bài thi giữa kì môn kinh tế học đại cương đề tài nghiên cứu tiềm năng thị trường nhựa tái chế tại việt nam và trên thế giới

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài thi giữa kì môn kinh tế học đại cương đề tài nghiên cứu tiềm năng thị trường nhựa tái chế tại việt nam và trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua việc đọc và phân tích các tài liệu để nắm bắt được các xu hướng, thị trường và chính sách liên quan đến ngành công nghiệp tái chế nhựa.Phương pháp thống kê, mô tả.Sử dụng những dữ li

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH *** _

BÀI THI GIỮA KÌ MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG*******************************

TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG NHỰA TÁICHẾ TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Nhật Lam Duyên

1 | I n f i n i t y C l u b ∞

Trang 2

Mục lục

Phần I Mở đầu 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

Phần II Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

1 Cơ sở lý luận 3

2 Phương pháp nghiên cứu 3

a Phương pháp thu thập dữ liệu 3

b Phương pháp xử lý số liệu 3

Phần III Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3

1 Thực trạng sử dụng các sản phẩm tái chế trong và ngoài

3 Tiềm năng phát triển của các sản phẩm nhựa tái chế 6

4 Rào cản đối với việc tuần hoàn sản phẩm nhựa 7

Vấn đề chung 7

Tại Việt Nam 8

5 Các chính sách ưu đãi phát triển thị trường nhựa tái chế của Việt Nam và bài học kinh nghiệm trên thế giới 9

Phần IV Kết luận và đề xuất 10

1 Kết luận 10

2 Đề xuất 10

2 | I n f i n i t y C l u b ∞

Trang 3

Phần I Mở đầu1 Lý do chọn đề tài

Tình trạng tiêu thụ nhựa hiện nay: Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày càng gia tăng Cùng với sự gia tăng các cơ sở sản xuất và quy mô lớn, các khu dân cư tập trung đông đúc, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, các sản phẩm vật chất, tạo điều kiện nâng cao mức sống con người cũng chính vì vậy vô hình tạo ra trong mỗi chúng ta nỗi lo về môi trường Đặc biệt vấn đề rác thải nhựa như: rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, rác thải y tế, rác thải nguy hại Chính vì vậy bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách do rác thải nhựa đang trở nên nghiêm trọng chúng có những tác động tiêu cực đến môi trường, không khí, đất đai và nước Nghiên cứu về rác thải tái chế ở Việt Nam và nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề rác thải, tận dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường Nó cung cấp cơ hội để tìm hiểu và áp dụng các phương pháp tái chế hiệu quả, học hỏi từ kinh

nghiệm quốc tế và đánh giá các lợi ích kinh tế và môi trường của việc tái chế rác thải.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng sử dụng các sản phẩm tái chế trong và ngoài nước Xác định được nguyên nhân NTD dần chú trọng đến các sản phẩm nhựa tái chế Đánh giá được tiềm năng phát triển của các sản phẩm nhựa tái chế.

Xác định được các chính sách ưu đãi phát triển thị trường nhựa tái chế của Việt Nam và bài học kinh nghiệm trên thế giới.

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi: Việt Nam và trên thế giới Đối tượng: nhựa tái chế.

Phần II Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu1.Cơ sở lý luận

Nhựa tái chế: là sản phẩm của quá trình sản xuất nhựa từ nguồn nguyên liệu rác thải nhựa gom Sau khi gom về, các rác thải nhựa sẽ trải qua quá trình phân loại, rửa sạch, nung chảy và ép khuôn để tạo ra các sản phẩm nhựa mới.

Các loại nhựa tái chế phổ biến: PET, HDPE, PVC, LDPE, PP, PS, OTHER

Tiềm năng phát triển nhựa tái chế là rất lớn vì nó giúp giảm rác thải nhựa, tiết kiệm tài nguyên, giảm lượng khí thải nhà kính và tạo ra cơ hội việc làm Việc sử dụng nhựa tái chế cũng có thể cải thiện hình ảnh thương hiệu và đẩy mạnh sự đổi mới công nghệ trong ngành nhựa.

2.Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập dữ liệu3 | I n f i n i t y C l u b ∞

Trang 4

Thu thập số liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu đã được xử lý, tổng hợp thông qua các báo cáo của nội bộ doanh nghiệp như báo cáo tài chính, quảng cáo, doanh thu, Dữ liệu đã được xử lý chặt chẽ qua các tạp chí, tổng cục thống kê, niên giám thống kê hay thông qua các công ty nghiên cứu thị trường.

Thu thập số liệu sơ cấp.

Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu qua khảo sát trực tiếp phục vụ mục đích nghiên cứu Các dữ liệu nguồn có thể được thu thập thông qua những kế hoạch nghiên cứu, phương pháp, công cụ nghiên cứu cụ thể là qua các phiếu điều tra, phỏng vấn hay các số liệu doanh thu sản phẩm.

b. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp tổng hợp dữ liệu.

Tìm hiểu và thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đã xuất bản như tạp chí, bài báo, báo cáo nghiên cứu và tài liệu học thuật liên quan đến tiềm năng thị trường nhựa tái chế Qua việc đọc và phân tích các tài liệu để nắm bắt được các xu hướng, thị trường và chính sách liên quan đến ngành công nghiệp tái chế nhựa.

Phương pháp thống kê, mô tả.

Sử dụng những dữ liệu thống kê từ các nguồn chính thức như báo cáo của doanh nghiệp, tạp chí khoa học từ các tổ chức nghiên cứu để phân tích thông tin về lượng sản phẩm nhựa được tái chế, xu hướng tiêu thụ và tiềm năng thị trường Các số liệu này có thể được thu thập từ báo cáo thống kê, cơ sở dữ liệu và các nguồn thông tin tương tự.

Phần III Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1.Thực trạng sử dụng các sản phẩm tái chế trong và ngoài nước

VIỆT NAM:

Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải

Thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt có thể được tái chế Chỉ còn lại một tỷ lệ chất thải rất nhỏ phải đem chôn lấp => tiết kiệm chi phí xử lý rất nhiều so với việc đem chôn hoặc đốt.

Tái chế rác thải là một trong những cách giúp hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên Cụ thể: 135 tấn rác tái chế có thể tiết kiệm được 3,5 triệu lít nước, 1,9 triệu cây xanh, 500.000 KW/h, giảm 3 tấn chất làm ô nhiễm không khí và 1.300m3 đất để chôn lấp.

Tái chế rác thải nhựa: Theo báo cáo "Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam - Cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa" do IFC vừa công bố, mỗi năm, khoảng 3,9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và PP được tiêu thụ tại Việt Nam Trong số này, chỉ 1,28 triệu tấn (33%) được thu gom tái chế (CFR) có tới 2,62 triệu tấn nhựa bị thải bỏ, dẫn đến mất 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương từ 2,2 - 2,9 tỷ USD mỗi năm Nếu tất cả được thu gom và tái chế thành các sản phẩm có giá trị, tổng giá trị vật liệu giải phóng được nhờ tái chế sẽ tương đương 3,4 tỷ USD mỗi năm.

4 | I n f i n i t y C l u b ∞

Trang 5

THẾ GIỚI:

Theo tờ Markets and Markets, quy mô thị trường nhựa tái chế toàn cầu trị giá 69,4 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 120 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ 8,1% mỗi năm trong giai đoạn dự báo Những quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ môi trường là Nhật

Bản, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển Mô hình tái chế tại các quốc gia này được nhiều chuyên gia đánh giá cao, đáng học hỏi, quan tâm và áp dụng để đẩy lùi vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

-Chính sách giúp Thụy Điển thành “Vua tái chế”

Mặc dù phải nhập khẩu rác để duy trì và đảm bảo hoạt động của các nhà máy tái chế rác thải, Thụy Điển đã trở thành nước đi đầu ở khâu tái chế Nhà nước đã kêu gọi cuộc vận động toàn quốc mang tên “Miljonar-vanglig” nhằm hướng đến việc chia sẻ và tái sử dụng Một công ty chuyên về môi trường đã rút ra nhiều bí quyết giúp Thụy Điển trở thành quốc gia không rác như áp dụng trạm tái chế rác ở khắp nơi, không vứt thuốc còn dư, chiến dịch cùng nhau phân loại rác….

-Công viên tái chế và con đường tái chế tại Rotterdam, Hà Lan

Sau 5 năm nghiên cứu và gây quỹ, tháng 8/2018, Quỹ Recycled Island Foundation và 25 đối tác liên quan đã cho ra mắt công viên nổi trên mặt nước Công viên tái chế được làm hoàn toàn bằng nhựa và rác thải bị vứt trôi nổi trên sông Họ tái hiện lại khung cảnh sông Maas ở Rotterdam trước khi dòng sông này bị con người tàn phá bằng cách tạo hình các ô tròn lục giác từ nhựa tái chế

Để hạn chế lượng khí CO2 thải ra môi trường bên ngoài, công ty xây dựng VolkerWessels đã tạo nên con đường thân thiện với môi trường với chất liệu nhựa tái chế Con đường trải nhựa tái chế được cho rằng sẽ tiết kiệm thời gian trong việc xây dựng và bảo trì Bên cạnh đó, có các ống dẫn và dây cáp được bố trí dưới mặt đường thuận tiện cho việc thoát nước và xử lý việc tắc nghẽn.

-Công nghệ “biến rác thành tiền”, biến rác thải thành quần áo và gạch lát đường tại Nhật Bản

Nhận thức việc môi trường sống đang bị ô nhiễm vì chất thải nhựa, công ty Pet Refine Technology (PRT) tại Nhật đã lên kế hoạch gom rác thải và chế biến thành vật liệu tái sinh PRT thu mua rác thải, vỏ chai nhựa từ các thành phố lớn Tokyo, Kawasaki để tái chế Công ty có quy trình riêng tạo ra hạt nhựa trắng tái chế ra hạt nhựa mới Sản phẩm này được công ty xuất sang nhiều nơi, nhất là thị trường đông dân Trung Quốc.

-Mô hình “mượn chai nước” được áp dụng tại Na Uy:

Nhiều nghiên cứu chỉ ra đây là nơi có tỷ lệ tái chế chai nhựa lên đến 97% Một trong những bí quyết áp dụng là mô hình “mượn chai nước” Khi uống nước xong, người tiêu dùng sẽ được hoàn tiền khi trả chai nước tại những chiếc máy tự động đặt quanh thành phố Đặc biệt là chỉ cần scan mã vạch trên chai, tiền sẽ tự động vào tài khoản Bên cạnh đó các cửa hàng tiện lợi có chương trình tặng tiền và điểm thưởng khi khách hàng trả lại chai nhựa đã dùng để khuyến khích người dân bảo vệ môi trường.

-Mô hình MR6 (đốt nhựa để lấp ổ gà, ổ voi trên đường) tại Cumbira, Anh-Nga áp dụng công nghệ biến rác thải thành xăng dầu

-Bỉ áp dụng quy trình quản lý rác thải Ecolizer và Sự kiện xanh

-Công nghệ sinh học tái chế nhựa PET tại Áo (Sử dụng enzyme từ nấm làmphân hủy nhựa PET thành phân tử để từ đó chuyển thành loại nhựa chất lượng cao)

5 | I n f i n i t y C l u b ∞

Trang 6

2.Nguyên nhân NTD dần chú trọng đến các sản phẩm nhựa tái chế

Thực trạng môi trường do rác thải nhựa gây ra: báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết, mỗi

năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa Tại tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam” diễn ra mới đây, PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, cảnh báo: “Ở Việt Nam, hiện nay, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới Rác thải nhựa gây ra cái chết cho nhiều sinh vật, các hóa chất phụ gia trong sản phẩm nhựa có thể tác động trực tiếp đến con người và động vật".

Các nguyên nhân NTD có xu hướng gia tăng lựa chọn sản phẩm nhựa tái chế:

Thu nhập của người tiêu dùng:

Thu nhập và chi tiêu dự kiến đều tăng mạnh Theo báo cáo, hiện tại trong ASEAN, quy mô dân số có thu nhập trên 20 USD/ngày (tầng lớp trung lưu) của Việt Nam đang đứng sau Indonesia và Thái Lan Tuy nhiên với sự tăng trưởng thu nhập nhanh hơn nên đến cuối thập kỷ này (năm 2030), Việt Nam dự kiến sẽ có 48 triệu người thu nhập trên 20 USD/ngày=> Do thu nhập NTD đang gia tăng trong những năm gần đây nên NTD có xu hướng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có yếu tố “bền vững” … đang là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng được nhiều doanh nghiệp nắm bắt.

Sở thích của người tiêu dùng:

Sản phẩm “sạch” và “xanh” ngày càng được ưa chuộng khi người tiêu dùng quan tâm hơn đến môi trường Sau thực phẩm và đồ uống đóng gói bằng bao bì có thể tái sử dụng, hay tự hủy, nước khoáng dùng chai nhựa tái chế cũng được săn đón.

Nếu trước đây, lợi ích đối với sức khỏe, giá cả và niềm tin vào nhãn hàng là những quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, thì nay có thêm yếu tố “xanh” do lo ngại về tác động đến môi trường Một báo cáo của công ty Nielsen Việt Nam cho thấy thân thiện với môi trường đã trở thành một trong 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt Vì thế, không bất ngờ khi các sáng kiến “xanh” vừa ra đời đều được người tiêu dùng đón nhận, từ ống hút tre, ống hút làm từ bột mì, hộp bã mía, … và mới đây nhất là nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế.

Không chỉ vậy, giờ đây giới trẻ còn là một trong những đối tượng người tiêu dùng ưa chuộng chai nhựa tái chế Theo bà Nguyễn Thị Huyền Trang, Trưởng Bộ phận Thu mua tại 7-Eleven, sản phẩm nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế hiện đã có mặt trên toàn hệ thống cửa hàng 7-Eleven “Chúng tôi nhận thấy khách hàng trẻ là đối tượng đón nhận sản phẩm này nhanh nhất”.

NTD luôn hành động để đem lại lợi ích tối đa cho bản thân họ:

Ngày nay, NTD có xu hướng gia tăng lựa chọn sản phẩm nhựa tái chế bởi những lợi ích của những sản phẩm nhựa đem lại không chỉ mang đến cho chính bản thân NTD mà còn cho cộng đồng và môi trường (lợi ích tối đa):

o Giúp giảm lượng chất thải: Với khả năng có thể tái sinh, nhựa tái chế sẽ tạo ra được một vòng tuần hoàn sử dụng nhựa, giảm được đáng kể lượng rác thải ra các bãi

6 | I n f i n i t y C l u b ∞

Trang 7

chôn lấp, sông, biển Từ đó giảm thiểu sự ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước và không khí.

o Tiết kiệm năng lượng: So với quy trình sản xuất ra túi nilon nhựa sử dụng một lần Theo một nghiên cứu trên thế giới, tái chế một tấn túi nilon giúp tiết kiệm năng lượng điện tương đương 5.774 kilowatt/ giờ.

o An tâm về chất lượng: sản phẩm nhựa tái chế vẫn có chất lượng và tính toàn vẹn cấu trúc cao nhất, điều này có nghĩa NTD sẽ nhận về một loại sản phẩm “xanh” hơn, bền vững hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ổn định.

o Giúp người tiêu dùng hình thành thói quen sử dụng bền vững: Cùng với những sản phẩm thân thiện môi trường khác như túi vải, ống hút nhựa, bát đĩa từ chất liệu cây cỏ Việc sử dụng các sản phẩm tái chế giúp NTD có lối sống xanh và thân thiện với môi trường Từ đó có thể cải thiện và duy trì chất lượng cuộc sống.

3.Tiềm năng phát triển của các sản phẩm nhựa tái chế

Thị trường nhựa tái chế đang có tiềm năng lớn ở Việt Nam và trên thế giới, điều đó được thể hiện qua các yếu tố sau:

Tài nguyên rộng lớn: Kể từ những năm 1950, việc sử dụng các sản phẩm nhựa đã tăng gấp hai mươi lần do nhựa có giá thành rẻ, có nhiều đặc tính chức năng, bền, và có nhiều ứng dụng Năm 2018, sản lượng nhựa toàn cầu đạt 360 triệu tấn Việt Nam nằm trong top 5 nước sản xuất và xuất khẩu nhựa trên thế giới Sản lượng nhựa tiêu thụ hàng năm đạt hàng triệu tấn, tạo ra lượng lớn chất thải nhựa Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra (world bank document)

Xu hướng tiêu dùng: dần chuyển sang lối sống xanh, người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về tác động tiêu cực của nhựa đến môi trường Vì vậy họ tìm kiếm và ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường (có thể là sản phẩm nhựa tái chế hoặc thay thế) Điều này tạo ra những cơ hội mới cho thị trường nhựa tái chế nói riêng, sản phẩm tái chế nói chung.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng nhựa tái chế ở Việt Nam đã tăng từ 80.000 tấn vào năm 2010 lên hơn 250.000 tấn vào năm 2018

Tiềm năng xuất khẩu: Sản lượng nhựa tái chế ở Việt Nam đang có tiềm năng xuất khẩu cao do chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế và giá cả cạnh tranh Theo Báo cáo của Quỹ tài chính quốc tế (IMF), xuất khẩu nhựa tái chế từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 6,2% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2025.

Chính sách hỗ trợ: Các chính sách và biện pháp hỗ trợ của chính phủ đã và đang được triển khai để khuyến khích phát triển thị trường nhựa tái chế Ví dụ như tại Việt Nam: Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi về đất đai, vốn đầu tư, thuế, phí, lệ phí và trợ giá sản phẩm, dịch vụ bảo vệ môi trường (Điều 141, Luật BVMT 2020; Điều 131 đến Điều 134, Nghị định 08/2022/NĐ-CP) nhằm khuyến khích, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào hoạt động tái chế chất thải.

Công nghệ kỹ thuật: Bên cạnh các sản phẩm tái chế bằng phương pháp thủ công, các doanh nghiệp đã và đang chú trọng áp dụng thêm các công nghệ mới, như việc phân hủy nhựa bằng vi khuẩn hay sử dụng robot tự động trong quá trình tái chế, đang giúp mở rộng khả năng tái chế nhựa ở quy mô lớn.

7 | I n f i n i t y C l u b ∞

Trang 8

Từ các yếu tố trên cho thấy thị trường nhựa tái chế đang trở thành một ngành công nghiệp lớn và có tiềm năng tăng trưởng cao ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Việc tái chế nhựa mang lại lợi ích kinh tế tuần hoàn, môi trường và xã hội, từ đó thu hút được sự quan tâm đầu tư và phát triển từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhận thức về bảo vệ môi trường và các hỗ trợ của chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của thị trường trong những năm tới.

4.Rào cản đối với việc tuần hoàn sản phẩm nhựa

Vấn đề chung:

Thiếu cơ sở hạ tầng (hệ thống thu gom và phân loại rác thải, cơ sở tái chế, công nghệ-kỹ thuật, )

Nguyên liệu tái chế được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau đồng thời cũng khác nhau về cấu trúc nên việc tái chế nhựa đòi hỏi công nghệ và quy trình phức tạp vì vậy cần phải có những yếu tố kỹ thuật phù hợp để đem lại sản phẩm và đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn vốn đầu tư vào tái chế còn thấp: việc làm ra các sản phẩm nhựa tái chế có thể sẽ cần một khoản đầu tư lớn cho việc nghiên cứu, phát triển công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng vậy nên nhiều quốc gia không chú trọng đầu tư vào lĩnh vực tái chế nhựa đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Nhận thức về tầm quan trọng của việc tái chế không cao: người tiêu dùng hiện nay vẫn chưa quá chú trọng và ưu tiên mua các mặt hàng tái chế Bên cạnh đó, thói quen dùng túi nilon và bao bì nhựa ngày càng gia tăng nhưng lại chưa có thói quen phân loại rác thải làm cho quá trình khai thác và quản lý gặp nhiều khó khăn.

Cạnh tranh: bởi quy trình sản xuất phức tạp, yêu cầu công nghệ-kỹ thuật tiên tiến nên giá thành của các sản phẩm tái chế cũng đắt hơn so với các sản phẩm nhựa nguyên sinh, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm tái chế trên thị trường Ngoài ra còn có sự cạnh tranh đến từ các sản phẩm làm bằng các chất liệu từ thiên nhiên như ống hút cỏ, ống hút giấy, bát đĩa lá,

Vấn đề môi trường: quá trình tái chế nhựa cũng tiêu tốn năng lượng, gây ra khí thải và có thể có các chất thải phụ Bên cạnh đó, các sản phẩm tạo thành cũng có thể chứa các chất hóa học gây hại hoặc chất độc từ đồ nhựa cũ.

Tại Việt Nam:

Các chính sách pháp luật về việc quản lý chất thải nhựa còn mới, thiếu các hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện.

Thiếu các quy định cụ thể về phát triển kinh tế tuần hoàn: thiết kế sinh thái; hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật về các sản phẩm tái chế; tỷ lệ nhựa tái chế bắt buộc trong các sản phẩm; mức đóng góp tài chính dựa trên khả năng tái chế của sản phẩm (modulation fee).

Phần lớn nguyên liệu cho hoạt động tái chế là nhựa phế liệu nhập khẩu; phế liệu nhựa trong nước có nhiều tạp chất làm gia tăng chi phí, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm nhựa tái chế.

Lực lượng lao động của ngành tái chế nhựa hiện nay hầu hết có trình độ thấp, tay nghề chưa cao, gây khó khăn trong cải thiện hiệu quả tái chế

8 | I n f i n i t y C l u b ∞

Trang 9

Hoạt động tái chế nhựa được thực hiện bởi các cơ sở quy mô nhỏ, hầu hết ở các làng nghề với công nghệ, trang thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường Diện tích các cơ sở nhỏ hẹp, gây khó khăn cho mở rộng sản xuất cũng như thay đổi công nghệ.

Ý kiến của doanh nghiệp về những khó khăn trong hoạt động tái chế nhựa:

5.Các chính sách ưu đãi phát triển thị trường nhựa tái chế của ViệtNam và bài học kinh nghiệm trên thế giới.

a Các chính sách ưu đãi, biện pháp để kích thích thị trường nhựa tái chế

Chính phủ có những ưu đãi thuế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực tái chế nhựa (Nghị định số 19/2015/NĐ-CP)

Chính phủ đã có những quy định về việc quản lý chất thải nhựa, tái chế chúng:” Luật BVMT 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học”

Giáo dục, nâng cao nhận thức: Lễ phát động cuộc thi “Đại sứ giảm nhựa “triển lãm “Sông kể chuyện nhựa “chiến dịch “Trường học không rác thải nhựa “chiến dịch “Nói không với nilon và đồ nhựa” => thông qua các chiến dịch nhằm thúc đẩy nhận thức về lợi ích của tái chế nhựa trong cộng đồng Đồng thời tái sử dụng các loại chai lọ, sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muỗng) bằng gỗ, sứ; phân loại các loại rác thải

b Bài học kinh nghiệm: 9 | I n f i n i t y C l u b ∞

Trang 10

Thụ động sử dụng nhựa tái chế: Một số quốc gia đã áp dụng thành công các chính sách thụ động như thu phí môi trường để khuyến khích sử dụng nhựa tái chế và giảm sự tiêu thụ nhựa mới.

Hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp: Sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và các doanh nghiệp là quan trọng để xây dựng một hệ thống nhựa tái chế hiệu quả và bền vững.

Giáo dục và nâng cao nhận thức: Giáo dục dành cho cộng đồng và doanh nghiệp về lợi ích của tái chế và nguy cơ của việc sử dụng nhựa mới là quan trọng để thúc đẩy thay đổi trong tư duy và hành động

=> Việc áp dụng những bài học này và xây dựng chính sách ưu đãi phát triển thị trường nhựa tái chế phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam có thể giúp thúc đẩy ngành công nghiệp nhựa tái chế và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Phần IV Kết luận và đề xuất1.Kết luận

Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thị trường nhựa tái chế có tiềm năng lớn và đáng chú ý trong cả Việt Nam và toàn cầu Việc tăng cường nhận thức về vấn đề ô nhiễm nhựa và tầm quan trọng của tái chế đã thúc đẩy sự quan tâm và nhu cầu của người tiêu dùng với các sản phẩm nhựa tái chế.

Tại Việt Nam và cả trên thế giới, chính phủ và các tổ chức đang tăng cường nỗ lực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp tái chế nhựa Việc áp dụng các chính sách, quy định, và đưa ra các cam kết an toàn với môi trường đã tạo ra một thị trường thuận lợi cho sự phát triển của thị trường nhựa tái chế trên toàn cầu.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự tăng trưởng của ngành công nghiệp tái chế đem lại nhiều cơ hội kinh doanh và tiềm năng phát triển lớn Các sản phẩm nhựa tái chế có thể tìm thấy ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như đóng gói, xây dựng, ô tô, và nhiều ngành công nghiệp khác Sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường và sự tiếp cận của người tiêu dùng đang tạo thêm động lực cho việc tiếp tục mở rộng thị trường nhựa tái chế.

Tuy nhiên, để khai thác đầy đủ tiềm năng của thị trường nhựa tái chế, cần phải có nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ-kỹ thuật Bên cạnh đó việc tăng cường hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp, và người tiêu dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thị trường nhựa tái chế mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.

2.Đề xuất

Chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích để thúc đẩy thị trường nhựa tái chế đồng như ưu đãi thuế hoặc cung cấp các khoản tài trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Từ đó có thể thu hút đầu tư và khuyến nghị các doanh nghiệp tham gia vào việc tái chế nhựa Bên cạnh đó có những hoạt động khuyến khích nghiên cứu các dự án và phát triển công nghệ để cải thiện quy trình tái chế nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng của sản phẩm

10 | I n f i n i t y C l u b ∞

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan