bài tiểu luận ngôn ngữ học xã hội khảo sát ngôn ngữ đánh giá trong bình luận trên facebook về cộng đồng lgbtq

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tiểu luận ngôn ngữ học xã hội khảo sát ngôn ngữ đánh giá trong bình luận trên facebook về cộng đồng lgbtq

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc biệt, sự phát triển của các trang mạng xã hội hiện nay đã tạo ra một nguồn ngôn ngữ tự nhiên, dễ tiếp cận trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ một cách thuận lợi,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI

KHẢO SÁT NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG BÌNH LUẬN

Trang 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Bố cục bài nghiên cứu 7

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8

Trang 4

3.2 Thái độ ngôn ngữ đối với ngôn ngữ trong bình luận trên Facebook về

2 Tầm quan trọng của nghiên cứu 39

3 Tầm quan trọng của giáo dục và nhận thức về ngôn ngữ đánh giá 40

4 Kiến nghị 41

4.1.Đốivớimạngxãhội 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 48

Trang 6

A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội, khi quan sát từ góc độ của ngôn ngữ học xã hội, được xem xét là một biến thể ngôn ngữ đặc biệt Trong ngôn ngữ mạng, nó thường mang đặc điểm của ngôn ngữ nói nhưng lại được biểu đạt dưới dạng ngôn ngữ viết Việc nghiên cứu về ngôn ngữ mạng đóng góp quan trọng vào việc hiểu về quá trình chọn lựa ngôn ngữ, một phần quan trọng của lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng bài viết nghiên cứu về ngôn ngữ mạng hiện nay còn hạn chế, trong khi xu hướng của ngôn ngữ mạng thường thay đổi liên tục để đáp ứng các trào lưu mới Đặc biệt, sự phát triển của các trang mạng xã hội hiện nay đã tạo ra một nguồn ngôn ngữ tự nhiên, dễ tiếp cận trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ một cách thuận lợi, chi tiết và khách quan.

Cùng với đó, ngôn ngữ đánh giá hay còn được gọi là "Language of Evaluation" xuất hiện thường xuyên trong các tình huống giao tiếp hàng ngày của con người và đã trở thành một chủ đề nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực ngữ dụng học Vấn đề này liên quan chặt chẽ đến những giá trị văn hóa - xã hội của cả cá nhân và cộng đồng Ngôn ngữ đánh giá biểu đạt rất đa dạng và phụ thuộc vào chủ đề cụ thể và quan điểm của từng cá nhân tham gia vào cuộc trao đổi Tại Việt Nam, mạng xã hội đã xuất hiện từ khá sớm và ngày càng phát triển mạnh mẽ Mỗi thành viên tham gia vào mạng xã hội trở thành "người đánh giá" với những cách biểu đạt đánh giá đa dạng Theo đó, ngôn ngữ đánh giá cũng trở nên đa dạng hơn Cách họ diễn đạt, nội dung và thông điệp không chỉ mang giá trị thực tiễn đối với đối tượng được đánh giá mà còn ảnh hưởng đến những người đọc Nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá trong bình luận trên Facebook về cộng đồng LGBTQ+ sẽ giúp làm sáng tỏ đặc điểm cụ thể của ngôn ngữ đánh giá tiếng Việt trong ngữ cảnh này.

Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu hệ thống về nội dung của ngôn ngữ đánh giá, nhưng đáng tiếc là chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung đặc biệt vào cộng đồng LGBTQ+ Vì lý do này, bài tiểu luận đã chọn đề tài "Ngôn ngữ đánh giá trong bình luận trên Facebook về cộng đồng LGBTQ+" Nghiên cứu này đóng góp vào việc làm phong phú thêm kiến thức trong lĩnh vực giao tiếp tiếng Việt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu có thể hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu ứng dụng liên quan Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu trong phạm vi từ góc độ ngôn ngữ học xã hội với tâm điểm là ngôn ngữ đánh giá , tập trung vào các khía cạnh như ràng buộc, thái độ và thang độ Nghiên cứu sẽ dựa trên việc khảo sát tất cả các bình luận trong 6 bài đăng được chọn ngẫu nhiên trên nền tảng Facebook.

Trang 7

2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các đặc điểm ngôn ngữ đánh giá xuất hiện trong bình luận của cộng đồng mạng trên Facebook, đặc biệt là trong các bài đăng liên quan đến cộng đồng LGBTQ+ Đồng thời, tiểu luận tập trung vào việc liên kết với các vấn đề liên quan đến giới tính và độ tuổi, nhằm chỉ ra những đặc điểm cụ thể và mối quan hệ giữa ngôn ngữ đánh giá của cộng đồng mạng và các đặc trưng xã hội Thông qua việc này, nghiên cứu đóng góp vào việc hiểu sâu hơn về ngôn ngữ đánh giá trong ngữ cảnh của mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - xã hội.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích, tiểu luạn đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá, ngôn ngữ mạng và những vấn đề liên quan.

- Xây dựng cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài: Tập hợp, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lí tuyết liên quan đến bài nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học xã hội.

- Khảo sát và xác định đặc điểm ngôn ngữ đánh giá của cộng đồng mạng qua biểu đạt về ràng buộc, thái độ và thang độ về cộng đồng LGBTQ+.

- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ đánh giá của cộng đồng mạng về cộng đồng LGBTQ+ qua giới tính và độ tuổi.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là ngôn ngữ đánh giá của cộng đồng mạng trên Facebook trong một số bài đăng về cộng đồng LGBTQ+.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Ngôn ngữ đánh giá bằng bình luận của tài khoản người dùng (ràng buộc, thái độ, thang độ), kết hợp xem xét tới những dấu hiệu nhãn dãn, ảnh, meme, gif để chỉ ra được chính xác đặc điểm ngôn ngữ đánh giá.

- Về tư liệu:

+ Tất cả những bình luận của cộng đồng mạng trên Facebook Việt Nam Tất cả các bài viết xoay quanh chủ đề về cộng đồng LGBTQ+.

- Nguồn tư liệu nghiên cứu

+ Tư liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn trên Facebook tại Việt Nam Tiểu luận lựa chọn nhgẫu nhiên 6 bài viết đăng tải về cộng đồng LGBTQ+ Trong đó có 3 bài viết ủng hộ và 3 bài viết không ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ Mỗi mục ủng hộ và không ủng hộ được chọn theo tiêu chí 1 bài đăng về người

Trang 8

nổi tiếng, 1 bài đăng về người không nổi tiếng và 1 bài đăng của tài khoản cộng đồng Tổng số đã thu thập được 1837 bình luận của 1547 tài khoản khác nhau.

+ Các tư liệu khác: các sách, tài liệu tham khảo, các bài viết, bài báo cáo, nghiên cứu, tài liệu trên internet trong nước và nước ngoài… để nhằm củng cố các nhận định của tiểu luận và làm sáng tỏ vấn đề đang tìm hiểu

5 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu trên, tiểu luận sử dụng những phương pháp, thủ pháp sau:

Tiểu luận này áp dụng các phương pháp và thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội, bao gồm cả việc thu thập dữ liệu và xử lý ngôn ngữ từ các bình luận trên Facebook Nó sử dụng một số phương pháp phân tích dữ liệu ngôn ngữ học xã hội và tìm kiếm mối liên hệ giữa ngôn ngữ học với xã hội nhằm hiểu rõ hơn về ngôn ngữ đánh giá trong giao tiếp, cụ thể là giao tiếp qua bình luận trên Facebook Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc phân tích các biểu hiện ngôn ngữ và liên kết chúng với một số đặc trưng xã hội như giới tính và độ tuổi Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ ngôn ngữ trong phần bình luận trên nền tảng Facebook Quá trình chuyển đổi dữ liệu từ Facebook sang bảng khảo sát, thống kê là một thách thức, nhưng đã được giảm thiểu sai sót thông qua việc kiểm tra lại nhiều lần.

Phân tích hội thoại là một trong những phương pháp phân tích diễn ngôn được áp dụng trong ngôn ngữ học xã hội Bài tiểu luận bắt đầu từ việc nghiên cứu cách sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ tường mình, cấu trúc ngữ nghĩa và ngôn ngữ không tưởng mình trong bình luận Từ đó thực hiện khảo sát về “thẩm định” (ràng buộc, thái độ và thang độ) và đưa ra kết luận.

Các phương pháp và kỹ thuật được trình bày sẽ áp dụng vào thực hiện phân tích định tính, nghiên cứu theo cách diễn dịch nhằm đạt được kết quả nghiên cứu dựa trên các lập luận được kế thừa từ các quan điểm và hướng tiếp cận đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực ngôn ngữ đánh giá Để hỗ trợ cho phân tích định tính, tiểu luận sử dụng phương pháp thống kê định lượng Việc thống kê số lượng sử dụng ngôn ngữ cùng với các yếu tố xã hội như giới và tuổi được tiến hành thông qua quy trình phân loại, phân tích và xác định mối liên hệ

Trang 9

giữa các dữ liệu cơ bản Nhờ vào việc này, đặc điểm của ngôn ngữ đánh giá trong nghiên cứu có thể được rút ra từ kết quả phân tích.

6 Bố cục bài nghiên cứu

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Chương 2 Đặc điểm ngôn ngữ đánh giá trong bình luận trên Facebook về cộng đồng LGBTQ+

Chương 3 Ngôn ngữ đánh giá và đặc trưng xã hội - Thách thức và cơ hội.

Trang 10

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hầu hết các nguồn ngôn ngữ học trên khắp thế giới đồng lòng rằng lời nói không thể tách rời khỏi việc biểu đạt giá trị Vì vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ thực chất là việc hiểu về giá trị, tức là sự đánh giá Ngược lại, việc nghiên cứu hệ thống giá trị trở nên khó khăn nếu không xem xét ngôn ngữ mà con người sử dụng để thể hiện những giá trị đó Chính vì thế, chức năng đánh giá của ngôn ngữ được coi là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của nó.

Ngôn ngữ đánh giá thường biểu hiện những ý kiến đối lập nhau như "tốt/xấu", "đúng/sai", "tích cực/tiêu cực", Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa một mặt trung tính phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp Do đó, hiện nay, ngôn ngữ đánh giá được nghiên cứu chủ yếu trong bối cảnh thực tế và chức năng giao tiếp.

Từ cuối thế kỉ 20 đến đầu thế kỉ 21, ngôn ngữ học bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới tính đánh giá, đặc biệt từ góc độ ngữ dụng học và ngôn ngữ học xã hội Trong thời gian này, có rất nhiều những hướng tiếp cận và quan điểm khác nhau Năm 2011, Hunston đã tổng kết các phương pháp tiếp cận về ngôn ngữ đánh giá và chỉ ra bốn kiểu quan niệm sau:

- Đánh giá là một hành động cá nhân không tường minh nhưng cũng có khi thể hiện trong ngôn ngữ Quan niệm này thường có trong đường hướng phân tích hội thoại.[34]

- Đánh giá gồm “một bộ các nghĩa” biểu đạt trong một văn bản “sử dụng một loạt các tài nguyên ngôn ngữ khác nhau”.[34]

- Đánh giá là “một bộ các nghĩa” biểu đạt trong một văn bản “sử dụng một loạt các tài nguyên ngôn ngữ khác nhau”.[34]

- Đánh giá là một chức năng mà văn bản hoặc phần văn bản biểu đạt Đồng thời, Hunston cũng nêu ra sáu điểm chung giữa các quan niệm trên về ngôn ngữ đánh giá gồm có:

- Thừa nhận tính chủ quan và tính chủ quan liên nhân của đánh giá.[34] - Cho rằng qua đánh giá, một hệ tư tưởng chung giữa người viết/ nói và người đọc/ nghe được cấu trúc.[34]

- Nhận định có một phạm vi rộng rãi về từ vựng và về những dấu hiệu nghĩa đánh giá, có thể xác định được thông qua xem xét những gì “mong muốn”.[34]

Trang 11

- Cho rằng ngôn ngữ đánh giá phụ thuộc mạnh vào ngữ cảnh và có tích tích tụ.[34]

- Xác định rằng nói đến ngôn ngữ đánh giá phụ thuộc vào bản chất của đối tượng.[34]

- Khẳng định rất khó để nhận dạng, phân biệt một cách đáng tin cậy những gì mang tính đánh giá và những gì không trong ngôn ngữ.[34]

Hiện nay, nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá tập trung chủ yếu vào ba hướng chính là "lập trường," "đánh giá," và "thẩm định." Cả ba phương hướng này đều chú trọng vào việc xem xét ngôn ngữ đánh giá dựa trên vai trò của nó trong quá trình giao tiếp Tuy nhiên, từng hướng này vẫn tồn tại những đặc điểm khác biệt đáng chú ý Theo nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương (2018)[14] đã chỉ ra những điểm khác biệt sau đây:

- Tiếp cận dựa trên khối ngữ liệu (corpus biểu đạt thái độ hoặc lập trường, quan điểm, cảm xúc

- Khung nghiên cứu dựa trên tham số

Qua các bài nghiên cứu sau này, ta nhận thấy lý thuyết của Martin và White đã trở thành nền tảng cho nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá, mang lại khả năng xem xét ngôn ngữ đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện từ góc độ cấu trúc ngữ nghĩa, theo hướng ngôn ngữ học xã hội Mô hình này cũng đã được áp dụng rộng rãi để khám phá các khía cạnh của nghĩa đánh giá trong các bối cảnh khác nhau, như trong lĩnh vực giáo dục hoặc ngôn ngữ đa dạng Vậy nên ở bài nghiên cứu này sẽ lựa chọn và vận dụng lý thuyết “Thẩm định” (Appraisal)

Trang 12

của Martin và White [35] để tiến hành nghiên cứu và nhận xét về ngôn ngữ đánh giá trong bình luận của cộng đồng mạng tại Việt Nam về cộng đồng LGBTQ+.

Ở Việt Nam, nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá xuất phát từ hai hướng: nghiên cứu trực tiếp về ngôn ngữ đánh giá và nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ đánh giá.

*Nghiên cứutrực tiếpvềngônngữđánhgiá

Đến nay, nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá đã được thực hiện theo hướng tiếp cận "Thẩm định" của Martin và White Hướng tiếp cận này được thể hiện trong luận án của Nguyễn Hồng Sao (2010)[25] và theo cả ba phương hướng kể trên của Trần Thị Thanh Thương (2018)[14] Thông qua việc so sánh ngôn ngữ đánh giá trong báo chí và truyền hình tiếng Việt và tiếng Anh, cả hai tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc và nội dung giữa hai ngôn ngữ này.

Ở Việt Nam, rất nhiều đề tài nghiên cứu không tập trung chủ yếu vào ngôn ngữ đánh giá mà chỉ đề cập đến nó trong bối cảnh nghiên cứu có liên quan Liên quan đến ngôn ngữ đánh giá, có những kết quả nghiên cứu về tình thái trong ngữ học Việt ngữ Trong số này, không thể không đề cập đến nhận định về ngôn ngữ đánh giá dựa trên các biểu hiện chủ quan của Nguyễn Văn Hiệp (2009, 2012)[13] Tác giả này chỉ ra rằng các đánh giá mang tính lập trường được mã hóa trong câu thông qua sáu khía cạnh: “tích cực/tiêu cực, về lượng, về chủng loại, về thời gian sớm/muộn, về tính cùng cực/bất thường, và về tính mong muốn/không mong muốn.”

Khen và chê là hai trong những khía cạnh của đánh giá nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả, chẳng hạn công trình của Phạm Thị Hà (2013)[10], Nguyễn Thị Hoàng Yến (2007)[30] và Đỗ Thị Bình (2012)[1] Các kết quả nghiên cứu của họ đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ đánh giá Theo Phạm Thị Hà (2013), “khen là những đánh giá tích cực của người nói[10]” Chức năng ngôn ngữ - xã hội của lời khen thường là để thể hiện sự ngưỡng mộ, như trong trường hợp người hâm mộ với nghệ sĩ Tuy nhiên, lời khen cũng có thể bày tỏ những ý nghĩa khác (như sự tán thành, khuyến khích, ) nếu được xem xét trong ngữ cảnh khác nhau Nghiên cứu về hành động chỉ trong tiếng Việt về ngữ nghĩa, theo Nguyễn Thị Hoàng Yến (2007), nhận định rằng “chê là hành vi đánh giá tiêu cực, chủ quan của người nói về một vấn đề nào đó (người, vật, việc) khi họ

Trang 13

thấy rằng vấn đề đó không đúng, không tốt, không phù hợp hoặc chưa thỏa đáng”[30] Tác giả cũng nói thêm, “Bên cạnh các hình thức chê trực tiếp, hành vi chê còn xuất hiện gián tiếp dưới các dạng ẩn dụ, nói tránh, nói mỉa hoặc dưới dạng một số biểu thức của các hành vi khác như hỏi, khuyên, khen,… Người Việt thường chê nhiều hơn đối với những người thân thuộc, gần gũi, và đối với người dưới vai giao tiếp”[30] Trong khi đó, Đỗ Thị Bình (2012) so sánh lời khen và lời chê bằng tiếng Anh và tiếng Việt và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng từ trong khen chê của người Việt Tác giả cũng lưu ý rằng các yếu tố như tuổi tác, vai vế và địa vị xã hội đều ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn từ ngữ trong lời khen, lời chê, theo hướng người nói càng có đặc quyền, càng tự do trong việc thể hiện quan điểm của mình.[1]

Hơn nữa, ngôn ngữ đánh giá còn được nghiên cứu thông qua việc xem xét các nhóm hành động ngôn từ, như trong nghiên cứu của Lương Thị Hiền (2013)[12] Trong đó, tác giả nhận thấy các nhân vật tham gia giao tiếp thường sử dụng chiến lược lựa chọn từ vựng mang màu sắc biểu cảm, đánh giá với lớp từ có "ý nghĩa biểu cảm đánh giá tiêu cực" và lớp từ có "ý nghĩa biểu cảm -đánh giá tích cực" Tác giả cũng tổng hợp kết quả và đặt ra một nhóm từ được gọi là "bình xét", nhóm này đặc trưng bởi việc đe dọa thể diện cao vì chúng tập trung vào nhân cách và tiềm ẩn định kiến trong những nhận xét của họ.[12]

Ngoài ra còn có những nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Quang (1999)[23], Nguyễn Phương Chi (2005)[2], Hoàng Thị Xuân Hoa (2008)[33] và Nguyễn Quang Ngoạn (2009)[36] cũng xem xét hành động ngôn từ tương tự trong mối quan hệ với các biến xã hội như giới, địa vị, quyền lực, nghề nghiệp,…

Vì vậy, trên toàn thế giới, đã có sự phát triển của nhiều phương pháp tiếp cận và khung phân tích cụ thể để nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, trong số này, chỉ có khung "Thẩm định" tiếp cận theo một hướng độc lập Tình trạng nghiên cứu trong nước cho thấy rằng nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá bằng tiếng Việt vẫn chưa thu hút sự quan tâm đúng mức và thường chỉ xuất hiện như một phần nhỏ thông qua các nghiên cứu về nội dung có liên quan, chẳng hạn như về tình trạng, hành động ngôn từ khen ngợi, chê trách, phê bình và sự không đồng tình Do đó, có một sự cần thiết rất lớn để tiến hành nghiên cứu trực tiếp về ngôn ngữ đánh giá bằng tiếng Việt ở khía cạnh ngữ nghĩa, nói cụ thể là theo khung "thẩm định".

Trang 14

1.2 Cơ sở lí luận

Để làm rõ những đặc điểm ngôn ngữ của khách thể và trên cơ sở mục đích giao tiếp của họ trong vai trò người bình luận trên mạng xã hội, nội dung dưới đây trình bày những cơ sở lí luận được lựa chọn cho đề tài tiểu luận.

Bài tiểu luận sẽ thực hiện nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá với tư cách là “sự thẩm định” dựa trên lý thuyết về ngôn ngữ đánh giá và bộ khung đánh giá ngôn ngữ trong “The Language of Evaluation: Appraisal in English” của Martin & White (2005)[35]

Mô hình lý thuyết này tiếp cận bằng cách tổ chức các lựa chọn ngữ nghĩa và phương tiện ngôn ngữ của người nói/viết trong quá trình giao tiếp đánh giá theo một hệ thống Được biết đến như “Phạm trù của khung “thẩm định””, mô hình này chia thành ba lĩnh vực ngữ nghĩa chính: “ràng buộc”, “thái độ” và “thang độ” Theo đó, “Thái độ” đề cập đến cảm xúc của chúng ta, trong khi “Ràng buộc” sẽ tập trung vào các thái độ cơ bản và vai trò của giọng nói xoay quanh các quan điểm đánh giá trong diễn ngôn “Thang độ” đưa ra phân loại các hiện tượng cảm xúc được nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ Có thể khái quát hóa các nguồn lực thẩm định bằng sơ đồ dưới đây:

Image1.Sơđồ"Thầmđịnh" dựatrênlýthuyết vềngônngữđánh giávàbộkhung đánhgiángônngữtrong“TheLanguage ofEvaluation:AppraisalinEnglish”của

Martin& White(2005)[18][35]

Trang 15

“Ràng buộc” là tập hợp các phương tiện được người nói người viết sử dụng để bộc lộ đành giả nhờ tính chất đa dạng của tuyến dị ngữ Các phương tiện này là những thực thể thuộc kí hiệu học xã hội, rất đa dạng về mặt ngữ pháp và bao gồm các đặc trưng như tính lưỡng cực, tình thái, hiện thực, nhượng bộ, nhân quả, phòng chiều, phủ định,… Martin và White đã phác thảo các nguyên tắc phân loại ý nghĩa Ràng buộc như sau [35]

- Phủ nhận (Disclaim), là vi tri mang hạn chất mâu thuẫn hoặc từ chối - Công nhận (Proclaim): là sự thể hiện những lời nhận định có mức độ cao (hấp dẫn, hợp lệ, hợp lý, có cơ sở, đáng tin cậy,…)

- Xem xét (Entertain): là sự trình bày một cách rõ ràng các đề xuất mang tính ngẫu nhiên, chủ quan của nguời phát ngôn

- Quy cho: là sự thể hiện đề xuất căn cứ vào quan điểm của một người nào đó.

Theo Martin và White, “Ràng buộc” bao gồm tuyển đơn ngữ (monogloss) và tuyển dị ngữ (heterogloss) Qua đó, ta thấy sự đa dạng của tuyển bị ngữ có vai trò quan trọng trong việc lập - thức ngôn ngữ đánh giá, khiến chúng trở nên phong phú trong diễn ngôn Bài tiểu luận cũng sẽ khảo sát “Ràng buộc” trong bình luận của cộng đồng mạng trên Facebook dựa trên 4 tiêu chí: phủ nhận, công nhận, xem xét, quy cho nêu trên.

Dưới góc nhìn của Martin và White, “Thái độ” được coi là một hệ thống ngữ nghĩa, nghĩa là cảm xúc của người đánh giá sẽ được phản ánh trong từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn Hệ thống này liên quan đến ba lĩnh vực ngữ nghĩa rộng lớn, bao gồm cả tình cảm, đạo đức và thẩm mỹ.

Trong mô hình phía trên, có một khía cạnh quan trọng được gọi là “Đánh giá” (Appraisal) Bài tiểu luận xin lưu ý rằng thuật ngữ “đánh giá” (Appreciation) được sử dụng với hàm nghĩa thuộc thái độ và không được đồng nhất với thuật ngữ “đánh giá” (Evaluation Appraisal) Đáng tiếc là theo tìm hiểu và nghiên cứu, bài tiểu luận chưa tìm thấy một thuật ngữ nào phù hợp hơn để thay thế cho sự trùng âm này.

Theo khung “Thẩm định” ngôn ngữ diễn tả thái độ được xếp vào các tiểu phạm trù như sau:

- Tình cảm

Giá trị “Tình cảm” (Affect) liên quan đến các cảm nghĩ hoặc cảm xúc tích cực và tiêu cực của chủ thể trước một sự kiện nào đó Các cảm xúc bao gồm: vui

Trang 23

Thời gian truy

- Người đăng: Trang Inside the Box

Bài khảo sát này nhằm mục đích làm rõ hơn về động lực và cơ sở của những thái độ khác nhau này, từ đó cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự đa dạng của ý kiến trong cộng đồng mạng liên quan đến vấn đề nhạy cảm này Bài tiểu luận sẽ không chỉ giúp hiểu rõ thái độ của cộng đồng mạng mà còn mang lại thông tin hữu ích cho việc xây dựng thái độ tích cực và thấu hiểu đối với các cộng đồng đa dạng trên mạng xã hội Trước tiên chúng ta sẽ đến với khảo sát về ngôn ngữ đánh giá trong bình luận trên Facebook về cộng đồng LGBTQ+.

Trang 24

Từ bảng tổng kết, bài tiểu luận rút ra được một số kết luận về nguyên tắc trong bình luận trên Facebook về Ràng buộc

- Phủ nhận:

+ Phủ định: không…, không có…,v.v

+ Nhượng bộ: Mặc dù… nhưng…, Tuy… nhưng…, v.v - Công nhận:

+ Đồng tình: dĩ nhiên…, tất nhiên là…, rõ ràng là…, phải thừa nhận là… v.v hoặc một số phép tu từ hay câu hỏi dẫn dắt.

+ Tuyên bố: sự thật là…, không có gì đáng nghi ngờ…, v.v

+ Chứng thực: người ta đã nói là…, như X đã nói…, như X mà thôi biết…, v.v

- Xem xét:

+ Dường như là…, hình như…, nghe nói…

+ Có lẽ, có thể, theo quan điểm của tôi, tôi nghĩ, chắn chắn là… hoặc một số phép tu từ hay câu hỏi mang tính bình luận

- Quy cho:

+ Thừa nhận: X nói…, theo X…, + Chia rẽ: người ta đồn rằng…

Trang 25

Qua đó, ta thấy có rất nhiều cách để thể hiện Ràng buộc và nó luôn tôn tại trong lời nói hàng ngày Cũng từ kết quả khảo sát, chúng ta rút ra được một số kết quả sau Số lượng bình luận của cộng đồng mạng theo hướng công nhận là cao nhất: Dữ liệu cho thấy số lượng bình luận công nhận về cộng đồng LGBTQ+ là cao nhất, điều này có thể phản ánh sự chấp nhận và ủng hộ lớn từ cộng đồng mạng đối với cộng đồng này Thế nhưng sự công nhận này không chỉ đến từ ý kiến công nận về cộng đồng mà còn đến từ ý kiến công nhận về những quan điểm phản đối thế nhưng không đáng kể Công nhận chiếm đa số, nhưng khi soi chiếu vào bảng, có thể thấy lượng phủ nhận ở các bài phản đối cao hơn Điều này cho thấy một phần cộng đồng có xu hướng phản đối có chiều hướng kỳ thị và đã lên tiếng bảo vệ cộng đồng LGBTQ+.

Mặc dù đa số bình luận bênh vực, nhưng vẫn tồn tại một phần không nhỏ đồng tình và tán hưởng sự kì thị đối với cộng đồng LGBTQ+ Điều này thể hiện sự đa dạng và đôi khi sự phân hóa trong cộng đồng mạng.

Đồng thời, qua khảo sát ta nhận ra rằng có một phần không nhỏ người tham gia bình luận không tập trung vào nội dung của bài viết mà thay vào đó đưa ra ý kiến không liên quan Điều này có thể phản ánh sự không chú ý hoặc thiếu sự quan tâm đối với nội dung thực sự của bài viết Họ chỉ tương tác theo trào lưu hoặc “hóng chuyện”.

Có một xu hướng chung trong bình luận trên Facebook là người dùng thường tag2bạn bè vào bình luận để chia sẻ bài viết, thay vì thể hiện quan điểm cá nhân Điều này có thể phản ánh mong muốn chia sẻ thông tin với người khác mà không cần phải tiết lộ ý kiến cá nhân.

Một điều đáng chú ý khác đó là trong các bình luận phủ nhận có một phần lớn các ý kiến được thể hiện một cách thô tục, mang tính giễu cợt và mỉa mai đối phương Điều này có thể phản ánh sự hiện diện của thái độ tiêu cực và thiếu sự tôn trọng trong một số phần của cộng đồng mạng.

Vậy qua khảo sát về Ràng buộc trong bình luận của cộng đồng mạng về cộng đồng LGBTQ+ thể hiện sự đa dạng, từ sự chấp nhận và ủng hộ đến những thái độ tiêu cực và phản đối Điều này có thể phản ánh sự phức tạp của quan điểm và thái độ trong môi trường trực tuyến.

2Tag: hay còn gọi là gắn thẻ: ý chỉ hành động bình luận tên tài khoản của một người để họnhận được thông báo và cũng thấy được bài viết đó.

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan