòng về thông tin cung cấp tại bệnh viện của khoa khám chữa bệnhtheo yêu cầu là 62,7%; khoa ngoại tổng quát là 31%; thấp nhất ở khoa nội nhi(25,4%).

bệnh theo yêu cầu 71,8%; khoa ngoại tổng quát 50,7%; khoa nội nhi 29,6%

- Tỷ lệ hài lòng về cơ sở vật chất của khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu 94,4%; khoa ngoại tổng quát 31%; khoa nội nhi 26,1%.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu 94,4%; khoa ngoại tổng quát 70,4%; khoa nội nhi 66,9%.Sự hài lòng chung về dịch vụ khám chữa bệnh cao nhất ở khoa khám

Trang 23

chữa bệnh theo yêu cầu (90,8%), sau đó là khoa ngoại tổng quát (35,2%), cuối cùng thấp nhất là khoa nội nhi (21,1%).

Các yếu tố liên quan là: nhóm tuổi, khu vực sinh sống, nghề nghiệp, các nhómcó thu nhập trung bình/tháng [15].

Trang 24

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện được UBND tỉnh xếp hạng I tuyến tỉnh trực thuộc Sở y tế Nghệ An với cơ cấu 650 giường bệnh kế hoạch.

* Chức năng và nhiệm vụ Nhiệm vụ:

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng

- Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền - Đào tạo

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc sở Y tế giao Chức năng:

Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng Y họccổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồnvà phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và làcơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vịnhu cầu.

Những năm qua, toàn thể lãnh đạo, CBVC Bệnh viện đã không ngừng phấnđấu xây dựng Bệnh viện phát triển về mọi mặt Bệnh viện luôn chú trọng đến việc bồidưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ, thường xuyên rà soát lại tất cả các khoaphòng về khả năng và trình độ chuyên môn của từng bộ phận, chuyên ngành để lậpkế hoạch tập huấn, đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học hàng đầu, bệnh viện vàviện lớn.

Trang 25

Trong tổng số 392 cán bộ viên chức của Bệnh viện, có 20 Bác sĩ, dược sĩ,Điều dưỡng Chuyên khoa II, 142 người trình độ Thạc sĩ, Chuyên khoa I và tỷ lệ sauđại học, đại học đạt trên 62%; trở thành một trong những đơn vị có tỷ lệ nguồn nhânlực y tế chất lượng cao nhất tỉnh.

Phát huy hiệu quả tinh hoa dược học cổ truyền, những năm gần đây, Bệnh viện Yhọc cổ truyền Nghệ An đã chú trọng đầu tư hệ thống máy móc phục vụ sản

xuất, chế biến dược liệu hiện đại, tạo dây chuyền khép kín, đồng bộ theo quy trình 2.2 Thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Qua khảo sát trên 385 NB ra viện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023, kết quả cho thấy:

Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu tham gia phát vấn

Trang 27

nhóm đã kết hôn chiếm phần lớn với tỉ lệ 74,5%, nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhómly hôn/ly thân với tỷ lệ 1,8% Trình độ học vấn nhóm THPT chiếm đa phần với37,1% và nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên đại học với 2,6% Nghề nghiệp phần lớnđối tượng nghiên cứu là nông dân chiếm 26,2% và cán bộ công chức nhà nước chiếm24,2% Tỷ lệ người bệnh nhập viện trong tình trạng cấp cứu chiếm 37,7% Loạiphòng mà người bệnh nằm 51,7% là phòng dịch vụ và 48,3% là phòng bình thường.Thời gian nằm viện của người bệnh phần lớn là dưới 1 tuần (61,8%) Số lần nhậpviện tại bệnh viện trong 5 năm vừa qua của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là 01 lầnvới 84,4%.

2.2.2 Sự hài lòng của người bệnh về hoạt động chăm sóc điều dưỡng tại Bệnh viện Yhọc cổ truyền Nghệ An.

Bảng 2: Hài lòng về các chăm sóc hỗ trợ về tinh thần của điều dưỡng

Trang 28

Đánh giá về các chăm sóc hỗ trợ tinh thần cho NB

Bảng 2 thể hiện đánh giá của NB về công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần củađiều dưỡng, có 95,3% người bệnh được thường xuyên quan tâm thăm hỏi, 3,9%người bệnh thỉnh thoảng mới được hỏi thăm tình trạng sức khỏe Có 95,3% ngườibệnh thường xuyên được điều dưỡng sẵn sàng giúp đỡ khi chăm sóc hay khi ngườinhà người bệnh đi gọi trong ngày cũng như trong đêm trực Không có trường hợp nàođiều dưỡng không sẵn lòng giúp đỡ Hơn 80% người bệnh được các nhân viên y tếđộng viên an ủi để người bệnh yên tâm điều trị, 14,8% người bệnh thỉnh thoảng móiđược các điều dưỡng động viên Tỉ lệ mà người bệnh được tôn trọng trong khi chămsóc qua giao tiếp hay việc che phủ những vùng nhạy cảm trong khi thực hiện các kỹthuật chăm sóc là 94%.

Đánh giá chung về công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng đượcngười bệnh cho rằng 81,3% đạt và 18,7% là tỷ lệ NB đánh giá không đạt yêu cầu.

Bảng 3: Hài lòng về kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan