Tóm tắt: Nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tóm tắt: Nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS Phan Anh Tú Người hướng dẫn phụ: PGS.TS Huỳnh Quang Linh

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường

Họp tại: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Lầu 2, Nhà Điều hành, Trường Đại học Cần Thơ)

Vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm …

Phản biện 1: ……… Phản biện 2: ……… ………

Xác nhận đã xem lại của chủ tịch hội đồng

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Tạp chí khoa học

1 Trương Khánh Vĩnh Xuyên, Nguyễn Thị Phương Thảo (2018) Lợi

thế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới, Tạp

chí Công Thương, ISSN 0866- 7756, 15, 72-77

2 Trương Khánh Vĩnh Xuyên, Phan Anh Tú (2022) Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu

Long, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, ISSN 0868-3808,

1 Truong Khanh Vinh Xuyen, Phan Anh Tu (2020) Competitive

advantages of rice export firms in the Mekong delta, Proceedings

of the first international Conference in Economics & Business,

383-393

2 Truong Khanh Vinh Xuyen, Phan Anh Tu, Huynh Quang Linh (2022) Relationship between primary activities in value chain and competitive advantages of rice exporters in the Mekong river

delta, Proceedings of the third international Conference in

Business, Economics & Finance, 447-465

3 Truong Khanh Vinh Xuyen, Phan Anh Tu (2022) A systematic

review of enterprise competive advantage, International

Conference on Investment and Development for Agricultural Markets and Rural Tourism, 391-413

Đề tài nghiên cứu khoa học

Trương Khánh Vĩnh Xuyên (chủ nhiệm đề tài), Nghiên cứu các yếu tố tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) cho doanh nghiệp xuất

khẩu gạo tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đề tài NCKH cấp

trường Đại học Cần Thơ, mã số T2018-33.

Trang 4

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh là vấn đề vốn đã được rất nhiều học giả

cũng như các nhà hoạch định chính sách quan tâm, nghiên cứu Theo thống kê chưa đầy đủ của tác giả, hiện nay đã có trên 160 công trình nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và các nghiên cứu có liên quan Đặc biệt là các nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh có ba cấp độ nghiên cứu đó là cấp độ quốc gia (liên quan đến lợi thế so sánh hoặc năng lực cạnh tranh quốc gia); cấp độ ngành và cấp độ doanh nghiêp Nghiên cứu tại Việt Nam đa số là nghiên cứu khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hơn là nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, điển hình là các nghiên cứu của Thọ & Trang (2009), Thanh & Hiệp (2012), Hương (2017)…Nghiên cứu gần nhất tại Việt Nam của Thanh và cộng sự (2022) về quản trị rủi ro doanh nghiệp, cấu trúc công nghệ thông tin và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đây cũng là hai yếu tố mới được tác giả bổ sung vào mô hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh thường được đo lường và đánh giá bằng kết quả kinh doanh với quan điểm tiếp cận là dựa vào lý thuyết nguồn lực và năng lực động Mặt khác, các nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh tại Việt Nam còn cho thấy có tiếp cận từ phía khách hàng, tuy nhiên cách tiếp cận từ phía khách hàng thường chỉ phù hợp cho các nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ hơn là các ngành kinh doanh sản xuất Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam là rộng, đa số là nghiên cứu doanh nghiệp chung chứ rất ít nghiên cứu thực nghiệm cho một ngành sản xuất kinh doanh đặc thù Do vậy, tác giả lựa chọn tiếp cận từ phía doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo và đo lường lợi thế cạnh tranh bằng chiến lược cạnh tranh thay vì chỉ tập trung vào năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp

Theo nghiên cứu của Thành và cộng sự (2015) về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam (mà trọng tâm trong nghiên cứu là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại An Giang và Cần Thơ) đa phần thông qua các doanh nghiệp nhà nước, số doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn nhưng qui mô khá

Trang 5

nhỏ Trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ từ Thái Lan và Ấn Độ, mà còn cả từ Myanmar và Campuchia Sự cạnh tranh này sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm thêm thị trường bên cạnh các thị trường truyền thống Với sức ép cạnh tranh về chất lượng, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải ủy thác thu gom và kiểm soát chất lượng gạo thông qua các doanh nghiệp xay xát thay vì trực tiếp thu mua từ thương lái như hiện tại Vì những lý do trên nên việc xây dựng một mô hình nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL trong bối cảnh mới hiện nay là cần thiết và quan trọng, khi mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải tự lực cánh sinh, không còn sự hỗ trợ của nhà nước theo cam kết hội nhập, và không còn dựa vào lợi thế sẵn có về tự nhiên đơn thuần, cạnh tranh không chỉ theo giá mà cạnh tranh theo sự khác biệt mới có thể tồn tại và phát triển (Porter, 2010) Với mục tiêu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong ngành

gạo tại vùng ĐBSCL tác giả đã đề xuất đề tài “Nghiên cứu các nhân tố

tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL” là đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận án là khám phá, đo lường các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để làm cơ sở đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 6

(1) Các nhân tố nào tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL? Cụ thể:

- Nguồn lực và khả năng nào của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Các yếu tố nào tạo lập hay cấu thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nguồn lực và khả năng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL? Cụ thể:

- Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Hành vi nguồn nhân lực có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Vai trò của hệ thống thông tin có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Cấu trúc công nghệ thông tin có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Quản trị rủi ro có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Khả năng phát triển sản phẩm mới có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Khả năng xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

(3) Hàm ý quản trị nào trong xây dựng chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL?

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về thời gian

- Số liệu thứ cấp được thu thập là số liệu về kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam được thu thập từ khoảng thời gian 2015- 2022

- Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập từ phỏng vấn chuyên gia xuất khẩu gạo thực hiện từ năm 2019-2020, phỏng vấn các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh gạo được thực hiện từ năm 2021-2022

Trang 7

1.3.2 Phạm vi về không gian

Phạm vi nghiên cứu là khu vực ĐBSCL

1.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Trong luận án này, phạm vi nội dung nghiên cứu của tác giả thuộc phạm vi vi mô, đó là tiếp cận từ phía doanh nghiệp và với chỉ tiêu đo lường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là chiến lược cạnh tranh (chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung) Các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được đo lường từ nguồn lực (các nhân tố bên trong) của doanh nghiệp bao gồm tài sản (hữu hình và vô hình), khả năng (hoặc năng lực) và các mối quan hệ và hoạt động của doanh nghiệp với đối tác

1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

(1) Luận án có ý nghĩa thực tiễn là đóng góp vào nguồn nghiên cứu thực nghiệm về lợi thế cạnh tranh (bền vững) ở lĩnh vực xuất khẩu gạo tại Việt Nam

(2) Bên cạnh đó, luận án làm rõ khái niệm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa theo khái niệm các chiến lược cạnh tranh tổng quát của Porter Với phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp với 03 chiến lược cạnh tranh khác nhau được áp dụng như

chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa, và chiến lược tập trung Đây cũng là tính mới trong kết quả nghiên cứu của luận án

(3) Luận án sử dụng phương pháp ước lượng cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM), tác giả đã tìm thấy bằng chứng cho thấy 02 nhân tố có tác động lớn nhất đến lợi thế cạnh tranh đó

là nhân tố cấu trúc công nghệ thông tin và khả năng xây dựng mối quan

hệ nhà cung cấp Ngoài ra, một nhân tố mới được khám phá trong mô

hình là quản trị rủi ro cũng có ý nghĩa và tác động thuận chiều đến lợi thế

cạnh tranh của doanh nghiệp

(4) Luận án đóng góp và đề xuất các hàm ý quản trị giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

(5) Luận án còn cập nhật nhiều chính sách mới nhất có liên quan đến ngành sản xuất lúa gạo tại khu vực ĐBSCL, có ý nghĩa thực tiễn cao,

Trang 8

phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói riêng

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Porter (1980) đã xác định hai dạng cơ bản của lợi thế cạnh tranh là lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt Lợi thế cạnh tranh là khi công ty có thể mang lại lợi ích tương tự như đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp hơn, dẫn đến lợi thế về chi phí Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh cũng chiếm ưu thế khi công ty có thể cung cấp chất lượng vượt trội so với các sản phẩm cạnh tranh dẫn đến lợi thế khác biệt

Lợi thế cạnh tranh tồn tại khi một công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ và được khách hàng thị trường mục tiêu cảm nhận được tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh (Hitt, 1997) đưa ra giả định về lợi thế cạnh tranh rằng mỗi công ty là một tập hợp các nguồn lực duy nhất và các mối quan

hệ theo quan điểm dựa trên nguồn lực

Một công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh bất cứ khi nào nó có lợi thế hơn đối thủ trong việc đảm bảo khách hàng và đối mặt với sự cạnh tranh Khi một công ty thực hiện chiến lược tạo giá trị không được thực hiện đồng thời bởi bất kỳ đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào, nó sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh (Barney, 2011)

2.1.2 Lý thuyết nền

a Lý thuyết nguồn lực

Lý thuyết nguồn lực (Resource based view of the firm) được

Wernerfelt (1984) phân tích cạnh tranh dựa vào các nguồn lực bên trong hơn là phân tích sản phẩm Wernerfelt (1984) định nghĩa nguồn lực là bất cứ điều gì mà doanh nghiệp có thể sử dụng như một sức mạnh Nguồn lực của doanh nghiệp tại một thời gian nhất định có thể định nghĩa là những tài sản (hữu hình và vô hình) (Caves, 1980) Sau Wernerfetl, lý thuyết dựa trên quan điểm cơ sở nguồn lực phát triển nhanh với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu theo chiều hướng khác nhau, trong đó có

Trang 9

hai nội dung cơ bản: (1) Thế nào là nguồn lực và (2) nguồn lực nào có thể tạo lợi thế cạnh tranh

b Lý thuyết chiến lược cạnh tranh

Ba chiến lược cạnh tranh tổng quát để đạt hiệu quả hoạt động trên

trung bình trong ngành: đó là (l) chiến lược chi phí thấp (cost leadership), (2) chiến lược đặc trưng hóa sự khác biệt (differentiation) và (3) chiến lược tập trung (focus) Chiến lược tập trung lại có 2 biến thể: tập trung

vào chi phí và tập trung vào khác biệt hóa Việc lựa chọn và thực hiện một chiến lược thực sự không đơn giản, tuy nhiên đây là những lộ trình mang tính logic để đạt được lợi thế cạnh tranh và cần khảo sát kỹ trong từng ngành (Porter, 1985)

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

i Nguồn lực về con người ii Nguồn lực về tổ chức

iii Sự đổi mới và khả năng của doanh nghiệp

2.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giả thuyết H1: Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng cùng chiều với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Giả thuyết H2: Hành vi nguồn nhân lực có ảnh hưởng thuận chiều với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Giả thuyết H3: Hệ thống thông tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Giả thuyết H4: Cấu trúc công nghệ thông tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Giả thuyết H5: Quản trị rủi ro có ảnh hưởng thuận chiều đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Giả thuyết H6: Khả năng phát triển sản phẩm mới có ảnh hưởng thuận chiều đến lợi thế cạnh tranh

Giả thuyết H7: Khả năng xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp có ảnh hưởng thuận chiều với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Giả thuyết H8: Khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng có ảnh hưởng thuận chiều với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 10

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Nguồn: Đề xuất của tác giả

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Tác giả sử dụng bản câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn nhân viên phòng kinh doanh hiện đang công tác tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL Dựa vào danh sách doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo được cập nhật mỗi năm của hiệp hội lương thực Việt

LỢI THẾ CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP Chất lượng nguồn nhân

khác biệt hóa

Chiến lược tập trung

Trang 11

Nam, tác giả liên hệ với từng doanh nghiệp qua email, điện thoại và tiến hành phỏng vấn theo bản câu hỏi đã được thiết kế

Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu: Dựa trên danh sách các

doanh nghiệp xuất khẩu gạo từ hiệp hội lương thực, tác giả liên hệ với hiệp hội lương thực Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ… để gửi bảng phỏng vấn khảo sát

2.3.2 Phương pháp phân tích

Qui trình xử lý dữ liệu được tác giả thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch dữ liệu (loại bỏ các bảng hỏi không hoàn thiện, trả lời sai, các quan sát đột biến…) để tăng cường độ tin cậy của kết quả phân tích dữ liệu sau này

Bước 2: Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu quan dữ liệu đã thu thập được để xem xét đặc trưng của mẫu từ đó làm cơ sở đưa ra các nhận xét đánh giá phù hợp

Bước 3: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến rác Phép kiểm định này cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không

Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Mô hình nghiên cứu của luận án được xây dựng dựa trên sự kết hợp một số biến số từ nhiều công trình nghiên cứu khác nhau Thêm vào đó luận án có được thực hiện với bối cảnh không gian, thời gian khác các nghiên cứu có trước nên việc thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) là cần thiết trước khi thực hiện phân tích cấu trúc tuyến tính SEM

Bước 5: Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural

Equation Modeling) bằng phương pháp bình phương bé nhất từng phần

(PLS-SEM) với công cụ sử dụng là phần mềm SmartPLS

Trang 12

3.2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 31/12/2022 Việt Nam có 204 thương nhân và DN được cấp phép giấy kinh doanh xuất khẩu gạo Trong đó, danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo tại ĐBSCL là 132 chiếm hơn 64% tổng số doanh nghiệp cả nước Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL tập trung nhiều tại các tỉnh An Giang (20 DN), Đồng Tháp (20 DN), Long An (23 DN), Cần Thơ (44 DN) và các tỉnh còn lại trong khu vực Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, nằm gần vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười cùng với cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống giao thông thông suốt, TP Cần Thơ là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhất ĐBSCL với hơn 44 doanh nghiệp chiếm gần 35% số doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực

3.2.2 Thực trạng nguồn lực của các doanh nghiệp 3.2.3 Đánh giá tính bền vững của các yếu tố nguồn lực

3.2.4 Khảo sát tình huống (Case study) về lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp điển hình trong khu vực ĐBSCL

3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

3.3.1 Mô tả mẫu khảo sát

Tác giả nhận được 120 bảng trả lời Sau khi loại bỏ sự trùng lắp và không đạt yêu cầu, tác giả còn lại 116 quan sát, đạt yêu cầu quan sát tối thiểu cho phương pháp nghiên cứu

Trong số doanh nghiệp được phỏng vấn và trả lời bản câu hỏi, đa số doanh nghiệp thuộc địa bàn TP Cần Thơ (35,34%), đây cũng là địa phương có số doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhiều nhất tại ĐBSCL, các doanh nghiệp tập trung nhiều tại Quận Thốt Nốt Số doanh nghiệp chiếm

Trang 13

tỷ trọng cao tiếp theo ở An Giang, Đồng Tháp và Long An Các địa phương còn lại được tác giả liên hệ trực tiếp phỏng vấn, mỗi địa phương có từ 2-3 doanh nghiệp So với tổng thể (132 doanh nghiệp) thì số lượng doanh nghiệp được khảo sát chiếm trên 80%, đạt yêu cầu của cỡ mẫu và đạt kỳ vọng của tác giả

3.3.2 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM

3.3.2.1 Kiểm định các giả định của mô hình Chất lượng biến quan sát

Kết quả phân tích hệ số tải ngoài (outer loadings) các biến độc lập trong mô hình cho thấy Outer Loadings các biến quan sát đều lớn hơn 0,7, trừ 2 biến CC2 và CT1 (doanh nghiệp làm chủ các sản phẩm công nghệ thông tin hiện nay và doanh nghiệp có hợp đồng hợp tác với chuỗi cung ứng chặt chẽ) bị loại do hệ số tải Outer Loadings nhỏ hơn 0,7 Kết quả này là phù hợp với phân tích nhân tố khám phá EFA bằng SPSS ở bảng 4.13 và 2 biến này có sự trùng lắp với các biến quan sát còn lại, do đó tác giả quyết định loại bỏ 2 biến này và chạy lại lần 2 với 38 biến quan sát như sau: Hệ số tải ngoài mô hình outer loading của các biến sau khi loại bỏ biến đều lớn hơn 0,7 chứng tỏ các biến đưa vào mô hình là có chất lượng

Kiểm định độ tin cậy và giá trị thang đo

Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,7, do vậy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy tốt Chỉ số Composite Reliability (CR) các thang đo đều lớn hơn 0,7, giá trị tổng phương sai trích Average Variance Extracted (AVE) đều lớn hơn 0,5, như vậy các thang đo đều đảm bảo tính hội tụ

Kiểm định tính phân biệt

Luận án sử dụng chỉ tiêu Heterotrait - Monotrait Ratio (HTMT) để đánh giá độ phân biệt của mô hình đo lường Như đã trình bày ở trên chỉ số HTMT này cần dưới 0,85, và kiểm định giá trị HTMT này khác 1 có ý nghĩa thống kê không nhờ phương pháp kiểm định độ tin cậy Bootstrapping trong Smart PLS Dữ liệu phân tích cho thấy tất cả các giá trị HTMT đều nhỏ hơn 0,85, do vậy tính phân biệt được đảm bảo

Trang 14

Biến bậc 2 lợi thế cạnh tranh (LT) được tạo ra từ 3 biến quan sát (CP, KB và TT) là biến phụ thuộc của mô hình, được kiểm định độ tin cậy và tính hội tụ có kết quả như sau: Giá trị Cronbach’s Alpha của biến bậc hai lớn hơn 0,7, do vậy biến này đảm bảo độ tin cậy tốt Composite Reliability (CR) biến bậc hai lớn hơn 0,7, Average Variance Extracted (AVE) lớn hơn 0,5, như vậy các biến bậc hai đảm bảo tính hội tụ

Quan hệ biến bậc một với bậc hai

Hệ số Outer Loadings của các biến bậc một đều lớn hơn 0,7, như vậy các biến bậc một đều có ý nghĩa giải thích cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Thứ tự hệ số Outer Loadings cho thấy thứ tự đóng góp của các biến bậc một lên biến bậc hai (LT) Trị tuyệt đối hệ số càng lớn, đóng góp càng mạnh Như vậy chiến lược dẫn đầu chi phí (CP) đóng góp nhiều nhất cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

3.3.2.2 Phân tích SEM biến bậc hai

Tác giả tiếp tục xem xét mức độ ý nghĩa của các sự tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc qua kiểm định Bootstrapping với 5.000 mẫu phụ, kết quả như sau:

Bảng 4.21 Kiểm định Bootstrapping biến bậc 2

Mối quan hệ

Hệ số đường dẫn chuẩn hóa

(O)

Sai số chuẩn (STDEV)

Ngày đăng: 14/05/2024, 14:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan