báo cáo thực tập tại nhà hát kịch viẹt nam phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật kịch nói truyền thống tại nhà hát kịch việt nam thực trạng và giải pháp

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo thực tập tại nhà hát kịch viẹt nam phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật kịch nói truyền thống tại nhà hát kịch việt nam thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hơn 65 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Nhà hát Kịch Việt Nam có hơn 15 thế hệ diễn viên kế tiếp nhau với gần 30 NSND, 60 NSƯT và tự hào là “Cánh chim đầu đàn” là “Anh cả đỏ” của nề

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT KỊCH NÓI TRUYỀN THỐNGTẠI NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Đơn vị thực tập

NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM

Trang 2

MỞ ĐẦU

Chương trình thực tập là một phần học quan trọng trong quá trình đào tạo của trường Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền Đây là thời gian đi thực tế nhằm áp dụng những gì được học trong lý thuyết vào công việc Chính điều này, đã giúp ích rât nhiều cho sinh viên của trường, cụ thể đối với em là một sinh viên của khoa Tuyên truyền, được tạo điều kiện thực tập tại Nhà Hát Kịch Việt Nam Tuy thời gian thực tập chỉ gần hai tháng nhưng trong môi trường thực tế và chuyên nghiệp nên em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, giúp em hiểu sâu sắc hơn những kiến thức thầy cô đã giảng dạy trong

trường nên em đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Phát huy giá trị văn hóa

nghệ thuật kịch nói truyền thống tại Nhà hát kịch Việt Nam - Thực trạngvà giải pháp” trong quá trình thực tập Với kết quả đó em tin chắc rằng sẽ

giúp ích rất nhiều trong công việc của em

Qua đợt thực tập này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Nhà hát Kịch Việt Nam cùng các ban phòng đã giúp đỡ em rất nhiều trong công việc giúp em hoàn thành tốt học phần thực tập này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các thầy cô khoa tuyên truyền đã giúp đỡ, chỉ bảo để em tự tin hơn về kiến thức học được của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Phần 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM1 Lịch sử hình thành

Nhà hát Kịch Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Drama Theatre) là đơn vị sự nghiệp văn hóa có thu, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói

Nhà hát Kịch Việt Nam (tiền thân là Đoàn văn công Trung ương) được thành lập năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc Hơn 65 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Nhà hát Kịch Việt Nam có hơn 15 thế hệ diễn viên kế tiếp nhau với gần 30 NSND, 60 NSƯT và tự hào là “Cánh chim đầu đàn” là “Anh cả đỏ” của nền nghệ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam.

Hơn 65 năm qua Nhà hát Kịch Việt Nam đã tạo ra những thế hệ nghệ sỹ lừng danh mà tài năng của họ để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng; đó là những con chim đầu đàn - một thế hệ vàng của sân khấu kịch nói Việt Nam, với những tên tuổi lừng lẫy như NSND Thế Lữ, NSND Song Kim, NSND Đào Mộng Long, NSND Trúc Quỳnh, NSND Nguyễn Đình Nghi đến các thế hệ kế tiếp như NSND Trọng Khôi, NSND Trần Tiến, NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Thế Anh, NSND Đoàn Dũng, NSND Doãn Châu, NSND Phạm Thị Thành các nghệ sỹ ưu tú như: NSƯT Nguyệt Ánh, NSƯT Hà Văn Trọng, NSƯT Mỹ Dung, NSƯT Phạm Bằng, NSƯT Quang Thái, NSƯT Tú mai, NSƯT Anh Dũng… và thế hệ nghệ sĩ hôm nay còn đang sung sức trên sàn diễn như: NSND Lan Hương, NSƯT Anh Tú, NSƯT Tuấn Hải, NSƯT Trung Anh, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Lệ Ngọc, NSƯT Quế Hằng và nhiều nghệ sỹ trẻ tài năng khác.

Hơn 65 năm qua, Nhà hát Kịch Việt Nam đã dàn dựng và biểu diễn thành công hàng trăm vở diễn, trong đó những vở diễn như “Lu – Ba”, Khúc thứ ba bi tráng”, “Bài ca Điện Biên”, “Hồn Trương Ba – da hàng thịt”,

Trang 4

“Nghêu, sò, ốc, hến” … là những vở diễn tiêu biểu, được khán giả trong nước cũng như công chúng nước ngoài đón nhận nồng nhiệt Đây cũng là những vở diễn gây được tiếng vang lớn trong những kỳ liên hoan sân khấu quốc tế.

Trang 5

ĐOÀN BIỂU DIỄN 1

Trang 6

Phần 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬTKỊCH NÓI TRUYỀN THỐNG TẠI NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM –

1 Thực trạng

Trải qua chặng đường 65 năm, Nhà hát kịch Việt Nam đã dàn dựng được gần 400 vở diễn, trong đó nhiều vở giành được HCV, HCB tại các Liên hoan, Hội diễn sân khấu trong nước và quốc tế Nhà hát kịch Việt Nam là đơn vị đi đầu thể hiện thành công hình tượng lãnh tụ, như hình tượng Bác Hồ trong Lịch sử và nhân chứng,Đêm trắng… hình tượng Lê Nin trong các vở: Chuông đồng hồ điện Kremlin, Khúc thứ ba bi tráng, Người cầm súng , là Nhà hát có nhiều vở diễn ca ngợi Đảng, Bác Hồ, hình tượng người chiến sĩ cộng sản, cũng như kịp thời phản ánh các giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc như: Đôi mắt, Đại đội trưởng của tôi, Bài ca Điện Biên, Xưa kia nơi đây là chiến tranh, Nguồn sáng trong đời hoặc trực tiếp phê phán, đấu tranh với cái ác, đề cao công lý, cái thiện như: Nhân danh công lý, Người mẹ trước vành móng ngựa Với thế mạnh chính kịch, nhà hát đã dàn dựng thành công nhiều vở kịch lịch sử như: Nguyễn Trãi ở Đông quan, Trần Thủ Độ, Mỹ nhân và anh hùng, Có những tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa dân gian, đóng góp đáng kể vào việc làm giầu vốn văn hóa dân tộc trên sân khấu kịch nói VN như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Nghêu-Sò-Ốc-Hến Trong hoạt động đối ngoại với gần 100 tác phẩm của các tác giả nổi tiếng thế giới, NHKVN là một trong những đơn vị nghệ thuật dựng nhiều nhất các tác phẩm kịch nói nước ngoài, thiết lập mối quan hệ hợp tác giao lưu với gần 20 nước trong khu vực và thế giới Nhiều vở diễn đã đi vào lịch sử và ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng, như Luba, Câu chuyện Ieccut, Nila, Hòn đảo thần vệ nữ, Vụ án Erostrat, Vua Lia, Ả cave nhà hàng Maxim, Giấc mộng đêm hè… Với hàng loạt các tác phẩm kịch nói nổi tiếng ra đời, hàng chục vạn buổi biểu diễn trên địa bàn rộng khắp cả nước, Nhà hát kịch Việt Nam đã làm nên một

Trang 7

thời hoàng kim cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam Nhiều nghệ sỹ của Nhà hát đã đoạt Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh Trên lĩnh vực biểu diễn, nhiều nghệ sỹ với những vai diễn mẫu mực, để đời đã trở thành biểu tượng cho các thế hệ nghệ sỹ trẻ học tập, noi theo, tên tuổi của họ đã gắn liền với tên tuổi của Nhà hát và đều đã đi vào lịch sử của Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam, như các NSND: Thế Lữ, Song Kim, Đào Mộng Long, Trúc Quỳnh, Nguyễn Đình Nghi, Dương Ngọc Đức, Đình Quang, Nguyễn Ngọc Phương, Trọng Khôi, Trần Tiến, Doãn Hoàng Giang, Đoàn Dũng, Thế Anh, Doãn Châu, Phạm Thị Thành và nhiều nghệ sỹ nổi tiếng khác Tính đến nay NHKVN đã có 15 thế hệ nghệ sĩ nối tiếp nhau, với 25 NSND, 60 NSƯT, NHKVN thực sự là cái nôi của nền Kịch nói Việt Nam Nhưng đó đã là quá khứ cái thời mà “nhà nhà thích xem kịch” còn những năm trở lại đây thì cái thời mà “nhà nhà thích xem kịch” gặp không ít những khó khăn, từ cơ sở vật chất đến con người Và cũng chính vì thế khán giả cả đã lâu lắm cảm thấy “thèm” cái không khí của những chuyến lưu diễn “Nhân danh công lý” … cháy vé, phải diễn thêm xuất mới đáp ứng nhu cầu của khán giả

Ngày nay trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật số khán giả có nhiều lựa chọn nên khán giả hiện nay rất kén sân khấu kịch, người ta sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua vé xem ca nhạc, hay ngồi ở nhà xem gameshow nhưng ít người lựa chọn đến nhà hát để xem kịch Đây cũng là trăn trở của những người làm nghệ thuật

Trong khi đó khó khăn chồng chất khó khăn, năm 2016 là năm đầu tiên Nhà hát kịch Việt Nam bước vào lộ trình xã hội hóa thực hiện theo cơ chế đặt hàng, giảm 30% kinh phí chi thường xuyên chuyển sang kinh phí không thường xuyên Qua thực tiễn 6 tháng hoạt động cho thấy, cơ chế trên đã phát sinh không ít khó khăn, phức tạp trong việc lập kế hoạch tìm chọn kịch bản để được thẩm định và phê duyệt dự toán kinh phí phù hợp trước khi triển khai dàn dựng Điều này làm mất đi tính tự chủ của đơn vị và ảnh hưởng tới sự sáng tạo của nghệ sỹ và ekip sáng tạo vở diễn

Trang 8

2 Giải pháp phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật kịch nói tại Nhàhát kịch Việt Nam

Trong bộn bề khó khăn của dòng chảy kinh tế thị trường Nhà hát nhất quyết không theo hài, bởi chính kịch từ lâu luôn là thương hiệu, là niềm tự hào kiêu hãnh Lịch sử truyền thống của đơn vị đã tạo nên nguồn động lực không chỉ trong thi đua sáng tạo nghệ thuật mà còn góp phần quan trọng vào việc sáng tạo, phát triển văn hóa nghệ thuật Chính vì vậy Bộ Văn hóa Thể thao và du kịch đã giao cho lãnh đạo Nhà hát kịch Việt Nam việc xây dựng được đề án phát triển Nhà hát giai đoạn tới, trên cơ sở Quy hoạch phát triển ngành Nghệ thuật biểu diễn, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới Phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, đoàn kết, phấn đấu cùng khắc phục những khó khăn Vững bước đi lên trong cơ chế thị trường, không ngừng nâng cao đời sống của văn nghệ sỹ; tiếp tục phấn đấu xây dựng Nhà hát là một đơn vị nghệ thuật mẫu mực, đáp ứng được lòng yêu mến của khán giả, phục vụ nhân dân ở mọi miền đất nước.

Để những sản phẩm nghệ thuật của nhà hát đi vào được cuộc sống cần bảo đảm sự thống nhất trong tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đến đầu tư nguồn lực thích đáng Mặt khác, phải xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên cơ sở thế mạnh truyền thống của mình.

Đặc biệt, xây dựng tác phẩm nghệ thuật mới có chất lượng cao nhằm giới thiệu rộng rãi hơn nữa với nhân dân trong nước, nhất là là đối với khán giả trẻ và khán giả nước ngoài; nêu cao vai trò nòng cốt trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật để mãi xứng đáng là “Con chim đầu đàn” “Anh cả đỏ” của nền kịch nói Việt Nam.

a Về định hướng nghệ thuật trong tương lai

Ngoài việc dàn dựng những vở kịch kinh điển Việt Nam và thế giới, những vở diễn được Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng;

Trang 9

Nhà hát tiếp tục dàn dựng những vở diễn mang hơi thở cuộc sống ngày hôm nay Bên cạnh đó, Nhà hát cần giữ vững truyền thống đoàn kết; đẩy mạnh công tác xã hội hóa để nâng cao đời sống của cán bộ nghệ sĩ Tất cả đều hướng tới quyết tâm xây dựng Nhà hát thành một đơn vị nghệ thuật kịch nói mẫu mực, đáp ứng sự yêu mến của khán giả, phục vụ nhân dân mọi miền đất nước Trong năm 2018, định hướng của ban lãnh đạo Nhà hát là mở rộng mạng lưới cộng tác viên như mời đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Chua Soo Pong (Singapore) tham gia dựng vở Nối tiếp truyền thống cha anh, các diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam hôm nay cũng đã cố gắng nỗ lực hết sức mình trong từng vai diễn Trên thực tế, những vở diễn của Nhà hát Kịch Việt Nam tạo được dấu ấn tốt đẹp trong lòng khán giả yêu sân khấu như: “Mỹ nhân và anh hùng”, “Đêm của bóng tối”, “Chia tay hoàng hôn”, “Đi tìm điều không mất”, “Tai biến”, “Lâu đài cát”… Bên cạnh đó, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng chú trọng tới công tác đối ngoại, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các nước, nhằm hướng tới xây dựng một Nhà hát trong tương lai phát triển mạnh mẽ và hòa nhập trong dòng chảy với nền sân khấu Thế giới.

b.Tăng cường công tác đối ngoại

Trong thời gian từ 23 – 27/3/2016, Nhà hát Kịch Việt Nam đã đưa vở kịch kinh điển Hamlet sang biểu diễn tại Singapore theo lời mời của Hội biểu diễn nghệ thuật Singapore Đêm diễn Hamlet tại Nhà hát Victoria Singapore đã được đánh giá rất cao, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả Đại sứ Việt nam tại Singapore Nguyễn Tiến Minh đánh giá “Với thành công của vở diễn Hamlet tại nhà hát Victoria, Nhà hát kịch Việt Nam đã góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế và khán giả Singapore”.

Cùng với vở Hamlet, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng đã đưa vở “Lâu đài cát” và “Đám cưới con gái chuột” sang biểu diễn giao lưu tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (từ 21 – 27/4/2016) theo lời mời của Sở Văn hóa Hà Nam Đoàn đã biểu diễn 04 buổi tại đây và để lại ấn tượng rất tốt đối với công chúng tại các TP Trịnh Châu, Tam Môn Hiệp và Lạc Dương.

Trang 10

c Tăng cường công tác xã hội hóa

Về mặt kinh tế các sản phẩm của nhà hát kịch mang tính đặc thù là sản phẩm văn hóa nên muốn phát triển phải do chính các chủ thể của nhà hát thực hiện Mọi nguồn lực bên ngoài chỉ phát huy hiệu quả khi nhà hát có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy những thế mạnh của mình Đối với nhà hát, đạo diễn, diễn viên phải hết mình cống hiến cho nghệ thuật, tâm huyết với nghề, tạo ra những sản phẩm được công chúng đón nhận Có như vậy sân khấu kịch nói mới có thể giữ gìn và phát triển trước cơn bão truyền thông hiện đại ngày nay Thời gian qua, để tăng cường nguồn thu cho đơn vị và cũng để cải thiện thu nhập cho diễn viên, nghệ sĩ, nhà hát đã phát huy được sự năng động trong việc huy động nguồn kinh phí xã hội hóa Bệnh sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam được dàn dựng thành công từ nguồn tài trợ là những tín hiệu vui cho thấy sân khấu đã bắt đầu có bứt phá để không bị bỏ lại phía sau trong dòng chảy hội nhập Với sự năng động của Ban Giám đốc, trong 06 tháng đầu năm, Nhà hát kịch Việt Nam đã có 02 chương trình lưu diễn với sự hỗ trợ 100% kinh phí của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả xã hội tích cực (Chương trình biểu diễn vở kịch Hamlet tại TP Hồ Chí Minh 05/01/2016; và Chương trình lưu diễn Hamlet tại Singapore).

Đây là hoạt động hưởng ứng năm Shakespeare toàn cầu 2016 Ngoài đêm biểu diễn chính thức vở kịch Hamlet tại Nhà hát Victoria - nhà hát cổ điển lâu đời nhất tại Đảo quốc Sư tử, Nhà hát Kịch Việt Nam còn phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật giữa các nghệ sỹ tên tuổi: NSUT Xuân Bắc, NSUT Quốc Khánh, NSUT Trung Anh, NS Phú Đôn, NSUT Việt Thắng, NSUT Chí Trung, NSUT Ngọc Huyền, NSND Lê Khanh, NSUT Công Lý, NSND Tự Long với sinh viên Việt Nam tại Singapore Toàn bộ kinh phí cho chuyến lưu diễn này do Công ty Number 1 - Tập đoàn Tân Hiệp Phát tài trợ.

Trang 11

Chương trình lưu diễn nằm trong chiến lược định hướng phát triển lâu dài của Nhà hát Kịch Việt Nam trên hành trình đi tìm lại giá trị của chính mình, nhằm kéo khán giả trở lại với sân khấu kịch bằng những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, đồng thời là sự khởi đầu cho một hành trình mới trên lộ trình xã hội hóa nghệ thuật, tạo cơ hội giao lưu, hợp tác và tạo dấu ấn trong lòng công chúng khán giả trong và ngoài nước.

d Tăng cường dàn dựng những vở chính kịch có tính nghệ thuật cao

Trong 06 tháng đầu năm 2016, Nhà hát Kịch Việt Nam đã dàn dựng 03 vở mới: Thầy và trò (tác giả kịch bản: Nguyễn Đăng Chương; Đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu); Biệt đội báo đen (Tác giả Nhà văn Chu Lai; Đạo diễn NSND Anh Tú); Khát vọng (tác giả NSƯT Tại Xuyên; Đạo diễn: NSƯT Lâm Tùng) Bên cạnh đó, Nhà hát cũng đã tiến hành nâng cấp một số vở cũ (Lâu đài cát, Tai biến, Bệnh sĩ, Trong mưa giông thấy nắng, Hamlet, Dòng đời…) và tiếp tục biểu diễn phục vụ khán giả Đặc biệt năm 2017 khi có đến 3 vở diễn được dựng: Bão tố Trường Sơn, Romeo&Juliet, Hồng Lâu Mộng Trong đó, vở Bão tố Trường Sơn kêu gọi được 2 tỷ đồng đầu tư từ xã hội hóa và bán được số vé khả quan Vở Romeo&Juliet, Hồng Lâu Mộng được lựa chọn để kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Nhà hát kịch Việt Nam

3 Những thành quả đạt được

Nối tiếp truyền thống cha anh, các diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam hôm nay cũng đã cố gắng nỗ lực hết sức mình trong từng vai diễn Trên thực tế, những vở diễn của Nhà hát Kịch Việt Nam tạo được dấu ấn tốt đẹp trong lòng khán giả yêu sân khấu Tại Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2018 Nhà hát Kịch Việt Nam đã dành được 11 huy chương trong đó có 5 huy chương vàng và 6 huy chương bạc Đây là niềm vui, khích lệ lớn đối với tập thể nghệ sỹ diễn viên của Nhà hát.

Liên hoan diễn ra sôi nổi từ ngày 11 – 25/4/2018 tại TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của 27 vở diễn đến từ 22 đơn vị nghệ thuật (trong đó có 13 đơn vị xã hội hóa) trên cả nước.

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan