giữa kỳ quản trị văn hóa đa quốc gia đề tài so sánh các nền văn hóa mô tả một cách có hệ thống những khác biệt về văn hóa

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giữa kỳ quản trị văn hóa đa quốc gia đề tài so sánh các nền văn hóa mô tả một cách có hệ thống những khác biệt về văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mặc dù có nhiều định nghĩa và góc nhìn giả thuyết cũng như phương hướng nghiên cứu về văn hóa, những hiểu biết của chúng ta về sự đa dạng của văn hóa đều được thực hiện dựa trên giá trị

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

GIỮA KỲ

QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA

ĐỀ TÀI: SO SÁNH CÁC NỀN VĂN HÓA: MÔ TẢMỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG NHỮNG KHÁC

BIỆT VỀ VĂN HÓA

Giảng viên hướng dẫn Trần Thị Vân Trang– Ca 4 Thứ 4Danh sách sinh viên thực hiện

PHAN THỊ YẾN VÂN ĐOÀN NGỌC THÙY DUNG –LÊ BÙI THỦY TRÚC –PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO –TRẦN THỊ HỒNG NHI –PHAN TRỊNH TÚ NGÂN

Năm 202

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN

Phan Thị Yến Vân

Soạn nội dung phần 1.2.1,dựng case study

Đoàn Ngọc Soạn nội dung phần 1.1.4, 1.1.5, 1.5, 1.6; định dạng word; xây dựng case study; thuyết

Thủy Trúc

Soạn nội dung phần 1.2.2, 1.2.3; xây dựng ; thuyết

Phạm Thị Phương Thảo

Viết lời mở đầu; soạn nội dung phần 1.1.1, 1.3.1, 2.1.3; xây dựng case study; thuyết trình

Trần Thị Hồng Nhi

Soạn nội dung phần 1.1.2, 1.3.2, thiết kế slide thuyết trình; xây dựng case study

Phan Trịnh Soạn nội dung phần 1.1.3, 1.4; xây dựng case ; thuyết trình

Trang 3

ỤỤ

DANH MỤC BẢNGLỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT1.1 Mô tả những sự khác biệt về văn hóa

1.1.1 Định hướng giá trị văn hóa của Kluckhohn và Strodtbeck1.1.2 Lý thuyết chiều kích văn hóa của Hofstede

1.1.3 Khảo sát về giá trị văn hóa của Schwartz1.1.4 Các khía cạnh văn hóa của Trompenaar1.1.5 Nghiên cứu Globe

1.2 Cách thức mà sự chặt chẽ hay lỏng lẻo về văn hóa liên quan đến chủ nghĩa cá và chủ nghĩa tập thể

1.2.1 Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể1.2.2 Sự chặt chẽ và sự phức tạp

1.2.3 Các khía cạnh chiều dọc và chiều ngang

1.3 Cách thức mà ý tưởng xem văn hóa như nguồn gốc định hướng giúp chúng ta hiểu văn hóa dân tộc ngoài các khía cạnh giá trị văn hóa

1.3.1 Tiên đề xã hội

1.3.2 Văn hóa là nguồn gốc định hướng

1.4 Khoảng cách về văn hóa

1.5 Hạn chế của việc nghiên cứu văn hóa đất nước

1.5.1 Bản chất của mẫu và các câu hỏi được đặt ra1.5.2 Thiếu cơ sở lý thuyết thống nhất

1.5.3 Sự thiên vị của nhà nghiên cứu1.5.4 Tiểu văn hóa

1.5.5 Số lượng quốc gia được nghiên cứu

1.5.6 Các chiều văn hóa có thể không phân biệt rõ ràng với nhau1.5.7 Không thích hợp ở cấp độ cá nhân

1.6 Cách sử dụng các bộ khung văn hóa

Trang 4

CHƯƠNG 2 ÁP DỤNG GIẢI QUYẾT CASE STUDY2.1 Tóm tắt

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM

LỜI KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp

Bảng 1.2 Sự khác biệt giữa xã hội có khoảng cách quyền lực nhỏ và khoảng cách quyền lực lớn

Bảng 1 Sự khác biệt giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

Bảng 1 Sự khác biệt giữa xã hội ít né tránh sự không chắc chắn và né tránh sự không chắc chắn một cách mạnh mẽ

Bảng 1 Sự khác biệt giữa xã hội tính nữ và tính namBảng 1 Sự khác biệt giữa xã hội hưởng thụ và kiềm chế

Bảng 1 Sự kết hợp giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể theo chiều dọc và chiều Bảng 1 Kết quả khảo sát nguồn gốc định hướng

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Chỉ số khoảng cách quyền lực của một số quốc gia trên thế giới Chỉ số chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa tập thể của một số quốc gia Trên 57 quốc gia, các chiều giá trị của Co

Mối quan hệ giữa sự chặt chẽ, sự phức tạp về văn hóa và chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể.

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại đa văn hóa ngày nay, việc quản lý là đi tìm kiếm sức mạnh cộng hưởng thay vì những xung đột Trong nền kinh tế toàn cầu, các nhà quản lý phải có khả năng nhận diện và làm việc với nhiều loại hình văn hóa tồn tại đồng thời trong một tổ chức hay mạng lưới kinh doanh Những nhà quản lý thành công luôn có khả năng đương đầu với những khác biệt văn hóa, họ thấu hiểu những nền văn hóa khác nhau tồn tại song song như một lẽ tất yếu Thay vì coi khác biệt văn hóa là một vấn đề mà ta phải đối mặt, những nhà quản lý có thể coi đây là một cơ hội để phát triển những kỹ năng đặc biệt, sẽ giúp họ đương đầu với bối cảnh đa văn hóa và giải quyết những khó khăn một cách nhạy bén và tận dụng được sức mạnh cộng hưởng Nếu có thể làm vậy, họ có cơ hội tiến thêm một bước, hoặc còn hơn thể, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường.

Văn hóa được thể hiện qua sự giao thoa trong nhiều phương diện giá trị, phẩm chất và những giả định hành vi của một xã hội Những đặc điểm trên được thể hiện qua thể chế văn hóa và được người dân của quốc gia đó chấp thuận Tuy nhiên, để nghiên cứu quản trị văn hóa, chúng ta phải bàn đến những khía cạnh cụ thể của văn hóa thay vì đề cập đến các chủ đề chung về văn hóa Mặc dù có nhiều định nghĩa và góc nhìn giả thuyết cũng như phương hướng nghiên cứu về văn hóa, những hiểu biết của chúng ta về sự đa dạng của văn hóa đều được thực hiện dựa trên giá trị văn hóa.

o cáo với đề tài “So sánh các nền văn hóa: Mô tả một cách có hệ thống

những khác biệt về văn hóa” cùng với hai case study đã cung cấp được những kiến

thức cần thiết cho việc so sánh giữa các nền văn hóa với nhau cũng như những ví dụ cụ thể để thấy rõ hơn sự khác biệt văn hóa.

Trong bài báo cáo này, phân tích giá trị xã hội cung cấp một nền tảng có tính mạch lạc hơn để hiểu cách một xã hội đối phó với các vấn đề của nó Xét đến các giá trị văn hóa xã hội, chúng ta có thể phân tích cách các nhà quản trị có thể quản lý các cá nhân dựa trên các giá trị văn hóa mà các cá nhân đó phản ánh trong công việc Bài báo cáo cũng xem xét các khung nghiên cứu được đề ra để phân loại và so sánh các văn hóa cũng như cách các khung nghiên cứu này được sử dụng để hiểu các khoảng cách văn hóa Mặc dù các khung nghiên cứu được sử dụng vào các khoảng thời gian khác nhau và phương thức sử dụng khác nhau, các khung nghiên cứu này chỉ ra các thành tố văn

Trang 8

hóa khá tương đồng với nhau như chủ nghĩa cá nhân chủ nghĩa tập thể Sau cùngnghiên cứu gần đây dựa trên góc nhìn giá trị về sự đa dạng văn hóa được xem xét lại như một cách để các nhà quản trị đưa ra miêu tả mang tính hệ thống về văn hóa của các quốc gia và các cá thể.

Cấu trúc bài báo cáo bao gồm những nội dung sau:Chương 1: Tổng quan lý thuyết

Chương 2: Áp dụng giải quyết case studyChương 3: Bài học kinh nghiệm

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT1.1 Mô tả những sự khác biệt về văn hóa

1.1.1 Định hướng giá trị văn hóa của Kluckhohn và Strodtbeck

Một số hướng nghiên cứu ban đầu về nhân học so sánh tạo ra các khuôn khổ để xác định các vấn đề mà xã hội cần tìm giải pháp văn hóa (Inkeles & Levinson, 1969; Malinowski, 1939) Một khuôn khổ có ảnh hưởng đáng kể đến cách các tài liệu quản lý đã xác định sáu vấn đề mà tất cả các xã hội phải đối mặt (Kluckhohn & Strodtbeck,

Sáu vấn đề được cụ thể như sau.

Mối quan hệ với thiên nhiên:

Vấn đề ở đây là môi trường điều khiển con người hay con người điều khiển môi trường hay con người chỉ là một bộ phận của thiên nhiên Theo đó, con người có nhu cầu kiểm soát, hoạch định áp đặt ý chí lên môi trường hoặc làm chủ các thế lực tự nhiên (thống trị) Bên cạnh đó, con người cũng không thể khống chế các thế lực bên ngoài mà chỉ có thể chịu tác động của chúng, bi quan trước sự thay đổi đó (chinh phục) Hoặc con người có thể chung sống, tìm kiếm những nền tảng chung, kiểm soát một phần các thế lực thiên nhiên, cùng làm việc với thiên nhiên để duy trì sự hài hòa và cân bằng (hài

ó thể tìm hiểu rõ hơn thông qua một số ví dụ sau:

Chinh phục (Dominant): Thực phẩm biến đổi gen là một trong những minh chứng thể hiện rõ ràng nhất tham vọng làm chủ thiên nhiên của con người Theo VnExpress, năm 1994, các nhà khoa học tại Mỹ tạo ra giống cà chua Flavr Savr với một gen bất hoạt làm cho cây không sản xuất polygalacturonaza, loại enzyme kích hoạt quá trình thối của quả cà chua Không chỉ phá vỡ quy tắc gen của thiên nhiên, hành động này còn cho thấy ý muốn phản kháng lại các tác nhân tự nhiên như thời tiết, sâu bệnh hay thiên địch Qua đó có thể thấy, một trong những cách đối diện với thiên nhiên của con người là tìm cách thay đổi, chinh phục nó để phục vụ nhu cầu của mình.

Hòa hợp (Harmony): Phương diện này được hiểu là trong mối quan hệ vớinhiên con người chọn cách hòa hợp, sống chan hòa với xung quanh Điều này thể hiện

Trang 10

rõ qua tư tưởng “Thiên thời, địa lợi nhân hòa” của người Á Đông Theo đó, người ta quan niệm rằng trong bất cứ việc gì, nếu muốn thành công phải hội đủ ba yếu tố ThiêĐịa Nhân Hai yếu tố đầu tiên là hai yếu tố tự nhiên như môi trường, hoàn cảnh sống, hai yếu tố này thuận lợi sẽ là nền móng vững chắc quyết định sự thành bại của con người Tuy nhiên, muốn đạt được chiến thắng cần phải có thêm một yếu tố then chốt đó sự hòa hợp, linh hoạt thích nghi của con người với hai yếu tố kể trên Chính tư tưởng này đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh đời sống của con người như trồng trọt theo mùa, theo thổ nhưỡng, chăn nuôi theo địa hình…

Lệ thuộc (Subjugation): Khía cạnh cuối cùng trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên, bị tự nhiên khuất phục và mang trong mình tư tưởng không thể thay đổi được điều đó Khi đứng trước những tác động ghê gớm của thiên tai, con người thường có xu hướng khiếp sợ, quy phục và đầu hàng tự nhiên Ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, …quan điểm “Đất có thổ công, sông có hà bá” vẫn còn dự định và ăn sâu vào đời sống thông qua việc thờ cúng, tin tưởng vào các thế lực siêu nhiên như thần thánh với niềm tin những thế lực này có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của họ.

Niềm tin về bản chất con người: Con người vốn có thiện, ác hoặc hỗn hợp giữa

thiện và ác Lấy ví dụ quan niệm về bản chất con người ở Nhật Bản Người Nhật Bản hìn khá lạc quan về bản tính con người Phần lớn họ nhận thức rằng con người từ khi sinh ra là tốt hoặc có phần tốt, pha trộn với nhau Và con người có thể thay đổi bản tính thông qua quá trình phát triển, học tập và được tác động từ môi trường văn hóa, hội bên ngoài Có thể thấy điều này thông qua câu nói nổi tiếng trong Nho giáo: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, tư tưởng này đã tác động rất lớn và có vai trò điều chỉnh hành vi của con người, tạo thành một chuẩn mực đạo đức mà tất cả mọi người phải tuân

Mối quan hệ giữa con người với nhau

Những câu hỏi được đặt ra rằng mối quan hệ giữa cá nhân với người khác là gì? Văn hóa tập trung vào quan hệ cá nhân, bên ngoài hay dòng họ? Chúng ta nên hành động trước để hỗ trợ người khác hay chỉ tập trung vào bản thân mình? Từ những vấn đề đó, có 3 hình thái như sau:

Trang 11

Cấp bậc: Quan điểm này cho rằng xã hội được hình thành theo sự phân hóa cấp bậc, nghĩa là một nhóm người được sinh ra với vai trò lãnh đạo, một nhóm khác là những người đi theo sự ,dẫn dắt, coi trọng thẩm quyền, thâm niên hay các thuộc tính như tuổi tác, giới tính, gia đình, Ví dụ, trong lịch sử phong kiến ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, …vua là thiên tử, được sinh ra để phụng mệnh trời lãnh đạo đất nước, nhóm người còn lại là thần tử cần tuân theo mệnh lệnh và sự sắp xếp của nhà vua.

Tập thể: mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm ảnh hưởng tới thái độ về công việc, cấp trên và các nhóm khác có thái độ hoài nghi với các thành viên khác nhóm Các vấn đề trong đời sống đều mang tính xã hội, nghĩa là quyền định đoạt thuộc về số đông và mọi người cần tuân theo quy tắc đó Ví dụ, văn hóa làng xã ở Việt Nam là một minh chứng rõ nét cho quan điểm này Quan niệm “Bán anh em xa mua láng giềng gần’’ hay “Láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau’’ đã ăn sâu vào tâm thức người Việt khi mọi người sống không chỉ cho mình mà còn cần quan tâm, chú ý, giúp đỡ những người xung quanh.

Cá nhân: Con người nhìn nhận bản thân như các cá nhân thay vì như một thành viên của nhóm, muốn có hệ thống để tối đa hóa cơ hội đạt được thành tích hay vị trí xã hội; ở đây sự cạnh tranh được thúc đẩy Ví dụ, chủ nghĩa cá nhân rất thịnh hành ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ Người Mỹ rất tự hào về giá trị Mỹ của mình trong đó sự độc lập luôn đứng ở những vị trí đầu tiên Trẻ em Mỹ ngủ riêng từ khi mới sinh, được học cách tự chăm sóc bản thân từ rất nhỏ, con cái có quyền tự quyết định các vấn đề trong đời sống của mình và cha mẹ tôn trọng các quyết định đó, trong khi ấy bố mẹ châu Á thường quyết định hầu hết các vấn đề liên quan đến con cái, cùng với đó người châu Á vẫn tiếp tục sống chung với gia đình khi đã trưởng thành.

Tiếp tục lấy ví dụ từ nền văn hóa Nhật Bản, ta thấy Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp đọc, không có quan niệm về sự bình đẳng giống như các nước khác Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ dưới Trong công ty chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người thăm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ Ngoài ra, người Nhật theo chủ nghĩa tập thể, sẵn sàng tuần theo và hy sinh vì lợi ích của nhóm Sự thành công hay thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi thành viên trong nhóm Bên cạnh đó bản tính

Trang 12

của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân Trong xã hội Nhật, có rất ít chỗ cho ý tưởng cá nhân, vì lẽ người nào hòa nhập hoàn toàn vào các nhóm thì sẽ được đền đáp.

Bản chất hoạt động của con người

Ở khía cạnh này, câu hỏi được đặt ra rằng thiên hướng hoạt động của con người là gì? Liệu con người có khao khát thành đạt trong cuộc sống, có cuộc sống vô tư hay cuộc sống tôn giáo? Theo đó, con người có 3 thiên hướng hoạt động như sau:

Being: Động lực hành động tới tử bên trong, tập trung vào các hoạt động có giá trị với bản thân mà không nhất thiết phải quan trọng với người khác Ví dụ, sau YOLO, giới trẻ Hàn Quốc đang ngày càng ưa chuộng lối sống “Godsaeng” Thay vì lập ra những kế hoạch to lớn, dài hạn, họ tạo ra những mục tiêu nhỏ để dần dần cải thiện bản thân, nuôi dưỡng cảm xúc và dành nhiều sự quan tâm hơn đến đời sống tinh thần.

Being in becoming: Động lực hành động là để phát triển khả năng mà bản thần cho là có giá trị nhưng không nhất thiết phải quan trọng với người khác.

Doing: Động lực hành động tới từ bên ngoài, tập trung vào các hoạt động trị với cả bản thân và những người khác Vi dụ, việc tăng ca mỗi ngày đã trở thành quy tắc làm việc của người Nhật, họ luôn xem công việc là trung tâm của đời sống, đề cao hiệu suất làm việc với mong muốn đạt được thành quả tốt Vì vậy, họ dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình để làm việc, xây dựng sự nghiệp thay vì quan tâm đến các vấn đề cá nhân.

Một ví dụ khác, trong nền văn hóa Nhật Bản, người Nhật luôn tận tụy hoàn thành công việc Họ tự nguyện tuân thủ quy tắc cộng đồng bởi từ nhỏ, họ được nghiêm khắc dạy dỗ không nên làm phiền người khác Điều đó cũng khiến họ luôn kiềm chế bản năng của chính mình và tồn tại một sự gò bó trong tâm thức Thái độ đối với công việc và sự thành công: Người Nhật nổi tiếng với thái độ nghiêm túc, sự chăm chỉ chỉn chu công việc Đúng giờ, tuân thủ kỉ luật tuyệt đối, chịu khó, hiếm khi nói “không” với công việc Nhật Bản là một nền văn hóa khuynh hướng tập thể, họ luôn nghĩ cho tập thể chung hơn là chỉ nghĩ cho bản thân mình Các nhà quản lý Nhật Bản ra quyết định chỉ sau khi xem xét ý kiến của tất cả các nhân viên cấp dưới.

Quan niệm về không gian

Trang 13

Vấn đề ở đây là con người thích làm việc, hoạt động theo một cách không gian riêng tư hay công cộng, tập thể? Khoảng cách giữa họ với mọi người là gần gũi hay xa hông gian vật lý mà chúng ta sử dụng là riêng tư hoặc công cộng hoặc kết hợp giữa công cộng và riêng tư.

Tính riêng: Tôn trọng sở hữu cá nhân; đề cao sự riêng tư; ưu thích những cuộc họp, gặp mặt riêng; giữ khoảng cách với người lạ Ví dụ người Mỹ có ý thức về không gian riêng từ khi còn rất nhỏ, cha mẹ và con cái ở phòng riêng và nếu không có sự đồng ý của đứa trẻ không ai được phép vào phòng kể cả cha mẹ chúng Tương tự vậy, khi đến nhà của một người Mỹ, khách mời chỉ nên sử dụng không gian sinh hoạt g, những nơi mang tính cá nhân như phòng ngủ hay phòng làm việc không nên bị xâm phạm đến.

Tính chung: Nghi ngờ các hoạt động kín đáo, coi sự gần gũi về mặt xã hội là bình thường, các cuộc họp, gặp mặt chung được đề cao Ví dụ, ở Việt Nam, đình làng

ng gian sinh hoạt văn hóa chung của tất cả mọi người trong khu vực đó Trong các ngày quan trọng như lễ tết, mọi người đều có thể tham gia vào các hoạt động ở đình làng Ngoài ra không gian này còn được trưng dụng làm sân phơi vào mỗi vụ mùa cho cả làng.

ính lẫn lộn: phân biệt các hoạt động riêng và chung Ví dụ, Các gia đình truyền thống ở Pakistan hiện vẫn còn duy trì văn hóa đại gia đình, nhiều thế hệ trong một gia đình sẽ sống cùng nhau và mỗi gia đình nhỏ sẽ là một bộ phận của gia đình lớn Từ ba đến năm gia đình nhỏ như vậy sống chung trong một căn nhà và mỗi gia đình sẽ sống ở một khu vực hoặc một tầng riêng trong căn nhà đó Họ là một nhóm người nhỏ cùng chia sẻ một không gian chung nhưng có sự phân chia không gian riêng trong chính

Ví dụ, ở Nhật Bản, họ có xu hướng chung, hướng tới tập thể Trong làm việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể Người Nhật không thích đối đầu với người khác, trong uổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lòng người khác.

Trang 14

Định hướng theo thời gian Mọi người nên đưa ra quyết định liên quan đến

truyền thống hoặc sự kiện trong quá khứ, sự kiện ở hiện tại hoặc sự kiện trong tương

Quá khứ: tập trung vào quá khứ, bảo tồn và duy trì các giáo lý và tín ngưỡng truyền thống Ví dụ, ở một số nước châu Á như Trung Quốc,Nhật Bản, Hàn Quốc, … hôn nhân không phải chỉ là chuyện của hai người mà nó là chuyện của cả một gia đình, dòng họ Lễ cưới phải có đầy đủ các nghi lễ như bái lạy tổ tiên, kính rượu cha mẹ hay mặc trang phục truyền thống Trong đời sống hôn nhân, cả vợ và chồng phải sống sao cho đẹp lòng đôi bên, khi làm bất cứ việc gì cũng phảinghĩ đến bộ mặt gia đình.

Hiện tại: tập trung vào hiện tại điều chỉnh những thay đổi trong tín ngưỡng và truyền thống Ví dụ, trái với văn hóa làm việc 996 trước đây, giới trẻ Trung Quốc lựa chọn lối sống 45 độ Theo đó họ không làm việc cật lực để lo lắng cho tương lai, thay vào đó họ chọn cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống với mong muốn giảm bớt áp lực trong công việc, dành nhiều thời gian hơn để cảm nhận đời sống và phát triển bản thân ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Tương lai: tập trung vào hiện tại điều chỉnh những thay đổi trong tín ngưỡng và truyền thống Chẳng hạn nước Nhật là nước có xu hướng quan tâm đến tương lai như những công nghệ vươn tới tương lai, tầm nhìn về cuộc cách mạng “Xã hội 5.0”.

Trong cách khái niệm hóa sự đa dạng văn hóa này, sáu định hướng giá trị không phải là những chiều hướng lưỡng cực Mức độ ưu tiên cao đối với một giả định không nhất thiết hàm ý mức độ ưu tiên thấp đối với hai giả định còn lại có cùng định hướng giá trị Tất cả các sở thích đều có thể được thể hiện trong một xã hội, nhưng với thứ tự xếp hạng của các lựa chọn thay thế được ưu tiên Ví dụ: trong trường hợp định hướng theo thời gian, những người đến từ Hoa Kỳ có thể thể hiện sự ưa thích đối với định hướng theo thời gian hiện tại, nhưng định hướng trong tương lai có thể là lựa chọn thứ

Khung này đã được hỗ trợ tốt trong nghiên cứu thực địa sâu rộng (Kluckhohn & Strodtbeck, 1961) và có ý nghĩa rõ ràng về hành vi quản lý (ví dụ: định hướng thực hiện

Trang 15

gợi ý rằng nhân viên sẽ có động lực để đạt được mục tiêu, trong khi định hướng tồn tại cho thấy rằng nhân viên sẽ chỉ làm việc càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu quản lý đã trực tiếp sử dụng nó để mô tả các nền văn hóa xã hội Thay vào đó, những hiểu biết quan trọng của nó về các vấn đề xã hội cơ bản đã được đưa vào các khuôn khổ khác.

Chúng tôi tập trung vào tương lai (thời gian sắp tới), lập kế hoạch trước, và tìm kiếm những cách thức mới để thay thế cái cũ.

Con người và

môi trường tự Chinh phục

Chúng ta có thể và nên thực hiện việc kiểm soát hoàn toàn với các lực lượng của và trong tự nhiên và siêu

Trang 16

Chúng ta có thể và nên thực hiện kiểm soát một phần chứ không phải toàn bộ bằng cách sống cân bằng với các lực lượng tự nhiên

Phục tùng

Chúng ta không thể và không nên kiểm soát các lực lượng tự nhiên mà thay vào đó, chúng ta phải tuân theo sức mạnh cao hơn của các lực này.

Quan hệ với người khác

Thứ bậc (Lineal)

Nhấn mạnh vào các nguyên tắc thứ bậc, và tuân theo cấp thẩm quyền trong nhóm

Bình đẳng

Nhấn mạnh vào sự đồng thuận trong một nhóm mở rộng gồm những người bình đẳng

Phụ thuộc cá nhân

Nhấn mạnh vào các cá nhân hoặc các gia đình riêng lẻ trong nhóm, là những người đưa ra quyết định một cách độc lập với những người

Động lực hành động

Động lực của chúng ta là nội tại, nhấn mạnh rằng hoạt động được đánh giá cao bởi chính ta chứ không nhất thiết

Trang 17

bởi những người khác trong

Động lực là để phát triển và trưởng thành trong những khả năng mà chúng ta đánh giá cao, mặc dù không nhất thiết được những người khác đánh giá

Động lực của chúng ta là bên ngoài chúng ta, nhấn mạnh hoạt động vừa được chúng ta đánh giá cao vừa được những người khác trong

Bản chất của bản chất con

Sinh ra là ác, nhưng có thể trở thành thiện Tuy nhiên, có rủi ro trở thành tệ hơnSinh ra là ác và ko có khả năng thay đổi, do đó cần được cứu rỗi từ bên Có cả đặc tính thiện và ác, có thể thay đổi tốt lên hoặc xấu đi

Có cả đặc tính thiện và ác, và không thể thay đổi

Trang 18

Sinh ra không thiện không ác, có thể thay đổi để thành thiện hay ác

Sinh ra không thiện không ác, và không thể thay đổi

Cơ bản là thiện, nhưng có thể bị biến chất

Cơ bản là thiện, và sẽ luôn như vậy

1.1.2 Lý thuyết chiều kích văn hóa của Hofstede

Lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede là một khuôn khổ được sử dụng để hiểu sự khác biệt giữa văn hóa của các quốc gia và phân biệt cách thức kinh doanh giữa các nền văn hóa khác nhau Nói cách khác, lý thuyết này tạo ra khuôn khổ để phân biệt các nền văn hóa quốc gia khác nhau, các khía cạnh của văn hóa và tác động của chúng đối với việc kinh doanh.

Lý thuyết này được phát triển bởi Geert Hofstede, một nhà nghiên cứu người Hà Lan về quản lý và văn hóa, nghiên cứu cách mọi người từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau tương tác dựa trên các chiều văn hóa khác nhau Bản đầu tiên của Lý thuyết Hofstede bao gồm bốn chiều sau:

Khoảng cách quyền lực (Power Distance)

Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể (Individualism vs Collectivism)Tránh sự không chắc chắn (Uncertainty Avoidance)

Tính nam và Tính nữ (Masculinity vs Femininity)

Những năm sau đó, các nghiên cứu của Michael Harris Bond và Michael Minkov đã giúp bổ sung thêm 2 khía cạnh mới:

Trang 19

Định hướng dài hạn so với ngắn hạn (Long

Hưởng thụ và kiềm chế (Indulgence vs Restraint)

Khoảng cách quyền lực (Power Distance)

Tất cả các xã hội đều không bình đẳng, nhưng một số xã hội bất bình đẳng hơn những xã hội khác.

Khoảng cách quyền lực là chỉ số thể hiện “mức độ mà những thành viên ít quyền ực hơn trong một tổ chức, tập thể chấp nhận và tin rằng quyền lực phân bổ không đồng đều” Điều này thể hiện sự bất bình đẳng về quyền lực được xác định từ bên dưới, nghĩa là những người có quyền lực ít hơn trong xã hội, chứ không phải từ bên trên Những người có quyền lực nhiều hơn, ví dụ như các lãnh đạo, là người tán thành sự bất bình đẳng này Tất nhiên, quyền lực và bất bình đẳng là những thực tế cực kỳ cơ bản của bất kỳ xã hội nào

Chỉ số khoảng cách quyền lực PDI cung cấp bằng chứng về mức độ mà cdân thông thường, hoặc cấp dưới, sẽ tuân thủ theo ý kiến của người có quyền thế.

Dưới đây là bốn khác biệt chính xã hội có khoảng cách quyền lực nhỏ và khoảng cách quyền lực lớn:

BảngSự khác biệt giữa xã hội có khoảng cách quyền lực nhỏ và khoảng cách quyền lực lớn

Nguồn: Hofstede, 2011

Khoảng cách quyền lực nhỏKhoảng cách quyền lực lớn

Cha mẹ đối xử bình đẳng với con cái Cha mẹ dạy con phải vâng lờiGiáo dục lấy người học làm trung tâm Giáo dục lấy người dạy làm Người trẻ không sợ và cũng không tôn

trọng người già

Người trẻ sợ và tôn trọng người

Trang 20

Ít diễn ra sự tham nhũng; nếu dính scandals thì sẽ chấm dứt luôn sự nghiệp chính trị

Sự tham nhũng diễn ra thường xuyên; các scandal được che đậyVới những người thuộc văn hóa chỉ số quyền lực cao, việc bất bình đẳng được xem là hiển nhiên Quản lý/ Sếp của có quyền lực tối thượng, và nhân viên được mong sẽ lắng nghe và theo sát chỉ dẫn, phân công của sếp thay vì chủ động nắm việc Với PDI 70, Việt Nam được xem là một quốc gia có chỉ số quyền lực cao Các nước có chỉ số quyền lực cao khác như Ấn Độ (77), Trung Quốc (80), Nga (93), Slovakia (100) Còn ở một quốc gia chỉ số quyền lực khá thấp, khoảng cách giữa sếp và nhân viên chỉ là một thứ “nhân tạo”, được tạo ra để khiến cho công việc trơn tru hơn Những người ở cấp trên sẽ cố gắng làm giảm khoảng cách giữa họ với nhân viên bằng việc trở nên thân thiện, khuyến khích lắng nghe và phản biện từ nhân viên có thể kể đến như Mỹ (40), Úc (38), Đức (35)

Nếu so sánh một giám đốc tiếp thị người Áo và một giám đốc tiếp thị người Malaysia Làm việc ở cùng cấp bậc trong một tổ chức, sẽ thấy rõ sự khác biệt về PDI Giám đốc người Malaysia có trách nhiệm và quyền lực hơn so với người Áo, PDI thấp Trong một chức của người Malaysia, quyền lực tập trung nhiều ở cấp cao hơn.

Nhật Bản

Đan Mạch

Đức Thụy Điển

Trang 21

Chỉ số khoảng cách quyền lực của một số quốc gia trên thế giới

Nguồn: Hofstede

Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể (Individualism vs Collectivism)

Chỉ số này khám phá mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng.Trong một đất nước Individualism, nhu cầu của cá nhân sẽ được thỏa mãn trước nhu cầu của tập thể Sự tự lập được đánh giá cao, và sự tự do của mỗi cá nhân là điều ai cũng mong muốn Sự kết nối về cảm xúc giữa các cá nhân khá lỏng lẻo, ngoại trừ gia đình và một vài người bạn thân Ngược lại, ở một quốc gia Collectivism, sự thành công của một tập thể bảo chứng cho sự thành công của mỗi cá nhân; do đó một người có trách nhiệm rất lớn đối với tập thể của mình Sự hòa thuận và lòng trung thành được đánh giá cao; và có sự phân định rạch ròi giữa “người trong nhóm” với “người ngoài nhóm”

Bảng Sự khác biệt giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

Nguồn: Hofstede, 2011

Ngôi xưng – “Tôi” Ngôi xưng – “chúng tôi”Chú trọng về quyền riêng tư Chú trọng vào sự thuộc về

Ý kiến cá nhân được xã hội này mong đợi: một người một phiếu

Ý kiến và phiếu bầu được xác định từ trước bởi trong nhóm

Một ví dụ thực tiễn là ở những quốc gia Individualism như Mỹ (91), Canada (81), Hà Lan (80), bạn có thể thấy khá thân thiện và dễ kết bạn, vì với họ, các mối quan hệ thường chỉ mang tính là một mối quan hệ nhất thời Và đương nhiên vì thế, họ sẽ không ngại thẳng thắn và làm mất lòng bạn Còn ở các quốc gia Collectivism như Việt Nam (20), Hàn Quốc (18), Indonesia (14), trong giao tiếp, họ thường tránh

Ấn Độ Thổ Nhĩ KỳMỹ

Trang 22

nói thẳng vì cho rằng như vậy là bất nhã và đối với họ, việc đưa nhiều bạn bè, bà con vào làm việc trong công ty là chuyện thường, thậm chí còn xem là hợp đạo lý Người dân của những nền văn hoá này coi trọng sự hài hoà hơn sự khác biệt Họ có xu hướng tán thành những hành vi làm tăng mức độ gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau trong cộng đồng.

Chỉ số chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa tập thể của một số quốc gia

Nguồn: Hofstede

Tránh sự không chắc chắn (Uncertainty Avoidance)

Mức độ lo lắng của các thành viên trong xã hội về những tình huống không chắc chắn hoặc không biết.

Né tránh rủi ro của Hofstede đánh giá mức độ mà các thành viên của các nền văn hóa khác nhau thích nghi với những tình huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu tố không chắc chắn Được định nghĩa như “mức độ chấp nhận của xã hội với sự mơ hồ”, khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường.

Những quốc gia “High uncertainty avoidance” sẽ cố gắng tránh rủi ro hết mức có thể Với họ, những điều khác lạ, sự thay đổi đều mang tính nguy hiểm, đáng sợ; mới

Nhật Bản

Đan Mạch

Đức Thụy Điển

Trang 23

chưa chắc đã tốt Họ tôn trọng truyền thống và xã hội của họ được điều chỉnh bởi các quy tắc, trật tự và luôn tìm kiếm một “sự thật” chung Ở cực còn lại, những nước “Low uncertainty avoidance” không ngại mạo hiểm và thất bại Việc thử nghiệm, mắc lỗi sai là cách để họ học hỏi và phát triển sản phẩm Có rất ít quy tắc chung và mọi người được khuyến khích tự do phát triển và cũng tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro xảy đến Việt Nam được xem là một nước có chỉ số tránh sự không chắc chắn thấp với số điểm 30, cùng nhóm với Mỹ (46), Singapore (8), Jamaica (13) Cực còn lại là các nước như Nhật Bản (92), Bỉ (94), Hy Lạp (100).

Ví dụ: Bong bóng nhà đất và khủng hoảng tài chính là một ví dụ điển hình về mức độ e ngại rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ một quốc gia Mỹ là quốc gia nằm trong tâm sự kiện bong bóng nhà đất, với các nhà đầu tư không chuyên chấp nhận rủi ro đáng kể trong thị trường nhà đất Các ngân hàng thì đầy tham vọng khi thúc đẩy bong bónbằng việc cho các cá nhân rủi ro vay tiền Kết quả là thảm họa đã xảy ra, với sự sụt giảm 50% trên thị trường chứng khoán và giá nhà trung bình ở một số thị trường giảm xuống 30% so với mức giá cao nhất.

Trong khi đó, Bỉ duy trì các hành động bảo thủ Trong khi bong bóng nhà đất và cho vay linh hoạt xâm nhập vào Bỉ thì nó thường phải được thông qua các nhà cho vay quốc tế Cuối cùng, nền kinh tế Bỉ đã tốt hơn nhiều so với nền kinh tế Mỹ, một phần là do mức độ e ngại rủi ro cao Điều này được chứng minh bằng việc tại Bỉ không có nhiều các nhà đầu tư bán lẻ chấp nhận rủi ro đáng kể bằng cách mua bất động sản.

Bảng Sự khác biệt giữa xã hội ít né tránh sự không chắc chắn và tránh sự không chắc chắn một cách mạnh mẽ

Nguồn: Hofstede, 2011

sự không chắc chắnNé tránh sự không chắc chắn một cách mạnh mẽ

Thoải mái, ít căng thẳng, tự chủ, ít lo lắng

Mức độ căng thẳng cao hơn, xúc động, lo lắng, rối loạn thần kinh

Giáo viên có thể nói "Tôi không biết”

Giáo viên phải có tất cả các câu trả lời

Trang 24

Đổi việc mà không có vấn đề gì Vẫn làm việc ngay cả khi không thích

Không thích các quy tắc văn hoặc bất thành văn

Cần các quy tắc ngay cả khi không

Trong tôn giáo, triết học và khoa học: chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa kinh nghiệm

Trong tôn giáo, triết học và khoa học: niềm tin vào những chân lý tối thượng và những lý thuyết vĩ đại

Nam tính và Nữ tính (Masculinity vs Femininity)

Ở khía cạnh này, Masculinity và Feminity mang nghĩa khá rộng, không chỉ thể hiện vai trò truyền thống của nam và nữ trong xã hội Masculinity vs Feminity còn là khía cạnh thể hiện điều gì được xã hội xem là quan trọng: thành tích hay quá trình, tính cạnh trạnh hay sự hòa hợp.

Nam tính/ Nữ tính là khái niệm chỉ một định hướng của xã hội dựa trên giá trị củnam tính và nữ tính Các nền văn hoá nam tính có xu hướng coi trọng cạnh tranh, sự quyết đoán, tham vọng, và sự tích luỹ của cải Xã hội được tạo nên bởi những người đàn ông và phụ nữ quyết đoán, chú trọng đến sự nghiệp, kiếm tiền và hầu như không âm đến những thứ khác Có thể kể đến các ví dụ điển hình là Australia, Nhật Bản Hoa Kỳ cũng là một đất nước có nam tính tương đối cao Các nền văn hoá nói tiếng Tây Ban Nha cũng khá nam tính và thể hiện sự say mê lao động, sự táo bạo và cạnh tranh Trong kinh doanh, tính chất nam tính thể hiện ở sự thích hành động, tự tin, năng động Các xã hội Masculinity sẽ có sự phân biệt rạch ròi và có khoảng cách khá lớn về vai trò của nam và nữ Đây cũng là những quốc gia đánh giá cao sự cạnh tranh, sự quyết đoán, và cho rằng vật chất rất quan trọng Họ định nghĩa thành công dựa trên những thành quả vật chất của một người

Ngược lại, trong các nền văn hoá nữ tính, vai trò nữ giới và nam giới thường đan vào nhau như ở các nước Scandinavia, cả Nam giới và Nữ giới đều chú trọng vào việc duy trì vai trò, sự phụ thuộc lẫn nhau và quan tâm đến những người kém may mắn hơn Hệ thống phúc lợi phát triển cao và nhà nước thường có chế độ trợ cấp cho giáo dục.

Trang 25

Hai slogan đại diện cho hai trường phái Masculinity vs Femininity là: “live to work” vs “work to live” Nhật Bản là nước có chỉ số Masculinity rất cao (95) và theo phân tích của Hofstede, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành công lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam giới áp đảo trong nhóm Việt Nam đạt 40 điểm về chiều hướng này và do đó được coi là một xã hội nữ quyền Ở các quốc gia nữ giới tập trung vào "làm việc để sống", các nhà quản lý cố gắng để đạt được sự đồng thuận, mọi người đánh giá sự bình đẳng, đoàn kết vchất lượng trong cuộc sống làm việc của họ Các quốc gia nữ tính khác như Hàn Quốc (39), Thái Lan (34), Thụy Điển (5).

Bảng Sự khác biệt giữa xã hội tính nữ và tính nam

Nguồn: Hofstede, 2011

Tính nữ

Sự khác biệt nhỏ về cảm xúc và vai trong xã hội giữa các giới tính

Sự khác biệt lớn về cảm xúc và vai trò trong xã hội giữa các giới tínhCả con trai và con gái đều có thể

khóc nhưng không nên đánh nhau

Con gái thì được khóc, con trai thì không Con trai nên đánh nhau, con gái

ả bố và mẹ đều có thể giải quyết các vấn đề vế lý trí, logic và tình cảm

Bố giải quyết các vấn đề lý trí, logic, mẹ giải quyết các vấn đề về tình cảm

Người mẹ quyết định nên sinh bao nhiêu đứa con

Người bố quyết định gia đình sẽ có bao

Rất nhiều phụ nữ tranh cử cho các vị trí chính trị

Ít phụ nữ tranh cử cho các vị trí chính trị

Định hướng ngắn hạn so với dài hạn (Long

Cách mọi xã hội phải duy trì một số mối liên hệ với quá khứ của chính mình trong khi đương đầu với những thách thức của hiện tại và tương lai Mức độ các thành

Trang 26

viên trong nền văn hóa cảm thấy thoải mái với việc đáp ứng ngay lập tức hay có thể được trì hoãn của các nhu cầu về vật chất, xã hội và cảm xúc.

Khía cạnh này không chỉ nói đến định hướng trong tương lai, mà còn đề cập đến việc xã hội đánh giá các giá trị xã hội lâu đời và truyền thống như thế nào Đây là chiều thứ năm mà Hofstede thêm vào sau khi tìm ra mối liên kết mạnh mẽ với triết học Nho giáo của các quốc gia châu Á (tên gọi ban đầu của chiều văn hóa này là CONFUCIAN Những quốc gia có Định hướng dài hạn tập trung vào những mục tiêu dài hạn Các nước này có xu hướng liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ để giải quyết các vấn đề trong thực tại và tương lai Người dân nước này do đó sẽ có tính tiết kiệm và luôn chú trọng sự bền bỉ, nhất quán trong công việc Ở chiều ngược lại, xã hội có Định hướng ngắn hạn tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, hướng tới thành công trước mắt Họ cho rằng hiện tại có tầm quan trọng lớn hơn so với tương Việt Nam là một nước có Long term orientation (57), cùng nhóm với các nước khác như Đức (83), Trung Quốc (87), Hàn Quốc (100) Ở chiều còn lại là các nước như Ai Cập (8), Úc (23), Mỹ (26).

Nhật Bản là một trong những quốc gia có định hướng dài hạn nhất Họ khuyến khích tiết kiệm và nỗ lực trong giáo dục hiện đại như là một cách chuẩn bị cho tương lai Trong kinh doanh, người Nhật có định hướng dài hạn về tỷ lệ đầu tư R&D liên tục trong thời điểm khó khăn về kinh tế, tỷ lệ vốn đầu tư cao hơn, ưu tiên tăng trưởng thị phần ổn định chứ không phải lợi nhuận hàng quý, mục tiêu trước mắt,… Tất cả chỉ nhằm đáp ứng độ bền vững của công ty.

Với số điểm là 57 có thể định nghĩa rằng Việt Nam là một nước khá thực tế.ội có định hướng thực tế, người ta tin rằng sự thật phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, bối cảnh và thời gian Họ cho thấy khả năng thích ứng với truyền thống một cách dễ dàng để thay đổi điều kiện, một xu hướng mạnh mẽ để tiết kiệm và đầu tư,sự tiết kiệm và kiên trì để đạt được kết quả.

Kiềm chế và Hưởng thụ (Indulgence vs Restraint)

Đây là khía cạnh cuối cùng được Hofstede bổ sung vào lý thuyết của mình Chỉ số này thể hiện mức độ mỗi con người cố gắng kiểm soát những mong muốn, nhu cầu của bản thân Nền văn hóa Indulgence sẽ cho phép bạn tự do làm những gì mình thích

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan