Lamartine Và Thơ Lãng Mạn.pdf

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Lamartine Và Thơ Lãng Mạn.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

16 Lamartine và thơ lãng mạnI NỘI DUNG

1 Tình cảm của kẻ si tình khi quay lại Hồ.

- Tình cảm thơ được xuất phát từ cảm vật, tức cảnh Tình cảm trong thơ không tự dưng nảy sinh mà phải có những sự kiện, sự việc, hoàn cảnh làm chấn động tâm hồn của nhà thơ thì tình cảm mới nảy sinh Như vậy, muốn hiểu thơ phải biết suy đoán cái tình huống làm nảy sinh tình cảm thơ

- Tình huống, sự kiện làm nảy sinh tình cảm trong bài thơ là sự kiện tác giả Lamartine trở lại nơi cũ - Hồ Bourget (có tài liệu cho rằng Lamartine đã cứu cô thoát khỏi tai nạn đuối nước và họ quen nhau) Đây là nơi đã chứng kiến, là nơi khởi đầu của tình yêu định mệnh của Lamartine và cô Julie Charles

- Đó là nơi Julie Charles đến chữa bệnh phối và tình cờ gặp Lamartine, họ có cuộc gặp gỡ định mệnh ở đây và từ đó họ yêu nhau Khoảng thời gian ngắn ngủi ở nơi đây đã khiến cho cặp đôi có những kỉ niệm đẹp khó quên và cả 2 người đã trao nhau lời hứa hẹn sẽ quay trở lại vào năm sau Nhưng thật tiếc, khi đến “chốn cũ đôi ta hò hẹn và trao nhau câu ước thề” thì thứ chờ đợi nhà thơ không phải “nàng thơ” mình mong đợi

suốt bấy lâu mà chỉ còn lại cảnh hồ “vắng bóng nàng”:

“Năm gần trọn, bên sóng hồ yêu dấu Vắng bóng nàng về thăm lại, hồ ơi!”

+ Có lẽ sự cô đơn, hụt hẫng khi phải đứng trước cảnh hồ, không gặp được người mình thương chính là tiền đề cảm hứng cho Larmartine viết nên bài thơ “Le lac” Tác giả viết bài thơ để dành tặng cho Julie, nội dung bài thơ xoay quanh việc hồi tưởng lại những kỉ niệm về mối tình nồng ấm của cặp tình nhân

+ Những kỉ niệm theo dòng hồi tưởng của nhà thơ luôn gắn chặt với hình tượng trung tâm là hình tượng “cái hồ”

- Lamartine chia sẻ n^i tuyệt vọng của mình với thiên nhiên - người bạn tâm giao, người bạn chứng kiến mối tình cảm đắm say, như một nhân chứng sống cho những kí ức của mình Bao trùm bài thơ là n^i sầu muộn như muốn vây lấy tác giả Sự cô đơn ấy giống như trong bài thơ “L’isolement” (Cô đơn) của Lamartine có viết:

“Một người mà thiếu trong ta,

Thế gian đông mấy cũng là vắng hoang.”

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa qua các từ ngữ “yêu dấu”, “Hồ ơi” “Đây hồxem”, “Hồ còn nhớ”, biến cái hồ từ vật vô tri, vô giác, vô hồn trở thành một nhân vật đối thoại với mình:

“Năm gần trọn, bên sóng hồ yêu dấu Vắng bóng nàng về thăm lại, hồ ơi Đây hồ xem! mỏm đá xưa nàng ghé Nay còn lại một mình ta trên đó!”

“Hồ còn nhớ một chiều tà bóng xế

Trang 2

Ta dạo thuyền lặng lẽ chốn nơi đây?”

+ Nhân vật trữ tình liên tục “trò chuyện”, gợi nhắc những kỉ niệm với hồ, những hình ảnh của quá khứ được gợi ra từ các sự vật trước mắt: “mỏm đá”, “một chiều tà bóngxế”, “dạo thuyền” Larmatine một mình ngắm cảnh và viết lên những câu thơ gợi nhớ về cuộc gặp gỡ, nhớ về người con gái mà mình yêu thương Ông nhớ về cô khi nhìn thấy những hình ảnh của sóng, nước, mỏm đá, bọt nước nơi mà cô đã tới, đã chìm đắm trong không gian ấy:

“Và dưới ngầm tiếng ầm ầm nước đổ Trên mặt ghềnh, sóng vẫn v^ như xưa Bọt nước tung theo chiều gió đu đưa Từng chạm gót người mà ta yêu quí.”

+ Những gì của quá khứ hạnh phúc dù là ngắn ngủi với người mình yêu ấy cứ dần hiện về qua từng cảnh vật thiên nhiên Nghệ thuật tương phản đối lập giữa quá khứ và thực tại đã làm nổi bật lên sự cô đơn của nhân vật trữ tình Quá khứ, kỉ niệm càng đẹp bao nhiêu, càng khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình bao nhiêu thì nay lại đối nghịch hoàn toàn với thực tế hiện tại cô đơn của nhân vật - “một mình”:

“Nay còn lại một mình ta trên đó!”

- Ở khổ thơ thứ 4, chuyển sang giọng điệu thủ thỉ tâm tình Không còn những hình ảnh

“tiếng ầm ầm nước đổ”, “bọt nước tung”… như ở khổ thơ trên nữa: “Hồ còn nhớ một chiều tà bóng xế Ta dạo thuyền lặng lẽ chốn nơi đây? Chỉ xa nghe, dưới một khoảng trời mây Nhạc sóng v^ nhịp chèo trên mặt nước.” + Tác giả tâm tình về những buổi chiều hò hẹn của chàng và nàng, qua đó thể hiện n^i nhớ khôn nguôi Tiếng sóng hay chính tiếng lòng của tác giả giả đang không ngừng khắc khoải về những kỉ niệm đẹp khi xưa nơi hai người hò hẹn Lamartine bị thời gian trôi mau ám ảnh, thời gian trôi mau khiến cho đời người và những xúc động chóng tàn, nhất là ông bị tình yêu vĩnh cửu của thiên nhiên gây ấn tượng

- Trong bài thơ, ông đã xem thiên nhiên là nơi kí thác tình yêu của ông và cô tình nhân Julie, bởi nếu không nhờ thiên nhiên vĩnh hằng, sánh ngang với thời gian làm “nhân chứng”, lưu giữ thì tình yêu sẽ bị biến mất và chìm dần vào quên lãng:

“Hỡi gió rỉ rên, cành lau than thở Hỡi làn hương man mác toả không gian Hỡi những gì là hương, sắc, âm thanh Hãy kể lại: “Họ yêu nhau thuở ấy”.”

2 “Hồ ơi” - Nghệ thuật của trí tưởng tượng

- Nghệ thuật của trí tưởng tượng trước hết được thể hiện ngay qua đoạn thơ đầu của bài thơ với cách liên tưởng, cụ thể hóa “thời gian” như một “đại dương mênh năm tháng”:

“Luôn xô tới những bến bờ mới lạ Trong đêm dài vô tận chẳng quay về Trên đại dương năm tháng có bao giờ Ta có thể thả neo ngày dừng lại?”

Trang 3

+ Đoạn thơ đã thể hiện những triết lí nhân sinh về không gian, thời gian của thi sĩ Lamartine Con người sống trong cõi nhân sinh giống như ngồi trên một chiếc thuyền giữa đại dương là thời gian vĩnh hằng vô tận M^i chúng ta đều đang lênh đênh trên con thuyền ấy, cuộc đời ta là hành trình vượt “hải lưu” đến những “bến bờ mới lạ” -không biết đâu là bến, đâu là bờ Con người bị chế ngự bởi những điều đó, tới cũng không được, lui cũng không xong.

+ Trong đoạn thơ xuất hiện hình ảnh “đại dương năm tháng”, thời gian một khi đã trôi qua thì không bao giờ trở lại Heraclitus đã có một câu nói nổi tiếng về vấn đề này

“Chúng ta không bao giờ có thể xuống hai lần vào cùng một dòng sông” (Nous ne

descendons jamais deux fois dans le même fleuve) Nó trở thành một n^i ám ảnh với con người, đặc biệt là những người đang nắm giữ hạnh phúc trong tay Sợ thời gian trôi qua mất, sợ hạnh phúc cũng bị thời gian cướp đi.

- Trí tưởng tượng trong bài thơ còn được thể hiện qua sự hình dung, tưởng tượng, có chút “hoang tưởng” khi đặt nhân vật Julie nói chuyện với “thời gian” (khổ 7, 8, 9) Nhớ về buổi chiều tà nơi hồ nước có thuyền lặng lẽ trôi trên mặt nước, nhẹ nhàng lướt dưới khoảng trời mây Cảnh tĩnh bị tác động, phá vỡ bầu không khí trầm vắng của cảnh có “giọng nói” thân thương mà xa vắng cất lên như gào thét, muốn nói lên n^i niềm với mong muốn được giãi bày tình cảm:

“B^ng một giọng xa vời nơi cõi đất ( )

Mà dòng đời vẫn lặng lẽ trôi nhanh.”

+ Đây là đoạn thơ mang đậm triết lí, suy tư của nhân vật trữ tình về thời gian, về hạnh phúc Con người ta luôn tự hào với khả năng thích nghi và chinh phục vũ trụ, tự nhiên bao la Lamartin nhận thức được dòng chảy của thời gian và đứng trước sự vận động ấy, ông luôn mong muốn thời gian ngưng đọng lại để ông có thể tận hưởng nốt những ngày tháng bên người mình yêu

+ Bởi có lẽ tâm lý khi yêu ai cũng thế, người ta yêu nhau sẽ luôn muốn dành thời gian gần gũi bên cạnh nhau, được cùng nhau đón nhận niềm vui và hạnh phúc Vậy nên trong những câu thơ này Larmatin như đã viết lên n^i niềm của biết bao tâm hồn đang yêu đang hạnh phúc rằng muốn thời gian ngừng trôi để có thể cảm nhận được “những ngày tuyệt mỹ” những ngày hạnh phúc

+ Và đối với Lamartine đó chính là việc được ở bên cạnh Julies Charles trong chu^i ngày gặp nhau, họ đã tìm thấy tình yêu của mình và việc ông muốn được ở bên người mình thương thật lâu đó cũng chính là điều mà tình yêu luôn bùng cháy.

- Lamartine luôn có cái nhìn sâu sắc về nhân sinh, sự đời Ông hy vọng rằng nếu thời gian trôi đi xin hãy cuốn trôi đi hết những khổ đau của con người còn xin hãy giữ lại “quên lãng những con người hạnh phúc” Câu thơ này thể hiện được tâm nguyện lớn

Trang 4

của tác giả, ông ôm những n^i niềm hy vọng mong muốn thời gian đừng trôi nhanh, đêm đừng tàn nhanh…

- Thế nhưng cuộc đời vẫn thế, thời gian tuy là vô hạn nhưng luôn trôi đi và không quay trở lại, cho nên khi người ước mong nó ngừng trôi thì nó vẫn cứ vội vã trôi đi, khi người muốn đêm đừng tàn thì bình minh vẫn sẽ tới chào đón Đó vẫn luôn là lẽ tồn tại của cuộc đời Con người không thể kiểm soát không ngăn cản được sự trôi chảy của thời gian Như trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã viết:

“Ngày vui ngắn chẳng đầy gang, Trông ra ác đã ngậm gương non đoài.”

+ Thời gian là một phạm trù nằm ngoài sự điều khiển của con người Đoạn thơ đã nói lên niềm mong mỏi bấy lâu của con người, đó là khi con người ta cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ thì thời gian luôn trôi đi rất nhanh, ngược lại, khi con người ta đau khổ thì họ lại chỉ mong muốn thời gian khi ấy hãy trôi thật nhanh để đỡ đau khổ

+ Nhưng thực tế thì thời gian vốn chẳng “để tâm” đến việc con người ta đang hạnh phúc để mà trôi chậm lại hay đau khổ mà nó đi nhanh hơn Thời gian luôn lạnh lùng, vô cảm trước mọi thứ.

- Tác giả thông qua nhân vật trữ tình bày tỏ lời cầu xin với thời gian: “Hỡi tháng năm, xin đừng bay đi vội!

Thời gian ơi xin hãy tạm ngừng trôi! Để cho ta được hưởng trọn niềm vui Nhanh tan biến trong những ngày tuyệt mỹ! Bao kẻ khổ trên trần gian năn nỉ

Thời gian ơi, hãy làm phúc trôi đi Cuốn trôi theo đời khổ ải sầu bi Và quên lãng những con người hạnh phúc

+ Tác giả xin thời gian hãy trôi chậm lại để cho “ta” có thể bắt giữ, tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc dẫu biết là ngắn ngủi Thời gian vẫn cứ trôi đi biền biệt, vô tình Lời khẩn cầu xin thời gian ngừng trôi để đôi tình nhân ấy được tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn dường như đã không thành

- Không có cách nào khác, họ chỉ còn có thể hối thúc trái tim của mình để không bỏ phí một giây phút tình yêu quý báu nào cả:

“Hãy yêu đi, yêu đi, người yêu hỡi! Ngày trôi nhanh, hãy tận hưởng mau mau! Người không bến, tháng năm không chờ đợi Mà dòng đời vẫn lặng lẽ trôi nhanh”.

+ Nhân vật trữ tình thúc giục con người hãy tận hưởng những điều tuyệt vời nhất, hãy tận hưởng nhanh khi thời gian của mình đang còn đó Đặc biệt người nhấn mạnh:

“Hãy yêu đi, yêu đi, người yêu hỡi!” Đây cũng chính là thông điệp mà Larmatin muốn

Trang 5

nhắn gửi với con người chúng ta Hãy cứ sống thật với cảm xúc của chính mình, hãy yêu đi, yêu đi khi ta còn trẻ, còn rung động hãy cứ yêu để đón nhận hạnh phúc của bản thân.

- Mặc dù luôn muốn chìm đắm trong tình yêu mặn nồng của chính mình nhưng không đắm chìm một cách mù quáng Ông vẫn luôn ý thức sự tồn tại hữu hạn của thời gian Rằng thời gian luôn xóa nhòa đi hết những kỉ niệm, làm phai tàn đi những năm tháng kí ức đẹp để rồi:

“Thời gian hỡi, lúc ta say hạnh phúc Ngọn sóng tình lại dào dạt trào dâng Ghen ghét chi mà vội vã lên đường Cùng một nhịp với những ngày sầu ải? Có lẽ nào không vết gì còn lại? Hết rồi ư? Vĩnh viễn đã ra đi? Thời gian xưa trao tặng lại những gì? Nay xoá sạch, chẳng bao giờ trả lại?”

+ Đoạn thơ liên tục là những câu hỏi Nhân vật trữ tình đặt câu hỏi cho thời gian hay đó cũng chính là câu hỏi muốn hỏi lại người con gái mình thương? Câu hỏi thể hiện sự hoài nghi về mối tình đẹp đẽ này, có phải đang dần tàn phai đi theo thời gian hay không? Có phải tình yêu ấy đã hết, đã vĩnh viễn ra đi? Câu hỏi như để tự vấn, cho thấy một chu^i tâm trạng nội tâm được bộc bạch rõ ràng tác giả đang lo sợ về tình yêu của mình, sợ rằng mối tình sẽ phai tàn theo năm tháng.

=> Chính vì điều đó cho nên tác giả muốn mượn thiên nhiên để là người lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt vời của tình yêu mình Biết được rằng thiên nhiên luôn hùng vĩ, vẻ đẹp đất trời luôn rộng lớn bao la, vĩnh hằng hơn con người, vì thế tác giả muốn thiên nhiên cảnh vật hãy ghi nhớ lấy khung cảnh ấy vào ký ức, hãy cất giữ nó và kể lại: “Họ yêu nhau thuở đó” Người quan niệm rằng “Tôi yêu, vì vậy tôi phải hy vọng.”, người hy vọng nên mới muốn lấy thiên nhiên cảnh vật là nơi gửi gắm tình yêu hạnh phúc của mình.

3 Tính cá thể hóa của tình cảm trong bài “Hồ ơi”

- Bàn về tính cá thể hóa của tình cảm trong bài thơ Hồ ơi, chúng ta cần phải hiểu và thấy được “cái tôi” trong thơ của Lamartine Bài thơ Le Lac tập trung nói về câu chuyện tình yêu của Lamartine với cô nàng Julie Charles Một câu chuyện tình yêu đẹp bắt đầu từ cuộc gặp gỡ định mệnh ở hồ Bourget, và họ đã có quãng thời gian đẹp đẽ, hạnh phúc bên nhau Lời hứa hẹn của cặp đôi tình nhân sẽ quay trở lại thăm hồ nhưng cô Julie bị ốm nặng nên không thể đến và chỉ có Lamartine đến nơi hẹn năm

Trang 6

xưa, một mình ôm n^i cô đơn tâm sự với hồ, giãi bày với thời gian, nơi ghi kỷ niệm hai người.

- Cái tôi của Lamartine được thấy rõ nhất đó chính là ông đã mượn thơ để thể hiện tình cảm, tình yêu cá nhân của mình, những trải nghiệm chân thật nhất về cuộc tình của ông với cô Julie Charles Ông đã mượn những câu thơ để giãi bày lên cảm xúc, như để gửi gắm vào thơ những thứ đọng lại trong tình yêu của ông Khi ý thức được sự chảy trôi của thời gian, ông đã nói thay lời của Julie Charles rằng:

“Hỡi tháng năm, xin đừng bay đi vội! Thời gian ơi xin hãy tạm ngừng trôi! Để cho ta được hưởng trọn niềm vui

Nhanh tan biến trong những ngày tuyệt mỹ!” …

“Hãy yêu đi, yêu đi, người yêu hỡi! Ngày trôi nhanh, hãy tận hưởng mau mau! Người không bến, tháng năm không chờ đợi Mà dòng đời vẫn lặng lẽ trôi nhanh”

+ Qua những câu thơ ta thấy được n^i lòng của tình yêu, nàng Julie đã luôn ý thức được sự chảy trôi của thời gian nên hết lòng nài nỉ, cầu xin thời gian đừng trôi nữa để cô có thể sống trọn cho khoảnh khắc tình yêu này, xin thời gian tạm ngừng lại để cô không phải khổ đau vì bệnh tật, để cô và người yêu được sống trọn trong khoảnh khắc hạnh phúc của tình yêu.

- Đứng trước quy luật của thời gian, Lamartine cũng than thở, trách móc với thời gian, cho rằng đó là kẻ đã cướp đi khoảnh khắc tình yêu của họ, kẻ xóa nhòa nhòa đi mọi niềm hạnh phúc.

“Thời gian hỡi, lúc ta say hạnh phúc Ngọn sóng tình lại dào dạt trào dâng Ghen ghét chi mà vội vã lên đường

Cùng một nhịp với những ngày sầu ải?

Có lẽ nào không vết gì còn lại? Hết rồi ư? Vĩnh viễn đã ra đi?

Thời gian xưa trao tặng lại những gì? Nay xoá sạch, chẳng bao giờ trả lại?

Hỡi quá khứ, vĩnh hằng, hư vô, vực tối Để làm chi những ngày tháng chôn vùi? Trả cho ta niềm hoan hỉ tuyệt vời

Các người đã từ tay ta cướp mất?”

+ Bên cạnh việc giãi bày với thời gian, Lamartine còn giãi bày tâm sự với thiên nhiên, người muốn thiên nhiên làm chứng cho tình yêu của hai người

+ Khi ý thức được sự chảy trôi của thời gian, con người không thể làm gì để ngưng đọng lại thời gian cho nên ông đã có ước mơ vô cùng lớn và đầy sự cá tính rằng muốn

Trang 7

thiên nhiên là nơi duy nhất lưu giữ lại những vết tích của mối tình này + Người gọi xin thiên nhiên: Hỡi mặt hồ, hỡi gió, hỡi làn hương man mác, vầng trăng, bến bờ, dãy đồi, bóng cây, vòm đá … người muốn nhờ người bạn thiên nhiên chứng giáng cho tình yêu của mình

+ Bởi có lẽ Lamartine quan niệm rằng thời gian qua đi con người ngày một già đi và sẽ thay đổi không còn mãi ở một khoảnh khắc nào đó nữa, con người với sự vô thường của thời gian, con người nhỏ bé già đi và tìm đến cõi chết, chẳng ai là bất tử trong thể xác mãi xuân tươi cả

+ Chính vì vậy Lamartine đã nghĩ rằng chỉ có thiên nhiên mới trường tồn với thời gian, thiên nhiên là hình ảnh không giả của tạo hóa Dù thời gian có qua đi, thiên nhiên vẫn mang đâu đó khung cảnh ngày xưa, cũng giống như người ta thường nói rằng: “Năm tháng vẫn vậy, chỉ có lòng người đã đổi thay” Ông muốn thiên nhiên, cái hồ là chứng nhân cho mối tình của hai người, để sau này hãy kể lại rằng: “Họ yêu nhau thuở đó”, sự thật đã có một Lamartine yêu một Julie đến sâu nặng.

- Bài thơ Le Lac như một chiếc gương phản chiếu hết những gương mặt, cảm xúc tâm tư của Lamartine trong cuộc tình đầy sâu lắng với Julie Một cái tôi rất Lamartine, một tình yêu rất đ^i cao thượng.

+ Không phải Julie là cô nàng đầu tiên khiến Lamartine yêu say đắm, không phải người đầu tiên chạm đến trái tim của kẻ si tình như ông Trước đó ông cũng đã trải qua mối tình nhưng đối với cuộc tình này lại có những điều đặc biệt rất riêng biệt Cuộc gặp gỡ của ông và Julie như một cuộc gặp gỡ định mệnh của tình yêu, bà Julie đến hồ để dưỡng bệnh trong một lần thưởng ngoạn giữa hồ, không may bị gió lật úp thuyền, may mắn được thi sĩ Lamartine cứu giúp và thoát nạn Từ đây, một mối tình chớm nở, tuy khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng hai người đã có một tình yêu cao đẹp, lý tưởng Vượt thoát ra khỏi những khuôn khổ của một mình yêu thông thường: yêu để mà yêu chứ không tầm thường “yêu để được yêu”.

+ Câu chuyện tình yêu của Lamartine và cô Julie thực chất là một cuộc tình nhân Một người là kẻ có chồng đi ngoại tình với người đàn ông khác còn một kẻ đi quyến rũ si mê người phụ nữ đã có gia đình Tình yêu của họ nhận được nhiều sự đón nhận và yêu mến từ mọi người Bởi vì xét trong hoàn cảnh xã hội lúc đó, trong thế giới thượng lưu mối tình của họ được coi là mối tình thời thượng “mode” Ở thời đại đề cao chủ nghĩa tự do cá nhân, họ coi việc có tình cảm với người thứ 3 là điều bình thường Người trong cuộc không cảm thấy tội l^i, người ngoài cuộc không quá khắt khe Người đàn ông coi việc vợ mình có một người khác ve vãn là niềm hãnh diện, vờ đi không biết, mà kể cả có biết thì họ cũng sẽ giữ kín để giữđược cái thể diện trong giới quý tộc lúc bấy giờ Đây cũng chính là điều mà cái tôi, câu chuyện tình yêu của Lamartine được đón nhận tích cực.

Trang 8

=> Bài thơ “Hồ ơi” chính là một minh chứng cho đặc trưng thể loại thơ Tồn tại trong thơ chính là cái tôi của tác giả, cái tôi riêng biệt nhưng hòa vào cái tôi lớn của thời đại Cụ thể đó là tình yêu cá nhân của tác giả nhưng đó là n^i niềm khao khát trong tình yêu của cả một thế hệ, một xã hội lúc đó và mãi về sau Một quan niệm cao đẹp về tình yêu, về điều tất yếu của con người: “Sống là để yêu, yêu hết mình với tình yêu của mình”.

4 Cảm nhận về chất thơ trong bài “Hồ ơi”

- Trong khổ thơ thứ nhất, đằng sau sự nhận thức rất rõ về quy luật của thời gian là sự thật cay đắng, nghiệt ngã và khổ đau Kết thúc khổ thơ là một câu hỏi: “Ta có thể thả neo ngày dừng lại?” Dường như tác giả hỏi không phải để tìm kiếm lời giải đáp mà câu hỏi này là một hình thức để giãi bày n^i lòng nhiều ưu tư phiền muộn của mình Ẩn đằng sau câu chữ là tiếng lòng của tác giả: Muốn níu kéo thời gian, muốn sống mãi trong những kỉ niệm hạnh phúc cùng người mình yêu bên cái hồ - nơi lưu giữ những kỉ niệm thật đẹp của hai người.

+ Có thể thấy cái hồ trong thơ Lamartine không phải một cái hồ thiên nhiênthuần túy mà ở đây chứa đựng cả một “thiên nhiên bày tỏ” Cái hồ được nhân cách hóa, trở thành một người bạn tri âm để thi sĩ giãi bày n^i lòng của mình Ngày trở lại, tác giả mang trong mình một n^i cô đơn vô tận Vì thế, ông cảm nhận cảnh vật xung quanh đâu đâu cũng in hằn hình bóng nàng cùng những kỉ niệm tình yêu của hai người Ta có thể cảm nhận ở những “khoảng trắng” đằng sau câu chữ là n^i cô đơn, sự khổ đau trong tình yêu, n^i nhớ người yêu da diết.

- Ở hai khổ thơ tiếp theo, tác giả cất lên lời van xin thời gian: Hãy trôi chậm lại với những người đang hạnh phúc, và hãy trôi qua thật nhanh với những con người đang đau khổ, bị giày vò, giằng xé trong tình yêu Phải chăng tác giả Lamartine đã trải qua cả hương vị ngọt ngào và cay đắng của tình yêu nên mới có thể thấu hiểu sâu sắc đến vậy Lời van xin thời gian chỉ là cái cớ để tác giả giãi bày n^i nhớ người yêu đang giày vò ông từng phút từng giây.

- Vượt lên trên những n^i cô đơn, thất vọng tình yêu thông thường, tác giả quyết định chấp nhận thực tại và gửi gắm vào thiên nhiên những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ của hai người Cảm nhận về chất thơ trong thơ, độc giả trở thành những người đồng sáng tạo Không chỉ cảm nhận sâu sắc về câu chuyện tình yêu dở dang đầy đau khổ đang giày vò, giằng xé tâm can của nhà thơ; mà độc giả còn thấy được ý nghĩa ẩn đằng sau mặt chữ, nói hộ tiếng lòng tác giả, đau cùng n^i đau tác giả Và đó cũng là mong ước của các nhà thơ, được bày tỏ, được tâm sự và được thấu hiểu qua bài thơ của mình Có như vậy, bài thơ mới có thể sống mãi trong lòng độc giả, sáng mãi theo thời gian.

II ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG BÀI THƠ “HỒ ƠI”1 Biểu tượng, Biểu ý

Trang 9

- Trong tác phẩm này, thi sĩ Lamartine đã xây dựng được một hệ thống biểu tượng vô cùng độc đáo và giàu ý nghĩa Biểu tượng có thể thấy được rõ nhất ngay từ nhan đề tác phẩm đó là biểu tượng “cái hồ”

+ Đây chính là nơi khởi đầu của câu chuyện tình yêu giữa chàng thi sĩ Lamartine và nàng Julie Charles “Cái hồ” ở đây không chỉ là hình ảnh thiên nhiên thuần túy, mà qua đó còn thể hiện một “thiên nhiên bày tỏ”

+ Trong bài, cái hồ được nhân cách hóa trở thành một người bạn tri âm để tác giả giãi bày n^i lòng của mình Đó là n^i cô đơn, niềm thất vọng khi người tình đã quên đi lời hò hẹn năm xưa Là n^i nhớ thổn thức đang giằng xé, giày vò tâm can từng phút từng giây.

- Trong bài thơ này, nhà thơ Lamartine đã chắt lọc những hình ảnh giàu hàm ý và thể hiện một cách thật trọn vẹn trong sáng tác của mình Đó là những hình ảnh giàu tính biểu tượng: bến bờ, sóng hồ, mỏm đá, bọt nước, thuyền Đây đều là những hình ảnh quen thuộc trong tự nhiên, nhưng qua ngòi bút của mình, thi sĩ Lamartine đã biến chúng thành một hệ thống biểu tượng và chứa đựng những ý nghĩa triết lý vô cùng sâu sắc.

- M^i nhà thơ đều có những biểu tượng riêng, và qua tác phẩm thơ “Cái hồ”, thi sĩ Lamartine cũng đã tạo nên được một hệ thống biểu tượng mang chất riêng và vô cùng độc đáo Điều đó chứng tỏ rằng sức liên tưởng, tưởng tượng vô cùng phong phú của thi sĩ LamartineLamartine - người mở đường cho phong trào văn chương lãng mạn Pháp cuối thế kỷ XIX.

2 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt:

- Với bài thơ “Hồ”, Lamartine không làm mới thơ bằng những hình thức, nhưng ông đã mở đầu cho chủ nghĩa lãng mạn bằng cái chất riêng tư của thơ, bằng cái cách diễn đạt trực tiếp tình cảm.

- Câu thơ tự do và không ăn nhịp: Lamartine đã thử nghiệm câu thơ gọi là “Tự do”, nghĩa là câu thơ gồm nhiều nhịp điệu Ông làm tan rã câu thơ alexandrin Dùng những tác dụng của tính không ăn nhịp giữa cú pháp và câu thơ: một yếu tố được gắn với một câu thơ về phương diện ngữ nghĩa học hay về phương diện cú pháp bị “ném” trở lại câu thơ đến sau hoặc ném tới trước với câu thơ đi trước Kết quả là gây tác động mạnh mẽ làm nổi bật ý của tác giả.

- Nhịp điệu dồn dập: đặc biệt ở hai khổ thơ đầu, không có dấu chấm, rất ít ngắt Các câu thơ ở 3, 4, 7, 8 kéo dài các dòng

III KẾT LUẬN

Tóm lại, Lamartine là người mở đường cho phong trào văn chương lãng mạn Pháp cuối thế kỷ XIX Ông chính là người khai phá một giọng thơ ca mới, là nhà thơ trữ

Trang 10

tình xuất sắc khi nói về thiên nhiên gắn với tâm tình con người và sự gặp gỡ giữa những tâm hồn đồng điệu Ông được đặt lên hàng Khai sáng (pr3curseur) của Phong

trào thi ca lãng mạn Pháp (Romantisme francais

Thông qua bài thơ nổi tiếng “Le lac” (Hồ ơi) của Lamartine, người đọc đã thấy được phong cách của Lamartine Đó là lối thơ trữ tình mới, mở đường cho những hình thức đơn giản, trực tiếp và du dương để phục sự một trái tim u buồn Bài thơ không chỉ đơn thuần là thổ lộ tình cảm, gợi nhắc kỷ niệm của cặp đôi mà bài thơ này đã đại diện cho giai đoạn đầu của chủ nghĩa lãng mạn thế kỉ XIX Bài thơ rất coi trọng vai trò của thiên nhiên, Lamartine coi thiên nhiên là nơi ẩn dật, là nguồn an ủi để chống lại cái thực tế hiện tại phũ phàng, cô đơn, buồn chán

17 Byron và thơ lãng mạn

I THƠ BYRON LÀ THƠ LÃNG MẠN

Từ lí thuyết những đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn, chúng tôi đồng ý với quan điểm thơ Byron mang đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn, và biểu hiện ở một vài điểm sau đây:

1 Chủ đề, đề tài

Do có cơ sở ý thức triết học là chủ nghĩa duy lý của René Descartes, chủ nghĩa cổ điển

coi lí trí là bá quyền còn thơ trữ tình, chủ nghĩa trữ tình nói chung không phải “khẩuvị” Ngược lại, chủ tình, đề cao cái tôi lại là hạt nhân của chủ nghĩa lãng mạn Hợp

nhất với thơ lãng mạn là tình yêu Thơ Byron thường viết về chủ đề tình yêu: đó là tình yêu gia đình (Cuộc hành hương của Childe Harolds- Khúc thứ ba); tình yêu giữa hai cá thể (Tên cướp biển The Corsair Stanzas to Augusta- ; (I), Stanzas to Augusta (II),

Don Juan)

Một chủ đề khác, là dân tộc, đất nước Khác chủ nghĩa cổ điển “mô phỏng cổ đại” (kịch của P.Corneille, J.Racine, Molière đều lấy cốt truyện bi kịch, hài kịch của mình từ trong các tác phẩm cổ đại), chủ nghĩa lãng mạn bước đầu thể hiện tính dân tộc với

chủ trương khai thác đề tài trong lịch sử đất nước mình Các tác phẩm: “Cuộc hànhhương của Childe Harold” (“Childe Harold’s Pilgrimage”), “Don Juan” đều đề cập đến vấn đề đất nước, dân tộc Vì Byron không đứng ngoài cuộc sống; không tách biệt với nhân dân, đất nước mình Sau khoảng thời gian hai năm (1809-1811) thực hiện chuyến đi dài ngày đầu tiên đến vùng Địa Trung Hải, Byron trở về Anh và bắt đầu tích cực hoạt động chính trị Byron bênh vực những người lao động, kịch liệt phản đối luật

xử tử hình đối với công nhân phá máy “Tôi đã đi qua những nơi bị chiến tranh tànphá ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tôi đã đến những miền cùng cực nhất trên đấtThổ, nhưng không nơi nào, ngay dưới ách của một chế độ độc tài nhất, tôi thấy mộttình trạng bần cùng tuyệt vọng, bế tắc như ở đây, khi tôi trở về Tổ quốc… ” [1] Byron

Trang 11

căm ghét chính phủ Anh đương thời, phê phán chế độ hà khắc mà giới cầm quyền Anh thi hành ở Ailen, …

Như vậy, cuộc đời Byron với tình yêu những người tình; với mối quan tâm với đất nước, dân tộc đã “phả” vào thơ ông Cuộc đời thành chất liệu nghệ thuật

2 Nhân vật trung tâm

Hạt nhân của chủ nghĩa lãng mạn là “cái tôi” Nhân vật trong thơ Byron là những nhân vật với tình cảm, suy nghĩ, hành động mang tính cá nhân- những con người vượt lên thực tại và nội tâm tràn đầy cảm xúc Những nhân vật đó như là hình bóng của Byron và dù mang “cái tôi” nhưng ở một vài điểm, lại mang tính khái quát và điển hình.

Pushkin nhận xét về Byron “Byron trước sau chỉ sáng tạo một tính cách Đó là nhữngn3t của bản thân Byron đem san sẻ cho nhân vật của mình, đem lòng tự tôn cho nhânvật này, chí căm thù cho nhân vật nọ và nỗi u sầu cho nhân vật kia… Byron đưa mắtmột chiều nhìn thế giới và bản tính loài người, sau đó thì quay mặt đi và rút vào bảnthân mình” Pushkin cho rằng “Byron sâu sắc nhưng đơn điệu” là vì thế!

2.1 Nhân vật vượt lên thực tại

a Nhân vật quay lưng với thực tại

Chủ nghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức Nhân vật trong thơ

Byron cũng vậy Childe Harold (“Cuộc hành hương của Childe

Harold”-“Childe Harold’s Pilgrimage”) từ biệt Tổ quốc- nước Anh để tới những miền đất xa

lạ Thực tại mà Harold có- sung túc, giàu có có thể là niềm say mê và ham muốn của bao người, nhưng chàng không bằng lòng được với thực tại đó Chàng thấy một đời

sống vô nghĩa, chàng thấy mình buồn bã, cô độc dù “Tiệc chàng khao không vắngbóng một khách mời” Vậy nên, Harold quay lưng và từ bỏ:

“Chàng bỏ lại cả lâu đài, tước lộcBạn, người thân, những cốc rượu tràn đầyCả phụ nữ, những người bằng mái tócBằng nụ cười và ánh mắt mê sayĐã một thời làm chàng phải ngất ngây”(“His house, his home, his heritage, his landsThe laughing dames in whom he did delight,Whose large blue eyes, fair locks, and snowy handsMight shake the saintship of an anchoriteAnd long had fed his youthful appetite His goblets brimmed with every costly wineAnd all that mote to luxury invite”)

Trang 12

Tại sao chàng có thể quyết định và từ bỏ rồi ra đi nhanh chóng, dứt khoát (và dễ dàng) đến vậy? Dường như Harold chẳng có chút suy tính gì về tương lai phía trước: chàng sẽ làm gì, chàng sẽ sống một cuộc đời ra sao Con người của chủ nghĩa lãng mạn là vậy Hình tượng Childe Harold từ biệt quê hương Anh như một con người tự do là khao khát, là giấc mơ của chúng ta khi đương tồn tại trong một đời sống quá nhàm chán Nếu Harold lựa chọn vượt lề bằng cách dịch chuyển không gian, thì nhân vật trữ tình trong “Ta lại muốn trở thành em nhỏ” lại lựa chọn “trở thành em nhỏ” (“I would Iwere a careless child”):

“Ta lại muốn trở thành em nhỏĐể được trở về sống giữa rừng xanhChơi núi và tung tăng bãi cỏHay thả mình theo sóng mênh mông (I would I were a careless childStill dwelling in my highland caveOr roaming through the dusky wildOr bounding o’er the dark blue wave)”

Vì thực tại có quá nhiều cay đắng Nó giống như diễn ngôn “Cho tôi xin một v3 đi tuổithơ” của Robert Ivanovich Rozhdestvensky.

b Nhân vật hướng về những điều đẹp đẽ

Vượt lên thực tại đen tối, nhân vật trữ tình của Byron hướng về những điều đẹp đẽ Không phải ngẫu nhiên, thơ lãng mạn của Byron lại được nhiều nhà nghiên cứu xếp vào thơ lãng mạn tích cực (phân biệt với thơ lãng mạn tiêu cực) Tất nhiên, việc phân chia chủ nghĩa lãng mạn thành hai phái là tích cực và tiêu cực tồn tại những hạn chế nhất định khi đứng trường quan điểm, lập trường giai cấp Lãng mạn tích cực mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là: dù sống với cái tôi cô đơn, chìm trong bóng tối nhưng nhân vật trữ tình vẫn nghĩ đến ánh sáng

“Stanzas to Augusta” (I) được viết vào năm 1816, khi Byron đương lúc chịu nhiều chỉ

trích của dư luận, khủng hoảng tài chính, gia đình tan nát Thực tối tối tăm mù mịt đối lập với ánh sáng từ tình yêu và hi vọng Khi nhân vật trữ tình tôi (“me”) trong cảnh

“dear and dark” (buồn thảm, thê lương và mù mịt, u ám) đã nghĩ đến “em”- như ánh

sáng, xua tan bóng tối bủa vây “dashed the darkness” (“dash” là động từ có nghĩa va chạm rất mạnh)

“Gió gào x3 và trời tuôn mưa xuống khổ Nhưng em còn và sẽ mãi còn đâyChở che anh trong giông tố hiểm nguyPhủ người anh với lá em đẫm lệ” [7]

(“The winds might rend - the skies might pour,

Trang 13

But there thou wert - and still wouldst beDevoted in the stormiest hour

To shed thy weeping leaves o'er me”)

Nếu gắn bài thơ với cuộc đời của Byron thì hoàn toàn có thể hiểu Augusta vừa là người chị, người tình, vừa là người bạn tâm giao Byron có thể tin và dựa Khi thế gian-mọi thứ đều quay lưng, chỉ còn một người ta có thể tin và dựa vào, đó là niềm tin chủ quan- đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn Nhưng nó không thuộc về cái tôi riêng nào, mà là đặc điểm của con người muôn thời: nghĩ về những người chúng ta yêu trong

những bế tắc, bi quan nhất của cuộc sống “Khi tất cả mất rồi anh vẫn được Còn cóem và sẽ mãi còn em

Và có được một tấm lòng thử tháchDù với anh- Đất cũng chẳng hoang vu”

Trong đời sống thực, mối tình Byron- Augusta là mối tính loạn luân, là tình yêu đi ngược với luân thường, đạo lí xã hội Nhưng người tiếp nhận thơ, nếu tách văn bản khỏi tác giả (tác giả “chết”- Roland Barthes), bỏ qua những rèm pha, những tai tiếng quanh đời sống của Byron, thì thấy đó là một trái tim, một tiếng lòng đẹp đẽ Và đó cũng có thể coi là một người đọc lãng mạn chăng?

c Nhân vật vươn tới lí tưởng

Cũng nói về tình yêu, tình yêu giữa Juan và Haide (chương II, Don Juan) là một tình yêu lí tưởng Tình yêu giữa Juan và Haide như chỉ có hai người sống trên thế gian mà không có thế lực nào ngăn cản được:

“Họ không sợ mắt tai ai nhòm ngóCũng không lo cả bóng tối trên đầu” [8]

Thực tại ở đây là sự bất đồng về ngôn ngữ Bố của Haide còn là một tên cướp biển, một người buôn nô lệ (mà ở chương sau, chính bố của Haide đã bán Juan sang Thổ Nhì Kì làm nô lệ) Với lí tính, tình yêu giữa hai người bất đồng về ngôn ngữ là không thể Nhưng với chủ nghĩa lãng mạn, điều không tưởng lại là có thực:

“Tuy khác tiếng nhưng tình yêu giúp họ Qua những lời vô nghĩa hiểu, tin nhauCái ngôn ngữ của tình yêu không khó-

Liếc, thở dài là đủ, có gì đâu” [9]

Juan và Haide hành động như theo một “động lực nội tại, theo những dục vọng mãnhliệt và không thể chế ngự được” (Lăngxông) Khi nhân vật vượt lên thực tại và vươn

tới lí tưởng, Byron dường như còn có hàm ý thể hiện tính chất tự do về tình yêu của con người Tự do, đặc biệt là trong tình yêu, luôn là khát khao của con người nhiều thế hệ

2.2 Nhân vật tự biểu hiện cảm xúc

Trang 14

Nếu chủ nghĩa duy lí chủ trương sự lên ngôi của lí trí, thì chủ nghĩa lãng mạn đề cao chất trữ tình trong sáng tác Cái tôi tự biểu hiện là quan trọng với lãng mạn Nửa đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam, sau thời gian quá dài sống trong khuôn khổ của “cái ta”, người ta lần đầu tiên được tiếp xúc với những cái tôi mà cảm xúc như vượt khỏi khuôn khổ câu thơ:

“Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gầnTôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (“Vội vàng”- Xuân Diệu)

Ở phương Tây, các tác giả của chủ nghĩa lãng mạn cũng vậy Thế giới nội tâm với những sắc thái tình cảm, cảm xúc khác nhau bộc lộ, như một sự phủ định chủ nghĩa cổ điển trước đó

a Nhân vật nặng nề nỗi chán chường và cô đơn

Như trên đã nói, nhân vật trong thơ lãng mạn là những con người không phục tùng thực tại- luôn vượt lề Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, họ mang tâm trạng chán chường khi chưa tìm được lí tưởng và cô đơn trong hành trình của chính mình Don Quijote (“Don Quijote”- M Cervantes) của thời đại Phục hưng đi ngược lại với số đông thì bị coi là gàn dở, điên rồ Còn nhân vật của Byron thì cô đơn

Khúc ca thứ ba trong “Cuộc hành hương của Childe Harold” lấy hình thức là cuộc tâm tình giữa cha và con, người cha (Harold) bày tỏ n^i cơ đơn của mình:

“Chàng đã chóng hiểu ra chàng là kẻRất ít khả năng hoà hợp với người”(“But soon he knew himself the most unfitOf men to herd with man, with whom he held”)“Sống với mình thôi, không cần đến nhân gian”

(“A life within itself, to breathe without mankind”)

Nhân vật trữ tình trong “Ta lại muốn trở thành em nhỏ” cũng vậy Không một ai bên Tạm thời quên uất ức từng cơn

Dù tất cả chìm trong khoái lạc Nhưng tim này sao quá cô đơn”b Chủ đề tình yêu (giữa hai người yêu nhau)

Trang 15

Với tình yêu của những người yêu nhau, nhân vật trữ tình trong thơ Byron cứ thế thổ

lộ những cảm xúc của cá nhân mình mà không cần phải che đậy, che giấu “ Miêu tảnhững tình cảm, cảm xúc cao đẹp của hồn người là thế mạnh của Byron Trong thơmình, ông luôn đặt con người trong hoàn cảnh tự nhiên và để cảm xúc phát triển theologic khách quan của nó” [10] Byron dường như không khước từ một cung bậc cảm

xúc nào trong tình yêu: say đắm, đau buồn, cô đơn, …Dù là tiếng lòng của một con người cụ thể, nhưng nó đã chạm tới tính phổ quát- tiếng lòng của những người yêu nhau Qua một bài khúc đoạn trong “Tên cướp biển” (“The Corsair”); các bài thơ:

Stanzas to Augusta (I), Stanzas to Augusta (II), When we two parted“ ”, …có thể thấy điều này

Những cảm xúc hiện ra trên bề mặt câu thơ: “Anh đang bị bao nỗi đau giằng x3”(Stanzas to Augusta (II)) Nhân vật trữ tình thổ lộ tình cảm sâu nặng với Augusta,

nàng là tình yêu duy nhất mà “anh” có được:

“Anh không thể không em mà sống được”(“I have found that, whatever it lost me It could not deprive me of thee”)

“Trong sa mạc luôn có dòng suối ngọt Chỗ hoang vu còn có một cây xanhVà con chim đang hót giữa cô đơn

Nó nói với hồn anh về em đó(In the Desert a fountain is springingIn the wide waste there still is a tree, And a bird in the solitude singing,Which speaks to my spirit off thee)” [7]

(Stanzas to Augusta (II))

Nhân vật trữ tình bộc lộ những cảm xúc rất “trần thế”, rất chân thực: đó là xúc cảm đau buồn khi mối tình vỡ tan (“When we two parted”) Không rõ sau khi chia tay, anh hay em hay cả hai chúng ta cùng đau khổ:

“When we two parted/ In silence and tears/ Half broke- hearted”(“Nhớ không em thuở nọ

Khi đôi ta chia tayHai đứa cùng đau khổ”)

Và đau đớn nhất là khi:

“Nếu anh còn được gặp em

Sau những năm dài xa cách Anh biết chào em thế nào? Hay chỉ im lặng và nước mắt!”

(“If I should meet theeAfter long years,

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan