tiểu luận bộ môn luật kinh doanh tính pháp lý của tiền ảo bitcoin tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận bộ môn luật kinh doanh tính pháp lý của tiền ảo bitcoin tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nội dung chương này đề cập đến tính pháp lý của Bitcoin tại một số quốc giatrên thế giới, đặc biệt phân tích những nội dung có trong bộ luật của ba nước ElSalvador, Pháp, Trung Quốc để t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCMTRƯỜNG KINH DOANH

KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH

TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO, BITCOIN TẠI VIỆTNAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Giảng viên: Nguyễn Thùy DungMã lớp học phần: 22C1LAW51100141

BS5 – NHÓM 10

TP Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 12 năm 2022

Trang 2

Nhóm 10:Thành viên:

1 Phạm Minh Tâm - 312210211592 Nguyễn Quang Trường - 312210204583 Trương Thái Hưng - 312210205534 Nguyễn Phan Bảo Trân - 312210246935 Nguyễn Hồ Ngọc Trân - 312210234846 Nguyễn Hải Nam - 312210219077 Lê Thị Bích Hợp – 31221024688

Thành viên Phần trăm đóng góp

Nguyễn Quang Trường 100%Trương Thái Hưng 100%Nguyễn Phan Bảo Trân 100%Nguyễn Hồ Ngọc Trân 100%

Lê Thị Bích Hợp 100%

2

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ĐIỂM

Trang 4

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN 11

1.1 TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO 11

1.1.1 Khái niệm tiền ảo 11

1.1.2 Phân loại tiền ảo 12

1.1.2.1 Dựa trên sự tương tác với tiền và nền kinh tế thực 12

1.1.2.2 Dựa trên khả năng chuyển đổi 12

1.1.2.3 Dựa theo khả năng kiểm soát 12

1.1.3 Tiền ảo dưới góc độ kinh tế 13

1.1.4 Tiền ảo dưới góc độ pháp lý 13

1.2 TỔNG QUAN VỀ BITCOIN 13

1.2.1 Khái niệm và lịch sử ra đời Bitcoin 13

1.2.2 Cơ chế tạo lập Bitcoin 14

1.2.3 Lưu trữ và giao dịch Bitcoin 14

CHƯƠNG II QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHÍNH PHỦ VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN 17

2.1 THỰC TRẠNG VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO VẪN CHƯA CÓ ĐƯỢC SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 17

4

Trang 5

2.1.1 Một số quốc gia đã hoàn toàn thông qua Bitcoin, xem Bitcoin là loại tiền tệ quốc

2.1.2 Một số quốc gia đã cho phép lưu thông và trao đổi Bitcoin nhưng vẫn chưa có độngthái rõ ràng 18

2.1.3 Một số quốc gia cấm hoàn toàn Bitcoin 18

2.2 EL SALVADOR VÀ BỘ LUẬT BITCOIN 19

2.3 TÌNH HÌNH BITCOIN TẠI PHÁP 20

2.4 QUẢN LÝ TIỀN ẢO TẠI TRUNG QUỐC 21

2.4.1 Tình hình tiền ảo tại Trung Quốc 21

2.4.2 Các đạo luật của Trung Quốc về Bitcoin 22

CHƯƠNG III TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM 24

3.1 THỰC TRẠNG TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM 24

3.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN 24

3.2.1 Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về tính pháp lý của tiền ảo 24

3.2.2 Quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 liên quan đến tiền ảo 24

3.2.3 Quy định pháp luật đối với các loại tội phạm tiền ảo 25

3.2.3.1 Quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính 25

3.2.3.2 Quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự 26

3.3 SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 27

3.4 NHỮNG THÁCH THỨC VIỆT NAM ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI 28

3.4.1 Những khó khăn trong vấn đề xử lý tiền ảo tại Việt Nam 28

3.4.2 Tương lai của tiền ảo và Bitcoin tại Việt Nam 28

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Danh mục chữ viết tắt Tiếng ViệtBLDS Bộ luật Dân sựNDT Nhân Dân tệDanh mục chữ viết tắt Tiếng Anh

GDP Gross Domestic ProductTổng sản phẩn quốc nộiUSD United States Dollar

Đồng đô la MỹECB European Central Bank

Ngân hàng Trung ương Châu Âu

GAO United States Government Accountability OfficeVăn phòng Trách nhiệm chính phủ Hoa KỳICO Initial Coin Offering

Phát hành tiền ảo lần đầuVAT Value Added Tax

Thuế Giá trị gia tăngLOC Library of Cogress

Thư việc Quốc hội MỹNRB Nepal Rastra Bank

Ngân hàng Trung ương NepalPBOC People’s Bank of Cjina

Ngân hàng Nhân dân Trung QuốcIMF International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

6

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 3.1 Bảng so sánh Việt Nam với các quốc gia trên thế giới

Trang 8

TÓM TẮTChương I Tổng quan về tiền ảo và Bitcoin

Nội dung chương này đề cập đến khái niệm và những nét cơ bản của tiền ảo,Bitcoin để từ đó có thể nêu lên những điểm nổi bật của loại tài sản số này so vớicác loại tài sản thông thường.

Chương II Quan điểm của các chính phủ về tiền ảo và Bitcoin

Chính vì đặc tính không chịu sự kiểm soát và quản lý của bất kỳ chính phủ nào, nênmỗi quốc gia lại có những quan điểm khác nhau về việc phát hành và lưu thông tiềnảo Nội dung chương này đề cập đến tính pháp lý của Bitcoin tại một số quốc giatrên thế giới, đặc biệt phân tích những nội dung có trong bộ luật của ba nước ElSalvador, Pháp, Trung Quốc để thấy được tính không thống nhất về vấn đề này.Chương III Thực trạng và tính pháp lý của tiền ảo tại Việt Nam

Nội dung chương này chủ yếu đề cập đến những quy định pháp luật có liên quanđến tiền ảo, Bitcoin tại Việt Nam, từ đó đưa ra so sánh, đánh giá với các bộ luậtkhác trên thế giới để thấy được những điểm tiến bộ và những điểm chưa tiến bộ củapháp luật nước ta Ngoài ra, nhóm cũng tập trung vào việc đánh giá những khókhăn, thách thức mà Việt Nam đã, đang, và sẽ đối mặt trong tương lai để đưa ranhững khuyến cáo hữu ích cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng

8

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới ngày nay bước vào kỷnguyên công nghệ số, nơi mà con người tạo ra vô vàn công nghệ hiện đại để ápdụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống Tài chính là một trong số đóvà có thể nói đây là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với sự phát triểnkinh tế của các quốc gia Chính vì vậy, sự quan tâm dành cho lĩnh vực này ngàycàng lớn đi kèm với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ số, trên thế giới đã xuấthiện những thuật ngữ mới: tiền kỹ thuật số, tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa, Sựra đời của tiền điện tử là một bước tiến lớn và cũng là một xu hướng tất yếu của xãhội tương lai Chúng dần trở thành những phương thức thanh toán, trao đổi khi sựphổ biến và mức độ được ưa chuộng ngày càng tăng Mặc dù việc sử dụng các loạitiền kể trên hiện nay đang rất phổ biến nhưng nhiều nhà đầu tư và người tiêu dùngvẫn chưa có được những am hiểu sâu sắc về bản chất của chúng, do đó cách tiếpcận, xử lý các loại “tài sản số” này vẫn còn nhiều hạn chế Một vấn đề đáng lưu ýkhi tiếp cận, sử dụng các loại tiền này trong việc thanh toán, trao đổi đó chính làtính pháp lý, bởi vì mỗi quốc gia có những kế hoạch phát triển khác nhau, do đónhững quy định pháp lý đối với tiền điện tử cũng sẽ có sự khác biệt nhất định Bêncạnh đó, việc nắm rõ các quy định pháp lý cũng sẽ giúp chúng ta tránh được nhữngvi phạm không mong muốn trong quá trình vận hành, lưu thông tiền điện tử

Do bản chất không được phát hành bởi chính phủ và ngân hàng trung ươngmà thay vào đó là các tổ chức tư nhân nên tính pháp lý của tiền ảo là một vấn đềnhận được rất nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới Ví dụ điển hình của tiền ảo đólà Bitcoin, loại hình tiền mã hóa đầu tiên, là đồng tiền ảo phổ biến và có giá trị nhấthiện nay Bitcoin không còn quá xa lạ đối với nhiều người, song vẫn tồn tại những“khoảng trống” pháp lý, vì thế trong quá trình quản lý và xử lý chúng luôn tiềm ẩnnhững rủi ro, hạn chế Nhiều tổ chức và cá nhân đã lợi dụng các “lỗ hổng” pháp lýnày, cộng thêm tính phức tạp của công nghệ và nhận thức chưa rõ ràng về tiền ảocủa công chúng để huy động vốn trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây ra sựnhiễu loạn, hoang mang trong nền kinh tế Hiện tại, tính pháp lý của Bitcoin nóiriêng và tiền ảo nói chung vẫn đang đặt ra thử thách lớn đối với cơ quan hành phápViệt Nam.

Với những thực trạng nêu trên, nhu cầu tìm hiểu về những vấn đề pháp lýcủa tiền ảo, Bitcoin trên toàn thế giới trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang phát triểnhiện tại là một vấn đề thật sự cấp thiết Nên vì thế nhóm lựa chọn “Tính pháp lý

Trang 10

của tiền ảo, Bitcoin tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới” là đề tài chobài tiểu luận của nhóm

2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Tiểu luận được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, Tiền ảo là gì? Bitcoin là gì? Các đặc điểm của tiền ảo và Bitcoin? Thứ hai, Thực tiễn thực hiện pháp luật đối với Bitcoin và các loại tiền ảo củamột số quốc gia trên thế giới?

Thứ ba, Bitcoin và các loại tiền ảo đã được pháp luật Việt Nam công nhậnhay chưa?

3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây, các khía cạnh liên quan đến khung pháp lý củaBitcoin và các loại tiền ảo đang là vấn đề được rất nhiều nước trên thế giới quantâm, tuy nhiên số lượng bài nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn khá hạnchế Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong thời gian gần đây

Thứ nhất, Đề tài “Nghiên cứu về tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lýtiền ảo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của nhóm nghiên cứu thuộcTrường Đại học Kinh tế Hà Nội (2014) đã đánh giá được tổng quan về pháp luậtliên quan đến Bitcoin và các loại hình tiền ảo nói chung Tuy nhiên, đề tài chưa cậpnhật được những điểm mới của hệ thống pháp luật đã được sửa đổi hiện nay mà chỉtập trung vào các điểm khá cũ trong BLDS 2005, và việc nghiên cứu nhữngmặt trái hay việc áp dụng quy định này trong thực tế vẫn chưa được giải quyết.Chính vì vậy, đây là một trong những nội dung mà nhóm sẽ tập trung nghiên cứu vàlàm rõ.

Thứ hai, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đoàn Phương Thảo “Nghiêncứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tếthành phố Hồ Chí Minh, đã mô tả tổng quan sự ra đời, cách thức vận hành, lưuthông của tiền ảo trên cơ sở kinh tế và pháp lý Đồng thời cũng nêu lên được tínhhợp pháp của tiền ảo trong pháp luật các nước Từ đó đã đưa ra những lưu ý vềpháp lý trong quá trình hợp pháp hóa tiền ảo tại Việt Nam

Ngoài ra, còn có các sách chuyên khảo của các tác giả nước ngoài về nghiêncứu Bitcoin và tiền ảo đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam như:

- Tác phẩm “Blockchain: Ultimate guide to understanding blockchain, bitcoin,cryptocurrencies, smart contracts and the future of money” của tác giả Mark Gatesdo Thành Dương dịch.

10

Trang 11

- Tác phẩm “Bitcoin: Complete Guide To Bitcoin Understand everything fromgetting started with bitcoin, sending and receiving bitcoin to mining bitcoin” củatác giả Mark Gates do Bùi Đức Anh dịch.

Thông qua các tài liệu tìm hiểu được, nhóm thấy rằng các công trình nghiêncứu, các luận án, luận văn, các bài viết đã ít nhiều đề cập đến những vấn đề của tiềnảo, Bitcoin Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyênsâu về khung pháp lý đối với Bitcoin và các loại tiền ảo Từ những phân tích trên,bài tiểu luận sẽ tập trung làm rõ những nội dung xoay quanh vấn đề khung pháp lýcủa Bitcoin và tiền ảo trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và đặc biệtlà Việt Nam

4 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Một số vấn đề lý luận và khung pháp lý chính là mục tiêu mà đề tài nàyhướng đến Nghiên cứu tập trung khai thác thực tiễn thực hiện các quy định pháp lýđối với tiền ảo tại một số quốc gia trên thế giới để đưa ra cái nhìn tổng quan hơn vềcác loại tài sản số này Trên cơ sở đó, nêu lên thực trạng và những dự tương lai củatiền ảo tại Việt Nam trong xu thế phát triển chung toàn cầu

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng trong toàn bộ quá trìnhthực hiện bài tiểu luận nhằm phân tích các kết quả nghiên cứu trong quá khứ rồisau đó tổng hợp lại và đưa ra luận điểm chính

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng trong Chương II và ChươngIII của bài tiểu luận nhằm thực hiện những so sánh, đối chiếu về tính pháp lý củatiền ảo và Bitcoin giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới

Trang 12

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN1.1 TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO

1.1.1 Khái niệm tiền ảo

Vào năm 2012, ECB đã đưa ra bản kế hoạch về tiền ảo, trong đó nêu rõ tiềnảo là một loại tiền kỹ thuật số không bị kiểm soát và quản lý bởi bất kỳ chính phủnào; được phát hành và thường được kiểm soát bởi người sáng lập, được sử dụngvà chấp nhận bởi các thành viên của một hội đồng ảo cụ thể

Vào năm 2014, GAO đã đưa ra định nghĩa về tiền ảo, cho rằng tiền ảo là tiềnkỹ thuật số không do chính phủ ban hành Tiền ảo chỉ có thể sử dụng trong nềnkinh tế ảo và không thể đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ được mua bán bằng tiền dochính phủ phát hành hoặc hay đổi lấy các loại tiền tệ khác theo tỷ giá hối đoái củatiền ảo.

1.1.2 Phân loại tiền ảo

1.1.2.1 Dựa trên sự tương tác với tiền và nền kinh tế thực

Tiền ảo đóng: Là loại tiền ảo gần như không có mối liên hệ với nền kinh tếthực và chỉ được sử dụng để mua bán các hàng hóa, dịch vụ ảo trong môi trường ảonhư tại các trò chơi ngoại tuyến, trực tuyến và ngoài các môi trường này thì khôngthể thực hiện giao dịch

Tiền ảo lưu chuyển một chiều: Là loại có thể được mua trực tiếp bằng tiềnthực với tỷ giá hối đoái cụ thể, nhưng không thể bán để đổi lấy tiền thực Tiền ảonày có thể sử dụng nó để mua hàng hoá, dịch vụ thực và ảo

Tiền ảo lưu chuyển hai chiều: Là loại có thể mua và bán theo tỷ giá hốiđoái với đơn vị tiền tệ của họ Tiền ảo hoạt động như bất kỳ loại tiền chuyển đổinào khác có khả năng tương tác trong nền kinh tế thực Tiền ảo này cho phép muacả hàng hóa và dịch vụ thực và ảo.

1.1.2.2 Dựa trên khả năng chuyển đổi

Tiền ảo không có khả năng chuyển đổi: Là loại tiền ảo của thế giới ảo, cáctrò chơi trực tuyến; theo các điều khoản và điều kiện của thế giới ảo, trò chơi trựctuyến thì tiền ảo này không thể đổi sang tiền thực được

Tiền ảo có khả năng chuyển đổi: Là loại tiền ảo có giá trị tương đương vớitiền thực và có thể đổi ra tiền thực.

12

Trang 13

1.1.2.3 Dựa theo khả năng kiểm soát

Tiền ảo tập trung: Là loại tiền ảo do một nhà quản trị kiểm soát toàn bộ nềnkinh tế ảo; kiểm soát từ việc phát hành tiền ảo, xác thực các giao dịch, quyết địnhlượng tiền ảo được cung cấp đến việc đưa ra các quy định hoạt động trong nền kinhtế ảo.

Tiền ảo phi tập trung: Là loại tiền ảo không do một nhà quản trị nào kiểmsoát Các đơn vị tiền ảo được tạo ra, kiểm tra, quản lý bởi người dùng qua công cụkỹ thuật phức tạp Tiền ảo này được phân bổ với mã nguồn mở, dựa vào các thuậttoán phức tạp trong một hệ thống thanh toán ngang hàng không được điều hành vàkiểm soát bởi chính phủ nước nào Một số đồng tiền ảo nổi tiếng: Bitcoin,Ethereum, Binance Coin, Dogecoin, ….

1.1.3 Tiền ảo dưới góc độ kinh tế

Kể từ khi ra đời, tiền ảo dự kiến sẽ được sử dụng để mua hàng trực tuyến.Người dùng có thể trao đổi tiền ảo với nhau để nhận về đúng số lượng hàng hóatheo nhu cầu của họ Tỷ giá hối đoái của các đồng tiền ảo tăng dần, tỷ lệ thuận vớisố lượng người dùng và mức độ phổ biến Người ta cho rằng lượng giá trị đượcchuyển đổi từ tiền pháp định chính là giá trị của tiền ảo - tương tự như giá trị củatiền tệ pháp định được quy ước như thế nào Tuy nhiên, từ quan điểm kinh tế, tiềnảo về cơ bản là những đoạn mã hóa được lập trình sẵn, do đó nó không có giá trị tựthân Vì vậy,tiền ảo chưa được thỏa mãn dưới góc độ kinh tế.

1.1.4 Tiền ảo dưới góc độ pháp lý

Trên phương diện pháp lý, tiền ảo xuất hiện trên các nền tảng công nghệblockchain, việc này đã đặt ra câu hỏi khiến nhiều người quan tâm, đó là: Tiền ảocó phải là tài sản dưới góc độ pháp lý hay không?

Các quốc gia trong hệ thống Thông luật chưa thống nhất về việc xếp tiền ảovào loại tài sản nào theo hệ thống luật tài sản truyền thống, hay đây là một loại hìnhtài sản mới vô hình Các toà án, cơ quan nhà nước tại các quốc gia này đã coi tiềnảo là một loại tài sản và tạm thời áp dụng ngay các quy định pháp luật sẵn có đểquản lý các ứng dụng và giao dịch tiền ảo trên thực tế.

1.2 TỔNG QUAN VỀ BITCOIN1.2.1 Khái niệm và lịch sử ra đời Bitcoin

Bitcoin là tiền ảo phi tập trung - hình thức của loại tiền này dựa vào côngnghệ blockchain Đây được coi là loại tiền ảo thành công và gây tranh cãi nhất tínhđến thời điểm hiện tại Được thiết kế và phát triển bởi Satoshi Nakamoto - một cá

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan