chuyên đề thủy đậu sơ sinh

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chuyên đề thủy đậu sơ sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoảng 2-3 ngày trước khi xuất hiện các tổn thương da, người bệnh thườngsốt nhẹ, viêm long đường hô hấp trên.Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng có thể gặp các biến chứng như viêmda, t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TÍNHLÊ DIỆU LINH

Chuyên đềTHỦY ĐẬU SƠ SINH

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 2

1 Đại cương về thủy đậu 2

1.1 Đặc điểm sinh học của virus Varicella zoster 2

1.2 Đặc điểm cấu trúc của VZV 2

1.3 Khả năng gây bệnh 3

1.4 Dịch tễ học bệnh thủy đậu 3

1.5 Đường lây của thủy đậu 4

1.6 Đặc điểm lâm sàng thủy đậu 5

1.7 Đặc điểm cận lâm sàng của thủy đậu 6

1.8 Biến chứng của thủy đậu 7

1.9 Chẩn đoán 9

1.10 Điều trị 10

1.11 Vai trò của chủng ngừa vaccine phòng bệnh thủy đậu 10

2 Thủy Đậu Sơ Sinh 12

2.1 Đại cương 12

2.2 Dịch tễ 13

2.3 Đặc điểm lâm sàng 16

Trang 3

2.4 Chẩn đoán 192.5 Điều trị 202.6 Dự phòng 212.7 Khuyến cáo cụ thể cho trẻ sơ sinh mắc thủy đậu hoặc phơi nhiễm vớithủy đậu 253 Tóm tắt 31TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Biểu hiện lâm sàng của bệnh thủy đậu ở mẹ và trẻ theo thời điểm nhiễmVZV trong thai kỳ 19Bảng 2.2 Kết quả của trẻ không điều trị kháng virus sau khi mẹ hoặc trẻ mắc thủyđậu tại thời điểm lây nhiễm khi sinh 26

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 VZV dưới kính hiển vi điện tử 9

Hình 1.2 Nốt phỏng nước thủy đậu 12

Hình 2.1 Tổn thương da dạng sẹo trên bệnh nhân thủy đậu bẩm sinh 22

Hình 2.2 Tổn thương mụn nước do nhiễm HSV ở trẻ sơ sinh 24

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AAP American Academy of Pediatrics Học viện Nhi khoa Hoa KỳACIP Advisory Committee on

Immunization Practices Ủy ban Cố vấn về Thực hànhChủng ngừaCDC Centers for Disease Control and

Trung tâm Kiểm soát vàPhòng ngừa Dịch bệnh DFA Direct Fluorescent Antibody Kháng thể huỳnh quang trực

tiếpELISA Enzyme-Linked ImmunoSorbent

Xét nghiệm hấp thụ miễn dịchliên kết với enzyme

FAMA Fluorescent Anti-MembraneAntibody

Kháng thể kháng màng huỳnhquang

HSV Herpes simplex virus Virus Herpes SimplexLA Latex Agglutination Ngưng kết latex

NICU Neonatal Intensive Care Unit đơn vị chăm sóc đặc biệt dànhcho trẻ sơ sinh

PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi polymeraseVZV Varicella Zoster virus Virus Varicella Zoster

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella zoster (VZV) gâyra, bệnh rất thường gặp, thường lành tính nhưng cũng có thể bệnh và biến chứngnặng Bệnh lây truyền chủ yếu do hít phải các giọt bắn lơ lửng trong không khí hoặctiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và các vết lở loét trên da ngườibệnh Khoảng 2-3 ngày trước khi xuất hiện các tổn thương da, người bệnh thườngsốt nhẹ, viêm long đường hô hấp trên.

Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng có thể gặp các biến chứng như viêmda, tổ chức dưới da bội nhiễm, viêm phổi, viêm não - màng não, viêm cầuthận….trong đó các biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi có thể gây ra các hậuquả và di chứng nặng nề.

Bệnh thủy đậu có thể xảy ra mọi nơi trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh khácnhau theo từng độ tuổi, theo vùng khí hậu và theo vùng dân cư có được tiêm chủnghay không Tại Việt Nam, tiêm phòng thủy đậu chưa được đưa vào chương trìnhtiêm chủng mở rộng, người dân phải trả một khoản chi phí cho việc chủng ngừa nêntỷ lệ bao phủ còn chưa cao Do đó, thủy đậu khá thường gặp, có khi gây thành dịchvào các mùa đông xuân.

Sơ sinh là một lứa tuổi khá đặc biệt, khi cơ thể còn chưa hoàn thiện hoàntoàn về cấu trúc và chức năng, đặc biệt là về hệ miễn dịch Bệnh thủy đậu ở trẻ sơsinh có thể dẫn đến các biến chứng khi nó xảy ra vào khoảng thời gian giữa thờiđiểm mẹ mất kháng thể và độ tuổi được khuyến nghị tiêm phòng Người ta thấy cómối tương quan tỷ lệ nghịch giữa mức độ lưu hành kháng thể kháng VZV của mẹ ởtrẻ dưới một tuổi mắc bệnh thủy đậu và sự khởi đầu của các biến chứng Do đó,chúng em tiến hành thực hiện chuyên đề “Thủy đậu sơ sinh” để hiểu rõ hơn về cơchế bệnh sinh cũng như là đặc điểm bệnh lý thủy đậu tại lứa tuổi này với 2 mục tiêuchính:

1 Tìm hiểu đại cương về bệnh thủy đậu.

2 Đặc điểm thủy đậu ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa.1

Trang 8

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1 Đại cương về thủy đậu

1.1 Đặc điểm sinh học của virus Varicella zoster

Varicella zoster (VZV) là một chủng virus nằm trong họ Herpes, có thể gâybệnh Thủy Đậu, đồng thời có thể gây bệnh Zona thần kinh Ho virus Herpes đều cóchung một số đặc tính và đều có khả năng gây bệnh tiềm ẩn trong cơ thể vật chủ

Bộ gen của VZV mã hõa bởi 70 gen, hầu hết có chuỗi DNA và chức nănggiống như gen của các loại virus Herpes khác Sản phẩm của gen chuyển dạngThymidin đặc hiệu của virus và hợp chất cao phân tử của DNA virus, hỗ trợ việc táitạo virus Đoạn gen cuối cùng mã hóa cấu trúc protein virus, tương ứng với hỗ trợkháng thể và miễn dịch tế bào.

1.2 Đặc điểm cấu trúc của VZV

VZV có một màng lipid bao quanh, kích thước 150 - 200nm, nhân virus cóDNA VZV có cấu trúc hình khối 2 mặt chứa 162 đơn vị hình thái.

Vỏ tồn tại 3 hình thái: A (rỗng), B (trung gian) và C (trưởng thành) Proteinlắp giáp có hình thái B và mất khi DNA cài vào để tạo hình thái C.

Màng là một khối phức hợp protein bao quanh vỏ, chứa đựng enzyme kiểmsoát việc nhân lên của virus và điều chỉnh chức năng quanh tế bào

- Glycoprotein gai: Glycoprotein gE, gB, gH, gI, gC và gL nhô ra từ lớpmàng lipid cho phép virus tương tác với môi trường, gE/gI và gH/gL biểuhiện như một phức phức hợp.

- Bao: cấu trúc màng phức tạp, có nguồn gốc từ màng tế bào của lướiGolgi.1

2

Trang 9

Hình 1.1 VZV dưới kính hiển vi điện tử.1.3 Khả năng gây bệnh

VZV gây 2 bệnh lâm sàng khác nhau là thủy đậu và zona.

Cách đây 100 năm, Richard J Whitley đã nhận thấy sự kết hợp giữa lâm sàngbệnh thủy đậu và bệnh Zona Đầu thế kỷ XX, nhiều tác giả nhận thấy sự tương đồngvề mô bệnh học của tổn thương da ở bệnh thủy đậu và Zona Virus phân lập được ởbệnh nhân thủy đậu và zona bằng phương pháp nuôi cấy tế bào thường gặp tổnthương giống nhau, cũng có thể vùi ái toan trong nhân và các đại thức bào khổng lồđa nhân Những kết quả đó cho phép nghi ngờ rằng 2 loại virus này giống nhau vềmặt sinh học Bệnh nhân chưa bị thủy đậu mà tiếp xúc với bệnh nhân bị zonathường bị thủy đậu Một số tác giả nhận thấy rằng có sự miễn dịch chéo giữa 2bệnh Trẻ em bị thủy đậu khỏi bệnh thường miễn dịch với zona 1

1.4 Dịch tễ học bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có ở mọi nơi trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo từng độtuổi, khác biệt ở những vùng khí hậu và quần thể dân cư được dùng vaccine thủyđậu hay không Ở vùng ôn đới mà không được tiêm vaccine, bệnh thủy đậu có tính

3

Trang 10

chất địa phương, thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân Thủy đậu rất dễ lâylan trong gia đình, ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trườnghọc và có miễn dịch bền vững Bệnh có xu hướng gặp ở trẻ nhỏ là do tăng nhà trẻvà trung tâm chăm sóc ban ngày Tỷ lệ mặc bệnh cao rõ rệt vào các tháng 3,4,5 ởcác vùng ôn đới Tuy nhiên bệnh thủy đậu ít gặp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi vì cómiễn dịch truyền từ người mẹ sang 2

Tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu cao nhất ở nhóm dân số chưa được tiêm phòng là ởtrẻ em từ 1- 6 tuổi Những người trên 14 tuổi chiếm 10% các trường hợp mắc bệnhthủy đậu Tại Hoa Kỳ, độ tuổi cao nhất hiện nay là 9 - 11 tuổi

Ở vùng khí hậu nhiệt đới, bệnh thủy đậu phổ biến ở trẻ lớn hơn Hầu hết cáctrường hợp ở Nhật Bản là trẻ dưới 6 tuổi Khoảng 9,6% trường hợp liên quan đếntrẻ em dưới 1 tuổi và gần một phần ba trong số này là trẻ dưới 5 tháng Ở các nướcnhiệt đới, tuổi mắc bệnh trung bình cao hơn ở các nước ôn đới.

Tỷ lệ mắc thủy đậu không có sự khác nhau về giới tính và chủng tộc.Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng nếu không phát hiện sớm, chăm sóc và điềutrị kịp thời, thủy đậu có thể nặng lên và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

1.5 Đường lây của thủy đậu

Bệnh thủy đậu có tính lây nhiễm cao Ở những người mẫn cảm thì khả năngmắc bệnh là > 90% khi gia đình có người mắc thủy đậu.

Đường lây nhiễm chính của VZV là đường hô hấp, nhưng cũng có thể lâytruyền gián tiếp khi tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiếttừ các nốt phỏng nước Người mắc thủy đậu là do hít phải các giọt nước nhỏ chứavirus lơ lửng trong không khí.

Sự lây nhiễm của bệnh nhân Thủy đậu phụ thuộc rất lớn vào sự phát tánvirus từ màng nhầy đường hô hấp trên Thời gian phát tán virus có thể bắt đầu từ24h trước khi có thương tổn da cho tới 6 ngày tiếp theo Khi tất cả cá thương tổn dađóng vỉ tiết thì Thủy đậu không lây nữa.

4

Trang 11

Bệnh thủy đậu có miễn dịch bền vững Khi tái tiếp xúc với virus gây bệnhthủy đậu, hiếm khi bị bệnh lại, trừ những trường hợp bị suy giảm miễn dịch nặng 3

1.6 Đặc điểm lâm sàng thủy đậu1.6.1 Thời kỳ ủ bệnh

Khoảng 14 – 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên, nhưng có thể xảy ra bất cứlúc nào trong khoảng thời gian 10-21 ngày Ở những người suy giảm miễn dịch, giaiđoạn ủ bệnh có thể ngắn hơn 3

1.6.3 Thời kỳ toàn phátSốt 37,5 – 38 độ C

Nổi nốt phỏng nước với đặc điểm:

- Thoạt đầu nốt phỏng mầu hồng, sau nổi gờ lên da, ngứa Trong vòng 24h,nốt phỏng rất trong, rất nông, xung quanh nốt phỏng có đường viền damảnh, màu đỏ Sau 48h, nốt phỏng khô lại, chất dịch bệnh trong nốtphỏng trở lên có màu đục, vùng trung tâm nốt phỏng thu nhỏ lại và khôlại, sờ vào nốt phỏng vẫn thấy mềm Các nốt phỏng thường rất ngứa,bệnh nhân gãi làm vỡ các nốt phỏng.

- Vị trí các nốt phỏng: rải rác toàn thân, hay gặp nhất ở mặt, ngực, trên dađầu, chân tóc Đôi khi có ở niêm mạc má, vòm họng.

- Các nốt phỏng tồn tại cùng thời gian với nhiều lứa tuổi khác nhau.5

Trang 12

Hình 1.2 Nốt phỏng nước thủy đậu.

Ở những trẻ có suy giảm miễn dịch thì viêm gan do thủy đậu thường có cáctriệu chứng như sốt, tổn thương bọng nước trên da, đau bụng hoặc đau lưng cấptính Tuy nhiên ban có thể xuất hiện trước, cùng lúc, hoặc sau khi có thương tổn da.Do đó, gây khó khăn và sai nhiễu cho chẩn đoán biến chứng viêm gan của thủy đậu.

Bệnh thường lành tính, tiên lượng tốt trừ khi có biến chứng.1.7 Đặc điểm cận lâm sàng của thủy đậu

Chọc dịch não tủy kết quả luôn cho thấy bình thường < 5 tế bào/mm , protein3

dịch não tủy bình thường Tổn thương gan được xác định bằng tăng transaminase,giảm các yếu tố đông máu, và tăng NH3 máu Sự bất thường này thường sớm vàtạm thời.

Xét nghiệm tổ chức học của gan làm ở giai đoạn sớm bằng sinh thiết khi điềuchỉnh các rối loạn đông máu cho thấy hình ảnh nhiễm mỡ vi thể hình túi lan tỏa,không có viêm, không có hoại tử tế bào Nghiên cứu vi thể cho thấy sự trươngphồng và sự phá hủy ít hay nhiều của các ty lạp thể 4

Trên cơ thể khỏe mạnh thì viêm gan do thủy đậu thường không có biểu hiệntrên lâm sàng Tuy nhiên trên xét nghiệm có thể gặp tình trạng tăng men gan ở 77%số trẻ mặc thủy đậu.

6

Trang 16

1.9.2 Chẩn đoán phân biệt

- Giai đoạn khởi phát có viêm đường hô hấp trên: phân việt với viêm đườnghô hấp trên do vi khuẩn.

- Giai đoạn ban đỏ: phân biệt sốt phát ban.

- Giai đoạn mụn nước: phân biệt các bệnh phát bạn mụn nước khác nhưchốc, tay chân miệng, ghẻ…

- Thuốc kháng histamine chống ngứa.- Thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn.- Thuốc kháng virus: Acyclovir.

10

Trang 17

1.11 Vai trò của chủng ngừa vaccine phòng bệnh thủy đậu1.11.1 Sự tác động lên tỷ lệ mắc thủy đậu

Tiêm phòng thủy đậu đã được cho phép tại Hoa Kỳ vào năm 1995 Ban đầu,Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Thực hành Chủng ngừa đã khuyến nghị tiêm một liềuvắc-xin định kỳ cho trẻ sơ sinh từ 12-18 tháng tuổi, cho trẻ em từ 19 tháng đến 12tuổi dễ bị nhiễm VZV, và cho các quần thể có nguy cơ cao Nguy cơ mắc bệnh thủyđậu giảm từ 9 đến 10 lần đã được chứng minh ở trẻ được tiêm phòng so với trẻ chưađược tiêm phòng.

Tổng cộng có 3.921 ca bệnh đã được báo cáo ở Philadelphia từ tháng 1 năm1995 đến Ngày 8 tháng 12 năm 2005 Số ca mắc bệnh thủy đậu đã giảm từ 4,1 catrên 1.000 dân năm 1995 xuống còn 0,4 ca trên 1.000 dân vào năm 2005 Tỷ lệ mắcbệnh ở mọi lứa tuổi do đó giảm 90,4%.8

Việc tiêm phòng định kỳ cũng được thực hiện ở Trung Quốc và giúp giảm tỷlệ mắc bệnh thủy đậu (từ 7,14 ca xuống 0,76 ca trên 1.000 người trong khoảng thờigian từ 2000 đến 2009) 9

Tỷ lệ tiêm chủng cao có liên quan đến khả năng miễn dịch cộng đồng, gópphần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ chưa đủ điều kiện tiêm chủng cũng như ởngười lớn.

1.11.2 Sự tác động lên bệnh nhân ngoại trú và nhập viện.

Ở Đức, sau phổ cập tiêm chủng phòng thủy đậu, số ca mắc bệnh thủy đậuphức tạp đã giảm 84%, chủ yếu ở trẻ em dưới 9 tuổi Tỷ lệ biến chứng thứ phát dothủy đậu giảm 47% sau các khuyến nghị về tiêm chủng định kỳ Số lượt bệnh nhânthủy đậu đến khám ngoại trú giảm 65,8% sau khi triển khai tiêm vắc xin định kỳ Sốlượt khám ngoại trú giảm này là do tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 14 tuổi giảm Sốlần khám bệnh thủy đậu ngoại trú ở trẻ em dưới 4 tuổi giảm từ 576,1 xuống 11,4trên 100.000 dân trong giai đoạn 1995-2001 và từ 269,3 xuống 30,7 trên 100.000dân ở trẻ em từ 5-14 tuổi Trong giai đoạn này tổng số ca nhập viện vì thủy đậugiảm 53,1% Sau khi giới thiệu vắc-xin, 14,5 ca nhập viện trên 100.000 dân có liên

11

Trang 18

quan đến bệnh thủy đậu so với 30,9 ca trước đó Số lần nhập viện giảm từ 29,7 trên100.000 dân năm 1995 xuống còn 10,5 năm 2001 và 6 năm 2004 Tỷ lệ nhập việngiảm nhiều nhất là ở trẻ em dưới 14 tuổi 10

Ở Tây Ban Nha, tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh từ 15-18 tháng tuổi đãgóp phần làm giảm 78% tỷ lệ nhập viện, chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi với 46,77 canhập viện trên 100.000 dân năm 2006 và 26,55 ca vào năm 2011 11

Một nghiên cứu của Úc đã báo cáo kết quả tương tự với việc giảm 80% số canhập viện liên quan đến thủy đậu bất kể tuổi tác, sau khi đưa vắc-xin vào lịch tiêmchủng năm 2006 Mức giảm này là đáng kể nhất ở trẻ em 14 tuổi đại diện cho11

nhóm tuổi được tiêm vắc-xin, với tỷ lệ rủi ro là 0,17 Tỷ lệ rủi ro này là 0,26 đối vớitrẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, 0,34 đối với trẻ em từ 5-9 tuổi và 0,36 đối với thanh thiếuniên từ 10-19 tuổi Tỷ lệ nhập viện giảm cũng được quan sát thấy ở những ngườitrưởng thành từ 20-59 tuổi và là dấu hiệu cho thấy sự lưu hành vi rút giảm do miễndịch bầy đàn gây ra.12

Do đó, tỷ lệ bệnh nhân ngoại trú và nhập viện đã giảm đáng kể kể từ khi ápdụng vắc-xin thủy đậu thông thường ở một số quốc gia.

2 Thủy Đậu Sơ Sinh2.1 Đại cương

Mặc dù, thủy đậu thường là nhiễm trùng lành tính trong phần lớn các trườnghợp, nhưng nó có thể dẫn đến các bệnh lan rộng đe dọa đến tính mạng ở trẻ sơ sinhchưa được tiêm chủng bị nhiễm bệnh vào khoảng thời gian sinh, đặc biệt là trongtrường hợp sinh non Ngược lại, VZV đã được chứng minh là chỉ gây ra bệnh nhẹ ởtrẻ sinh ra từ những bà mẹ tiếp xúc với những người nhiễm bệnh nhưng đã đượctiêm phòng trước đó.13

Người ta đã chứng minh rằng triệu chứng và mức độ nghiêm trọng củanhiễm trùng ở trẻ phụ thuộc vào thời điểm phơi nhiễm (trước, trong hoặc sau khisinh), tình trạng miễn dịch của người mẹ đối với VZV, tuổi thai của trẻ và sự xuấthiện của các bệnh nền khác.13,14 Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc theo

12

Trang 19

dõi và điều trị cho trẻ sơ sinh sau khi tiếp xúc với ca bệnh thủy đậu, nguyên nhânchủ yếu là do biểu hiện lâm sàng không điển hình ở nhóm tuổi này, nguy cơ biếnchứng đe dọa tính mạng trong nhiễm trùng chu sinh và sự thiếu đồng thuận trongđiều trị Trong thực tế hàng ngày, các bác sĩ nhi khoa và bác sĩ đa khoa có xu hướngchỉ định nhập viện và tiên lượng bệnh nặng hơn bình thường do bệnh nhân nhỏ tuổihơn là xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh Do đó, việc tìm hiểu về diễn biến tựnhiên của bệnh thủy đậu, cũng như các yếu tố nguy cơ đối với bệnh và chỉ định điềutrị là điều bắt buộc không chỉ để bắt đầu điều trị sớm ở những người cần điều trị màcòn để tránh nhập viện không cần thiết và các biến chứng bệnh viện sau đó.2.2 Dịch tễ

Thủy đậu khi mang thai là một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng gây rabệnh nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi cũng như nhiễm trùng lan rộng ở trẻ sơ sinh.Theo một nghiên cứu ở Anh, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai ít nhất là1/2000 ca sinh sống 15

Bảng 2.1 Biểu hiện lâm sàng của bệnh thủy đậu ở mẹ và trẻ theo thời điểm nhiễm VZV trong thai kỳ.14

Thời điểm mẹ bị nhiễm thủy đậu khi

mang thai Biểu hiện lâm sàng của mẹ, thai và trẻsơ sinhThủy đậu trong 20 tuần đầu của thai kỳ Thủy đậu bẩm sinh trong 2% trường hợp

- ≤ 4 – 5 ngày trước đến 2 ngày sau

Thủy đậu sơ sinh trong 20 – 50%- Tỷ lệ tử vong 0%

- Tỷ lệ tử vong 0 – 3% khi phát banbắt đầu từ 0 – 4 ngày tuổi, tỷ lệ nàytăng lên đến 20% khi phát ban bắtđầu sau 5 – 12 ngày tuổi

Bất kể thời gian

- Thủy đậu ở mẹ - Nguy cơ tử vong trong bào thaihoặc bệnh zona ở sơ sinh (trongnăm đầu đời).

- Không có nguy cơ nhiễm trùngnặng cho mẹ/thai/trẻ sơ sinh.13

Trang 20

- Mẹ bị zona

Bảng 2.1 cho thấy biểu hiện lâm sàng và mức độ nghiêm trọng đối với trẻ sơsinh trong tương lai sẽ phụ thuộc vào thời điểm người mẹ nhiễm virus trong thờigian mang thai Nhiễm trùng ở người mẹ xảy ra trong hai quý đầu tiên của thai kỳ14

có thể dẫn đến bệnh thủy đậu bẩm sinh, được đặc trưng bởi các tổn thương lan tỏa ởda, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi đang lớn Bệnh thủy đậubẩm sinh sẽ có thể gây tử vong ở khoảng 30% trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh trong thángđầu tiên và nguy cơ bệnh thủy đậu bẩm sinh sau đó là khoảng 2% ở những trẻ sốngsót.16 Việc người mẹ bị nhiễm thủy đậu trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ có làmtăng nguy cơ sẩy thai hay không vẫn còn gây tranh cãi.14,16,17

Có ba cách lây truyền thủy đậu từ mẹ sang con:- Virus qua nhau thai.

- Phơi nhiễm trực tiếp trong khi sinh (tổn thương da, máu, v.v.).

- Phơi nhiễm sau khi sinh do các giọt hô hấp hoặc da tiếp xúc với các mụnnước bị nhiễm bệnh.

Khi mắc phải trong tử cung, mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu ở trẻ sơsinh sẽ phụ thuộc vào thời gian từ khi mẹ bị nhiễm bệnh đến khi sinh, khoảng thờigian giữa lần nhiễm của mẹ với con và tầm quan trọng của tốc độ kháng thể đặchiệu của người mẹ được truyền qua nhau thai Những kháng thể này đã được chứngminh là giúp kiểm soát nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh Do đó, một số thời kỳ có thể đượcphân biệt, được định nghĩa như sau:

- Giai đoạn nguy cơ cao nhất đối với trẻ sơ sinh tương ứng với việc mẹnhiễm VZV ngay khi sinh (trước sinh 5 ngày đến sau sinh 2 ngày) Trongtrường hợp đó, trẻ sẽ tiếp xúc với lượng virus cao nhưng sẽ không có thờigian để có đủ kháng thể bảo vệ của mẹ Sự phơi nhiễm trong giai đoạn nàygây ra một tỷ lệ đáng kể biểu hiện bệnh gây đe dọa tính mạng ở trẻ sơ sinh(lên đến 20% – 50% ca lây truyền với tỷ lệ tử vong là 20%) Nhiễm14

trùng thường xảy ra giữa ngày thứ 5 và thứ 10 sau sinh Tuy nhiên, tỷ lệ tử14

Trang 21

vong được đề cập ở trên hiện đang được ước tính quá cao nhờ những tiếnbộ đáng kể trong chăm sóc đặc biệt cũng như trong các phương pháp điềutrị bằng thuốc kháng virus và liệu pháp miễn dịch từ thời điểm các nghiêncứu được đề cập ở trên được thực hiện Điều này đã được thể hiện rõ bởi18

kết quả từ nhiều nghiên cứu khác trong đó không có trường hợp tử vongnào được ghi nhận trong số trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm VZV chu sinh nhờsử dụng sớm các globulin miễn dịch đặc hiệu của VZV.19,20

- Ở thai nhi, phơi nhiễm sớm hơn từ 20 đến 5 ngày trước khi sinh, bệnhthủy đậu sơ sinh cũng có thể phát triển, thường vào khoảng 0 – 4 ngày sausinh (tương ứng với 9 – 15 ngày sau khi mẹ bắt đầu phát ban) May mắnthay, trong những trường hợp như vậy, nhiễm trùng tiếp theo thường nhẹđến trung bình, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.14

- Bất kể thời điểm người mẹ nhiễm VZV, trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh có thểtiếp tục phát triển bệnh zona trong năm đầu tiên của cuộc đời Đáng chú ý,nhiễm trùng Zoster ở phụ nữ mang thai không gây nguy cơ cho trẻ vì cáckháng thể bảo vệ của người mẹ sẽ được truyền qua nhau thai.14

Do thời gian ủ bệnh dài của VZV (10 – 23 ngày), giai đoạn xuất hiện trướcngày thứ 10 – 12 sau sinh có thể được coi là nhiễm trùng trước khi sinh, trong khikhả năng mắc phải sau khi sinh là cao nhất khi nhiễm trùng bắt đầu từ ngày thứ 13trở đi Trong trường hợp không sinh non, nhiễm thủy đậu mắc phải sau khi sinhtrong tháng đầu đời trong phần lớn các trường hợp sẽ dẫn đến các bệnh nhẹ đếntrung bình.13,14 Ngay cả ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ có huyết thanh âmtính, nhìn chung sẽ không gặp phải các biểu hiện lâm sàng đe dọa đến tính mạng sovới trẻ sơ sinh mắc phải ngay trong khoảng thời gian sinh Các phản ứng qua trunggian tế bào ở trẻ sơ sinh có thể không đủ để cản trở sự lan truyền theo đường máusau khi lây lan qua nhau thai nhưng có thể cản trở sự nhân lên của virus sau khi lâytruyền qua đường hô hấp.14,16

15

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan