tổng quan về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tổng quan về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐCTẾ1.1 Hoạt động thương mại 1.1.1 Khái niệm về hoạt động thương mại Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm m

Trang 1

TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐCTẾ

1.1 Hoạt động thương mại

1.1.1 Khái niệm về hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hànghoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinhlợi khác.

- Mua bán hàng hoá: là hoạt động thương mại mà bên bán có nghĩa vụ giao hàng,chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụthanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

- Cung ứng dịch vụ: là hoạt động thương mại mà theo đó một bên (bên cung ứngdịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụngdịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịchvụ theo thỏa thuận.

- Xúc tiến thương mại: là hoạt động thương mại thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bánhàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại,trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

- Các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác: Gia công hàng hóa, Đấu giá hànghóa, Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, Dịch vụ Logistics, Dịch vụ quá cảnh hàng hóa, Dịch vụgiám định, Cho thuê hàng hóa, Nhượng quyền thương mại,

Trang 2

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại có những đặc điểm sau:

Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất một

bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chấtnghề nghiệp Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhânhoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Ngoàira, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt động thương mại mộtcách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Không phải là thương nhântheo Luật thương mại);

Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại mang tính lợi nhuận;

Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá

và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ) Ngoài ra, các hìnhthức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại.

1.2 Rào cản thương mại

Rào cản thương mại những hạn chế đối với thương mại quốc tế do Chính phủ ápđặt Rào cản thương mại được chính phủ thiết lập để áp thêm chi phí hoặc giới hạn đốivới hàng nhập khẩu hay xuất khẩu để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước Nhằmmục đích điều tiết kiểm soát, điều tiết sản phẩm xuất nhập khẩu Những chi phí bổ sunghoặc sự khan hiếm tăng dẫn đến giá sản phẩm nhập khẩu cao hơn và do đó làm cho hàng

Trang 3

hóa và dịch vụ trong nước cạnh tranh hơn Đây chính là một biện pháp bảo hộ mậu dịchcủa một quốc gia trong thương mại quốc tế

Có 3 loại rào cản phổ biến trong thương mại quốc tế: Rào cản thuế quan, rào cản phithuế quan và hạn ngạch

a Rào cản thuế quan

Thuế quan là một loại thuế áp dụng cho hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩuqua biên giới quốc gia Chức năng chính của thuế quan là điều tiết giao dịch thương mạibằng cách tạo ra áp lực cạnh tranh và bảo vệ ngành sản xuất nội địa.

Thuế quan có thể được áp dụng theo hai hình thức chính: đơn vị cố định và đơn vịbiến thiên Trong trường hợp đơn vị cố định, số tiền thuế không đổi tính trên mỗi đơn vịhàng hóa hoặc tỷ lệ phần trăm được áp dụng vào giá cả Trong khi đó, trong trường hợpđơn vị biến thiên, số lượng thuế có thể thay đổi theo giá hoặc số lượng hàng hóa nhậpkhẩu hoặc xuất khẩu.

Đặc biệt, thuế quan không chỉ là một nguồn thu cho quốc gia mà còn là một công cụquan trọng trong việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa Nó có thể được sử dụng để giảm áplực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu, giảm thâm hụt thương mại, hoặc ngăn chặn các hành vithương mại không công bằng như bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu hoặc thao túng tiền tệ.

Như vậy, thuế quan không chỉ là một phần của giá cả hàng hóa xuất/nhập khẩu, màcòn có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu và cả sức mua củathị trường.

Trang 4

Một số rào cản thuế quan như: GSP (mức thuế suất và tiêu chí loại trừ), thuế VAT,thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế môi trường, thuế phụ thu…

b Rào cản phi thuế quan

Các biện pháp hàng rào phi thuế quan là các biện pháp mà các quốc gia sử dụng đểngăn chặn hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác mà không áp dụng thuếquan trực tiếp Thay vì đánh thuế, các biện pháp này thường liên quan đến yêu cầu vềchất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa Mục tiêu chínhcủa các biện pháp này là bảo vệ ngành sản xuất và hàng hóa trong nước khỏi sự cạnhtranh từ hàng hóa nhập khẩu.

Trên thực tế có rất nhiều rào cản phi thuế quan do các nước xây dựng nên để bảo vệngành sản xuất và hàng hóa nội địa trước hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác ví dụnhư: SPS, TBT, quy định về xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, quy định về nhãn mác, baobì đóng gói,

Trang 5

1.3 Rào cản kỹ thuật

1.3.1 Khái niệm về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, "rào cản kỹ thuật đối với thương mại" thực chấtlà các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mà một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa nhậpkhẩu, cũng như các quy trình để đánh giá sự phù hợp của hàng hóa đó với các tiêu chuẩnvà quy chuẩn kỹ thuật đó Các biện pháp kỹ thuật này thường được thiết lập để bảo vệcác lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, và an ninh.

Mặc dù các biện pháp kỹ thuật này được coi là cần thiết và hợp lý, nhưng trong thựctế chúng có thể trở thành rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế Điều này xảy ra khichúng được sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, tạo ra các trở ngại cho việc nhậpkhẩu hàng hoá từ các quốc gia khác vào thị trường nội địa Vì lẽ đó, các biện pháp kỹthuật cũng được gọi là "rào cản kỹ thuật đối với thương mại".

1.3.2 Phân loại hàng rào kỹ thuật

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế được phân chia thành 3 loại: Quy chuẩnkỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp.

1.3.2.1 Quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầuquản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng kháctrong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con

Trang 6

người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyềnlợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Trong đó, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật bao gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quychuẩn kỹ thuật địa phương.

Đây là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (Các doanh nghiệp bắtbuộc phải thực hiện)

Ví dụ như để xuất khẩu hàng hóa qua các nước khác trên thế giới thì hàng hóa củadoanh nghiệp xuất khẩu bắt buộc phải đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật ISO 9000.

1.3.2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn đểphân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượngkhác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đốitượng này.

Khác với quy chuẩn kỹ thuật là bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện để đượcxuất hiện trên thị trường thì tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra chủ yếu mang tính khuyếnnghị, tức là sản phẩm nhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay cả khi các sản phẩmđó không đáp ứng được những tiêu chuẩn về kỹ thuật

1.3.2.3 Quy trình đánh giá sự phù hợp

Đánh giá sự phù hợp là hoạt động kỹ thuật nhằm xác định chất lượng của sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ do nhà sản xuất, kinh doanh cung cấp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ

Trang 7

thuật tương ứng Đánh giá sự phù hợp giúp nhà sản xuất, người cung cấp, người tiêudùng xác định được mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hoá so với các mức quy địnhtrong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng;là một trong các công cụ của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá của cơquan quản lý nhà nước để đảm bảo quy định về an toàn, sức khoẻ, môi trường; đem lạilợi ích cho nhà sản xuất, người cung cấp dịch vụ, người sử dụng hoặc tiêu dùng sảnphẩm, dịch vụ.

Với vai trò quan trọng của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp,Việt Nam và hầu hết các quốc gia đều quan tâm và đẩy mạnh hoạt động xây dựng, côngbố/ ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và phát triển hoạt động đánh giásự phù hợp để phục vụ tốt yêu cầu quản lý và nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

1.3.3 Các hình thức của hàng rào kỹ thuật

Các rào cản kỹ thuật trong thương mại hàng hóa quốc tế thường bao gồm các hìnhthức sau:

1.3.3.1 Các tiêu chuẩn, quy định an toàn kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ

Các cơ quan chức năng đặt ra yêu cầu liên quan đến kích thước, hình dáng, thiết kế,độ dài và các chức năng của sản phẩm Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuốicùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứngnhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu vàcác phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, được ápdụng

Trang 8

Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảovệ sức khỏe, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường,

Các tiêu chuẩn thường được áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thủy sảnvà thịt, SPS đối với sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học,

1.3.3.2 Các tiêu chuẩn biến và sản xuất theo quy định môi trường

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, đượcsử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đếnmôi trường hay không Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mụcđích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo Việc ápdụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm tăng giá thành và do đótác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trang 9

môi trường tốt Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêuchuẩn ISO 14000) và các bộ luật mang tính xã hội cề đạo đức Tiêu chuẩn về trách nhiệmxã hội (SA 8000 - the Social Accountability 8000) sẽ càng trở nên quan trọng trongnhững năm tới

1.3.3.3 Các yêu cầu về nhãn mác

Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó cácsản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sảnxuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nơi bán, mã số vạch, hướng dẫn sửdụng, hướng dẫn bảo quản, Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệukéo dài hàng tháng và rất tốn kém Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất phổbiến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.

1.3.3.4 Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quyđịnh về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, Những tiêuchuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vậtliệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sửdụng Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnhtranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng nhưchi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế mỗinước là khác nhau.

Trang 10

1.3.3.5 Phí môi trường

Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: Thu lại chi phí phảisử dụng cho môi trường, thay đổi các ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạtđộng có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường.Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:

Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các chất độc hạihoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sửdụng.

Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước vàđất, hoặc gây tiếng ồn.

Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụcủa chính phủ để bảo vệ môi trường

Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhàsản xuất và người tiêu dùng

1.3.3.6 Nhãn sinh thái

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùngbiết đó là sản phẩm được coi là tốt hơn về mặt môi trường Các tiêu chuẩn về dán nhãnsinh thái được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạntiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu

Trang 11

kỳ sống của nó Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh”hơn Ví dụ, trên thị trường Mỹ, các loại thủy sản có dán nhãn sinh thái thường có giá báncao hơn, ít nhất 20% có khi gấp 2-3 lần thủy sản thông thường cùng loại

1.3.3.7 Quy định về xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hànghoá, là công cụ thể hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương và đa phươnggiữa các quốc gia Trong điều kiện hiện nay, với việc gia nhập các hiệp định kinh tế -thương mại khu vực và thế giới trở thành xu thế, nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩymạnh quan hệ thương mại thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng.

Xuất xứ hàng hóa thường gắn liền với quốc tịch (sinh ra/ sản xuất tại đâu, đến từquốc gia nào?) Thông qua xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp, người tiêu dùng hay cơ quanquản lý nước có thể dễ dàng nắm được nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa đó đến từđâu.

Việc đưa ra các quy định về xuất xứ hàng hóa nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại,các quốc gia đã hình thành các nhóm, khu vực thương mại tự do bằng hình thức cắt, giảmthuế đối với các loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia thành viên.

Ví dụ doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu thịt bò;+ Thuế thông thường: 45%

+ MFN: 30%+ ATIGA: 5%

Trang 12

+ EVFTA: 0%

1.3.4 Hệ thống TBT

1.3.4.1 Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000

Tiêu chuẩn ISO 9001 được biết đến là một tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhất trongcác tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO Hiện nay hệ thống này được trong 140 quốcgia áp dụng Cụ thể hơn, đây là một tiêu chuẩn được các doang nghiệp/ tổ chức áp dụngcho hệ thống quản lý chất lượng của mình.

ISO:2000 đề cập chủ yếu đến các lĩnh vực về chất lượng, theo Tổ chức Phát triểncông nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) các doang nghiệp áp dụng hệ thống này sẽ:

+ Đáp ứng được yêu cầu của khách trong và ngoài nước.

+ Nâng cao tinh thần làm việc và đoàn kết của nhân viên trong doanh nghiệp.+ Vượt qua rào cản thương mại quốc tế.

+ Gia tăng thị phần, diện tích, lợi nhuận và phát triển bền vững.

Trong thực tế, sản phẩm của doang nghiệp nào được cấp giáy chứng nhận phù hợpvới ISO 9001:2000 sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường các nước phát triển.

1.3.4.2 Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000

Tiêu chuẩn ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế dành cho hệ thống quản lý môitrường Được áp dụng với mọi doanh nghiệp/ tổ chức không phân biệt về quy mô lớn nhỏra sao Tiêu chuẩn này được coi là khung chuẩn, là định hướng giúp doanh nghiệp/ tổ

Trang 13

chức quản lý các vấn đề liên quan tới môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa mình

Thị trường thế giưới hiện nay rất chứ trọng đến vấn đề môi trường, tổ chức môitrường thế giới đã khuyến cáo các doang nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “xanh vàsạch” Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của một sản phẩm có vai trò lớn tới sức cạnhtranh cản sản phẩm đó trên thị trường.

1.3.4.3 Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practices)

Đây là một hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt làdược phẩm Các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia, Canada, đều yêu cầu cácsản phẩm là thực phẩm và dược phẩm khi nhập vào thị trường nước họ phải được côngnhận đã áp dụng GMP Bộ Y tế Việt Nam quy định đến năm 2005 doanh nghiệp sản xuấtdược phẩm nào không đạt GMP sẽ không được cấp số đăng ký sản xuất thuốc.

1.3.4.4 Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point)

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản nếu muốnthâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Canada, Bộ Thủy sản ViệtNam quy định các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản phải áp dụng HACCP kể từ năm2000

Ngày đăng: 07/05/2024, 21:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan