tiểu luận môn quản lý chuỗi cung ứng phân tích hoạt động phân phối của doanh nghiệp sản xuất điện tử samsung

46 0 0
tiểu luận môn quản lý chuỗi cung ứng phân tích hoạt động phân phối của doanh nghiệp sản xuất điện tử samsung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nhà sản xuất công nghệ thường xuyên triển khai nhanh chóng phát triển các thiết bị mới đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng, và Samsung đã không ngừng làm điều này trong nhi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -Tiểu luận môn:

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG(Học kỳ I nhóm 2 năm học 2023 – 2024)Đề tài:

Phân tích hoạt động phân phối của doanhnghiệp

sản xuất điện tử Samsung

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vân

Trang 2

1.1.1 Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng 1

1.1.2 Các thành phần của chuỗi cung ứng 2

1.1.3 Các hoạt động của chuỗi cung ứng 3

1.2.Sơ đồ mạng lưới cung ứng của doanh nghiệp 5

1.3.Hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA

CỦA CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS 9

2.1.Giới thiệu về công ty 9

2.1.1 Lịch sử hình thành 9

2.1.2 Vị trí địa lý 10

2.1.3 Sản phẩm 11

2.1.4 Báo cáo tài chính 13

2.2.Sơ đồ chuỗi cung ứng công ty, sản phẩm cung ứng của

Trang 3

2.2.3 Nhà phân phối 162.2.4 Nhà bán lẻ 17

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓACỦA SAMSUNG 183.1.Hoạt động phân phối của Samsung tại Việt Nam 183.2.Thực trạng chính sách phân phối của Samsung tại ViệtNam 223.3.Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động phân phối hànghóa của Samsung 243.4.Các khuyến nghị 25TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

PHỤ LỤC

Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng 3

Hình 1.2 Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng 3

Hình 1.3 Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng 5

Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Samsung 14

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Samsung Electronics trong 3 năm 2020-2022 và quý I năm 2023 13

Bảng 3.1 Tỷ lệ các kênh phân phối của Samsung Electronics 18

Bảng 3.2 Cấu trúc kênh phân phối của Samsung 23

Ảnh 2.1.Điện thoại Samsung 13

Ảnh 2.2 Màn hình LCD và OLED 13

Ảnh 2.3 Bộ vi xử lý 14

Ảnh 2.4 Tivi Samsung UN105S9 105 inch 4K 14

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thị trường ngành công nghệ, thay đổi và phát triển là yếu tố cần thiết để có thể cạnh tranh với đối thủ đầu ngành Người tiêu dùng không bao giờ trung thành với một dòng sản phẩm nhất định nên tiêu chí hàng đầu đối với các thương hiệu cạnh tranh trong ngành này là luôn cố gắng và cải tiến không ngừng để có những sản phẩm tốt nhất Các nhà sản xuất công nghệ thường xuyên triển khai nhanh chóng phát triển các thiết bị mới đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng, và Samsung đã không ngừng làm điều này trong nhiều năm, để lại những thành tựu mà Apple cũng phải e ngại.

Trong 70 năm qua, để có thể thúc đẩy một công ty thành công lâu dài, Samsung đã đặt ra những hướng nhìn tương lai, dự đoán những nhu cầu và đòi hỏi của thị trường mình phục vụ Thị trường Việt Nam có đặc thù riêng so với thị trường khác Một đặc thù nổi bật nhất là mặc dù thu nhập của người Việt Nam thấp hơn và đang ngày càng tăng lên (nhưng so với mức chung trong khu vực là vẫn thấp), nhưng ngược lại, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam lại muốn có một món đồ tốt nhất, chức năng kiểu dáng tốt nhất, thương hiệu vững mạnh nhất, chấp nhận “ tiền nào của nấy” chứ không phải là “ ít tiền mua đồ rẻ và nhiều tiền mua đồ đắt” Về xu hướng chung toàn cầu, trong 5 năm gần đây, Samsung vươn lên là một trong những thương hiệu hàng đầu và khi là thương hệu hàng đầu thì công nghệ và sản phẩm thi theo phải tương xứng Thông qua chiến dịch thương hiệu toàn cầu “Imagine”, Samsung đặt mục tiêu trờ thành thương hiệu tiêu biểu cho cuộc cách mạng về kiểu dáng và công nghệ trong “ Kỷ nguyên kỹ thuật số” Đây thực sự là một sự chuyển hướng của Samsung nhằm tạo dựng một hình ảnh thương hiệu cao cấp Không chỉ dừng lại ở mục tiêu trở thành thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích, Samsung còn tập trung vào việc thu hút sự quan tâm của khách hàng có mức thu nhậo cao, thỏa mãn những mơ ước và đam mê tưởng chừng như không thể trở thành hiện thực của họ về công

Trang 6

nghệ và kiểu dáng Khác với những đối thủ như Sony và Apple, từ những năm 70, Samsung đã quyết định không phát triển các phần mềm bản quyển và các chương trình như âm nhạc , phim ảnh hay video game mà chiến lược của Samsung là tập trung vào phần cứng và các thiết bị, và cộng tác với các nhà cung cấp chương trình phù hợp Vào cuối những năm 90, Samsung nhận ra sự chuyển đổi từ công nghệ điện toán (analog) sang công nghệ kỹ thuật số (digital) đã mang đến cơ hội mới nhằm đuổi kịp các đối thủ Sáu năm sau, Samsung tạo ra một dòng chảy không ngừng các sản phẩm kỹ thuật số mới từ đội ngũ 17.000 nhà khoa học, kỹ sư, thiết kế làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).

Bên cạnh những chiến lược về giá, chiêu thị, sản phẩm,schiến lược phân phối của Samsungslà một trong những yếu tố quan trọng đưa thương hiệu này đến với người tiêu dùng một cách thông minh nhất Thông qua hoạt động phân phối, tên tuổi của Samsung ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, khẳng định vị thế đẳng cấp trên thị trường Nhằm phát triển thương hiệu tại thị trường Việt Nam và lan tỏa sự ảnh hưởng của thương hiệu qua từng sản phẩm đến người tiêu dùng, Samsung Việt Nam đã tổ chức hệ thống bán hàng trên toàn quốc thông qua rất nhiều kênh bán hàng, tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng Ngoài những chiến lược phân phối Samsung đa kênh hãng này còn triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng tiềm năng Kết hợp với đó là những chiến lược marketing thông minh, Samsung khéo léo sử dụng nhiều chiêu thức để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm công nghệ của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về hoạt động sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng của Samsung để tìm hiểu cách công ty này đạt được sự thành công trong việc sản xuất hàng triệu sản phẩm điện tử hàng ngày.

Trang 7

Nghiên cứu về phương thức hoạt động phân phối của samsung khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trở thành doanh nghiệp vững mạnh.

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG1.1.Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng

Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 của thế kỷ trước và được sử dụng phổ biến vào những năm 1990 Trước đó, các thuật ngữ như “hậu cần” và “quản lý hoạt động” được sử dụng để thay thế cho khái niệm trên Nếu xét quản lý chuỗi cung ứng trên phương diện là những hoạt động tác động đến hành vi của chuỗi cung ứng nhằm đạt được kết quả như mong muốn thì chúng ta có những định nghĩa đáng chú ý sau:

Quan điểm 1: “Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) là việc phối hợp sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận chuyển giữa những người tham gia trong chuỗi cung ứng để đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa khả năng đáp ứng hiệu quả với thị trường được phục vụ” - (Hugos, 2018).

Quan điểm 2: “Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương pháp được sử dụng để kết hợp một cách có hiệu quả các nhà cung cấp, các nhà sản xuất, các kho hàng và các cửa hàng để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm giảm thiểu các chi phí hệ thống và thỏa mãn các yêu cầu về mức độ dịch vụ” (David Simchi Levi, Philip Kaminsky và Edith Simchi Levi, 2008).

Quan điểm 3: “Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công” – Glossary of key purchasing and supplt terms, Viện quản trị cung ứng (Institute for supply management), 2000.

Trang 9

Quan điểm 4: “ Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống các chức năng kinh doanh truyền thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức năng này trong một công ty cụ thể cũng như liên kết các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng nhằm mục đích nâng cao năng lực của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng trong dài hạn (Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia, 2001).

Dựa vào các quan điểm trên có thể rút ra rằng Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả của sản xuất, tồn kho, vị trí và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường

1.1.2 Các thành phần của chuỗi cung ứng

Hiện nay, một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được cấu thành từ 5 thành phần cơ bản là nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ và khách hàng Cụ thể:

+ Nhà cung cấp nguyên liệu: Là thành phần quan trọng giúp đảm bảo yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp.

+ Nhà sản xuất: Là thành phần giúp biến nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh Do đó, nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu có mối liên kết chặt chẽ Nếu một trong hai bên gặp trục trặc thì đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng.

+ Nhà phân phối: Để thành phẩm đến được tay khách hàng thì bắt buộc phải có nhà phân phối Họ sẽ đảm nhận hoạt động phân phối hàng hóa đến đại lý bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hàng tạp hóa,… để họ chuyển tiếp hàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

+ Đại lý bán lẻ: Nhiệm vụ của họ là phân phối hàng hóa đến cho người dùng Do đó, họ thường nhập hàng số lượng lớn, đảm bảo tồn kho và bán lẻ cho từng khách hàng.

+ Khách hàng: Là những người cuối cùng trong chuỗi, đồng thời cũng là người tiêu thụ cuối cùng Họ có thể mua hàng

2

Trang 10

trực tiếp từ nhà phân phối hoặc đại lý bán lẻ trong cùng một

+ Các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng như dịch vụ logistics, tài chính, Marketing, công nghệ thông tin, nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm

3

Trang 11

1.1.3 Các hoạt động của chuỗi cung ứng

Hình 1.2 Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Hoạch định: Quy trình này bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình còn lại.

– Trong hoạch định chúng ta cần lưu ý đến 3 hoạt động:

+ Dự báo lượng cầu: Xác định rõ lượng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để tỗ chúc sản xuất cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và tồn kho quá mức

+ Định giá sản phẩm: Giá cả là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và người tiêu dùng nói riêng, sản phẩm có mang tính cạnh tranh cao hay không tùy thuộc vào yếu tố này nên doanh nghiệp cần xem xét và quyết định giá cho phù hợp.

+ Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục địch quản lý mức độ quản lý mức độ và số lương hàng tồn kho của doanh nghiệp Mục tiêu chính của hoạt động này là làm giảm chi phí cho

4

Trang 12

vệc lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.

Tìm kiếm nguồn hàng: Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh hoặc điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình.

– Trong việc tìm kiếm nguồn hàng, có 2 hoạt động chính cần lưu

Sản xuất: Có thể nói đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nó là tinh hoa của hai công đoạn trước và là công đoạn “thật” giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cho họ.

– Hoạt động sản xuất gồm 3 hoạt động chính:

+ Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về đặc tính, tính chất (lý tính, hóa tính)… của sản phẩm đối vời nhu cầu cảu khách hàng.

+ Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất sao cho phù hợp nhất để có thể đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng.

+ Quản lý phương tiện.

Phân phối: Sau khi trải qua các quá trình trên, cũng rất quan trọng, đó là quá trình phân phối sản phẩm, đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng.

– Hoạt động phân phối gồm 3 hoạt động chính:

+ Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, thời gian, địa điểm… mà khách hàng cần.

+ Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng.

Trang 13

+ Quy trình trả hàng: Đối với những sản phẩm bị hư hỏng, công ty phải bố trí để chuyên chở những loại hàng đó về để tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.

1.2.Sơ đồ mạng lưới cung ứng của doanh nghiệp

Hình 1.3 Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứngChú thích: : dòng sản phẩm

: dòng thông tin: dòng tài chính

– Nhà cung cấp về thiết bị điện tử gồm hai giai đoạn chính: + Nghiên cứu và phát triển, thiết kế : Thiết kế bán dẫn , kiến trúc sản phẩm , phát triển sản phẩm mới

+ Cung cấp linh kiện điện tử: linh kiện rời chủ động, mạch tích hợp, linh kiện IC thụ động, mạch in, chất cách điện, dây cáp, phụ kiện điện,

– Hoạt động bên sản xuất cũng bao gồm hai giai đoạn:

6

Trang 14

+ Cụm lắp ráp điện tử : màn hình, bảng mạch in được lắp ráp, thành phần cụ thể của từng bộ phận, thiết bị đóng cắt, chuyển đổi nguồn

+ Lắp ráp sản phẩm điện tử cuối cùng : âm thanh video, máy ảnh và máy chiếu, radio, điện thoại, máy tính thiết bị văn phòng, đồng hồ, thiết bị y tế, dụng cụ phân tích, thiết bị chiếu sáng

– Hoạt động bên phân phối: thông thường các doanh nghiệp sản xuất điện tử cũng chính là nhà cung cấp chính cho các doanh nghiệp điện tử khác như cung cấp linh kiện cho doanh nghiệp khác ví dụ Samsung cũng nhà cung cấp linh kiện và hợp tác với Sony , Dell … để tối ưu hóa trong hoạt động sản xuất, phân phối, các doanh nghiệp điện tử thường có xu hướng chọn mô hình hoạt động của chuỗi tích hợp theo chiều ngang vì về lĩnh vực điện tử họ yêu cầu cao về chuyên môn từng mảng vì thế các doanh nghiệp sẽ hợp tác với nhau tăng cường sự linh hoạt, giảm tối thiểu thời gian và đáp ứng nhu cầu kịp thời Các doanh nghiệp lớn sẽ kết hợp hai hoạt động phân phối thông qua trung gian và thông qua sàn thương mại điện tử, phân phối trực tiếp : + Hoạt động phân phối trung gian gồm thông qua các trung tâm phân phối sau đó tới các đại lý bán lẻ và tới khách hàng tiêu dùng cuối cùng.

+ Hoạt động phân phối thông qua các sàn thượng mại điện tử như Tiki, Sendo, Shopee Với sự phát triển của công nghệ thương mại thì tận dụng cơ hội nay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp có thể đáp ứng sản phẩm trực tiếp tới khách hàng và những khách hàng này thường chính là đối tác hoặc khách hàng có ưu thế, quy mô lớn.

1.3.Hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp

Hoạt động phân phối hàng hóa là hoạt động tổng hợp bao gồm nhận đơn đặt hàng từ khách hàng; phân phối sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng đã đặt hàng Hai loại hoạt động chính trong yếu tố phân phối là thực thi các đơn hàng từ khách hàng và giao sản phẩm cho khách hàng.

Trang 15

Quản lý đơn hàng trong phân phối

Đây là quá trình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất Quá trình này cũng đồng thời duyệt thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng Quá trình này dựa vào điện thoại và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng…

Công ty phác thảo ra đơn hàng và sẽ liên hệ với nhà cung cấp để thực hiện đơn hàng này Nhà cung cấp hoặc sẽ thực hiện đơn hàng ngay bằng hàng tồn kho của mình hoặc sẽ tìm kiếm nguồn thay thế từ nhà cung cấp khác Nếu nhà cung cấp thực hiện đơn hàng này ngay bằng hàng tồn kho, nhà cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng điền vào phiếu xuất hàng, phiếu đóng gói và hóa đơn báo giá Nếu sản phẩm là nguồn thay thế từ những nhà cung cấp khác, thì nhà cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng đầu tiên đưa vào đơn hàng của nhà cung cấp thay thế Nhà cung cấp đó hoặc sẽ sử dụng một nguồn thay thế nữa từ những nhà cung cấp khác Sau đó, đơn hàng nhà cung cấp nhận được sẽ được đưa lại vào các chứng từ như phiếu xuất hàng, phiếu đóng gói, phiếu lấy hàng và hóa đơn báo giá Quá trình này được lặp lại nhiều lần trong suốt chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp hơn Các công ty luôn phải giải quyết các vấn đề chọn lựa, xếp hạng cùng lúc nhiều nhà cung cấp, thuê các nhà cung cấp bên ngoài và những đối tác phân phối Tính phức tạp này cũng làm thay đổi cách phản ứng với những sản phẩm được bán ra, gia tăng kỳ vọng phục vụ khách hàng và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng nhu cầu ở thị trường mới.

Quá trình quản lý đơn hàng theo truyền thống tốn nhiều thời gian và hoạt động chồng chéo Đó là sự di chuyển dòng dữ liệu trong chuỗi cung ứng diễn ra chậm Sự di chuyển chậm này có thể đảm

8

Trang 16

bảo tốt cho chuỗi cung ứng đơn giản nhưng với chuỗi cung ứng phức tạp thì cần phải yêu cầu mục tiêu hiệu quả và nhanh chóng Quản lý đơn hàng hiện đại tập trung vào những kỹ thuật có thể giúp dòng dữ liệu liên quan đến đơn hàng diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Kế hoạch phân phối

Kế hoạch phân phối chịu ảnh hưởng mạnh từ quyết định liên quan đến cách thức vận tải sử dụng Quá trình thực hiện bị ràng buộc từ các quyết định vận tải Có hai hình thức vận tải phổ biến trong kế hoạch phân phối là phân phối trực tiếp và phân phối theo lộ trình đã định

Phân phối trực tiếp là quá trình phân phối từ một địa điểm gốc đến một địa điểm nhận hàng Với phương thức này, đơn giản nhất là lựa chọn lộ trình vận tải ngắn nhất giữa hai địa điểm Kế hoạch phân phối gồm những quyết định về số lượng và số lần giao hàng cho mỗi địa điểm Thuận lợi trong mô hình này là hoạt động đơn giản và có sự kết hợp phân phối Phương pháp này vận chuyển sản phẩm trực tiếp từ một địa điểm được sản xuất/tồn kho đến một địa điểm sản phẩm được sử dụng Nó cắt giảm hoạt động trung gian thông qua vận chuyển những đơn hàng nhỏ đến một điểm tập trung, sau đó kết hợp thành một đơn hàng lớn hơn để phân phối đồng thời Phân phối theo lộ trình đã định là phân phối sản phẩm từ một địa điểm gốc đến nhiều địa điểm nhận hàng, hay phân phối sản phẩm từ nhiều địa điểm gốc đến một địa điểm nhận hàng Kế hoạch phân phối theo lộ trình đã định phức tạp hơn so với phân phối trực tiếp Kế hoạch này quyết định về số lượng phân phối các sản phẩm khác nhau, số lần phân phối…Và điều quan trọng nhất là lộ trình phân phối và hoạt động bốc dỡ khi giao hàng.

Vận chuyển hàng hóa

Ngày nay hầu hết các công ty đều đi thuê ngoài các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần, các công ty này chuyên cung cấp các

Trang 17

dịch vụ như bốc dỡ, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa Việc vận chuyển hàng hóa đến các đại lý hay người tiêu dùng sẽ được doanh nghiệp và công ty cung cấp dịch vụ xem xét với nhau để đưa ra những cung đường vận chuyển tối ưu Thuê vận tải sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất tập trung vào năng lực cốt lõi của mình cũng như tận dụng được năng lực tác nghiệp của bên cung cấp dịch vụ, qua đó sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc Bên cạnh đó, việc thuê vận tải còn mang tính linh hoạt cho doanh nghiệp, chẳng hạn như tận dụng được kho hàng của bên vận tải ở những vùng khác Tuy nhiên, việc thuê vận tải như thế này lại khiến cho doanh nghiệp mất quyền kiểm soát với nghiệp vụ này.

10

Trang 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓACỦA CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS

2.1.Giới thiệu về công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành

Samsung Electric Industries là công ty điện tử đa quốc gia Hàn Quốc có trụ sở đặt tại Suwon, Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1969 bởi ông Lee Byung- Chul Các sản phẩm trong thời kì đầu là điện tử thiết bị điện gia dụng bao gồm truyền hình, máy tính, tủ lạnh, máy lạnh và máy giặt Năm 1970, tập đoàn mẹ Samsung tiến hành thành lập các công ty con khác: Samsung-NEC, gia nhập với NEC Corporation của Nhật Bản để sản xuất thiết bị gia dụng và thiết bị nghe nhìn Năm 1974, tập đoàn mở rộng sang kinh doanh bán dẫn, mua lại từ Korea Semiconductor, một trong những công ty sản xuất chip đầu tiên trong cả đất nước vào thời điểm đó Việc mua lại Korea Telecommunications, một nhà sản xuất hệ thống chuyển mạch điện tử, cũng đã hoàn thành vào đầu những năm 1980.

Năm 1981, Samsung Electric Industries đã sản xuất hơn 10 triệu máy truyền hình trắng đen mỗi năm Vào tháng 2 năm 1983, nhà sáng lập Samsung, Lee Byung-chul, thông báo về chiến lược kinh doanh mới, và ý định của ông khi đó là sẽ đưa Samsung sẽ trở thành một nhà cung cấp DRAM (bộ truy cập ngẫu nhiên động) hàng đầu thế giới Kết quả, một năm sau, Samsung trở thành công ty thứ ba trên thế giới phát triển thành công DRAM 64kb Năm 1988, Samsung Electric Industries sáp nhập với Samsung Semiconductor & Communications tạo thành Samsung Electronics.

Samsung Electronics bán ra thiết bị điện thoại di động đầu tiên vào năm 1988, ở thị trường Hàn Quốc Nhưng, doanh thu bán ra vào thời điểm đó rất thấp vì vào đầu những năm 1990, Motorola lúc đó là nhà sản xuất lớn nhất, chiếm thị phần lên đến 60% tại thị trường di động ở quốc gia này so với chỉ 10% của Samsung Bộ phận điện thoại di động của Samsung cũng phải đấu tranh với hình ảnh chất

Trang 19

lượng bình dân và sản phẩm kém cho đến giữa những năm thập kỷ 90, làm sao để thoát khỏi hình ảnh này là một vấn đề được tranh luận thường xuyên trong công ty.

Vào tháng 2 năm 1995, Samsung Electronics thông báo đã hoàn tất việc mua lại 40% cổ phần của AST Research, một hãng sản xuất máy tính cá nhân Mỹ với số tiền vào khoảng hơn 378 triệu đô la.

Bước sang thế kỷ 21, Samsung chuyển từ nội địa sang thị trường tiêu dùng quốc tế, công ty nghĩ ra kế hoạch tài trợ cho một sự kiện thể thao lớn để ra mắt công chúng Một trong những sự kiện được tài trợ là Thế vận hội Mùa đông 1998 tổ chức tại Nagano, Nhật Bản.

Như mô hình kinh doanh "vòi bạch tuộc", Samsung mở thêm nhiều các công ty con, phần lớn hoạt động dưới tên thương hiệu "Samsung", các công ty này được phép tự đầu tư và phát triển công nghệ mới, xây dựng sản phẩm dựa trên sự hỗ trợ về mặt tài chính của tập đoàn mẹ.

Bằng chiến lược kinh doanh, phát triển hợp lý, Samsung đã có hàng loạt đột phá công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực bộ nhớ - được sử dụng phổ biến trong hầu hết các sản phẩm điện tử ngày nay Một số thành tựu tiêu biểu có thể kể đến bao gồm: 64Mb DRAM đầu tiên trên thế giới vào năm 1992, 256 Mb DRAM năm 1994, 1Gb DRAM năm 1996 Năm 2004, Samsung phát triển thành công chip bộ nhớ NAND 8Gb đầu tiên trên thế giới và sau đó thì đạt được một thỏa thuận sản xuất lâu dài với Apple vào năm 2005 Tính đến tháng 10 năm 2013, Samsung là nhà cung cấp hàng đầu cho Apple, với sản phẩm chính là vi xử lý A7 nằm bên trong sản phẩm iPhone 5s.

Samsung Electronics cũng được xem là nhà sản xuất tấm nền LCD lớn nhất thế giới từ năm 2002 và nhà sản xuất truyền hình lớn nhất thế giới từ năm 2006 Với những đóng góp của mình, có thể thấy Samsung Electronics nói riêng và tập đoàn Samsung nói chung có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền thông, văn hóa ở Hàn Quốc Hệ thống mạng lưới nhà máy hoạt động

12

Trang 20

phủ sóng tại 58 quốc gia, luôn đảm bảo rằng các sản phẩm của mình phải được xuất hiện tại khắp nơi trên thế giới với tần suất xuất hiện cao hơn đối thủ và có khoảng 280.000 công nhân.

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được cấp giấy phép đầu tư ngày 25/3/2008, chính thức đi vào hoạt động tháng 4 năm 2009 Tổng vốn đầu tư hiện nay là 2,5 tỷ USD Tính đến hết tháng 6/2018, SEV đã giải ngân hơn 2,4 tỷ USD

2.1.2 Vị trí địa lý

Samsung Electronics có 9 nhà máy sản xuất điện thoại di động trên toàn cầu (Hàn Quốc, Indonesia và ấn độ mỗi nước có 01 nhà máy; Trung Quốc, Brazil và Việt Nam mỗi nước có 2 nhà máy)

Hai nhà máy ở ViệtsNam là SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên, thành lập năm 2013, vốn đầu tư là 5 tỷ USD) Hiện nay đây là 2 nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp điện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của Samsung Electronics trên toàn cầu.SEV hiện có khoảng 40.000 lao động, SEVT có 70.000 lao động.2 nhà máy này chiếm hơn 30% nhân lực của Samsung Electronics toàn cầu và cung cấp hơn 50% tổng số lượng điện thoại Samsung trên toàn cầu Khoảng 70% công suất của cả hai nhà máy là dành cho sản xuất linh kiện điện thoại di động phục vụ lắp ráp trong nước cũng như xuất khẩu sang các nhà máy khác.

Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) là nhà máy sản xuất thiết bị di động đặt tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên

Các sản phẩm của Samsung electronics - Danh mục nổi bật nhất Vào cuối quý 3 năm 2010, công ty đã vượt qua mốc 70 triệu đơn vị trong việc xuất khẩu điện thoại, đạt tỷ lệ thị phần toàn cầu là 22%, xếp sau Nokia 12%sTổng cộng, công ty đã bán được 280 triệu điện thoại di động vào năm 2010, tương ứng với tỷ lệ thị phần là 20,2% Công ty đã vượt qua Apple trong doanh số bán hàng điện thoại thông minh trên toàn cầu trong quý 3 năm 2011, với tỷ lệ thị phần tổng cộng là 23,8%, so với tỷ lệ thị phần của Apple là 14,6%.sSamsung trở

Trang 21

thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm 2012, với doanh số bán hàng đạt 95 triệu trong quý đầu tiên.

Ảnh 2.1.Điện thoại Samsung

Trong những năm gần đây Samsung đã vươn lên và cạnh trạnh với ông hoàng coog nghệ apple trong thị trường smart phone, có được sự thành công như vậy phải kể đến sự vực dậy của Samsung dành cho các sản phẩm dòng galaxy của mình Theo báo cáo cung cấp bởi IDC Quarterly Mobile Tracker đăng tải ngày 29/4/2020 thì Samsung hiện là hãng smartphone đứng đầu về doanh số bán ra chiếm 58,3 tương đương 21,1%, sau đó là Huawei và đứng thứ ba là apple với 13,3% Mỗi năm Samsung lại tung ra thị trường một sản phẩm mới cho dòng Galaxy S cái mà được samsung xuất xắc dung chiến lược định vị sản phẩm của mình.

Ảnh 2.2 Màn hình LCD và OLED

14

Trang 22

Vào tháng 10 năm 2007, Samsung giới thiệu một màn hình truyền hình LCD 40inch có độ dày chỉ 10 mm, tiếp đó là màn hình đầu tiên trên thế giới có độ dày 7.9 mm vào tháng 10 năm 2008 Samsung đã phát triển các màn hình cho màn hình máy tính LCD 24inch (3.5mm) và máy tính xách tay 12.1 inch (1.64 mm) Năm 2009, Samsung đã thành công trong việc phát triển một màn hình cho các mẫu tivi LED 40 inch, có độ dày chỉ 3.9 mm (0.15 inch) Được gọi là "Needle Slim", màn hình này có độ dày tương đương hai đồng xu được đặt chồng lên nhau Đây là khoảng một phần mười hai so với màn hình LCD truyền thống có độ dày khoảng 50 mm (1.97 inch).

Ảnh 2.3 Bộ vi xử lý

Samsung Electronics đã trở thành nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn

nhất thế giới kể từ năm 1993 và công ty bán dẫn lớn nhất từ năm 2017 Phân phối bán dẫn của Samsung sản xuất các thiết bị bán dẫn khác nhau, bao gồm các node bán dẫn, transistor MOSFET, chip mạch tích hợp và bộ nhớ bán dẫn.

Trang 23

Ảnh 2.4 Tivi Samsung UN105S9 105 inch 4K

Năm 2009, Samsung bán được khoảng 31 triệu tivi màn hình phẳng, giúp công ty giữ vững thị phần lớn nhất thế giới trong năm thứ tư liên tiếp.

2.1.4 Báo cáo tài chính

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Samsung Electronics trong 3 năm 2020-2022 và quý I năm 2023

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan