tiểu luận môn sáo thể loại âm nhạc truyền thống

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn sáo thể loại âm nhạc truyền thống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật Vuốt hơi và vuốt ngón và kỹ thuật hốt:Là kỹ thuật dùng hơi làm cho âm thanh nào đó cao dần lên hay thấp dần xuốngvuốt hơi, ngoài ra, các bạn có thể dùng ngón

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN SÁO

Người trình bày: Đặng Minh ThànhCE160530 – ĐSA102.2.B2GV: Nguyễn Văn Quyết

Can Tho, 04/2022

Trang 2

1.3.3: Các kỹ thuật căn bản của đàn Nhị : 12

II.THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG 13

Nguồn tài liệu tham khảo (References): 17

Trang 3

I.Nhạc cụ truyền thống

1.1: Sáo trúc Việt Nam

1.1.1: Đặc điểm cấu tạo:

1 lỗ thổi hơi tạo âm thanh nằm ở trên đầu sáo 6 lỗ phát ra âm thanh nằm gần nhau, dùng tay để bấm Các lỗ này tạo thành một hàng thẳng.

Ở cuối ống, bên dưới có 2 lỗ định âm Hai lỗ này giúp sáo Đô phát ra được thanh chuẩn.

Sáo được gọi là ống hơi, thổi đầu này và bịt hoặc mở ở đầu kia sẽ phát ra âm thanhtheo nguyên tắc: Bịt đầu về phía tay mặt thì tiếng kêu thấp xuống Mở về phía tay trái thì tiếng kêu cao hơn.

Sáo ngang được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, song tấu, đệm cho hát chèo, đệm ngâm thơ, ca Huế, cải lương… Nó cũng có thể vừa hòa tấu với những dàn nhạc mới.

Cảm âm của sáo Đô nằm trong 2 quãng 8 Có nghĩa có thể thổi nốt Đô 1 lên Đô 2, Đô 3 và thêm một số âm cao nữa.

1.1.2: Cách sử dụng:

Cách cầm sáo đúng:

Trang 4

Dùng ngón cái và ngón út giữ vững sáo.

Các ngón tay đặt nằm ngang trên thân sáo Nếu ngón tay cong thì sẽ không bịt được kín lỗ sáo.

Có thể ngồi, đứng hoặc khoanh chân cũng có thể chơi được sáo.

Cách lấy hơi và cách thổi sáo đúng:

Làm ướt môi: Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi.

Đặt lỗ sáo ngay đầu vào khe giữa môi trên và môi dưới Điểm tựa là môi dưới, rồi xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ.

Mím môi và thổi.

- Thổi ra những âm trầm thì môi cần mím lại tạo một tia hơi gọn.- Môi ép chặt hơn để thổi những nốt cao Nốt càng cao thì càng cần ép thật

chặt để đạt được tia hơi thật nhỏ gọn.

Thường sử dụng 5 làn hơi nhẹ, rất nhẹ, mạnh, rất mạnh và hơi nén Lực hơi thổi âm trầm nhất thì nhẹ vừa có xu hướng lực hơi mạnh dần khi thổi âm cao Âm càngcao thì môi lại càng phải ép chặt hơn và lực hơi mạnh hơn và ngược lại Người mới học thổi sáo chỉ nên thổi rất nhẹ, nhẹ và mạnh.

Trang 5

1.1.3: Các kỹ thuật thổi sáo căn bản:

1 Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật Lấy hơi:

Lấy hơi rất quan trọng, lấy hơi đúng lúc, và lấy hơi nhanh, nhiều sẽ có lợi trong thổi sáo Hãy tập lấy hơi vào bụng thay vì vào ngực nhé và các bạn cũng có thể lấy hơi bằng cả mũi và cả miệng để lấy hơn nhanh Ngoài ra, nếu hơi yếu, các bạn có thể lấy hơn nhiều lần hơn, nhưng nhớ đừng để lấy hơi giữa nhịp nhé! Lúc nào xác định có thời gian nghỉ và việc lấy hơi không làm ngắt quảng bài sáo thì cứ lấy hơi nếu gần hết hơi.

2 Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật Vuốt hơi và vuốt ngón và kỹ thuật hốt:

Là kỹ thuật dùng hơi làm cho âm thanh nào đó cao dần lên hay thấp dần xuống(vuốt hơi), ngoài ra, các bạn có thể dùng ngón tay để vuốt trên lỗ bấm sẽ tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lả lướt (vuốt ngón) Và các bạn cũng nên kết hợp cả 2 phương pháp trên.

Hốt là kỹ thuật chạy ngón liên tiếp và nhanh từ các nốt thấp hơn hoặc cao hơn về nốt chính Ví dụ hốt từ đô lên sol (sol là nốt chính) thì bắt đầu mở hơi ở nốt đô và mở liên tục và đầy đủ, lần lượt các nốt rê mi fa rồi đến nốt chính sol.3 Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật láy:

Láy là kỹ thuật thổi một nốt chính nhưng có 1 vài nốt phụ

Láy ngắn: vỗ ngón tay trên 1 lỗ có âm cao hơn của nốt nào đó thật nhanh Ví dụ: láy nốt sol, thì các bạn mở nốt sol rồi vỗ nốt la hoặc si.

Láy dài: giống láy ngắn nhưng các bạn láy chậm hơn và có thể thay đổi tần số láy nhanh đến chậm hoặc chậm đến nhanh.

Láy rền: Láy rền là cách sử dụng ngón tay đập trên lỗ sáo nhiều lần và thật

nhau thật nhanh thì đấy gọi là láy rền (khi mở nốt fa thì đóng nốt mi và ngược

si lần lượt nhau thật nhanh Điểm quan trọng ở láy rền là nhanh và cần rõ nét Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp láy rền và nhấp nốt Ví dụ láy rền nốt rê thì Rê (láy rền xuống re nhấp xuống đô mở nốt Rê).

4 Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật Rung:

Là kỹ thuật thay đổi luồng hơi nhẹ mạnh nhẹ mạnh theo các tần số nhanh chậm khác nhau, tạo sự ngân nga, rung động trong tiếng sáo Rung mạnh thì có thể tạo tiếng nấc, rung nhẹ sẽ tạo sự mềm mại đầy cảm xúc Các bạn có thể rung nhanh, rung chậm, rung mạnh rung nhẹ và cũng có thể thay đổi nhanh đến chậm hoặc mạnh đến nhẹ và ngược lại tạo các sắc thái khác nhau.

5 Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật đánh lưỡi:

Là kỹ thuật dùng đầu lưỡi đóng mở để luồng hơi bị đứt đoạn khi ta dùng đầu lưỡi đánh thật nhẹ vào khe hở giữa hai môi (không nên dùng sức của toàn lưỡi).

Trang 6

Kỹ thuật đánh lưỡi đơn: là kỹ thuật thổi sáo mà lưỡi cử động như việc đọc chữ

T Khi đánh lưỡi tiếng sáo sẽ nét hơn, rõ hơn, nó tạo điểm nhấn và tách biệt các nốt nhạc với nhau Đánh lưỡi đơn trong chuyên nghiệp được dùng ở hầu hết các nốt nếu không có dấu luyến, nhưng họ đánh lưỡi đơn có chỗ mạnh, chỗ nhẹ, có chỗ đánh như không đánh để tạo nhịp phách, nhấn nhá Tuy vậy, đối với nghiệp dư, chúng ta thường chỉ đánh vào phách mạnh của nhịp hoặc những chỗ cần nhấn nhá, cần tách biệt các nốt (ví dụ 2 nốt liền nhau cùng cao độ, la la la la chẳng hạn).Để đánh lưỡi đơn mờ hơn, ít bị thô, ít nghe tiếng lưỡi kêu (phựt phựt) các bạn cần tập luyện nhiều, nếu thấy khó, các bạn có thể đánh âm “t” hoặc đẩy hơi ra từng đợtgiống đọc âm “h” nhé!

Kỹ thuật đánh lưỡi kép: Giống như kỹ thuật đánh lưỡi đơn, lưỡi kép sẽ là sự kết

hợp đánh âm T (lưỡi đánh ra) đánh âm K (lưỡi đánh vào) có thể là TKTK… hoặc TTKT hoặc những hình thức khác Các bạn có thể học đánh Tê Ka, hoặc Tak ka, hoặc Tu Ku, Tô Cô tùy vào từng người Học đọc trước và đưa vào sáo sau Kỹ thuật này khó và cần thời gian tập luyện nhé!

6 Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật reo lưỡi – phi lưỡi:

Reo lưỡi hay phi lưỡi là kỹ thuật tạo âm thanh đặc biệt nhấn nhá cho tiếng sáo bằng cách làm lưỡi rung lên khi thổi hơi ra giống như chúng ta đọc chữ R kéo dài, Rờ rờ … Kỹ thuật này khá khó, và có nhiều người cần thời gian mới đọc được chứR kéo dài Sau khi đọc được rồi thì áp dụng vào sáo cũng khó và cần thời gian tập luyện.

1.2: Đàn tranh

1.2.1: Đặc điểm cấu tạo:

Đàn tranh Việt Nam có dạng hình hộp với chiều dài khoảng 110 – 130 cm, tuỳ thuộc vào số dây Đầu lớn của đàn rộng khoảng 25 – 30 cm, có lỗ để mắc dây, và có ngựa (nhạn) đàn để gác dây Đầu nhỏ của đàn rộng khoảng 15 – 20 cm, có các trục để cố định dây đàn.

Đàn tranh còn có tên gọi là đàn Thập Lục, bởi trước kia nó có 16 dây Tuy nhiên ngày nay, đàn tranh Việt Nam đã được cải tạo với số lượng dây lên tới 17, 19, 20, 22 và thậm chí là nhiều hơn nữa để có thể diễn tấu nhiều bản nhạc khó Dây đàn tranh là dây sắt, tạo ra âm thanh trong trẻo đặc trưng Dây đàn có nhiều kích cỡ khác nhau: dây càng dày thì sẽ tạo ra âm thanh trầm và vang, còn dây mỏng hơn sẽtạo những âm thanh có cao độ lớn Trên mặt to của đàn thường có 1 miếng xương kim loại nhỏ gọi là ngựa gảy Dây đàn sẽ được luồn từ đây và cột vào trục lên dây

Trang 7

xuyên qua phần thành đàn Với những cây đàn bầu hiện đại, người ta đã sử dụng khóa dây bằng kim loại để phần dây được chắc chắn và không bị tuột.

1.2.2: Cách sử dụng:1 Dùng ngón để gảy

Cách chơi truyền thống là dùng 2 ngón gẩy Ngày ngay người chơi thường dùng 3 ngón, một số trường hợp cá biệt dùng 4 – 5 ngón.

Cách dùng 3 ngón gẩy gồm ngón cái (ngón 1), trỏ (ngón 2) và giữa (ngón 3) là phổ biến nhất Cách cách gẩy cơ bản gồm: Liền bậc, cách bậc, gẩy đi xuống vàđi lên liền bậc hoặc cách bậc Thường dùng móng gẩy để gẩy nhưng riêng đàn sắt thì không dùng mà gẩy bằng đầu bụng ngón tay

2 Tư thế chơi đàn

Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, rồi thả lỏng ra, ngón tay đeo nhẫn tì nhẹ lên cầu đàn.

Trang 8

Khi đánh các dây đàn cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn Cánh tay hãy hạ khép dần lại Đánh các dây thấp, cổ tay tròn lại và hạ dần về phía trước đàn Ba ngón tay gảy cần thả lỏng, mềm mại, nhẹ nhàng nâng lên rồi hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh móc dây, gãy ngón.

3 Vị trí ngồi

Vị trí ngồi là điều quan trọng đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến, vì đây chínhlà một kỹ thuật thường cho là khá đơn giản nhưng lại phải có những quy tắc nhất định Do đó:

Các bạn nên ngồi trên ghế cao vừa phải (hai chân phải chạm đất), hai cánh tay mở ra vừa phải (từ vai xuống khuỷu tay đến bàn tay), không nên giang rộng như "đại bàng vỗ cánh" vì như vậy là sai tư thế sẽ dễ bị mỏi dẫn tới việc không thể đàn được.

Với đàn tranh, bàn tay phải được coi là nơi “đẻ” ra âm thanh, bàn tay trái là nơi “nuôi dưỡng” âm thanh Do đó, việc nắm vững kỹ thuật bàn tay phải và bàn tay trái là điều quan trọng với người chơi đàn tranh.

Trang 9

1.2.3: Các kỹ thuật đàn tranh:1 Kỹ thuật bàn tay phải

Trước đây thường dùng 2 ngón gẩy, ngày nay phổ biến là 3 ngón, cá biệt sử dụng 4 hoặc 5 ngón Đàn được gẩy bằng móng đồi mồi ở miền Bắc và móng inox ở miền Nam.

Tuy nhiên cách gẩy 3 ngón là cách gẩy thông dụng nhất là ngón cái (số 1), ngón trỏ (số 2) và ngón giữa (số 3) Với những cách gẩy cơ bản: liền bậc, cách bậc, gẩyđi lên và đi xuống liền bậc hay cách bậc

Tư thế: Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên

cầu đàn Khi đánh những dây đàn thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn Khi đánh những dây cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại (tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài) Ba ngón tay gảy mềm mại, từng ngón thả lỏng này nhẹ nhàng nâng lên hay hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh gãy ngón, móc dây.

2 Kỹ thuật

Ngón Á: là một lối gảy rất phổ biến của Ðàn Tranh, đây là cách gảy lướt trên hàng

dây xen kẽ các câu nhạc, thường ngón Á hay ở vào phách yếu để chuẩn bị vào mộtphách mạnh đầu hay cuối câu nhạc.

Á xuống: theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc, từ một âm cao

xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay phải lướt nhanh và đều qua cáchàng dây, từ cao xuống thấp.

Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ một

âm thấp lên các âm cao.

Á vòng: kết hợp Á lên và Á xuống, Á vòng thường chuẩn bị cho mở đầu hoặc kết

thúc một câu nhạc, có trường hợp nó được sử dụng để tả cảnh sóng nước, gió thổi, mưa rơi và có thể sử dụng ngón Á vòng liên tiếp với nhiều âm hơn.

Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống chỉ dùng quãng

8, các nhạc sĩ hiện đại còn kết hợp dùng các quãng khác.

Trang 10

Ngón vê: là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1-2; 1-3; 1-2-3, gảy

trên dây liên tục và các ngón khác phải khum tròn, cổ tay kết hợp với ngón tay đánh xuống, hất lên đều đặn Khi vê đầu móng gảy không nên đặt quá sâu xuống dây sẽ tạo tiếng đàn không đều đặn, êm ái.

3 Kỹ thuật bàn tay trái

Tư thế: Ðầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón

tay hơi khum, hai hoặc ba ngón (trỏ, giữa, áp út) chụm lại, ngón cái và ngón út tách rời, dáng bàn tay vươn về phía trước Khi rung, nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại, ba ngón chụm lại cùng một lúc chuyển từ dây nọ sang dây kia

4 Kỹ thuật

Ngón rung: là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn

(bên trái hàng nhạn đàn) mà tay phải vừa gảy.

Ngón nhấn: là ngón sử dụng để đánh thêm được những âm khác có thể là 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống dây đàn Tranh không có Cách nhấn là sử dụng ba

đầu ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của bài (nửa cung nhấn nhẹ, 1 cungnhấn nặng hơn) nghệ nhân dùng tai nghe để điều chỉnh tay nhấn.

Ngón nhấn luyến: là ngón sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm có độ

cao khác nhau, âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói Có hai loại nhấn luyến:

- Nhấn luyến lên: nghệ nhân gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần

lên dây đó làm âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa.

- Nhấn luyến xuống: muốn có âm luyến xuống, trước hết phải mượn nốt Ví

dụ muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy sau; khi âm Fa ngân lên ngón tay trái nới dần để âm Rê của dâyđó vang theo luyến tiếng với âm Fa Ðánh âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống chỉ cần gảy một lần Ðộ ngân của các âm nhấn luyến được ghi như các nốt nhạc bình thường Bạn cần phân phối thời gian để các âm có thể đều hoặc không đều nhau, độ cao của âm nhấn luyến lên hay nhấn luyếnxuống có thể trong vòng quãng 4 nếu là khoảng âm thấp hoặc quãng 2, quãng 3 thứ ở những âm cao, không nên sử dụng liên tiếp nhiều âm nhấn luyến.

Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên

không quá một cung liền bậc Ngón tay nhún tạo thành những làn sóng có giao động lớn hơn ở ngón rung, làm cho âm thanh thêm mềm mại, tình cảm sâu lắng.

Ngón vỗ: là một kiểu ngón nhấn như đúng như tên gọi, đây là cách dùng hai hay

ba đầu ngón tay (ngón trỏ, giữa, áp út) vỗ lên một dây nào đó phía bên trái nhạn

Trang 11

đàn vừa được gảy, và nhấc ngay các ngón tay lên làm âm thanh cao lên đột ngột từnửa cung đến một cung Có hai loại vỗ:

- Vỗ đồng thời: tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe thấy hai

âm: một âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái vỗ tạo nên).

- Vỗ sau: tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây, như vậy sẽ nghe

thấy 3 âm luyến : âm thứ nhất do tay phải gảy lên dây, âm thứ hai do ngón vỗ tạo nên, âm nầy cao hơn âm thứ nhất khoảng nửa cung hoặc 1 cung tiếp đó là âm thứ ba do ngón tay vỗ xong nhấc lên ngay, dây đàn được trở lại trạng thái cũ, âm thanh còn lại vang lên theo độ căng của dây đó lúc đầu.

Ngón vuốt: tay phải gảy đàn tiếp theo dùng hai, ba ngón tay trái vuốt lên dây đàn

đó từ nhạn đàn ra trục dây hay ngược lại làm tăng sức căng của dây một cách đều đều, liên tục Âm thanh được nâng cao dần lên trong phạm vi 1/2 cung đến 1 cung.

Ngón gảy tay trái: để thay đổi màu sắc, đồng thời phát huy khả năng âm thanh

của dây đàn, ngón tay trái cũng có thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải hàng nhạn đàn Tay trái không đeo móng gảy nên khi gảy âm thanh nghe êm hơn nhưng không vang bằng âm thanh tay phải gảy Có thể gảy bằng hai tay để tạo chồng âm nhưng thường là tay trái gảy những âm rãi trong khi tay phải sử dụng ngón vê hoặc đang nghỉ.

Ngón bịt: là ngón vừa sử dụng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái

đặt nhẹ trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên đầu nhạn đàn nếu là gảy một nốt nhạc Nếu định gảy hẳn một đoạn nhạc với toàn âm bịt, nghệ nhân sử dụng cạnh bàn tay phải chặn nhẹ lên cầu đàn, dùng tay trái gảy thay tay phải Hiệu quả âm thanh ngón bịt không vang mà mờ đục, gây được ấn tượng tương phản rõ rệt với một đoạn nhạc đánh bình thường.

Trang 12

Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm

giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó

Âm bồi Ðàn Tranh nghe đẹp hơn hẳn so với nhiều loại đàn dây gảy khác.

1.3: Đàn Nhị

1.3.1: Đặc điểm cấu tạo:

Loại đàn nhị thông dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:

Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoa muống, làm bằng gỗ cứng Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà, còn đầu kia không bịt gì cả Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da Riêng đàn nhị Trung Quốc, bát nhị có hình bát giác hay hình trụ làm bằng gỗ, xưa là ống tre trụ tròn.Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau, gốc cắm xuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.

Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướng với bát nhị.

Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilon hoặc kim loại Dây kim loại cho âm thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngào bằngdây tơ hay dây nilon Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ nhưng phổ biến nhất là quãng 5 đúng.

Cử nhị (hay khuyết nhị): là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi dưới hai trục dây Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị, hai dây đàn xỏ qua hai lỗ khung này Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh Nếu bạn kéo cử nhị xuống, 2 dây đàn sẽ ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanh cao hơn

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan