CƠ CHẾ LAN TỎA TIN ĐỒN TRONG KHÔNG GIAN BÁN CÔNG CỘNG: NGHIÊN CỨU TRỜNG HỢP QUÁN CÀ PHÊ Ở HÀ NỘI

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
CƠ CHẾ LAN TỎA TIN ĐỒN TRONG KHÔNG GIAN BÁN CÔNG CỘNG: NGHIÊN CỨU TRỜNG HỢP QUÁN CÀ PHÊ Ở HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Năng Mềm - Khoa học xã hội - Dịch vụ - Du lịch Sự kiện - Nhận định Xã hội học, số 2 (142), 2018 37 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn CƠ CHẾ LAN TỎA TIN ĐỒ N TRONG KHÔNG GIAN BÁN CÔNG CỘNG: NGHIÊN CỨU TRỜNG HỢP QUÁN CÀ PHÊ Ở HÀ NỘI LỮ THỊ MAI OANH NGUYỄN QUÝ THANH Tóm tắt: Dựa trên số liệu khảo sát chọn mẫu 900 người ở Hà Nội từ tháng 102017 đến tháng 032018, bài viết phân tích cơ chế lan tỏa tin đồn trong không gian bán công cộng quán cà phê. Kết quả cho thấy, tin đồn không chỉ dừng lại theo ba quy luật truyền tải chính là nhấn mạnh độ nghiêm trọng của tin (sharpening), giản lược chi tiết nội dung (leveling), nhận định thông tin theo bản thân (assimilation) mà còn cả thêm thắt thông tin (adding) và bày tỏ trạng thái cá nhân khi truyền tải lại thông tin. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra rằng, cá nhân khi đọc nhiều thông tin không rõ nguồn gốc và chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chính thống thường có cảm giác hoang mang, lo lắng, mất niềm tin vào xã hội và truyền tải tin đồn nhiều hơn. Vì vậy, hướng tới kiểm soát tin đồn hiệu quả là rất quan trọng trong xã hội thông tin hiện nay. Từ khóa: tin đồn, hình thành tin đồn, không gian bán công cộng. Nhận bài: 0242018 Gửi phản biện: 0252018 Duyệt đăng: 0562018 1. Đặt vấn đề Trong nghiên cứu xã hội, tin đồn là hiện tƣợng tâm lý không thể thiếu khi lợ i ích và giá trị của con ngƣời bị chi phối hay có nguy cơ bị chi phối bởi những vấn đề xã hộ i. Thuật ngữ tin đồn đƣợc Peterson và Gist (1951) đề cập một cách thông thƣờng nhấ t là thông tin chƣa đƣợc xác minh hoặc lời giải thích về các sự kiện, lan truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác và liên quan đến một đối tƣợng, sự kiện hoặc vấn đề công chúng quan tâm Trong đó, không gian bán công cộng đƣợc xem là nơi lý tƣởng để công chúng thả o luận về những vấn đề họ quan tâm. Tại đây, ngƣời sử dụng không gian bán công cộng thƣờng đƣợc hƣởng các dịch vụ đi kèm, song bị áp đặt theo những quy chuẩn nhất đị nh. Cụ thể hơn, không gian bán công cộng mang một phần tính chất của không gian tƣ nhân và là sự chuyển tiếp, giao thoa giữa không gian công cộng và không gian tƣ nhân Chẳng hạn nhƣ tại quán cà phê, công chúng là khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ nhƣng phải tuân thủ theo quy định của chủ sở hữu nhƣ: hành vi ăn mặc, mua bán, trả phí dịch vụ và tuân thủ thời gian mở - đóng cửa Đây chính là không gian bán công Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội. Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Quý Thanh 38 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn cộng đặc thù ở Việt Nam và đƣợc xem là nơi chốn cho nhóm công chúng trao đổ i thông tin, giao tiếp, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển tin đồn. Theo Allport và Postman (1947), tin đồn thƣờng đƣợc truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác qua con đƣờng truyền miệng song các phƣơng tiện truyền thông có một vai trò quan trọng trong sự lây lan của chúng (Hall, 2011). Sự phát triển mạnh mẽ của các phƣơng tiện truyền thông, internet cũng góp phần là công cụ đắc lực cho nhiều đối tƣợng lợi dụng để truyền tải những tin đồn thất thiệt vì mục đích cá nhân hoặc tạo sự chú ý của công chúng. Có thể thấy, tin đồn xấu không chỉ gây thiệt hại trong lĩnh vực kinh tế, chính trị… mà còn ảnh hƣởng tới tâm lý toàn xã hội. Bởi vậy, mục đích của bài viết là làm rõ cơ chế lan tỏa tin đồn trong không gian quán cà phê và phản ứng của nhóm công chúng trong giao tiếp, xử lý tin đồn khi tiếp nhận Thông qua đó, tác giả muốn làm rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của các cá nhânnhóm trong việc tạo dựng môi trƣờng giao tiếp, thảo luận, trao đổi thông tin dẫn đến hình thành tin đồn. Nghiên cứu này đặt ra hai câu hỏi: 1) Mức độ tham gia vào không gian bán công cộng quán cà phê cùng với quá trình tiếp nhận, bóp méo, truyền dẫn thông tin ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến con đƣờng hình thành tin đồn? 2) Cá nhân khi ngheđọc đƣợc nhiều tin không rõ nguồn gốc thƣờng cảm thấy mất niềm tin vào xã hội và truyền tải tin đồn nhiều hơn? Nguồn dữ liệu của bài viết dựa vào kết quả nghiên cứu trong đề tài Tin đồn và sự hình thành tin đồn trong không gian bán công cộng: Nghiên cứu trường hợp quán cà phê trên địa bàn Hà Nội. Cuộc khảo sát phỏng vấn bằng bảng hỏi với 900 ngƣời, trong đó có 472 nam và 428 nữ kết hợp phỏng vấn sâu với 90 ngƣời đƣợc chia đều tại ba không gian: bán công cộng (quán cà phê), công cộng và không gian riêng tƣ (hộ gia đình). Trong không gian công cộng và bán công cộng, mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Tại không gian riêng tƣ, quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản dựa theo danh sách toàn bộ các hộ gia đình Quá trình quan sát và phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện tại nhiều thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. 2. Địa bàn khảo sát Nhiều nhà nghiên cứu (Fraser, 1990; Howell, 1993) cho rằ ng, không gian công cộng đảm nhận vai trò cung cấp không gian cho các hoạt động xã hội và cộng đồng củ a tất cả các thành phần “quần chúng” Tuy nhiên, ngƣời ta thƣờng phân biệt các lĩnh vự c công cộng và riêng tƣ theo đặc điểm giới tính, cấp bậc xã hội và màu da của thành viên bên trong lĩnh vực đó Theo Carr (1992), không gian công cộng bao gồm các môi trƣờng ngoài trời, tạo cảm giác dễ chịu giúp ngƣời ta thƣ giãn khỏi cuộc sống đô thị ồ n ào. Chúng bao gồm đƣờng đi bộ, phố, công viên, quảng trƣờng, plaza, và các kiến trúc khác… Đây là nơi thể hiện các giá trị văn hóa của xã hội cũng nhƣ các đặc điểm vậ t chất, xã hội, chính trị và kinh tế… Trong đó, ngƣời ta có quyền trao đổ i thông tin, giao tiếp và hoạt động chính trị. Không gian công cộng đƣợc khảo sát trong nghiên cứu là không gian không thuộc địa điểm tƣ nhân và là một không gian mở của xã hội mà ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện khảo sát tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm và công viên Thống Nhất ở Hà Nội Đối tƣợng đến hai không gian công cộng trên Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Quý Thanh 39 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn khá đa dạng, mở rộng đối với tất cả mọi ngƣời, không phân biệt giới tính, chủng tộc, độ tuổi hay vùng miền. Không gian riêng tư trong nghiên cứu này đƣợc hiểu là không gian thuộc sở hữu tƣ nhân về mặt địa lý và thƣờng đi kèm với sự kín đáo, kiểm soát chặt chẽ, thiên kiến, vị kỉ, và cảm xúc. Khảo sát không gian riêng tƣ đƣợc thực hiện tại nhà dân phƣờng Thịnh Quang, một phƣờng lựa chọn ngẫu nhiên thuộc Quận Đống Đa, Hà Nội Phƣờng Thịnh Quang thuộc phía Nam quận Đống Đa, có diện tích 0,45 km², dân số năm 2010 là 3.113 hộ dân (18.006 nhân khẩu) trong 11 cụm dân cƣ (Nguyễn Minh Nguyệt và Phạm Thị Kim Thanh, 2010). Nhìn chung, phƣờng Thịnh Quang là nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội nên thu hút khá đông ngƣời dân từ các nơi đến sinh sống và làm việc. Trong nghiên cứu này, không gian bán công cộng đƣợc hiểu là sự kết hợp giữ a không gian công cộng và riêng tƣ Chẳng hạn nhƣ ở một cửa hàng, ta sẽ thấy ngay sự pha trộn của hai định nghĩa công cộng và riêng tƣ: ai cũng có quyề n vào và ghé qua mà không phải mua gì, nhƣng ngƣời đó sẽ không có toàn quyền thực hiện các hành động không liên quan đến chức năng của cửa hàng. Các hành lang và con phố trong trung tâm mua sắm có thể đƣợc tính là không gian công cộng, và chúng vẫn có thể mở cử a cho khách sử dụng ngay cả khi các cửa hàng đã đóng cửa Tƣơng tự là ga đợi tàu điệ n và xe buýt khi cá nhân có nhu cầu cần mua vé mới đƣợc vào Thƣ viện công cộng, ghế đá trên đƣờng hoặc bãi đỗ xe công cộng cũng là những không gian công cộng Đối với các không gian “bán công cộng” thì có thể có nhiều quy tắc ứng xử mà ngƣời ta phải tuân theo hơn là khi ở trong không gian công cộng, ví dụ nhƣ cách ăn mặ c, cách buôn bán, cấm ngƣời ăn xin, giới hạn quyền quảng cáo, giới hạn quyền chụp ảnh, giới hạn quyền dán áp phích, cấm trƣợt ván1... Tại đây, cá nhân vừa có cảm giác là một nơi mình có thể đến, nói chuyện và thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau (công cộng và riêng tƣ), nhƣng đồng thời họ cũng nhận thấy cần phải tuân thủ những quy định đƣợc những ngƣời chủ sở hữu đặt ra. Quán cà phê là không gian bán công cộng đặc thù ở Việt Nam và đƣợc xem là nơi chốn cho các cá nhân gặp gỡ, thảo luận các chủ đề quan tâm. Trong không gian bán công cộng, địa bàn nghiên cứu đƣợc lựa chọn có chủ đích gồm 3 quán cà phê tại Hà Nội. Mỗi quán cà phê đƣợc quan sát 15 lần vào thời gian khác nhau đã cho thấy sự khác biệt về vị trí, thiết kế của quán và đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng. Hai trong số ba quán cà phê này nằm ở quận Thanh Xuân với thiết kế tinh tế, nhẹ nhàng và khách hàng chủ yếu là dân kinh doanh, xây dựng, công nhân, lao động tự do có điều kiện kinh tế trung bình. Quán cà phê thứ ba ở quận Hai Bà Trƣng với khách hàng chủ yếu là sinh viên, kinh doanh, công sở, nhân viên văn phòng có điều kiện kinh tế trung bình và khá giả… Đây chính là nơi lựa chọn tốt nhất cho những ngƣời muốn trò truyện, thảo luận ở 1 World Journals, Database of Academic Research Journals. (n.d.). Public space. Retrieved from http:worldjournal.orgarticlesPublicspace Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Quý Thanh 40 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn bên ngoài gia đình với bạn bè, đồng nghiệp và cả với ngƣời lạ về những chủ đề công cộng và riêng tƣ 3. Cơ chế truyền tải tin đồn trong không gian bán công cộng quán cà phê Tin đồn thƣờng đƣợc lan truyền nhanh chóng bởi nó thực hiện hai chức năng đồ ng thời là giải thích và giải tỏa sự căng thẳng tâm lý mà mỗi cá nhân cảm nhận đƣợc (Rosnow, 1988). Trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đã góp phần phát triển, lan tỏa tin đồn một cách nhanh chóng và ảnh hƣởng đến đời sống, nhận thức xã hội. Chính vì vậy, việc tìm hiểu quá trình hình thành tin đồn về những vấn đề cụ thể với chủ đề quan tâm, cơ chế truyền tải tin đồn và phản ánh công chúng tin đồn trong không gian bán công cộng quán cà phê cần đƣợc tiếp cận đa chiều từ góc độ xã hội học. 3.1. Chủ đề tin đồn thảo luận và việc ghi nhớ thông tin Theo Allport và Postman (1947), tin đồn là một giả thuyết mang tính đặc thù hoặc thời sự, đóng vai trò giải thích cho một niềm tin nào đó Giả thuyết này đƣợc lan truyền từ ngƣời này sang ngƣời kia, chủ yếu qua kênh truyền miệng và không đi kèm thông tin bằng chứng xác thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cá nhân, nhóm công chúng thƣờng đề cập tin đồn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau với ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí cả ngƣời lạ tại không gian bán công cộng quán cà phê. Tuy nhiên, các chủ đề thảo luận thƣờng xoay quanh hai nhóm chính theo tin cứng (hard news) và tin mềm (soft news). Theo Tuchman và cộng sự (dẫn theo Smith, 1985; Whetmore, 1987; Limor và Mann, 1997; Patterson, 2000), tin cứng đƣợc định nghĩa là thông tin có giá trị tin tức cao (thƣờng liên quan đến chính trị, kinh tế và các vấn đề xã hội) đòi hỏi đƣợc đăng tin ngay lập tức Trong khi đó, tin mềm không yêu cầu đăng tải gấp và có hàm lƣợng thông tin thấp hoặc bằng không, ví dụ nhƣ chuyện đời tƣ ngôi sao, sở thích, chuyện lạ Trong đó, tiêu chí để đánh giá và phân biệt giữa các tin tức cứng và mềm là mức độ quan tâm hay ảnh hƣởng của tin. Nếu nhƣ tin tức cứng thƣờng đề cập đến các loại thông tin thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, kinh doanh, pháp luật, y tế, giáo dục… thì tin mềm lại quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa, giải trí, thể thao, du lịch, thời tiết. Bảng 1. Tỷ lệ quan tâm đến lĩnh vực thông tin của công chúng ở ba không gian Đơn vị: Không gian Chung Loại tin tức Bán công cộng Công cộng Riêng tƣ Tin tức cứng 77,3 76,7 73,0 75,7 Nam 58,6 47,4 54,3 53,4 Nữ 41,4 52,6 45,7 46,5 Tin tức mềm 92,0 90,7 88,7 90,4 Nam 59,4 50,0 48,9 52,8 Nữ 40,6 50,0 51,1 47,2 N 300 300 300 900 Nguồn: Khảo sát của đề tài tại Hà Nội, 2018. Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Quý Thanh 41 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn Kết quả khảo sát tại Hà Nội cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ công chúng quan tâm đến tin mềm (90,4) và tin cứng (75,7). Sự chênh lệch cũng tƣơng tự trong cả ba không gian công cộng, bán công cộng và riêng tƣ Các chủ đề thuộc tin mềm vẫn là những thông tin đƣợc quan tâm nhiều nhất và có sự khác biệt về chủ đề quan tâm giữa hai loại không gian. Tuy nhiên nếu các tin mềm đƣợc 92 công chúng trong không gian bán công cộng quan tâm thì tỷ lệ này trong không gian riêng tƣ là 88,7. Bên cạnh đó, có sự khác biệt theo giới tính về các lĩnh vực thông tin mà công chúng quan tâm Theo Rakow và Kranich (1991: 11), “tin tức cứng” mang tính nghiêm túc, quan trọng và có vẻ nam tính, còn “tin tức mềm” đƣợc coi là mang tính sở thích, lố i sống, thƣờng thuộc phạm vi của các phóng viên và độc giả nữ. Kết quả nghiên cứu không chỉ mang tính khẳng định lại luận điểm trên mà còn phát hiện thêm trƣờng hợp ngoại lệ. Cụ thể đối với tin cứng, trong không gian bán công cộng và riêng tƣ, nam giới thƣờng quan tâm nhiều hơn so với nữ giới với giá trị tƣơng ứng là 58,6 và 54,3, trong khi nữ giới chiếm 41,4 và 45,7. Ngƣợc lại, đối với tin mềm, trong không gian bán công cộng, nam giới là đối tƣợng quan tâm nhiều nhất khi chiếm 59,4 và nữ chỉ chiếm 40,6. Lý giải điều này đƣợc đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi nam giới không chỉ đơn thuần quan tâm đến những lĩnh vực chính nhƣ kinh tế, chính trị... mà chủ đề liên quan đến giải trí, đời sống xã hội cũng rất đƣợc quan tâm nhằm đáp ứng sở thích, nhu cầu hay đơn thuần để giải tỏa tâm lí cá nhân: Tất cả các tin tức mình đều đọc và quan tâm. Ngoài những thông tin về biến độ ng thị trường, chính trị phục vụ cho việc kinh doanh thì mình cũng rất quan tâm đến những tin tức mang tính giải trí giúp mình thấy thoải mái hơn… (Nam, 35 tuổi, doanh nhân) Có lẽ quan điểm của Rakow và Kranich (1991) chỉ phù hợp trong nghiên cứu không gian riêng tƣ bởi kết quả khảo sát ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ nữ giới quan tâm đến lĩnh vực tin mềm là 51,2, nhỉnh hơn tỷ lệ trong nhóm nam giới (48,9). Trong không gian riêng tƣ, nữ giới thƣờng quan tâm đến lĩnh vực tin mềm nhiều hơn không chỉ do sở thích mà còn để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu gia đình: Chị thường quan tâm đến các tin tức như giải trí, thời trang và cả những cách nấu ăn ngon, trình bày đẹp để giữ lửa gia đình. (Nữ, 45 tuổi, nội trợ) 3.2. Cơ chế truyền tải tin đồn Allport và Postman (1947) khi đề cập đến việc truyền tải tin đồn thƣờng xem xét đến ba quy luật chính là trao đổi lại có nhấn mạnh thêm độ nghiêm trọng của tin (cƣờng điệu hóa - sharpening), giản lƣợc chi tiết nội dung (rút bớt chi tiết - leveling) và trao đổ i lại thông tin theo nhận định bản thân (đồng hóa - assimilation). Kết quả nghiên cứ u cho thấy sự truyền tải tin đồn theo ba quy luật có sự chênh lệch đáng kể trong ba không gian khảo sát, và tập trung nhiều nhất ở quy luật nhấn mạnh độ nghiêm trọng của tin khi chiếm tỷ lệ cao nhất 49, tiếp đến là diễn đạt nội dung theo ý của mình 37,3 và giản Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Quý Thanh 42 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn lƣợc chi tiết nội dung 30. Ngoài ba quy luật truyền tải tin đồn trên, kết quả nghiên cứu cho thấy quy luật thêm thắt thông tin (adding) và cách bày tỏ thái độ cũng đƣợc công chúng áp dụng trong quá trình truyền tải thông tin với giá trị tƣơng ứng là 49 và 29,6. Điều này đã bổ sung cho hạn chế lớn nhất trong thí nghiệm của Allport và Postman là việc truyền tải thông tin không chỉ đơn thuần một chiều khi ngƣời nhận tin chỉ truyền đạt lại mà không giải thích thêm. Trên thực tế, khi nghiên cứu cách truyền tải tin đồn tại các không gian khác nhau trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nhận thấy cách truyền tải không chỉ đơn thuần dựa trên hệ quả của sự bóp méo thông tin và bắt nguồn từ giao tiếp đơn chiều. Thực tế, quá trình giao tiếp thƣờng diễn ra khá phức tạp do liên quan đến ngƣời nhận, quá trình thảo luận và bối cảnh không gian khác nhau. Số liệu từ Bảng 2 cho thấy sự chênh lệch đáng kể trong việc lựa chọn các quy luật để truyền tải tin đồn tại các không gian khác nhau theo nhận xét của bản thân ngƣời trả lời. Bảng 2. Cách truyền tải lại tin đồn tại ba không gian khác nhau Đơn vị: Loại không gian Các cách trao đổi Bán công cộng Công cộng Riêng tƣ Bày tỏ thái độ (đồng tình, phản đối, giận dữ, lo sợ…) 28,0 28,3 32,3 Trao đổi lại thông tin có nhấn mạnh thêm độ nghiêm trọng của tin 68,0 45,0 34,0 Trao đổi lại thông tin có bổ sung thêm nhận xét của bản thân để thu hút hơn 68,0 50,7 36,3 Trao đổi lại thông tin có giản lƣợc chi tiết nội dung 20,0 48,3 21,7 Trao đổi lại thông tin theo nhận định của bản thân 20,3 28,3 63,3 N 300 300 300 Chú thích: Phi=0,283, p

Ngày đăng: 11/05/2024, 01:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan