1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH TỬ VONG TẠI XÃ TÂN TRỊNH VÀ HUYỆN QUANG BÌNH – TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH TỬ VONG TẠI XÃ TÂN TRỊNH VÀ HUYỆN QUANG BÌNH – TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Y - Dược 1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH TỬ VONG TẠI XÃ TÂN TRỊNH VÀ HUYỆN QUANG BÌNH – TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 Huyện Quang Bình là đầu mối giao thông quan trọng phía Tây - Nam của tỉnh Hà Giang giao thương với tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tính đến cuối năm 2013, toàn huyện có 62.355 người dân sinh sống trên 79.188,04 km2. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi. Tân Trịnh là một xã vùng thấp của huyện Quang Bình, cách trung tâm huyện 16 km về phía đông nam. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.181,96 ha, tổng số hộ là 1046 hộ, tổng số khẩu là 4.565 khẩu. Toàn xã có 11 dân tộc cùng sinh sống: Pà Thẻn, Tày, Dao, Nùng, La Chí, Cao Lan, Mông, Hoa, Kinh, Thái; Phủ Lá. Từ năm 2009, với chính sách của chính quyền trong việc hỗ trợ kinh phí mua mái tôn fibro-xi măng lợp nhà, tỷ lệ các hộ dân trong xã nói riêng và huyện Quang Bình nói chung lợp mái bằng fibro-xi măng ở mức cao (khoảng 70). Phương pháp nghiên cứu: Điều tra tình hình tử vong tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian 2010 - 2014: Áp dụng phương pháp mô tả hồi cứu có so sánh (Theo các yếu tố dân số học, thời gian và địa điểm), bao gồm: - Thu thập số liệu sẵn có từ sổ thống kê tử vong A6 tại các Trạm Y tế của huyện Quang Bình trong thời gian 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014. - Thu thập các thông tin về dân số của các xã qua các năm nhằm tính tỷ suất tử vong tại xã đó. - Chỉ tiêu nghiên cứu: Giới, tuổi, nguyên nhân tử vong, năm tử vong và độ tuổi tử vong. + Tỷ suất tử vong: tỷ suất tử vong chung, theo giới, theo nhóm tuổi, theo bệnh, theo khu vực. + Nhóm nguyên nhân được phân theo ba nhóm lớn: Nhóm bệnh không lây nhiễm; bệnh lây nhiễm, dinh dưỡng và thai sản; tai nạn thương tích. Các nguyên nhân không xác định được phân loại vào nhóm 4 (nhóm không rõ nguyên nhân). 2 Kết quả nghiên cứu: Bảng 1. Biến động tỷ suất tử vong thô và do ung thư toàn huyện Quang Bình từ 2010-2014 Chỉ số 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dân số 52,106 53,213 54,415 56,263 56,561 Số tử vong 205 232 243 266 249 Số tử vong do ung thư 33 37 38 71 57 Tỷ suất tử vong chung (‰) 3.93 4.36 4.47 4.73 4.40 Tỷ suất tử vong do ung thư (‰) 0.63 0.70 0.70 1.26 1.01 Nhận xét: Tỷ suất tử vong nhìn chung tăng dần theo năm, cao nhất năm 2013 với 4.73‰. Tử vong do nguyên nhân ung thư dao động từ 0.63 đến 1.26‰, cao nhất năm 2013 (1.26‰). Bảng 2. Xu thế thay đổi tỷ suất tử vong tại xã Tân Trịnh từ 2010-2014 Chỉ số 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dân số 4,442 4,581 4,697 4,796 4,788 Số tử vong 18 16 16 20 19 Số tử vong do ung thư 7 3 2 4 4 Tỷ suất tử vong chung (‰) 4.05 3.49 3.41 4.17 3.97 Tỷ suất tử vong do ung thư (‰) 1.58 0.65 0.43 0.83 0.84 Nhận xét: Kết quả trên cho thấy tỷ suất tử vong tại xã Tân Trịnh dao động từ 3.49‰ đến 4.17‰, đỉnh cao ở năm 2010 và 2013 (4.05‰ và 4.17‰). Nguyên nhân tử vong do ung thư dao động từ 0.43‰ đến 1.58‰ biến động không theo quy luật nào và cao nhất vào năm 2010 và 2014. 3 3.68 4.08 4.18 4.42 4.11 4.05 3.49 3.41 4.17 3.97 3 3.2 3.4 3.6 3.8 4 4.2 4.4 4.6 2010 2011 2012 2013 2014 ‰ H. Quang Bình X. Tân Trịnh Biểu đồ 1: Tỷ suất tử vong chung của huyện Quang Bình và xã Tân Trịnh từ 2010-2014 Trên biểu đồ cho thấy tỷ suất tử vong trong năm 2010 riêng của xã Tân Trịnh tuy có cao hơn so với tình hình chung của toàn huyện Quang Bình nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Biểu đồ 2: Tỷ suất tử vong do ung thư ở huyện Quang Bình và xã Tân Trịnh từ 2010-2014 Tỷ suất tử vong do ung thư ở Tân Trịnh giảm nhanh từ 2010 đến 2012 và có sự tăng lên trong 2 năm sau đó. Cao nhất là năm 2010 với 1.58‰. Sự khác biệt cùng năm so với tỷ suất chung toàn huyện có ý nghĩa thống kê, với p < 0.05. 4 Bảng 3. Phân bố tử vong theo giới và nhóm tuổi Nhóm tuổi Nam Nữ Chung p n n N < 1 tuổi 2 0.3 5.0 1.0 7 0.6 0.000 1 - < 5 tuổi 45 6.5 38.0 7.6 83 7.0 5 - < 10 tuổi 7 1.0 6.0 1.2 13 1.1 10 - < 15 tuổi 8 1.2 7.0 1.4 15 1.3 15 - < 20 tuổi 12 1.7 8 1.6 20 1.7 20 - < 30 tuổi 43 6.2 30 6.0 73 6.1 30 - < 40 tuổi 53 7.7 24 4.8 77 6.4 40 - < 50 tuổi 81 11.7 34 6.8 115 9.6 50 - < 60 tuổi 99 14.3 44 8.8 143 12.0 60 - < 70 tuổi 95 13.7 46 9.2 141 11.8 > 70 tuổi 248 35.8 260 51.8 508 42.5 Tổng số 693 100.0 502 100.0 1,195 100.0 Nhận xét: Số liệu trong bảng trên và biểu đồ dưới cho ta thấy rõ trong số những người tử vong là người cao tuổi và người già là chính (nhóm tuổi tuổi trên 60 chiếm 54.3). Nhóm tuổi từ 1 đến dưới 5 tuổi cũng chiếm tỷ lệ tử vong cao với 7,0 tổng số tử vong. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 < 1 tuổi 1 - < 5 tuổi 5 - < 10 tuổi 10 - < 15 tuổi 15 - < 20 tuổi 20 - < 30 tuổi 30 - < 40 tuổi 40 - < 50 tuổi 50 - < 60 tuổi 60 - < 70 tuổi > 70 tuổi Biểu đồ 3: Phân bố các trường hợp tử vong theo nhóm tuổi, toàn huyện – 2005 5 Bảng 4. Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh và giới Nhóm bệnh Nam (1) Nữ (2) Chung p n n N Bệnh KLN 462 66.7 285 56.8 747 62.5 0.000 Bệnh LN 10 1.4 22 4.4 32 2.7 TNTT 98 14.1 50 10.0 148 12.4 KRNN 123 17.8 145 28.9 268 22.4 Tổng số 693 100.0 502 100.0 1,195 100.0 (KLN: không lây nhiễm; LN: lây nhiễm (gồm bệnh lây nhiễm, dinh dưỡng, thai sản); TNTT: tai nạn thương tích; KRNN: Không rõ nguyên nhân) Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy, nhóm tử vong do nguyên nhân các bệnh không truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam và nữ. Nếu không xét nhóm tuổi già và không rõ nguyên nhân thì tai nạn, ngộ độc ở cả nam giới và nữ giới đều đứng hàng thứ 2. Bảng 5. Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh và nhóm tuổi Nhóm tuổi KLN LN TNTT KRNN Tổng n n n n N < 1 tuổi 3 0.4 2 6.3 0 0.0 2 0.8 7 1- < 5 tuổi 50 6.7 9 28.1 18 12.2 6 2.2 83 5 – < 15 tuổi 11 1.5 4 12.5 11 7.4 2 0.8 28 15 - < 60 tuổi 272 36.4 15 46.9 100 67.6 41 15.3 428 > 60 tuôỉ 411 55.0 2 6.3 19 12.8 217 81.0 649 Tổng 747 100.0 32 100.0 148 100.0 268 100.0 1,195 Nhận xét: Kết quả trên cho thấy ở nhóm trẻ em < 15 tuổi, trong số 118 trường hợp tử vong tập trung chủ yếu vào nhóm < 5 tuổi chiếm 90 trường hợp. Trong đó nguyên nhân tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất (63118 = 53,3), trong đó chủ yếu các bệnh liên quan đến viêm phổi và viêm đường hô hấp. Nhóm tuổi lao động và người trưởng thành (15 – < 60 tuổi), nguyên nhân tử vong do các bệnh không truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao (62.0), tai nạn - ngộ độc đứng thứ hai với tỷ lệ 26.1 và do các bệnh truyền nhiễm thấp nhất 6 với tỷ lệ 4.6. Tuổi > 60 tỷ lệ chết vì bệnh không truyền nhiễm còn cao hơn, nhưng do tai nạn ngộ độc lại thấp hơn nhiều so với nhóm tuổi lao động. Bảng 6. Phân bố các trường hợp tử vong theo nhóm cơ quan và giới (> 5 tuổi) Nguyên nhân Nam Nữ Chung n n n Tiêu hoá 61 9.4 18 3.9 79 7.2 Khối u 154 23.8 79 17.2 233 21.1 Tim mạch 131 20.3 105 22.9 236 21.4 Tai nạn, ngộ độc 89 13.8 41 8.9 130 11.8 Hô hấp 46 7.1 41 8.9 87 7.9 Tiết niệu 12 1.9 8 1.7 20 1.8 Thần kinh 13 2.0 4 0.9 17 1.5 Nội tiết 3 0.5 5 1.1 8 0.7 Thai sản 0 0.0 1 0.2 1 0.1 Khác 18 2.8 17 3.7 35 3.2 Không rõ nguyên nhân 119 18.4 140 30.5 259 23.4 Tổng số 646 100.0 459 100.0 1105 100.0 Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy nhóm trẻ > 5 tuổi và người lớn, trong số các trường hợp tử vong, nguyên nhân thường gặp nhất là do khối u ở nam giới (23.8) và tim mạch ở nữ giới (22.9). Thấp nhất là do nguyên nhân liên quan đến thai sản, chiếm 0.1. Bảng 7. Phân bố nguyên nhân tử vong tại huyện Quang Bình và xã Tân Trịnh (giai đoạn 2010-2014) Nguyên nhân tử vong Huyện Quang Bình Xã Tân Trịnh n n Tiêu hoá 81 6.8 7 7.9 Khối u 236 19.8 20 22.5 Tim mạch 243 20.3 21 23.6 Tai nạn, ngộ độc 148 12.4 9 10.1 Hô hấp 124 10.4 21 23.6 Tiết niệu 21 1.8 1 1.1 Thần kinh 19 1.6 2 2.3 Nội tiết 8 0.7 1 1.1 Thai sản 8 0.7 6 6.7 Khác 40 3.4 1 1.1 Không rõ nguyên nhân 267 22.3 7 7.9 Tổng số 1195 100.0 89 100.0 7 Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, nguyên nhân tử vong của nhóm > 5 tuổi ở xã Tân Trịnh chủ yếu tập trung thuộc khối u, tim mạch và hô hấp, thấp nhất là bệnh lý của hê tiết niệu và nội tiết. Phân bố tỷ lệ người chết vì ung thư ở Tân Trịnh trong cả giai đoạn 2010-2014 cao hơn so với cả huyện Quang Bình (22.5 so với 19.8). Tỷ lệ người chết vì các bệnh liên quan đến hô hấp ở xã Tân Trịnh cũng cao hơn đáng kể so với cả huyện Quang Bình (23.6 so với 10.4). Bảng 8. Phân bố tỷ suất tử vong trung bình năm do ung thư theo xã của huyện Quang Bình trong thời gian từ 2010-2014 Tên xã Dân số 5 năm Số tử vong do Ung thư Tỷ suất tử vong do Ung thư (‰) Xã Vĩ Thượng 28,348 34 1.199 Xã Tiên Yên 19,200 14 0.729 Xã Hương Sơn 12,175 9 0.739 Xã Xuân Giang 25,233 32 1.268 Xã Nà Khương 13,681 11 0.804 Xã Bằng Lang 33,696 25 0.742 Thị trấn Yên Bình 30,861 27 0.875 Xã Yên Thành 15,545 10 0.643 Xã Tân Nam 15,030 4 0.266 Xã Tân Bắc 21,364 12 0.562 Xã Tân Trịnh 23,304 20 0.858 Xã Tiên Nguyên 22,033 5 0.227 Xã Xuân Minh 12,088 12 0.993 Toàn huyện 272,558 215 0.789 (Chưa bao gồm xã Bản Rịa và xã Yên Hà do chưa có số liệu) Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, mặc dù cùng trong một huyện nhưng phân bố các trường hợp tử vong do ung thư từ 2010-2014 ở các xã khác nhau khá lớn và dao động từ 0.227‰ đến 1.268‰, mức chênh lệch gần 6 lần. Tuy nhiên, xã Tân Trịnh tỷ suất tử vong do ung thư cũng chỉ đứng ở mức trung bình so với các xã khác trong toàn huyện (0.858‰). 8 Bảng 9. Phân bố nguyên nhân tử vong do ung thư theo cơ quan (ở người lớn, giai đoạn 2010-2014) Hệ cơ quan Nam Nữ Chung n n n Ung thư hệ tiêu hoá 73 47.4 29 36.7 102 43.8 Ung thư phổi 65 42.2 20 25.3 85 36.5 Ung thư vòm 9 5.8 5 6.3 14 6.0 Ung thư não 1 0.7 2 2.5 3 1.3 Ung thư máu 3 2.0 3 3.8 6 2.6 Ung thư cổ tử cung 0 0.0 8 10.1 8 3.4 Ung thư vú 0 0.0 8 10.1 8 3.4 Ung thư khác 2 1.3 1 1.3 3 1.3 Ung thư không xác định 1 0.7 3 3.8 4 1.7 Tổng số ung thư 154 79 233 Tổng số tử vong 2010-2014 646 459 1105 Tỷ lệ tử vong vì ung thư 23.8 17.2 21.1 Nhận xét: Nguyên nhân tử vong do ung thư chiếm 23,8 tổng số tử vong ở người lớn, trong đó ung thư hệ tiêu hoá cao nhất (43.8), tiếp đến là ung thư phổi (36.5), thấp nhất là ung thư hệ tiết niệu. Giữa hai giới, tỷ lệ nam giới tử vong do ung thư hệ tiêu hóa và ung thư phổi cao hơn so với nữ giới, trong khi ở các loại ung thư khác có tỷ lệ tử vong giữa hai giới xấp xỉ bằng nhau. Bảng 10. Phân bố nguyên nhân tử vong do các bệnh đường hô hấp (bao gồm ung thư, ở người lớn, giai đoạn 2010-2014) Hệ cơ quan Nam Nữ Chung n n n Hen 10 7.6 4 5.2 14 6.7 Lao 1 0.8 1 1.3 2 1.0 Ung thư phổi 65 49.2 20 26.0 85 40.7 Viêm phế quản 18 13.6 18 23.4 36 17.2 Viêm phổi 36 27.3 33 42.9 69 33.0 Khác 2 1.5 1 1.3 3 1.4 Tổng 132 100.0 77 100.0 209 100.0 Nhận xét: Nữ giới chủ yếu tử vong do viêm phổi (42.9), trong khi nam giới tử vong chủ yếu do ung thư phổi (49.2). 9 Bàn luận và kiến nghị: Kết quả nghiên cứu bước đầu về tình hình ung thư cho thấy: + Tỷ suất tử vong thô trên toàn huyện Quang Bình từ 2010 đến 2014 dao động từ 3.93‰ đến 4.73‰. Tỷ suất này cao hơn kết quả của một số tác giả khác như của Lê Vũ Anh điều tra tại An Hải - Hải Phòng (1997 - 1999) 3.0 – 3.1‰ 1, của Vũ Thịnh tại Sóc Sơn (2001) là 2.14‰ 2, của Trần Văn Học cũng tại Sóc Sơn (2003) là 3.52 đến 4.38‰ 3, Nguyễn Ngọc Hùng tại Phù Cát – Bình Định (2002 - 2004) là 3.1 – 4.08‰ 4 và của Nguyễn Dung (2006) tại Thừa Thiên Huế là 3.85‰ 5. Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với ở Minh Lập – Thái Nguyên năm 2005-2010 là 6.49‰ 6 và tương đương với nghiên cứu tại Lâm Thao – Phú Thọ (2005) từ 1999-2005 là 3,87‰ đến 4,90‰ 7. Trong khi đó, số liệu chung của cả nước trong giai đoạn 2009-2011 là 6.8-6.9‰ và của riêng tỉnh Hà Giang năm 2011 là 7.7‰ 8. Kết quả này thấp hơn nhiều so với báo cáo tỷ suất tử vong của một số nước Đông Nam Á trong gian đoạn 2010-2012 như Thái Lan (7-8‰); Philipine (6‰); Campuchia (6‰); Lào (6‰) hay một số nước trên thế giới như Trung Quốc (7‰) hay Mỹ (8‰) 9. Các nguồn số liệu cho thấy có sự không đồng nhất về phương pháp thu thập thông tin, số liệu báo cáo dẫn tới việc so sánh gặp khó khăn. Xét trên góc độ này, đối với các số liệu tử vong của nghiên cứu này dựa trên các thông tin từ sổ A6 của trạm y tế xã trong khi nước ta không bắt buộc khai báo nguyên nhân tử vong nên cũng vẫn mang tính ước lượng. Kết quả cho thấy, số liệu cho thấy tỷ suất tử vong thô của Quang Bình cũng nằm trong giới hạn chung của cả nước, kết quả so sánh với các địa phương khác với một số huyện khác mức chênh lệch không có gì đáng kể. Như vậy với kết quả thu được có thể cho rằng tại Huyện Quang Bình không có gì bất thường về tần suất tử vong. + Tình hình tử vong tại xã Tân Trịnh: Trong nghiên cứu này, chúng tôi tách số liệu của xã Tân Trịnh, với mức độ sử dụng mái lợp fibro-xi măng ở mức cao, để so sánh với tình hình chung của toàn huyện. Kết quả cho thấy năm 2010 tỷ suất tử vong thô của xã Thạch Sơn cao hơn số liệu chung của toàn huyện, nhưng các năm khác tỷ suất tử vong thô lại thấp hơn đáng kể so với tình hình chung của huyện. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các thống kê từ sổ A6 có thể chưa thực sự khống chế được các yếu tố ảnh hưởng. Nếu không điều tra trực tiếp số bỏ sót sẽ vào khoảng 6 3. Để có được kết luận chính xác cần nghiên cứu trên các quần thể dân cư đông hơn (nhiều huỵên) hoặc phải nghiên cứu trong nhiều năm hơn. 10 Tình hình tử vong theo nhóm tuổi và giới: Ở trẻ em, so sánh tỷ suất tử vong giữa các nhóm tuổi của hai giới cho thấy < 1 tuổi, tỷ suất trẻ em gái tử vong cao hơn nhiều so với trẻ em trai (1.0‰ ở trẻ gái so với 0.3‰ ở trẻ trai). Tuy nhi...

Trang 1

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH TỬ VONG TẠI XÃ TÂN TRỊNH VÀ HUYỆN QUANG BÌNH – TỈNH HÀ GIANG

GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

Huyện Quang Bình là đầu mối giao thông quan trọng phía Tây - Nam của tỉnh Hà Giang giao thương với tỉnh Lào Cai và Yên Bái Tính đến cuối năm 2013, toàn huyện có 62.355 người dân sinh sống trên 79.188,04 km2 Người dân chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi Tân Trịnh là một xã vùng thấp của huyện Quang Bình, cách trung tâm huyện 16 km về phía đông nam Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.181,96 ha, tổng số hộ là 1046 hộ, tổng số khẩu là 4.565 khẩu Toàn xã có 11 dân tộc cùng sinh sống: Pà Thẻn, Tày, Dao, Nùng, La Chí, Cao Lan, Mông, Hoa, Kinh, Thái; Phủ Lá Từ năm 2009, với chính sách của chính quyền trong việc hỗ trợ kinh phí mua mái tôn fibro-xi măng lợp nhà, tỷ lệ các hộ dân trong xã nói riêng và huyện Quang Bình nói chung lợp mái bằng fibro-xi măng ở mức cao (khoảng 70%)

Phương pháp nghiên cứu:

Điều tra tình hình tử vong tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian 2010 - 2014: Áp dụng phương pháp mô tả hồi cứu có so sánh (Theo các yếu tố dân số học, thời gian và địa điểm), bao gồm:

- Thu thập số liệu sẵn có từ sổ thống kê tử vong A6 tại các Trạm Y tế của huyện Quang Bình trong thời gian 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014

- Thu thập các thông tin về dân số của các xã qua các năm nhằm tính tỷ suất tử

+ Nhóm nguyên nhân được phân theo ba nhóm lớn: Nhóm bệnh không lây nhiễm; bệnh lây nhiễm, dinh dưỡng và thai sản; tai nạn thương tích Các nguyên nhân không xác định được phân loại vào nhóm 4 (nhóm không rõ nguyên nhân)

Trang 2

Kết quả nghiên cứu:

Bảng 1 Biến động tỷ suất tử vong thô và do ung thư toàn huyện Quang Bình từ 2010-2014

Tổng dân số 52,106 53,213 54,415 56,263 56,561

Tỷ suất tử vong chung (‰) 3.93 4.36 4.47 4.73 4.40 Tỷ suất tử vong do ung thư (‰) 0.63 0.70 0.70 1.26 1.01 Nhận xét: Tỷ suất tử vong nhìn chung tăng dần theo năm, cao nhất năm 2013 với 4.73‰ Tử vong do nguyên nhân ung thư dao động từ 0.63 đến 1.26‰,

Tỷ suất tử vong chung (‰) 4.05 3.49 3.41 4.17 3.97 Tỷ suất tử vong do ung thư (‰) 1.58 0.65 0.43 0.83 0.84 Nhận xét: Kết quả trên cho thấy tỷ suất tử vong tại xã Tân Trịnh dao động từ 3.49‰ đến 4.17‰, đỉnh cao ở năm 2010 và 2013 (4.05‰ và 4.17‰) Nguyên nhân tử vong do ung thư dao động từ 0.43‰ đến 1.58‰ biến động không theo quy luật nào và cao nhất vào năm 2010 và 2014

Trang 3

Trên biểu đồ cho thấy tỷ suất tử vong trong năm 2010 riêng của xã Tân Trịnh tuy có cao hơn so với tình hình chung của toàn huyện Quang Bình

nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05

Biểu đồ 2: Tỷ suất tử vong do ung thư ở huyện Quang Bình và xã Tân Trịnh từ 2010-2014

Tỷ suất tử vong do ung thư ở Tân Trịnh giảm nhanh từ 2010 đến 2012 và có sự tăng lên trong 2 năm sau đó Cao nhất là năm 2010 với 1.58‰ Sự khác biệt cùng năm so với tỷ suất chung toàn huyện có ý nghĩa thống kê, với p < 0.05

Trang 4

Bảng 3 Phân bố tử vong theo giới và nhóm tuổi Nhận xét: Số liệu trong bảng trên và biểu đồ dưới cho ta thấy rõ trong số những người tử vong là người cao tuổi và người già là chính (nhóm tuổi tuổi trên 60 chiếm 54.3%) Nhóm tuổi từ 1 đến dưới 5 tuổi cũng chiếm tỷ lệ tử vong cao với 7,0% tổng số tử vong

Trang 5

Bảng 4 Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh và giới

(KLN: không lây nhiễm; LN: lây nhiễm (gồm bệnh lây nhiễm, dinh dưỡng, thai sản); TNTT: tai nạn thương tích; KRNN: Không rõ nguyên nhân)

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy, nhóm tử vong do nguyên nhân các bệnh không truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam và nữ Nếu không xét nhóm tuổi già và không rõ nguyên nhân thì tai nạn, ngộ độc ở cả nam giới và nữ giới Nhận xét: Kết quả trên cho thấy ở nhóm trẻ em < 15 tuổi, trong số 118 trường hợp tử vong tập trung chủ yếu vào nhóm < 5 tuổi chiếm 90 trường hợp Trong đó nguyên nhân tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất (63/118 = 53,3%), trong đó chủ yếu các bệnh liên quan đến viêm phổi và viêm đường hô hấp

Nhóm tuổi lao động và người trưởng thành (15 – < 60 tuổi), nguyên nhân tử vong do các bệnh không truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao (62.0%), tai nạn - ngộ độc đứng thứ hai với tỷ lệ 26.1% và do các bệnh truyền nhiễm thấp nhất

Trang 6

với tỷ lệ 4.6% Tuổi > 60 tỷ lệ chết vì bệnh không truyền nhiễm còn cao hơn, nhưng do tai nạn ngộ độc lại thấp hơn nhiều so với nhóm tuổi lao động

Bảng 6 Phân bố các trường hợp tử vong theo nhóm cơ quan và giới (> 5 tuổi)

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy nhóm trẻ > 5 tuổi và người lớn, trong số các trường hợp tử vong, nguyên nhân thường gặp nhất là do khối u ở nam giới (23.8%) và tim mạch ở nữ giới (22.9%) Thấp nhất là do nguyên nhân liên quan đến thai sản, chiếm 0.1%.

Bảng 7 Phân bố nguyên nhân tử vong tại huyện Quang Bình và xã Tân Trịnh (giai đoạn 2010-2014)

Nguyên nhân tử vong

Huyện Quang Bình Xã Tân Trịnh

Trang 7

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, nguyên nhân tử vong của nhóm > 5 tuổi ở xã Tân Trịnh chủ yếu tập trung thuộc khối u, tim mạch và hô hấp, thấp nhất là bệnh lý của hê tiết niệu và nội tiết Phân bố tỷ lệ người chết vì ung thư ở Tân Trịnh trong cả giai đoạn 2010-2014 cao hơn so với cả huyện Quang Bình (22.5% so với 19.8%) Tỷ lệ người chết vì các bệnh liên quan đến hô hấp ở xã Tân Trịnh cũng cao hơn đáng kể so với cả huyện Quang Bình (23.6% so với 10.4%)

Bảng 8 Phân bố tỷ suất tử vong trung bình /năm do ung thư theo xã của huyện Quang Bình trong thời gian từ 2010-2014

Tên xã Dân số 5 năm Số tử vong do Ung thư Tỷ suất tử vong do Ung thư (‰)

(*Chưa bao gồm xã Bản Rịa và xã Yên Hà do chưa có số liệu)

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, mặc dù cùng trong một huyện nhưng phân bố các trường hợp tử vong do ung thư từ 2010-2014 ở các xã khác nhau khá lớn và dao động từ 0.227‰ đến 1.268‰, mức chênh lệch gần 6 lần Tuy nhiên, xã Tân Trịnh tỷ suất tử vong do ung thư cũng chỉ đứng ở mức trung bình so với các xã khác trong toàn huyện (0.858‰)

Trang 8

Bảng 9 Phân bố nguyên nhân tử vong do ung thư theo cơ quan (ở người lớn, giai đoạn 2010-2014)

Hệ cơ quan

Ung thư hệ tiêu hoá 73 47.4 29 36.7 102 43.8

Nhận xét: Nguyên nhân tử vong do ung thư chiếm 23,8% tổng số tử vong ở người lớn, trong đó ung thư hệ tiêu hoá cao nhất (43.8%), tiếp đến là ung thư phổi (36.5%), thấp nhất là ung thư hệ tiết niệu Giữa hai giới, tỷ lệ nam giới tử vong do ung thư hệ tiêu hóa và ung thư phổi cao hơn so với nữ giới, trong khi ở các loại ung thư khác có tỷ lệ tử vong giữa hai giới xấp xỉ bằng nhau

Bảng 10 Phân bố nguyên nhân tử vong do các bệnh đường hô hấp (bao gồm ung thư, ở người lớn, giai đoạn 2010-2014)

Nhận xét: Nữ giới chủ yếu tử vong do viêm phổi (42.9%), trong khi nam giới tử vong chủ yếu do ung thư phổi (49.2%)

Trang 9

Bàn luận và kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu bước đầu về tình hình ung thư cho thấy:

+ Tỷ suất tử vong thô trên toàn huyện Quang Bình từ 2010 đến 2014 dao động từ 3.93‰ đến 4.73‰ Tỷ suất này cao hơn kết quả của một số tác giả khác như của Lê Vũ Anh điều tra tại An Hải - Hải Phòng (1997 - 1999) 3.0 – 3.1‰ [1], của Vũ Thịnh tại Sóc Sơn (2001) là 2.14‰ [2], của Trần Văn Học cũng tại Sóc Sơn (2003) là 3.52 đến 4.38‰ [3], Nguyễn Ngọc Hùng tại Phù Cát – Bình Định (2002 - 2004) là 3.1 – 4.08‰ [4] và của Nguyễn Dung (2006) tại Thừa Thiên Huế là 3.85‰ [5] Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với ở Minh Lập – Thái Nguyên năm 2005-2010 là 6.49‰ [6] và tương đương với nghiên cứu tại Lâm Thao – Phú Thọ (2005) từ 1999-2005 là 3,87‰ đến 4,90‰ [7] Trong khi đó, số liệu chung của cả nước trong giai đoạn 2009-2011 là 6.8-6.9‰ và của riêng tỉnh Hà Giang năm 2011 là 7.7‰ [8]

Kết quả này thấp hơn nhiều so với báo cáo tỷ suất tử vong của một số nước Đông Nam Á trong gian đoạn 2010-2012 như Thái Lan (7-8‰); Philipine (6‰); Campuchia (6‰); Lào (6‰) hay một số nước trên thế giới như Trung Quốc (7‰) hay Mỹ (8‰) [9] Các nguồn số liệu cho thấy có sự không đồng nhất về phương pháp thu thập thông tin, số liệu báo cáo dẫn tới việc so sánh gặp khó khăn Xét trên góc độ này, đối với các số liệu tử vong của nghiên cứu này dựa trên các thông tin từ sổ A6 của trạm y tế xã trong khi nước ta không bắt buộc khai báo nguyên nhân tử vong nên cũng vẫn mang tính ước lượng Kết quả cho thấy, số liệu cho thấy tỷ suất tử vong thô của Quang Bình cũng nằm trong giới hạn chung của cả nước, kết quả so sánh với các địa phương khác với một số huyện khác mức chênh lệch không có gì đáng kể Như vậy với kết quả thu được có thể cho rằng tại Huyện Quang Bình không có gì bất thường về tần suất tử vong

+ Tình hình tử vong tại xã Tân Trịnh:

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tách số liệu của xã Tân Trịnh, với mức độ sử dụng mái lợp fibro-xi măng ở mức cao, để so sánh với tình hình chung của toàn huyện Kết quả cho thấy năm 2010 tỷ suất tử vong thô của xã Thạch Sơn cao hơn số liệu chung của toàn huyện, nhưng các năm khác tỷ suất tử vong thô lại thấp hơn đáng kể so với tình hình chung của huyện Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các thống kê từ sổ A6 có thể chưa thực sự khống chế được các yếu tố ảnh hưởng Nếu không điều tra trực tiếp số bỏ sót sẽ vào khoảng 6% [3] Để có được kết luận chính xác cần nghiên cứu trên các quần thể dân cư đông hơn (nhiều huỵên) hoặc phải nghiên cứu trong nhiều năm hơn

Trang 10

Tình hình tử vong theo nhóm tuổi và giới:

Ở trẻ em, so sánh tỷ suất tử vong giữa các nhóm tuổi của hai giới cho thấy < 1 tuổi, tỷ suất trẻ em gái tử vong cao hơn nhiều so với trẻ em trai (1.0‰ ở trẻ gái so với 0.3‰ ở trẻ trai) Tuy nhiên từ các nhóm trên 30 tuổi, đặc biệt trên 40 tuổi, tỷ suất tử vong các nhóm tuổi của nam giới tăng nhanh và nhiều so với nhóm nữ giới Theo kết quả của Trần Văn Học năm 2002 tại Sóc Sơn [3] thì tỷ suất trẻ < 5 tuổi tử vong ở nhóm nam có cao hơn nữ, nhưng không chênh lệch nhiều Năm 2000, tỷ suất trẻ em nam < 5 tuổi tử vong 17,2‰ so với nữ là 13,2‰; năm 2001 tương ứng là 16,4‰ so với 9,4‰ và 2002 tương ứng là 19,4‰ so với 18,6‰ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của Trương Việt Dũng và cộng sự (2005) tại Lâm Thao – Phú Thọ [7] và Cao Thị Thu Hà (2010) tại Minh Lập – Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010 [6] Sự so sánh nói chung cũng như của các nhóm tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ < 5 tuổi các số liệu báo cáo tử vong của TYT xã thường thấp hơn thực tế (theo nghiên cứu trước đây ở Sóc Sơn, tỷ lệ trường hợp trẻ chết chu sinh bỏ sót tới gần 60% [3]) Đối với nhóm tuổi này có nhiều sai số do hệ thống báo cáo tử vong ở cơ sở không chặt chẽ, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đối với các trường hợp tử vong chu sinh, sơ sinh, những trẻ chưa được đặt tên và thậm chí nhiều trẻ hai đến ba tuổi vẫn chưa được đăng ký quản lý hộ khẩu nên nhiều trường hợp tử vong không khai báo dẫn đến số liệu tử vong cũng như mô hình bệnh tật thiếu chính xác Trong một số báo cáo đã chứng minh số liệu điều tra tử vong trong cộng đồng và điều tra tử vong trong bệnh viện còn nhiều chênh lệch, nhất là số liệu thống kê tử vong tại bệnh viện thường thấp hơn nhiều so với điều tra cộng đồng, đó là chưa kể đến báo cáo tử vong tại bệnh viện thường lệch về phía các bệnh có thể chữa được, đa số trường hợp gần chết đã xin ra viện để về chết ở nhà [3, 8] Nhằm đảm bảo chất lượng kết quả nghiên cứu đạt tốt nhất, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết có nghiên cứu sâu hơn với phương pháp thu thập đa dạng hơn, nhằm thu thập các thông tin một cách đáng tin cậy nhất

Phân bố tử vong theo nguyên nhân:

Kết quả trình bày theo ba nhóm nguyên nhân chính cho thấy nguyên nhân tử vong do các bệnh không truyền nhiễm chiếm tỷ trọng lớn nhất: 62.5%, trong đó ở nam giới có tỷ trọng cao hơn so với nữ giới (66.7% so với 56.8%) So sánh theo nhóm nguyên nhân với một số công bố khác được trình bày theo bảng so sánh sau:

Trang 11

Bảng: Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh qua các số liệu điều tra

(KLN: không lây nhiễm; LN: lây nhiễm (gồm bệnh lây nhiễm, dinh dưỡng, thai sản); TNTT: tai nạn thương tích; KRNN: Không rõ nguyên nhân)

Tỷ suất tử vong do các bệnh không truyền nhiễm ở Quang Bình (62.5%) thấp nhất so với các địa phương khác Cao nhất là tại Sóc Sơn năm 2002 [3] Mô hình tử vong trên có xu thế nghiêng về mô hình tử vong của các nước phát triển Có được kết quả trên là kết quả của các chương trình phòng bệnh, công tác chẩn đoán và điều trị kịp thời đã hạn chế tử vong do các bệnh lây, các bệnh truyền nhiễm nhưng cũng với lý do quan trọng khác góp thêm vào đó là tỷ lệ dân số trên 60 tuổi của Việt Nam cũng ở mức khá cao như ở nhiều nước có nền kinh tế phát triển hơn (gần 10% dân số) [8], vì vậy, tỷ lệ chết vì các bệnh không truyền nhiễm ở nước ta cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các trường hợp tử vong

Nguyên nhân tử vong theo, nhóm tuổi, giới và nhóm bệnh

Kết quả cho thấy rõ nguyên nhân tử vong do các bệnh không truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao cả ở nam cũng như nữ (66.7% và 56.8%) Các kết quả trong nước được công bố có số liệu khác nhau Năm 2002, tại Sóc Sơn – Hà Nội tỷ lệ tử vong do các bệnh không truyền nhiễm là 70.9%, do các bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 3.5% nhưng do tai nạn, ngộ độc lên đến 15.1%, do các nguyên nhân khác không xác định chiếm 10,5% [3] Các kết quả điều tra ở Phù Cát – Bình Định, Lâm Thao-Phú Thọ và Thừa Thiên Huế năm 2006 cho thấy khi tính tỷ suất tử vong trên 1000 người dân theo giới và nhóm nguyên nhân cho thấy nguyên nhân tử vong do các bệnh không truyền nhiễm có tỷ suất cao nhất, thứ hai là các nguyên nhân do tai nạn - ngộ độc và thứ 3 là do các bệnh truyền nhiễm, thai sản và dinh dưỡng [4, 5, 7] Khi phân tích theo giới thì hầu hết ở các nguyên nhân, tỷ suất tử vong ở nam giới đều cao hơn nữ giới

Trang 12

Khi phân tích phối hợp tình hình tử vong theo nhóm bệnh và lớp tuổi cho thấy với các bệnh không truyền nhiễm, phân bố tỷ lệ tử vong cao nhất ở nhóm trên 60 tuổi Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra tại các khu vực khác [3, 4, 6, 7]

So sánh với kết quả công bố chung trong khu vực cho thấy đối với các nước đang phát triển, nguyên nhân tử vong chủ yếu do các bệnh truyền nhiễm, thai sản và dinh dưỡng Đối với các nước phát triển thì nguyên nhân tử vong chính do các bệnh không truyền nhiễm Như vậy, với kết quả trên, mô hình của chúng ta đang đứng giữa hai mô hình nhưng có xu hướng về mô hình của các nước phát triển nhiều hơn

Nguyên nhân tử vong theo nhóm cơ quan

Kết quả cho thấy, nguyên nhân tử vong hàng đầu là khối u (21.1%) và tim mạch (21.4%), trong đó hàng đầu ở nam giới là khối u (23.8%) và ở nữ giới là tim mạch (22.9%) Tỷ lệ tử vong thấp thuộc về các nhóm bệnh của hệ thống nội tiết và thần kinh Kết quả này phù hợp với một số công bố điều tra như của Lê Vũ Anh tại Hải Phòng (2000), cho thấy ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [1] Nghiên cứu tại Lâm Thao – Phú Thọ và Phù Cát – Bình Định cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng tôi [4, 7] Tuy nhiên, nghiên cứu tại Minh Lập – Thái Nguyên (2010) lại cho thấy HIV/AIDS là nguyên nhân hàng đầu, kế đến là tim mạch và chấn thương [6] Về nguyên nhân tử vong do ung thư tại Quang Bình có phần thấp hơn so với điều tra ở Phù Cát – Bình Định (23,47%) [4] và Lâm Thao – Phú Thọ (26.4%) [7] Kết quả trên cho thấy tỷ suất tử vong do ung thư ở Quang Bình trung bình qua các năm thấp hơn một số địa phương khác [3, 6, 7] Về số liệu tử vong vì ung thư, theo các báo cáo thống kê tại xã không khác nhiều so với số liệu điều tra trực tiếp tại hộ gia đình [3] Nhìn chung, kết quả cho thấy không phát hiện thấy tình trạng bất thường về tử vong do ung thư ở huyện nghiên cứu

Vì số dân của một xã khá nhỏ chưa đủ để phân tích tỷ suất tử vong vì ung thư hàng năm, vì vậy chúng tôi đã gộp số trường hợp ung thư của 5 năm từ báo cáo của TYT xã lại để có được tử số lớn hơn Kết quả cho thấy tỷ suất tử vong vì ung thư trung bình trong 5 năm của Thạch Sơn đứng hàng thứ 5 Nếu giả định rằng mức độ tin cậy của các báo cáo từ các TYT xã trong một huyện là giống nhau thì kết quả này cho thấy khá rõ Thạch Sơn không phải là xã có tỷ suất tử vong vì ung thư cao nhất trong huyện, thậm chí còn thấp hơn các nơi khác trên toàn quốc [6, 7] Tuy nhiên, do chưa nắm rõ được mức đổ phổ biến

Ngày đăng: 02/05/2024, 03:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan