bài kiểm tra cuối kỳ tiểu luận môn học quản lý văn hóa nhà trường

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài kiểm tra cuối kỳ tiểu luận môn học quản lý văn hóa nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài kiểm tra 1Hãy 1 hình ảnh ẩn dụ về văn hóa của Nhà trường mìnhTại trường nơi đang công tác, tôi sẽ dùng biểu tượng “Con hổ nhỏ đang leo lên dốc tảngđá” để ẩn dụ cho Văn hóa Nhà trường

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ(TIỂU LUẬN MÔN HỌC)

QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Giảng viên phụ trách: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc Học viên: Phạm Kiều Oanh

Lớp: Cao học Quản lý Giáo dục QH-2019-S2

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

Hạn nộp bài theo qui định: ngày tháng năm 201

Thời gian nộp bài: ngày tháng năm 201

Nhận xét của giảng viên chấm bài:

Điểm: Giảng viên (kí tên):

Trang 3

Bài kiểm tra 1

Hãy 1 hình ảnh ẩn dụ về văn hóa của Nhà trường mình

Tại trường nơi đang công tác, tôi sẽ dùng biểu tượng “Con hổ nhỏ đang leo lên dốc tảngđá” để ẩn dụ cho Văn hóa Nhà trường.

Hình ảnh này mang một số ý nghĩa sau:

- Văn hóa Nhà trường là một sức mạnh ngầm nhưng rất quan trọng, dũng mãnh đểkhẳng định sự phát triển của Nhà trường nơi tôi đang công tác.

- Văn hóa nơi đây đang ngày một hoàn thiện và đi lên mạnh mẽ như một chú hổđang lớn, Nhà trường đang dần hoàn thiện mô hình văn hóa, mỗi cá nhân cán bộ,giáo viên, học sinh cũng đang từng ngày xây dựng văn hóa trong môi trường họctập.

- Văn hóa Nhà trường cũng gặp một số rào cản như ý thức, quan điểm của mỗi cánhân khác nhau Nó giống như tảng đá mà con hổ phải lao qua, khi con hổ cànglớn thì việc vượt qua tảng đá càng dễ, nó cũng như văn hóa trong Nhà trường, khivăn hóa càng lớn mạnh, cải tiến thì những rào cản sẽ hạn chế đi.

Trang 4

Bài kiểm tra 2

Anh chị hãy chứng minh nhà trường có văn hóa tích cực sẽ nâng cao được chấtlượng dạy học.

Văn hóa Nhà trường tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của giáo viên, học sinh, là yếutố lan tỏa khắp nhà trường

1 Văn hóa Nhà trường tác động đến hoạt động quản lý của hiệu trưởng.

Trong Nhà trường, người hiệu trưởng vừa là người quản lý, vừa là người lãnh đạo Điềuđó có nghĩa là người hiệu trưởng phải quản lý xây dựng văn hóa Nhà trường nhưng mặtkhác khi xây dựng được một văn hóa Nhà trường tích cực thì nó sẽ là yếu tố ảnh hưởnglớn đến chất lượng của công tác quản lý

2 Văn hóa Nhà trường ảnh hưởng tới hoạt động giảng dạy của Giáo viên

Đối với đội ngũ cán bộ, GV Nhà trường văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá nhântạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mụctiêu chung Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học và đào tạo Và hơnai hết chính nhân cách giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò, vì vậychúng ta rất cần những nhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn phải hiểu biết rộng về cuộcsống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.

Khuyến khích mối quan hệ hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa cácgiáo viên:

- GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họđang gặp phải.

- GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn - GV tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy- GV quan tâm đến công việc của nhau

- GV cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra

Tạo bầu không khí tin cậy, thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảngdạy, học tập.

- Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để giáo viên quantâm cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học

- Cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của Nhà trường.

Hoạt động giảng dạy và đào tạo là hoạt động chủ chốt của Giáo viên thực hiện trong Nhàtrường , trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy và đào tạo , người GV chịu ảnhhưởng rất lớn từ văn hóa nhà trường Từ việc văn hóa tạo nên một môi trường tích cực,thuận lợi cho đến việc hình thành được các điều kiện cần thiết để hoạt động giảng dạy của

Trang 5

Giáo viên đạt kết quả cao Và cũng chính kết quả trong giảng dạy của GV là một yếu tốgiúp xây dựng một văn hóa nhà trường tích cực.

3 Văn hóa Nhà trường tác động đến việc học của học sinh

Đối với học sinh văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi Khiđược đào tạo trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, người họckhông những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ấn chứatrong tiềm thức của học sinh là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đókhao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng Đồng thời, văn hóa nhà trườngcũng giúp học sinh về khả năng thích nghi với xã hội và thái độ đúng đắn với nghề nghiệpsau này Một con người có văn hóa chuẩn mực thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủnhững giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, yêu thương con người,sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội… Do vậy, khi gặp những tình huống xã hộiphát sinh dù là những tình huống mà học sinh chưa từng gặp phải nhưng nhờ vận dụngnăng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, học sinh có thể điều chỉnh mìnhphù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp lòng người và cuộc sống xung quanh.

Tạo ra một bầu không khí học tập tích cực

- Người học cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học.

- Người học được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị.- Người học thấy rõ trách nhiệm của mình

- Người học tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giảngviên nhóm bạn.

- Người học nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất

Tạo ra môi trường thân thiện, cởi mở và hợp tác cho người học.

- An toàn, cởi mở, tôn trọng

- Cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của người học- Khuyến khích học sinh phát biểu và bày tỏ quan điểm cá nhân - Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng hiểu biết lẫn nhau

Cũng như hoạt động giảng dạy của Giáo viên, hoạt động học tập của học sinh cũng phụthuộc rất nhiều yếu tố văn hóa nhà trường Phải khẳng định rằng, một môi trường văn hóatích cực, lành mạnh sẽ là điều kiện thuận lợi cho người học được phát huy sáng tạo, chủđộng của mình trong học tập

Trang 6

PHẦN NỔICơ sở vật chất

Trường tọa lạc tại ngõ 622 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội trên khuôn viên rộng4200m2, được trang bị cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu về họctập và sinh hoạt của học sinh tiểu học.

Cơ sở vật chất của nhà trường được thiết kế và đầu tư đảm bảo Xanh - Sạch - Đẹp - Antoàn, đáp ứng các tiêu chuẩn trường tiểu học hiện hành của Việt Nam, hướng đến các tiêuchuẩn quốc tế

Trang 7

Tổng quan Trường Tiểu học Times School

Trường chú trọng trồng nhiều cây xanh, tạo không gian mở (sân trường rộng, trường có 1sân cỏ bóng đá, 2 sân bóng rổ và khu vui chơi quanh trường) để mở rộng không giantương tác cho các con ngoài phạm vi lớp học

Cơ sở vật chất của trường bao gồm 25 các lớp học Tiêu chuẩn và đầy đủ các phòng họcchức năng để phục vụ cho nhu cầu học tập của nhà trường như phòng Âm nhạc, MỹThuật, Máy Tính, STEAM, Phòng căn hộ dạng Studio, Hội trường, Thư Viện, Sân chơi,Sân bóng đá mini, sân bóng rổ…

Sân bóng rổ

Phòng học Môn Times Skills

Trang 8

Phòng học Môn Steam

Phòng học môn Âm nhạc

Trang 9

Phòng học môn Mỹ thuật

Khu vực nhà bếp tiện nghi, hiện đại

Trang 10

Diện tích lớp học tiêu chuẩn dao động từ 49 - 55 m2 Mỗi lớp có 1 giáo viên chủ nhiệmphụ trách chính, có nhân sự tham gia hỗ trợ tổ chức bán trú, chăm sóc học sinh, giáo viênbộ môn kỹ năng và chuyên ngành

Lớp học tiêu chuẩn

Triết lý giáo dục

Triết lý giáo dục của Times School là: Đào tạo con người tự chủ, sống hạnh phúc, làmhiệu quả.

Trang 11

Triết lý giáo dục này định hướng và chi phối mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, baogồm cả việc đầu tư cơ sở vật chất, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, dịch vụ vàvăn hóa học đường.

Nhờ việc xác lập triết lý giáo dục tường minh như vậy mà mọi hoạt động của nhà trườngtrở nên nhất quán và có tính hướng đích, giúp cho việc học tập và giảng dạy trong nhàtrường trở thành một lộ trình có mục tiêu, có ý nghĩa, có thể tổ chức và quản lý.Xa hơn, sau khi tốt nghiệp và rời ghế nhà trường để bước vào đời, triết lý giáo dục này sẽchuyển thành triết lý sống của học sinh Times School, giúp cho các em có thể tự chủ trongcuộc sống, có khả năng sống hạnh phúc và làm việc hiệu quả.

Cùng với triết lý giáo dục, bộ giá trị cốt lõi này sẽ góp phần tạo ra nền tảng tinh thần củanhà trường, trở thành khung tham chiếu cho việc vận hành và ứng xử trong nhà trường.

Mô hình giáo dục

Times School triển khai mô hình Giáo dục Khai phóng để hiện thực hóa triết lý giáo dụcvà bộ giá trị cốt lõi của mình Theo đó, tinh thần chủ đạo của mô hình giáo dục khaiphóng này là “khai mở nhân tính – giải phóng tiềm năng”.

Khai mở nhân tính có nghĩa là học sinh của Times School sẽ được trải nghiệm và đàoluyện trong suốt hành trình học để làm người, hiểu rõ bản thân và hình thành được nhữngphẩm chất cốt yếu của con người nhân bản trong thời đại mới, bên cạnh việc học kiếnthức và kỹ năng trong các chương trình giáo dục.

THI NỆ

MỸỸHÒA

Trang 12

Trên cơ sở đã được khai mở nhân tính và hiểu rõ bản thân đó, học sinh Times School sẽđược tạo điều kiện để giải phóng tiềm năng, nhằm phát huy được hết thế mạnh của bảnthân, hướng đến việc tạo ra những con đường riêng cho bản thân mình sau này.

Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục chủ đạo của Times School là phương pháp Đồng kiến tạo Theođó, sự trưởng thành của học sinh là sản phẩm đồng kiến tạo của gia đình và nhà trường,và kết quả học tập của học sinh là sản phẩm đồng kiến tạo của cả thầy và trò.

Nhờ phương pháp Đồng kiến tạo này, học sinh sẽ không phải học tập theo lối nghe giảnggiải và ghi nhớ hay ôn luyện “văn mẫu, toán dạng”, mà được trải nghiệm, khám phá vàthảo luận để tự hình thành ra tri thức, kỹ năng và thế giới quan của chính mình.

Văn hóa học đường

Văn hóa học đường của Times School được xây dựng trên hai thành tố chính: Hòa nhã &Chuyên nghiệp.

Hòa nhã chỉ sự thân thiện, nhã nhặn, đáng mến trong giao tiếp và ứng xử giữa người vớingười trong môi trường học đường.

Chuyên nghiệp chỉ tiêu chuẩn làm việc, vận hành, học tập và giảng dạy của học sinh, giáoviên, nhân viên và đối tác làm việc với nhà trường.

Hai nội dung này sẽ được thực hành và bồi đắp hàng ngày, để cùng với triết lý, giá trị, môhình và phương pháp giáo dục của nhà trường, tạo ra một ngôi trường Times School bảnsắc và hiệu quả, để giáo dục được thăng hoa, mọi người được cùng nhau sống hạnh phúc,làm hiệu quả như đã nêu trong triết lý giáo dục của nhà trường.

Trang 13

Giáo viên và học sinh Times School

Nhờ đó, học sinh sẽ có được niềm vui đến trường, còn các thầy cô sẽ có được niềm vuigiảng dạy, còn gia đình có được cơ hội đồng hành cùng nhà trường trong suốt hành trìnhgiáo dục của con em mình.

Phân bổ thời lượng của Chương trình học

Trang 14

Logo và Thông điệp của Nhà trường.

Logo của Times School có cấu trúc hình tròn, bên trong có cấu trúc hình khiên, thể hiệnsự linh hoạt trong thời đại mới và cam kết về chất lượng giáo dục của nhà trường.

Logo Times School

Phía trong logo là cấu trúc hình khiên được cách điệu thành hình cuốn sách đang mở, thểhiện cam kết của nhà trường về chất lượng giáo dục và sứ mệnh bảo vệ các giá trị nhânvăn của nhà trường.

Trên cấu trúc hình khiên có chữ Times Schools, là tên gọi chung của hệ thống.

Vành tròn ngoài của logo là các dòng chữ “HỆ THỐNG GIÁO DỤC” ở phía trên và“SHAPING THE FUTURE” ở phía dưới

Khi đọc từ trên xuống sẽ thành “HỆ THỐNG GIÁO DỤC TIMES SCHOOLS”, là tên gọicủa hệ thống Còn SHAPING THE FUTURE là slogan – thông điệp của hệ thống giáodục

Màu chủ đạo của logo là màu đỏ đun, thể hiện tinh thần nhiệt huyết và cảm xúc của độingũ giáo viên của nhà trường với công việc giáo dục.

Màu chủ đạo của slogan là màu xanh Navy, thể hiện tinh thần lãnh đạo của học sinhTimes School mà nhà trường hướng tới trong chương trình đào tạo

Slogan – Thông điệp của Times School là “ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI - SHAPING THEFUTURE Đây là phẩm chất đặc trưng của nhà lãnh đạo Vì thế, năng lực chủ đạo màTimes School hướng đến cho học sinh của mình là năng lực lãnh đạo, thể hiện trước hết làkhả năng tự chủ, tự lãnh đạo bản thân mình.

Đồng phục, các nghi thức, lễ kỷ niệm, nghi lễĐồng phục

Đồng phục của Nhà trường được làm trên chất liệu 90% cotton và 10% poly để đảm bảođồng phục luôn được thấm hút mồ hôi nhưng vẫn giữ được dáng quần áo Hai màu cơ bảnđược lựa chọn là màu đỏ - theo logo của Nhà trường và màu xám đậm phối kết hợp.

Trang 15

Lễ chào cờ

Lễ chào cờ là một trong những hoạt động được mong đợi nhất tuần của các học sinh, đâylà dịp toàn trường tập trung không chỉ nghe những thông báo của Nhà trường về nhữnghoạt động trong tuần, mà còn là có cơ hội tham gia các trò chơi tập thể giữa các lớp, xemvăn nghệ biểu diễn Mỗi tuần sẽ có 2 học sinh lên dẫn chương trình chào cờ Tất cảnhững điều đó đã tạo ra một lễ chào cờ khác biệt với cách truyền thống, và thu hút được

học sinh.

Trang 16

Khai giảng

Lễ khai giảng được tổ chức không khí cởi mở vui vẻ giữa nhà trường, học sinh và phụhuynh

Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Nhân dịp lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Nhà trường tổ chức cuộc thi “Cấtcánh cùng Times School Hoạt động này được đưa ra nhằm tạo sân chơi thú vị để các emhọc sinh thỏa sức thể hiện tài năng âm nhạc và nghệ thuật, góp phần mang đến bầu khôngkhí sôi động hưởng ứng ngày Nhà giáo.

Trang 17

Các hoạt động văn hóa, học tập, phong trào của Nhà trườngNgôi sao tháng

Ngôi sao của tháng” là phong trào được trường Tiểu học Times School tổ chức với mongmuốn tạo sân chơi bổ ích cho học sinh được trải nghiệm thực tiễn và rèn luyện tu dưỡngbản thân, góp phần hình thành và phát triển về kiến thức, kỹ năng, năng lực và phẩm chấthọc sinh.

Mỗi một tháng nhà trường đưa ra một hoạt động thi đua với các chủ đề khác nhau, VDChủ đề “Học tập hiệu quả”, “Kỷ luật học đường”…

từ các thầy cô giáo.

Trang 18

các thầy cô giáo trường Tiểu học Times School đã triển khai một số các hoạt động nhằmtạo điều kiện cho các Timesers có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm về các trò chơi dân giannói riêng và nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung.

Chính những hoạt động mang đậm tính văn hóa Việt như này khiến cho giờ ra chơi ởTimes School thật sự khác biệt so với các trường Tiểu học khác.

Hoạt động thiện nguyện “CÙNG TIMES SCHOOL GIÚP HỌC SINH MIỀNTRUNG VƯỢT LŨ

Trong đợt lũ lụt vừa qua xảy ra ở Miền Trung, Trường Tiểu học Times School đã phátđộng chương trình thiện nguyện “CÙNG TIMES SCHOOL GIÚP HỌC SINH MIỀNTRUNG VƯỢT LŨ” kêu gọi thầy cô, cán bộ nhân viên, học sinh, Quý phụ huynh cùngcác nhà hảo tâm chung tay quyên góp ủng hộ đồng bào bão lũ Hành trình sẽ hỗ trợ các

Trang 19

Hoạt động không chỉ dừng lại ở ý nghĩa thiện nguyện mà còn giáo dục cho học sinh, giáoviên, nhân tính nhân văn, sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn

PHẦN CHÌM

Nhu cầu, cảm xúc Mong muốn cá nhân

Tại trường Times School, các cá nhân luôn được quyền lên tiếng nói về những mongmuốn cá nhân của mình, đồng thời BGH cũng lắng nghe ý kiến của giáo viên, học sinh,phụ huynh thông qua các cuộc họp thường tuần, lễ chào cờ, họp phụ huynh

Thương hiệu, giá trị

Trường Tiểu học Times School chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 4/2020 Nhàtrường có ba tháng tháng 5,6,7 cho hoạt động tuyển sinh Và sau ba tháng kết quả đạtđược 150 học sinh, với số lượng như trên cho thấy Thương hiệu Times School đã tạođược một uy tín nhất định với Phụ huynh học sinh trong địa bàn của Trường.

Trang 20

Trong năm học, nhà trường cũng nhận được những lời khen ngợi của Phụ huynh khi đánhgiá về những hoạt động của Nhà trường.

Sự động viên và ghi nhận của Phụ huynh học là những món quà tuyệt vời nhất để TimesSchool ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa.

Ý tưởng

Có thể thấy những hoạt động bề nổi đã nêu trên đều là những ý tưởng độc đáo, khônggiống bất cứ trường Tiểu học nào trên địa bàn Hà Nội VD Ngôi sao tháng, trò chơi dângian, phong trào thiện nguyện….

Với vai trò và sứ mệnh là điểm sáng về Trường Tiểu học trong địa bàn quận Hai BàTrưng Nhà trường luôn đổi mới và đưa ra các ý tưởng sáng tạo để thu hút giáo viên, họcsinh tham việc vào việc dạy và học tích cực hơn

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:05

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan