định giá máy móc thiết bị

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
định giá máy móc thiết bị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có thể di dời Khi định giá phải tính cả chi phí vận chuyển, lắp đặtĐa dạng, phong phú Cán bộ phân tích cần có hiểu biết sâu rộng về các loại máy, thiết bịTốc độ hao mòn và tuổi thọ khác

Trang 1

Định giá máy móc, thiết bị

Trang 2

1 Khái niệm, đặc điểm của máy, thiết bị

1.1 Khái niệm của máy, thiết bị

- Máy: Vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, thường là phức tạp, dùng để thực hiện

chính xác hoặc hàng loạt công việc chuyên môn nào đó.

- Thiết bị: Tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một

hoạt động nào đó.

-> Thuật ngữ “máy, thiết bị” dùng trong định giá hàm nghĩa là những máy, thiết bị không cố định, là những máy riêng biệt hoặc cả một cụm máy móc.

Trang 3

Có thể di dời Khi định giá phải tính cả chi phí vận chuyển, lắp đặtĐa dạng, phong phú Cán bộ phân tích cần có hiểu biết sâu rộng về các loại

máy, thiết bịTốc độ hao mòn và tuổi thọ

khác nhau (thường không dài) Cần xác định gần đúng chất lượng còn lại của tài sảnThay đổi chủ sở hữu dễ dàng Tính linh hoạt về sở hữu thúc đẩy giao dịch thị trường

nhiều hơn nên việc định giá thường dựa trên cơ sở so sánh giá trị thị trường

1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY, THIẾT BỊ

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY, THIẾT BỊ

Trang 4

TS Phan Hồng Mai 4

2 QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ

Xác định vấn đề

Lập kế hoạch định giá

Khảo sát máy, thiết bị và thu

thập dữ liệu

Xác định đặc điểm của thiết bị cần định giá, thiết

bị để so sánhLựa chọn

phương pháp, xử lý

dữ liệuLập báo cáo

định giá

Trang 5

3 cơ sở giá trị của máy, thiết bị

- Giá trị thị trường: là số tiền trao đổi ước tính về tài sản vào thời điểm thẩm định giá,

giữa một bên là người bán sẵn sàng bán với một bên là người mua sẵn sàng mua, sau một quá trình tiếp thị công khai, mà tại đó các bên hành động một cách khách quan, hiểu biết và không bị ép buộc.

-> Giá trị thị trường được sử dụng làm cơ sở cho định giá trong các mục đích: mua bán, cấp tín dụng, bán đấu giá công khai…

Trang 6

3 cơ sở giá trị của máy, thiết bị

- Giá trị phi thị trường: là mức giá ước tính được xác định theo những căn cứ khác với giá

trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường Việc đánh giá giá trị tài sản được căn cứ chủ yếu vào công dụng kinh tế, kỹ thuật hoặc các chức năng của tài sản hơn là căn cứ vào khả năng được mua bán trên thị trường của tài sản đó.

-> Giá trị thị trường được sử dụng làm cơ sở cho định giá trong các mục đích: bảo hiểm, kế toán, tính thuế tài sản hay cổ phần hóa DN Nhà nước…

Trang 7

TS Phan Hồng Mai 7

Các phương pháp định giá Máy, thiết bị

Phương pháp thu nhậpPhương pháp chi phí

Phương phápso sánh trực tiếp

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ

Trang 8

4 các phương pháp định giá máy, thiết bị

4.1 Phương pháp so sánh trực tiếp

Nguyên tắc định giá: Giá trị máy, thiết bị được xác định trên cơ sở giá giao dịch thị trường

của các máy, thiết bị khác tương đương (về đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, pháp lý ).

-> Phù hợp với những máy thiết bị dạng thông thường, có tính đồng nhất, có nhiều giao dịch tương tự để đối chiếu

Trang 9

4 các phương pháp định giá máy, thiết bị

4.1 Phương pháp so sánh trực tiếp

Quy trình định giá:

• Bước 1: Tìm kiếm thông tin về máy, thiết bị cùng loại có thể so sánh với máy, thiết bị cần

định giá Tính tương đồng thể hiện trên các khía cạnh: nguyên lý hoạt động, đặc tính cấu tạo, đặc tính kinh tế, kỹ thuật Các thông tin thu thập thường gồm: Tên hãng sản xuất; kiểu dáng, sê-ri; miêu tả về kỹ thuật tài sản và thiết bị đi kèm; thời gian sản xuất, thời gian đưa vào sử dụng; hãng, quốc gia sản xuất; công suất; thời gian sử dụng kinh tế; mức độ hao mòn, tình trạng duy tu bảo dưỡng trước đây; giá thực tế của máy, thiết bị…

• Bước 2: Kiểm tra các thông tin về các giao dịch chứng cớ nhằm đảm bảo tính chất có thể

so sánh được với máy, thiệt bị cần định giá -> cần phải làm rõ: nguồn gốc các giao dịch và tính chất các giao dịch.

Trang 10

4 các phương pháp định giá máy, thiết bị

4.1 Phương pháp so sánh trực tiếp

Quy trình định giá:

• Bước 3: Phân tích giá và xác định những điểm khác nhau (tốt hơn hoặc xấu hơn) giữa máy,

thiết bị so sánh với máy, thiết bị cần định giá Từ đó tiến hành điều chỉnh giá (tăng/giảm) theo nguyên tắc lấy máy, thiết bị cần định giá làm chuẩn (chuẩn về các thông số so sánh); nếu máy, thiết bị so sánh tốt hơn thì điều chỉnh giá giảm xuống và ngược lại…

• Bước 4: Ước tính giá trị của máy, thiết bị mục tiêu trên cơ sở các giá đã được điều chỉnh.

Trang 11

Ưu điểm của phương pháp định giá:

 Ít gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì không có công thức hay mô hình cố định, mà chỉ dựa vào sự hiện diện của các giao dịch thị trường để cung cấp các dấu hiệu về giá trị.

 Kết quả thể hiện sự đánh giá của thị trường nên có cơ sở vững chắc để khách hàng và cơ quan pháp lý công nhận.

 Là cơ sở hay còn gọi là đầu vào của các phương pháp khác (phương pháp chi phí, phương pháp thặng dư) nên được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để định giá máy, thiết bị.

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ

4.1 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TRỰC TIẾP

Trang 12

Nhược điểm của phương pháp định giá:

 Phải có giao dịch về các máy, thiết bị tương tự ở trong cùng khu vực và thông tin cung cấp là tin cậy Nếu có ít máy, thiết bị so sánh đáp ứng được các yêu cầu thì kết quả sẽ có độ chính xác kém.

 Các thông tin để đối chiếu thường mang tính chất lịch sử Nếu thị trường biến động, các thông tin nhanh chóng trở nên lạc hậu, làm giảm tính chính xác của kết quả.

 Đòi hỏi người phân tích có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thị trường.

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ

4.1 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TRỰC TIẾP

Trang 13

Ví dụ 1

Năm 2010, do chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, công ty ANIKI cần bán một lô 100 máy bơm nước đã qua sử dụng của Hàn Quốc hiệu WILO sản xuất năm 2009, công suất bơm 30 lít/phút; chiều cao cột nước 16m Phòng quản trị thiết bị của công ty đã thu thập thông tin về một số máy bơm nước cùng nhãn hiệu, cùng công suất đã bán trên thị trường tại thời điểm định giá như sau:

Tình trạng sử dụng cũ Mới 100% cũ Mới 100%Giá bán Chưa biết 2,5 triệu VND 1,3 triệu VND 2 triệu VNDBiết giá máy bơm nước có chiều cao cột nước 12m bằng 80% giá máy có chiều cao cột nước 16m Giá máy bơm nước mới sản xuất năm 2009 bằng 90% giá máy bơm nước mới sản xuất năm 2010 Chất lượng còn lại của máy bơm nước được sử dụng từ 2009 là 80%.

Hãy tư vấn cho lãnh đạo công ty ANIKI về giá trị lô máy bơm?

Trang 14

Đáp án ví dụ 1:

Điều chỉnh giá của các máy bơm so sánh theo các đặc điểm giống như máy bơm cần định giá, dựa trên thông tin thu thập bổ sung:

Vì giá máy bơm nước có chiều cao cột nước 12m bằng 80% giá máy có chiều cao cột nước 16m -> coi điều kiện cột nước 16m là tiêu chuẩn (tỷ lệ 100%) thì:

Giá máy bơm so sánh 1 và 3 không cần điều chỉnh.

Giá máy bơm so sánh 2 (nếu cũng có cột nước cao 16m) thì sẽ phải điều chỉnh tăng (100% - 80%)/80% = 25% so với giá bán ban đầu (tương đương 25% x 1,3 = 0,325 (triệu VND).Tương tự cho các yếu tố khác, thu được bảng sau:

Yếu tố so sánhTiêu chuẩn Máy định giáMáy so sánh 1

Máy so sánh 2

Máy so sánh 3

Giá bán 2,5 triệu1,3 triệu2 triệu

Cũ (80%)Cũ (80%)Mới 100%Cũ 80%Mới 100%

Tỷ lệ điều chỉnh 0-20%/100%0-20%/100%

Mức điều chỉnh -0,5 triệu-0,4 triệu

Điều chỉnh thuần

-0,75 triệu+0,325 triệu-0,4 triệu

Giá sau điều chỉnh

1,75 triệu1,625 triệu1,6 triệu

Nếu các máy bơm giống hệt nhau về đặc điểm kinh tế kỹ thuật thì giá bán bình quân = (1,75 + 1,625 + 1,6) /3 = 1,658 triệu VND/chiếc

-> Giá trị lô máy bơm = 100 x 1,658 = 165,8 triệu VND

Trang 15

4 các phương pháp định giá máy, thiết bị

4.1 Phương pháp so sánh trực tiếp

Mở rộng phương pháp so sánh trực tiếp - Áp dụng công thức BERIM:

Nguyên tắc định giá: Giá trị máy, thiết bị được xác định trên cơ sở giá giao dịch thị trường

của các máy, thiết bị có cùng công dụng nhưng khác về thông số kinh tế, kĩ thuật đặc trưng nhất

-> Sử dụng trong tình huống không tìm được thông tin giao dịch (đầy đủ, tin cậy) về các giao dịch máy, thiết bị tương đương để đối chiếu.

Trang 16

4 các phương pháp định giá máy, thiết bị

4.1 Phương pháp so sánh trực tiếp

Mở rộng - Quy trình định giá sử dụng công thức BERIM:

• Bước 1: Xác định các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật cơ bản nhất của máy, thiết bị mục tiêu

làm cơ sở tính toán VD: Máy tiện (Đường kính vật gia công), Máy khoan (Đường kính lỗ khoan), Máy bơm (Công suất bơm, chiều cao cột nước), Động cơ điện, máy phát điện (Công suất động cơ, máy phát), Xe vận tải (Trọng tải), Thiết bị lên men, nồi hơi, lò nấu, bình chứa khí lỏng, bình ngưng (Dung tích thùng/nồi/bình), Máy xúc, máy ủi, máy cạp đất (Dung tích gầu xúc)…

• Bước 2: Khảo sát thị trường để lựa chọn máy, thiết bị so sánh.• Bước 3: Thu thập thông tin về máy, thiết bị so sánh.

Trang 17

4 các phương pháp định giá máy, thiết bị

4.1 Phương pháp so sánh trực tiếp

Mở rộng - Quy trình định giá sử dụng công thức BERIM:

• Bước 4: Ước tính giá trị của máy, thiết bị mục tiêu bằng công thức BERIM.

x: hệ số điều chỉnh giá theo loại máy, thiết bị.

(N1/N0)x: hệ số điều chỉnh theo đặc trưng kinh tế, kỹ thuật.

Trang 18

4 các phương pháp định giá máy, thiết bị

4.1 Phương pháp so sánh trực tiếp

Mở rộng - Quy trình định giá sử dụng công thức BERIM:

-> Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, x được lựa chọn tương ứng với từng loại máy, thiết bị như sau: Máy công cụ (x = 0,70 đến 0,75), Máy phát điện (x = 0,8), Phương tiện vận tải (x = 0,75 đến 0,80), Dây chuyền công nghệ (x = 0,80 đến 0,95), Máy, thiết bị khác (x = 0,80 đến 0,85).

Trang 19

Ví dụ 2

Công ty GIVICO đang cần định giá một máy xúc bánh lốp do hãng Komatshu Nhật Bản chế tạo năm 1998 với công suất máy 200 CV, dung tích gầu xúc 0,8 m3 Vì loại máy này hiện không giao dịch phổ biến trên thị trường nên cán bộ công ty chỉ biết gần đây nhất, có 1 máy xúc bánh lốp cùng hiệu Komatshu sản xuất năm 1998, công suất máy 120 CV, dung tích gầu xúc 0,5 m3, được bán với giá 720 triệu VND

Hãy tư vấn cho công ty GIVICO về giá máy này bằng cách vận dụng công thức BERIM với hệ số điều chỉnh giá bằng 0,7?

ĐÁP ÁN:

Vì không đủ thông tin giao dịch nên cần áp dụng công thức BERIM.

Xác định đặc trưng kinh tế kỹ thuật cơ bản nhất của máy xúc bánh lốp là: dung tích gầu xúcƯớc tính giá máy bằng công thức: G1 = G0 x (N1/N0)x

-> N1 = 0,8; N0 = 0,5

-> (N1/N0)x = (0,8/0,5)0,7 = 1,39

Giá máy xúc của công ty GIVICO = 720 x 1,39 = 1.000,8 triệu VND.

Trang 20

4 các phương pháp định giá máy, thiết bị

Trang 21

4 các phương pháp định giá máy, thiết bị

4.2 Phương pháp chi phí

Quy trình định giá:

Bước 1: Ước tính chi phí tạo lập và đưa vào sử dụng một máy, thiết bị mới cùng loại, có tính

năng kỹ thuật tương đương (bao gồm: Chi phí sản xuất, lợi nhuận nhà sản xuất, thuế tiêu thụ, chi phí lắp đặt, sử dụng…).

Bước 2: Ước tính khấu hao tích luỹ của máy, thiết bị cần định giá, bao gồm: hao mòn hữu

hình và hao mòn vô hình.

- Đo hao mòn hữu hình: dựa vào so sánh tương quan giữa số năm sử dụng theo thiết kế với số năm khai thác thực tế của tài sản, hoặc tính hao mòn của các bộ phận chủ yếu.- Đo hao mòn vô hình: Căn cứ vào năng suất và mức độ tiêu hao của máy, thiết bị cần

định giá so với máy, thiết bị cùng loại theo công nghệ hiện đại vào thời điểm định giá.

Bước 3: Ước tính giá máy, thiết bị bằng hiệu số giữa Chi phí tạo lập và đưa vào sử dụng

máy, thiết bị mới (tương tự) với Khấu hao tích luỹ của máy, thiết bị cần định giá.

Trang 22

Ưu điểm của phương pháp định giá:

• Giá trị được xác định theo sát các đặc điểm tự nhiên, cụ thể của máy, thiết bị nên đảm bảo tính thực tế của kết quả.

• Dễ hiểu, dễ áp dụng.

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ

4.2 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

Trang 23

Nhược điểm của phương pháp định giá:

 Việc ước tính mức độ hao mòn tích lũy của máy, thiết bị mang tính chủ quan, kinh nghiệm.

 Đòi hỏi người phân tích am hiểu về thị trường máy, thiết bị, vật liệu và cả kỹ thuật chuyên ngành.

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ

4.2 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

Trang 24

Ví dụ 3

Để làm căn cứ cho vay, NH An Bình cần định giá một băng tải bã mía của nhà máy đường X, được chế tạo trong nước có số năm hoạt động theo thiết kế là 15 năm và đã đưa vào khai thác 9 năm Căn cứ vào thông tin trên thị trường vào thời điểm định giá, cán bộ NH xác định các chi phí chế tạo và đưa vào sử dụng một băng tải mới có tính năng, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tương tự như sau (đơn vị tính: triệu VND) Nếu cán bộ NH áp dụng phương pháp chi phí thì giá trị hợp lý của bằng tải nêu trên là bao nhiêu?

Chi phí NVL 134,95 Lợi nhuận của nhà sản xuất 15% giá thành sản xuấtKH thiết bị sản xuất 3,80 Thuế suất GTGT 10%Chi phí nhân công 1,65 Chi phí vận chuyển, lắp đặt 6,382Chi phí quản lý 0,80 Băng tải được KH tuyến tính, không có hao mòn vô hình

Trang 25

Thuế GTGT = 10% x 162,38 = 16,238 triệu VND.

Giá bán bao gồm thuế GTGT = 162,38 + 16,238 = 178,618 tr VND.

Chi phí vận chuyển, lắp đặt = 6,382 triệu VND.

Tổng chi phí chế tạo và đưa vào sử dụng = 178,618 + 6,382 = 185 triệu VND.

Tính khấu hao tích lũy của băng tải cần định giá:

Số năm sử dụng theo thiết kế = 15 năm.Số năm đã sử dụng thực tế = 9 năm.Tỷ lệ KH tích lũy = 9/15 = 60%.

Giá trị khấu hao tích lũy ước tính = 60% x 185 = 111 triệu VND.

Giá trị của băng tải cần định giá = 185 – 111 = 74 triệu VND.

Đáp án ví dụ 4:

Giá mua mới xe ô tô = 560 triệu đồng.

Tỷ lệ khấu hao tích lũy của xe ô tô = 900/1800 = 50%

Giá trị hao mòn tích lũy của xe ô tô = 50% x 560 = 280 triệu đồng.Giá trị sửa chữa, thay thế phụ tùng = 9 + 13 + 6 + 2 = 30 triệu đồng.Tổng giá trị hao mòn, sửa chữa xe ô tô = 280 + 30 = 310 triệu đồng. Giá trị xe ô tô = 280 – 30 = 250 triệu đồng.

Đáp án ví dụ 5:

Tính thu nhập ròng trong 5 năm đầu:

Thu nhập mỗi năm trong 5 năm đầu: 12 x 20 x 4 = 960 triệu VND.Chi phí mỗi năm trong 5 năm đầu: 12 x 20 x 3,2 + 10 = 778 triệu VND.Thu nhập ròng mỗi năm trong 5 năm đầu: 960 – 778 = 182 triệu VND.Thu nhập ròng trong 10 năm tiếp theo:

Thu nhập mỗi năm trong 10 năm tiếp theo = 12 x 12 = 144 triệu VND Thu nhập ròng mỗi năm trong 10 năm tiếp theo = 144 – 15 = 129 triệu VND.Tính giá trị ô tô:

Giá tối đa có thể trả cho của xe ô tô:

= PV(7%,5,182) + PV(7%,10,81) x 1/(1+7%)5 + 100/(1+7%)15 = 1.428,48

Trang 26

Ví dụ 4

Đầu năm 2018, công ty tư vấn định giá AIC được thuê tư vấn định giá 1 xe ô tô nhãn hiệu HINO của Nhật Bản, sản xuất năm 1998, trọng tải 7 tấn, nguyên giá 560 triệu đồng Xe đã sử dụng được 6 năm (tương đương 900 nghìn km) Tổng số km tối đa theo thiết kế của loại xe HINO là 1.800 nghìn km Để đảm bảo an toàn nếu muốn tiếp tục sử dụng xe này, cần thay thế một số phụ tùng, hiện có giá thị trường như sau: Lốp ô tô (9 triệu đồng), Hộp số (13 triệu đồng), Má phanh (6 triệu đồng), Ắc quy (2 triệu đồng) Với những thông tin như trên, công ty AIC sẽ xác định giá trị hợp lý của xe ô tô bằng bao nhiêu?

Trang 27

Mở rộng – Các phương pháp tính khấu hao:

 Phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng). Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.

 Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm.

 Phương pháp khấu hao theo công suất, năng suất máy, thiết bị.

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ

4.2 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

Trang 29

Phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng)

Công ty X mua một chiếc máy kéo mới 100% có giá trên hoá đơn (đã bao gồm các loại thuế - không được hoàn lại) là 97 triệu VND Chí phí vận chuyển bằng 2 triệu VND Chi phí lắp đặt, chạy thử 1 triệu VND Thời gian sử dụng của máy dự kiến là 5 năm Tính mức khấu hao hàng năm đối với máy kéo đó theo phương pháp đường thẳng?

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ

4.2 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

Ngày đăng: 11/05/2024, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan