pháp luật thương mại điện tử chương 5 các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

55 0 0
pháp luật thương mại điện tử chương 5 các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bên cạnh đó, hành vi gian lận, bán hàng giả, hàng kém chất lượng luôn diễn ra thường xuyên đã gây không ít thiệt hại cho người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán này.Vì vậy, các quy đ

Trang 2

MỤC LỤC 5.1 Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương

mại điện tử 1

5.1.1 Các vi phạm pháp luật trong giao dịch thương mại điện tử .1

5.1.2 Các vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh thương mại

5.1.5 Các vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử 7

5.2 Trách nhiệm hành chính trong thương mại điện tử 9

5.3 Trách nhiệm hình sự trong thương mại điện tử 19

5.4 Trách nhiệm dân sự trong thương mại điện tử 25

5.5 Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử 30

5.5.1 Khái niệm, nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử 30

5.5.2 Chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp TMĐT 32

5.5.3 Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 33

5.5.4 Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 34

5.5.5 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 35

5.5.6 Giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân 36

Trang 3

5.6.5 Bài học 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 4

5.1 Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động TMĐT được hiểu là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động TMĐT được pháp luật bảo vệ.

Lĩnh vực TMĐT là hình thức kinh doanh mới nhưng đã phát triển nhanh chóng, và cho thấy nhưng lợi ích mà loại hình mang lại cho các chủ thể, giúp kết nối giữa người mua và người bán nhanh chóng Bên cạnh đó, hành vi gian lận, bán hàng giả, hàng kém chất lượng luôn diễn ra thường xuyên đã gây không ít thiệt hại cho người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán này.

Vì vậy, các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực TMĐT là khuôn khổ pháp lý quan trọng để chấn chỉnh để hoạt động kinh doanh TMĐT luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật, mang lại lợi ích thiết thực trong hoạt động kinh doanh thương mại, góp phần phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân.

5.1.1 Các vi phạm pháp luật trong giao dịch thương mại điện tử

Các hành vi bị nghiêm cấm trong các giao dịch TMĐT bao gồm: Thứ nhất, lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1

Trang 5

Thứ hai, cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

Thứ ba, thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.

Thứ tư, giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

Thứ năm, tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

Thứ sáu, gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.

Thứ bảy, cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử Thứ tám, hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.1

5.1.2 Các vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Thứ nhất, vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử: Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; 1 Luật giao dịch thương mại điện tử 2023

Trang 6

Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo các quy định

Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;

Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

Thứ hai, vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử: Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;

Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;

Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

3

Trang 7

Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

Thứ ba, vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử: Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;

Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;

Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

Thứ tư, các vi phạm khác:

Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.2

5.1.3 Các vi phạm pháp luật về thông tin trên website thương mại điện tử

Thứ nhất, giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký

2 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP

Trang 8

trên website TMĐT: Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch khi thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thiết lập website TMĐT bán hàng; Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website TMĐT bán hàng theo quy định Công bố thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ TMĐT không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Không tuân thủ quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin trên website cung cấp dịch vụ TMĐT.

Thứ hai, sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website TMĐT khi chưa được những chương trình này công nhận;

Thứ ba, sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website TMĐT để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

Thứ tư, sử những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này

Thứ năm, không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT.

Thứ sáu, không cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT để gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

5

Trang 9

5.1.4 Các vi phạm pháp luật về giao dịch trên website thương mại điện tử

Trong hoạt động TMĐT, việc xử lý các hành vi vi phạm xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng được quy định trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động TMĐT và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP Các hành vi vi phạm trong giao dịch trên website TMĐT bao gồm:

Một là, hành vi ký kết hợp đồng với người tiêu dùng với hình thức, ngôn ngữ hợp đồng không đúng quy định.

Theo quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng thì “Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.3

Hai là, không cho người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết trong trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử theo quy định.

Theo quy định, thì “trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết”.

Khi giao kết hợp đồng từ xa (là hợp đồng được ký kết thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại), tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin sau:

3 Khoản 2 điều 14 Luật bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng 2010

Trang 10

“a) Tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có);

b) Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ; c) Chi phí giao hàng (nếu có);

d) Phương thức thanh toán, phương thức giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

đ) Thời gian có hiệu lực của đề nghị giao kết và mức giả đề nghị giao kết;

e) Chi phí sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho việc giao kết hợp đồng nếu chi phí này chưa được tính vào giá của hàng hóa, dịch vụ;

g) Chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là đối tượng hợp đồng”4

Ba là, thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT

Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

“a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

4 Điều 17, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 20117

Trang 11

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ” 5

Bốn là, giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động TMĐT.

Năm là, can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

Sáu là, đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong TMĐT khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bảy là, giả mạo hoặc sao chép giao diện website TMĐT của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.6

5.1.5 Các vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử

*Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng 1 Thương nhân, tổ chức, cá nhân thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng phải xây dựng và công bố chính sách bảo vệ thông tin cá nhân với các nội dung sau:

a) Mục đích thu thập thông tin cá nhân; b) Phạm vi sử dụng thông tin; c) Thời gian lưu trữ thông tin;

5 Khoản 1, điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 20106 Khoản 2 điều 14 Luật bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng 2010

Trang 12

d) Những người hoặc tổ chức có thể được tiếp cận với thông tin đó;

đ) Địa chỉ của đơn vị thu thập và quản lý thông tin, bao gồm cách thức liên lạc để người tiêu dùng có thể hỏi về hoạt động thu thập, xử lý thông tin liên quan đến cá nhân mình;

e) Phương thức và công cụ để người tiêu dùng tiếp cận và chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình trên hệ thống thương mại điện tử của đơn vị thu thập thông tin.

2 Những nội dung trên phải được hiển thị rõ ràng cho người tiêu dùng trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin.

3 Nếu việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua website thương mại điện tử của đơn vị thu thập thông tin, chính sách bảo vệ thông tin cá nhân phải được công bố công khai tại một vị trí dễ thấy trên website này.7

*Sử dụng thông tin cá nhân

1 Đơn vị thu thập thông tin phải sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo, trừ các trường hợp sau:

a) Có một thỏa thuận riêng với chủ thể thông tin về mục đích và phạm vi sử dụng ngoài những mục đích, phạm vi đã thông báo; b) Để cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm theo yêu cầu của chủ

Trang 13

2 Việc sử dụng thông tin quy định tại Điều này bao gồm cả việc chia sẻ, tiết lộ và chuyển giao thông tin cá nhân cho bên thứ ba Một là, xây dựng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân không đúng quy định;

a Hai là, không hiển thị cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin;

b Ba là, không tiến hành kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh, hủy bỏ thông tin cá nhân khi có yêu cầu của chủ thể thông tin c Bốn là, không thiết lập cơ chế tiếp nhận và giải quyết

khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin cá nhân bị sử dụng sai mục đích hoặc phạm vi đã thông báo;

d Năm là, không xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

e Sáu là, thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin;

f Bảy là, thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác;

g Tám là, sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo.

Trang 14

5.2 Trách nhiệm hành chính trong thương mại điện tử 5.2.1 Các hình thức xử phạt hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính Vì thế, xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

a Các hình thức xử phạt hành chính

Cảnh cáo: Cảnh cáo được áp dụng đối với cả nhãn, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Phạt tiền: Phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, nếu là tổ chức vi phạm hành chính thì mức phạt gấp đôi mức phạt tiền của cá nhân Ngoài hình thức phạt tiền, tùy theo nội dung từng hành vi còn có thể áp dụng các tình tiết tăng nặng hoặc biện pháp khắc phục hậu quả khác như buộc nộp lại tài sản thu lợi bất chính; buộc thu hồi tên miền “.vn” hoặc đình chỉ hoạt động trong phạm vi

11

Trang 15

.vn thời hạn đối với hành vi vi phạm nhiều lần và người tái phạm.

Các hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;

- Quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử lý đối với cá nhân, tổ chức có chức năng hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

- Thời hạn thu hồi giấy phép, quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động là từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành Trong thời gian bị thu hồi quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người bị xử phạt vẫn được giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc bổ sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cả nhân, tổ chức.

b Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;

Trang 16

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;

Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;

Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;

Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.

Các quy định pháp luật hiện hành là khuôn khổ pháp lý quan trọng để xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT Qua đó, chắn chính để hoạt động kinh doanh TMĐT luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật, mang lại lợi ích thiết thực trong hoạt động kinh doanh thương mại, góp phần phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân.

13

Trang 17

5.2.2 Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

(sửa đổi 2020), các nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

- Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 ( );

- Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 ( );

- Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; - Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

- Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

5.2.3 Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT được các chủ thể có thẩm quyền xử phạt có quyền:

Trang 18

Phạt cảnh cáo Phạt tiền

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra -Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/huyện/tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khỏi phục lại tình trạng ban đầu: Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục

15

Trang 19

Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế

Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc định chỉ hoạt động có thời hạn.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh: Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng - Chiến sĩ bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ

Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của

Trang 20

pháp luật; Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của quản lý thị trường - Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ: Cục trưởng Cục Quản lý thị trưởng cấp tỉnh/ thị trường, Tổng Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại: Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật

17

Trang 21

phẩm; Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm đảm chất lượng; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

5.2.4 Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính

Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:

Bước 1: Lập biên bản xử phạt: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trên địa bàn mình quản lý, người trực ban phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính Vi phạm hành chính phải được lập biên bản tại nơi xảy ra vi phạm hành chính Trường hợp vi phạm hành chính được nộp tại trụ sở hoặc địa điểm khác của người có quyền khởi kiện thì phải nêu rõ lý do trong hồ sơ

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính: Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký,

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính: Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cả nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trang 22

*Trường hợp hồ sơ vi phạm hành chính có sai sót hoặc không phản ánh đầy đủ, chính xác nội dung rà soát thì cần xác minh các tình tiết cụ thể của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt Xác minh chi tiết các vụ việc vi phạm hành chính và lập biên bản xác minh Biên bản xác minh là tài liệu đính kèm với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

*Nếu cơ quan xử phạt hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật có điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật có thể lập và gửi hồ sơ, thông tin vi phạm hành chính bằng phương tiện điện tử 5.2.5 Các hành vi vi phạm và chế tài áp dụng trong xử phạt hành chính

Thứ nhất, hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)

Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 30 triệu đồng, tổ chức không tuân thủ sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 60 triệu đồng Các hành vi vi phạm của nhóm này bao gồm:

Sử dụng logo đã công bố để đính kèm trên các website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không có thông báo chấp thuận hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Không báo cáo việc bán hàng của website thương mại điện tử hoặc ứng dụng bán hàng cho cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu

19

Trang 23

Lừa dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi báo cáo trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;

Thông tin thông báo sai lệch trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng

Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định + Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử

Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký…

Thứ hai, hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động:

Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, từ 02 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi thuộc nhóm vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động như:

Thiết lập chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhưng quy trình giao kết hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật Sử dụng đường dẫn để cung cấp thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động có gắn đường dẫn này

Trang 24

Cung cấp thông tin, kinh doanh hoặc buôn bán hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trên môi trường internet Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử

Đánh cắp, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi

Từ 01 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, từ 02 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với tổ chức Một số hành vi vi phạm đáng chú ý thuộc nhóm này như: Không có biện pháp ngăn chặn và loại bỏ khỏi website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động những thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định

Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới

Tự ý thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ hoặc di chuyển trái phép thông tin thanh toán của khách hàng trên

21

Trang 25

website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử hoặc để thông tin thanh toán của khách hàng qua website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng…

Thứ tư, hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với cá nhân, từ 02 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với tổ chức.

Đối với nhóm hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử như:

+ Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin

+ Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác

+ Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo…

Một số hành vi thuộc nhóm này có thể kể đến như: + Lợi dụng hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử để thu lợi bất chính

+ Cung cấp dịch vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký hoặc cấp phép theo quy định

Trang 26

+ Gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo khi đăng ký hoặc xin cấp phép dịch Ngoài việc bị phạt tiền, các tổ chức, cá nhân vi phạm cũng sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục bổ sung như tịch thu tang vật, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc, theo quy định Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 6 tháng đến 12 tháng; bắt buộc đính chính thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn; buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc xóa ứng dụng di động khỏi kho ứng dụng hoặc địa chỉ đã cung cấp; bắt buộc hoàn trả số lợi bất chính… vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử.

5.3 Trách nhiệm hình sự trong thương mại điện tử

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân, pháp nhân phải gánh chịu trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng các hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự theo quy định của pháp luật Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự Trách nhiệm hình sự được đặt ra khi:

Chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật;

Chủ thể đã thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự là tội phạm;

Còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chủ thể không được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật Trách nhiệm hình sự không chỉ giới hạn ở trách nhiệm của người phạm tội mà cần được hiểu rộng hơn với nghĩa

23

Trang 27

là tống hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Nhà nước - bên thực hiện trách nhiệm hình sự và người phạm tội - bên chịu trách nhiệm hình sự Trong đó, Nhà nước có quyền truy tố, xét xử và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng và có nghĩa vụ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội không bị xâm phạm; Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, của các biện pháp cưỡng chế nhà nước và có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

*Đặc điểm của trách nhiệm hình sự:

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, là hậu quả pháp lý phát sinh khi có hành vi phạm tội;

Trách nhiệm hình sự mang bản chất là sự lên án của nhà nước với hành vi phạm tội thông qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội;

Nhà nước có quyền thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật và tòa án truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với ng phạm tội Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu các hậu quả pháp lý và có quyền đòi hỏi nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự trong phạm vi luật định;

Chỉ nhà nước mới có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Trong hoạt động kinh doanh TMĐT, khi chủ thể vi phạm có các hành vi vi phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội và xâm

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan