Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam khái niệm, phân loại các cơ quan nhà nước, vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước. Theo em, làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam khái niệm, phân loại các cơ quan nhà nước, vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước. Theo em, làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH ~~~~~*~~~~~

TIỂU LUẬN

MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: khái niệm, phân loại các cơ quan nhà nước, vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước Theo em, làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

Chương I: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam 4

1 Khái niệm bộ máy nhà nước 4

2 Phân loại các cơ quan nhà nước 4

3 Vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước 5

3.1 Quốc hội 5

3.2 Chủ tịch nước 5

3.3 Chính phủ 5

3.4 Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 6

3.4.1 Toà án nhân dân 6

3.4.2 Viện Kiểm sát nhân dân 6

3.5 Chính quyền địa phương 7

3.5.1- Hội đồng nhân dân 7

3.5.2- Uỷ ban nhân dân 8

Chương II Liên hệ thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước 8

1 Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước 8

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khắc vào dòng chảy lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, biểu tượng của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do Trải qua 75 năm hình thành và phát triển, đến nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước ta đã và đang vượt qua rất nhiều thử thách, khó khăn, không ngừng phát triển và hoàn thiện vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Cũng như các nhà nước khác, bộ máy của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tạo nên bởi hệ thống các cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau từ trung ương đến cơ sở, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Việt Nam

Trong thời gian qua, Nhà nước đang dần hoàn thiện bộ máy, cải cách hành chính, mang lại hiệu quả quản lý Song để Nhà nước tiếp tục phát huy vai trò của mình, là công cụ đắc lực thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chỗ dựa cho kinh tế phát triển, việc đổi mới bộ máy Nhà nước để đáp ứng đủ yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra là không thể thiếu

Trang 4

NỘI DUNG

Chương I: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

1 Khái niệm bộ máy nhà nước

- Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương,

được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

- Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống cơ quan

nhà nước từ trung ương đến địa phương, có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước bằng hình thức, phương pháp đặc thù

2 Phân loại các cơ quan nhà nước

- Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá

nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước

- Cơ quan nhà nước được phân loại theo từng tiêu chí như sau:

o Các cơ quan quyền lực nhà nước:

Trang 5

▪ Các Toà án khác được thành lập theo luật định o Các cơ quan kiểm sát:

▪ Các Viện kiểm sát nhân dân ▪ Các Viện kiểm sát quân sự

3 Vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước 3.1 Quốc hội

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp

- Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân - Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả

3.2 Chủ tịch nước

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại

- Chủ tịch nước là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội bầu; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội

3.3 Chính phủ

- Địa vị của Chính phủ được xác lập trên cơ sở quy định tại Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 Theo Điều 94 Hiến pháp năm 2013 và

Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015: “Chỉnh phủ là cơ quan hành

Trang 6

chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”

- Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

- Chính phủ ban hành các kế hoạch, chính sách cụ thể hoá, hướng dẫn, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực thi chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành

- Chính phủ chỉ đạo hoạt động quản lý bao trùm toàn bộ các lĩnh vực trong phạm vi cả nước: kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại Còn các bộ, cơ quan ngang bộ lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nước theo một ngành, một lĩnh vực nhất định được phân công

- Chính phủ thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm ưa và đánh giá hoạt động thực hành chủ trương, chính sách và luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân

3.4 Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 3.4.1 TOÀ ÁN NHÂN DÂN

- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp

- Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử

- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,

quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

3.4.2 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

- Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước

- Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người,

quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,

Trang 7

quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các viện kiểm sát quân sự

3.5 Chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương

- Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó

3.5.1- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên

- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân

- Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội

Trang 8

đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước

- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dâ Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn

vị ở địa phương

3.5.2- UỶ BAN NHÂN DÂN

- Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

- Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao

- Thành phần Uỷ ban nhân dân, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên (số lượng Phó Chủ tịch và các Uỷ viên UBND do Chính phủ quy định)

Chương II Liên hệ thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước

1 Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Trải qua 75 năm phát triển, Nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn luôn đề cao việc xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Đó là một Nhà nước với tinh thần xuyên suốt “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều vì dân”,

Trang 9

“Nước ta là một nước dân chủ Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm” Theo đó, bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của dân, chăm lo hạnh phúc cho dân Bộ máy nhà nước đang dần hoàn thiện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, cơ chế vận hành có nhiều thay đổi so với trước kia Trong thời gian tới, bộ máy nhà nước cần có những đổi mới, nâng cao để hoạt động hiệu quả hơn:

- Về Quốc hội:

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, tăng tính chuyên nghiệp, hiệu quả và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao Tiếp tục đổi mới quy trình lập pháp, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩabảo vệ quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cơ chế giám sát, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn Bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách; giảm số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan hành pháp, tư pháp

- Về Chủ tịch nước:

Hoàn thiện chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp và pháp luật nhằm xác định rõ và cụ thể hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Nghiên cứu làm rõ quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Chủ tịch nước

Trang 10

Kiện toàn tổ chức bộ máy của Văn phòng Chủ tịch nước đáp ứng yêu cầu tham mưu, giúp việc Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trong tình hình mới theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

- Về Chính phủ:

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các bộ, ngành theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; tập trung vào quản lý vĩ mô, có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tăng khả năng thích ứng chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất Cần có định hướng rõ hơn trong chức năng quản lý nhà nước, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở quy luật thị trường, đi kèm công tác giám sát, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không can thiệp, làm sai lệch các quan hệ thị trường Phải phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành; khắc phục triệt để chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Nâng cao chất lượng dịch vụ công

- Về Chính quyền địa phương

Hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Cải cách phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, đảm bảo ngân sách Trung ương nắm vai trò chủ đạo, nâng cao tính chủ động, tự chủ của ngân sách địa phương Tăng tính đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp.

Trang 11

Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới Thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và tương đương bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

- Về Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Gắn liền với trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp; phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật; giải quyết kịp thời; xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, hiện đại, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân Tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp Cải thiện ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, tránh thói quen tùy tiện, quan liêu trong giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp

- Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước, phải có lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung Thiết lập kỷ luật, kỷ cương với cải cách tiền lương, chế độ, chính sách, đãi ngộ, tạo môi trường, điều kiện làm việc để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển Đưa ra cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, kỷ luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề

Ngày đăng: 06/05/2024, 06:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan