ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L ) VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI TỈNH QUẢNG NAM

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L ) VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Y khoa - Dược - Nông - Lâm - Ngư UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ- HÓA- SINH NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC (Arachis hypogaea L.) VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ- HÓA- SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC (Arachis hypogaea L.) VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY MSSV: 2113012929 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA 2013- 2017 Cán bộ hướng dẫn NGUYỄN THỊ SƯƠNG MSCB: .................. Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Bích Thủy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu nhà trường Đại học Quảng Nam. - Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo khoa Lý- Hóa- Sinh trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các kết quả nghiên cứu này. - Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Sương trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. - Xin gửi đến quý thầy cô trong hội đồng giám khảo lời biết ơn sâu sắc nhất. - Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Tam Kỳ, tháng 5 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Bích Thủy MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục đích và yêu cầu ....................................................................................... 2 1.2.1. Mục đích....................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu......................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 PHẦN 2. NỘI DUNG ............................................................................................ 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Giới thiệu về cây lạc........................................................................................ 4 1.1.1.Nguồn gốc và vị trí phân loại ........................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc ..................................................................... 4 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế ............................................................. 7 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng ..................................................................................... 7 1.1.3.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường ................................................. 9 1.2. Tình hình sản xuất cây lạc trong nước và thế giới ........................................ 11 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ............................................................ 11 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ............................................................ 14 1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam......................................................... 16 1.3. Các loại sâu hại chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc ..................................................................................................... 17 1.3.1. Các loại sâu hại chính trên cây lạc ............................................................. 17 1.3.1.1. Sâu khoang .............................................................................................. 17 1.3.1.2. Sâu xanh .................................................................................................. 20 1.3.1.3. Sâu cuốn lá .............................................................................................. 20 1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc ............................... 21 1.4. Đặc điểm của các loại thuốc thí nghiệm phòng trừ sâu ăn lá lạc .................. 22 1.4.1. Đặc điểm của thuốc Regent 800WG .......................................................... 22 1.4.2. Đặc điểm của thuốc Dragon 585EC ........................................................... 23 1.4.3. Đặc điểm của thuốc Voliam Targo 63SC .................................................. 23 1.5. Điều kiện thí nghiệm ..................................................................................... 24 1.5.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 24 1.5.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 24 1.5.1.2. Địa hình ................................................................................................... 25 1.5.2. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016- 2017 .............................. 25 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27 2.1. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 27 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................. 27 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................... 27 2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................................................. 28 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31 3.1. Hiệu lực của các loại thuốc trong phòng trừ sâu ăn lá hại lạc ...................... 31 3.1.1. Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm .................................... 31 3.1.2. Hiệu quả phòng trừ sâu xanh bằng các thuốc thí nghiệm .......................... 32 3.1.3. Hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá.................................................................. 33 3.2. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc...........................................................................................................34 3.2.1. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chiều cao cây lạc .............. 34 3.2.2. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá lạc ........... 35 3.2.3. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc ............. 37 3.2.4. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây lạc .................................................................................................. 38 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 41 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 41 3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 41 PHẦN 4.TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 42 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cm: Xentimet FAO: Food and Agricul ture Organization (Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc) Lsd: Least significant difference (độ sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa) Nm: Số ngày mưa NSLT: Năng suất lý thuyết NSTT: Năng suất thực thu NXB: Nhà xuất bản R: Tổng lượng mưa tháng Sn: Số giờ nắng TB: Trung bình Tmax: Nhiệt độ không khí tối cao Tmin: Nhiệt độ không khí tối thấp USD: Đôla Mỹ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng .............. 9 Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới năm 2014 ...................................................................................................................... 13 Bảng 3. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam từ năm 2010- 2014 ......................... 16 Bảng 4. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010- 2016...................... 17 Bảng 5. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016- 2017 .......................... 25 Bảng 6. Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm................................. 31 Bảng 7. Hiệu lực trừ sâu xanh bằng các thuốc thí nghiệm .................................. 32 Bảng 8. Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá bằng các thuốc thí nghiệm ................... 33 Bảng 9. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến chiều cao thân chính cây lạc 34 Bảng 10. Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá cây lạc ..... 36 Bảng 11. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc ....... 37 Bảng 12. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây lạc ...................................................................................... 39 1 PHẦN1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cây lạc (Arachis hypogea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Cây lạc chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ được gieo trồng trên diện tích lớn ở hơn 100 nước, mà còn vì hạt lạc được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Hạt lạc chứa trung bình 50 chất lipit (dầu), 22- 25 protein, một số vitamin và khoáng. Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu, làm dầu ăn tốt nếu được lọc cẩn thận. Protein của lạc chứa nhiều axit amin quý, lạc là thức ăn bổ sung cho ngũ cốc. Thân lá tươi chứa 0,3 protein, khô dầu lạc sau khi ép dầu làm thức ăn chăn nuôi tốt cho trâu bò sữa. Người ta dùng thân, lá lạc ủ làm thức cho lợn đã làm giảm chi phí so với rau xanh. Thân lá lạc bị hỏng rất nhanh, qua ủ có thể dự trữ trong một thời gian dài mà vẫn đảm bảo khi cho lợn ăn hàng ngày. Lạc là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm.Dầu lạc cũng được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp.Lạc là một loại cây trồng luân canh cải tạo đất tốt. Sau khi thu hoạch, lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn từ đạm do nốt sần của bộ rễ và do thân lá. Cho nên các cây trồng sau lạc đều sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế, cây lạc còn có nhiều giá trị trong y học. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết: trong dầu lạc chứa nhiều axit béo không no bão hòa nên có tác dụng phòng ngừa bệnh tim. Các chất từ màng bọc ngoài nhân lạc được dùng để điều trị bệnh xuất huyết, bệnh máu chậm đông và bệnh xuất huyết nội tạng. Qua điều tra tình hình sản xuất lạc ở một số nơi có diện tích trồng lạc lớn như: Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An đại diện cho các tỉnh phía Bắc và Tây Ninh, Long An đại diện cho các tỉnh phía Nam cho thấy: nguyên nhân chủ yếu hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam là do sự kết hợp các yếu tố kinh tế- xã hội, yếu tố sinh học và yếu tố phi sinh học cùng tác động. 2 Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hóa thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng quan trọng đối với sản xuất. Tuy nhiên, khi thâm canh cây trồng, để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, người ta phải đầu tư thêm một khoảng kinh tế để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học được coi là quan trọng. Và hậu quả tất yếu là gây ô nhiễm nguồn nước và đất, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng, gây mất cân bằng hệ sinh thái,… Tác động của sâu hại đối với cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng là rất lớn nhưng vấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu. Tại Quảng Nam sâu ăn lá lạc xuất hiện phổ biến trên diện tích rộng và đã lây lan ra nhiều nơi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thu hoạch. Đó là vấn đề khó khăn không chỉ riêng đối với người dân trồng lạc ở Quảng Nam mà còn là vấn đề khó khăn của người dân cả nước.Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu lực của một số thuốc`phòng trừ sâu ăn lá lạc vụ Đông Xuân 2016- 2017 tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”. 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Đánh giá được hiệu lực của một số thuốc phòng trừ sâu ăn lá hại lạc. Trên cơ sở đócung cấp dữ liệu khoa học về hiệu lực của thuốc phòng trừ sâu ăn lá, từ đó tìm ra loại thuốc thích hợp và xác định chất lượng các loại thuốc phòng trừ sâu ăn lá lạc trong thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây lạc. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm được thành phần và đặc điểm của các loài sâu hại chính trên cây lạc. - Biết cách bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu. - Đánh giá được hiệu lực của một số thuốc trừ sâu ăn lá hại trên cây lạc. 1.3. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Cây lạc 3 - Các thuốc thí nghiệm: Regent 800WG, Dragon 585EC, Voliam Targo 63SC - Sâu ăn lá trên cây lạc (sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá) 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: vụ đông xuân 2016- 2017 (từ tháng01 đếntháng042017) - Địa điểm: thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp bố trí thí nghiệm - Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Phương pháp xử lý số liệu 4 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây lạc 1.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại Nguồn gốc: Lạc là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Vị trí và phân loại: Giới: Plantae, Bộ: Fabales, Họ: Fabaceae, Tông: Dalbergieae, Chi: Arachis, Loài: A. hypogaea. Tên khoa học: Arachis hypogaea. Tên Việt Nam: Lạc, đậu phộng, đậu phụng 23. 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng Rễ: rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng, quan sát trong vụ xuân ở nước ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm. Sau gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển. Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15- 20cm, hệ rễ con phát triển với rễ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm 13. Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m. Tuy nhiên đại bộ phận rẽ con phân bố ở tầng đất mặt 0- 30cm (chiếm 60- 80 trọng lượng). Trọng lượng rễ thay đổi tùy thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất. Bộ rễ phát triển sớm và khỏe là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc 13. Thân, cành: Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mềm, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần thân có cành rỗng, hoặc có cạnh. Thân có 15- 25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có lông tơ trắng, nhiều hay ít tùy thuộc vào giống, tùy vào điều kiện ngoại cảnh. Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống 13. Cành cấp 1: thường có 4- 6 cành. 5 Cành cấp 1, mọc từ nách lá thân chính.Hai cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm.Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên2 cành này cũng ở vị trí gần như đối nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng thời.Trong thực tế, rất khó phân biệt cành số 1 và số 2 cho nên có thể coi chúng như cặp cành đầu tiên.Cặp cành này xuất hiện khi cây có 2- 3 lá thật.Cành số 3, số 4mọc từ nách lá thật 1, 2. Lá lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2 thường ngắn hơn đốt 1 và 3 cho nên cành 3, 4 gần nhau hơn và tạo thành cặp cành thứ 2 và cành 5, 6 cũng tương đối gần nhau hơn, tạo nên cặp cành thứ 3 13. Cành cấp 2: cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên. Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1.Như vậy, thường chỉ có 4 cành cấp 2 13. Cành cấp 2xuất hiện khi lạc được 5, 6 lá trên thân chính.Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả.Các cành mô tả trên đều là cành quả. Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (cặp cành 1, 2 và các cành cấp 2) chiếm khoảng 50- 70 tổng số hoa, quảcây, tầng cành thứ 2 chỉ chiếm 20- 30 và tầng cành 3 thường dưới 10 số hoa, quả 13. Lá lạc: lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4- 9cm. Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6- 8 lá chét. Lá chét không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tùy theo giống. Màu sắc lá thay đổi tùy điều kiện trồng trọt (đất nhiều nước quá lá màu xanh vầng, đất khô hạn lá màu xanh tối). Độ ẩm vừa phải, đất thoáng, vi khuẩn cố định đạm hoạt động mạnh cung cấp đủ đạm cho cây thì lá có màu xanh đậm 13. Sự phát triển của bộ lá: trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20- 25 lá. Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50- 80 lá. Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳ hình thành quả và hạt, thường đạt 40- 60 lá.Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng sự tăng trưởng chiều cao thân.Thời kỳ ra hoa đến hình thành quả, hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh. Diện tích lá đạt cao nhất 6 thường vào thời kỳ hình thành quả- hạt (30- 35 ngày sau khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của lá già 13. Đặc điểm cơ quan sinh sản Hoa lạc: hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhị cái 13. Tập tính ra hoa của lạc: hoa lạc phát triển thành chùm gồm 2- 7 hoa có khi tới 15 hoa. Chùm hoa mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa dầy đủ.Trên mỗi đốt của chùm hoa mang 1 lá bao và ở nách lá có một cành hoa rất ngắn phát triển, cành hoa mang một lá thường là chẻ đôi và ở nách lá này là mầm hoa. Cành hoa phát triển trên trục chùm hoa theo công thức diệp tự 25. Như vậy chum hoa phát triển như 1 cành dinh dưỡng có kích thước rất nhỏ 13. Quả và hạt: Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của quả. Tận cùng tia là quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất. Tia thường dài không quá 15cm. Tia có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển ở vị trí nằm ngang giữa độ sâu 2- 7 cm dưới mặt đất 13. Cấu tạo quả: Quả lạc hình kén, dài 1- 8cm, rộng 0,5- 2cm, một đầu có vết đính với tia, đầu kia là mỏ quả, phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt. Mỏ quả, độ thắt, kích thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để phân loại giống lạc. Vậy quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ có trước, hạt có sau, hoa nở được 30 ngày thì vỏ quả hình thành xong.Hoa nở được 60 ngày hạt hình thành xong.Vì lớp vỏ quả trong giữa noãn và vỏ quả ngoài lớn nhanh làm thành 1 tầng mô mềm rất dày. Sau đó sang giai đoạn hình thành hạt, noãn càng lớn lên thì vỏ quả trong càng xẹp đi và mất khi hạt già 13. Hình dạng quả:thay đổi tùy theo giống. Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không, đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là những chỉ tiêu dùng để phân loại giống lạc. Màu sắc vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh đất trồng lạc, điều kiện phơi. Ở đất cát, vỏ quả màu vàng sáng, bong 13. 7 Hình dạng hạt: hình dạng hạt tròn, bầu dục hay ngắn, phần tiếp xúc với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài, bé, hạt ở ngăn sau ngắn, to. Màu sắc vỏ lụa có thể trắng hồng, đỏ tím.Có vân hoặc không.Màu sắc vỏ lụa ít bị điều kiện ngoại cảnh chi phối là một dặc tính giống. Màu sắc vỏ hạt quan sát sau khi phơi khô, bóc vỏ mới chính xác. Số hạt trong một quả thay đổi chủ yếu do giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Phần lớn quả có 2 hạt, một số giống có 3 hạt.Quả có 1 hạt giống nào cũng có.Thường giống quả to, quả có ít hạt, giống hạt nhỏ quả có nhiều hạt. Chọn giống nhiều quả, quả nhiều hạt, hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn. Tỷ lệ hạt quả biến động từ 68- 80, thay đổi tùy giống và điều kiện canh tác 13. 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng Cây lạc (Arachis hypogeae L) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lạc rất cao và rất có giá trị đối với sức khỏe con người. Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc. Theo Nguyễn Mạnh Toản và Lại Đức Lâm khi phân tích hạt lạc đã cho thấy trong hạt lạc hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm hóa hữu cơ và những chất vô cơ, các chất này chia thành các nhóm như sau: Tỷ lệ lipit trong hạt lạc chiếm 40- 57, đứng đầu trong các cây có dầu về mặt số lượng. Về mặt chất lượng chỉ dứng sau dầu ô liu, là loại dầu thực vật có chất lượng tốt nhất ở nhiệt độ 200C, dầu lạc là loại chất lỏng màu vàng nhạt, có độ nhớt từ 71,67- 86,15. Dầu lạc là hỗn hợp glyxerin trong đó bao gồm 80 axit béo không no và 20 axit béo no. Các axit béo không no bao gồm: axit Oleic, axit Linoleic… Các axit béo no gồm: axit Panmitic… 4. Hàm lượng protein trong lạc khá cao thường đạt từ 20- 37,5. Lượng protein hạt lạc chỉ thua kém protein của đậu tương. Protein của lạc chủ yếu là do loại globulin (đạt 95 hợp chất) tạo nên. Trong đó, arachin chiếm 23, conarachin chiếm 13.Hai protein này của lạc có hàm lượng lưu huỳnh khác nhau, phần lớn nguyên tố này đều ở dạng hữu cơ, nghĩa là ở dạng protit. 8 Trong protein của hạt lạc có tới 13 axit amin quan trọng và cần thiết cho hoạt động sống của con người gồm: arginin, histidin, ghycocon, loxin, izoloxin, lizin, metionin, tryptophan, metonin, và izoxin hơi thiếu hụt so với tiêu chuẩn, có thể bổ sung vào khẩu phần bằng các loại ngũ cốc khác 4, 14. Hạt lạc có chứa hầu hết các vitamin nhóm B (chỉ trừ vitamin B12). Đó là: vitamin PP, vitamin E, vitamin A… với hàm lượng được xác định như sau: Tiamin (B1) chiếm: 0,44. Axit nicotinic (PP) chiếm: 0,16. Ribollavin (B2) chiếm: 0,12. Canoten (tiền vitamin A) chiếm: 0,02 4. Trong hạt lạc lượng khoáng tổng số từ: 1,89- 4,26, gấp 1,8- 2,2 lần so với hạt ngũ cốc, các nguyên tố khoáng 27 nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng cần thiết cho cơ thể người và động vật 4. Với hàm lượng dầu, protein, và các vitamin như trên nên hạt lạc là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.Hàm lượng các chất này thay đổi khá lớn phụ thuộc vào giống và tác động của môi trường. Do hạt lạc có giá trị dinh dưỡng cao như vậy, nên từ lâu người ta đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sản phẩm lạc được sử dụng rất đa dạng, phong phú qua các phương pháp chế biến như luộc, rang… Ngày nay, nhờ nền công nghiệp phát triển, người ta chế biến nhiều thực phẩm có giá trị từ lạc như: bơ lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc… 14. Hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Dầu lạc làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ, nước chấm, mì ăn liền, sữa hộp đặc… và làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy rửa. Dầu lạc tinh khiết dùng trong y học (thẩm mỹ học) và trong nghề tiểu thủ công nghiệp, trong mỹ nghệ (Nguyễn Minh Hiếu, 2003) 6. Trong việc chế biến lạc, sau khi ép 100 kg lạc sẽ thu được từ 20- 335 kg dầu các loại và 65- 70 kg khô dầu. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khô dầu còn khá cao nên làm thức ăn trong chăn nuôi rất tốt. Các nghiên cứu bổ sung khô 9 dầu trong khẩu phần của gia súc, gia cầm đều làm tăng trọng nhanh cho lợn và tăng sản lượng trứng gà, vịt (Nguyễn Thị Đào, 1998) 7. Hàm lượng các chất trong khô dầu như sau: lipit từ 7- 11, chất có bột từ 12- 15, xenlulo từ 5- 8, chất hữu cơ có đạm từ 41,3- 50,4, muối khoáng từ 3- 4, nước từ 10,2- 13 7. Vỏ hạt có một số dinh dưỡng đáng kể như: chất đường bột chiếm 47, lipit chiếm 1,8, đạm chiếm 1,78, lân chiếm 0,19, kali chiếm 0,51 6. Trong thân lạc cũng có một lượng các chất khoáng N, P, K không thua kém phân chuồng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1. Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng Chỉ tiêu phân tích Thân lá lạc Phân chuồng Nước 4- 7 3- 5 N 0,78- 1,33 0,35 P2O5 0,19- 0,38 0,15 K2O 0,08 0,5 (Nguồn: Nguyễn Thị Đào, 2002) 7 1.1.3.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng được gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO, hiện đang có khoảng 100 nước trồng lạc. Ở Xenegan, giá trị từ lạc chiếm ½ thu nhập, chiếm 80 giá trị xuất khẩu. Ở Nigieria chiếm 60 giá trị xuất khẩu. Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ 20 lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD 1, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là Singapo, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật, Indonexia, Malayxia… Sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao, đạt tỷ suất lợi nhuận đến 31,86 (cao hơn các loại nông sản khác) và xuất khẩu lạc đóng góp 15,11 cho nguồn vốn xuất khẩu. Xuất khẩu lạc những năm qua đóng góp khoảng 15 trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu.Hiện nay, 10 Việt Nam đứng thứ năm trong mười nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chất lượng thấp làm giảm kim ngạch xuất khẩu và thị trường bị thu hẹp (Nguyễn Minh Hiếu, 2003) 6. Đến năm 1999, do chất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một số nước như: Hồng Kông, Đài Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc. Trong những năm 2000- 2002, nhu cầu lạc nhân trên thị trường thế giới tăng cao nên năm 2002 nước ta xuất khẩu được trên 100.000 tấn mang lị giá trị xuất khẩu rất lớn. Nhưng sau đó chất lượng lạc nước ta lại bị giảm sút trong khi thị trường thế giới bấp bênh nên xuất khẩu lạc nhân từ năm 2002 đến nay giảm mạnh.Năm 2006, lượng lạc nhân xuất khẩu đã giảm tới 7 lần so với lượng lạc nhân xuất khẩu của năm 2002. Mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do nhu cầu của thị trường thế giới lớn. Hiện nay, trên thị trường thế giới mỗi năm có khoảng 1,2 triệu tấn lạc nhân được giao dịch và khoảng 250.000 tấn dầu lạc. EU hiện là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới, chiếm hơn 60 tổng lượng nhập khẩu của toàn cầu, với khoảng 460.000 tấn mỗi năm, Hàn Quốc khoảng 30.000 tấn,… Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này nếu các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín trên thị trường quốc tế. (Thống kê Cục hải quan, 2006) 10. Trong các loại cây lấy dầu hàng năm được trồng ở nước ta, cây lạc có diện tích và sản lượng lớn nhất, là đối tượng cây trồng có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại hình sinh thái khác nhau nên diện tích trồng lạc có thể vẫn tiếp tục tăng nếu nhu cầu sản phẩm lạc tăng, giá cả phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Chính vì vậy, cây lạc được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định là một trong những cây trồng trọng điểm trong chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn ở nước ta, được nhiều địa phương trong cả nước xem là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng và có nhiều chính sách để khuyến khích mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh tăng năng suất và sản lượng. Sản phẩm phụ của lạc được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, vì vậy cần phải nâng cao giá trị nhiều mặc khi sản xuất lạc. 11 1.2. Tình hình sản xuất cây lạc trong nước và thế giới 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Cây lạc mặc dù xuất hiện từ rất lâu nhưng vai trò kinh tế của cây lạc mới chỉ được xácđịnh trên 100 năm trở lại đây.Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, cây lấy dầu quan trọng ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới.Vào giữa thế kỷ 18 sản xuất lạc trên thế giới cũng chỉ mang tính tự cung tự cấp cho từng vùng.Nhưng đến nay, nhu cầu dành cho sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng lớn, triển vọng của thị trường dành cho lạc cũng rất khả quan. Điều này là cơ hội thúc đẩy các nước đầu tư phát triển sản xuất lạc ngày càng tăng, không chỉ về diện tích sản xuất mà năng suất và sản lượng lạc của thế giới cũng ngày càng được cải thiện so với trước đây. Theo báo cáo của Fletcher và cộng sự (1992) tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong thập niên 80 đều tăng so với thập niên 70 của thế kỷ XX. Năng suất lạc tăng 0,15 tấnha, sản lượng tăng gần 3 triệu tấn, nhu cầu sử dụng lạc tăng 2,8 triệu tấn so với thập niên 70. Giữa hai thập niên 70 và 80 diện tích lạc thế giới chỉ tăng khoảng 88,6 nghìn ha nhưng do năng suất lạc tăng nên sản lượng tăng lên đáng kể đạt 18,8 triệu tấn. Theo thống kê của FAO, trên thế giới hiện có 100 nước trồng lạc với tổng diện tích trong niên vụ từ năm 1998- 1999 đến 2000- 2001 đạt 21,63 triệu ha (1999- 2000). Diện tích trồng lạc ở các nước châu Á chiếm 63,17 tổng diện tích, châu Phi chiếm 31,81, châu Mỹ chiếm 5,8, châu Âu chiếm 0,22. Các nước có diện tích lớn nhất gồm 10 nước. Trong đó, Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt 8,10 triệu ha, thứ hai là Trung Quốc đạt 4,10 triệu ha, Nigieria 1,19 triệu ha (Nguyễn Minh Châu, 2003) 5. Diện tích trồng lạc hàng năm trên thế giới biến động từ 19,97 triệu ha đến 21,34 triệu ha, đứng đầu là Ấn Độ có diện tích trồng lạc biến động từ 7,2 triệu ha đến 8,1 triệu ha, tiếp đến là Trung Quốc biến động từ 3,7 đến 4,2 triệu ha, Nigieria biến động từ 0,7 đến 0,8 triệu ha, Senegan có diện tích biến động từ 0,62- 0,73 triệu ha… (Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 112003)9. Năng suất lạc của thế giới là 1,33- 1,39 tấnha, đứng đầu là Mỹ biến động từ 2,81- 3,03 tấnha, sau đó đến Trung Quốc có năng suất từ 2,59- 2,90 tấnha, 12 Inđônêxia biến động khoảng 1,52 tấnha. Một số nước có diện tích trồng lạc hẹp nhưng có năng suất rất cao như Ixraen 68,33 tạha; một trang trại nước Cộng hòa Nam Phi đạt 100 tạha (Nguyễn Minh Hiếu, 2003) 6. Trong khi đó, năng suất lạc ở Việt Nam năm 2000 là 1,45 tấnha trên diện tích 243,9 ngàn ha. Sản lượng sản xuất lạc hàng năm trên thế giới đạt từ 26,63 đến 29,66 triệu tấn. Các nước có sản lượng lớn như: Trung Quốc có sản lượng đạt từ 9,65 đến 12 triệu tấn; Ấn Độ đạt từ 7,85 đến 8 triệu tấn; Mỹ đạt từ 1,61 đến 1,8 triệu tấn. Theo thống kê của Florkowski W.J, 1994 17ở Ấn Độ có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, song lạc chủ yếu được trồng ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất lạc rất thấp. Diện tích lạc ở những năm 70 của Ấn Độ là 7,842 triệu ha, năng suất lạ 8,1 tạha; những năm 90 diện tích là 7,842 triệu ha, năng suất là 9,4 tạha. Những năm gần đây (2000- 2004), diện tích hàng năm của Ấn Độ là 8,0 triệu ha, năng suất là 8,6 tạha, giảm 8,5 so với những năm 90 18. Inđonexia ở thập kỷ 70 có diện tích trồng lạc là 0,42 triệu hanăm, những năm 80 là 0,58 triệu hanăm 17. Từ năm 1995 đến năm 2001, Inđonexia có diện tích ổn định, trung bình 0,65 triệu hanăm 15. Năm 2003, 2004 diện tích tăng lên 0,7 triệu hanăm 20. Năng suất lạc của Inđonexia khá cao và ổn định vào những năm 70, 80, 90 là 14,8- 15,0 tạha 19. Từ năm 2000- 2004, năng suất lạc trung bình hàng năm là 15,9 tạha, tăng không đáng kể so với những thập kỷ trước 19. Mỹ có diện tích giảm nhẹ, năng suất lạc khá ổn định trong 3 thập kỷ qua. Thập kỷ 70, diện tích trồng lạc là 0,605 triệu hanăm, năng suất trung bình đạt 26,5 tạha 17, đến thập kỷ 80, 90 diện tích giảm xuống còn 0,597 và 0,569 triệu hanăm, năng suất là 27,9 tạha 15. Năm 2000- 2004, diện tích là 20,587 triệu hanăm, năng suất là 31,7 tạha 21, đây là năng suất trung bình cả nước cao nhất thế giới. Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng lạc. Diện tích và năng suất lạc ở Trung Quốc tăng nhanh trong những thập kỷ qua. Thập kỷ 70, diện tích là 2,092 triệu hanăm, năng suất là 12,0 tạha, thập kỷ 80, diện tích 13 tăng lên 2,647 triệu hanăm, năng suất 17,6 tạha 16. Theo Duan Shufen (1998) trong thập kỷ 90, nhờ có những bước nhảy vọt về chọn tạo giống và kỹ thuật trồng trọt, nên nang suất lạc ở Trung Quốc đạt rất cao, trung bình đạt 26,9 tạha. Theo thống kê của USDA, những năm gần đây, diện tích lạc ở Trung Quốc là 5,035 triệu hanăm, chiếm trên 20 tổng diện tích trồng lạc trên thế giới, năng suất đạt trung bình 28,2 tạha, cao gần gấp đôi năng suất lạc trung bình của thế giới. Sản lượng hàng năm của Trung Quốc là 14,160 triệu tấn, chiếm 40 tổng sản lượng lạc trên toàn thế giới 19. Senegan cũng là nước có diện tích trồng lạc lớn trên thế giới.Tuy nhiên, do sự thiếu quan tâm trong vấn đề sản xuất, thiếu vốn đầu tư để phát triển nên những thập kỷ qua, diện tích và năng suất lạc có xu hướng giảm. Thập kỷ 60, 70 diện tích lạc hàng năm giảm 37,3, năm 2003 chỉ còn 0,53 triệu ha (giảm 50). Về năng suất liên tục giảm, thập kỷ 60 là 8,8 tạha, thập kỷ 70 là 7,8 tạha, thập kỷ 90 là 6,9 tạha 16. Đến năm 2014, những nước có diện tích, sản lượng và năng suất hàng đầu trên thế giới như sau: Bảng 2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới năm 2014 Nước Diện tích (ha) Năng suất (tạha) Sản lượng (tấn) Ấn Độ 4.685.000 13,996 6557000 Trung Quốc 4.625.494 35,780 16550213 Nigeria 2.770.100 12,321 3413100 Sudan 2.104.000 8,398 1767000 Niger 778.994 5,179 403422 Senegan 878.659 7,618 669329 Myanma 484.000 17,890 865900 Indonexia 499.338 12,795 638896 Mỹ 535.200 43,975 2353540 Việt Nam 208.149 21,779 453.332 (Nguồn: FAOSTAT) 14 Trong năm 2014, Ấn Độ vẫn là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, với 4.685.000 ha, kế đến là Trung Quốc 4.625.494 ha, Nigeria 2.770.100 ha. Năng suất lạc ở các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm.Nước có năng suất cao nhất là mỹ với năng suất 43,975 tấnha, sau đó là Trung Quốc với năng suất 35,780 tấnha.Trong khi đó, ở Niger chỉ có năng suất 5,179 tấnha, Senegan có năng suất 7,618 tấnha. Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới chỉ đạt xấp xỉ 1,3 tấnha. Ở Trung Quốc, đã làm thí nghiệm trên diện hẹp đã thu đượcnăng suất khoảng 12 tấnha, cao hơn 9 lần so với năng suất bình quân của thế giới. Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (IRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc tại các trạm thí nghiệm và năng suất trên đồng ruộng từ 4- 5 tấnha. Trong khi năng suất các cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tối đa và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn khác rất xa so với năng suất tiềm năng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) 3. 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Cây lạc du nhập vào nước ta từ bao giờ chưa có một tài liệu nào xác minh cụ thể. Chỉ biết là so với những cây trồng khác như lúa nước, đậu tương, đậu xanh,… thì cây lạc xuất hiện sau. Ngày nay, lạc đang được trồng rộng rãi trong khắp cả nước và đang chiếm vị trí hàng đầu trong số những cây công nghiệp ngắn ngày. Những năm gần đây, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hóa, sản xuất lạc ở Việt Nam có chiều hướng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trước thời kỳ đổi mới đất nước, nền nông nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, kém phát triển, còn là nước thiếu về lương thực, hầu hết diện tích gieo trồng cây 15 hàng năm tập trung chủ yếu trồng cây lương thực. Do vậy, diện tích lạc chưa được chú trọng, năng suất, sản lượng thấp. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là đổi mới về chính sách phát triển nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập trên diện tích gieo trồng thì cây lạc càng được quan tâm phát triển. Theo Ngô Thế Dân và CS., (2000), sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 1975- 1998 chia làm 4 giai đoạn: - Từ năm 1975- 1979: giai đoạn này diện tích gieo trồng có xu thế giảm từ 97,1 ngàn ha (1976), xuống còn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình quân 2năm. Năng suất và sản lượng giai đoạn này cũng giảm, năm 1976 năng suất đạt 10,3 tạha, đến năm 1979 chỉ còn 8,8 tạha, giảm 5. Nguyên nhân chính là thực trạng phong trào hợp tác xã hóa bị sa sút, yêu cầu giải quyết đủ lương thực cần thiết đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mang tính tự cung tự cấp nên cây lạc không được đầu tư phát triển. - Từ năm 1980- 1987: thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh,từ 91,8 ngàn ha năm 1978 lên 237,8 ngàn ha (1987). Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 5,6năm đến 24,8năm. Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm 1980 và sản lượng tăng 2,3 lần. Mặc dù diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng năng suất không tăng, chỉ dao động từ 8,8- 9,7 tạha, sản xuất lạc lúc này còn mang tính quảng canh truyền thống. - Từ năm 1988- 1993: trong ba năm đầu diện tích trồng lạc giảm từ 237,8 ngàn ha (1987) xuống còn 201,4 ngàn ha (1990) giảm với tốc độ 2 năm và sau đó phục hồi trở lại. Nguyên chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong 2 năm 1988- 1989. - Từ năm 1994- 1998: giai đoạn này diện tích trồng lạc năm 1998 tăng 8 so với 1994 và sản lượng tăng (25). Tốc độ tăng trưởng chủ yếu là do sự tăng trưởng về năng suất. Do chúng ta đã tiếp cận được với thị trường quốc tế và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên. 16 Bảng 3. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam từ năm 2010- 2014 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạha) Sản lượng (tấn) 2010 231.400 21,054 487.200 2011 223.744 20,935 468.418 2012 219.265 21,362 468.402 2013 216.215 22,755 492.005 2014 208.149 21,779 453.332 (Nguồn: Faostat) Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Việt Nam, trong những năm trở lại đây (2010- 2014), sản xuất lạc của nước ta cũng có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng.Năm 2010, diện tích lạc đạt 231.400 ha, năng suất đạt 21,054 tạha và sản lượng là 487.200 tấn. Sau đó, diện tích lạc có xu hướng giảm dần, nhưng năng suất và sản lượng lạc lại có những chuyển biến tích cực. Có được điều này là do việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo giống cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2013, năng suất trung bình cả nước đạt 22,755 tạha, sản lượng đạt 492.005 tấn với diện tích trồng 216.215 ha.Nhưng đến năm 2014, cả diện tích, năng suất và sản lượng đều giảm. 1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam Trong những năm gần đây, ở một số địa phương của tỉnh Quảng Nam, cây lạc được coi là cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn so với các cây trồng khác.Nông dân đã từng bước trồng lạc để thay thế cho các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp.Vì vậy, đã góp phần làm cho diện tích và sản lượng lạc ở Quảng Nam ngày càng được mở rộng và tăng lên. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Quảng Nam từ năm 2010- 2016 được thể hiện qua bảng sau: 17 Bảng 4. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010- 2016 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 2010 9.900 16.800 2011 9.979 14.353 2012 9.932 18.105 2013 10.758 21.399 2014 10.159 18.791 2015 9.745 19.490 2016 10.266 20.044 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Qua bảng số liệu, cho thấy diện tích và sản lượng từ năm 2010 đến năm 2016 đều có sự biến động. Về diện tích từ năm 2010 đến 2013 tăng từ 9.900 ha lên 10.758 ha, năm 2014- 2015 diện tích lại giảm. Về sản lượng từ năm 2010- 2016 tăng giảm liên tục, sản lượng lạc năm 2013 đạt cao nhất (21.399 tấn). Tuy nhiên, do áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đưa giống mới có chất lượng vào sản xuất nên cả diện tích và sản lượng đều tăng đáng kể trong năm 2016.Năm 2016, diện tích tăng từ 9.745 ha lên 10.266 ha, sản lượng tăng từ 19.490 tấn lên 20.044 tấn. 1.3. Các loại sâu hại chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc 1.3.1. Các loại sâu hại chính trên cây lạc 1.3.1.1. Sâu khoang Tên khoa học: Spodoptera litura Họ: Noctuidae Bộ: Lepidoptera Phân bố và đối tượng cây trồng bị hại: Sâu ăn tạp là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới. Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể 18 phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh,... Triệu chứng gây hại của sâu khoang đối với các loại cây trồng: Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất. Đặcđiểm hình thái của sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura) - Ngài (bướm trưởng thành): có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cách trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1 - 2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn.Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng.Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày đôi khi đến 10 - 12 ngày. - Trứng: Trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5mm. Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ.Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm.Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ.mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ. Trứng đẻ thành ổ trên lá, một ổ có từ 50 - 200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500 – 2.000 trứng. - Ấu trùng (sâu non): Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 - 53mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”. - Nhộng: Nhộng kích thước dài từ 18-20mm. Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang 19 màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại sâu khoang: Vòng đời: 25 - 48 ngày - Trứng: 3 - 7 ngày. - Sâu non: 12 - 27 ngày. - Nhộng: 8-10 ngày. - Trưởng thành: 2 - 4 ngày. Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu khoang: - Ngài: Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 mét, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn. Sau khi vũ hoá vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng. - Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây. Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hoá. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng. - Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. 20 1.3.1.2. Sâu xanh Tên khoa học: Helicoverpa armigera Hiibner. Thuộc họ Noctuidae. Trên cây lạc, sâu xanh gây hại bằng cách cắn đọt, ăn thịt lá, lá bị hại xơ xác chỉ còn lại gân, nếu bị hại nặng, lá bị cắn trụi, năng suất có thể giảm 50 - 60. Sâu trưởng thành là một loại bướm hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sâu có màu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông, cánh trước có màu nâu đất, trên cánh có những đường vân. Bướm cái đẻ nhiều ổ, mỗi ổ hàng trăm trứng, 3 - 5 ngày sau khi đẻ, trứng nở thành sâu non, sâu non có 6 tuổi, màu sắc thay đổi, bóng, ít lông tơ, trên lưng có nhiều sọc, đặc biệt dọc hai bên sườn có 2 sọc lớn màu sẫm. Sâu mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, bắt đầu gây hại bằng cách ăn các phần non của cây như lá non chỉ chừa lớp biểu bì, búp, nụ bông, trái non, sâu tuổi lớn ăn phá mạnh hơn, cắn khuyết lá thành những lổ lớn và có xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác. Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát. So với sâu khoang, sâu xanh hoạt động và phá hại mạnh hơn.Sâu hoá nhộng trong đất, lùm cỏ hoặc tàn dư thực vật, nhộng màu vàng, được bọc trong một lớp đất.Vòng đời khoảng 30 - 35 ngày. Nếu có nguồn thức ăn đầy đủ, sâu xanh dễ phát triển thành dịch và có tính kháng thuốc rất cao. Vụ sau thường bị hại nặng hơn vụ trước, sâu thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng, ít mưa. 1.3.1.3. Sâu cuốn lá Tên khoa học: Hedylepta indicata Fabr. Thuộc họ Pyradidae. Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá Hedylepta indicata Fabr hại cây lạc - Trưởng thành thân dài 7,5 – 9,5mm, cánh dang rộng 20mm cánh trước màu vàng, phần giữa cánh và gần mép ngoài có 2 vệt ngang màu nâu đen. Trứng hơi vàng hoặc xanh, giao kết với nhau thành một chuỗi dẹt. Sâu non mình dài 20mm. Nhộng dài 6 – 8mm, lúc đầu màu xanh, dần chuyển màu nâu, màu vàng nhạt hoặc màu xanh. 21 Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá: - Sâu non nhả tơ cuốn tròn lá nằm bên trong phá hại, ăn chất xanh còn trừ lại biểu bì, gây cho lá đậu co rụt khô chết. 1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc Từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, sau khi thuốc hữu cơ trừ sâu đặc biệt là thuốc Clo (DDT) ra đời thì người ta đã gạt bỏ đi các biện pháp khác ngoài biện pháp hóa học để phòng trừ dịch hại cây trồng bởi đây là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện và dập tắt được nạn dịch có nguy cơ tràn lan. Khoa học kỹ thuật phát triển, ngày càng có nhiều công ty thuốc bảo vệ thực vật xuất hiện, nhiều loại thuốc mới với thành phần và chủng loại khác nhau lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của người sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất cây trồng nói chung, sản xuất lạc nói riêng, để đạt được năng suất cao thì người trồ...

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ- HÓA- SINH

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG

TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC (Arachis hypogaea L.)

VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2017

Trang 2

UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ- HÓA- SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG

TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC (Arachis hypogaea L.)

VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

MSSV: 2113012929

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA 2013- 2017 Cán bộ hướng dẫn

NGUYỄN THỊ SƯƠNG

MSCB:

Quảng Nam, tháng 5 năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Bích Thủy

Trang 4

Tam Kỳ, tháng 5 năm 2017 Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Bích Thủy

Trang 5

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN 2 NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Giới thiệu về cây lạc 4

1.1.1.Nguồn gốc và vị trí phân loại 4

1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây lạc 4

1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế 7

1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng 7

1.1.3.2 Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường 9

1.2 Tình hình sản xuất cây lạc trong nước và thế giới 11

1.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 11

1.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 14

1.2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam 16

1.3 Các loại sâu hại chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc 17

1.3.1 Các loại sâu hại chính trên cây lạc 17

1.3.1.1 Sâu khoang 17

1.3.1.2 Sâu xanh 20

1.3.1.3 Sâu cuốn lá 20

1.3.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc 21

1.4 Đặc điểm của các loại thuốc thí nghiệm phòng trừ sâu ăn lá lạc 22

1.4.1 Đặc điểm của thuốc Regent 800WG 22

Trang 6

1.4.2 Đặc điểm của thuốc Dragon 585EC 23

1.4.3 Đặc điểm của thuốc Voliam Targo 63SC 23

1.5 Điều kiện thí nghiệm 24

1.5.1 Điều kiện tự nhiên 24

1.5.1.1 Vị trí địa lý 24

1.5.1.2 Địa hình 25

1.5.2 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016- 2017 25

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1 Vật liệu nghiên cứu 27

2.2 Nội dung nghiên cứu 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 27

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 27

2.3.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 28

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

3.1 Hiệu lực của các loại thuốc trong phòng trừ sâu ăn lá hại lạc 31

3.1.1 Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm 31

3.1.2 Hiệu quả phòng trừ sâu xanh bằng các thuốc thí nghiệm 32

3.1.3 Hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá 33

3.2 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc 34

3.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chiều cao cây lạc 34

3.2.2 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá lạc 35

3.2.3 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc 37

3.2.4 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây lạc 38

Trang 7

R: Tổng lượng mưa tháng Sn: Số giờ nắng

TB: Trung bình

Tmax: Nhiệt độ không khí tối cao Tmin: Nhiệt độ không khí tối thấp USD: Đôla Mỹ

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng 9

Bảng 2 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới năm 2014 13

Bảng 3 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam từ năm 2010- 2014 16

Bảng 4 Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010- 2016 17

Bảng 5 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016- 2017 25

Bảng 6 Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm 31

Bảng 7 Hiệu lực trừ sâu xanh bằng các thuốc thí nghiệm 32

Bảng 8 Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá bằng các thuốc thí nghiệm 33

Bảng 9 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến chiều cao thân chính cây lạc 34 Bảng 10 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá cây lạc 36

Bảng 11 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc 37

Bảng 12 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây lạc 39

Trang 9

PHẦN1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Cây lạc (Arachis hypogea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có

giá trị kinh tế cao Cây lạc chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ được gieo trồng trên diện tích lớn ở hơn 100 nước, mà còn vì hạt lạc được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp

Hạt lạc chứa trung bình 50% chất lipit (dầu), 22- 25% protein, một số vitamin và khoáng Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu, làm dầu ăn tốt nếu được lọc cẩn thận Protein của lạc chứa nhiều axit amin quý, lạc là thức ăn bổ sung cho ngũ cốc Thân lá tươi chứa 0,3% protein, khô dầu lạc sau khi ép dầu làm thức ăn chăn nuôi tốt cho trâu bò sữa

Người ta dùng thân, lá lạc ủ làm thức cho lợn đã làm giảm chi phí so với rau xanh Thân lá lạc bị hỏng rất nhanh, qua ủ có thể dự trữ trong một thời gian dài mà vẫn đảm bảo khi cho lợn ăn hàng ngày

Lạc là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm.Dầu lạc cũng được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp.Lạc là một loại cây trồng luân canh cải tạo đất tốt Sau khi thu hoạch, lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn từ đạm do nốt sần của bộ rễ và do thân lá Cho nên các cây trồng sau lạc đều sinh trưởng tốt và cho năng suất cao

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế, cây lạc còn có nhiều giá trị trong y học Theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết: trong dầu lạc chứa nhiều axit béo không no bão hòa nên có tác dụng phòng ngừa bệnh tim Các chất từ màng bọc ngoài nhân lạc được dùng để điều trị bệnh xuất huyết, bệnh máu chậm đông và bệnh xuất huyết nội tạng

Qua điều tra tình hình sản xuất lạc ở một số nơi có diện tích trồng lạc lớn như: Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An đại diện cho các tỉnh phía Bắc và Tây Ninh, Long An đại diện cho các tỉnh phía Nam cho thấy: nguyên nhân chủ yếu hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam là do sự kết hợp các yếu tố kinh tế- xã hội, yếu tố sinh học và yếu tố phi sinh học cùng tác động

Trang 10

Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hóa thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng quan trọng đối với sản xuất Tuy nhiên, khi thâm canh cây trồng, để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, người ta phải đầu tư thêm một khoảng kinh tế để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học được coi là quan trọng Và hậu quả tất yếu là gây ô nhiễm nguồn nước và đất, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng, gây mất cân bằng hệ sinh thái,…

Tác động của sâu hại đối với cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng là rất lớn nhưng vấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu Tại Quảng Nam sâu ăn lá lạc xuất hiện phổ biến trên diện tích rộng và đã lây lan ra nhiều nơi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thu hoạch Đó là vấn đề khó khăn không chỉ riêng đối với người dân trồng lạc ở Quảng Nam mà còn là vấn đề khó khăn của người

dân cả nước.Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu lực của một số thuốc`phòng trừ sâu ăn lá lạc vụ Đông Xuân 2016- 2017 tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”

1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích

Đánh giá được hiệu lực của một số thuốc phòng trừ sâu ăn lá hại lạc Trên cơ sở đócung cấp dữ liệu khoa học về hiệu lực của thuốc phòng trừ sâu ăn lá, từ đó tìm ra loại thuốc thích hợp và xác định chất lượng các loại thuốc phòng trừ sâu ăn lá lạc trong thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây lạc

Trang 11

- Các thuốc thí nghiệm: Regent 800WG, Dragon 585EC, Voliam Targo 63SC

- Sâu ăn lá trên cây lạc (sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá)

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: vụ đông xuân 2016- 2017 (từ tháng01 đếntháng04/2017) - Địa điểm: thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp bố trí thí nghiệm - Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Phương pháp xử lý số liệu

Trang 12

PHẦN 2 NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về cây lạc

1.1.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại

Nguồn gốc: Lạc là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ

Vị trí và phân loại:

Giới: Plantae, Bộ: Fabales, Họ: Fabaceae, Tông: Dalbergieae, Chi: Arachis, Loài: A hypogaea

Tên khoa học: Arachis hypogaea

Tên Việt Nam: Lạc, đậu phộng, đậu phụng [23]

1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây lạc

Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng

Rễ: rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng, quan sát trong vụ xuân ở nước ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm Sau gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15- 20cm, hệ rễ con phát triển với rễ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm [13]

Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m Tuy nhiên đại bộ phận rẽ con phân bố ở tầng đất mặt 0- 30cm (chiếm 60- 80% trọng lượng) Trọng lượng rễ thay đổi tùy thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất Bộ rễ phát triển sớm và khỏe là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc [13]

Thân, cành: Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mềm, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần thân có cành rỗng, hoặc có cạnh Thân có 15- 25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có lông tơ trắng, nhiều hay ít tùy thuộc vào giống, tùy vào điều kiện ngoại cảnh Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống [13]

Cành cấp 1: thường có 4- 6 cành

Trang 13

Cành cấp 1, mọc từ nách lá thân chính.Hai cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm.Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên2 cành này cũng ở vị trí gần như đối nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng thời.Trong thực tế, rất khó phân biệt cành số 1 và số 2 cho nên có thể coi chúng như cặp cành đầu tiên.Cặp cành này xuất hiện khi cây có 2- 3 lá thật.Cành số 3, số 4mọc từ nách lá thật 1, 2 Lá lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2 thường ngắn hơn đốt 1 và 3 cho nên cành 3, 4 gần nhau hơn và tạo thành cặp cành thứ 2 và cành 5, 6 cũng tương đối gần nhau hơn, tạo nên cặp cành thứ 3 [13]

Cành cấp 2: cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1.Như vậy, thường chỉ có 4 cành cấp 2 [13]

Cành cấp 2xuất hiện khi lạc được 5, 6 lá trên thân chính.Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả.Các cành mô tả trên đều là cành quả Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (cặp cành 1, 2 và các cành cấp 2) chiếm khoảng 50- 70% tổng số hoa, quả/cây, tầng cành thứ 2 chỉ chiếm 20- 30% và tầng cành 3 thường dưới 10% số hoa, quả [13]

Lá lạc: lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4- 9cm Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6- 8 lá chét Lá chét không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tùy theo giống Màu sắc lá thay đổi tùy điều kiện trồng trọt (đất nhiều nước quá lá màu xanh vầng, đất khô hạn lá màu xanh tối) Độ ẩm vừa phải, đất thoáng, vi khuẩn cố định đạm hoạt động mạnh cung cấp đủ đạm cho cây thì lá có màu xanh đậm [13]

Sự phát triển của bộ lá: trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20- 25 lá Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50- 80 lá Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳ hình thành quả và hạt, thường đạt 40- 60 lá.Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng sự tăng trưởng chiều cao thân.Thời kỳ ra hoa đến hình thành quả, hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh Diện tích lá đạt cao nhất

Trang 14

thường vào thời kỳ hình thành quả- hạt (30- 35 ngày sau khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của lá già [13]

Đặc điểm cơ quan sinh sản

Hoa lạc: hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhị cái [13]

Tập tính ra hoa của lạc: hoa lạc phát triển thành chùm gồm 2- 7 hoa có khi tới 15 hoa Chùm hoa mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa dầy đủ.Trên mỗi đốt của chùm hoa mang 1 lá bao và ở nách lá có một cành hoa rất ngắn phát triển, cành hoa mang một lá thường là chẻ đôi và ở nách lá này là mầm hoa Cành hoa phát triển trên trục chùm hoa theo công thức diệp tự 2/5 Như vậy chum hoa phát triển như 1 cành dinh dưỡng có kích thước rất nhỏ [13]

Quả và hạt: Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất Tia do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của quả Tận cùng tia là quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất Tia thường dài không quá 15cm Tia có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển ở vị trí nằm ngang giữa độ sâu 2- 7 cm dưới mặt đất [13]

Cấu tạo quả: Quả lạc hình kén, dài 1- 8cm, rộng 0,5- 2cm, một đầu có vết đính với tia, đầu kia là mỏ quả, phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt Mỏ quả, độ thắt, kích thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để phân loại giống lạc

Vậy quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ có trước, hạt có sau, hoa nở được 30 ngày thì vỏ quả hình thành xong.Hoa nở được 60 ngày hạt hình thành xong.Vì lớp vỏ quả trong giữa noãn và vỏ quả ngoài lớn nhanh làm thành 1 tầng mô mềm rất dày Sau đó sang giai đoạn hình thành hạt, noãn càng lớn lên thì vỏ quả trong càng xẹp đi và mất khi hạt già [13]

Hình dạng quả:thay đổi tùy theo giống Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không, đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là những chỉ tiêu dùng để phân loại giống lạc Màu sắc vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh đất trồng lạc, điều kiện phơi Ở đất cát, vỏ quả màu vàng sáng, bong [13]

Trang 15

Hình dạng hạt: hình dạng hạt tròn, bầu dục hay ngắn, phần tiếp xúc với hạt bên cạnh thường thẳng Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài, bé, hạt ở ngăn sau ngắn, to Màu sắc vỏ lụa có thể trắng hồng, đỏ tím.Có vân hoặc không.Màu sắc vỏ lụa ít bị điều kiện ngoại cảnh chi phối là một dặc tính giống Màu sắc vỏ hạt quan sát sau khi phơi khô, bóc vỏ mới chính xác Số hạt trong một quả thay đổi chủ yếu do giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Phần lớn quả có 2 hạt, một số giống có 3 hạt.Quả có 1 hạt giống nào cũng có.Thường giống quả to, quả có ít hạt, giống hạt nhỏ quả có nhiều hạt Chọn giống nhiều quả, quả nhiều hạt, hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn Tỷ lệ hạt quả biến động từ 68- 80%, thay đổi tùy giống và điều kiện canh tác [13]

1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế

1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng

Cây lạc (Arachis hypogeae L) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có

giá trị kinh tế cao Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lạc rất cao và rất có giá trị đối với sức khỏe con người Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc

Theo Nguyễn Mạnh Toản và Lại Đức Lâm khi phân tích hạt lạc đã cho thấy trong hạt lạc hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm hóa hữu cơ và những chất vô cơ, các chất này chia thành các nhóm như sau:

Tỷ lệ lipit trong hạt lạc chiếm 40- 57%, đứng đầu trong các cây có dầu về mặt số lượng Về mặt chất lượng chỉ dứng sau dầu ô liu, là loại dầu thực vật có chất lượng tốt nhất ở nhiệt độ 200C, dầu lạc là loại chất lỏng màu vàng nhạt, có độ nhớt từ 71,67- 86,15 Dầu lạc là hỗn hợp glyxerin trong đó bao gồm 80% axit béo không no và 20% axit béo no Các axit béo không no bao gồm: axit Oleic, axit Linoleic… Các axit béo no gồm: axit Panmitic… [4]

Hàm lượng protein trong lạc khá cao thường đạt từ 20- 37,5% Lượng protein hạt lạc chỉ thua kém protein của đậu tương Protein của lạc chủ yếu là do loại globulin (đạt 95% hợp chất) tạo nên Trong đó, arachin chiếm 2/3, conarachin chiếm 1/3.Hai protein này của lạc có hàm lượng lưu huỳnh khác nhau, phần lớn nguyên tố này đều ở dạng hữu cơ, nghĩa là ở dạng protit

Trang 16

Trong protein của hạt lạc có tới 13 axit amin quan trọng và cần thiết cho hoạt động sống của con người gồm: arginin, histidin, ghycocon, loxin, izoloxin, lizin, metionin, tryptophan, metonin, và izoxin hơi thiếu hụt so với tiêu chuẩn, có thể bổ sung vào khẩu phần bằng các loại ngũ cốc khác [4], [14]

Hạt lạc có chứa hầu hết các vitamin nhóm B (chỉ trừ vitamin B12) Đó là: vitamin PP, vitamin E, vitamin A… với hàm lượng được xác định như sau:

Tiamin (B1) chiếm: 0,44%

Axit nicotinic (PP) chiếm: 0,16% Ribollavin (B2) chiếm: 0,12%

Canoten (tiền vitamin A) chiếm: 0,02% [4]

Trong hạt lạc lượng khoáng tổng số từ: 1,89- 4,26%, gấp 1,8- 2,2 lần so với hạt ngũ cốc, các nguyên tố khoáng 27 nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng cần thiết cho cơ thể người và động vật [4]

Với hàm lượng dầu, protein, và các vitamin như trên nên hạt lạc là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.Hàm lượng các chất này thay đổi khá lớn phụ thuộc vào giống và tác động của môi trường

Do hạt lạc có giá trị dinh dưỡng cao như vậy, nên từ lâu người ta đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng Sản phẩm lạc được sử dụng rất đa dạng, phong phú qua các phương pháp chế biến như luộc, rang… Ngày nay, nhờ nền công nghiệp phát triển, người ta chế biến nhiều thực phẩm có giá trị từ lạc như: bơ lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc… [14]

Hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu Dầu lạc làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ, nước chấm, mì ăn liền, sữa hộp đặc… và làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy rửa Dầu lạc tinh khiết dùng trong y học (thẩm mỹ học) và trong nghề tiểu thủ công nghiệp, trong mỹ nghệ (Nguyễn Minh Hiếu, 2003) [6]

Trong việc chế biến lạc, sau khi ép 100 kg lạc sẽ thu được từ 20- 335 kg dầu các loại và 65- 70 kg khô dầu Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khô dầu còn khá cao nên làm thức ăn trong chăn nuôi rất tốt Các nghiên cứu bổ sung khô

Trang 17

dầu trong khẩu phần của gia súc, gia cầm đều làm tăng trọng nhanh cho lợn và tăng sản lượng trứng gà, vịt (Nguyễn Thị Đào, 1998) [7]

Hàm lượng các chất trong khô dầu như sau: lipit từ 7- 11%, chất có bột từ 12- 15%, xenlulo từ 5- 8%, chất hữu cơ có đạm từ 41,3- 50,4%, muối khoáng từ 3- 4%, nước từ 10,2- 13% [7]

Vỏ hạt có một số dinh dưỡng đáng kể như: chất đường bột chiếm 47%, lipit chiếm 1,8%, đạm chiếm 1,78%, lân chiếm 0,19%, kali chiếm 0,51% [6]

Trong thân lạc cũng có một lượng các chất khoáng N, P, K không thua kém phân chuồng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1 Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng

Chỉ tiêu phân tích Thân lá lạc Phân chuồng

(Nguồn: Nguyễn Thị Đào, 2002) [7]

1.1.3.2 Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường

Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng được gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau và đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước Theo số liệu của FAO, hiện đang có khoảng 100 nước trồng lạc Ở Xenegan, giá trị từ lạc chiếm ½ thu nhập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu Ở Nigieria chiếm 60% giá trị xuất khẩu

Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ 20 lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD [1], thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là Singapo, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật, Indonexia, Malayxia… Sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao, đạt tỷ suất lợi nhuận đến 31,86% (cao hơn các loại nông sản khác) và xuất khẩu lạc đóng góp 15,11% cho nguồn vốn xuất khẩu Xuất khẩu lạc những năm qua đóng góp khoảng 15% trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu.Hiện nay,

Trang 18

Việt Nam đứng thứ năm trong mười nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới Tuy nhiên, chất lượng thấp làm giảm kim ngạch xuất khẩu và thị trường bị thu hẹp (Nguyễn Minh Hiếu, 2003) [6] Đến năm 1999, do chất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một số nước như: Hồng Kông, Đài Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc Trong những năm 2000- 2002, nhu cầu lạc nhân trên thị trường thế giới tăng cao nên năm 2002 nước ta xuất khẩu được trên 100.000 tấn mang lị giá trị xuất khẩu rất lớn Nhưng sau đó chất lượng lạc nước ta lại bị giảm sút trong khi thị trường thế giới bấp bênh nên xuất khẩu lạc nhân từ năm 2002 đến nay giảm mạnh.Năm 2006, lượng lạc nhân xuất khẩu đã giảm tới 7 lần so với lượng lạc nhân xuất khẩu của năm 2002

Mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do nhu cầu của thị trường thế giới lớn Hiện nay, trên thị trường thế giới mỗi năm có khoảng 1,2 triệu tấn lạc nhân được giao dịch và khoảng 250.000 tấn dầu lạc EU hiện là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới, chiếm hơn 60% tổng lượng nhập khẩu của toàn cầu, với khoảng 460.000 tấn mỗi năm, Hàn Quốc khoảng 30.000 tấn,… Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này nếu các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín trên thị trường quốc tế (Thống kê Cục hải quan, 2006) [10]

Trong các loại cây lấy dầu hàng năm được trồng ở nước ta, cây lạc có diện tích và sản lượng lớn nhất, là đối tượng cây trồng có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại hình sinh thái khác nhau nên diện tích trồng lạc có thể vẫn tiếp tục tăng nếu nhu cầu sản phẩm lạc tăng, giá cả phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất Chính vì vậy, cây lạc được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định là một trong những cây trồng trọng điểm trong chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn ở nước ta, được nhiều địa phương trong cả nước xem là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng và có nhiều chính sách để khuyến khích mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh tăng năng suất và sản lượng

Sản phẩm phụ của lạc được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, vì vậy cần phải nâng cao giá trị nhiều mặc khi sản xuất lạc

Trang 19

1.2 Tình hình sản xuất cây lạc trong nước và thế giới 1.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Cây lạc mặc dù xuất hiện từ rất lâu nhưng vai trò kinh tế của cây lạc mới chỉ được xácđịnh trên 100 năm trở lại đây.Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, cây lấy dầu quan trọng ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới.Vào giữa thế kỷ 18 sản xuất lạc trên thế giới cũng chỉ mang tính tự cung tự cấp cho từng vùng.Nhưng đến nay, nhu cầu dành cho sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng lớn, triển vọng của thị trường dành cho lạc cũng rất khả quan Điều này là cơ hội thúc đẩy các nước đầu tư phát triển sản xuất lạc ngày càng tăng, không chỉ về diện tích sản xuất mà năng suất và sản lượng lạc của thế giới cũng ngày càng được cải thiện so với trước đây Theo báo cáo của Fletcher và cộng sự (1992) tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong thập niên 80 đều tăng so với thập niên 70 của thế kỷ XX Năng suất lạc tăng 0,15 tấn/ha, sản lượng tăng gần 3 triệu tấn, nhu cầu sử dụng lạc tăng 2,8 triệu tấn so với thập niên 70 Giữa hai thập niên 70 và 80 diện tích lạc thế giới chỉ tăng khoảng 88,6 nghìn ha nhưng do năng suất lạc tăng nên sản lượng tăng lên đáng kể đạt 18,8 triệu tấn

Theo thống kê của FAO, trên thế giới hiện có 100 nước trồng lạc với tổng diện tích trong niên vụ từ năm 1998- 1999 đến 2000- 2001 đạt 21,63 triệu ha (1999- 2000) Diện tích trồng lạc ở các nước châu Á chiếm 63,17% tổng diện tích, châu Phi chiếm 31,81%, châu Mỹ chiếm 5,8%, châu Âu chiếm 0,22% Các nước có diện tích lớn nhất gồm 10 nước Trong đó, Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt 8,10 triệu ha, thứ hai là Trung Quốc đạt 4,10 triệu ha, Nigieria 1,19 triệu ha (Nguyễn Minh Châu, 2003) [5] Diện tích trồng lạc hàng năm trên thế giới biến động từ 19,97 triệu ha đến 21,34 triệu ha, đứng đầu là Ấn Độ có diện tích trồng lạc biến động từ 7,2 triệu ha đến 8,1 triệu ha, tiếp đến là Trung Quốc biến động từ 3,7 đến 4,2 triệu ha, Nigieria biến động từ 0,7 đến 0,8 triệu ha, Senegan có diện tích biến động từ 0,62- 0,73 triệu ha… (Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 11/2003)[9]

Năng suất lạc của thế giới là 1,33- 1,39 tấn/ha, đứng đầu là Mỹ biến động từ 2,81- 3,03 tấn/ha, sau đó đến Trung Quốc có năng suất từ 2,59- 2,90 tấn/ha,

Trang 20

Inđônêxia biến động khoảng 1,52 tấn/ha Một số nước có diện tích trồng lạc hẹp nhưng có năng suất rất cao như Ixraen 68,33 tạ/ha; một trang trại nước Cộng hòa Nam Phi đạt 100 tạ/ha (Nguyễn Minh Hiếu, 2003) [6] Trong khi đó, năng suất lạc ở Việt Nam năm 2000 là 1,45 tấn/ha trên diện tích 243,9 ngàn ha

Sản lượng sản xuất lạc hàng năm trên thế giới đạt từ 26,63 đến 29,66 triệu tấn Các nước có sản lượng lớn như: Trung Quốc có sản lượng đạt từ 9,65 đến 12 triệu tấn; Ấn Độ đạt từ 7,85 đến 8 triệu tấn; Mỹ đạt từ 1,61 đến 1,8 triệu tấn

Theo thống kê của Florkowski W.J, 1994 [17]ở Ấn Độ có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, song lạc chủ yếu được trồng ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất lạc rất thấp Diện tích lạc ở những năm 70 của Ấn Độ là 7,842 triệu ha, năng suất lạ 8,1 tạ/ha; những năm 90 diện tích là 7,842 triệu ha, năng suất là 9,4 tạ/ha Những năm gần đây (2000- 2004), diện tích hàng năm của Ấn Độ là 8,0 triệu ha, năng suất là 8,6 tạ/ha, giảm 8,5% so với những năm 90 [18]

Inđonexia ở thập kỷ 70 có diện tích trồng lạc là 0,42 triệu ha/năm, những năm 80 là 0,58 triệu ha/năm [17] Từ năm 1995 đến năm 2001, Inđonexia có diện tích ổn định, trung bình 0,65 triệu ha/năm [15] Năm 2003, 2004 diện tích tăng lên 0,7 triệu ha/năm [20] Năng suất lạc của Inđonexia khá cao và ổn định vào những năm 70, 80, 90 là 14,8- 15,0 tạ/ha [19] Từ năm 2000- 2004, năng suất lạc trung bình hàng năm là 15,9 tạ/ha, tăng không đáng kể so với những thập kỷ trước [19]

Mỹ có diện tích giảm nhẹ, năng suất lạc khá ổn định trong 3 thập kỷ qua Thập kỷ 70, diện tích trồng lạc là 0,605 triệu ha/năm, năng suất trung bình đạt 26,5 tạ/ha [17], đến thập kỷ 80, 90 diện tích giảm xuống còn 0,597 và 0,569 triệu ha/năm, năng suất là 27,9 tạ/ha [15] Năm 2000- 2004, diện tích là 20,587 triệu ha/năm, năng suất là 31,7 tạ/ha [21], đây là năng suất trung bình cả nước cao nhất thế giới

Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng lạc Diện tích và năng suất lạc ở Trung Quốc tăng nhanh trong những thập kỷ qua Thập kỷ 70, diện tích là 2,092 triệu ha/năm, năng suất là 12,0 tạ/ha, thập kỷ 80, diện tích

Trang 21

tăng lên 2,647 triệu ha/năm, năng suất 17,6 tạ/ha [16] Theo Duan Shufen (1998) trong thập kỷ 90, nhờ có những bước nhảy vọt về chọn tạo giống và kỹ thuật trồng trọt, nên nang suất lạc ở Trung Quốc đạt rất cao, trung bình đạt 26,9 tạ/ha Theo thống kê của USDA, những năm gần đây, diện tích lạc ở Trung Quốc là 5,035 triệu ha/năm, chiếm trên 20% tổng diện tích trồng lạc trên thế giới, năng suất đạt trung bình 28,2 tạ/ha, cao gần gấp đôi năng suất lạc trung bình của thế giới Sản lượng hàng năm của Trung Quốc là 14,160 triệu tấn, chiếm 40% tổng sản lượng lạc trên toàn thế giới [19]

Senegan cũng là nước có diện tích trồng lạc lớn trên thế giới.Tuy nhiên, do sự thiếu quan tâm trong vấn đề sản xuất, thiếu vốn đầu tư để phát triển nên những thập kỷ qua, diện tích và năng suất lạc có xu hướng giảm Thập kỷ 60, 70 diện tích lạc hàng năm giảm 37,3%, năm 2003 chỉ còn 0,53 triệu ha (giảm 50%) Về năng suất liên tục giảm, thập kỷ 60 là 8,8 tạ/ha, thập kỷ 70 là 7,8 tạ/ha, thập kỷ 90 là 6,9 tạ/ha [16]

Đến năm 2014, những nước có diện tích, sản lượng và năng suất hàng đầu trên thế giới như sau:

Bảng 2 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới năm 2014

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Trang 22

Trong năm 2014, Ấn Độ vẫn là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, với 4.685.000 ha, kế đến là Trung Quốc 4.625.494 ha, Nigeria 2.770.100 ha Năng suất lạc ở các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm.Nước có năng suất cao nhất là mỹ với năng suất 43,975 tấn/ha, sau đó là Trung Quốc với năng suất 35,780 tấn/ha.Trong khi đó, ở Niger chỉ có năng suất 5,179 tấn/ha, Senegan có năng suất 7,618 tấn/ha

Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới chỉ đạt xấp xỉ 1,3 tấn/ha Ở Trung Quốc, đã làm thí nghiệm trên diện hẹp đã thu đượcnăng suất khoảng 12 tấn/ha, cao hơn 9 lần so với năng suất bình quân của thế giới Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (IRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc tại các trạm thí nghiệm và năng suất trên đồng ruộng từ 4- 5 tấn/ha Trong khi năng suất các cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tối đa và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn khác rất xa so với năng suất tiềm năng Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [3]

1.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Cây lạc du nhập vào nước ta từ bao giờ chưa có một tài liệu nào xác minh cụ thể Chỉ biết là so với những cây trồng khác như lúa nước, đậu tương, đậu xanh,… thì cây lạc xuất hiện sau Ngày nay, lạc đang được trồng rộng rãi trong khắp cả nước và đang chiếm vị trí hàng đầu trong số những cây công nghiệp ngắn ngày

Những năm gần đây, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hóa, sản xuất lạc ở Việt Nam có chiều hướng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng

Trước thời kỳ đổi mới đất nước, nền nông nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, kém phát triển, còn là nước thiếu về lương thực, hầu hết diện tích gieo trồng cây

Trang 23

hàng năm tập trung chủ yếu trồng cây lương thực Do vậy, diện tích lạc chưa được chú trọng, năng suất, sản lượng thấp Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là đổi mới về chính sách phát triển nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập trên diện tích gieo trồng thì cây lạc càng được quan tâm phát triển

Theo Ngô Thế Dân và CS., (2000), sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 1975- 1998 chia làm 4 giai đoạn:

- Từ năm 1975- 1979: giai đoạn này diện tích gieo trồng có xu thế giảm từ 97,1 ngàn ha (1976), xuống còn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình quân 2%/năm Năng suất và sản lượng giai đoạn này cũng giảm, năm 1976 năng suất đạt 10,3 tạ/ha, đến năm 1979 chỉ còn 8,8 tạ/ha, giảm 5% Nguyên nhân chính là thực trạng phong trào hợp tác xã hóa bị sa sút, yêu cầu giải quyết đủ lương thực cần thiết đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mang tính tự cung tự cấp nên cây lạc không được đầu tư phát triển

- Từ năm 1980- 1987: thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh,từ 91,8 ngàn ha năm 1978 lên 237,8 ngàn ha (1987) Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 5,6%/năm đến 24,8%/năm

Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm 1980 và sản lượng tăng 2,3 lần Mặc dù diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng năng suất không tăng, chỉ dao động từ 8,8- 9,7 tạ/ha, sản xuất lạc lúc này còn mang tính quảng canh truyền thống

- Từ năm 1988- 1993: trong ba năm đầu diện tích trồng lạc giảm từ 237,8 ngàn ha (1987) xuống còn 201,4 ngàn ha (1990) giảm với tốc độ 2% năm và sau đó phục hồi trở lại Nguyên chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong 2 năm 1988- 1989

- Từ năm 1994- 1998: giai đoạn này diện tích trồng lạc năm 1998 tăng 8% so với 1994 và sản lượng tăng (25%) Tốc độ tăng trưởng chủ yếu là do sự tăng trưởng về năng suất Do chúng ta đã tiếp cận được với thị trường quốc tế và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên

Trang 24

Bảng 3 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam từ năm 2010- 2014

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Sau đó, diện tích lạc có xu hướng giảm dần, nhưng năng suất và sản lượng lạc lại có những chuyển biến tích cực Có được điều này là do việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo giống cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Năm 2013, năng suất trung bình cả nước đạt 22,755 tạ/ha, sản lượng đạt 492.005 tấn với diện tích trồng 216.215 ha.Nhưng đến năm 2014, cả diện tích, năng suất và sản lượng đều giảm

1.2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam

Trong những năm gần đây, ở một số địa phương của tỉnh Quảng Nam, cây lạc được coi là cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn so với các cây trồng khác.Nông dân đã từng bước trồng lạc để thay thế cho các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp.Vì vậy, đã góp phần làm cho diện tích và sản lượng lạc ở Quảng Nam ngày càng được mở rộng và tăng lên Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Quảng Nam từ năm 2010- 2016 được thể hiện qua bảng sau:

Trang 25

Bảng 4 Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010- 2016

(ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)

Qua bảng số liệu, cho thấy diện tích và sản lượng từ năm 2010 đến năm 2016 đều có sự biến động Về diện tích từ năm 2010 đến 2013 tăng từ 9.900 ha lên 10.758 ha, năm 2014- 2015 diện tích lại giảm Về sản lượng từ năm 2010- 2016 tăng giảm liên tục, sản lượng lạc năm 2013 đạt cao nhất (21.399 tấn) Tuy nhiên, do áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đưa giống mới có chất lượng vào sản xuất nên cả diện tích và sản lượng đều tăng đáng kể trong năm 2016.Năm 2016, diện tích tăng từ 9.745 ha lên 10.266 ha, sản lượng tăng từ 19.490 tấn lên 20.044 tấn

1.3 Các loại sâu hại chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc

1.3.1 Các loại sâu hại chính trên cây lạc

1.3.1.1 Sâu khoang

Tên khoa học: Spodoptera litura

Họ: Noctuidae

Bộ: Lepidoptera

Phân bố và đối tượng cây trồng bị hại:

Sâu ăn tạp là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể

Trang 26

phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh,

Triệu chứng gây hại của sâu khoang đối với các loại cây trồng:

Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất

Đặcđiểm hình thái của sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura)

- Ngài (bướm trưởng thành): có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm Cách trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh Bướm có đời sống trung bình từ 1 - 2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn.Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng.Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày đôi khi đến 10 - 12 ngày

- Trứng: Trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5mm Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ.Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm.Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ.mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ Trứng đẻ thành ổ trên lá, một ổ có từ 50 - 200 trứng Một con cái có thể đẻ từ 500 – 2.000 trứng

- Ấu trùng (sâu non): Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 - 53mm, hình ống tròn Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”

- Nhộng: Nhộng kích thước dài từ 18-20mm Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang

Trang 27

màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ, cuối bụng có một đôi gai ngắn Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại sâu khoang:

* Vòng đời: 25 - 48 ngày

- Trứng: 3 - 7 ngày - Sâu non: 12 - 27 ngày - Nhộng: 8-10 ngày

- Trưởng thành: 2 - 4 ngày

* Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu khoang:

- Ngài: Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 mét, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn Sau khi vũ hoá vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng

- Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hoá Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng

- Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm

Trang 28

1.3.1.2 Sâu xanh

Tên khoa học: Helicoverpa armigera Hiibner Thuộc họ Noctuidae

Trên cây lạc, sâu xanh gây hại bằng cách cắn đọt, ăn thịt lá, lá bị hại xơ xác chỉ còn lại gân, nếu bị hại nặng, lá bị cắn trụi, năng suất có thể giảm 50 - 60%

Sâu trưởng thành là một loại bướm hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sâu có màu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông, cánh trước có màu nâu đất, trên cánh có những đường vân

Bướm cái đẻ nhiều ổ, mỗi ổ hàng trăm trứng, 3 - 5 ngày sau khi đẻ, trứng nở thành sâu non, sâu non có 6 tuổi, màu sắc thay đổi, bóng, ít lông tơ, trên lưng có nhiều sọc, đặc biệt dọc hai bên sườn có 2 sọc lớn màu sẫm

Sâu mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, bắt đầu gây hại bằng cách ăn các phần non của cây như lá non chỉ chừa lớp biểu bì, búp, nụ bông, trái non, sâu tuổi lớn ăn phá mạnh hơn, cắn khuyết lá thành những lổ lớn và có xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát

So với sâu khoang, sâu xanh hoạt động và phá hại mạnh hơn.Sâu hoá nhộng trong đất, lùm cỏ hoặc tàn dư thực vật, nhộng màu vàng, được bọc trong một lớp đất.Vòng đời khoảng 30 - 35 ngày Nếu có nguồn thức ăn đầy đủ, sâu xanh dễ phát triển thành dịch và có tính kháng thuốc rất cao Vụ sau thường bị hại nặng hơn vụ trước, sâu thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng, ít mưa

1.3.1.3 Sâu cuốn lá

Tên khoa học: Hedylepta indicata Fabr Thuộc họ Pyradidae

Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá Hedylepta indicata Fabr hại cây lạc

- Trưởng thành thân dài 7,5 – 9,5mm, cánh dang rộng 20mm cánh trước màu vàng, phần giữa cánh và gần mép ngoài có 2 vệt ngang màu nâu đen Trứng hơi vàng hoặc xanh, giao kết với nhau thành một chuỗi dẹt Sâu non mình dài 20mm Nhộng dài 6 – 8mm, lúc đầu màu xanh, dần chuyển màu nâu, màu vàng nhạt hoặc màu xanh

Trang 29

Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá:

- Sâu non nhả tơ cuốn tròn lá nằm bên trong phá hại, ăn chất xanh còn trừ lại biểu bì, gây cho lá đậu co rụt khô chết

1.3.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc

Từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, sau khi thuốc hữu cơ trừ sâu đặc biệt là thuốc Clo (DDT) ra đời thì người ta đã gạt bỏ đi các biện pháp khác ngoài biện pháp hóa học để phòng trừ dịch hại cây trồng bởi đây là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện và dập tắt được nạn dịch có nguy cơ tràn lan

Khoa học kỹ thuật phát triển, ngày càng có nhiều công ty thuốc bảo vệ thực vật xuất hiện, nhiều loại thuốc mới với thành phần và chủng loại khác nhau lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của người sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất cây trồng nói chung, sản xuất lạc nói riêng, để đạt được năng suất cao thì người trồng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách hiệu quả Nhưng nhiều người đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh nên đã làm cho sâu bệnh kháng thuốc và khó phòng trừ hơn.Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh rất nhanh và cao.Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu phổ biến như hiện nay của nông dân trên đồng lạc đang là nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái và làm tăng giá thành sản xuất lạc

Vấn đề ô nhiễm môi trường:

Việc sử dụng thuốc hóa học: hiện nay kinh tế ở vùng nông thôn của nước ta nói chung và ở địa bàn Phú Ninh nói riêng còn tương đối khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu là từ việc chăn nuôi, sản xuất rau màu Tuy nhiên, do thiếu trình độ chuyên môn nên phương pháp sản xuất của họ đã gây ô nhiễm nặng nề môi trường ở nông thôn

Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật và liều lượng Súc rửa bình xịt, vệ sinh chân tay sau khi đã tiếp xúc với thuốc hóa học rồi xả trực tiếp nước ô nhiễm ra môi trường xung quanh thậm chí ngay khu vực sinh hoạt ăn uống của gia đình

Trang 30

Đa số người dân đều không sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với phân bón và thuốc trừ sâu Nếu có thì cũng là những dụng cụ bảo hộ thô sơ như: khẩu trang và bao tay đi nắng bình thường

Việc ăn uống ngay tại đồng ruộng tuy đã giảm nhưng hiện vẫn còn

Vấn đề quản lý chất thải rắn: không chỉ vùng nông thôn ở Phú Ninh mà hầu như tất cả các vùng quê khác ở nước ta đều không có phương pháp xử lý rác Ngay cả các dịch vụ thu gom rác cũng hiếm thấy mà nếu có thì cũng ít ai dùng đến Rác sinh hoạt đều được tập trung vể một nơi taijmooix hộ gia đình

Các chai lọ, bao bì đựng hóa chất thì vứt ngay tại đồng ruộng hoặc các kênh mương nước gần đó Tất cả những thuốc trừ sâu và diệt cỏ sử dụng trên ruộng cũng đều theo nhau xuống sông suối Trong những mùa lúa, dễ dàng thấy nước sông suối có những vệt nước giống như dầu (mà thực chất là thuốc hóa học trừ sâu)

Chính vì vậy, để phòng trừ sâu hại lạc hiệu quả người nông dân phải kết hợp nhiều biện pháp tùy theo mùa vụ một cách linh hoạt Trước hết phải chú trọng biện pháp canh tác ngay từ đầu vụ như vệ sinh đồng ruộng, cày bừa kỹ để tiêu diệt nhộng còn nằm trong đất, không nên trồng dày, thường xuyên cắt tỉa làm sạch cỏ và vệ sinh đồng ruộng giữ cho đồng ruộng luôn thông thoáng để sâu không có chỗ ẩn nấp, dễ cho việc phòng trừ Ngoài ra phải áp dụng một số biện pháp thủ công như bẫy đèn bắt bướm, bẫy bả chua ngọt để diệt sâu trưởng thành.Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để phòng trừ sâu hại.Việc kết hợp hợp lý các biện pháp trên là góp phần rất to lớn trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp bền vững và môi trường sinh thái tự nhiên

1.4 Đặc điểm của các loại thuốc thí nghiệm phòng trừ sâu ăn lá hạilạc 1.4.1 Đặc điểm của thuốc Regent 800WG

Hoạt chất: Fipronil 800 gam/kg

Thuộc nhóm gốc hóa học Phenylpyrazole Tác động: tiếp xúc, vị độc, phổ tác dụng rộng

Cơ chế tác động của Fipronil: khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng sẽ phá vỡ hệ thống thần kinh trung ương thông qua việc gắn kết và can thiệp vào kênh liên

Trang 31

kết Chloride bằng axit gamma- amino butyric (GABA), ngăn cản sự hấp thụ ion Chloride kích thích thần kinh côn trùng, gây tê liệt và chết

Thời gian cách ly: 15 ngày

Công ty sản xuất: Công ty Bayer (Cộng hoà liên bang Đức)

1.4.2 Đặc điểm của thuốc Dragon 585EC

Hoạt chất: Chlorpyrifos ethyl 53% + Cypermethrin 5,5%

Thuốc trừ sâu hỗn hợp nhóm Lân hữu cơ và cúc tổng hợp

Tác động diệt sâu bằng cả 3 đường: xông hơi, tiếp xúc và vị độc.Phổ tác dụng rộng, có thể diệt được nhiều loại sâu đục thân, đục quả, ăn lá và chích hút

Thuốc có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác ngoại trừ thuốc có tính kiềm như bordeaux

Cơ chế tác động của thuốc hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl: Chlorpyrifos Ethyl

thuộc nhóm lân hữu cơ tác động lên hệ thần kinh côn trùng thông qua việc ức chế men CHE (Cholinesterase), ngăn cản quá trình hình thành nên Acetylcholinesterase gây nhiễm độc côn trùng chủ yếu bằng sự photphoryl hóa Acetylcholinesterase (AChE) ở đầu tận cùng thần kinh Vai trò chủ yếu của enzym AChE là kiểm soát sự truyền các xung động thần kinh từ sợi thần kinh tới cơ và các tế bào tuyến, các tế bào thần kinh khác ở hạch và não.Một số ít enzym bị kìm hãm bằng sự photphoryl hóa, trước khi xuất hiện các triệu chứng và dấu

hiệu nhiễm độc.Nguyên nhân tử vong của nhiễm độc Chlorpyrifos Ethyl thường

là suy hô hấp

Liều lượng: 0.4- 0.5 lít/ha, lượng nước sử dụng 600 - 800 lít/ha.Phun thuốc khi thấy sâu mới xuất hiện, gây hại

Thời gian cách ly: 14 ngày

Công ty sản xuất: Công ty Bảo vệ Thực vật Sài Gòn

1.4.3 Đặc điểm của thuốc Voliam Targo 63SC

Hoạt chất: Chlorantraniliprole (45 gam/lít) + Abamectin (18 gam/lít) Chlorantraniliprole thuộc nhóm Diamide có nguồn gốc sinh học Tác động lên côn trùng: tiêp xúc, vị độc

Trang 32

Cơ chế tác động của hoạt chất Chlorantraniliprole: tác động lên hệ cơ và thần kinh côn trùng, điều tiết kênh canxi, làm phóng thích hàng loạt ion Ca2+ dẫn đến côn trùng bị tê liệt, bò chậm, ngừng ăn sau nhiễm thuốc và chết trong 72 giờ

Liều lượng dùng: 0,4- 0,6 lít/ha

Công ty sản xuất: Công ty Syngenta Việt Nam

1.5 Điều kiện thí nghiệm 1.5.1 Điều kiện tự nhiên

1.5.1.1 Vị trí địa lý

Phú Ninh là một trong những huyện đồng bằng và thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Quảng Nam.Tổng diện tích tự nhiên là 25.152 ha Với vùng ranh giới chính như sau:

- Phía đông giáp thành phố Tam Kỳ chiều dài hơn 21km và huyện Núi Thành với chiều dài 30km

- Phía tây giáp huyện Tiên Phước chiều dài 32.8km - Phía nam giáp huyện Bắc Trà My chiều dài 9km - Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình chiều dài 19,4km

Trang 33

1.5.1.2 Địa hình

Huyện Phú Ninh nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi gò xen kẽ các dãi đồng bằng Nhìn chung địa hình thấp dần từ tây sang đông

1.5.2 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016- 2017

Khí hậu là một trong những yếu tố khá quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ gieo trồng, đến quá trình sinh trưởng và phát triển, đến khả năng chống chịu sâu bệnh… Trong đó, các yếu tố tự nhiên như: nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, số giờ nắng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng cho năng suất của cây lạc để tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây lạc, tôi đã thu thập số liệu về thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân năm 2016- 2017 của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam như sau:

Bảng 5 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016- 2017

Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Mưa (mm) Giờ nắng

1 22,5 28,0 17,2 95 60 233,0 24 75

2 21,9 31,0 18,0 92 56 146,9 16 85

(Nguồn: Trung tâm KTTV Quảng Nam)

Chế độ nhiệt: thí nghiệm được bố trí vào tháng 1 năm 2017, ở thời gian này nhiệt độ trung bình khoảng 22,50C nên rất phù hợp với quá trình nảy mầm của hạt Nhiệt độ này cũng phù hợp cho quá trình sinh trưởng phát triển của lạc trong thời kỳ cây con.Đến tháng 2, nhiệt độ tăng dần phù hợp với sự sinh trưởng của lạc trong thời kỳ bắt đầu ra hoa và kết thúc ra hoa Tháng 3, nhiệt độ tăng dần phù hợp với quá trình hình thành quả và chín của lạc

Về lượng mưa: qua các tháng từ tháng 1, 2, 3, cho thấy tháng 1 có lượng mưa cao nhất nên không thuận lợi cho việc gieo trồng lạc, tháng 3 có lượng mưa thấp nhất nhưng cũng ở mức cao nên phù hợp với quá trình đâm tia, hình thành quả của lạc

Trang 34

Ẩm độ: hầu hết các tháng đều có ẩm độ cao, tháng 1 và 2 có ẩm độ cao nhất phù hợp cho lạc sinh trưởng phát triển ở thời kỳ cây con và thời kỳ trước ra hoa Đến tháng 3, ẩm độ giảm dần, vào khoảng 88% cũng rất thuận lợi cho quá trình ra hoa của lạc

Số giờ nắng: cường độ ánh sáng có quan hệ hữu cơ với cường độ quang hợp, tuy không phải là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhưng anhs sáng vẫn có vai trò nhất định Trong thời kỳ ra hoa, hình thành quả có số giờ nắng khoảng 200 giờ/tháng là thuận lợi nhất.Trong khi đó, ta thấy tháng 2 có số giờ nắng 85 giờ/tháng nên không được thuận lợi nhiều cho quá trình ra hoa của lạc

Nhìn chung, thời tiết khí hậu từ tháng 01- 04/2017 thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc

Ngày đăng: 11/05/2024, 21:31

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan