nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cọc trắng thu hái tại hải phòng tiểu luận nghiên cứu dược liệu biển

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cọc trắng thu hái tại hải phòng tiểu luận nghiên cứu dược liệu biển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNGNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬTVÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂYCỌC TRẮNG THU HÁI TẠI HẢI PHÒNG TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU BIỂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬTVÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂYCỌC TRẮNG THU HÁI TẠI HẢI PHÒNG

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU BIỂN

HẢI PHÒNG, NĂM 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬTVÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂYCỌC TRẮNG THU HÁI TẠI HẢI PHÒNG

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU BIỂN

Bộ môn: Dược liệu – Dược cổ truyềnNhóm thực hiện: Nhóm 1 – Tổ 4 – Lớp Dược K8B

Lê Tuấn Anh

Nguyễn Thị Quỳnh Anh Vũ Thị Vân Anh Lương Thị Quỳnh Chi

HẢI PHÒNG, NĂM 2022

Trang 3

Đặc biệt, chúng em muốn gửi lời cảm ơn cô TS DS Ngô Thị Quỳnh Mai - Trưởng bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền Trường ĐH Y Dược Hải Phòng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và cung cấp cho chúng em những kiến thức quý báu, tài liệu tham khảo trong suốt quá trình chúng em học tập và nghiên cứu, để chúng em có thể hoàn thành tiểu luận một cách tốt nhất.

Chúng em xin đặc biệt cảm ơn chuyên gia, TS Đàm Đức Tiến- Viện Tài Nguyên và Môi Trường Biển- Trung tâm Nghiên cứu Dược Liệu Biển- Đại học Y Dược Hải Phòng đã chỉ ra hướng nghiên cứu, hướng dẫn, và nhiệt tình cung cấp tài liệu cho chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện bài tiểu luận

Bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học trong điều kiện kiến thức của chúng em còn hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhưng dưới sự tìm tòi, nghiên cứu của bản thân, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, chúng em đã hoàn thành để tài được giao Tuy nhiên, bài tiểu luận của chúng em cũng không tránh được những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những đóng góp chân thành của thầy cô và các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

i

Trang 4

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1 Đối tượng nghiên cứu 4

2 Phương pháp nghiêm cứu 4

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 5

Trang 5

1 Chiết phân đoạn dược liệu 11

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TS: Tiến sĩDS: Dược sĩ

SKLM: Sắc kí lớp mỏngEtOAc: Ethyl acetat

iv

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1: Kết quả định tính thành phần hóa học trong cây Cọc trắng……… 18Bảng 2: Pha dung dịch………24Bảng 3: Dữ liệu xây dựng đường chuẩn……….24

v

Trang 8

Hình 2.3 Ngâm tiêu bản với acid acetic……….…… … 8

Hình 2.4 Rửa tiêu bản sau khi nhuộm xanh Methylen……… ….8

Hình 2.5 Ngâm tiêu bản với đỏ Carmin……… 9

Hình 2.6 Phương pháp lên tiêu bản giọt ép……… … 9

Hình 2.7 Vi phẫu thân cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd……….… 10

Hình 2.8 Vi phẫu lá cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd………….… 10

Hình 3.1 Dược liệu sau khi được chia nhỏ và sấy khô……….….11

Hình 3.2 Dịch chiết……….… 11

Hình 3.3 Khối lượng bình cầu khi chưa cô cạn dịch chiết……… 12

Hình 3.4 Cô cạn dịch chiết……….…12

Hình 3.5 Khối lượng bình cầu sau khi đã cô cạn dịch chiết……… 12

Hình 3.6 Cao toàn phần sau khi phân tán bằng nước nóng……… 13

Hình 3.7 Chiết với n-hexan……… ….……13

Hình 3.8 Dịch chiết phân đoạn – hexan được chia vào 4 ống nghiệm……… 13nHình 3.9 Dịch chiết phân đoạn nước lắc phân đoạn với Ethyl acetat………… 14

Hình 3.10 Chất lỏng trước khi cho H2SO4 đậm đặc……….… 14

Hình 3.11 Chất lỏng sau khi cho H2SO4 đậm đặc……….…….15

Hình 3.12 Giấy lọc ban đầu……….…… 15

Hình 3.13 Giấy lọc sau khi hơ nóng cho bay hết dung môi 15

Hình 3.14 Sau khi nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào cắn 16

Hình 3.20 Quan sát SKLM dưới ánh sáng thường……….…19

Hình 3.21 Quan sát SKLM dưới tia UV có bước sóng 254nm……… 19

Hình 3.22 Quan sát SKLM hiện màu với thuốc thử H2SO4 10% 19

Hình 3.23 Nghiền dược liệu……… 21

Hình 3.24 Dược liệu đã sấy……….… 21

Hình 3.25 Hàm ẩm của dược liệu sau sấy……….….21

Hình 3.26 Cân dược liệu……… 21

Hình 3.27 Chiết siêu âm với n-hexan……… 22

Hình 3.28 Loại bỏ -hexan, lấy cắn……… 22nHình 3.29 Chiết cắn với Methanol……….22

Hình 3.30 Dịch chiết dược liệu với Methanol đã loại bỏ cắn… ……… …22vi

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đadạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, biển,…Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam có tổng chiều dài bờ biển khoảng 3.260km làm ranh giới phía tây của biển Đông, với diện tích mặt nước rộng hơn1.000.000 km là một trong những biển quan trọng nhất của thế giới, có nguồn sinh2

vật biển đa dạng và phong phú.

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có năng suất cao, ởvùng cửa sông ven biển Ở các nước nhiệt đới, nơi có khí hậu nóng ẩm, đất ngậpnước thường xuyên, giàu mùn, phù sa và chịu ảnh hưởng của thủy triều lên xuốnghàng ngày, rừng phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về môitrường lẫn kinh tế

Rừng ngập mặn không chỉ là nguồn cung cấp các lâm sản có giá trị như gỗ,than củi, dược liệu, tanin… mà còn là nguồn thức ăn, là nơi sống, nơi sinh sản củanhiều loài đông vật: tôm, cua, chim nước, ong… Rừng ngập mặn còn là nơi du lịchsinh thái có tiềm năng lớn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội

Bản thân cây rừng ngập mặn đã là một trong các dạng tài nguyên thiên nhiêncó khả năng tái tạo, với sự quần tụ của bao loài sinh vật khác, từ những loài động vậtkhông xương sống kích thước nhỏ đến những loài động vật có xương sống kíchthước lớn, từ những loài sống trong nước biển đến những sinh vật sống trên cạn,Điều đó nói lên rằng, rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấpnguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thểsinh vật cửa sông ven biển, nơi “ương ấp” những cơ thể non của nhiều loài sinh vậtbiền, nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển.

Rừng ngập mặn là “bức tường xanh” có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờbiển, bờ sông, điều hoà khí hậu, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích lục địa, hạn chế sựxâm nhập mặn, bảo vệ đê điều, đồng ruộng nơi sống của người dân ven biển trướcsự tàn phá của gió bão, nước biển dâng

Trong các loài cây ngập mặn thật sự thì Cọc trắng (Lumnitzera racemosa Willd, họ – Combretaceae) là quần thể phổ biến Cọc trắng là cây có giá trị kinh tế Thân cây dùng làm củi đốt, gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy, làm than Vỏ cây chứa 19% tanin dùng nhuộm lưới và thuộc da, tuy nhiên giá trị lớn nhất của Cóc trắng là giá trị sinh thái Cây có hệ rễ đâm sâu vào lớp mùn dầy giúp dữ đất, tránh xói lở Quần thể Cọc trắng góp phần vào việc tại sinh cảnh và tăng sự đa dạng sinh học của hệ thực vật.

Rừng ngập mặn nói chung đang bị đe dọa bởi sự phát triển của vùng ven biểnvà loài này, mọc ở rìa đất liền của khu vực rừng ngập mặn, có thể bị đe dọa bởi mứcnước biển dâng cao hơn các loài khác vì chúng không thể di chuyển sâu hơn vào đất

1

Trang 11

liền Có thể có sự suy giảm quần thể của loài này do mất môi trường sống hoặc dokhai thác, nhưng nó là loài cây ngập mặn phổ biến với phạm vi rất rộng và khôngsuy giảm ở mức đủ để được đưa vào bất kỳ loại bị đe dọa nào, vì vậy nó được Liênminh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt kê là “ mối quan tâm ít nhất”.

Nhóm 1-Tổ 4 – Lớp Dược K8B chúng em đã thực hiện làm tiểu luận với đềtài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Cọc trắngthu hái tại Hải Phòng” với mục tiêu:

- Xác định được đặc điểm và thành phần hóa học của câu Cọc trắng (từ câyCọc trắng đã được thu hái, lấy mẫu tại Hải Phòng).

- Thông quan phân tích đưa ra được những kết luận chính và mới đạt được sovới mục tiêu đề ra và so với những đề tài nghiên cứu trước đây.

- Từ đó đề xuất hướng giải quyết cho những vấn đề còn tồn tại.

2

Trang 12

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÂY CỌC TRẮNG (LUMNITZERA RACEMOSA WILLD – HỌ COMBRETACEAE)

1 Giới thiệu cây Cọc trắng

Cọc trắng, tên khoa học là Lummitzera racemosa, là một loài cây ngập mặntrong họ Bàng – Combretaceae.

L racemosa thường sống trong những môi trường bên ven rừng ngập mặn,trên độ cao tương đối khô ráo.

Thường được tìm thấy phía sau trong những khu vực thượng nguồn giữanhững bãi triều cao Nó cũng có thể tìm thấy dọc theo những bãi biển cát mịn.2 Đặc điểm thực vật

Mùa hoa nở khác nhau ở các vùng Ở Ấn Độ, hoa nở rộ từ tháng 7 đến đầutháng 11 và đậu quả vào tháng 11 đến tháng Ở Úc, mùa hoa nở rộ vào tháng 12.Còn tại Việt Nam, hoa nở rộ vào tầm tháng 7 đến tháng 8.

Các hoa lưỡng tính, tự hợp, tự thụ phấn và nhân giống ngẫu phối Cây Cọctrắng có tính lưỡng tính.

Cây ưa sáng, kém chịu nước mặn, rễ có khả năng đâm sâu vào lớp bùn dày,tại rừng ngập mặn Cà Mau cây trổ hoa nhiều vào tháng 4 dương lịch và phát tán quảvào tháng 6 dương lịch.

3 Đặc điểm hình thái

Hình thái: Là cây gỗ nhỡ, cao đến 10 m với đường kính 0,3 m, không lông,thân nhiều mấu, nhánh thấp, vỏ ngoài màu nâu với nhiều vết răn nhỏ, lớp vỏ tronggồm nhiều phiến mỏng và chứa chất nhớt trong.

Lá: Lá đơn, mọc so le, phiến hình muỗng, dài 6 cm, rộng 2cm, chân hình nêm,đầu tròn, bìa có răng nhỏ, gân không rõ.

Hoa: Hoa trắng nhỏ, tạo thành giẻ ngắn 6 – 12 hoa ở nách và ngọn, có 5 cánhhoa, 5 tai đài, 10 tiểu nhị dài bằng cánh, lá bắc rụng sớm.

Quả: Quả trong dài 0,7 – 1cm 1 hạt, mặc dù có 3-5 noãn.4 Phân bố

Nơi sống: Rừng sát Việt Nam, Đông Phi, Madagasca, Ấn Độ, Andaman,Srilanca, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Philippine, Indonexia, Đài Loan, nam BắcÚc, Tân Ghi Nê…

- Tại Việt Nam , cây mọc ở rừng ngập mặn ở trên đất bùn cát, ở trên mức củathuỷ triều cao trung bình, từ Móng Cái vào tới Bạc Liêu, Hà Tiên, Phú Quốc.

Phần tổng quan về cây Cọc trắng được phân tích dựa trên những công trìnhnghiên cứu trong nước và ngoài nước trong vòng 5-10 năm trở lại đây Thông quađó chúng em thấy có rất ít công trình nghiên cứu đi sâu về đặc điểm và thành phầnhóa học của cây Cọc trắng Phần lớn thường nghiên cứu về những cây khác cùngloài hoặc nghiên cứu về cây Cọc trắng nhưng là về những phương diện khác.

3

Trang 14

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

I Đặc điểm hình thái 1 Tiến hành:

- Áp dụng phương pháp làm tiêu bản khôa) Chuẩn bị mẫu (đối với mẫu tươi):

- Nên chọn những mẫu không quá già, cũng không quá non

- Nếu mẫu lớn cần chọn những đặc điểm điển hình thể hiện được cơ quan dinhdưỡng và cơ quan sinh sản của mẫu.

- Rửa mẫu bằng nước sạch và dùng bàn chải mềm chải sạch muối và đất cát trên bềmặt mẫu.

+ Trong số các lá ít nhất có một lá được lật ngược lên.+ Không để các bộ phận của cây đè lên nhau.

+ Cần sắp xếp đều trên diện tích cho phép (không tập trung vào phần giữa).+ Cây dài có thể sắp xếp theo hình chữ V, N hay hình khác.

+ Nếu cần bỏ lá chú ý giữ cuống lá (để thấy được sự sắp xếp lá trên cây).+ Những phần nhỏ (lá, phao) bị rụng cần đặt bên cạnh mẫu.

+ Các bộ phận sử dụng làm thuốc có thể bảo quản bằng cách phơi sấy khô hoặcngâm trong dịch bảo quản.

- Sau khi xếp mẫu lên tờ báo gập nửa tờ báo còn lại lên mẫu Đặt các mẫu lên cặp ép(không dày quá 40 cm) buộc cặp ép lại sấy ở 35-40 độ C trong khoảng 8-12 giờ.Trong quá trình sấy cần thường xuyên thông thoáng Lấy cặp ép ra buộc lại, thaybáo và sấy cho đến khô.

c) Khâu và dán mẫu cây lên tiêu bản

- Giấy khâu có kích thước 21 x 29 cm, thường làm bằng bìa trắng, với mẫu lớn cầncó giấy dày, chắc hơn Đặt mẫu cây đã ép và sấy khô lên bìa và khâu vào bìa, dángiấy lên trên các nốt khâu ở mặt trái.

5

Trang 15

Hình 1.2 Nhãn tiêu bản2 Mô tả

Hình 1.3 Tiêu bản khô cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd

6

Trang 16

- Thân gỗ hình trụ đường kính 2 – 3 mm, thẳng, màu nâu và có nhiều nhánh nhỏ.- Lá đơn và nhỏ, mọng nước có màu xanh sáng, mọc cách Phiến lá hình muỗng, dài 3 – 7 cm, rộng 2cm Chân lá hình nêm, đầu tròn hoặc hình chữ V, bờ lá trơn hoặc gợn sóng nhưng khó thấy Gân lá khó thấy, có một gân chính và hệ thống mắc lưới Khó phân biệt mặt trên và mặt dưới.

- Hoa lưỡng tính, nhỏ, màu trắng, có cuống ngắn, tạo thành chùm ngắn 6-12 hoa ở nách và ngọn Hoa có 5 cánh dính trên bầu Cánh xếp đè lên nhau xen kẽ với đài hoa Hoa có 10 nhị rời xếp thành 2 vòng Chỉ nhị dài 0,5 cm dính với gốc hình tròn màu trắng, bao phấn có 2 thuỳ hướng ra ngoài Lá bắc hình trứng, có bờ trơn, sắc, màu xanh.

Bước 1: Chọn mẫu thích hợp

Mẫu khô ngâm trong nước cất, loại bỏ tạp bẩn và muối bám trên cây Đối với mẫuvật là lá thì hình dạng lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá không quá già nhưngcũng không quá non (lá bánh tẻ) Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nênchọn những đoạn tương đối thẳng, có đường kính 0,1 – 0,5 cm.

Bước 2: Cắt mẫu

Cắt trực tiếp: Mẫu được đặt lên một “thớt” (làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ hơnlưỡi dao cạo như gỗ, khoai lang hoặc cà rốt, ), dùng lưỡi dao cạo cắt thành nhữnglát mỏng Các lát cắt sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất.Bước 3: Tẩy và nhuộm tiêu bản

- Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất 30 phút.

7

Trang 17

Hình 2.1 Tẩy tiêu bản- Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.2 Rửa tiêu bản

- Ngâm mẫu trong Acid acetic trong 15 phút và rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.3 Ngâm tiêu bản với acid acetic

- Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Methylen trong thời gian từ 5-30 giây vàrửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.4 Rửa tiêu bản sau khi nhuộm xanh Methylen

8

Trang 18

- Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch đỏ Carmin khoảng 30 phút vàrửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.5 Ngâm tiêu bản với đỏ CarminBước 4: Lên tiêu bản

Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép.

Cách thực hiện: Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm môitrường quan sát (nước, glycerin, ), dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cầnquan sát vào giọt chất lỏng Đậy lá kính lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lákính).

Chú ý: Sau khi đậy lá kính, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ để chiếm toàn bộdiện tích của lá kính, không thừa chảy ra ngoài và cũng không thiếu Nếu thiếu,dùng 1 ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng để lên kính (Hình 2.6C) Nếu thừa,dùng 1 mảnh giấy lọc để hút đi (Hình 2.6D).

Yêu cầu:Tiêu bản sau khi soi kính đạt chuẩn phải mỏng, sáng, sạch, màu xanh và đỏrõ ràng, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ, chiếm toàn bộ diện tích lá kính, khôngchứa bọt khí, có thể quan sát dễ dàng

Hình 2.6 Phương pháp lên tiêu bản giọt ép

9

Trang 19

A, B: Hai cách đậy lá kính; C: Cách cho thêm chất lỏng;D: Cách loại bớt chất lỏng thừa; E: Cách đổi chất lỏng dưới kính.2 Kết quả

Hình 2.7 Vi phẫu thân cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd

Hình 2.8 Vi phẫu lá cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd- Mặt cắt thân tròn, từ ngoài vào trong có: biểu bì cấu tạo 2-3 hàng tế bào nhỏ xếp đều đặn Mô mềm vỏ được cấu tạo từ những tế bào thành mỏng, hình đa giác không đều Libe cấp hai bắt màu đỏ sẫm tạo thành một vòng liên tục Tầng phát sinh libe-gỗ là một lớp tế bào dẹt, có màng mỏng, nằm giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2 Gỗ cấp 2 gồm các mạch gỗ mạch gỗ xếp thành hàng, các hàng tập hợp thành lại thành bó Mô mềm ruột gồm các tế bào tròn, đa giác có thành hoá gỗ, càng vào phía trong kích thước tế bào càng lớn dần.

- Mặt cắt ngang lá từ ngoài vào trong gồm: Biểu bì trên và biểu bì dưới là một lớp tế bào hình chữ nhật, tế bào biểu bì dưới to hơn tế bào biểu bì trên và có lỗ khí Mô dàycó tế bào hình đa giác, kích thước không đều, nằm ở góc Mô mềm trên và mô mềm

10

Trang 20

dưới có hình đa giác và thành mỏng Libe bắt màu hồng đậm gồm 2-3 lớp tế bào Trong cùng là gỗ nằm rải rác trong lớp libe.

III THÀNH PHẦN HÓA HỌC1 Chiết phân đoạn dược liệuTiến hành:

Chia nhỏ mẫu dược liệu, sấy khô Lấy 10g dược liệu khô cho vào bình nón chiết với 50mL Ethanol Lọc lấy dịch chiết.

Hình 3.1 Dược liệu sau khi được chia nhỏ và sấy khô

Hình 3.2 Dịch chiết

11

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan