phân tích thực trạng hội nhập và liên kết kinh tế của thị trường chung nam mỹ mercosur phân tích thực trạng triển vọng và giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế của việt nam với khối kinh tế khu vực đó

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích thực trạng hội nhập và liên kết kinh tế của thị trường chung nam mỹ mercosur phân tích thực trạng triển vọng và giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế của việt nam với khối kinh tế khu vực đó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu hoạt động và chức năngMục đích của MERCOSUR là củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên, tăngcường hoạt động kinh tế - thương mại giữa các quốc gia trong khu vực, với cá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

- -BÀI TẬP LỚN

Phân tích thực trạng hội nhập và liên kết kinh tế của thị trường chung Nam Mỹ(Mercosur) phân tích thực trạng, triển vọng và giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tếcủa việt nam với khối kinh tế khu vực đó.

Học phần : Toàn cầu hóa và khu vực hóa trong nền kinh tế thế giới Tên học phần : INE3109

Mã lớp học phần : INE3109 7

Giảng viên hướng dẫn : TS Trương Quang Hoàn Ths Mai Thị Thanh Mai Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Anh Đài

Hà Nội – 01/2024

Trang 2

MỤC LỤC

1.Thực trạng hội nhập và liên kết kinh tế của Mercosur 4

1.1 Sự hình thành Thị trường chung Nam Mỹ - Mercosur 4

1.2 Mục tiêu hoạt động và chức năng 4

1.3 Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động 5

1.3.1 Các Cơ Quan Chính 5

1.3.2 Cơ Quan Thực Hiện và Giám Sát 5

1.3.3 Cơ Quan Thư Tín và Thường Trực: 6

1.3.4 Hội Đồng Người Quyết Định Chính Sách Thương Mại (CMC) 6

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế đã đưa bộ môn Toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế quốc tế vào trong chương trình giảng dạy của chúng em Nhờ học phần này mà chũng em có được những kiến thức hữu ích về hội nhập quốc tế, quá trình toàn cầu hóa trên thế giới và tầm quan trọng của quá trình hội nhập quốc tế này.

Chúng em chân thành cảm ơn thầy Trương Quang Hoàn và cô Mai Thị Thanh Mai đã hướng dẫn tận tình để nhóm chúng em hoàn thành bài tập này Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song cũng khó có thể tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

1.Thực trạng hội nhập và liên kết kinh tế của Mercosur

1.1 Sự hình thành Thị trường chung Nam Mỹ - Mercosur

Khối thị trường chung Nam Mỹ hay còn gọi là MERCOSUR, được thành lập ngày

26/3/1991, bao gồm bốn quốc gia Nam Mỹ là Argentina, Braxin, Paraguay và Uruguay (Báo Nhân Dân, 2021) Các quốc gia thành viên này tạo thành một thị trường rộng lớn với 200 triệu dân và thu nhập đầu người là hơn 4000 USD (Gilbert, 2010) Ngày 7.12.2023, Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) công bố quyết định kết nạp Bolivia trở thành thành viên chính thức thứ 5 của tổ chức liên kết kinh tế khu vực này trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh của khối (TRUNG TÂM WTO VIỆT NAM, 2023).

Mercosur bao trùm một không gian rộng 17.320.270 km², gần như toàn bộ lục địa Nam Mỹ, gồm 365.555.352 dân (tính cả các thành viên liên kết), với tổng sản phẩm nội địa (theo PPP) năm 2007 ước tính hơn 3,07 nghìn tỷ dollar Mỹ, bình quân đầu người 12.389 dollar (Trần, 2016).

Ngôn ngữ làm việc của Mercosur là tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Guaraní Trụ sở chính đặt tại Montevideo.

1.2 Mục tiêu hoạt động và chức năng

Mục đích của MERCOSUR là củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên, tăng

cường hoạt động kinh tế - thương mại giữa các quốc gia trong khu vực, với các quốc gia và khối kinh tế - thương mại và phát triển kinh tế thông qua hội nhập quốc tế (Chu, 2019).

Khối cũng có vai trò củng cố nền dân chủ và xóa bỏ xung đột (Solá, 2021) Hòa bình là điều kiện thiết yếu để phát triển, và hội nhập khu vực đã trở thành công cụ chủ chốt giúp củng cố hòa bình và hợp tác tại khu vực Mỹ Latin, nơi không có xung đột vũ trang.

Trang 5

1.3 Cơ cấu tổ chức

1.3.1 Các Cơ Quan Chính

Cố Vấn Chính Phủ MERCOSUR (CCM): Là cơ quan cao cấp nhất, gồm các bộ trưởng ngoại giao của các quốc gia thành viên CCM chịu trách nhiệm đưa ra quyết định chính trị và chiến lược của MERCOSUR.

Ủy Ban Thường Vụ (CMC): Gồm Thủ tướng hoặc Chủ tịch cấp cao và Bộ trưởng Ngoại giao của mỗi quốc gia thành viên CMC là cơ quan quyết định cao cấp khác và có trách nhiệm thúc đẩy việc thực hiện các quyết định của CCM.

Ủy Ban Chính Sách Thuế (COT): Được tạo ra để phối hợp chính sách thuế và tài chính giữa các quốc gia thành viên.

1.3.2 Cơ Quan Thực Hiện và Giám Sát

Thư Viện MERCOSUR: Được tạo ra để nghiên cứu và phổ biến thông tin về

Ủy Ban Xã Hội MERCOSUR: Tập trung vào các vấn đề xã hội, giáo dục, văn hóa, và quyền con người.

1.3.3 Cơ Quan Thư Tín và Thường Trực:

Thư Tín và Thường Trực MERCOSUR: Là cơ quan trung ương để thực hiện và giám sát các quyết định của CCM và CMC.

1.3.4 Hội Đồng Người Quyết Định Chính Sách Thương Mại (CMC)

CMC Thương Mại: Được tạo ra để giám sát và quản lý các chính sách thương mại trong khu vực.

Những cơ quan này hoạt động cùng nhau để thúc đẩy hợp tác và tích hợp kinh tế giữa các quốc gia thành viên MERCOSUR Các cơ quan này thường có sự tham gia chặt

Trang 6

chẽ của các quan chức chính phủ và nhóm làm việc chuyên ngành từ mỗi quốc gia thành viên.

1.4 Hoạt động

Từ năm 1991, khối bắt đầu tạo lập một khu vực mậu dịch tự do, nơi mà hàng hóa và dịch vụ nội khối được lưu thông không hạn chế và một mức thuế quan chung trong giao thương với phần còn lại của thế giới Điều này cho phép thương mại của khối phát triển một cách đồng đều và mạng mẽ Khối đã gặt hái thành công trong việc thúc đẩy giao lưu hàng hóa có giá trị gia tăng giữa 4 quốc gia đối tác cho phép thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu phi truyền thống và tạo việc làm với giá trị gia tăng cao (nhiên liệu sinh học, hóa chất và hóa dầu, nhựa, dược phẩm, sắt thép, ô tô và một số mặt hàng khác) Do đó, MERCOSUR là nhà xuất khẩu truyền thống và có danh tiếng các sản phẩm thiết yếu, trao đổi thương mại chính giữa các đối tác của khối là các sản phẩm công nghiệp hóa, ví dụ như thương mại ô tô (gần 50% thương mại toàn cầu giữa Argentina và Brazil).

Đồng thời, MERCOSUR luôn hoạt động dựa trên sự hài hòa với các quy định kỹ thuật, nhằm mang lại sự an toàn trong sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng mà không cản trở tự do thương mại Về mặt sức khỏe cộng đồng, sự phối hợp giữa các nước nội khối luôn đóng vai trò quan trọng Công dân MERCOSUR cũng có thể định cư và làm việc tự do ở một quốc gia thành viên khác trong khối, một điều không mấy phổ biến ở các khu vực khác trên thế giới.

Năm 2004, MERCOSUR thành lập Quỹ Hội tụ Cấu trúc nội khối, và thông qua Quỹ này, hơn 1 tỷ USD đã trở thành các khoản vay không hoàn lại cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất, và cùng với nhiều quỹ khác, khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên đã được gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở các khu vực kém phát triển.

Mặt khác, từ những năm đầu thành lập, MERCOSUR đã đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại với hầu hết các nước trong khu vực Mỹ Latin, tạo ra một khu vực thương mại tự do bao gồm hầu hết các nước Mỹ Latin Tương tự như vậy, chúng tôi cũng đã đàm phán các hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu, EFTA, Israel, Ai Cập, Ấn Độ và các quốc gia phía nam châu Phi, cùng những nước khác MERCOSUR

Trang 7

không đóng cửa với thương mại ngoại khối, mà là một nền tảng để các quốc gia thành viên có thể tự quảng bá mình với phần còn lại của thế giới.

Bên cạnh đó, hợp tác trong MERCOSUR đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực, bao gồm văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, xây dựng quyền công dân chung, điều phối các chính sách kinh tế và xã hội, v.v Các lĩnh vực hợp tác trong khối rất đa dạng và không ngừng đổi mới trong bối cảnh quốc tế và bản thân các nước thành viên luôn yêu cầu thay đổi.

➢ Về thuế quan và các hàng rào phi thuế quan

Từ ngày 01/01/1995, các nhà đầu tư MERCOSUR không phải chịu thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, trừ một số hạn chế các sản phẩm theo một thời biểu riêng MERCOSUR cũng hướng tới việc giảm bớt các qui định ràng buộc trong lĩnh vực giao thông vận tải, tiêu chuẩn kĩ thuật, luân chuyển vốn và dịch vụ Việc phối hợp giữa các chính sách kinh tế và chuyên ngành cũng được các quốc gia trong MERCOSUR đề ra MERCOSUR cũng tăng cường liên kết với các khối thương mại khu vực khác như NAFTA và EU.

➢ Về qui tắc xuất xứ

Về cơ bản, hàm lượng đầu vào và nguyên liệu có xuất xứ không thuộc MERCOSUR không được vượt quá 40% giá trị FOB của hàng thành phẩm.

Các sản phẩm trong các ngành hóa chất, viễn thông hoặc một số sản phẩm thép để được hưởng ưu đãi cần phải đáp ứng được các yêu cầu riêng về xuất xứ MERCOSUR đã ban hành Bộ luật Hải quan, Biểu giá tính thuế chung và Qui tắc xác định trị giá hải quan chung.

➢ Về đầu tư

Các quốc gia MERCOSUR cam kết dành cho nhau hưởng Qui chế Tối huệ quốc và dành những ưu đãi về xúc tiến và bảo hộ đầu tư với các quốc gia bên ngoài khối trên cơ sở đối ứng.

➢ Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Các quốc gia MERCOSUR cũng đã kí Hiệp định về bảo hộ nhãn hiệu thương mại và các phương diện khác của sở hữu trí tuệ (Theo Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, NXB Lao động Xã hội)

Trang 8

1.5 Thành tựu

Hiện tại, MERCOSUR đang trải qua quá trình hiện đại hóa với mục đích làm sâu sắc hơn sự hội nhập của khối vào nền kinh tế toàn cầu Năm 2019, GDP của MERCOSUR chiếm 69,2% GDP của Nam Mỹ và là GDP lớn thứ 8 trên thế giới, lên tới 2,38 nghìn tỷ USD MERCOSUR đang tìm cách khai thác tiềm năng của các quan hệ đối tác bên ngoài, bao gồm ASEAN và Việt Nam (TRUNG TÂM WTO VIỆT NAM, 2023) Gần đây, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã và đang tăng cường nỗ lực hình thành các hiệp định thương mại với các quốc gia và liên minh khác nhau trên thế giới GDP của khối lên tới hơn 2 nghìn tỷ đôla Mỹ, một điểm cộng thương lượng khi thiết lập các thỏa thuận thương mại.

Với việc Brazil có nền kinh tế lớn nhất và Argentina có nền kinh tế lớn thứ tư ở Nam Mỹ, các khối và liên minh thương mại quốc tế có thể dễ dàng đặt chân vào thị trường Mỹ Latinh thông qua một thỏa thuận với MERCOSUR.

2.Thực trạng, triển vọng và giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế của VIệt Nam vớiMercosur

2.1 Thực trạng mối quan hệ hợp tác VN - Mer

MERCOSUR là khu vực kinh tế, công nghiệp năng động, cạnh tranh và phát triển, có ảnh hưởng ngày càng lớn với vị thế là khối kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, là một trong khu vực sản xuất hàng đầu về lương thực, nguyên liệu và năng lượng (Thế Hải, 2023) Bên cạnh đó, MERCOSUR là một thị trường đầy tiềm năng, với gần 300 triệu người tiêu dùng, với tổng GDP đạt 4.580 tỷ USD, chiếm 82,3% GDP của khu vực và chiếm khoảng 70% dân số Nam Mỹ (Phan Trang, 2023) Đây là thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như may mặc, da giày, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến…

xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mercosur đạt 3,3 tỷ USD và nhập khẩu từ khu vực này đạt khoảng 8,7 tỷ USD (Dương Ngọc, 2023) Dòng chảy thương mại giữa Mercosur và Việt Nam chiếm gần 1/4 tổng dòng chảy thương mại giữa Mercosur và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trang 9

Đánh giá của Bộ Công thương, các nước Mercosur có thế mạnh sản xuất, xuất khẩu nông sản, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu công nghiệp, khoáng sản, trong khi mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mercosur là thiết bị điện tử, viễn thông, dệt may, giày dép…

Hiện nay, các nước Mercosur chưa có bất cứ thỏa thuận ưu đãi thương mại nào với các quốc gia có cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, do vậy, việc tiếp cận thị trường này thông qua FTA đang được thúc đẩy đàm phán với Mercosure sẽ tạo ra cú hích lớn cho hàng hóa của Việt Nam.

MERCOSUR còn là đối tác thương mại lớn thứ 13 của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng gần 5 lần, từ 2,45 tỷ USD vào năm 2011 lên 12 tỷ USD vào năm 2022; trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang MERCOSUR đạt 3,3 tỷ USD và nhập khẩu từ khu vực này đạt khoảng 8,7 tỷ USD Dòng chảy thương mại giữa MERCOSUR và Việt Nam chiếm gần 1/4 tổng dòng chảy thương mại giữa MERCOSUR và ASEAN.

Tuy nhiên, do xa cách về địa lý, khác biệt về ngôn ngữ, chưa có tuyến vận tải hàng hóa, hành khách trực tiếp nên chi phí logistics cho hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường này cao và trên hết là hai bên chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) Phát biểu tại Tọa đàm với các doanh nghiệp Brazil trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã nhấn mạnh, Brazil có thể trở thành cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Mỹ Latin, cũng như Khối Thị trường chung Nam Mỹ Đồng thời, Việt Nam sẽ trở thành cầu nối giúp Brazil tiếp cận thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 650 triệu dân và một thị trường lớn hơn với 800 triệu dân của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Về hợp tác khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác, Việt Nam đã ký một số Hiệp định hợp tác/Hiệp định khung, Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực này với một số nước trong Mercosur như Argentina, Brazil nhưng hợp tác với Mercosur với tư cách là một khối trong những lĩnh vực này còn hạn chế.

Để Brazil trở thành cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Mỹ Latin, cũng như Khối MERCOSUR, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công

Trang 10

Thương đang thúc đẩy đàm phán FTA với Khối MERCOSUR ngay trong tháng tới, để đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latin.

2.2 Cơ hội thách thức

2.2.1 Cơ hội

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, quảng bá thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam với các thị trường thương mại quan trọng khu vực Nam Mỹ

Tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp giao dịch qua mạng, kết nối đối tác tiềm năng và mở rộng kinh doanh ra khối thị trường tiềm năng Mercosur.

Phó chủ tịch Quốc hội nhận định, hai nước dù xa cách về địa lý, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng, đều có nhiều tiềm năng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa, dòng vốn đầu tư kết nối với các nước trong khu vực và trên thế giới Argentina, với vai trò là thành viên tích cực của Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), sẽ là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Nam Mỹ Trong khi đó, Việt Nam sẽ luôn là cầu nối vững chắc để Argentina vào khu vực thị trường ASEAN cũng như châu Á – Thái Bình Dương.

Hai bên cùng trao đổi, quan tâm thúc đẩy việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất nhập khẩu nhằm nâng cao kim ngạch và từng bước cân bằng cán cân thương mại song phương.

Việt Nam mong muốn thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh, có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường Argentina như sản phẩm dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ và nội thất, vật liệu xây dựng… Ở chiều ngược lại, Argentina tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng ngô, đậu tương… với nguồn cung và giá thành ổn định vào Việt Nam.

Mở rộng hợp tác kỹ thuật và hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực tiềm năng như nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, công nghệ sinh học, y tế, năng lượng xanh… để tạo sự hợp tác toàn diện, gắn kết lâu dài.

Trang 11

2.2.2 Thách thức

Nhấn mạnh như vậy, song Phó Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, cộng đồng doanh nghiệp hai bên vẫn gặp những trở ngại do khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp dẫn đến thời gian vận tải và đi lại kéo dài, chi phí cao, cùng sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán làm ăn kinh doanh

2.3 Triển Vọng

Trong nội khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dữ liệu thương mại cho thấy Việt Nam là đối tác ưu tiên của các quốc gia thành viên MERCOSUR Với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt thập kỷ qua, dòng chảy thương mại giữa MERCOSUR và Việt Nam đã vượt mốc 8 tỷ USD trong hai năm 2019 và 2020, chiếm gần 1/3 tổng dòng chảy thương mại giữa MERCOSUR và ASEAN.

Với tư cách khối, MERCOSUR là đối tác thương mại lớn thứ 11 đối với Việt Nam Mặc dù quan hệ thương mại đã đạt được những bước tiến nhưng vẫn còn những cơ hội tăng trưởng chưa được khai thác Thương mại và hợp tác trong các lĩnh vực như máy móc công nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống, viễn thông và dịch vụ lưu trú vẫn còn tiềm năng rất lớn Ngoài ra, hai bên còn có cả tiềm năng tăng trưởng to lớn trong đầu tư và hợp tác công nghệ, những lĩnh vực có thể thúc đẩy hơn nữa các cơ hội thương mại.

Năm 2020, MERCOSUR đã khép lại đối thoại thăm dò với Việt Nam với mục đích khởi động các đàm phán để tiến đến hiệp định thương mại tự do Hiệp định này sẽ không chỉ khuyến khích các sáng kiến cả tư và công, mà còn tăng cường thêm nữa quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các quốc gia.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập khối, các Đại sứ của các quốc gia MERCOSUR vui mừng ghi nhận những thành quả chung đã đạt được trong mối quan hệ với Việt Nam và lạc quan về tương lai mối quan hệ đối tác.

MERCOSUR đặt ra những quy tắc cơ bản cho mô hình hội nhập tham vọng, nhằm mục đích thiết lập một thị trường chung với việc tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn và nhân lực, và áp dụng chính sách thương mại chung, cùng với sự phối hợp nền kinh tế vĩ mô và kết hợp hài hòa với pháp luật.

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan