báo cáo tình hình nghiên cứu phát triển và sử dụng thuốc y học cổ truyền tại việt nam báo cáo dược cổ truyền 2

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo tình hình nghiên cứu phát triển và sử dụng thuốc y học cổ truyền tại việt nam báo cáo dược cổ truyền 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tại tuyến xã hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, khả năng đáp ứng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân còn rất hạn chế do năng lực cán bộ có hạn, hàng năm cán bộ y tế hầu như

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUPHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG THUỐC Y

HỌC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM

BÁO CÁO DƯỢC CỔ TRUYỀN 2

HẢI PHÒNG, NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUPHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG THUỐC Y

HỌC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM

BÁO CÁO DƯỢC CỔ TRUYỀN 2

Bộ môn: Dược liệu – Dược cổ truyềnNhóm thực hiện: Nhóm 1 – Tổ 3 – Lớp Dược K8B

Lê Tuấn Anh

Nguyễn Thị Quỳnh AnhVũ Thị Vân AnhLương Thị Quỳnh ChiLê Bá Cao

Đào Trọng ĐứcNguyễn Văn Dũng

Trang 3

HẢI PHÒNG, NĂM 2023MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……….……… iĐẶT VẤN ĐỀ 1I Thực trạng về tình hình phát triển và sử dụng thuốc Y học cổ truyền tại Việt Nam 3II Xu hướng phát triển của Y học cổ truyền tại Việt Nam 7III Chiến lược- phương hướng phát triển của Y học cổ truyền tại Việt

Nam 8IV Giải pháp củng cố sự phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc YHCT tại Việt Nam 10TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT1 YHCT: Y học cổ truyền

2 YHHĐ: Y học hiện đại3 BYT: Bộ y tế

4 CCSK: Chăm sóc sức khỏe5 KCB: Khám chữa bệnh6 TYT: Trạm y tế7 DVYT: Dịch vụ y tế

i

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có truyền thống lâu đời về Y học cổ truyền (YHCT), nền Y học cổ truyền Việt Nam được khai sinh đồng thời với sự xuất hiện của loài người trên trái đất Trảiqua hàng nghìn năm lịch sử, Y học cổ truyền Việt Nam đã trở thành một nền y học chính thống của dân tộc góp phần không nhỏ trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân Ngày nay hệ thống y tế Việt Nam cũng như hệ thống khám chữa bệnh (KCB) bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại(YHHĐ) đã bao phủ khắp từ Trung ương đến địa phương Tuy nhiên việc phát triển Y học cổ truyền tại tuyến xã trong cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ làm công tác Y học cổ truyền ở tuyến xã còn thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng Cán bộ Y học cổ truyền tuyến xã ít được đào tạo lại cũng như cập nhật kiến thức Một số xã chưa có cán bộ chuyên trách về Y học cổ truyền Công tác tuyên truyền, tư vấn các biện pháp khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng thuốc Nam và phương pháp chữa bệnh không dùngthuốc còn thấp, hướng dẫn nhân dân trồng và sử dụng thuốc Nam chưa được triển khai rộng rãi Tại tuyến xã hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, khả năng đáp ứng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân còn rất hạn chế do năng lực cán bộ có hạn, hàng năm cán bộ y tế hầu như không được tập huấn hay đào tạo lại kiến thức và kỹ năng về Y học cổ truyền cho nên chưa phát huy được thế mạnh của Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe ban đầu Việc kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại tại tuyến cơ sở đã và đang được thực hiện, tuy nhiên số lượng bệnh nhân được khám bệnh, chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp Y học cổ truyền còn rất thấp

Vậy thực trạng tổ chức hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền tại Việt Nam như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền tại Việt Nam ? Và giải pháp nào để nâng cao hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền tại Việt Nam ? Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành làm báo cáo với đề tài: “Tình hình nghiên cứu phát triển và sử dụng thuốc y học cổ truyền tại việt nam” với các mục tiêu sau:

1

Trang 6

1 Thực trạng về tình hình phát triển và sử dụng thuốc Y học cổ truyền tại Việt Nam.2 Xu hướng phát triển của Y học cổ truyền tại Việt Nam.

3 Chiến lược và phương hướng phát triển của Y học cổ truyền tại Việt Nam.4 Đề xuất giải pháp để củng cố sự phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc Y học cổ truyền tại Việt Nam.

2

Trang 7

I Thực trạng về tình hình phát triển và sử dụng thuốc Y học cổ truyền tại Việt Nam.

1.1 Quá trình phát triển của YHCT Việt Nam

YHCT Việt Nam ra đời rất sớm và gắn liền với sự phát triển của truyền thống văn hóa dân tộc Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, YHCT Việt Nam đã đúc kết được những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có hiệu quả Nền YHCT Việt Nam còn được phát triển trong sự giao lưu với Trung Quốc và các nước trong khu vực Bằng sự xuất hiện của nhiều danh y nổi tiếng như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Đại Năng, Hoàng Đôn Hòa… đã để lại những công trình, những cách chữa bệnh công hiệu, những bài thuốc quý lưu truyền qua nhiều thế hệ Thời kỳ Hồng Bàng và các Vua Hùng, nhân dân ta đã biết ăn trầu để làm ấm người, phòng chống ngã nước (sốt rét), nhuộm răng để làm chắc chân răng, chống sâu răng, viêm lợi; ăn gừng, ăn tỏi để chống rối loạn tiêu hóa Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh ở thế kỷ XIV là một danh y nổi tiếng mở đường cho sự nghiên cứu thuốc Nam, xây dựng nền móng cho nền Đông y Việt Nam, vào thời mà hầu hết các nước Đông Nam Á đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền YHCT Trung Hoa thì Tuệ Tĩnh đã đưa ra quan điểm“Nam dược trị Nam nhân” (thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam) Đây là quan điểm hết sức khoa học, vừa thể hiện tính nhân văn, nhân bản cao, vừa thể hiện được tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc Với 2 Bộ sách nổi tiếng là “ Nam dược thần hiệu” và “ Hồng Nghĩa Giác Tư Y thư” là một cống hiến rất lớn cho đất nước tạo dựng nên một sự nghiệp y dược mang tính dân tộc, đại chúng và sáng tạo, làm nền móng cho nền YHCT Việt Nam.Dưới triều đại nhà Lê có đại danh y Lê Hữu Trác, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông Ông là người tâm huyết với nghề thuốc Trong cuộc đời làm nghề y, Ông đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm để lại cho đời sau những tài sản vô giá Bộ sách Hải Thượng Y tông tâm lĩnh từ lâu đã được Y giới Việt Nam xem là bộ Bách khoa toàn thư y học thế kỷ XVIII và cũng là bộ sách y học lớn nhất của nền Đông y Việt Nam Bộ sách quý này không những đã làm “sáchgối đầu giường” cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam hàng trăm năm trước đây, mà còn là một hệ thống y lý, di sản y học quý báu nhất của dân tộc được các nhà khoa học hiện đại đánh giá như là “một kỳ công y học của dân tộc và Thế giới” Ông thật xứng đáng là người đã dựng “ngọn cờ đỏ thắm” trong nền y học nước nhà, là tấm

3

Trang 8

gương sáng chói về y đức, y đạo, y thuật cho đời sau noi theo Dưới thời Pháp thuộc (1884-1945), YHCT vẫn được người dân đặc biệt là dân nghèo thành thị và hầu hết người dân nông thôn sử dụng mỗi khi đau ốm, nhờ vậy mà nó được bảo tồn và phát triển Hòa bình lập lại, đánh giá cao vai trò và tiềm năng của nền YHCT trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, năm 1957, Đảng và Nhà nước đã chothành lập Viện Đông Y Việt Nam và Vụ Đông Y - BYT nhằm mục đích đoàn kết giới lương y, những người hành nghề Đông y với người hành nghề Tây y thực hiện đường lối “Kế thừa, phát huy, phát triển YHCT, kết hợp với YHHĐ, xây dựng nền yhọc Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng” Trong những năm của thập kỷ 70 và những năm đầu của thập kỷ 80, Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới KCB bằng YHCT từ trung ương đến địa phương Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có bệnh viện YHCT; trên 90% các bệnh viện YHHĐ có khoa YHCT Tuy nhiên, vào những năm cuối của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, do ảnh hưởng bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường mà ngành y tế cũng như một số ngành khác chưa chuyển đổi kịp nên sốTYT xã, phường có hoạt động YHCT trong cả nước giảm mạnh, trung bình cả nước chỉ còn 12% số TYT xã, phường còn hoạt động KCB bằng YHCT.

Từ năm 2003, đặc biệt là từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QĐ 222/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về YDCT đến năm 2010, đây là văn bản có tính định hướng phát triển tổng thể nền YDCT Việt Nam, sau 8 năm thực hiện các kết quả đạt được tuy chưa đáp ứng hết các mục tiêu đã đề ra, songnhững kết quả ấy đã có sự khác biệt lớn so với trước năm 2003 Tiếp đó năm 2008, ngày 04/7/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 24-CT/TW về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông Y Việt Nam trong tình hình mới, ngày 31/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2166/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 Qua phân tích đánh giá thực trạng nền YDCT Việt Nam trước năm 2003 và sau năm 2003 cho thấy những thành tựu đạt được của nền YDCT đã có sự khác biệt đáng kể, sự khác biệt đó được thể hiện trên các lĩnh vực như: Hệ thống quản lý nhà nước; hệ thống KCB trong và ngoài công lập; hệ thống đào tạo nguồn nhân lực; hệ

4

Trang 9

thống nuôi trồng, sản xuất và cung ứng thuốc YHCT; kết quả KCB… Sự khác biệt trên gắn liền với sự thay đổi cơ chế, chính sách.

1.2 Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực Y, Dược cổ truyền: * Cơ sở đào tạo:

- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (thành lập năm 2005)

- Khoa YHCT trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Huế

-Một số trường đại học y có bộ môn YHCT: Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đại học Cần Thơ, Học viện Quân y

- Bệnh viện YHCT trung ương, Bệnh viện Châm cứu trung ương, Viện YHCT Quânđội

- Hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng y, dược của trung ương và địa phương có bộ môn đào tạo y sỹ YHCT 02 trường trung học YHCT dân lập

1.3 Hệ thống cung ứng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Hiện nay, Việt Nam có hơn 500 cơ sở kinh doanh, sản xuất dược liệu, thuốc YHCT, hệ thống cung ứng dược liệu bao gồm các công ty, cơ sở kinh doanh dược liệu

1.4 Thực trạng cung ứng dịch vụ y tế tại tuyến xã:

Theo niên giám thống kê y tế năm 2011, hiện nay cả nước có 11.730 trạm y tếvới 49.470 giường bệnh chiếm 18,78% so với tổng số giường bệnh chung, trong đó có 11.020 trạm y tế xã, phường và 710 trạm y tế các ngành Tổng số nhân lực của Việt Nam là 279.797 người, trong đó nhân lực tại tuyến xã là 67.999 người, số cán bộ tại tuyến xã có trình độ bác sỹ là 7.785 người (chiếm tỷ lệ 11,4%).Theo số liệu khảo sát của Bộ Y tế năm 2011, trong tổng số 186.005.784 lượt khám và điều trị có 47,2% số bệnh nhân được khám và điều trị tại TYT xã, TYT đã phát huy một cách hiệu quả và tương đối toàn diện công tác CSSK và các chức năng nhiệm vụ theo quyđịnh như công tác KCB, Y tế dự phòng, sức khỏe sinh sản, YHCT Đối với bệnh nhân KCB bằng BHYT có khoảng 29,9% số lượt khám BHYT tại tuyến xã Trên thực tế, người nghèo có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) tuyến huyện và tuyến xã, trong khi đó người giàu lại thường sử dụng dịch vụ y tế cả nội trú và ngoại

5

Trang 10

trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương Mặc dù việc sử dụng DVYT tại tuyến xã chiếm tỷ lệ cao trong tổng số KCB nhưng thực tế có khoảng 70% số bệnh nhân vượt tuyến để điều trị tại tuyến trung ương lại có thể điều trị được ở tuyến huyện và tuyến xã; 69,7% bệnh nhân vượt tuyến ở tuyến huyện có thể điều trị được ở tuyến xã Trong những năm gần đây, có sự thay đổi về nhân lực Y tế tại tuyến huyện và tuyến xã: số nhân lực tại TYT đạt 11%, số nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao tại tuyến xã cũng có sự gia tăng đáng kể Qua khảo sát tại 12 tỉnh đại diện cho các vùng trong cả nước, số TYT có bác sỹ tăng từ 44,3% năm 2000 lên 70,6% năm 2011 Năm 2000, tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế trong cả nước đạt 73%, năm 2005 là 78% và năm 2010 đã tăng lên 87% Chính vì lý do trên, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tăng cường y tế cơ sở trong tình hình mới, ngày 08/12/2014,Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 117/NĐ-CP, Nghị định quy định về y tế xã, phường thị trấn

1.5 Kết quả hoạt động của YHCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng YHCT đã là vấn đề được ngành Y tế ViệtNam chú trọng phát triển từ lâu Trong những năm của thập kỷ 60 - 70 20 của thế kỷtrước, Việt Nam đã xây dựng thành công mô hình YHCT tại các trạm y tế xã ở các tỉnh phía Bắc, hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực trong chăm sóc sức khỏecộng đồng Tuy nhiên hoạt động này đã tạm lắng xuống trong những năm của Thập kỷ 90 và một số năm đầu của Thế kỷ 21 Hoạt động KCB bằng YHCT tại trạm y tế xã, phường đã phát triển trở lại sau khi Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách quốc gia về Y dược cổ truyền và một số các văn bản về công tác YDCT, hoạt động này thể hiện qua các số liệu sau: năm 2005 số trạm y tế triển khai hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT chỉ đạt tỷ lệ 27% trên tổng số gần 11.000 xã phường trong cảnước, năm 2009 tỷ lệ này đã đạt 76,2%; số trạm có triển khai trồng vườn thuốc mẫu năm 2009 đạt 69,3% Điều này cho thấy các chính sách của Việt Nam trong công tácphát triển YHCT nói chung và YHCT tuyến cơ sở nói riêng đã có tính khả thi tương đối cao Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT trên tổng số khám, chữa bệnh chung tại trạm y tế cũng tăng dần: năm 2006 tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền tỷ lệ này là 16,9% Năm 2009 tỷ lệ này đã đạt

6

Trang 11

20,6% Nhiều trạm y tế xã đã phát huy rất tốt hiệu quả của bộ phận khám chữa bệnh bằng YHCT, đưa tỷ lệ người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bằng YHCT tạitrạm y tế xã đạt tỷ lệ trên 30% Một số địa phương tỷ lệ người dân trong cộng đồng tự sử dụng các phương pháp phòng và điều trị một số chứng bệnh bằng YHCT thôngthường chiếm tỷ lệ trên 50%.

II Xu hướng phát triển của Y học cổ truyền tại Việt Nam.

Y dược học cổ truyền Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã từng bước lồng ghép Y dược cổ truyền vào hệ thống Y tế quốc gia, phát huy được vai trò to lớn của Y dược cổ truyền Đường lối phát triển Y dược học cổ truyền Việt Nam đã được khẳng định nhất quán trong nhiều năm qua là: Kế thừa, phát huy, phát triển y dược học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại

Nền Y học cổ truyền Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với lịch sửphát triển của dân tộc Việt Nam Trải qua nhiều thế hệ, các thầy thuốc Y học cổtruyền Việt Nam đã xây dựng nền Y học cổ truyền vững mạnh phục vụ sự nghiệpchăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Y học cổ truyền Việt Nam với các phương pháp phòng và chữa bệnh đã phụcvụ hiệu quả cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ xưa tới nay Nhiềuphương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, khí công,dưỡng sinh không chỉ người dân Việt Nam ưa chuộng sử dụng chữa bệnh màngười dân nhiều nước trên thế giới cũng rất tin tưởng và ưa thích, nó trở thànhphương pháp chữa bệnh độc đáo trên thế giới Theo Tổ chức Y tế thế giới đánh giáViệt Nam là một trong năm nước hàng đầu thế giới có hệ thống y học cổ truyền pháttriển lâu đời và đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hiện đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đạiđang là mục tiêu và yêu cầu phát triển của thời đại Việc tìm ra những phươnghướng thích hợp để hiện đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với yhọc hiện đại mang đậm đà bản sắc dân tộc là vấn đề mang tính chiến lược hiện nay.

7

Trang 12

Ngày 25/12/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1893/QĐ-TTg quyếtđịnh ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyềnvới y dược hiện đại đến năm 2030 với mục tiêu phát triển toàn diện y dược cổtruyền, tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại nhằm bảo vệ, chămsóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

III Chiến lược- phương hướng phát triển của Y học cổ truyền tại Việt Nam.

3.1 Quan điểm phát triển

a) Y dược cổ truyền Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

b) Phát triển nền y dược cổ truyền là góp phần bảo tồn bản sắc, phát huy và phát triển một bộ phận văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam.

c) Tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh.

d) Phát triển toàn diện y dược cổ truyền trong tất cả các khâu: tổ chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám chữa bệnh, nuôi trồng dược liệu,bảo tồn các cây con làm thuốc quý hiếm, sản xuất thuốc.

đ) Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút nguồn lực của xã hội cho phát triển y dược cổ truyền và kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiên đai.3.2 Mục tiêu

Phát triển toàn diện y dược cổ truyền, tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, cụ thể:

a) Phát triển toàn diện y dược cổ truyền

- Tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiếtbị trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền.

8

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan