Tác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam

204 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt NamTác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Nghiên cứu sinh: Lê Thị Ngọc Bích Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Vũ Hoàng Nam

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêngtôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bốtheo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phântích, đánh giá một cách khoa học, trung thực, khách quan Các kết quả này chưatừng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Lê Thị Ngọc Bích

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nghiên cứu sinh xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới Thầy hướng dẫn

khoa học, PGS, TS Vũ Hoàng Nam, vì Thầy đã luôn đồng hành, hướng dẫn, giúp đỡnghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành tới của các Thầy Cô KhoaSau đại học - trường Đại học Ngoại thương vì đã tận tình hỗ trợ nghiên cứu sinh vềmặt thủ tục trong suốt quá trình học tập và bảo vệ luận án.

Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cácThầy Cô thuộc Bộ môn Kinh tế phát triển, Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại họcNgoại thương, các Thầy Cô tham gia giảng dạy các học phần trong chương trìnhtiến sĩ, các nhà khoa học, các chuyên gia, các doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến đểnghiên cứu sinh hoàn thiện luận án của mình.

Về phía cơ quan công tác, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành tớicác thầy cô đồng nghiệp thuộc Bộ môn Kinh tế Đầu tư, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế,Ban lãnh đạo Học viện Tài chính đã tạo điều kiện để nghiên cứu sinh có thể tậptrung nghiên cứu và thực hiện luận án.

Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình,người thân, những người đã luôn yêu thương, khích lệ, động viên, là động lực đểnghiên cứu sinh hoàn thành luận án này.

Tác giả luận án

Lê Thị Ngọc Bích

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12

1.1.Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp 12

1.2 Các nhân tố tác động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp 16

1.3.Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của

2.1.Cơ sở lý luận về năng suất lao động 30

2.1.1.Khái niệm năng suất lao động 30

2.1.2.Vai trò của năng suất lao động đối với doanh nghiệp 30

2.1.3.Đo lường năng suất lao động của doanh nghiệp 32

2.2.Cơ sở lý luận về tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp 33

2.2.1.Khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu 33

2.2.2.Cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu 34

2.2.3.Vai trò của tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đối với doanh nghiệp 36

2.2.4.Các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp 37

2.3 Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầucủa doanh nghiệp 40

2.3.1.Tác động của năng suất lao động tới tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầucủa doanh nghiệp 40

2.3.2.Tác động của tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tới năng suất lao độngcủa doanh nghiệp 42

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 45

Trang 6

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

3.1.Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu 46

3.1.1.Khung phân tích 46

3.1.2.Giả thuyết nghiên cứu 47

3.2.Phương pháp nghiên cứu định lượng 51

3.2.1.Mô hình nghiên cứu 51

3.2.2.Phương pháp ước lượng 62

3.2.3.Nguồn số liệu 65

3.3.Phương pháp nghiên cứu định tính 69

3.3.1.Phương pháp thống kê mô tả 69

4.1.Thực trạng năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam 73

4.1.1.Tổng quan về doanh nghiệp Việt Nam 73

4.1.2.Thực trạng năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam 78

4.2 Thực trạng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Namvà mối quan hệ với năng suất lao động của doanh nghiệp 81

4.2.1.Hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua thương mại quốc tếcủa doanh nghiệp Việt Nam 81

4.2.2 Hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua liên kết với doanhnghiệp FDI 87

4.2.3 Hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua liên kết xuôi chiều 92

4.2.4.Hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua liên kết ngược chiều 96

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 101

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TỚITHAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆTNAM 102

Trang 7

5.1.Phân tích định lượng tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung

ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam 102

5.1.1Mô tả thống kê các biến số 102

5.1.2 Kết quả phân tích định lượng 104

5.2.Phân tích định tính vai trò của năng suất lao động đối với tham gia chuỗi cungứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam 117

5.2.1.Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củadoanh nghiệp Việt Nam 118

5.2.2 Một số khó khăn của doanh nghiệp nội địa Việt Nam trong nâng cao năngsuất lao động và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu 121

6.1.2 Bối cảnh trong nước 131

6.2 Định hướng và quan điểm về thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗicung ứng toàn cầu 134

6.2.1 Định hướng về thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứngtoàn cầu 134

6.2.2 Quan điểm về thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cungứng toàn cầu 135

6.3 Các giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứngtoàn cầu 136

6.3.1.Giải pháp chung cho doanh nghiệp Việt Nam 136

6.3.2 Giải pháp riêng cho một số nhóm doanh nghiệp 142

TỔNG KẾT CHƯƠNG 6 148

KẾT LUẬN 149

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 8

OECD Organization of EconomicCooperation and

Tổ chức hợp tác và phát triểnkinh tế

PCI Provincial CompetitivenessIndex

Chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh

R&D Reseach & Development Nghiên cứu và phát triển

Competitiveness Surveys

Điều tra công nghệ và nănglực cạnh tranh

TFP Total Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp

Commerce and Industry

Liên đoàn thương mại vàcông nghiệp Việt NamVES Vietnam Enterprise Survey Tổng điều tra doanh nghiệp

Việt NamVSIC Vietnam Standard Industrial

Hệ thống ngành kinh tế ViệtNam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại chuỗi cung ứng theo vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 15

Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia vào chuỗi của doanh nghiệp 19

Bảng 1.3: Tổng hợp nghiên cứu về tác động của NSLĐ tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp 23

Bảng 3.1: Mô tả các biến 60

Bảng 3.2: Nguồn dữ liệu nghiên cứu 68

Bảng 3.3 Mô tả mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu 71

Bảng 4.1 So sánh NSLĐ của các nhóm DN tham gia và không tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua thương mại quốc tế 86

Bảng 4.2: Tỉ lệ DN nội địa tham gia chuỗi thông qua liên kết với DN FDI 87

Bảng 4.3 So sánh NSLĐ của các nhóm DN tham gia và không tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua liên kết với DN FDI 91

Bảng 4.4 So sánh NSLĐ của các nhóm DN tham gia và không tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua liên kết xuôi chiều 95

Bảng 4.5 So sánh NSLĐ của các nhóm DN tham gia và không tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua thương mại quốc tế 98

Bảng 5.1: Mô tả thống kê các biến độc lập trong mô hình 102

Bảng 5.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 103

Bảng 5.3: Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

của doanh nghiệp 105

Bảng 5.4: Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củadoanh nghiệp có quy mô khác nhau 110

Bảng 5.5: Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

của doanh nghiệp thuộc sở hữu khác nhau 112

Bảng 5.6: Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củadoanh nghiệp thuộc nhóm ngành khác nhau 114

Bảng 5.7: Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củadoanh nghiệp có MTKD khác nhau 116

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1a: Chuỗi cung ứng trực tiếp 35

Hình 1b: Chuỗi cung ứng mở rộng 35

Hình 1c: Chuỗi cung ứng phức hợp 35

Hình 2.1 Phân loại các chuỗi cung ứng theo mức độ phức tạp 35

Hình 3.1 Khung phân tích tác động của NSLĐ tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN 46

Hình 4.1 Số lượng doanh nghiệp 73

Hình 4.2 Tỉ lệ doanh nghiệp chế biến chế tạo theo quy mô lao động 74

Hình 4.3 Tỉ lệ doanh nghiệp theo loại hình sở hữu 76

Hình 4.4 Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến chế tạo theo trình độ công nghệ 77

Hình 4.5 Năng suất lao động của doanh nghiệp giai đoạn 2010-2020 78

Hình 4.6 Năng suất lao động của doanh nghiệp chế biến chế tạo 80

theo quy mô lao động 80

Hình 4.7 Năng suất lao động của doanh nghiệp chế biến chế tạo theo 80

Hình 4.10 Tỉ lệ tham gia chuỗi thông qua thương mại quốc tế của doanh nghiệp

theo loại hình sở hữu 84

Hình 4.11 Tỉ lệ tham gia chuỗi thông qua thương mại quốc tế của DN theo trình độ công nghệ 84

Hình 4.12 Tỉ lệ tham gia chuỗi qua liên kết với DN FDI theo loại hình sở hữu 88

Hình 4.13 Tỉ lệ tham gia chuỗi qua liên kết với DN FDI theo quy mô 89

Hình 4.14 Tỉ lệ tham gia chuỗi qua liên kết với DN FDI theo trình độ CN 90

Hình 4.15 Tỉ lệ tham gia chuỗi liên kết xuôi và ngược của doanh nghiệp 92

Hình 4.16 Tỉ lệ tham gia chuỗi liên kết xuôi và ngược của DN theo quy mô 93

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một giải pháp quan trọng để thúcđẩy quá trình công nghiệp hóa ở các quốc gia đang phát triển (Nguyễn và cộng sự,2020; Reddy và cộng sự, 2020; Taglioni và Winkler, 2016) Tham gia chuỗi có thểđược coi là cách thức nhanh chóng giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng mộtmạng lưới sản xuất công nghệ cao trong nước (Taglioni và Winkler, 2016) Từ gócđộ doanh nghiệp (DN), tham gia vào chuỗi giúp DN tiếp cận được nguồn nguyênliệu đầu vào, máy móc công nghệ đa dạng, tiên tiến hiện đại, chất lượng cao, khắcphục các hạn chế của thị trường đầu vào trong nước, cũng như mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm (Tong và cộng sự, 2019).

Thời gian qua, chính phủ Việt Nam luôn coi tham gia vào chuỗi cung ứngtoàn cầu là một giải pháp quan trọng giúp DN nội địa nâng cao năng lực sản xuất.Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình phát triểncông nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025” đã đưa ra mục tiêu: “sản xuất cácsản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham giavào các chuỗi cung ứng toàn cầu” Để cụ thể hóa mục tiêu này, nhiều nhóm giảipháp được đưa ra nhằm hỗ trợ DN nội địa tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cungứng toàn cầu.

DN có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu hoặc liên kết với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoạtđộng trong nước (Reddy và cộng sự, 2020) Trong thời gian qua, chính phủ ViệtNam đã luôn quan tâm đẩy mạnh sự tham gia của DN nội địa vào chuỗi cung ứngtoàn cầu với nhiều hình thức Đối với hình thức tham gia chuỗi thông qua hoạt độngxuất nhập khẩu, Nghị quyết số 493/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chiến lượcxuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 đưa ra quan điểm “phát triển xuất nhậpkhẩu gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương nhằm phát huylợi thế cạnh tranh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế tác động của các thách thứctrong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng vàchuỗi giá trị toàn cầu” Nghị quyết cũng đưa ra các nhóm giải pháp để thực hiệnmục tiêu bao gồm: “phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu;phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo tăng trưởng bền vững trongdài hạn; hoàn thiện thể

Trang 12

chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạothuận lợi cho thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại côngbằng; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu, nângcấp cơ sở hạ tầng kho vận, giảm chi phí logistics; quản lý và kiểm soát nhập khẩuđáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán cân thương mại lànhmạnh, hợp lí; nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng và các DN hạt nhân, thúcđẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn” (Thông tin chính phủ,2022).

Hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN nội địa thông qua liênkết với DN FDI cũng được nhấn mạnh là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030: “tăng cường liên kết giữa khu vực có vốnđầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia với DN trong nước trong pháttriển chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp” (Thông tin chính phủ, 2021).Nhiều chính sách, giải pháp như xây dựng lại chiến lược thu hút FDI, xây dựng cơsở dữ liệu, chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, lãi suất, khuyến khích đối với DN trongnước đã được đưa ra để cụ thể hóa mục tiêu này Các DN nội địa được tạo cơ hộikết nối với các nhà cung cấp và khách hàng tiềm năng thông qua nền tảng trựctuyến, các hội chợ thương mại hay thông qua danh bạ các DN nội địa trong cácngành công nghiệp để đối tác dễ dàng tra cứu thông tin Chính quyền ở cả cấp trungương và địa phương cũng đã thể hiện mong muốn kết nối DN nội địa với các đối tácnước ngoài thông qua việc tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo các tậpđoàn đa quốc gia lớn.

Tuy đã có nhiều nỗ lực trong thúc đẩy DN nội địa tham gia vào chuỗi cungưng toàn cầu, kết quả đạt được của Việt Nam vẫn chưa được như mong đợi Mức độtham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN nội địa Việt Nam ở các hình thứckhác nhau vẫn còn nhiều hạn chế Giá trị hàng hóa xuất khẩu của DN nội địa chiếmtỉ trọng nhỏ hơn nhiều so với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, với chỉ khoảng26,6% tổng giá trị xuất khẩu (Tổng cục Thống kê, 2022) Trong khi đó, tỉ lệ này củacác DN có vốn đầu tư nước ngoài là hơn 70% và đang có xu hướng tăng dần quacác năm (Tổng cục Thống kê, 2022; Lê, 2018) Đối với hình thức tham gia chuỗicung ứng toàn cầu thông qua liên kết với DN FDI, mặc dù nguồn vốn đầu tư FDIvào Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm, khu vực này có xu hướng tồn tạiđộc lập, ít mối liên kết với khu vực kinh tế trong nước (Tong và cộng sự, 2019;Lê, 2018) Do đó, cần có

Trang 13

những hiểu biết đầy đủ và khoa học về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tham giachuỗi cung ứng toàn cầu qua các hình thức khác nhau tại Việt Nam để có giải phápphù hợp hơn, giúp đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của DN nội địa vào chuỗi.

Dưới góc độ nghiên cứu, trên thế giới đã có nhiều công trình tập trung làm rõcác yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN ở các nềnkinh tế khác nhau nhằm cung cấp những căn cứ khoa học, giúp đưa ra các chínhsách phù hợp hỗ trợ DN tham gia nhiều hơn vào chuỗi Trong các yếu tố được xemxét, vai trò của năng suất lao động (NSLĐ) được nhắc tới là nhân tố quan trọngquyết định khả năng tham gia chuỗi của các DN (Harvie và cộng sự, 2010; Rasiahvà cộng sự, 2010; Urata và Baek, 2020; Reddy và cộng sự, 2021) Tuy nhiên, vẫncòn nhiều khía cạnh chưa được xem xét trong mối quan hệ này, đặc biệt là các phântích ở góc độ các DN có sự khác biệt về quy mô, loại hình sở hữu, trình độ côngnghệ hay chất lượng môi trường kinh doanh (MTKD) tại địa phương DN hoạt động.Việc nghiên cứu những khía cạnh này trong mối quan hệ giữa NSLĐ và sự tham giachuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mang lại nhiều hàm ý chính sách quan trọng, phù hợpcho từng nhóm DN trong nền kinh tế Bên cạnh đó, tác động của NSLĐ tới các hìnhthức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau của DN cũng chưa được đề cậpđầy đủ trong các nghiên cứu trước đây Phần lớn nghiên cứu tập trung đánh giá hìnhthức tham gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu mà ít đề cập tới hình thức thamgia thông qua liên kết với DN FDI Do đó, nội dung phân tích, so sánh tác động củaNSLĐ đối với các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau của DN làkhoảng trống nghiên cứu quan trọng cần được tập trung làm rõ Những căn cứ khoahọc về các nội dung này có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ để đưa ra chính sách phùhợp nhằm thúc đẩy các nhóm DN khác nhau tham gia vào các hình thức của chuỗicung ứng toàn cầu.

Đối với nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, những hiểu biết khoahọc, toàn diện về vai trò của NSLĐ đối với tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củaDN nội địa là rất cần thiết Mặc dù có sự cải thiện trong thời gian qua, NSLĐ củaDN nội địa Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực(Tổng cục Thống kê, 2021) Đặc biệt đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,mặc dù là ngành có vai trò quan trọng nhưng NSLĐ của ngành này luôn ở mức thấphơn so với NSLĐ chung của toàn bộ nền kinh tế (Tổng cục Thống kê, 2021) NSLĐthấp được

Trang 14

nhận định là yếu tố cản trở lớn đối với DN nội địa Việt Nam, khiến họ gặp nhiềukhó khăn trong đáp ứng các yêu cầu về giá thành, số lượng và chất lượng để có thểtham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu (Tong và cộng sự, 2019) Tuy nhiên, chưa cónhiều nghiên cứu về tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứngtoàn cầu khác nhau của DN nội địa Việt Nam Hiểu rõ nội dung này sẽ giúp đưa ranhững đề xuất chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy các DN nội địa Việt Nam thamgia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với các hình thức khác nhau.

Đề tài nghiên cứu “Tác động của năng suất lao động tới sự tham gia vàochuỗi cung ứng toàn cầu của DN Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thựctiễn Về mặt lý luận, đề tài làm rõ tác động của NSLĐ tới các hình thức tham giakhác nhau của DN vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm hình thức liên kết xuôichiều, hình thức liên kết ngược chiều, hình thức tham gia thông qua thương mạiquốc tế và tham gia thông qua liên kết với DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Tác động này còn được so sánh, đánh giá giữa các nhóm DN nội địa khác nhau vềquy mô, loại hình sở hữu, trình độ công nghệ, và chất lượng MTKD nơi DN hoạtđộng Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứkhoa học, là căn cứ để đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy DN nội địa Việt Namtham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ tác động của NSLĐ tới cáchình thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN nội địa Việt Nam, làm rõtác động này đối với các DN khác nhau về quy mô, hình thức sở hữu, trình độ côngnghệ, môi trường kinh doanh; từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy DN nội địaViệt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thểvề lý thuyết và thực nghiệm sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của

DN và vai trò của NSLĐ đối với tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.

Trang 15

Thứ hai, phân tích thực trạng NSLĐ và thực trạng tham gia chuỗi cung ứng

toàn cầu của DN nội địa Việt Nam.

Thứ ba, lượng hóa và phân tích tác động của NSLĐ tới tham gia vào chuỗi

cung ứng toàn cầu của DN nội địa Việt Nam.

Thứ tư, làm rõ tác động của NSLĐ tới tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

của các DN khác nhau về quy mô, loại hình sở hữu, trình độ công nghệ và MTKD.

Thứ năm, đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy sự tham gia vào

chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN nội địa Việt Nam.

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án tập trung làm rõ các câu hỏinghiên cứu sau:

Thứ nhất, NSLĐ tác động như thế nào tới các hình thức tham gia chuỗi cung

ứng toàn cầu của DN nội địa Việt Nam?

Thứ hai, tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu có sự

khác biệt như thế nào giữa các nhóm DN nội địa khác nhau về quy mô, loại hình sởhữu, trình độ công nghệ, và chất lượng MTKD nơi DN hoạt động?

Thứ ba, Việt Nam cần có những giải pháp, chính sách gì để thúc đẩy DN nội

địa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua tăng NSLĐ?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàncầu của DN.

Trang 16

hàm ý chính sách quan trọng đối với nhóm DN này Bên cạnh đó, việc giới hạn nàycũng cho phép đánh giá hình thức tham gia chuỗi thông qua liên kết với DN FDImột cách chính xác, đầy đủ và có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

Về ngành hoạt động của DN, luận án tập trung nghiên cứu các DN nội địathuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam Việc giới hạn phạm vi nghiên

cứu ở các DN thuộc ngành chế biến, chế tạo dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được nhận định là có vai trò

đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam.Đây là ngành tạo động lực tăng trưởng, dẫn dắt nền kinh tế chuyển đổi từ một nềnsản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một nền sản xuất công nghiệp hiện đại.Giai đoạn 2011-2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có tốc độ cảithiện cao nhất trong tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế, với 1,9 điểm phầntrăm/năm (Tổng cục Thống kê, 2021) Tuy nhiên, NSLĐ của DN Việt Nam trongngành này vẫn luôn thấp hơn so với NSLĐ chung của nền kinh tế (Tổng cục Thốngkê, 2021) NSLĐ thấp khiến DN Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến, chếtạo có năng lực cạnh tranh thấp, khó khăn trong gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.Do đó, vai trò của NSLĐ đối với tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN ViệtNam trong ngành chế biến, chế tạo cần được đánh giá và xem xét để có những căncứ khoa học nhằm thúc đẩy các DN trong ngành tham gia nhiều hơn nữa vào chuỗicung ứng toàn cầu.

Thứ hai, hình thức tổ chức sản xuất chuỗi trên phạm vi toàn cầu thường diễn

ra chủ yếu ở các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (Nguyễn, 2021) Trên thực tế,các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN Việt Nam cũng chủ yếudiễn ra trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với các hình thức khác nhau.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê sơ bộ năm 2022, các DN ngành chế biến, chếtạo trong nhiều năm chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn bộnền kinh tế Ngoài ra, số dự án FDI đầu tư vào ngành này cũng chiếm khoảng 60%tổng số dự án FDI vào Việt Nam, do đó, các hoạt động tham gia chuỗi qua liên kếtgiữa DN nội địa và DN FDI cũng chủ yếu tập trung trong ngành này (Tong và cộngsự, 2019).

Thứ ba, thúc đẩy các DN chế biến, chế tạo tham gia vào chuỗi cung ứng toàn

cầu luôn là ưu tiên của Việt Nam (Nguyễn, 2021) Các DN trong ngành này đượcđặc biệt quan tâm với nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ nhằm mục tiêu thúcđẩy sự

Trang 17

tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu như: Chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừakhởi nghiệp sáng tạo, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đếnnăm 2025 Nhóm các ngành được lựa chọn là mục tiêu trong các chương trình nàybao gồm: điện tử, cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ thông tin, dệt may, dagiày, điện tử-viễn thông, chế biến nông lâm thủy sản.

Như vậy, giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các DN trong ngành chế biến,chế tạo là phù hợp với vai trò của ngành trong nền kinh tế, thực trạng hoạt động sảnxuất theo chuỗi trên phạm vi toàn cầu của ngành, cũng như chủ trương, chính sáchcủa Nhà nước.

Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp nội địa 100%

vốn Việt Nam hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Phạm vi về thời gian:

Luận án sử dụng bộ số liệu điều tra DN của Tổng cục Thống kê cho giaiđoạn từ năm 2010 tới 2020 để phân tích tác động của NSLĐ tới tham gia vào chuỗicung ứng toàn cầu của DN nội địa Việt Nam Đây là giai đoạn Việt Nam tham giasâu rộng vào hội nhập toàn cầu Trong giai đoạn này, DN nội địa được kì vọng ngàycàng có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu Tuy nhiên, sau nhiều nỗlực, lợi thế so sánh của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ giảmdần, từ 9/20 xuống còn 6/20 nhóm ngành (Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách,2020) NSLĐ của DN nội địa trong giai đoạn này mặc dù có sự cải thiện, tuy nhiên,vẫn ở mức rất thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực (Ngân hàng Thế giới,2020) Đây được nhận định là một trong những nguyên nhân chính khiến cho DNnội địa gặp khó khăn trong tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong giai đoạn này.Do đó, lựa chọn đánh giá tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầucủa DN nội địa Việt Nam trong giai đoạn này là phù hợp với tình hình thực tế ViệtNam.

Ngoài ra, bộ số liệu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng được sử dụngtrong phân tích định lượng, cung cấp thông tin về MTKD nơi DN hoạt động Bộ sốliệu về chỉ số giảm phát GDP từ Ngân hàng Thế giới cũng được sử dụng trong giaiđoạn từ 2010-2020 để điều chỉnh các biến số được tính giá trị bằng tiền theo giáhiện hành để hạn chế ảnh hưởng của yếu tố biến động giá tới kết quả nghiên cứu.

Trang 18

Thông tin phỏng vấn sâu được thực hiện trong năm 2023 Phỏng vấn sâu

được thực hiện đối với một số DN hoạt động trong ngành chế biến, chế tạo nhằmthu thập các thông tin, ý kiến từ góc nhìn thực tế Kết quả phỏng vấn các DN đượcphân tích trong phương pháp nghiên cứu định tính nhằm kiểm chứng, so sánh, giảithích và bổ sung thêm cho kết quả phân tích định lượng.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và các phươngpháp nghiên cứu định tính.

4.1.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Mô hình hồi quy Probit ngẫu nhiên với biến công cụ: NCS sử dụng mô hình

hồi quy Probit ngẫu nhiên (Random-effect probit model) để đánh giá tác động củaNSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN Phương phápnày được đánh giá là phù hợp khi biến phụ thuộc là biến nhị phân và đặc điểm củabộ dữ liệu bảng điều tra DN (Roberts và Tybout, 1997; Bernard và Jensen, 2004;Monreal và cộng sự, 2012) Các DN đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ cóxu hướng tiếp tục tham gia vào những năm tiếp theo do ảnh hưởng của các khoảnchi phí chìm khi gia nhập chuỗi Do đó, biến trễ của biến phụ thuộc được thêm vàomô hình để phản ánh mối quan hệ này cũng như hạn chế vấn đề nội sinh trong môhình (Dynamic radom-effect probit model) Việc sử dụng mô hình Probit ngẫunhiên động mặc dù giúp hạn chế vấn đề nội sinh nhưng chưa giải quyết được triệtđể vấn đề này Trong nghiên cứu này, vấn đề nội sinh có thể xảy ra do biến phụthuộc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN và biến độc lập NSLĐ có mối quanhệ hai chiều NSLĐ có tác động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN vàngược lại, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cũng ảnh hưởng tới NSLĐ của DN Đềgiải quyết vấn đề nội sinh gây ra bởi mối quan hệ hai chiều, NCS kế thừa từ cácnghiên cứu trước đây (Fisman và Svensson, 2007; Đỗ và Vũ, 2021; Vũ và cộng sự,2023) và sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai bước (Twostage least square regressions – 2SLS) với biến công cụ cho NSLĐ của DN Biếncông cụ NSLĐ của DN được sử dụng trong nghiên cứu là giá trị trung bình theotừng năm của các DN trong cùng ngành theo

Trang 19

phân cấp ngành 2 con số VSIC 2007 Để kiểm tra tính vững của kết quả phân tích,các cách đo lường khác nhau của biến NSLĐ được sử dụng để so sánh trong môhình.

4.1.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong

quá trình tổng hợp và phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động củaNSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN Trên cơ sở đó, NCS tìm rakhoảng trống nghiên cứu và xây dựng khung phân tích của luận án.

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng thông qua các

sơ đồ, biểu đồ nhằm làm rõ thực trạng NSLĐ, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu vàtác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.

Phương pháp nghiên cứu tình huống và phỏng vấn sâu: NCS tiến hành

phỏng vấn sâu một số DN trong ngành chế biến, chế tạo Kết quả phỏng vấn sâuđược sử dụng để khẳng định kết quả phân tích định lượng Ngoài ra, phỏng vấn sâucũng cung cấp những thông tin thực tế trong hoạt động của DN, giúp so sánh, giảithích và bổ sung cho phương pháp định lượng.

5 Đóng góp của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới ở các khía cạnhcụ thể như sau:

Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và làm rõ vấn đề lý thuyết về tham gia chuỗi

cung ứng toàn cầu của DN Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiêncứu, luận án đã phân biệt và làm rõ các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầukhác nhau của DN Nếu như các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá tham gia chuỗicung ứng toàn cầu của DN thông qua thương mại quốc tế, luận án đã bổ sung vàphân tích cả hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua liên kết với cácDN FDI.

Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm bằng chứng

khẳng định các lý luận về tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầucủa DN nội địa Việt Nam Đồng thời, luận án cũng phân tích và làm rõ tác động củaNSLĐ tới từng hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau, bao gồmhình thức tham gia thông qua thương mại quốc tế và qua liên kết với DN FDI, hìnhthức tham

Trang 20

gia liên kết ngược và liên kết xuôi Tác động của NSLĐ được chỉ ra là có sự khácbiệt đối với từng hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau.

Thứ ba, về mặt phương pháp, luận án đã giải quyết được vấn đề nội sinh gây

ra bởi mối quan hệ hai chiều giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hìnhđánh giá tác động của NSLĐ tới tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.Vấn đề này được giải quyết trong luận án bằng việc sử dụng mô hình định lượng2SLS và biến công cụ cho NSLĐ của DN Đây là khoảng trống về mặt phươngpháp mà phần lớn các nghiên cứu trước đây ít đề cập và chưa được giải quyết phùhợp.

Thứ tư, luận án xem xét tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi

cung ứng toàn cầu của DN ở nhiều khía cạnh khác nhau, bổ sung và làm rõ những

vấn đề trong khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, tác động của NSLĐ được xem xét,

so sánh giữa những DN có quy mô khác nhau, giữa DN có quy mô nhỏ - vừa và DN

quy mô lớn Thứ hai, tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

được so sánh giữa nhóm DN tư nhân và DN nhà nước, chỉ ra những khác biệt trong

xu hướng tác động giữa hai nhóm DN Thứ ba, tác động của NSLĐ còn được xem

xét, so sánh giữa các DN thuộc nhóm ngành khác nhau về trình độ công nghệ, cụthể là giữa nhóm ngành công nghệ cao, công nghệ trung bình và công nghệ thấp.

Thứ tư, tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của

DN được chứng minh là chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh nơi DN hoạtđộng.

Thứ năm, về mặt thực tiễn, thông qua phân tích định lượng, luận án đã chỉ rõ

tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các DNnội địa trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam trong thời gianqua Đây là ngành giữ vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của các ngànhcông nghiệp của Việt Nam Kết quả phân tích góp phần lí giải cho thực trạng thamgia còn nhiều hạn chế vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN nội địa trong ngànhcông nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng gợi ýcác giải pháp và chính sách phù hợp để tăng cường sự tham gia vào chuỗi cung ứngtoàn cầu của DN nội địa trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Namtrong thời gian tới.

Thứ sáu, luận án chỉ ra sự khác biệt trong tác động của NSLĐ tới tham gia

chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN nội địa trong ngành công nghiệp chế biến, chế

Trang 21

tạo Việt Nam thuộc các nhóm khác nhau về quy mô, loại hình sở hữu, trình độ côngnghệ và chất lượng MTKD nơi DN hoạt động Đây là những khía cạnh có ý nghĩathực tiễn đối với nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam Những phân tích nàylà căn cứ khoa học quan trọng giúp đưa ra những giải pháp và chính sách phù hợpcho từng nhóm DN nội địa trong nền kinh tế.

6 Kết cấu của luận án

Luận án có kết cấu 6 chương như sau:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng năng suất lao động và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam

Chương 5: Phân tích tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứngtoàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam

Chương 6: Các giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Trang 22

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1 Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp

Phần này sẽ tập trung tổng hợp các nghiên cứu trước đây ở hai nội dung, baogồm: tiêu chí xác định và phương pháp đánh giá tham gia vào chuỗi cung ứng toàncầu của DN.

Thứ nhất, về tiêu chí xác định tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củadoanh nghiệp

Các công trình nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau đểxác định thế nào là một DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và chưa có sựthống nhất trong vấn đề này Tiêu chí được sử dụng phổ biến là xuất khẩu và nhậpkhẩu DN được xác định là có tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khi có tham giavào hoạt động xuất hoặc nhập khẩu Ngoài ra, nhiều nghiên cứu lựa chọn kết hợptiêu chí xuất nhập khẩu với các tiêu chí khác trong xác định DN tham gia chuỗicung ứng toàn cầu Một số nghiên cứu cho rằng để gia nhập và tồn tại lâu dài trongchuỗi cung ứng toàn cầu, DN phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Dođó, cùng với tiêu chí xuất nhập khẩu, tiêu chí có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượngquốc tế cũng được sử dụng để xác định DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu(Reddy và cộng sự, 2020; WTO, 2014) Bên cạnh đó, tiêu chí vốn chủ sở hữu nướcngoài cũng được sử dụng kết hợp với tiêu chí xuất nhập khẩu để xác định DN thamgia chuỗi cung ứng toàn cầu như nghiên cứu của Dovis và Zaki (2020).

Việc kết hợp tiêu chí xuất nhập khẩu với các tiêu chí về vốn sở hữu và chứngchỉ quốc tế giúp đánh giá sự tham gia của DN vào chuỗi cung ứng toàn cầu mộtcách toàn diện hơn so với chỉ đánh giá dựa trên hoạt động xuất nhập khẩu Tuynhiên, sử dụng kết hợp nhiều tiêu chí đòi hỏi một bộ dữ liệu đủ lớn và thông tin chitiết về tất cả các tiêu chí Hơn nữa, kết hợp nhiều tiêu chí có thể làm cho tỉ lệ DNtham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trên tổng số quan sát của mẫu giảm xuống đángkể Với các quốc gia đang phát triển với nền sản xuất còn lạc hậu, việc kết hợp tiêuchí có chứng chỉ quốc tế có thể làm cho tỉ lệ DN tham gia chuỗi rất nhỏ, ảnh hưởngtới kết quả phân tích định lượng vì số lượng các DN có chứng chỉ quốc tế khôngnhiều Vì lí do đó, phần lớn các nghiên cứu chỉ sử dụng tiêu chí xuất nhập khẩu đểxác định DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trang 23

Thứ hai, về phương pháp đánh giá tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củadoanh nghiệp

Phương pháp đánh giá tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN trongcác nghiên cứu định lượng trước đây có thể phân loại thành hai nhóm: đánh giábằng mức độ tham gia và đánh giá bằng tình trạng có hay không tham gia chuỗi củaDN.

Để đánh giá mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN, có haiphương pháp phổ biến được sử dụng là đánh giá dựa trên tỉ lệ đầu vào nhập khẩutrong tổng giá trị xuất khẩu (FVAR – foreign value added ratio) và sử dụng thangđo thứ bậc Tỉ lệ FVAR được sử dụng trong một số công trình như của Lu và cộngsự (2018), Urata và Baek (2020) Theo đó, giá trị tỉ lệ FVAR càng lớn thể hiện mứcđộ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN càng cao.

Mức độ tham gia chuỗi của DN cũng có thể được đo lường bằng biến thứ bậcnhư công trình của Veugelers và cộng sự (2013), Manghnani và cộng sự (2021),Dovis và Zaki (2020) Theo cách này, các tác giả sử dụng cả chỉ tiêu xuất khẩu vànhập khẩu để đánh giá mức độ tham gia vào chuỗi của DN, phân biệt giữa các DNxuất khẩu nhiều và DN xuất khẩu ít, giữa các DN nhập khẩu nhiều và các DN nhậpkhẩu ít Cụ thể, DN được gọi là nhập khẩu nhiều khi DN đó nhập khẩu ít nhất 1/3tổng giá trị nguyên liệu đầu vào DN nhập khẩu ít hơn 1/3 tổng giá trị nguyên liệuđầu vào được coi là nhập khẩu ít Đối với xuất khẩu, DN xuất khẩu ít nhất 2/3 tổnggiá trị đầu ra được coi là xuất khẩu nhiều, DN xuất khẩu ít hơn 2/3 được coi là xuấtkhẩu ít Ngoài ra, DN được coi là có tiếp cận với mạng lưới sản xuất quốc tế nếu nócó vốn sở hữu nước ngoài chiếm phần lớn hoặc thuộc một tập đoàn xuất khẩu nhiềuhoặc nhập khẩu nhiều Dựa trên mức độ đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu, nhập khẩuvà vốn sở hữu nước ngoài, các tác giả đã sử dụng biến thứ bậc với 5 mức độ thamgia chuỗi từ cao tới thấp Cách xác định này cũng tương tự với nghiên cứu củaDovis và Zaki (2020) khi phân chia mức độ tham gia chuỗi thành ba mức: thấp,trung bình, cao dựa trên bốn tiêu chí: xuất khẩu, nhập khẩu, có vốn đầu tư nướcngoài và có chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.

Phương pháp đánh giá tham gia chuỗi của DN thông qua tỉ lệ FVAR haybiến thứ bậc cho phép đo lường mức độ tham gia chuỗi của DN ít hay nhiều Tuynhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có một bộ dữ liệu đầy đủ, chi tiết về tìnhhình xuất

Trang 24

nhập khẩu của DN Do đó, phần lớn các nghiên cứu sử dụng phương pháp xác định

tình trạng DN có hay không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Để xác định, các

công trình có thể chỉ dựa trên tiêu chí xuất nhập khẩu, hoặc lựa chọn kết hợp tiêuchí xuất nhập khẩu với các tiêu chí khác (Reddy và cộng sự, 2021; Del Prete vàcộng sự, 2018; Brancati và cộng sự, 2017).

Công trình của Reddy và cộng sự (2021) về DN tại 90 quốc gia trên thế giớivà công trình của Del Prete và cộng sự (2018) về các quốc gia Nam Phi đã kết hợptiêu chí có chứng chỉ quốc tế với tiêu chí có hoạt động xuất nhập khẩu để xác địnhDN có tham gia vào chuỗi hay không Cụ thể, khi DN có chứng chỉ tiêu chuẩn quốctế và có hoạt động xuất khẩu, hoặc nhập khẩu hoặc cả hai hoạt động xuất nhập khẩuthì được coi là có tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Trong khi đó, nghiên cứucủa Brancati và cộng sự (2017) sử dụng các thông tin liên quan đến loại hàng hóasản xuất của DN (hàng hóa cuối cùng hay hàng hóa trung gian), thị trường tiêu thụ(nội địa hay nước ngoài); xuất xứ của nguyên liệu đầu vào và mạng lưới bên trongDN (mạng lưới nội địa hay mạng lưới quốc tế) Khi đó, một DN được xác định làtham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau: (1)sản xuất hàng hóa trung gian và có xuất khẩu; (2) sản xuất hàng hóa trung gian vàtham gia vào mạng lưới quốc tế; (3) sản xuất hàng hóa cuối cùng và có tham gia vàomạng lưới quốc tế.

Việc xác định tình trạng có hay không tham gia chuỗi của DN thông quanhiều tiêu chí khác nhau mặc dù đơn giản hơn phương pháp đánh giá mức độ thamgia nhưng vẫn đòi hòi một bộ dữ liệu chi tiết Do đó, nhiều nghiên cứu lựa chọn xácđịnh tình trạng có hay không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN chỉ thôngqua hoạt động xuất nhập khẩu Ví dụ, Urata và Baek (2020) xác định một DN đượccoi là tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi DN đó có cả hoạt động xuất khẩuvà nhập khẩu Các DN chỉ xuất khẩu hoặc chỉ nhập khẩu, cũng như không có cả haihoạt động này được coi là không tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Nhiềunghiên cứu lại xác định một DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi DN đóthực hiện một trong hai hoạt động là nhập khẩu đầu vào hoặc xuất khẩu đầu ra nhưnghiên cứu của Harvie và cộng sự (2010); Kyophilavong (2010) về DN Lào; nghiêncứu của Nguyễn và cộng sự (2021) về DN Việt Nam.

Trang 25

Như vậy, có nhiều tiêu chí và phương pháp xác định tham gia vào chuỗi cungứng toàn cầu của DN được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây Tuy nhiên, cácnghiên cứu chủ yếu tập trung xác định ở hình thức tham gia thông qua hoạt độngxuất nhập khẩu Cách xác định này là chưa đầy đủ vì hình thức tham gia qua liênkết với các DN khác trong chuỗi trong phạm vi lãnh thổ cũng là một kênh quantrọng để DN kết nối vào chuỗi DN có thể tham gia hình thức này bằng cách muabán trong cùng phạm vi lãnh thổ với các DN khác trong chuỗi, đặc biệt là thông qualiên kết với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Lopez-Gonzalez, 2017;Ganne và Lundquist, 2019; Nguyễn, 2021).

Bảng 1.1: Phân loại chuỗi cung ứng theo vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Loại chuỗi

Mô tả chuỗi theo vốn chủ sở hữuTham giachuỗi cungứng toàn

cung cấp

Chuỗi cung ứng thuần

Chuỗi cung ứng thuần 100%

Chú thích: D: DN nội địa; JV: DN liên doanh; MNC: DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

(Theo Kimseng và cộng sự, 2020)

Công trình của Kimseng và cộng sự (2020) về các DN sản xuất tại Thái Lansử dụng tiêu chí vốn chủ sở hữu của các DN để phân loại chuỗi cung ứng Cụ thể,tác giả phân loại DN theo vốn chủ sở hữu thành: DN nội địa (D), DN liên doanh(JV) và DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài (MNC) DN được coi là có tham giavào chuỗi cung ứng toàn cầu khi DN là một mắt xích trong số các chuỗi sau: chuỗicung ứng thuần liên doanh; chuỗi cung ứng thuần 100% vốn đầu tư nước ngoài;chuỗi cung ứng xuất khẩu; chuỗi cung ứng nhập khẩu (Bảng 1.1) Như vậy, một DNnội địa được xác định tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi DN đó có mua bán,trao đổi với DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị trường nội địa Công tycó vốn đầu tư

Trang 26

trực tiếp nước ngoài có thể là công ty liên doanh hoặc công ty có 100% vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài Ngược lại, một DN nội địa được coi là chỉ tham gia vào chuỗicung ứng thuần nội địa hay không tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi DN đóchỉ có hoạt động mua hoặc bán với các công ty 100% vốn trong nước khác.

Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu về tham gia của DN vào chuỗicung ứng toàn cầu có thể rút ra những kết luận sau đây:

Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều thước đo khác nhau để

đánh giá tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN, nhưng phần lớn tập trungvào hình thức tham gia chuỗi thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, ít đề cập tới hìnhthức tham gia chuỗi thông qua liên kết với DN FDI Hình thức tham gia chuỗi nàylà một kênh quan trọng để các DN tại những nền kinh tế đang phát triển kết nối vàochuỗi cung ứng toàn cầu Do đó, nghiên cứu hình thức tham gia chuỗi qua liên kếtvới DN FDI có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn đối với các nền kinh tế này.

Thứ hai, các nghiên cứu có thể đánh giá tham gia vào chuỗi cung ứng toàn

cầu của DN thông qua đo lường mức độ hoặc tình trạng tham gia (có hay khôngtham gia) Phương pháp đo lường mức độ tham gia cho phép đánh giá, so sánh giữaDN tham gia ít hay nhiều Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi một bộ số liệu chitiết về hoạt động của DN Do đó, phần lớn các nghiên cứu lựa chọn đánh giá thôngqua tình trạng tham gia (có hoặc không) do dễ dàng xác định, đo lường, và phù hợpvới số liệu sử dụng trong nghiên cứu.

1.2 Các nhân tố tác động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanhnghiệp

Các công trình nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nhiều nhân tố tác động tớitham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN Các nhân tố này có thể được phânloại thành ba nhóm chính bao gồm: các nhân tố thuộc đặc điểm DN, các nhân tố đặcđiểm ngành/nhóm ngành và các yếu tố thuộc MTKD bên ngoài.

Về nhóm nhân tố đặc điểm DN, nhiều nghiên cứu chỉ tập trung xem xét tác

động của các yếu tố thuộc đặc điểm DN tới tham gia chuỗi Nghiên cứu của Havievà cộng sự (2010) về một số quốc gia Đông Nam Á chỉ ra rằng tham gia vào chuỗicủa DN chịu ảnh hưởng cùng chiều của các yếu tố: NSLĐ, tỷ lệ sở hữu nước ngoài,tiếp cận tài chính, trình độ công nghệ và các mối quan hệ kinh doanh Nghiên cứucủa

Trang 27

Rasiah và cộng sự (2010) lại chỉ xem xét yếu tố NSLĐ và quy mô DN Trong khiđó, các yếu tố chỉ số công nghệ, tỷ lệ vốn nước ngoài, tuổi DN, trang thiết bị máymóc trên một lao động lại được xem xét trong nghiên cứu của Wignaraja (2011).Với nhiều điểm tương đồng, các nghiên cứu gần đây như Wignaraja (2013),Arudchelvan và Wignaraja (2015), Reddy và cộng sự (2021) đánh giá mức độ phụthuộc của khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN vào các yếu tố đặcđiểm DN bao gồm: quy mô DN, sở hữu nước ngoài, đổi mới sáng tạo, độ tuổi DN,NSLĐ hay vị trí của DN (Nguyễn, 2021).

Về nhóm nhân tố đặc điểm ngành, yếu tố đặc điểm ngành có ảnh hưởng tới

tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN thường được xem xét trong các nghiêncứu là mức độ tập trung của ngành, đo lường bằng chỉ số Herfindahl-Hirschman(HHI) Mức độ tập trung ngành được đánh giá là có tác động tích cực tới khả nănggia nhập chuỗi của DN trong nghiên cứu của Lu và cộng sự (2018) và cho thấy tácđộng ngược chiều tới tham gia chuỗi của DN trong nghiên cứu của Nguyễn (2021).

Về nhóm nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài DN, các yếu tố MTKD

bên ngoài cũng được cho là có ảnh hưởng tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củaDN Phần lớn ủng hộ cho quan điểm một MTKD thuận lợi là điều kiện cần thiết chotham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN Dollar và cộng sự (2016) đã chỉ ravai trò của các yếu tố bên ngoài tới tham gia vào chuỗi của DN Trung Quốc Nghiêncứu khẳng định một MTKD thuận lợi sẽ thúc đẩy DN gia nhập chuỗi Cụ thể, kếtquả nghiên cứu cho thấy sự can thiệp của chính phủ càng lớn, đo lường bằng chi phíthời gian của DN cho các thủ tục hành chính liên quan tới thuế, an ninh, môi trường,bảo hiểm, thì DN sẽ càng ít tham gia vào chuỗi Thủ tục hải quan, đo lường bằng sốngày dành cho các thủ tục hải quan, càng nhiều cũng làm giảm khả năng tham giavào chuỗi của DN Mức độ thực thi hợp đồng và tiếp cận tài chính cao lại thúc đẩykhả năng tham gia của DN vào chuỗi nhiều hơn Gần đây, Epede và Wang (2022)tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tham gia vào chuỗi của 209.482 DNnhỏ và vừa Cameroon đã chỉ ra rằng MTKD chính là yếu tố cản trở lớn nhất đối vớicác DN nhỏ và vừa tại đây khi MTKD tại quốc gia này vẫn còn nhiều hạn chế.Nghiên cứu cũng nhấn mạnh để thúc đẩy các DN nhỏ và vừa trở thành một mắt xíchtrong chuỗi thì vai trò kết nối và hỗ trợ của chính phủ là vô cùng cần thiết.

Trang 28

Đối với Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới tham gia chuỗi cung

ứng toàn cầu của DN Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung đánh giá tácđộng của tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu tới hoạt động của DN (Trần và Upalat,2023; Urata và Baek, 2021) Các nghiên cứu ở chiều ngược lại về các nhân tố quyếtđịnh khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN vẫn còn hạn chế Havie vàcộng sự (2010) và Wignaraja (2013) là hai công trình đánh giá các nhân tố quyếtđịnh khả năng tham gia chuỗi của các DN trong khu vực Đông Nam Á, trong đó cóViệt Nam Hai ghiên cứu cũng chỉ ra vai trò tích cực của NSLĐ tới tham gia chuỗicung ứng toàn của DN Tuy nhiên, trong cả hai nghiên cứu, nhóm DN Việt Nam chỉchiếm một tỉ lệ nhỏ trong mẫu nghiên cứu nên chưa đề cập tới những khía cạnh đặctrưng riêng biệt cho DN Việt Nam Nguyễn và cộng sự (2019) phân tích số liệukhảo sát từ 208 DN chế biến, chế tạo Việt Nam đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tớikhả năng tham gia chuỗi của DN bao gồm: quy mô lao động, trình độ lao động,năng suất, tỉ lệ sở hữu nước ngoài, đổi mới sáng tạo và tham gia hiệp hội ngànhnghề, độ tuổi DN Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, vai trò của NSLĐ tới tham giachuỗi cung ứng toàn cầu của DN Việt Nam vẫn chưa được đào sâu phân tích ở cáckhía cạnh khác nhau Công trình của Nguyễn (2021) cũng cho thấy tham gia vàochuỗi của các DN nhỏ và vừa Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc điểm DN,đặc điểm ngành cũng như MTKD địa phương Vũ và Nguyễn (2021) đề cập tới vaitrò của công nghệ thông tin tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN sử dụngbộ dữ liệu về các DN nhỏ và vừa Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ápdụng công nghệ thông tin chỉ thúc đẩy DN tham gia vào chuỗi nhiều hơn trong điềukiện MTKD tốt Ngược lại, khi chất lượng MTKD kém thì tác động tích cực nàykhông còn đúng, đặc biệt với các DN siêu nhỏ Gần đây, nghiên cứu của Nguyễn vàLê (2022) đã đánh giá tác động của số hóa DN tới khả năng tham gia chuỗi cungứng toàn cầu của các DN sản xuất Việt Nam Kết quả phân tích cho thấy số hóathúc đẩy DN tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu So với các DN trongngành công nghệ cao, nhóm ngành công nghệ thấp lại cho thấy tác động tích cựclớn hơn của số hóa tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trang 29

Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tham gia vào chuỗi của doanh nghiệp

Harvie, Narjoko và Oum (2010)

912 DN tại Thái Lan, Indonesia,

Philippines, Vietnam,Cambodia, Lào

Mô hình Probit

-Bằng 1 nếu có xuất nhập khẩu hoặc cung ứng đầu vào cho một DN trong chuỗi;

- Bằng 0 nếu không có các hoạt động này.

Năng suất lao động (+); tỷ lệ vốn sở hữu nước ngoài (+); lãi vay (+); chưa có bằng chứng ảnhhưởng của trình độ công nghệ, mối quan hệ kinh doanh

-Bằng 1 nếu có xuất nhập khẩu hoạc cung ứng đầu vào cho một DN trong chuỗi;

-Bằng 0 nếu không có các hoạt động này

Đào tạo đại học (+); chuẩn quốc tế (+); mở rộng quy mô (+); rào cản về giá và sản xuất (-)Rasiah, Rosli và

Sanjivee (2010) 103 DN Malaysia Mô hình Probit

-Bằng 1 nếu có xuất nhập khẩu hoạc cung ứng đầu vào cho một DN trong chuỗi;

-Bằng 0 nếu không có các hoạt động này Năng suất lao động (+), quy mô DN (+)Wignaraja

(2011) 784 DN từ TrungQuốc, Thái Lan vàPhilippines

Mô hình Probit - Bằng 1 nếu có xuất khẩu;- Bằng 0 nếu không xuất khẩu Chỉ số công nghệ (+), sở hữu nước ngoài (+); tuổi DN (+/-); máy móc thiết thị/lao động (+)

Malaysia, Thái Lan, Philippines,

Indonesia và ViệtNam

Arudchelvan và Wignaraja (2015)

234 DN Malaysia Mô hình Probit - Bằng 1 nếu DN có tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc khu vực- Bằng 0 nếu ngược lại

Quy mô DN (+); sử dụng sáng chế nước ngoài(+); đầu tư cho R&D (+); vị trí DN (+); năngsuất lao động, số năm hoạt động, sở hữu vốnnước ngoài

Dollar và cộng

sự (2016) 11.709 DN TrungQuốc Mô hình logit đa thức

- Bằng 0 khi không nhập khẩu và không xuấtkhẩu; - Bằng 1 khi không nhập khẩu và cóxuất khẩu; - Bằng 2 khi có nhập khẩu nhưngkhông xuất khẩu; -Bằng 3 khi DN vừa xuấtkhẩu vừa nhập khẩu.

Năng suất tổng hợp TFP (+); quy mô lao động(+); vốn nhà nước (-); vốn nước ngoài (+);R&D (+)tỉ; lệ vốn/lao động (+); các biến chấtlượng MTKD (+)

Trang 30

Nghiên cứuPhạm viMô hình nghiên cứuĐo lường biến tham gia chuỗiKết quả nghiên cứu

Lu và cộng sự (2018)

150.245 DN tại Trung Quốc từ 2000-2006

Mô hình Tobit, OLS, Heckman

FVAR - tỷ lệ đầu vào nhập khẩu trong tổng giátrị xuất khẩu của DN

Năng suất tổng hợp (TFP); khó khăn tài chính(-); độ tuổi DN (-); DN nhỏ (-); năng lực R&D(+); mức độ tập trung ngành (+); DN nhà nước(-); DN thuộc sở hữu của Hồng Kông, Macau,Đài Loan (+)

Urata và Baek (2020)

38.966 DN từ năm 2002-2019 tại 111quốc gia

Mô hình OLS, Tobit, probit

-FVAR - tỷ lệ đầu vào nhập khẩu trong tổnggiá trị xuất khẩu của DN

-Biến nhị phân: Bằng 1 nếu tham gia vàochuỗi cung ứng toàn cầu hoặc khu vực; Bằng0 nếu DN không tham gia

Năng suất lao động (+); tỷ lệ lao động có kĩthuật (+); quy mô lao động (+); tỷ lệ sở hữunước ngoài (+); sở hữu nhà nước (-); trình độcông nghệ (+); DN nhỏ và vừa (-); độ mở củanền kinh tế (+); chất lượng cơ sở hạ tầng (+);quản trị công (+)

Reddy và cộng sự (2021)

22.680 DN từ năm2006 tới 2017 tại 90quốc gia

Mô hình Probit và bi-probit

- Bằng 1 nếu có chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế,đồng thời có xuất khẩu hoặc có nhập khẩuhoặc đồng thời cả xuất khẩu và nhập khẩu;- Bằng 0 nếu không có các hoạt động trên

Đổi mới sáng tạo (+); Quy mô DN (+); TuổiDN (+); Năng suất lao động (+); DN mộtthành viên (-); Vốn sở hữu nước ngoài (+);

Nguyễn và cộng

-Bằng 1 nếu DN nhập khẩu hoặc xuất khẩu;-Bằng 0 nếu không có cả hai hoạt động trên.

Số năm hoạt động (-); quy mô lao động (+); tỷlệ sở hữu nước ngoài (+); năng suất lao động(+); trình độ người lao động (+); cải tiến sảnphẩm (+); thành viên hiệp hội (+); chưa cóbằng

chứng về ảnh hưởng của cải tiến sản xuất; hạtầng, hoạt động hỗ trợ

19365 quan sát DN nhỏ và vừa Việt Nam

Mô hình logit đathức, Mô hìnhProbit đa biến

Bằng 0 khi không nhập khẩu và không xuấtkhẩu; Bằng 1 khi không nhập khẩu và có xuấtkhẩu; Bằng 2 khi có nhập khẩu nhưng khôngxuất khẩu; Bằng 3 khi vừa xuất khẩu vừa nhậpkhẩu.

Số năm hoạt động (+); quy mô lao động (+);trang bị vốn (+); TFP (+); tỷ lệ nợ (+); sở hữunhà nước (-); vị trí trong khu công nghiệp (+);đổi mới sản phẩm (+); năng lực cạnh tranh cấptỉnh (+); tỷ lệ lao động đào tạo cấp tỉnh (+);mức

độ tập trung của ngành (-).

(Nguồn: Tổng hợp của NCS)

Trang 31

Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới thamgia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN đã chỉ ra 3 nhóm nhân tố chính bao gồm: nhântố đặc điểm DN, nhân tố đặc điểm ngành và nhân tố môi trường kinh doanh.

Thứ nhất, các nhân tố đặc điểm DN thường được xem xét bao gồm: NSLĐ,

số năm hoạt động, loại hình sở hữu, quy mô DN, khả năng đổi mới sáng tạo, tiếpcận tài chính, vị trí DN.

Thứ hai, các nhân tố đặc điểm ngành thường được xem xét bao gồm: mức độ

cạnh tranh.

Thứ ba, các nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài DN thường được xem

xét bao gồm: cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, đào tạo lao động, thực thi hợp đồng.Đây là căn cứ để luận án xây dựng mô hình ước lượng đa biến đánh giá tácđộng của NSLĐ tới tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.

1.3 Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củadoanh nghiệp

Thứ nhất, về đo lường năng suất lao động

Để đo lường NSLĐ của DN, phần lớn các nghiên cứu sử dụng cách tính bằngtổng giá trị đầu ra trên lượng lao động đầu vào Tuy nhiên, cách tính tổng giá trị đầura và lượng lao động đầu vào cũng được áp dụng khác nhau, tùy thuộc vào bộ dữliệu sử dụng.

Giá trị đầu ra của sản phẩm thường được đo lường bằng hai chỉ số là giá trịgia tăng (Value Added - VA) hoặc doanh thu thuần Nhiều nghiên cứu sử dụng giátrị VA để tính toán NSLĐ như nghiên cứu của Love và Mansury (2009), Rasiah vàcộng sự (2010), hay Monreal và cộng sự (2012) Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,khi không tính được giá trị VA của DN, phương pháp đo lường giá trị đầu ra củaDN bằng doanh thu thuần cũng được áp dụng trong nhiều nghiên cứu (Harvie vàcộng sự, 2012; Arudchelvan và Wignaraja, 2015; Nguyễn và cộng sự, 2019; Uratavà Baek, 2020; Reddy và cộng sự, 2021).

Lượng lao động đầu vào trong nhiều nghiên cứu được đo lường bằng tổng sốgiờ lao động của người lao động của DN như nghiên cứu của Monreal và cộng sự(2012) Tuy nhiên, cách tính này đòi hỏi mức độ chi tiết của dữ liệu nên phần lớncác nghiên cứu ít áp dụng phương pháp này do dữ liệu không sẵn có Do đó, cáchtính

Trang 32

lượng lao động đầu vào bằng tổng số lao động chính thức của DN được áp dụngphổ biến hơn trong các nghiên cứu như công trình của Rasiah (2010); Harvie vàcộng sự (2010); Arudchelvan và Wignaraja (2015); Nguyễn và cộng sự (2019);Urata và Baek (2020); Reddy và cộng sự (2021).

Thứ hai, về kết quả đánh giá tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cungứng toàn cầu của doanh nghiệp

Phần lớn các nghiên cứu định lượng đã đưa ra bằng chứng về tác động tíchcực của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN Theo đó, các DN cóNSLĐ cao hơn có xu hướng tham gia chuỗi nhiều hơn các DN có NSLĐ thấp(Harvie và cộng sự, 2010; Rasiah và cộng sự, 2010; Urata và Baek, 2020; Reddy vàcộng sự, 2021) Kết quả này được lập luận là do các DN có NSLĐ cao có xu hướng“tự lựa chọn” tham gia chuỗi vì có nhiều lợi thế hơn so với các DN có NSLĐ thấp.Để kết nối và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, DN phải đối mặt với nhiềuloại chi phí chìm (sunk costs) như chi phí xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, chiphí đổi mới, cải tiến sản phẩm, công nghệ, quy trình để đáp ứng yêu cầu của kháchhàng Các loại chi phí này là tương đối cao, do đó, chỉ những DN có NSLĐ đủ lớn,vượt qua một ngưỡng nhất định mới có khả năng chi trả những khoản chi phí này vàtham gia chuỗi Hơn nữa, các DN có NSLĐ cao cũng có lợi thế cạnh tranh về giá sovới đối thủ, do đó, cũng có xu hướng “tự lựa chọn” tham gia vào chuỗi nhiều hơn đểmở rộng thị trường tiêu thụ và tìm kiếm lợi nhuận Những DN có NSLĐ thấp sẽkhông thể vượt qua những rào cản chi phí cao để tham gia chuỗi hoặc không thểcạnh tranh được, bị lỗ và buộc phải rời khỏi thị trường Tuy nhiên, một số ít cácnghiên cứu khác lại cho thấy NSLĐ không có ảnh hưởng gì tới tham gia chuỗi củaDN như nghiên cứu về các DN nhỏ và vừa tại Malaysia (Arudchelvan vàWignaraja, 2015).

Với trường hợp của DN Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự(2019) là một trong số ít các nghiên cứu đánh giá mối quan hệ này Kết quả chỉ rarằng NSLĐ có tác động tích cực tới khả năng tham gia chuỗi của DN Việt Nam.Nói cách khác, các DN có NSLĐ càng cao sẽ có xu hướng tham gia càng nhiều vàochuỗi Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đánh giá trên mẫu nghiên cứu nhỏ với294 DN trong ngành chế biến, chế tạo và tập trung vào hình thức tham gia quathương mại quốc tế.

Trang 33

Bảng 1.3: Tổng hợp nghiên cứu về tác động của NSLĐ tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp

Trang 34

Đo lường biến NSLĐKết quả nghiên cứu

Harvie, Narjoko vàOum (2010)Rasiah, Rosli

912 DN tại Thái Lan,Indonesia, Malaysia,Philippines, Vietnam,Cambodia, Lào

Mô hình Probit Doanh thu thuần/ Tổng số lao động Năng suất lao động (+)

và Sanjivee(2010)

Arudchelvan và Wignaraja (2015)

103 DN Malaysia Mô hình Probit Giá trị gia tăng/ Tổng số lao động Năng suất lao động (+)

234 DN Malaysia Mô hình Probit Doanh thu thuần/Tổng số lao động Năng suất lao động (/)

Urata và Baek(2020)

22.680 DN từ năm2006 tới 2017 tại 90quốc gia

Trang 35

Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của NSLĐ tới tham giachuỗi cung ứng toàn cầu của DN có thể rút ra những điểm chính sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu về các nền kinh tế trên thế giới và một số ít các nghiên

cứu tại Việt Nam phần lớn tập trung đánh giá tác động của NSLĐ tới tham gia

chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung của DN, mà chưa phân tích tác động này tới

các hình thức tham gia khác nhau Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hình thứctham gia thông qua thương mại quốc tế, và ít đề cập tới hình thức tham gia qua liênkết với DN FDI Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn

FDI đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nguồn vốn đầu tư này không chỉđơn thuần là sự bổ sung về vốn cho nền kinh tế, mà còn là cầu nối quan trọng giúpcác DN nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách gián tiếp, tạo cơ hộinâng cao năng lực sản xuất Do đó, việc xem xét tác động của NSLĐ tới tham giachuỗi của DN thông qua nhiều hình thức khác nhau đem lại nhiều ý nghĩa về mặtchính sách.

Thứ hai, các nghiên cứu trước đây mới xem xét tác động của NSLĐ tới tham

gia chuỗi của DN với giả định tác động này là giống nhau đối với các nhóm DNkhác nhau về quy mô, loại hình sở hữu, trình độ công nghệ cũng như ảnh hưởng của

MTKD tại địa phương nơi DN hoạt động Do đó, tác động này chưa được nhìn

nhận một cách đầy đủ, toàn diện dưới nhiều góc độ của các nhóm DN khác nhau.

Đối với thực tế nền kinh tế Việt Nam, phần lớn các DN nội địa có quy mô nhỏ vàvừa, chiếm trên 90% tổng số DN trên tổng số DN trên cả nước Mặc dù chiếm đa sốtrong nền kinh tế, nhóm DN nhỏ và vừa lại là nhóm có NSLĐ thấp hơn nhiều so vớicác nhóm còn lại (Lê, 2018) Do đó, làm sao để thúc đẩy các nhóm DN có quy môkhác nhau, đặc biệt là DN nhỏ và vừa tham gia nhiều hơn vào chuỗi là một vấn đềquan trọng đối với thực tiễn của Việt Nam Đánh giá thực trạng tham gia chuỗi cungứng toàn cầu cũng như đánh giá tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi của từngnhóm DN có quy mô khác nhau sẽ giúp đưa ra nhiều gợi ý chính sách quan trọngnhằm thúc đẩy sự tham gia của các nhóm DN vào chuỗi.

Những phân tích đánh giá tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứngtoàn cầu của DN thuộc các loại hình sở hữu khác nhau cũng rất cần thiết đối với DNnội địa Việt Nam Mặc dù thời gian qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong tạo điềukiện thuận lợi cho các DN thuộc các loại hình sở hữu khác nhau cùng phát triển,cạnh

Trang 36

tranh bình đẳng, nhóm DN tư nhân vẫn được đánh giá là gặp nhiều bất lợi hơn sovới nhóm DN nhà nước và DN FDI Tuy là nhóm DN có vai trò quan trọng trongtăng trưởng kinh tế dài hạn của nền kinh tế nhưng so với các nhóm DN khác, DN tưnhân có nguồn lực hạn chế và mức độ dễ tổn thưởng bởi các yếu tố chính sách, vĩmô (Lê, 2018) NSLĐ và tham gia chuỗi của nhóm DN tư nhân được đánh giá là ởmức thấp trong nền kinh tế Do đó, nghiên cứu tác động của NSLĐ tới tham giachuỗi cung ứng toàn cầu của những nhóm DN nội địa thuộc các loại hình sở hữukhác nhau, giữa DN tư nhân và DN có vốn nhà nước, sẽ mang lại nhiều hàm ýchính sách quan trọng, phù hợp để đẩy mạnh tham gia của từng nhóm vào chuỗicung ứng toàn cầu.

Các nghiên cứu trước đây cũng ít đề cập tới tác động của NSLĐ tới các hìnhthức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các nhóm DN hoạt động trong cácnhóm ngành có trình độ công nghệ khác nhau Việc phân tích, so sánh tác động nàygiữa các nhóm DN có trình độ công nghệ thấp, trung bình và cao sẽ mang lại nhiềuhàm ý chính sách quan trọng, phù hợp cho DN của từng nhóm ngành.

Ngoài ra, đối với các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cảithiện MTKD để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các DN luôn là một trongnhững vấn đề quan trọng Mặc dù đã có những cải thiện rõ rệt trong thời gian qua,Việt Nam vẫn cần nhiều đột phá hơn nữa để tạo môi trường thuận lợi cho DN nộiđịa Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu Do đó, việc xem xéttác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong mối quan hệ với đặcđiểm MTKD nơi DN hoạt động là cần thiết để đưa ra những đề xuất phù hợp, giúptạo điều kiện thuận lợi để DN có NSLĐ khác nhau tham gia vào chuỗi.

Như vậy, tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNđã được đề cập tới trong nhiều nghiên cứu trước đây, nhưng vẫn còn nhiều khía

cạnh trong mối quan hệ này chưa được làm rõ, trong đó nổi bật lên hai vấn đề Thứ

nhất là những khoảng trống nghiên cứu trong xác định các hình thức tham gia chuỗi

cung ứng toàn cầu khác nhau của DN Thứ hai là những khoảng trống nghiên cứu

về tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với những nhóm DNkhác biệt về quy mô, loại hình sở hữu, trình độ công nghệ và đặc điểm MTKD tạiđịa phương DN hoạt động.

Trang 37

Thứ ba, về mô hình nghiên cứu định lượng

Mô hình hồi quy trong các nghiên cứu được lựa chọn căn cứ vào đặc điểmdữ liệu sẵn có và phương pháp đánh giá tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu củaDN Các nghiên cứu đo lường mức độ tham gia bằng tỉ lệ đầu vào nước ngoài trêntổng giá trị xuất khẩu như nghiên cứu của Lu và cộng sự (2018), Urata và Baek(2020) sử dụng mô hình OLS, mô hình Tobit và Heckman trong phân tích Với cácnghiên cứu sử dụng biến nhị phân như nghiên cứu của Harvie và cộng sự (2010),Wignaraja (2011) Arudchelvan và Wignaraja (2015), Reddy và cộng sự (2021),Urata và Baek (2020), các tác giả lại sử dụng mô hình Logit hoặc Probit.

Khi đánh giá tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củaDN, vấn đề nội sinh gây ra bởi mối quan hệ hai chiều giữa hai biến (reversecausality) cần được quan tâm trong mô hình Theo đó, NSLĐ có tác động tới thamgia chuỗi của DN, và ngược lại, tham gia chuỗi cũng có ảnh hưởng tới NSLĐ củaDN Các DN có NSLĐ cao sẽ có xu hướng tham gia vào chuỗi nhiều hơn so với cácDN có NSLĐ thấp (Lu và cộng sự, 2018; Urata và Baek, 2020; Harvie và cộng sự,2010) Ở chiều ngược lại, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng có tác độngtích cực tới NSLĐ của DN (Brancati và cộng sự, 2017; Del Prete và cộng sự, 2017).Sau khi tham gia chuỗi, DN có cơ hội mở rộng thị trường, do đó có thể tận dụng lợithế kinh tế theo quy mô để nâng cao NSLĐ Thêm vào đó, DN tham gia vào chuỗicung ứng toàn cầu sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao hơn, buộc các DN nàykhông ngừng đổi mới, cải tiến nhanh hơn so với các DN chỉ tham gia chuỗi nội địa(Bernard và Wagner, 1997) Từ đó, NSLĐ của những DN này cũng không ngừngđược cải thiện Ngoài ra, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho phép các DN mởrộng tiếp cận với nguồn công nghệ và nguyên liệu đầu vào đa dạng, chất lượng cao,giá thành cạnh tranh từ thị trường thế giới, cũng như có cơ hội học hỏi quy trình sảnxuất hiện đại, từ đó cải thiện NSLĐ (Del Prete và cộng sự, 2017).

Mối quan hệ hai chiều giữa NSLĐ và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu củaDN có thể gây ra vấn đề nội sinh, dẫn tới những sai lệch trong kết quả ước lượng.Tuy nhiên, trong số các nghiên cứu trước đây về chủ đề này, chỉ có một số ít cácnghiên cứu quan tâm giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình Một số nghiên cứucho rằng việc sử dụng biến trễ của biến NSLĐ có thể phản ánh bản chất thực tế của

Trang 38

mối quan hệ này, tức là NSLĐ của DN phải tăng trước khi tham gia chuỗi cung ứngtoàn cầu, và còn hạn chế vấn đề nội sinh trong mô hình (Monreal và cộng sự, 2012;Dollar và cộng sự, 2018) Biến trễ của NSLĐ được kết hợp với giá trị trung bìnhtheo thời gian của các biến giải thích giúp hạn chế ảnh hưởng của các biến bỏ sótkhông đổi theo thời gian trong mô hình probit Biến trễ giúp hạn chế vấn đề nhânquả ngược, trong khi đó giá trị trung bình theo thời gian của các biến giải thíchtrong mô hình có thể khắc phục những hạn chế của hiệu ứng ngẫu nhiên (random –effect), giảm những sai lệch do tác động của các biến bỏ sót không đổi theo thờigian Tuy nhiên, những kỹ thuật này mới chỉ giảm bớt tác động gây ra bởi vấn đềnhân quả ngược giữa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và NSLĐ tại thời điểmnghiên cứu nhưng cũng chưa giải quyết được triệt để hiện tượng nội sinh trong môhình.

Để giải quyết vấn đề này, biến công cụ (IV) cho biến NSLĐ được cho là mộtgiải pháp tốt hơn và được áp dụng trong các nghiên cứu như Monreal và cộng sự(2012); Nguyễn và Nashijami (2019) Biến công cụ không chỉ giúp giải quyết vấnđề nội sinh gây ra bởi các biến bỏ sót trong mô hình mà đồng thời giải quyết vấn đềnhân quả ngược giữa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và NSLĐ Tuy nhiên, chỉ cómột số ít nghiên cứu áp dụng phương pháp này trong đánh giá tác động của NSLĐtới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.

Dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS tìm ra những khoảng trốngnghiên cứu, từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, tiến hành xây dựng mô hình vàphương pháp nghiên cứu của luận án.

1.4 Khoảng trống nghiên cứu

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS rút ra những khoảng trống nghiêncứu như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu chưa phân tích, so sánh tác động của NSLĐ tớicác hình thức tham gia khác nhau vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN Các

nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá tham gia chuỗi của DN thông qua thươngmại quốc tế, ít đề cập tới hình thức tham gia khác của DN vào chuỗi, đặc biệt làhình thức tham gia thông qua liên kết với DN FDI Với các quốc gia đang phát triểnthì hình thức tham gia thông qua liên kết với DN FDI là một kênh kết nối quantrọng của DN nội địa vào chuỗi cung ứng toàn cầu (Kimseng và cộng sự 2020) Đốivới Việt Nam, nguồn vốn

Trang 39

FDI không chỉ là một kênh bổ sung vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn là cầunối giúp các DN nội địa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Do đó,những căn cứ khoa học về tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗikhác nhau của DN là cần thiết để có những đề xuất giải pháp phù hợp cho từng hìnhthức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN nội địa Việt Nam.

Thứ hai, những hiểu biết về tác động của NSLĐ tới tham gia vào chuỗi cungứng toàn cầu đối với các nhóm DN khác nhau về quy mô, loại hình sở hữu, trình độcông nghệ, và MTKD khác nhau còn rất hạn chế Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ

đánh giá tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi của tất cả các DN, với giả định tácđộng này là giống nhau cho mọi nhóm DN Trong khi đó, đối với nền kinh tế đangchuyển đổi như Việt Nam, các DN với những đặc điểm khác nhau về quy mô, loạihình sở hữu, trình độ công nghệ và môi trường hoạt động có sự khác biệt lớn trongtiếp cận nguồn lực, năng lực sản xuất cũng như mức độ nhạy cảm với các chínhsách bên ngoài Những khác biệt này có thể dẫn tới sự khác nhau trong tác động củaNSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của từng nhóm DN Chính vì thế,những bằng chứng khoa học về tác động của NSLĐ tới tham gia vào chuỗi cungứng toàn cầu của DN khi xem xét, đánh giá ở các khía cạnh về quy mô, loại hình sởhữu, trình độ công nghệ và MTKD sẽ giúp đưa ra những gợi ý chính sách cụ thể,phù hợp, thực tế hơn cho từng nhóm DN nội địa của Việt Nam.

Thứ ba, vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu tác động của NSLĐ tớitham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN mới chỉ được giải quyết trong mộtsố ít các nghiên cứu trên thế giới và chưa được quan tâm trong các nghiên cứu vềDN Việt Nam NSLĐ và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN có mối quan hệ

hai chiều Mối quan hệ hai chiều này nếu không được giải quyết hợp lí có thể lànguyên nhân dẫn tới hiện tượng nội sinh, gây ra những sai lệch trong kết quả ướclượng hồi quy Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam lại ít đềcập tới vấn đề này Do đó, cần quan tâm xử lý vấn đề này trong mô hình để đánh giámột cách chính xác hơn khi nghiên cứu về tác động của NSLĐ tới các hình thứctham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN nội địa Việt Nam.

Thứ tư, phần lớn các nghiên cứu về tác động của NSLĐ tới tham gia vàochuỗi cung ứng toàn cầu của DN đánh giá mối quan hệ này một cách độc lập trongmô hình

Trang 40

mà chưa xem xét tới ảnh hưởng của các yếu tố khác Các nghiên cứu trước đây

phần lớn nhìn nhận NSLĐ là một yếu tố độc lập trong mô hình, không chịu ảnhhưởng hay tương tác của những yếu tố khác Điều này có thể khiến cho việc đánhgiá mối quan hệ chưa được toàn diện và đầy đủ Chính vì thế, cần xem xét sự tươngtác giữa NSLĐ và các yếu tố khác cùng tác động tới tham gia vào chuỗi cung ứngtoàn cầu trong mô hình nghiên cứu để thấy được sự khác biệt của mối quan hệ nàytrong những bối cảnh khác nhau.

Trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu và tìm ra các khoảngtrống nghiên cứu, luận án tập trung làm rõ những vấn đề, khía cạnh chưa được làmrõ trong các nghiên cứu trước đây.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu về tácđộng của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN Trên cơ sở phân tíchcác nghiên cứu trước đây về nội dung và phương pháp nghiên cứu, luận án đưa ra

các kết luận như sau: Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu cho rằng NSLĐ có tác

động tích cực tới tham gia vào chuỗi của DN Tuy nhiên mối quan hệ này vẫn chưađược làm rõ ở nhiều khía cạnh khác Cụ thể, vẫn còn thiếu những căn cứ khoa học

về tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia khác nhau của DN vào chuỗi cungứng toàn cầu Bên cạnh đó, cần có thêm những hiểu biết về tác động này đối vớitừng nhóm DN có quy mô, loại hình sở hữu, trình độ công nghệ và MTKD khác

nhau Thứ hai, vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu tác động của NSLĐ tới

tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN có thể làm cho kết quả ước lượngkhông chính xác, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu chưa giải quyết được vấn đềnày Vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu tác động của NSLĐ tới tham gia vào

chuỗi cung ứng toàn cầu của DN có thể gây ra bởi các biến bỏ sót trong mô hình,hoặc do mối quan hệ nhân quả ngược giữa tham gia chuỗi và NSLĐ Đối với cácnghiên cứu về DN Việt Nam, phần lớn chưa quan tâm xử lý vấn đề này, dẫn tới kếtquả phân tích có thể còn nhiều sai lệch.

Ngày đăng: 14/05/2024, 10:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan