dân tộc chăm

45 0 0
dân tộc chăm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều này đã góp phần tạo thêm nét độc đáo, đa dạng về tính ngưỡng và tôn giáo trong cộng đồng Chăm.Người Chăm là một trong số 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam với

Trang 1

I Khái quát chung dân số và phân bố

Dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác Họ có một lịch sử văn hóa đa dạng và độc đáo

Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia Chăm Pa độc lập trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt Ở Việt Nam, người Chăm có mối quan hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Mã Lai – Đa Đảo như người Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru và người Ra Glai Ngoài Việt Nam, người Chăm có quan hệ gần gũi với người Mã Lai

Người chăm còn có tên gọi khác là: Chiêm, Chàm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời,…

Ngôn ngữ chính của người Chăm là tiếng Chăm, thuộc ngữ hệ Mã Lai -Nam Đảo Phân lớn người Chăm theo đạo Hồi Islam, trong khi một số nhỏ theo đạo Hinduism Điều này đã góp phần tạo thêm nét độc đáo, đa dạng về tính ngưỡng và tôn giáo trong cộng đồng Chăm.

Người Chăm là một trong số 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam với dân số khoảng 178.948 nghìn người (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019), cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Chăm sống tập trung tại các tỉnh:

- Một số bộ phận sống cư trú tại các tỉnh từ dọc ven biển miền Trung: + Ninh Thuận ( 67.517 người chiếm 41,6% tổng số người Chăm tại Việt Nam)

+ Bình Thuận ( 39.557 người chiếm 21,4% tổng số người Chăm tại Việt Nam)

Do những nguyên nhân lịch sử, sự phân bố của người Chăm hiện nay trên những địa bàn cách nhau khá xa Ở mỗi một nơi, điều kiện địa lí và ảnh hưởng qua lại của các dân tộc anh em cư trú lân cận có khác, do đó bên cạnh sự thống nhất về truyền thống của một dân tộc vốn có nền văn hóa lâu đời, mỗi một khu vực sẽ hình thành nên những đặc trưng riêng Dân tộc Chăm ở Việt Nam được chia ra làm 3 nhóm công đồng là: Chăm

Trang 2

H’roi, Chăm Bà la môn (chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận), Chăm Islam ( chủ yếu sinh sống ở vùng Châu Đốc An Giang).

- Chăm H’roi (Chăm Hời) bao gồm những người Chăm sống rải rác ở miền núi các tỉnh GIA Lai, Phú Yên, Bình Định,, trong đó tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình đình và tỉnh Phú Yên; tổng số khoảng 33.000 người Người Chăm Hời có nguồn gốc từ những người Chăm cổ Chăm Hời theo tín ngưỡng dân gian thờ đa thần và tổ tiên, ngày nay có số theo đạo Tin lành.

- Chăm Panduranga hay Chăm Phan Rang cư trú chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, tổng số khoảng 119.000 người (Ninh Thuận: 72.000; Bình Thuận 47.000), đây chính là nhóm cộng đồng người dân tộc Chăm lớn nhất Việt Nam chiếm khoảng 67,60% Người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận có hai nhóm chính là Chăm Ahier (Chăm Bà la môn giáo) và Chăm Awal (Chăm Bafni – Chăm ảnh hưởng Hồi Giáo) Và ngoài ra cũng có một số nhóm nhỏ người Chăm Bà ni đã cải theo đạo Hồi giáo vào thập niên 1960 do tiếp xúc với người Chăm Nam Bộ.

- Chăm Nam Bộ hay còn gọi là Chăm Muslim, Chăm Baraw, Tây Chăm, Jawa K bảo gồm những người Chăm sinh sống và chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh,… IV VĂN HOÁ VẬT THỂ ( nhà ở, kiến trúc, trang phục, ẩm thực, phương tiện vận chuyển, nhạc cụ )

4.1 Nhà ở

Nhà ở của đồng bào

Nhà ở truyền thống của người Chăm ở Châu Đốc là nhà sàn Người Chăm ở đây theo đạo Islam, cho nên trên ngôi nhà có nét trang trí mang tính thẩm mỹ của đạo Islam như: trang trí các các diềm mái, bao lơn gỗ phía trước nhà với các hoạ tiết chạm hìnhChăm ở Bình Thuận là nhà trệt, được xây dựng từ nguồn nguyên vật liệu tại chỗ lấy từ tự nhiên: gỗ, tre, đất, đá Khuôn viên nhà gồm nhiều ngôi nhà: từ 2 đến 8 ngôi nhà Những ngôi nhà trong khuôn viên được xây dựng theo một quy định nghiêm ngặt và từng ngôi nhà đều có chức năng của nó như: thang hlam – nhà kho, thang yơ – nhà vợ chồng mới cưới, thang gan – nhà ngang, thang mưyaw – nhà song, thang ging – nhà bếp, thang tông, thang mbliêng – nhà của con gái còn bé Mặt bằng các ngôi nhà được thiết lập theo hình chữ nhật, chia thành ba gian Thang yơ là loại nhà truyền thống của đồng bào Chăm ở Ninh Bình, Bình Thuận Tất

Trang 3

cả mọi nghi lễ cưới xin, cúng bái, ma chay đều được thực hiện trong ngôi nhà này Điều đặc biệt ở đây là trong khuôn viên nhà ở, có ngôi nhà được lợp hai mái: mái dưới là mái đất trát, dày khoảng 1o cm; phía trên mái dưới khoảng 20 cm người ta lợp mái nữa bằng cỏ gianh Lý do lợp hai mái chính là để chống khí nóng của mặt trời Như chúng ta biết, cả nước ta, đây là nơi duy nhất có sa mạc, cho nên nhiệt độ cao hơn nơi khác kỷ hà, hoa lá hoặc vành trăng khuyết – dấu hiệu của đạo Islam Khi dựng xong nhà, người ta dán lên cửa hai lá bùa – hai câu trong kinh thánh Coran để trừ quỷ “ saytron ”.

Vốn là người di cư từ Nam Trung Bộ đến An Giang, trong ngôi nhà của người Chăm ở đây còn giữ nét mẫu hệ thông qua hiện tượng thờ cúng trầu, cau nơi cây cột cái (tính mẫu hệ) trong nhà sàn Mặt khác, mặt tiền nhà người Chăm – phía đầu hồi nhà cũng là đầu cây đòn dông luôn vuông góc với dòng sông rạch hay đường lộ Đồng bào giải thích rằng, người Chăm vốn là cư dân sinh sống trên biển, trên sông, nên đầu đòn dông được coi như mũi thuyền Quay đầu đòn sông xuôi theo hướng nước chảy thì mọi may mắn của cải sẽ trôi xuôi đi mất

Khi dựng nhà mới, đồng bào Chăm ở Thuận Hải phải theo nhiều tập tục, giữ gìn các kiêng cữ và phải tổ chức một số nghi lễ cúng thần linh.

4.2 Nhạc cụ

Mặc dù có nhiều loại nhạc cụ nhưng đồng bào chỉ sử dụng trong các lễ nghi, phong tục Âm nhạc truyền thống do đó không phải chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thưởng thức và giải trí của quảng đại quần chúng ngoài sinh hoạt tôn giáo Thanh niên Chăm ngày nay, thường tìm đến những nhạc cụ hiện đại và ca những bài hát mới Nhạc cụ cổ truyền của đồng bào Chăm phổ biến là: trống ghinăng, đàn kanhi, đàn tapăp (là những loại đàn dây như đàn cò của người Việt), kèn Saranay, kèn rakle (kèn bầu)…Trống gồm hai loại, một mặt da và hai mặt da Mỗi loại lại có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau

1 Trống Ghinăng

Trống ghi năng Chăm là trống dài hình trụ, thường biểu diễn bằng cặp đôi để nghiêng nằm chéo nhau Thân trống thường làm bằng gỗ lim, khoét rỗng bên trong Thân trống dài khoảng 0,72m, hơi phình ở giữa và được bào nhẵn cả trong lẫn ngoài Hai mặt trống căng da, mặt nhỏ căng da dê, đường kính 0,24m, mặt này người Chăm gọi là chang (mặt dương) vỗ bằng tay có 2 âm chính tớ, tìn.

Trang 4

Còn một mặt lớn căng da trâu, đường kính khoảng 0,28m, mặt này là mặt chính của trống người Chăm gọi là Băm (mặt âm) có hai âm chính là: dìn, gleng và luôn đánh bằng đùi gỗ Trống Ginăng tượng trưng cho đôi chân con người.

Theo quan niệm của người Chăm về 3 loại nhạc cụ: kèn Saranai, trống Paranưng, Ghinăng là tượng trưng cho con người và một vũ trụ thu nhỏ (trời, đất) hoàn chỉnh Do vậy khi biểu diễn 3 nhạc cụ này không được tách rời nhau mà luôn hòa quyện vào nhau, trong đó kèn Saranai là nhạc cụ chủ đạo Ba nhạc cụ này đã tạo nên linh hồn cho lễ hội Chăm.

2 Đàn Kanhi:

Là loại đàn kéo một dây tương tự như đàn nhị của người Kinh Thân đàn Kanhi được làm bằng mai rùa vàng Trên thân mai rùa vàng có gắn một đoạn tre nhỏ đặc cỡ ngón chân cái, dài khoảng 0,65cm Ở đầu đoạn tre này có hai cần để kéo dây gọi là hai tai Kanhi Từ hai cần kéo (hai tai) nối xuống với cây tre bằng một sợi là dây đàn chính của Kanhi Ngoài ra cần kéo này nối với cây tre bằng lông đuôi ngựa uốn cong như cánh cung Đây chính là dây kéo của đàn Kanhi để tạo ra âm thanh.

Theo truyền thuyết Chăm đàn Kanhi là biểu tượng cho 4 đứa con của thần mẹ xứ sở - Po Inư Nưgar có tên là: Jakak, jakan chuyên trông coi việc trên trời và jalo, jalai trông coi ở trần gian (dun ya) Do vậy đàn Kanhi người Chăm sử dụng trong hai trường hợp sau:

Kanhi dùng trong đám tang gọi là “Kanhi đam” Người Chăm thường sử dụng 2 đàn Kanhi cho đám tang 2 thầy Paseh và sử dụng 4 cái cho đám tang 4 thầy Paseh Kanhi trong nghi lễ này do nghệ nhân biểu diễn phục vụ cho công việc trần gian là nhằm để phụ hoạ với bài hát lễ tiễn đưa hồn người quá cố về thế giới bên kia.

Đàn Rabap cũng tương tự, cùng họ với đàn Kanhi trên nhưng chỉ được sử dụng đơn chiếc Rabap vừa là vật tổ môn phái của thầy Kadhar - một thầy tín ngưỡng dân gian Chăm thờ thần mặt trời (yang prong) Do đó Rabap chỉ được thầy Kadhar sử dụng để hoà âm với các bài thánh ca, ca ngợi các vị thần trên trời ở lễ hội như lễ hội đền tháp, lễ tế thần linh puis, payak, lễ tế trâu…

Cả hai loại Kanhi và Rabap đều có 2 ấm chính: kò và kí Khi diễn tấu thầy Kadhar phải ngồi xếp bằng đặt tay lên đùi tay phải kéo cánh cung, tay trái điều khiển nốt nhạc Khi khai lễ (Pachah yawa Rabap) thầy Kadhar phải kéo Rabap

Trang 5

phát ra 3 tiếng khò và 3 tiếng khí để thức giấc mọi sinh linh và các thần thánh ở vũ trụ.

4.3 Kiến trúc

Một đặc trưng độc đáo của nghệ thuật Chăm là các công trình kiến trúc và điêu khắc Người ta đã biết đến khoảng 250 di tích Trong số đó vào khoảng 150 di tích được coi là liệt hạng Nhưng do đến nay, suốt hàng bao thế kỷ bị phong thực, chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác tàn phá, chỉ có độ 20 công trình còn đứng vững Quân đội viễn chinh Pháp đã tàn phá một ngôi tháp trong ba ngôi tháp Hoà Lai (Phan Rang) Một ngôi tháp khác gần Cheo Reo cũng đã bị một viên sĩ quan Pháp cho phá huỷ để xây pháo đài Biết bao nhiêu công trình khác của nghệ thuật Chăm đã bị bọn xâm lược Mỹ huỷ hoại trong những cuộc bắn phá, càn quét ghê tởm hoặc chiếm đoạt để mang về Mỹ Có trường hợp chúng sử dụng trực thăng để cướp bóc những mẫu trang trí trên đỉnh tháp.

Tại Thuận Hải hiện nay, còn các công trình kiến trúc và điêu khắc lớn là các tháp Hoà Lai, Pô Klong Garai, Pô Rômê (Phan Rang), Phố Hải (Phan Thiết) Trong đó, chỉ có tháp Hòa Lai là không được đồng bào Chăm săn sóc Theo đồng bào, đó là công trình do người Khơ-me xây dựng trong giai đoạn Chăm Pa bị đô hộ…

Những công trình kiến trúc và điêu khắc của người Chăm biểu hiện ảnh hưởng của các tôn giáo vào Chămpa trong quá khứ Những công trình ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu (thế kỷ VII, VIII) là một bằng chứng về ảnh hưởng của Bà la môn giáo rất đậm nét Chùa Đồng Dương (thế kỷ VIII, X) là một trung tâm Phật giáo…Vào đến Thuận Hải, các công trình kiến trúc thể hiện sự bản địa hoá Bà la môn Mặc dù ở tháp Phố Hài, ngôi tháp cực nam của dân tộc Chăm, biểu tượng của Shiva và Linga vẫn được tôn thờ trong ngôi tháp chính, nhưng ở tháp Pôrômê thì vị vua đã được đồng hoá với thần Siva có 8 tay Đến các lăng ở Phan Rí thì các tượng thần Bà la môn không còn nữa.

4.4 Trang phục

Người Chăm là một dân tộc sớm hình thành nước và chịu ảnh hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hoá khác nhau Ngoài tôn giáo Bàlamôn Hồi giáo người Chăm còn theo tín ngưỡng dân gian xã hội Chăm còn có nhiều giai cấp: vua chúa, quý tộc, bình dân Do đó, mỗi giai cấp, tầng lớp; mỗi chức sắc tu sĩ tôn giáo người đều có mỗi trang phục riêng.

Trang 6

a, Trang phục vua chúa Chăm

Trang phục vua chúa Chăm ngày xưa rất phong phú và đa dạng Thế nhưng cho đến nay do biến động của lịch sử vua chúa Chăm đã mất đi, kéo theo sự biến mất về trang phục của họ Cho đến nay, do chất liệu vải bị huỷ hoại theo thời gian, trang phục vua chúa Chăm không còn tìm ra được hiện vật nào còn nguyên vẹn Hiện nay chúng ta chỉ tìm thấy trang phục Chăm thông qua tư liệu cổ, bia ký và những tượng thờ, phù điêu trên các đền tháp Chăm.

Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trang phục vua chúa Chăm được mô tả như sau: “ Y phục vua Chúa Chăm gồm có áo bào bằng lụa, có hoa bằng vàng, trên nền đen hay xanh lá cây Áo lót bằng vải trắng, nhỏ sợi mịn màng, đôi khi có thêu dệt hay viền tua bằng vàng; vua chỉ có mặc một áo này không có áo ngoài gì khác trong những buổi chầu, không phải đại lễ (Tân Đường Thư) Ở ngang lưng đeo bên ngoài lễ phục một cái đai vàng nạm ngọc và trang trí những vòng hoa (Nam Tề Thư, LVIII, 66a) Vua đi dép da đỏ, còn giày và ủng thì thêu và nạm ngọc, cổ, ngón tay, ngực vua thì mang rất nhiều đồ trang sức…” b, Trang phục của nữ giới

Trang phục truyền thống của phụ nữ Chăm ngày nay là biểu hiện sắc thái riêng ấy của dân tộc Chăm mà ai cũng có thể dễ dàng nhận biết, không lẫn lộn được với bất cứ dân tộc nào khác Để cấu thành một bộ trang phục phụ nữ Chăm truyền thống hoàn chỉnh phải hội tụ đủ các yếu tố gồm: áo dài, váy, talei kabak (dây thắt lưng chéo), talei ka-in (dây thắt lưng ngang), khăn đội đầu, khuyên tai và trang sức đeo cổ bằng hạt cườm đen óng Khi khoác lên, những trang phục ấy tạo cho người phụ nữ Chăm dáng vẻ quyến rũ và duyên dáng đến lạ kỳ.

Áo dài Chăm được may kín, không xẻ tà, để hở 4 phần: gồm 2 ống tay, cổ áo và dưới đầu gối Áo được mặc bằng cách luồn 2 cánh tay qua 2 ống tay áo và luồn thân áo từ trên xuống một cách khéo léo sao cho vừa vặn với cơ thể Phần cổ áo được khoét rộng theo hình ô van, phần hở dưới đầu gối được may sao cho vừa một bước chân của phụ nữ tạo nên bước đi vừa phải, chậm rãi, nhẹ nhàng và khoan thai.

Váy đi kèm với áo dài thường là màu trắng (thường dành cho thiếu nữ trẻ) hoặc đen (dành cho phụ nữ đã có chồng và lớn tuổi) Ngày nay do có sự cách điệu về màu sắc nên váy và áo thường may cùng màu với nhau nhưng hơi khác nhau về độ đậm nhạt giúp trang phục hài hòa, sáng tạo và độc đáo hơn

Trang 7

Dây thắt lưng luôn là điểm nhấn độc đáo cho bộ trang phục Chăm, một dây được buộc chéo qua ngực (talei kabak) và một dây được buộc quanh ngang eo (talei ka-in) Dây thắt lưng được trang trí nhiều nét họa tiết hoa văn đặc sắc, màu chủ đạo luôn là đỏ tươi và vàng óng, chủ yếu được dệt nên bởi những đôi bàn tay của người phụ nữ Chăm làng dệt truyền thống Mỹ Nghiệp Thiếu đi dây thắt lưng làm cho những thiếu nữ Chăm mất đi nữ tính hiền hòa, duyên dáng.

Để tạo nét quyến rũ, người phụ nữ Chăm thường chọn khăn đội đầu để tô thêm sắc thái hài hòa Những lúc trời nắng chói chang, khăn có thể che trọn mái tóc dài đen óng, lúc trời lạnh khăn được choàng quanh cổ vừa để giữ ấm vừa tạo nên vẻ kín đáo trọn vẹn cho phụ nữ Chăm mộc mạc nhưng đầy duyên dáng Khuyên tai và trang sức đeo cổ thường thích hợp cho những người phụ nữ lớn tuổi Khuyên tai thường được làm bằng vàng hay đồng thau và đính kèm những tua sợi vải màu đỏ dài khoảng 10 cm

c, Trang phục của nam giới

Trang phục nam giới người Chăm đơn giản hơn nhiều so với phụ nữ, thường ngày họ sẽ mặc đồ tự do khá giống với người Việt, một vài dịp khác quan trọng sẽ là sơ mi, quần âu hay bò như thường Nhưng vào các dịp lễ truyền thống họ rất quan trọng việc lựa chọn đồ của dân tộc mình Họ sẽ mặc áo dài, dưới quấn xà rông và đội mũ Đa phần đồ của nam giới sẽ có màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch

Chiếc áo truyền thống của đàn ông Chăm chính là áo chvéa - một loại áo có màu trắng, khá rộng, dài quá mông, cổ tròn và cao khoảng 3 - 4cm Từ cổ áo sẽ xẻ dọc xuống tới ngực và có cúc cài, tay áo là dài, rộng, một số thì để suông một số thì có chiết gấu và có hai túi ở phần dưới áo phía trước Ngoài ra, trong các dịp quan trọng họ còn mặc áo achuba, áo có màu trắng, cổ cao, dài đến gót chân và vận cùng với xà rông trắng Một số người còn choàng thêm cả chiếc khăn qua hai vai rủ xuống tới eo

Xà rông là một loại quần váy được làm bằng hai mép vải nối lại, người ta sẽ lấy một miếng vải dài khoảng 1m, quấn từ trên hông, để dài xuống tới cổ chân Xà rông của đàn ông thường làm bằng vải mềm, có nhiều màu sắc và họa tiết cực kỳ đa dạng, bắt mắt

Mũ Kapeak nam giới người Chăm thường đội mũ Kapeak, loại mũ đặc trưng của những người theo đạo Islam trên thế giới Mũ thường được làm bằng vải nỉ, nhung đen, có chỉ trắng làm chủ đạo và tạo điểm nhấn bằng các hoa văn màu sắc khác Ngoài ra, người Chăm còn đội một số loại mũ được du nhập từ

Trang 8

anh em Chăm sống ở các đất nước khác như mũ chỉ trắng có nguồn gốc từ Malaysia Khăn vuông hadji dành cho những người đàn ông được tôn kính, hay đội khăn trong các dịp lễ trang trọng

4.5 Ẩm thực

Người Chăm An Giang có văn hóa ẩm thực hết sức phong phú không chỉ vì sự sáng tạo trong nấu nướng, những quy định cấm kỵ trong tôn giáo mà còn nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Họ có tập quán ăn bốc bằng 3 ngón tay của bàn tay phải, do vậy nên họ thường ăn thức ăn khô và chỉ dùng muỗng trong những thức ăn có nước Người Chăm theo đạo Islam không ăn thịt heo, chỉ ăn trâu, bò, dê, gà, cá, được giết mổ theo đúng tuân thủ những quy định như: phải do người Islam giết mổ, phải đặt con vật quay đầu về hướng Tây (hướng của thánh địa La Mecque), đọc 3-7 lần câu kinh Tak-bir: “Bismil-lahil Allahu Akbar” để xin thượng đế cho phép cắt cổ súc vật dùng làm thực phẩm cho loài người; phải dùng lưỡi dao thật sắc; phải cắt đứt hai gân bên cổ, phải cắt ngay giữa cổ; lúc sắp cắt cổ phải đọc câu kinh cầu xin với Allah cho con vật này Halal dùng được tốt đẹp và có phúc đức Tôn giáo Islam còn chi phối văn hóa ẩm thực của đồng bào Chăm qua việc họ buộc phải thực hiện ăn chay trong tháng Ramadan và cấm sử dụng rượu, bia.

Nhắc đến ẩm thực Chăm, phải nhắc tới cơm nị, cà púa, cari , tum lò mò, cơm bò.

Cơm nị được nấu rất công phu Trước hết phải chọn loại gạo ngon, đem vo với ít muối rồi xả sạch để ráo, sau đó được xào chung với bơ (loại Bơ được mua từ Ấn Độ chuyên dùng cho các món ăn của người Hồi giáo), quế, nụ đinh hương Sau khi xào xong rắc một ít bột hạt điều đã rang sẵn và trộn đều Cho hết hỗn hợp đó vào nồi đựng sẵn gia vị lỏng gồm nước, gia vị, bột cari và nấu với lửa liu riu Khi vừa chín tới rưới nước cốt dừa đậm đặc béo ngậy lên trên, để lửa nhỏ đến khi chín.

Cà Púa là món ăn truyền thống trong dịp lễ tết của người Chăm, thường ăn chung với cơm nị Nhìn chung, cà púa cũng không khác nhiều so với cari ngoài việc cà púa chỉ toàn thịt mà không có khoai, rau hay bất cứ món nào được nấu cùng, và đặc biệt là cực béo và cực cay.

Trang 9

Tum lò mò, trong tiếng Chăm có nghĩa là lạp xưởng bò Tum lò mò được làm từ thịt đùi, bắp hoặc nạc bò tươi ngon Tất cả được xắt nhuyễn và tẩm ướp bằng một vài loại gia vị bí truyền, trong đó có cơm nguội, rượu, gừng nên hương vị rất khác so với lạp xưởng của người Kinh, người Hoa và người Khmer Ruột bò được làm sạch rồi nhồi thị bò đã tẩm ướp vào, đem phơi nắng đến căng tròn là được Dạo quanh làng Chăm, cứ cách vài nhà là du khách sẽ thấy dàn phơi lạp xưởng màu đỏ hấp dẫn Tum lò mò có thể nướng hoặc chiên, ăn kèm rau sống, dưa chua, chấm với tương ớt hay muối tiêu chanh đều rất hấp dẫn.

Người Chăm có món cari dê, bò, cừu, gà cá, các loại thịt này không cần chiên trước khi nấu như người Việt, họ nấu theo cách nấu của người Ấn Độ, nhiều ớt cay và sử dụng nước cốt dừa làm chất béo.

Một món “điểm tâm” sáng của người Chăm không những được người dân địa phương ưa chuộng mà còn là mục tiêu đối với nhiều du khách khi đến An Giang – Cơm bò Có một nhà báo cùng bạn đến du lịch vùng đất An Giang và diễn tả món cơm bò như sau: “Ấn tượng nhất là miếng thịt bò tảng gần như không tẩm ướm, ánh màu đỏ hồng Trước khi nướng, người thợ chỉ cần thoa vào miếng thịt tươi rói ít dầu ăn Ban đầu là lửa ngọn tưng bừng Khi hai mặt tảng thịt vừa ráo, họ thoăn thoắt cắt thịt nhỏ lại, bề ngang dài gần lóng tay người lớn Và hạ lửa riu riu Đáng nể ở chổ, khi họ gắp thịt ra dĩa, thì phần giữa vẫn còn màu hồng đào phơn phớt Miếng thịt mềm dẻo, ngọt thanh đậm chân nguyên”.

Ngoài ra, người Chăm còn có rất nhiều món độc đáo khác như: Món Gờ pổi được nấu bằng thịt bò như cách nấu cari nhưng các vật liệu thịt, rau, củ đều được chiên vàng, khi nấu thêm đậu phộng và các vị cay, béo; Món Xàm pạt nấu bằng thịt gà với nước cốt dừa và nhiều gia vị quế, ớt, tiêu ; Món “Ghuh” nấu bằng thịt gà với nước cốt dừa, nghệ, sả, ớt

Ngoài các món mặn, người Chăm còn có rất nhiều món bánh ngọt khác mà du khách chắc phải nhiều lần về làng Chăm mới có thể thưởng thức hết, như: gante, ha-pây-chal (bánh tổ chim) được chiên bằng dầu, khi chiên các sợi bột xoắn vào nhau như tổ chim; bánh “hanaguh” (bánh ngôi sao); bánh “ha-pây-k’gah” (bánh quay vạt); bánh “ha-pây-nung” (bánh bột đậu chiên); bánh “năm-pa-răng” (bánh bò nướng), năm-ken (bánh hột gà nướng) thường được làm vào các dịp lễ, tết để đãi khách.

Trang 10

4.6 Phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận chuyển trên bộ.

Dĩ nhiên đi biển, điều không thể thiếu là lễ hạ thủy tàu thuyền mới với những lễ vật và bài phù chú rất đặc trưng Chăm Người Chăm đa thần, và sống quan hệ mật thiết với biển, cho nên trong đời sống tâm linh họ thờ Thần Sóng (Po Riyak), Thần Biển (Yang Tathik) là điều không lạ Những lúc lên rừng xuống biển (Trun tathik đik glai) gặp bao bất trắc hiểm nguy, người Chăm luôn cậy đến Thần Biển phò trợ độ trì Chú ý, Thần Biển chứ không phải Thổ Thần, cho dù đây cũng là vị thần có vị thế đáng kể trong đời sống tâm linh Chăm, nhưng chính Thần Biển mới đóng vai trò quan trọng Ở Ninh Thuận hiện vẫn còn tồn tại các thầy cúng chuyên hành nghề này.

V VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Khái quát về văn hóa phi vật thể của dân tộc Chăm ở Việt Nam:

Cũng giống như những dân tộc khác ở Việt Nam, dân tộc Chăm qua bao nhiêu thế hệ, qua dòng chảy lịch sử, qua sự hình thành và phát triển theo thời gian, họ cũng đã tạo dựng nên kho tàng văn hóa đồ sộ Khi nhắc đến văn hóa người Chăm, không chỉ nhắc đến văn hóa vật thể mà còn phải nhắc đến văn hóa phi vật thể của dân tộc này

Văn hóa dân tộc Chăm thể hiện ở: ● Tôn giáo, tín ngưỡng ● Quan niệm về kiêng kỵ ● Lễ hội đặc trưng truyền thống 5.1 Tôn giáo, tín ngưỡng

Trong dân tộc Chăm tồn tại 3 loại tôn giáo là đạo Bà la môn, đạo Bà ni và nhóm theo đạo Islam

5.1.1 Đạo Bà La Môn

- Đạo Bà La Môn xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, trước khi đạo Phật ra đời hàng nghìn năm Được du nhập và Đông Nam Á nói chung và Chăm-pa nói riêng từ rất sớm Khoảng từ thế kỉ II,III Đạo Bà la môn phổ biến ở Ninh thuận và Bình Thuận

Trang 11

- Theo quan niệm của đạo Bà La Môn, Brahman là 1 vị thần, Brahman là một linh hồn của vũ trụ Brahman còn biểu hiện của Tô Tem giáo (thờ bò ,thờ khỉ, 1 số cây ) theo thần thoại của Brahman thì con người vũ trụ khổng lồ -purusan sinh ra 4 đẳng cấp:

Đẳng cấp tăng lữ sinh ra từ miệng,đẳng cấp chiến sĩ từ tay, đẳng cấp thứ dân từ đùi, đẳng cấp cùng dân từ chân Đạo Bà La Môn tôn thờ 3 vị thần: Bà-La-Môn, Vishnu, và thần Siva Bà La Môn là vị thần sáng tạo, Vishnu là vị thần bảo tồn và Siva là vị thần hủy diệt Nhìn chung Bà La Môn có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người chăm ở Nam Trung Bộ Điều này được thể hiện ở các công trình kiến trúc tháp và lễ hội của người Chăm Đạo bà la môn dần được địa phương hóa – đồng hóa thành các vị thần dân tộc chăm Đó là Pô Naga-Mẹ xứ sở và 2 vị vua rất có công : Pô Klong Galai và Pô-rô Mê

● Hàng năm , tu sĩ và dân chúng tổ chức tế lễ tại lăng, tháp thờ các vị vua, thần này

● Hệ thống chức sắc của Bà la môn có 2 tầng lớp :

● Chức sắc tu sĩ Pà-xế: Có vị trí cao nhất trong xã hội,biết chữ Chăm, sách cổ về nghi thức hành lễ, hiểu biết tập tục, truyền bá và thực hiện các nghi lễ tôn giáo

● Chức sắc dân gian: gồm các nghệ nhân sử dụng nhạc lễ,trang trí, thầy cúng thầy pháp

● Hệ thống giáo lý, giáo luật

● Không có hệ thống giáo lý, giáo luật rõ ràng, được các pà-xế dịch sang tiếng

● Chăm, truyền từ đời này sang đời khác và được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn tín ngưỡng, đời sống XH của người Chăm

● Hệ thống thần linh

● Không rạch ròi như Bà La Môn nguyên thủy mà được bồi đắp từ thế hệ này qua thế hệ khác nhờ sự cúng tế, cầu nguyện

Nghi lễ mang tính công đồng tôn giáo

Lễ Ka-tê là lễ lớn nhất của chăm Bà La Môn diễn ra vào 1/7 ( theo lịch Chăm) 5.1.2 Chăm Bà ni và Chăm Islam

Chăm Bà ni và Chăm Islam đều thờ 2 vị thần Alla và Muhammad đều tụng kinh Qu’ran Trong người Chăm phương Nam thì đạo Bà ni là đạo Islam du nhập

Trang 12

trước, đạo Islam mới du nhập và thế kỉ XX Đạo Islam là 1 sản phẩm của người Ả rập và hiện nay đang là 1 tôn giáo có hoạt động chính trị rất mạnh

Chăm Bà Ni

Trong TK từ XII-XVI người Chăm hoạt động hàng hải rất mạnh, họ tiếp xúc với các nước theo hồi giáo như : Indonesia, Malaysia Đạo Bà Ni lan truyền bằng cách này

Chăm Bà ni là chăm theo hồi giáo , nhưng còn bảo lưu nhiều tín ngưỡng dân gian bản địa và chịu nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo như thờ bò , thờ khỉ tạo nên hình thức biến thái của hồi giáo ở nước ta- hồi giáo Bà Ni Kiến trúc biểu tượng của Chăm bà ni là thánh đường Bà Ni Nhóm Chăm Bà ni tìm cách truyền bá kinh Cô-ran vào dân tộc chăm bằng cách truyền tay , tìm cách ứng dụng cho xã hội,môi trường địa phương nhưng ít thành công Đạo Bà Ni phổ biến ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận

Hệ thống thánh thường: Ngày xưa được làm bằng nhà tranh Hiện nay được tu bổ khang trang theo phong cách thánh đường nhưng không ảnh hưởng bởi hồi giáo quốc tế Thánh đường là nơi hội họp của các chức sắc, các nhân sỹ tri thức bàn bạc việc làng

Hệ thống chức sắc Bà Ni: Mỗi thánh đường đều có các chức sắc phụ trách các sự vụ tôn giáo Tầng lớp tu sĩ Bà Ni được gọi chung là thầy Char Tu sĩ Bà ni có trang phục áo quần trắng, áo dài, cạo tọc,bịt khăn và để râu

Hệ thống thần linh và hệ thống giáo lí giáo luật: Người Chăm bà ni theo tín ngưỡng nhất thần,chỉ thờ phụng thánh Ala và thiên sứ Mô-ha-met Hồi giáo Bà Ni khác xa với hồi giáo quốc tế, hồi giáo Bà Ni không có bất kì liên lạc nào với hồi giáo quốc tế và họ cũng không chấp nhận 1 tôn giáo mới Tuy nhiên, hệ giống giáo lý, giáo luật của Bà Ni cũng từ kinh Cô-ran mà ra

Hệ thống nghi lễ

Đạo Bà Ni thờ cúng khác với Hồi giáo chính thống, tín đồ Bà Ni không làm lễ năm lần mỗi ngày Tháng chay Ramưvan là thời gian quan trọng nhất của người Bà Ni,

Nhưng người theo Bà ni không phải nhịn ăn vào ban ngày như luật Hồi giáo quy định Chỉ có các tu sĩ phải nhịn ăn ba ngày đầu của tháng Ramưvan Trong tháng Ramưvan, các tu sĩ phải tu ở thánh đường, không được về nhà và chỉ được ăn những lễ vật dâng cúng, khi ăn cơm chỉ được dùng tay

Trang 13

Chăm Islam

Là một tôn giáo của người Chăm ở vùng TP.HCM, Tây Ninh,Đồng Nai,An Giang, Chăm Islam dòng Sunni (1 phái hồi giáo chiếm 1 phần trong cộng đồng người Chăm Nam Bộ) Tín đồ đạo Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định về giáo lý, giáo luật của Hồi giáo

Về giáo lý:

Tín đồ đạo Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định về giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống, thể hiện qua việc thực hành nghiêm túc 5 cốt đạo Hàng năm họ có nhiều ngày lễ khác nhau như: kỷ niệm ngày sinh của Thiên sứ Mohammad, ngày Mohammad trở về thánh địa Mecca, thánh lễ ngày thứ 6 hàng tuần, lễ trong tháng chay Ramadan, lễ hành hương về thánh địa Mecca, lễ đón năm mới theo Hồi lịch

Cơ sở thánh đường:

Thánh đường của người Chăm Islam có dáng dấp của các thánh đường Hồi giáo trên thế giới Nó tôn trọng những quy định về kiến trúc cũng như cách bài trí bên trong

Có hai loại: thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Surau) Thánh đường xây theo hướng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hướng về phía thánh địa Mecca Bên trong có hậu tẩm là nơi chức sắc Islam đứng hướng dẫn tín đồ làm lễ, có Minbar là nơi thầy Khotip giảng giáo lý Bên góc thánh đường có tháp cao để chức sắc kêu gọi tín đồ đến hành lễ Tiểu thánh đường còn gọi là nhà nguyện là nơi cầu nguyện và hội họp, hiện nay tại Việt Nam có 41 thánh đường, 19 tiểu thánh đường Islam, tập trung nhiều nhất ở An Giang

Đội ngũ chức sắc gồm có các cấp:

- Hankim (Giáo cả): người đứng đầu trong hàng chức sắc Islam, là người am hiểu nhiều về giáo lý, giáo luật, có phẩm chất tốt

- Naep (Phó Giáo cả): phụ tá cho Hakim, là người thay mặt Hakim giải quyết công việc khi Hakim vắng mặt

- Ahly: là người giúp việc cho Hakim về lĩnh vực xã hội - Imam: là người hướng dẫn tín đồ trong buổi lễ

- Khô tip: là người giao giảng giáo lý trong buổi lễ ngày thứ 6 hàng tuần Tuân (Tuol-hay còn gọi là alim): là thầy dạy giáo lý cho tín đồ

Trang 14

Phần lớn chức sắc Islam có người thân ở nước ngoài, bản thân họ ít nhất một lần thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng trong đời là hành hương viếng thánh địa Mecca và trở thành Haji / Hajah

Những người theo đạo Islam ở Việt Nam hiện nay có khoảng 26.000 tín đồ và 288 chức sắc Islam

Tín ngưỡng đa thần

Từ đầu khai thiên lập địa chăm đã có những khái niệm về thần được gọi chung là Yang hoặc Po yang Có nhiều loại yang, bên cạnh thần trời thần đất, người chăm còn thờ các vị thần khác như thần sông, thần biển, thần lúa…

Theo kinh nghiệm của người Chăm, Yang ngự trị khắp nơi , không những trên trời dưới đất, ở sông biến sâu mà còn ẩn hiện ở từng bờ sông, mỏm đá Bên cạnh nhưng Yang luôn giúp đỡ bảo vệ con người còn có những loại thần gian khác luôn quấy phá , đe dọa con người mà họ gọi là ma và quỷ

Do vậy ở họ xuất hiện các tục cúng tế cho các thần khác nhau theo cách riêng

-) Thuật chấn tà ma,cầu may,tình yêu và chữa bệnh -)Tín ngưỡng nông nghiệp

-) tín ngưỡng phồn thực -) Saman giáo

-) Thờ cúng tổ tiên 5.2 Những kiêng kỵ

Phụ nữ có thai phải kiêng kỵ khi nói năng, ăn uống, đi lại , Sản phụ và hài nhi phải ở trong phòng kín, tránh mọi sự tiếp xúc được hiểu ngầm là tránh kẻ ‘khuất mặt’ Người Chăm ở An Giang có tập quán treo 1 màng lưới trên giường của bà mẹ và đứa bé để bảo vệ Còn ở Ninh Thuận và Bình Thuận họ treo cây xương rồng trước cổng nhà có đứa bé mới sinh.Cũng ở đây người ta còn cắm 1 chiếc cọc nhỏ trên sân, có gác cây củi cháy dở, đầu củi cháy quay vào nhà là gia đình đã sinh con gái Cây củi cháy dở ở đây vừa là dấu hiệu sinh con nhỏ vừa là dấu

Trang 15

hiệ cấm kỵ người lạ vào nhà Trong khuôn viên nhà sản phụ hoặc nhà người bệnh, có tiếng cú kêu ban đêm là điềm chẳng lành Lập tức đuổi con vật đi càng nhanh càng tốt

Chính vì quan niệm này cho nên người chăm ít trồng cây, mặc dù vùng cư trú của người Chăm nhiều nắng nóng, trong làng cũng không trồng cây to có bóng râm đặc biệt là cây đa - cây mà ma quỷ thường trú ngụ Họ cũng kiêng cữ không đến những khu rừng rậm, không chặt cây to vì rừng rậm là nơi cư trú của thần linh Họ không được oán trách thần lúa vì sợ thần lúa bay đi Riêng thôn Bình Nghĩa kiêng thịt heo vì theo truyền thuyết kể rằng làng này phụng sự vua Po Bin Thuer mà ông vua này kiêng thịt heo như người Hồi giáo, cho nên người chăm thôn này vẫn kiêng thịt heo cho đến ngày nay.Khi nghe thấy thấy trời mưa và sấm sét họ kiêng núp ở bụi cậy nhất là bụi tre Người Chăm tôn sùng các con vật, coi các con vật như thần thánh , họ kiêng không gọi thăng tên con là voi, con cọp sợ những con vật này giận giữ mà đến quấy phá người Trong làng họ còn kiêng kỵ con nai, con đỏ chạy vào Nếu năm nào có những con vật này chạy vào thì báo điềm xấu, dân làng sẽ mất mùa, dịch bệnh.Vì vậy nếu những con vật này vào làng, dân làng sẽ phải làm lễ tẩy uế, làng gọi là lễ Palih Palei.

- Ngoài những kiêng kỵ về sinh để người chăm cũng kiêng kỵ liên quan đến nghề nghiệp làm ăn truyền thống

- Vốn có truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời , nghi lễ nông nghiệp được bảo lưu 1 cách sâu sắc các nghi lễ đó là : Lễ khai trương đắp đập , lễ hạ điền,, lễ mừng lúa non, lễ mừng lúa ra đồng

- Nghề đánh cá nước ngọt là là hoạt động kinh tế truyền thống quan trọng của người chăm ở An Giang Nhiều kiêng kỵ liên quan đến nghề đánh cá vẫn còn được giữ lại

- Khi dựng nhà mới , người chăm ở ninh thuận, bình thuân phải tổ chức 1 số nghi lễ cúng thần , cúng thổ thần ở khu rừng sẽ đốn gỗ làm nhà; lễ đốn gỗ, khi chở gỗ về nhà, lễ phạt mộc (lễ khởi công)

5.3.Lễ hội

Dân tộc nào cũng có những lễ hội của mình, lễ hội liên quan đến những quan niệm tôn giáo

Đồng bào chăm theo 2 tôn giáo là chăm bà la môn và chăm inslam là chính nên họ có những lễ hội liên quan đến tôn giáo đáng chú ý là lễ hôi Ka-tê, lễ hội Ramadan và lễ tết Haji

Trang 16

5.3.1 Lễ hội Kate :

Là lễ hội của người chăm cư trú tại các tỉnh Nam Trung Bộ, theo đạo Bà La Môn Lễ hội Kate- lễ hội của Người chăm Bà La Môn , diễn ra ngày 01/7- lịch Chăm( khoảng 14,15/9 âm lịch) trong các lăng , tháp Chăm, sau đó chuyển về từng gia đình tổ chức lễ cúng tổ tiên trong 3 ngày Người Chăm rất coi trọng quan hệ huyết thống, họ hàng cũng như đời sống tình cảm của gia đình Trong dịp này người ta tổ chức viếng thăm nhau như những người thân tộc, bạn bè, những người sống xa nhà tìm kế sinh nhai dịp này cũng thu xếp công việc để về sum họp Những cuộc ăn uống ,vui chơi thường kéo dài đến hết tháng 7(theo lịch Chăm)

Lễ hội Kate thường được tổ chức trọng thể ở các lăng tháp Po Klong Momai (khu vực Phan Rí), các già làng của các người Raglai( tộc người cùng ngữ hệ Malayo Polynesien sống ở triền đông trường sơn thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) dẫn đầu đoàn người tham gia tổ chức lễ Vào những năm được mùa, đoàn người Raglai xuống dự càng đông, Họ mang theo vương miện,y phục của vua Chăm cùng những bảo vật trước đây trong các cuộc lánh nạn trên núi Sang Campuchia, hoàng tộc chăm đã kí thác cho họ cất giữ và lo việc thờ cúng Na, vào dịp lễ kate họ mang những bảo vật đó đến dâng cúng tại các lăng,tháp cũ để dâng các thần

Chủ lễ là thầy cả Paseh (Ôn Dhia) với sự trợ giúp của các ông Chamnay (người giữ lăng và đồ thờ cúng) ông Kadhar ( còn gọi là thầy Cò ke chuyên kéo đàn Kanhi và hát lễ ca) ông Muk Pajau( người chuyên dâng lễ vật)

Vào đêm cuối tháng 6, ông thầy Cả-paseh cùng với những người trong ban làm lễ Danok (nơi cất giữ lễ vật vua) để xin được thính lễ phục cùng các đồ lễ khác đưa lên lăng ,tháp Vật phẩm đăng cúng gồm có: trứng gà , trầu rượu, bánh, trái cây Sau lời khấn của chủ lễ Pô Dhia, ông Kadrha Gru vừa kéo đàn Kanhi vừa ca ngợi công đức của nhà vua và các vị anh hùng đã có công khác, ông Muk Pajau lo việc dâng lễ vật tiếp theo các ông Chamnay và ông Jongui bước lên khấn mừng thần

Trong tiếng nhạc dịu dàng các người đi theo cầu khấn theo sở nguyện, và sau khi khấn xong đều có múa dâng lễ Lễ thinh y phục kéo dài cho đến khuya mới chấm dứt

Lễ rước y phục nhà vua từ Danok nơi để đồ lễ của vua) lên lăng,tháp được tiến hành vào sáng hôm sau,đi đầu là các thầy lễ trong bộ áo choàng dài trắng,đầu chít khăn trắng, tiếp theo là các thân hào nhân sĩ, các chức sắc trong làng phụ trách thờ lăng, tháp ấy rồi các kiệu trên đặt các bộ lễ phục có lọng hầu 2 bên,

Trang 17

theo sau là 1 đoàn thiếu nữ vừa đi vừa múa quạt trong tiếng nhạc rộn ràng tươi vui

Khi đoàn rước đến tháp, các thầy lễ làm lễ mở cửa tháp rồi tiến vào bên trong Sau khi làm lễ tẩy uế tượng vua , ông jongui dâng lễ phục để ông Po Dhia làm phép trước khi mặc cho tượng vua, còn ông kadhar thì hát lễ ca

Trong các buổi lễ, các tháp chăm lớn trong vùng như; Po-klong, Garai, tháp Porome, Po Naga, thường có 1 ban nhạc và 1 ban múa nữ trình diễn theo những điệu múa chúc mừng sau khi những tu sĩ và bà Bống đã thực hiện xong các nghi lễ cần thiết sau khi mỗi lần có nguời cầu nguyện xong Ở đây có tục lệ là mỗi người đến cầu nguyện , van vái xong phải múa để hiến thân linh Chính tục lệ này góp phần bảo tồn múa chăm Trong khi ông Muk Pajau dâng lễ thì ông pô dhia làm các động tác tượng trưng coi như các vị thần đã hưởng lễ vật,giữa lúc hành lễ người ta quan sát ánh sáng các cây đèn làm bằng sáp ong trên bàn đặt lễ vật để đoán định được các thần có về hướng hay không, nếu ngọn lửa rẽ làm 2 và có 2 màu khác nhau thì tức là thần linh đã về còn nếu không có hiện thượng tượng gì xảy ra thì mọi người lại tiếp tục cầu nguyện kết hợp với những động tác múa lễ, vì thế nên lễ thường xảy ra trong nhiều tiếng đông hồ Trong lúc đó trong khuôn viên đền tháp , khách tập hợp lại thành từng nhóm: hát lễ ,cầu kinh, đang cúng ,ngâm thơ,đàn hát, tụ tập ăn uống, hàn huyên Một số thiếu nữ rủ nhau đi xin chữ nghĩa của thần

Khoảng 3-4h chiều thì lễ cúng ở lăng tháp kết thúc, mọi người rời khỏi lăng, tháp về các xóm.Những người chăm theo đạo Bà La Môn bắt tay vào việc tổ chức cúng ông bà , tổ tiên tại gia đình mình Lúc này người ta cùng thăm viếng nhau, vui chơi,làm những món ăn dân tộc để đãi khách Nhiều trò vui chơi được mọi người tổ chức đông đảo người tham gia như dệt thổ cẩm, triển lãm thủ công mỹ nghệ, dệt, gốm, dự các chương trình múa nhạc,dân ca Cuộc vui chơi kéo dài 3 ngày liền, sau lễ Kate , người dân kiêng không đi làm đến hết tháng 7

5.3.2 Lễ Ramadan

Là lễ của người Chăm hồi giáo Islam ở An Giang, diễn ra trong thời gian 1 tháng, bắt đầu từ 01/9 theo Hồi lịch, vào dịp lễ này người Chăm đi tảo mộ, mời ông bà tổ tiên về dự tết, bà con họ tộc thân hữu tụ tập chúc phúc lẫn nhau, cầu tổ tiên phù hộ, làm ăn phát đạt Trong dịp này, người Chăm ăn kiêng- chỉ ăn trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn Tín đồ người chăm học kinh thánh Ala Kết thúc người thi đọc thuộc lòng kinh của vị thánh sáng tạo ra đạo Islam - thánh Ala

Trang 18

3.3 Lễ tết Hanji

Là lễ tiễn những người học giỏi ,có đức hạnh, có khả năng tài chính ,hành hương về đất thánh Mecca, sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đó sẽ được mang tên haji trước họ,tên mình Tín đồ không đi được Mecca thì tổ chức Haji tai thánh đường Tín đồ và các chức sắc đều ăn mặc đúng trang phục đạo Hồi Phần nghi lễ mang tính giáo dục đạo đức tôn giáo rất cao Trong buổi lễ này, các tín đồ tổ chức bữa cơm tại lễ đường , nhưng phải ăn bốc, không dùng đũa Sau bữa cơm là thời điểm sinh hoạt của nữ giới, các cô gái đã đính hôn thì thăm nhà chồng tương lai, còn các cô gái chưa đính hôn thì đi thăm người thân hoặc tiếp bạn bè Với các bà có con trai thì đây là dịp để xem mặt cô dâu

VI VĂN HÓA XÃ HỘI 6.1 Thiết chế làng

-Làng người Chăm cư trú ở miền núi Phú Yên, Bình Định ở ven đường quốc lộ 19 (Quy Nhơn đi Plâyku, đường 7 (Tuy Hòa đi Cheo Reo), hai bờ thượng lưu sông Đà Rằng, một số ít buôn làng ở trên cao nguyên Vân Hòa Cao nguyên Vân Hòa là cao nguyên đất đỏ khá lớn với những đồng cỏ khá rộng thuận tiện cho việc chăn nuôi đại gia súc (bò)

-Làng người Chăm ở Ninh, Bình Thuận được dựng chủ yếu dọc theo phía Tây quốc lộ 1, còn những lăng mộ - một thành tố văn hóa gắn kết với làng, thì được dựng trên những giồng đất ở ven biển phía đông quốc lộ Trong làng dân tộc Chăm có nhiều dòng họ, mỗi dòng họ thường cư trú ở một khu vực Đồng bào thường cư trú theo huyết thống, tính theo dòng mẹ Không gian làng thường ít cây Đồng bào quan niệm, có cây cối, nhiều loài chim, cú đến đậu Tiếng cú kêu đêm là báo hiệu điềm dữ.

-Làng người Chăm Bà ni thường có thánh đường ở trung tâm làng và nghĩa địa ở phía bắc Nghĩa địa và thánh đường là hai đặc trưng quan trọng của Chăm Bani Tuy Chăm Bà ni có tiếp nhận một số nét của Hồi giáo, nhưng trên thánh đường của họ khó tìm thấy ảnh hưởng của Hồi giáo Ả Rập.

-Người Chăm ở Châu Đốc (An Giang) cư trú ở hại bên bờ sống Hậu, trên các cù lao sông, gần các trục quốc lộ Đây là những nơi thuận tiện cho việc làm ăn :

Trang 19

đánh cá, buôn bán của đồng Mỗi làng có một thánh đường là trung tâm sinh hoạt tâm linh và đời thường của dân làng Thánh đường ở đây mang dáng dấp của thánh đường Ả Rập.

-Nét đặc trưng trong quan hệ xã hội người Chăm được thể hiện qua quan hệ giữa các nhóm tôn giáo: nhóm Chăm Bàlamôn, nhóm Chăm Bà ni và nhóm Chăm Hồi giáo; và quan hệ thể hiện qua giữa hai khu vực: khu vực Nam Trung Bộ và khu vực Nam Bộ Nhóm Chăm ở Nam Trung Bộ đại diện cho xã hội Chăm truyền thống, còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hoá- xã hội cổ truyền; nhóm Chăm ở Nam Bộ chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa - xã hội Hồi giáo.

Trong nhóm Chăm Bà la môn tầng lớp tăng lữ gọi là Pasêh Họ được coi là trí thức trong xã hội, họ biết chữ, biết phong tục, tập quán, truyền bá và thực hiện các nghi thức tôn giáo Pasêh có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tôn giáo và cả đời thường của tín đồ Bà la môn.

-Các thôn theo đạo Bà ni, về tổ chức xã hội, cơ bản không khác các thôn Bà là môn Song, đương nhiên về quản lý xã hội, tầng lớp tu sĩ Bà ni-thày chang, đứng ra điều hành, quản lý xã hội, thay cho pasêh của đạo Bà la môn

Trong mỗi làng Chăm Islam đều có một ban hakêm chăm lo từ việc đạo đến việc đời Ban hakêm do dân bầu chọn từ các trường xôm Hộ là những người có đạo đức, có uy tín nhờ vào sự hiểu biết và vận dụng giảo lý vào cuộc sống -hướng dẫn tín đồ thực hành một lối sống phù hợp với đức tin và giáo luật đạo Hồi

-Trong mỗi làng Chăm Islam đều có một ban hakêm chăm lo từ việc đạo đến việc đời Ban hakêm do dân bầu chọn từ các truởng xóm Họ là những người có đạo đức, có uy tín nhờ vào sự hiểu biết và vận dụng giáo lý vào cuộc sống -hướng dẫn tín đồ thực hành một lối sống phù hợp với đức tin và giáo luật đạo Hồi.

Trang 20

6.2 Cơ cấu tổ chức của gia đình

-Gia đình người Chăm có một bộ phận còn đặt nền tảng trên những tàn dư sâu sắc của chế độ mẫu hệ xưa Trong dòng họ (achiết tau) và gia đình, nổi bật vai trò người phụ nữ Đối với nhóm Hồi giáo Bà ni, những tập tục gia đình có tính phụ hệ được thể hiện trên cơ sở tàn dư của chế độ gia đình mẫu hệ Ngược lại, ở người Chăm Châu Đốc, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng của Hồi giáo Islam chế độ gia đình phụ hệ ít nhiều ảnh hưởng theo khuôn mẫu xã hội Hồi giáo Ả Rập đã dần dần được xác lập toàn diện.

-Về mặt kinh tế - xã hội, dù là người Chăm Bà la môn giáo hay Hồi giảo Bà ni hoặc Islam thì người đàn ông vẫn nắm vai trò chủ đạo Trước nhất, trong lĩnh vực lao động sản xuất Thứ đến là vai trò của Bà la môn giáo trong xã hội, một tôn giáo phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt, sau đó là Hồi giáo Bà ni hoặc Lsam đã xác định vị trí và trách nhiệm của người đàn ông Những nghi thức tôn giáo và ngay cả những cuộc tế lễ trong gia đình đều do đàn ông thực hiện Như thế, trên cơ sở nào mà chế độ gia đình còn mang nhiều màu sắc mẫu hệ của người Chăm Bà ni và Bà la môn vẫn tồn tại và thể hiện như thế nào?

-Truyền thuyết của dân tộc Chăm lưu truyền người tạo lập và dạy dỗ họ là nữ thần Pô Nagar Uy tín bà rất lớn, được tôn thờ ở nhiều tháp như tháp Bà ( Nha Trang ), lăng ở Hữu Đức, Lạc Trị Những cuộc tế lễ trên các lăng Bà vùng Thuận Hải vẫn được tổ chức hàng năm Những người hiếm muộn thường đến cầu nguyện Pô Nagar còn được tôn thờ như vị tổ mẫu của nghề nông, nghề dệt cổ truyền tại Thuận Hải Lòng ngưỡng mộ ấy ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại lâu dài của chế độ gia đình mẫu hệ Chăm.

Mặt khác, các dòng họ có vai trò rất quan trọng trong xã hội "Achiết tau" bảo lưu nhiều tập tục cổ truyền Người đứng đầu "achiết tau" luôn luôn

Trang 21

được quan niệm là một bà tổ Biểu hiện của một "achiết tau" là những người trong dòng họ tôn thờ cùng một "achiết tau" và họ sẽ về cùng một nghĩa địa dòng mẹ "kut" (Bà la môn) hay "khôl" (Bà ni).

-Trong gia đình, tuy các cuộc tế lễ do đàn ông thực hiện, nhưng thông qua sự tổ chức của người phụ nữ Các cuộc tế lễ đó, phần lớn là tế lễ tổ tiên, những người có quan hệ dòng máu với bà mẹ Trong phạm vi người Chăm là tín đồ Bà la môn (chiếm non 50% dân số), tàn dư chế độ gia đình mẫu hệ còn đậm nét trên một số phương diện Trước nhất là trong hệ thống thân tộc, nó còn xác định những mối quan hệ huyết thống thuộc về phía mẹ Họ hàng bên mẹ là bên nội và phía cha là bên ngoại Tuy trước kia không có họ, nhưng khi đã mang họ (do phong kiến Việt đặt) thì con cái lấy họ mẹ, đặc biệt là con gái Người phụ nữ còn giữ nhiệm vụ hương khói tổ tiên Người không có con gái bị mặc cảm là người tuyệt tự.

-Đồng bào Chăm ở Thuận Hải còn bảo lưu nhiều yếu tố của gia đình lớn Sự phát triển chế độ gia đình lớn có thể được phản ánh qua khu vực cư trú của những người cùng dòng họ Trong khuôn viên từng nhà hiện nay vẫn tồn tại nhiều gia đình nhỏ, tế bào của gia đình lớn Những ngày lễ như Băng catê (tết của dân Bà la môn), ngày mãn chay (đối với tín đồ Bà ni), v.v mọi người quây quần ở nhà người chị cả để cúng tổ tiên Ngày hôm sau, mọi người lại tập trung tại nhà những người em gái kế Hình thức gia đình ba thế hệ hiện nay khá phổ biến Thông thường, khi người con gái đầu lập gia đình, cha mẹ nhường căn nhà tục (thang vơ) và cất một nhà khác (thang kăn) để cùng các con chưa lập gia đình chuyển sang Khi người con gái kế lập gia đình, vợ chồng người chị lại cất thêm một ngôi nhà bên cạnh, song song với nhà tục gọi là "Thang mư yâu" Nếu khuôn viên nhà của cha mẹ quá hẹp, vợ chồng người chị sẽ ra ngoài cất một ngôi nhà riêng, nhưng cũng gần đấy.

Trang 22

-Kinh tế gia đình cũng chuyển biến theo hình thức cư trú Thông thường, khi con ở "thang yơ" vợ chồng người con vẫn ăn chung với cha mẹ vợ Họ lao động trên cơ sở ruộng đất, tài sản của cha mẹ vợ Đồng thời họ cũng tích lũy để sau này ra ở riêng Họ có quyền giữ phần tài sản riêng mà người vợ đã được nhận trong lễ vào đạo (Karơh), trong lễ cưới hoặc do chồng mang về Họ cũng được mẹ vợ chia cho một số tài sản riêng do có quá trình cùng lao động sản xuất Trên cơ sở đó, họ mua sắm ruộng đất, trâu bò, để có một nguồn kinh tế phụ, tích lũy xây dựng tài sản riêng.

-Đồng bào Chăm ở Châu Đốc, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh thì chế độ gia đinh phụ hệ đã xác lập vị trí của nó Do ảnh hưởng giáo luật và tập tục đạo Hồi, người phụ nữ ở đây bị xem nhẹ Họ phải giữ mình, che mặt khi ra ngoài, và chỉ được ra khỏi nhà vào buổi chiều hoặc phải có người giám hộ Phụ nữ không được đến thánh đường và nghĩa địa là những chỗ linh thiêng Vai trò chủ thể trong kinh tế và xã hội thuộc về đàn ông đã góp phần xóa bỏ dần tàn dư chế độ mẫu hệ của người Chăm Hệ thống thân tộc tuy vẫn còn bảo lưu những quan hệ về phía mẹ, nhưng chủ yếu đã thuộc về phía cha Người đàn ông quyết định mọi vấn đề trong gia đình, nhiều khi không cần hỏi ý hoặc được sự đồng tình của vợ Sinh con trai được xem là may mắn Quyền thừa kế tài sản phần lớn thuộc về con trai Tuy nhiên, một vài yếu tố của chế độ gia đình mẫu hệ vẫn còn được bảo lưu: tục đưa rễ, tục cư trú ba hôm đầu ở nhà vợ, con gái vẫn được hưởng một phần tài sản.

6.3 Cơ cấu tổ chức của dòng họ

- Trong làng có nhiều dòng họ Mỗi dòng họ thường cư trú vào một khu vực Họ là những người có quan hệ huyết thống tính theo dòng mẹ Lúc chết, sẽ chôn cùng nghĩa địa Do đó, trong hôn nhân bị xem là loạn luân, nếu đôi trai gái, xét ra khi chết về cùng một nghĩa địa Bởi vậy, hôn nhân con chú con bác, con cô

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan