tiểu luận cao học môn kinh tế báo chí kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin và chuyển đổi số quốc gia ở việt nam hiện nay

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận cao học môn kinh tế báo chí kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin và chuyển đổi số quốc gia ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận diện, khai thác chức năng kinh tế báo chí vẫn còn là khoảng trống trong hệ thống lý luận báo chí nước ta.Đối với báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội hóa, nhà đầu t

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ BÁO TRÍ TRUYỀN THÔNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI THÔNG TIN 5

1.1 Khái niệm kinh tế báo chí 5

1.2 Đặc điểm của kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin 9

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG TRÊN NỀN TẢNG SỐ HÓA 13

2.1 Phát triển sản phẩm ở định dạng mới với chi phí được tối ưu 13

2.2 Hình thành “hệ sinh thái” liên thông, liên kết, chia sẻ và tương thích.13 2.3 Tạo ra các sản phẩm mang tính toàn cầu hóa 14

2.4 Thay đổi vị thế công chúng trở thành nhà sản xuất 16

2.5 Mở rộng các giao diện và kênh phân phối mới 16

2.6 Hình thành các tổ chức kinh tế hoặc những rào cản mới trong lĩnh vực báo chí truyền thông 17

Chương 3: GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH KINH TẾ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG TRONG THỜI ĐẠI TRUYỀN THÔNG SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 19

3.1 Thời đại truyền thông số đối với báo in 19

3.2 Thời đại truyền thông số đối với báo báo điện tử 21

KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trên thế giới, kinh tế báo chí được xem là một ngành kinh tế, thậm chí là một ngành kinh tế mũi nhọn, siêu lợi nhuận Tuy nhiên, sự khác biệt về môi trường chính trị - xã hội khiến chúng ta không thể đưa nguyên văn các lý thuyết của thế giới để áp dụng vào việc điều hành, tổ chức, quản lý hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam Đối với nước ta, mặc dù vấn đề kinh tế báo chí đã được đề cập, nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này Nhận diện, khai thác chức năng kinh tế báo chí vẫn còn là khoảng trống trong hệ thống lý luận báo chí nước ta.

Đối với báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội hóa, nhà đầu tư tham gia là các doanh nghiệp, do đó khi xem xét hoạt động của cơ quan báo chí truyền thông cần phải xem xét như hoạt động kinh tế doanh nghiệp.

Làm kinh tế trong báo chí là hợp pháp, là nhu cầu cần thiết của nền kinh tế và các lĩnh vực xã hội khác và được khẳng định trong Luật báo chí năm 2016 Điều 21 Luật báo chí năm 2016 còn mở hơn về hoạt động kinh tế

trong báo chí đó là: “Cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sựnghiệp có thu” Nếu chỉ nhìn một cách đơn giản, có thể thấy những nguồn

thu đó từ đâu? Thu từ cơ quan chủ quản cấp, thu từ bán báo, bán các bản quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đổi mua các bản quyền nội dung; thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí và các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí; nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, những yếu tố đó, cách hiểu đó “đúng” nhưng chưa “đủ”; hoạt động kinh tế báo chí còn phải được nhìn nhận từ rất nhiều mô hình, dựa trên nhiều phương thức sinh động, đặc biệt trong môi trường số hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ Những thách thức nào đang đặt ra cho các cơ quan báo chí trong bối cảnh công nghệ số đang phát triển như vũ bão hiện nay? Các cơ quan báo chí có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh, những mô hình sản phẩm, những giá trị khác biệt nào để có

Trang 3

thể tồn tại và phát triển?

Ngày nay, các nhà báo không chỉ cần có những kiến thức cơ bản về kinh tế mà còn cần nắm bắt sâu hơn nguyên lý hoạt động thị trường truyền thông để tích cực tham gia vào các dự án, góp phần xây dựng chiến lược phát triển cơ quan, đơn vị Tuy nhiên, phần lớn những thông tin, kiến thức về kinh tế báo chí kinh tế truyền thông tại Việt Nam chỉ được thể hiện qua kết luận của cơ quan quản lý nhà nước đối với những sự kiện, vấn đề mang tính thực tiễn cấp bách hoặc qua tài liệu của nước ngoài, chưa cố những đúc kết học thuật về vấn đề này Do vậy, một số cơ quan báo chí tuy đã mạnh dạn nắm bắt và vận dụng xu hướng phát triển kinh tế truyền thông để tạo nguồn thu, bù đắp một phần chi phí nhưng hoạt động này phần lớn vẫn mang tính tự phát, chưa có hệ thống Để trả lời những câu hỏi trên, vấn đề:

“Kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tinvà chuyển đổi số quốc gia ở việt nam hiện nay” đã được lựa chọn làm đề

tài tiểu luận để nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế báo chí trong bối cảnh phát triển xã hội và chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay.

Trang 4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ BÁO TRÍ TRUYỀN THÔNGTRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI THÔNG TIN1.1 Khái niệm kinh tế báo chí

Bất kỳ một lĩnh vực kinh tế vi mô nào cũng có những đặc điểm riêng của mình Xuất phát từ sự tác động và vai trò của các nhà sản xuất đối với thị trường, xuất phát từ các mô hình sản xuất tiêu thụ mà kinh tế báo chí có sự khác biệt với các loại hình kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân:

- Theo mô hình thị trường nơi các phương tiện thông tin đại chúng cạnh tranh;

- Theo bản chất và mức độ cạnh tranh trên các thị trường này; - Theo đặc thù sản phẩm trong lĩnh vực này;

- Theo một số tính chất độc quyền.

Việc nghiên cứu kinh tế báo chí cần xuất phát từ lý luận nền tảng của kinh tế học cơ bản Một mặt cần hình dung được sự hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí, truyền thông trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, mặt khác cần hiểu rõ khái niệm về hiện trạng vi mô của ngành công nghiệp này Trên thực tế, bất kỳ một nhà báo, biên tập viên, phóng viên nào dù không trực tiếp hoạt động trong bộ phận kinh doanh thương mại của cơ quan báo chí, truyền thông, cũng phải nắm rõ việc sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị, thông tin, hệ thống tổ chức của cơ quan mình đang ở hiện trạng nào, có hiệu quả hay không, có đem lại nguồn lợi trực tiếp cho mình hay không?.

Thông tin, sản phẩm chủ yếu của báo chí, truyền thông đã và đang được coi là một loại hàng hoá đặc biệt, có đầy đủ thuộc tính của một loại hàng hoá Nghĩa là có một cộng đồng người sản xuất ra nhưng không chỉ để tự phục vụ mà để đáp ứng nhu cầu xã hội và có thể trao đổi, mua bán Thông

Trang 5

tin trở thành một trong những “nhu yếu phẩm” không thể thiếu được trong xã hội hiện đại Người ta cân rất nhiều loại thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá giải trí và sẵn sàng trả tiền để được đáp ứng nhu cầu này.

Dựa trên nền tảng kinh tế học cơ bản, kinh tế chính trị mácxít và đối

chiếu với các nghiên cứu nước ngoài, có thể định nghĩa "kinh tế báo chí “làhoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí trong quá trình sử dụng conngười, cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính để đi đến hiệu quả tối đa màcác cơ quan báo chí nói riêng và công nghiệp truyềnn thông nói chungcó thể đạt được”.

Ở các nước tư bản, báo chí, truyền thông đa phần là của tư nhân, vận hành theo cơ chế thị trường, chú trọng cả ba phương diện thông tin - giải trí kinh tế như một ngành công nghiệp truyền thông Ngoài chức năng thông tin tuyên truyền thì việc đáp ứng nhu cầu giải trí và kinh doanh, kinh tế là rất lớn, hiệu quả kinh tế được đề cao để tác động và hỗ trợ cho thông tin tuyên truyền, tạo sức mạnh cả về chính trị và kinh tế, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Nhiều tập đoàn báo chí truyền thông đã trở thành "đế chế” "thế lực" trong giới truyền thông và xã hội Rõ ràng, trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh thì báo chí tư bản đã hình thành và phát triển lâu đời, đạt nhiều thành tựu và dày dạn kinh nghiệm.

Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử, từ năm 1986 trở về trước, báo chí hoạt động trong cơ chế tập trung, bao cấp, không thực hiện chức năng kinh tế báo chí, rất khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính, đời sống của người làm báo nghèo Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế đất nước phát triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử Báo chí truyền thông theo đó cũng đổi mới và phát triển, đạt nhiều thành tích ấn tượng.

Trong quá trình đổi mới, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều thành phần kinh tế tư duy kinh tế của Đảng từng bước đổi mới phù hợp với thực tiễn đổi mới, có ý nghĩa quan trọng để định

Trang 6

hướng và thúc đấy hoạt động thực tiễn năng động của các thành phần kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hộì nói chung Đây cũng là cơ sở quan trọng, cần thiết để báo chí truyền thông hoạt động kinh tế, kinh doanh Mặc dù nước ta không có báo chí tư nhân (báo chí Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của Nhân dân), tuy nhiên tư nhân được phép tham gia vào một số khâu trong hoạt động báo chí như in, phát hành, kinh doanh các ấn phẩm, cung cấp thông tin, dịch vụ góp phần xã hội hoá các sản phẩm báo chí truyền thông, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của công chúng Đảng ta cũng xác đinh, báo chí vừa làm công tác thông tin tuyên truyền, vừa làm kinh tế kinh doanh và thực hiện các chức năng khác, bảo đảm hài hoà các mục tiêu và lợi ích cùa đất nước và nhân dân Luật báo chí, các cơ chế, chính sách của Nhà nước theo đó cũng quy định và hướng dẫn báo chí hoạt động kinh doanh, kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới và hội nhập quốc tế Bước đột phá về tư duy, nhận thức này đã thổi vào giới báo chí truyền thông làn gió mới, tạo sức mạnh và cơ hội để vận động và phát triển Từ một nền báo chí bao cấp, chủ yếu làm công tác “tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể” đã chuyển sang nền báo chí trong kính tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ, trong đó có chức năng kinh tế.

Xét trong khía cạnh kinh tế, có thể nói những chuyển động trong khu vực báo chí diễn ra chậm hơn nhiều so với các khu vực kinh doanh, sản xuất của xã hội Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, khi quan, hệ thị trường đã được khẳng định rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế thì hầu như các cơ quan báo chí còn quá lạ lẫm với vấn đề tự chủ tài chính Tuy nhiên, hiện nay đã có hàng trăm cơ quan báo chí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự đảm bảo được nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ, có khả năng mở rộng quy mô sản phẩm và khả năng ảnh hưởng.

Trang 7

Truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng ở nước ta chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ về cả quy mô, số lượng, chất lượng, đội ngũ, loại hình như hiện nay về mặt kinh tế, từ chỗ bao cấp hoàn toàn, đến nay nhiều cơ quan báo in đã có thể tự cân đối được tài chính, bước đầu kinh doanh có lãi và có đóng góp cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên, báo chí hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: Cạnh tranh với mạng xã hội internet; thị phần của một số loại hình truyền thống - đặc biệt là báo in, bị thu hẹp, quảng cáo suy giảm; chi phí ngày càng cao cho giấy, mực in, thuê in, vận chuyển, phát hành, nhuận bút nên bị giảm về số lượng, vấn đề vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ; kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún; công nghệ, thiết bị thiếu đồng bộ; cơ chế, chính sách chưa theo kịp thực tiễn cũng là những khó khăn, cản trở cho báo chí.

Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành một nền kinh tế báo chí truyền thông Hai điểm tựa quyết định cho nền kinh tế báo chí truyền thông là sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông Xã hội càng phát triển thì yêu cầu thông tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên Nền kinh tế tăng trường nhanh dẫn đến nhu cầu ngày càng lấn về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng.

Bên cạnh rất nhiều kết quả đã đạt được trên nhiều phương điện, sự phát triển của báo chí Việt Nam vẫn tồn tại một số bất cập, đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển hạ tầng - công nghệ kỹ thuật; về kinh doanh - phát triển thị trường, dịch vụ; về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tính chuyên nghiệp Đây là những vấn đề lớn cần được nghiên cứu phân tích để rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của báo chí Việt Nam trong giai đoạn tới.

Sự phát triển kinh tế báo chí dẫn đến sự tác động có tính hai mặt

Trang 8

vào đời sống báo chí truyền thông: thứ nhất, nó mang lại nguồn lực tài

chính quan trọng, đảm bảo cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị kỹ thuật công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo Vì vậy, kinh tế báo chí trở thành động lực

phát triển cho báo chí Thứ hai, sự phát triển kinh tế báo chí dẫn tới hiện

tượng thương mại hóa báo chí, hay là sự xuât hiện những sản phẩm báo chí thuần túy hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận, không quan tâm đến chức năng thông tin, tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin, tuyên truyền như vỏ bọc cho hoạt động kinh tế.

Ngày nay, các nhà báo không chi cần có những kiến thức cơ bản về kinh tế mà còn cần nắm bắt sâu hơn nguyên lý hoạt động thị trường truyền thông để tích cực tham gia vào các dự án, góp phần xây dựng chiến lược phát triển của cơ quan mình.

1.2 Đặc điểm của kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnhphát triển xã hội thông tin

1.2.1 Kinh tế báo chí có đầy đủ tư cách là một trong những;thành tố của hệ thống kinh tế quốc dân

Đặc điểm cơ bản đầu tiên của kinh tế báo chí, xuất phát từ bản chất của nó là một hoạt động sản xuất phục vụ đời sống xã hội Có thể nói rằng, báo chí như một hoạt động sản xuất đặc biệt, ở đó ta tìm thấy tất cả các yếu tố của một quá trình sản xuất, với mục tiêu rõ rệt mà nhà sản xuất hướng tới Nhà sản xuất sử dụng các phương tiện sản xuất của mình để xử lý đối tượng sản xuất, nhà sản xuất tạo ra sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng.

Báo chí có tất cả các đặc điểm của một ngành sản xuất Trước tiên, đó là một dạng sản xuất trí tuệ, khác rất nhiều so với sản xuất vật chất, thể hiện rất rõ trong lĩnh vực hoạt động báo chí Ở đây, nhà sản xuất (ví dụ: phóng viên, quay phim, kỹ thuật viên ) sử dụng các phương tiện sản xuất riêng, các công cụ lao động sáng tạo tác phẩm báo chí của mình, áp dụng các

Trang 9

phương pháp, cách thức và thủ thuật riêng biệt, chỉ đặc trưng đối với lĩnh vực hoạt động này Cần nhấn mạnh rằng, đối tượng mà nhà sản xuất tác động cũng đặc biệt, đó là thông tin xã hội thu nhận được từ các nguồn khác

nhau, là tất cả những gì liên quan đến cuộc sống của con người, những gì

con người quan tâm Hơn nữa, sản phẩm đặc trưng của dạng sản xuất này là thông tin báo chí Đó là thông tin xã hội được xử lý theo cách đặc biệt, nhằm đưa đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất, hỗ trợ tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn và tác động tới người tiêu dùng một cách mạnh mẽ nhất Việc xử lý này được thực hiện trong ấn phẩm, chương trình, kênh sóng của các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó thông tin báo chí được đưa tới các độc giả, khán giả truyền hình và thính giả nghe đài.

1.2.2 Kinh tế báo chí là thông tin đã trở thành một sản phẩmhàng hóa

Thông tin báo chí có tính chất hai mặt: thứ nhất, đó là sản phẩm của

hoạt động sản xuất trí tuệ, được thiết lập với mục đích tác động lên nhận thức của con người, thúc giục họ hướng tới một hành động nhất định, thay đổi hình dung của họ về thế giới hoặc đơn giản là để họ định hướng tốt hơn

trong những tình huống cuộc sống mà họ gặp phải; thứ hai, thông tin này

được đưa ra thị trường và trở thành hàng hóa Cũng như bất kỳ hàng hóa nào, báo chí có giá trị tiêu thụ và giá trị đơn thuần Giá trị tiêu thụ nghĩa là hàng hóa đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu thông tin của người mua nó Giá trị đơn thuần đơn giản là giá trị của thông tin báo chí, nghĩa là giá thành chi phí lao động cần thiết để tạo ra hàng hóa đó Các phương tiện, thông tin đại chúng khác nhau cung cấp các dạng khác nhau của sản phẩm này ra thị trường Phát thanh, truyền hình hay báo điện tử liên tục tạo ra các thông tin mới Báo in khộng thể cạnh tranh với phát thanh, truyền hình và báo điện tử về độ năng động và tính liên tục của thông tin, cung cấp cho độc giả các bình luận, đánh giá Các tạp chí tạo ra sản phẩm chuyên biệt của mình, thông tin phân tích chuyên sâu và cung cấp cho độc giả các kết quả phản

Trang 10

ánh hiện thực bằng tác phẩm sáng tạo trên nhiều thể loại.

1.2.3 Kinh tế báo chí là mối quan hệ đặc thù giữa nhà sản xuấtvà người tiêu thụ

Khi con người có nhu cầu về thông tin, họ phải đi tìm “đối tượng

mang thông tin mà họ cần” và mua thông tin đó Như vậy, “quan hệ thị

trường” giữa nhà sản xuất thông tin báo chí và những người tiêu thụ đã xuất hiện và bắt đầu quá trình trao đổi giữa họ, trong quá trình đó cả hai bên đều thỏa mãn nhu cầu của mình Người sử dụng thông tin khi mua thông tin đó sẽ nhận về thông tin, kiến thức và đánh giá, giúp họ định hướng trong hành động Nhà sản xuất thông tin (ví dụ: phóng viên, quay phim, đạo diễn ) cũng dược thỏa mãn nhu cầu lợi ích của mình Khi bán hàng hóa của mình, họ không chỉ thu được tiền mà còn được bù đắp ở một hình thức khác, đó là khả năng tác động về mặt tinh thần, hệ tư tưởng lên độc giả, khán giả, thính giả Hơn nữa, còn có một hình thức bù đắp khác cho phóng viên do sự trao đổi thị trường này, đó là việc họ có thể được nổi tiếng với tư cách một tác giả, được công nhận về chuyên môn nghề nghiệp Cùng với người sáng tạo tác phẩm, nhà sáng lập và chủ sở hữu phương tiện thông tin đại chúng công bố tác phẩm của tác giả cũng có nguồn thu từ tác phẩm báo chí.

1.2.4 Kinh tế báo chí được thể hiện ở các mô hình kinh doanh vàphương thức tạo lập thị trường

Cũng như bất kỳ hàng hóa nào, thông tin báo chí trên thị trường có dạng một đơn vị hàng hóa nhất định Đơn vị này có những hình thức khác nhau, thông thường là một số báo hoặc tạp chí mà độc giả tiềm năng sẽ mua, hoặc là một ấn phẩm tương lai sẽ nằm trong một số báo, tạp chí, các bài nhận xét phóng sự; các bài báo hoặc ảnh gốc mà một tờ báo có thể mua Trên truyền hình hoặc đài phát thanh, đơn vị hàng hóa này là toàn bộ một chương trình hoặc một chủ đề riêng lẻ Còn hãng thông tấn chào bán sản phẩm của mình trên thị trường dưới dạng các đơn vị hàng hóa của mình là

Trang 11

các bản tin, dữ liệu Trong bất kỳ trường hợp nào đó cũng phải là một tác phẩm nguyên vẹn và hoàn chỉnh một sản phẩm có giá trị sử dụng Ngoài bốn đặc điểm cơ bản của kinh tế báo chí, còn có thêm một số yếu tố tác động tới hoạt động đặc thù này:

Thứ nhất, hàng hóa mà hoạt động kinh tế báo chí tạo ra là “cần

thiết” nhưng không phải là nhất thiết cần thiết cho người tiêu dùng Sản phẩm báo chí có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, tuy nhiên nó không phải là những giá trị vật chất để tồn tại như cơm ăn, áo mặc Điều này có nghĩa là việc quyết định về giá phải được xem xét một cách cẩn thận để giúp người tiêu dùng nhận định về “giá trị” của sản phẩm (về giá trị văn hóa, xã hội) tương đương với chi phí và khả năng chi trả.

Thứ hai, hàng hoá mà báo chí tạo ra nếu không được “sử dụng hết”

thông qua việc sử dụng lặp đi lặp lại thì cần thiết phải được định giá tương đối cao để trang trải chi phí sản xuất Ví dụ, một tờ nhật báo sẽ trở nên “cũ” ngay khi độc giả đọc xong, chi phí để mua tờ báo đó được xác định khác với một bộ phim tài liệu có thể phát đi phát lại nhiều lần.

Thứ ba, nhìn từ “Thuyết đuôi dài” (The Long tail) lãi suất của sản

phẩm báo chí có thể cao ở “phiên bản đầu” rồi giảm dần, việc bán sản phẩm có thể giảm về số lượng nhưng ngược lại có thể kéo dài tiếp tục vô thời hạn Có hai lý do chính, đó là “số hóa” (digitalization) và internet, nói cách khác, các thay đổi về mặt cung lẫn mặt cầu do những tiến bộ công nghệ và thông tin về mặt cung, công nghệ “số hóa” các sản phẩm thông tin được giảm phí tồn trữ và phân phối xuống gần bằng con số không, khác với trong quá khứ, nhà sản xuất và bán lẻ luôn cần những nhà kho khổng lồ, hệ thống phân phối tốn kém Với công nghệ số hóa, các tờ báo, kênh truyền hình có thể lưu trữ các sản phẩm đã cho ra đời, không bao giờ phải hủy những tựa cũ để “dành chỗ” cho tựa mới Do đó mà cái “đuôi” bán có thể dài bất tận Rõ ràng, đây là một cuộc cách mạng trong kinh doanh báo chí.

Trang 12

Chương 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆNNAY TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ BÁO CHÍ

TRUYỀN THÔNG TRÊN NỀN TẢNG SỐ HÓA

2.1 Phát triển sản phẩm ở định dạng mới với chi phí được tốiưu

Internet đã làm giảm đáng kể chi phí đầu vào cho bất cứ ai muốn xuất bản các nội dung truyền thông Công nghệ mới giúp cho các tòa báo hoặc doanh nghiệp truyền thông cải thiện dịch vụ khách hàng và kiểm soát chi phí Công nghệ số tác động tới tất cả các loại hình báo chí, kể cả với loại hình truyền thống như báo in Các tờ tuần báo có thể hoạt động như các nhật báo mà không phải tốn thêm nhiều chi phí, mọi tờ báo không còn bị giới hạn bởi 12, 24 hay 48 trang; hình ảnh và màu sắc không còn bị giới hạn bởi vị trí và không gian, trên tờ báo Môi trường số hóa giúp báo chí lưu trữ được các sản phẩm hay tài liệu một cách dễ dàng Các tờ báo có thể phát tin mọi nơi, mọi lúc thông qua tin nhắn trên điện thoại di động, cạnh tranh với đài phát thanh trong việc đưa các tin tức nóng hổi Các tờ báo có thể xuất bản ở mức độ thường xuyên mà họ muốn qua trang web hoặc bằng ấn bản điện tử mà chỉ mất thêm ít chi phí, không có các giới hạn cũng như không cần có thêm mực hay giấy in Việc phát hành thêm số lượng không đòi hỏi thêm mực hay thêm giấy Ấn bản điện tử có thể được lưu hành bên ngoài thị

trường chính, thậm chí là trên toàn cầu, trong cùng ngày mà không chậm trễ.

Không có tờ báo nào bị mất hay bị rách, không cần có thêm cước phí bưu điện, cũng như không cần có thêm, xe tải hay nhân viên chuyên chở.

2.2 Hình thành “hệ sinh thái” liên thông, liên kết, chia sẻ vàtương thích

Số hóa và hội tụ sẽ giúp cho việc hình thành hệ sinh thái báo chí mới “liên thông”, “liên kết”, “chia sẻ” và “tương thích với người dùng”.

Trang 13

Trên tài khoản chia sẻ sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, các ngành và thị trường sản phẩm báo chí truyền thông trước đây bị coi là khác biệt và độc lập với xu hướng “liên thông” “liên kết”, công chúng có thể sử dụng cùng một tài khoản để đăng nhập vào dịch vụ khác của một “hệ sinh thái” gồm nhiều sản phẩm nội dung số trước đây vốn là sản phẩm đơn lập của các nhà cung cấp khác nhau Họ sẽ tận dụng được tất cả các cách những dịch vụ đó được kết nối Ví dụ: Có thể xem ảnh mình đã tải tự động lên OneDrive trên TV khi sử dụng Xbox hoặc các sản phẩm truyền hình internet của mình, có thế lưu mật khẩu wifi trên điện thoại và tải tự động trên máy tính nếu kết nối vào cùng một mạng Người sử dụng có thể tiếp tục cuộc hội thoại trên skype mà họ đang tham gia trên điện thoại sau khi quay

lại máy tính Có thể sử dụng bất kỳ nội dung (text, video, audio ) để chia sẻ,

tự sáng tạo nội dung hoặc phối hợp với các nhóm công chúng khác để sáng tạo nội dung Họ có thể tạo danh sách phụ phẩm từ máy tính, sau đó tự động hiển thị và sử dụng nó khi bạn có mặt tại cửa hàng với chiếc điện thoại Tất nhiên, họ có thể nhận email, danh bạ và lịch trực tuyến và trên điện thoại, kết nối thông tin cá nhân với các mạng xã hội và báo điện tử khác nhau Tài khoản tích hợp này giúp công chúng luôn kết nối, cho dù họ đang ở đâu.

Các tòa soạn đang tập trung vào nghiên cứu thói quen người đọc để đựa ra những gợi ý nội dung phù hợp nhất cho người dùng Điểm quan trọng nhất trong chiến lược này là việc nghiên cứu hành vi độc giả phải đi kèm với những phân tích về thị hiếu tin tức và địa điểm của người đọc theo thời gian thực để đưa ra những gợi ý thông tin phù hợp nhất với họ Đây sẽ là một xu hướng tất yếu đối với các tòa soạn báo trong thời đại thiết bị di động ngày một phát triển Khác với trước kia, người đọc thường ở trạng thái

“tĩnh” khi tiếp nhận thông tin, giờ đây độc giả có thể cập nhật tin tức từ khắp

nơi và ngay cả khi đang di chuyển chỉ với một chiếc điện thoại trên tay.

2.3 Tạo ra các sản phẩm mang tính toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là kết quả của những thay đổi mạnh mẽ về mặt công

Trang 14

nghệ trong lĩnh vực truyền thông Khái niệm toàn cầu hóa về cơ bản được hiểu là “sự mở rộng các hoạt động ra ngoài biên giới của một quốc gia” Toàn cầu hóa giúp thu hẹp khoảng cách giữa các cá nhân trên thế giới bằng các kênh giao tiếp điện tử và gọi tên cho sự thay đổi đáng kế này bằng cụm từ “sự biến mất của khoảng cách” Làn sóng số hóa làm “phá vỡ khoảng cách về mặt địa lý và xã hội, làm cho sự cách trở về địa lý ít ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội của chúng ta hơn”.

Trong kỷ nguyên số, xu hướng tự do hóa, tư nhân hóa, hội tụ tập trung sở hữu có điều kiện phát triên bùng nổ, dẫn đến một xu thế làm thay đổi cấu trúc của các cơ quan báo chí, truyền thông và cách thức sản xuất phân phối và tiêu thụ các sản phẩm báo chí và sản phẩm văn hóa Ngày càng nhiều công ty báo chí truyền thông nhắm đến các thị trường nước ngoài, bởi vì thị trường trong nước đã bão hòa và khi phân phối các sản phẩm truyền thông có sẵn của mình sang các thị trường nước ngoài, các công ty truyền thông có thể khai thác được thêm một nguồn lợi nhuận mà hầu như không mất thêm nguồn chi phí nào Sự bành trướng đầu tiên phải kể đến là các tập đoàn truyền thông đa quốc gia của Mỹ và các nước phương Tây như “Time Vvarner”, tập đoàn tin tức của Tupert Murdoch, tập đoàn Bertelsmann của Đức đã thống trị thị trường thế giới với các chương trình tin tức và giải trí.

Ranh giới thông tin giữa các quốc gia bị xóa nhòa: Xu hướng ngày càng tăng sở hữu nước ngoài đối với báo chí truyền thông trong nước; sự xuất hiện các tập đoàn truyền thông đa phương tiện toàn cầu khổng lồ; các biên, giới, qưốc gia đối với các sản phẩm và kênh báo chí truyền thông ngày càng bị xóa nhòa Ví dụ như sự mở rộng mạng lưới của các tập đoàn báo chí truyền thông toàn cầu như CNN (kênh truyền hình cáp tin tức), MTV (kênh truyền hình âm nhạc), ESPN (kênh giải trí - thể thao) đã mang đến cho con người nhiều thông tin và chương trình giải trí khác nhau Riêng tập đoàn CNN là đơn vị truyền thông cung cấp thông tin và tin tức đến hơn 200

Ngày đăng: 03/05/2024, 14:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan