BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5

120 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Năng Mềm - Khoa học xã hội - Sư phạm TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC MẦM NON ---------- LÊ THỊ VÂN BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 05 năm 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5 Sinh viên thực hiện LÊ THỊ VÂN MSSV: 2114010557 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 2014 – 2018 Cán bộ hướng dẫn T.S BÙI THỊ LÂN MSCB: 1075 Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ củ a các thầy cô giáo, bạn bè và người thân: Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đế n cô giáo T.s Bùi Thị Lân, người đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suố t quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thành cô trong khoa Tiểu học – Mầm non, trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợ i cho chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầ y cô giáo và các em HS khối lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản đóng tại phườ ng An Xuân, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã giúp tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứ u thực trạng và thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người thân trong gia đình, bạn bè đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và độ ng viên. Do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên chắc chắ n khóa luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của các bạ n quan tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, tháng 4 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Vân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biệ n pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kế t quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu. Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 Người thực hiện Lê Thị Vân MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................ 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 3 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 3 7. Đóng góp của đề tài................................................................................... 4 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5 9. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................... 5 B. NỘI DUNG .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIỆ N PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5............................................................ 6 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 6 1.1.1.Văn miêu tả .......................................................................................... 6 1.1.2.Biện pháp tu từ ................................................................................... 11 1.1.3.Biện pháp tu từ so sánh ...................................................................... 12 1.1.4.Biện pháp tu từ nhân hóa ................................................................... 17 1.1.5.Phân môn Tập làm văn lớp 5 ............................................................. 19 1.1.6.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn ........................................................................................................ 22 1.2.Cơ sở thực tiễn về việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5 ................................................................................... 23 1.2.1.Một số vấn đề về dạy học văn miêu tả ở Tiểu học............................. 23 1.2.2.Cơ sở thực tiễn của việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các biệ n pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5 ........................................................................... 25 CHƯƠNG 2: BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5 ................................................................ 43 2.1. Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp ................................................. 43 2.1.1. Đảm bảo tính khoa học ..................................................................... 43 2.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ...................................................................... 43 2.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả ...................................................................... 43 2.1.4. Đảm bảo tính hấp dẫn, thú vị ............................................................ 43 2.2. Biện pháp xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biệ n pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5 .............................................................. 44 2.2.1. Tạo động cơ học văn miêu tả ở học sinh .......................................... 44 2.2.2.Hướng dẫn học sinh cách quan sát và hiểu rõ từng đối tượng miêu tả .. ........................................................................................................ 44 2.2.3. Quan sát kết hợp lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả .... 45 2.2.4. Trau dồi vốn từ cho học sinh trong dạy học văn miêu tả.................. 45 2.2.5. Biện pháp xây dựng bài tập bổ trợ .................................................... 45 2.3. Các bước hướng dẫn học sinh làm bài văn miêu tả ............................. 63 2.3.1. Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả .............................. 63 2.3.2. Hướng dẫn học sinh trau dồi vốn từ ngữ .......................................... 64 2.3.3. Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ ................................................ 64 2.3.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp tu từ ................................... 65 2.4. Cách hướng dẫn giải bài tập................................................................. 66 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................... 68 3.1.Mô tả thực nghiệm sư phạm.................................................................. 68 3.2.Tổ chức thực nghiệm sư phạm .............................................................. 70 3.3.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm .................. 75 C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 76 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 78 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Nội dung chương trình dạy học Tập làm văn lớp 5 25 Bảng 1.2 Tổng hợp ý kiến của học sinh về độ khó của các phân môn trong chương trình tiếng Việt lớp 5 30 Bảng 1.3 Độ khó khi viết văn miêu tả của học sinh 31 Bảng 1.4 Tần suất sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong viết văn 33 Bảng 1.5 Thực trạng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả 33 Bảng 1.6 Độ khó của các phân môn trong chương trình tiếng Việt lớp 5 36 Bảng 1.7 Mức độ sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của học sinh 37 Bảng 1.8 Mức độ sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của học sinh khi làm bài văn miêu tả 38 Bảng 1.9 Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên thường gặp khó khăn trong việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong làm văn miêu tả. 38 Bảng 1.10 Đánh giá hệ thống bài tập về biện pháp tu từ trong sách giáo khoa hiện nay 39 Bảng 1.11 Biện pháp tu từ khi viết văn miêu tả cho học sinh 39 Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng 72 Bảng 3.2 Đánh giá mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với bài học 73 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.2 Tổng hợp ý kiến của học sinh về độ khó của các phân mô trong chương trình tiếng Việt lớp 5 31 Biểu đồ 1.3 Độ khó khi viết văn miêu tả của học sinh 32 Biểu đồ 1.6 Độ khó của các phân môn môn trong chương trình tiếng Việt lớp 5 36 Biểu đồ 1.7 Mức độ sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của học sinh 37 Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả kiểm định đầu vào và đầu ra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng 72 Biểu đồ 3.2 Mức độ hứng thú của học sinh trong tiết học 73 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 BPTT Biện pháp tu từ 2 ĐC Đối chứng 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 KB Kết bài 6 MB Mở bài 7 NXB Nhà xuất bản 8 TB Thân bài 9 TN Thực nghiệm 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Tiểu học được xem là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách học sinh. Các môn học trong chương trình luôn là công cụ giúp các em tiếp thu và lĩnh hội những tri thức, những kinh nghiệm của đời sống xã hội. Cùng với những môn học khác, tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học cũng có những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học một cách sâu sắc và toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu trong phạm vi môn học của mình. Tập làm văn là một trong bảy phân môn của chương trình tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Phân môn Tập làm văn có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy - học tiếng Việt. Do đó, ngôn ngữ tiếng Việt không dừng lại ở việc sử dụng đúng, thành thạo mà còn vận dụng ngôn từ các biện pháp nghệ thuật đa dạng, phong phú vào trong hoạt động nói và viết, việc làm cho tiếng Việt trở nên giàu và đẹp hơn. Để tiếng Việt trở nên giàu đẹp hơn cần có phương tiện và cần có cách sử dụng biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ là những cách phối hợp khéo léo các đơn vị từ vựng có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng. Việc xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp người học biết cách sử dụng ngôn từ có hiệu quả cao. Học và làm các bài tập về biện pháp tu từ sẽ giúp các em hiểu được sự thú vị, hấp dẫn, sinh động, cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng cách so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ một sự vật, hiện tượng để học sinh biết được cái hay mà tác giả gởi gắm trong các bài văn, bài thơ. Và giúp các em học sinh nhận diện tốt biện pháp tu từ để từ đó các em ham muốn, thích thú vận dụng vào trong cách nói, cách viết gợi hình, gợi cảm, sinh động và giàu hình ảnh hơn. Tuy nhiên trên thực tế việc nhận diện, phân tích giá trị sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả còn khá hạn chế. Việc xây dựng hệ thống bài tập biện pháp tu từ trong văn miêu tả còn chưa đa dạng về mặt nội dung, giáo viên ít chú trọng việc xây dựng bài tập cho chủ đề này và xem 2 đó là nội dung không quan trọng. Cho nên dẫn đến việc học của sinh học để nhận diện, sử dụng biện pháp tu từ chưa tốt và từ đó trong các bài văn viết của học sinh thường ít sử dụng biện pháp tu từ hoặc có sử dụng thường chưa hay, chưa phù hợp hoặc chưa hiệu quả nên các bài văn của học sinh thường khô khan, câu văn thiếu hình ảnh, đơn điệu, chỉ mang tính liệt kê mô tả. Do đó, để đảm bảo cho việc sử dụng thành thạo tiếng Việt thì cần phải chú trọng tới việc xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5 là việc làm cần thiết, cấp bách, phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt. Xuất phát từ những lí do trên cùng với việc say mê tìm hiểu, nên tôi đã chọn đề tài: “Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng trạng dạy và học biện pháp tu từ trong văn miêu tả tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thanh phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhằ m xây dựng hệ thống bài tập đa dạng, phong phú về biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) trong phân môn Tập làm văn nhằm bồi dưỡng học sinh rèn kỹ năng viết văn miêu tả, góp phần tạo hứng thú học tập, trao đổi kiến thức về tiếng Việt tốt nhất. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Quá trình dạy học biện pháp tu từ trong phân môn Tập làm văn lớp 5. - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, tỉ nh Quảng Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụ ng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5. - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của việc xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5. 3 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu, thu thập, xử lí, chọn lọc và khái quát hóa các thông tin. - Nghiên cứu các vấn đề có liên quan để làm sáng tỏ các thuật ngữ , khái niệm, xây dựng cơ sở khoa học về mặt lí luận cho đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát trong tiết dạy học phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để đánh giá thực trạng, nhận xét quá trình thực nghiệm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp số liệu bằng phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Hỏi, tham khảo ý kiến đóng góp củ a những chuyên gia trong lĩnh vực này như GV hướng dẫn, GV dạy tại lớp 5 ở trường Tiểu học để có định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứ u, góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: xem xét, tổng kết lại kết quả đã thự c nghiệm, từ đó rút ra những kết luận bổ ích cho việc xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5. 5.3. Phương pháp thống kê - Phương pháp thống kê để tổng hợp các tư liệu khảo sát qua bài làm củ a học sinh, tìm ra nhưng lỗi sai để thống kê và phân loại lỗi sai trong việc sử dụ ng biện pháp tu từ so sánh, tu từ nhân hóa. 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Xung quanh vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Nghiên cứu về cơ sở lí luận biện pháp tu từ của tác giả Cù Đình Tú “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng việt” tác giả đã có sự phân tích, phân biệ t các khái niệm đến các đặc điểm chức năng phương tiện biện pháp tu từ và nhữ ng biện pháp tu từ cơ bản của tiếng Việt bằng những dẫn chứng lấy trong tư liệ u ngôn ngữ mới, đa dạng ở tất cả các cấp độ nhất quán, kể cả cấp độ văn bả n. Tuy nhiên, các cơ sở lí luận này chỉ áp dụng nhiều cho việc xây dựng hệ thống bài tập 4 cấp II, cấp III chưa đi sâu vào xây dựng hệ thống bài ở Tiểu học, chưa đưa ra biện pháp tu từ trong văn miêu tả ở Tiểu học. Nghiên cứu về xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt ở Tiểu học có tác giả Trần Mạnh Hưởng “Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học”, tác giả Lê Phương Nga “Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở Tiểu học”. Tác giả Đinh Trọng Lạc (2008) với “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, tác giả đã khẳng định về một số biện pháp tu từ, đồng thờ i cho ta hiểu thêm về cấu tạo của chúng. Cũng như tác giả Đinh Trọng Lạc, các tác giả Cù Đình Tú (1983) với “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, Nguyễ n Thái Hòa (2006) với “Từ điển tu từ - Phong cách thi pháp học, NXB Giáo dụ c Hà Nội” cũng đã nghiên cứu về vấn đề này. Song cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đế n xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5 một cách cụ thể và toàn diện. Điểm qua một số quan điểm và xây dựng bài tập cho học sinh lớ p 5 nói chung, chúng tôi muốn trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu củ a những công trình đi trước, đồng thời trên cơ sở nắm vững những thực trạng dạ y và học Luyện từ và câu ở trường Tiểu học, kết hợp kết quả điều tra, khả o sát bài viết của học sinh, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5 với mong muốn tạo được thuậ n lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học môn tiếng Việt. 7. Đóng góp của đề tài - Về lí luận: Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả lớp 5. - Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng và chỉ ra được nguyên nhân củ a thực trạng chất lượng dạy và học biện pháp tu từ ở lớp 5, tại trường Tiểu họ c Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Xây dựng hệ thố ng bài tập nhằm bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5. 5 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng BPTT so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả lớp 5. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5. Chương 2: Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 6 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIỆ N PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Văn miêu tả 1.1.1.1. Khái niệm văn miêu tả Văn miêu tả có phạm trù tương đối rộng, có rất nhiều quan điể m khác nhau nói về khái niệm văn miêu tả: Theo sách tiếng Việt 4: “Miêu tả là vẽ lại bằng những đặc điểm nổi bật củ a cảnh, của người, của vật giúp người nghe, người đọc có thể hình dung được các đối tượng ấy”. 2, 140 Nhà văn Phạm Hổ thì cho rằng: “Miêu tả là khi đọc lại nhữ ng gì chúng ta biết, người đọc khi thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, mộ t con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi thơm hoa h ay mùi rêu, mìu ẩm mốc,…nhưng đó mới là miêu tả bên ngoài. Còn sự miêu tả bên trong nữ a là miêu tả tâm trạng vui buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cây cỏ”. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho ngườ i khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người”. Miêu tả trong văn học đã được lưu từ thời cổ đại. Đối với các lí thuyế t gia Hy Lạp cổ đại và Phục Hưng, miêu tả luôn được đặt bên cạnh hội họa, hoặ c song song, hoặc có trong sự đối lập. Ở phương đông, quan niệm về vấn đề này cũng gần tương tự. Nhận xét “thi trung hữu họa” thật trùng hợp với công thức nổ i tiếng của Horace: “Thơ ca là một kiểu hội họa”. Càng về sau quan niệm về miêu tả có mở rộng và đổi khác ít nhiều nhưng nó vẫn luôn được giành sự quan tâm của các nhà văn và các nhà nghiên cứu. Có rất nhiều định nghĩa về miêu tả, chúng tôi mượn định nghĩa của Antoine Albarat (1856 – 1925), tương đối ngắ n gọn, có thể đại diện cho nhiều quan điểm khác: “Miêu tả là bức tranh sống độ ng về sự vật. Nó không tính đếm và hơn cả chỉ ra: nó vẽ. Miêu tả là một bức tranh 7 làm cho vật chất trở nên hữu hình. Lý do tồn tại, nỗ lực, tham vọng củ a nó là làm sống dậy. Theo Đào Duy Anh trong Hán việt lại cho rằng: “Miêu tả là lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu diễn chân tướng sự vật. Trong hội họa, các họa sĩ thường dùng đến đường nét, màu sắc để miêu tả sự vật, hiện tượng làm các bức tranh trông y thật. Sự miêu tả trong văn chương có ưu thế riêng so với sự miêu tả bằng màu sắc, đường nét, hội họa. Dùng ngôn ngữ có thể miêu tả sự vật trong một quá trình vận động, có thể tả được những thứ vô hình như âm thanh, tiếng động, hương vị hay tư tưởng thầm kín của con người. Vì vậy trong văn miêu tả, người ta không đưa ra lời nhận xét chung chung hay những đánh giá trừu tượng về một sự vật đại loại như cái xe này xấu, cái bánh kia ngon…Văn miêu tả là một bức tranh vẽ các sự vật, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Nhờ có văn miêu tả, con người có thể lạc vào thế giới của những cảm xúc, những âm thanh, tiếng động, hương vị của những cánh đồng, khu rừng, làng quê,…thấy rõ những tư tưởng, tình cảm của mỗi con người, mỗi sự vật. Đó là những kết tinh của các nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết thu lượm được khi quan sát cuộc sống”. 7, 102 Như vậy, ta có thể hiểu: “Miêu tả là thể loại văn dùng lời có hình ả nh, có cảm xúc làm hiện ra trước mắt người nghe, người đọc một bức tranh cụ thể, sinh động về một người, một cảnh, một vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống, đã làm ta chú ý và có cảm xúc sâu sắc. 1.1.1.2. Đặc điểm miêu tả của văn miêu tả  Văn miêu tả mang tính thông báo, thẩm mĩ, chứa dựng tình cảm của người viết Văn miêu tả chứa đựng tình cảm của người viết. Trong thực tế, mọi sự vậ t, hiện tượng đều có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả. Dù đối tượng của bài văn miêu tả là gì đi chăng nữa thì bao giờ người viết cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cùng gửi vào bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của mình. Trong văn miêu tả sự vật, hiện tượng không đượ c tái hiện theo kiểu “chụp ảnh” hay sao chép một cách máy móc, khô cứng mà là kết 8 quả của sự nhận xét, tưởng tượng đánh giá hết sức phong phú. Nó thể hiệ n cái nhìn, cái quan sát, cách cảm nhận mới mẻ của người viết với đối tượng miêu tả . Cái mới, cái riêng bắt đầu có thể chỉ là những quan sát và kết quả của sự quan sát, sau đó tiến lên thể hiện cái mới, cái riêng trong tư tưởng, tình cảm đối với đối tượng miêu tả. Cùng một đối tượng quan sát nhưng giữa hai người sẽ có cái nhìn, cách cảm nhận, ý nghĩ, cảm xúc khác nhau. Vì vậy mà văn miêu tả bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá nhân, cảm xúc chủ quan của người viết. Đây chính là điể m khác biệt giữa miêu tả trong văn học và miêu tả trong văn khoa học thường mang tính chính xác cao, nhưng lại thiếu cảm xúc, thiếu tâm hồn. Ví dụ: Cùng miêu tả cây cọ nhưng có sự khác biệt giữa miêu tả trong khoa học và trong văn học. Đoạn 1: Miêu tả cây cọ trong văn học “Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Cây non vừa trồi, lá đã xòe sát mặt đất. Lá cọ xòe ra nhiều phiến nhọn, trông xa như rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót mà chẳng thấy bóng chim đâu.” (Trích Rừng cọ quê tôi, Nguyễn Thái Vận) Trong đoạn 1 tác giả đã bộc lộ được tình cảm của mình đối với cây cọ. Dưới ngòi bút của mình tác giả đã tái hiện cây cọ thật quen thuộc, sinh độ ng và gần gũi. Có lúc cây cọ cường tráng, mạnh mẽ tràn đầy sức sống, qua các từ ngữ miêu tả “khỏe khoắn, gió bão không thể quật ngã”, có lúc lại mềm mại, gần gủ i, thân thương như “bàn tay vẫy gọi”. Đoạn 2: Miêu tả cây cọ trong văn khoa học “Cây cọ tàu có tên khoa học là livistona Chinensir R.Br.Ex.Mart cây có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới. Dáng cây đẹp và cao trên 20m, thân hình trụ, thẳng, nhẵn, có nhiều sẹo do lá rụng. Lá xanh xếp đầy đặc ở đỉnh thân hình quạt, chia thùy đều đặn, đầu nhót lại và rũ bóng, màu lục bóng. Cuốn lá dày, dài, có gai lớn, dẹt và cong. Cụm hoa dày đặc có mo lớn bao bọc, cụm 9 hoa phân nhánh 2 – 3 lần. Hoa hình cầu có nhiều cạnh, lưỡng tính. Qủ a thon dài 2cm, gốc có bao hoa còn lại, màu xanh lục lúc chín.” (Trích từ báo khoa học và đời sống) Trong đoạn 2 cây cọ được miêu tả trong cách nhìn khách quan của các nhà khoa học. Chi tiết miêu tả các bộ phận cây cọ được nêu ra đầy đủ nhưng câu văn không trau chút, không chứa đựng tình cảm.  Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình Tính sinh động, tạo hình của văn miêu tả thể hiện ở con người, phong cả nh, sự vật, đồ vật…được miêu tả hiện lên qua từng câu văn, đoạn văn trong từ ng cuộc sống hiện thực khiến người đọc, người nghe như được ngắm nhìn, được sờ, được nghe, được ngửi thấy những gì tác giả đang cảm nhận. Muốn bài văn miêu tả được sinh động thì người viết phải tạo nên được những câu văn, những đoạn văn, bài văn sống động, gây ấn tượng. Điều quan trọng để làm được điều đó, trước hết người viết phải có sự quan sát tỉ mỉ, ghi nhớ những điều mình quan sát được kết hợp với khả năng sử dụng ngôn từ, các biện pháp tu từ mộ t cách khéo léo. Sự sinh động, sáng tạo trong văn miêu tả bao giờ cũng bắt nguồn từ cả m xúc chân thành của người viết. Nhà văn Tố Hữu đã từng viết: “Văn chương là sự sáng tạo, là sự tưởng tượng nhưng đừng có nói dối, dừng bịa đặt những điều mình không nghĩ, không cảm thấy chân thật”. Văn miêu tả không hạn chế trí tưởng tượng, không ngăn cảng sáng tạo cái mới của người viết. Như vậy, văn miêu tả cho phép người viết bịa đặt hay miêu tả một cách tùy tiện, miêu tả thế nào cũng được. Muốn miêu tả đúng, miêu tả hay trước hết cần miêu tả chân thật. Tính chân thật ở đây không chỉ được hiểu trong quan sát và những điều quan sát ấy mà còn hiểu chân thật trong cách cảm nhận, suy nghĩ của người viết. Ví dụ: Từ các làng xóm, từ các ấp trại, từ các túp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng và quai bị, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo 10 xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợ i xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt… (Ngô Tất Tố)  Ngôn ngữ bài văn miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh Khi nhắc đến đặc điểm nổi bậc của văn miêu tả là ngôn ngữ giàu cả m xúc, hình ảnh. Đây là đặc điểm làm nên sự khác biệt, giúp ta phân biệt được văn miêu tả với các thể loại văn khác như văn bản tự sự, văn bản trữ tình hay văn bản nghị luận. Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc bởi trong bài viết cũng đã bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay ý kiến nhận xét, đánh giá hay bình luận của người viết với đối tượng miêu tả. Tình cảm đó có thể là sự yêu mến, yêu quý, thán phục hay sự gắn bó…với đối tượng được miêu tả. Ngôn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết thường sử dụ ng nhiều từ ngữ gợi hình như: tính từ, động từ, từ láy hay biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… Chính điều này đã tạo cho ngôn ngữ trong văn miêu tả có sự uyển chuyển, nhịp nhàng, diễn tả tốt cảm xúc của người viết. Hơn thế nó có tác dụng khắc họa được bức tranh miêu tả sinh động như trong cuộc sống thực. Văn miêu tả phát huy tính tưởng tượng, sự sáng tạo của người viết nhưng dựa trên những đặc điểm, tính chất chân thực như nó vốn có. Một yêu cầu rấ t quan trọng đối với một bài văn miêu tả là phải có những cái phát hiện mới mẻ của người viết về đối tượng miêu tả. Đó chính là sự cảm nhận theo chủ quan củ a mỗi người, và nó làm nên sự khác biệt giữa các bài văn miêu tả. Ví dụ: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lạ i, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khủng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp non là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện rúi rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Theo Vũ Tú Nam 11 1.1.1.3. Kĩ năng làm văn miêu tả “Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc phương tiện nghệ thu ật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc, con người…Muốn miêu tả được ta phải quan sát, tổ chức sắp xếp các chi tiết theo logic, lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu, dựng đoạn một cách có nghệ thuật…cốt để làm nổi bật cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả”. Như vậy, ta hiểu rộng ra: Kĩ năng miêu tả là cách vận dụng thành thạ o các thói quen vào thực tiễn bằng cách sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện nghệ thuật để miêu tả làm cho người khác hình dung cụ thể được sự vật, sự việc, con người… nhằm làm nổi bật cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả. 1.1.2. Biện pháp tu từ 1.1.2.1. Khái niệm biện pháp tu từ Biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tớ i diễn đạt lời hay, ý đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tùy theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ ngữ âm, biệ n pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản. 1.1.2.2. Đặc điểm của biện pháp tu từ Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, việc sử dụng từ ngữ mộ t cách chính xác, minh bạch sẽ đảm bảo cho câu văn của chúng ta trong sáng, dễ hiểu và thực hiệ n tốt chức năng truyền đạt thông tin của chúng. Tuy nhiên ở một cấp độ cao hơn, để tạo cảm xúc và nâng cao khả năng ngôn ngữ lên tầm nghệ thuậ t, chúng ta còn vận dụng một kỹ năng khác gọi là “sử dụng các biện pháp tu từ”. Việc sử dụ ng các BPTT thể hiện khả năng ứng biến linh hoạt trong tư duy và ngôn ngữ của người viết, cũng là biểu hiện của việc nắm vững ngôn ngữ, vận dụng tốt công cụ ngôn ngữ vào biểu đạt các hiện tượng khác nhau. Tu từ cũng chính là một biểu hiện của vẻ đẹp ngôn ngữ mà chúng ta tạo ra trong quá trình tạo lập văn bản. Phải nói rằng không có tu từ (hay không vận dụng thành thạo tu từ ) thì không thể tạo ra những bài thơ, bài văn giàu tính nghệ thuật. Tu từ chính là mộ t trong những nghệ thuật quan trọng nhất của lĩnh vực chữ nghĩa và là linh hồn của “kỹ thuật chữ nghĩa”. 12 1.1.3. Biện pháp tu từ so sánh 1.1.3.1. Khái niệm so sánh Các nhà phong cách học và tu từ học đã đưa ra rất nhiều khái niệm về so sánh. Các khái niệm này tuy trình bày không hoàn toàn giống nhau nhưng nội dung thống nhất ở một số điểm như: là sự đối chiếu các đối tượng, các hình ảnh phải khác loại, cùng có chung những phẩm chất nào đó, so sánh nhằm nhấn mạnh đặc điểm của một đối tượng định nói tới. "So sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác nhau của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng" 4, 145 So sánh là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Đó là cách định nghĩa so sánh nói chung. Trên thực tế tồn tại 2 loạ i so sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lí (so sánh logic), chúng ta cần có sự tách biệ t giữa 2 loại so sánh này. So sánh luận lí là “đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng cùng loạ i vào các quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự khác nhau giữa chúng” Ví dụ: Bạn Hồng học giỏi hơn bạn Lan Ví dụ: Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An, tiếng Việt 3 – tập 1) So sánh bà (sống lâu, tuổi đã cao) như quả chín trên cây đã ngọt (quả đã đến độ già giặn, có giá trị dinh dưỡng cao). So sánh như vậy để cho người đọc suy nghĩ, liên tưởng: Bà có tấm lòng đáng quý, có lợi ích cho đời, đáng nâng niêu và trân trọng. So sánh tu từ là BPTT ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác nhau của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có 13 một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả hình ảnh lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh, tiếng Việt 3 – tập 1) Như vậy điểm khác nhau cơ bản giữa hai kiểu so sánh này là tính hình tượng, tính dị loại (không cùng loại) và tính biểu cảm của sự vật. Ở so sánh luận lí, cái được so sánh và cái so sánh là hai đối tượng cùng loại là mục đích củ a so sánh này là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Còn trong so sánh tu từ, các đối tượng được đưa ra so sánh có thể cùng loại, có thể khác loại. Mục đích của so sánh này là nhằm để diễn tả một cách có hình ảnh đặc điểm của đối tượ ng. Trên thực tế có rất nhiều câu diễn đạt sự so sánh nhưng so sánh tu từ là phải “nhằm diễn tả hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”, tứ c là phép so sánh đó phải đạt đến một hình thức ổn định và có giá trị nội dung nhất định. So sánh các đối tượng cùng loại So sánh đối tượng cùng là con người Ví du: Bác Hòa có thân hình khỏe mạnh, như một bác nông dân. So sánh đối tượng cùng là loài vật Ví dụ: Thân hình của Gia – kun to khỏe, nhanh nhẹn trông như con chó săn. So sánh đối tượng cùng là vật Ví dụ: Cánh hoa hồng mềm mại như giấy lụa 1.1.3.2. Cấu tạo so sánh Xét về mặt cấu tạo, mô hình so sánh đầy đủ gồm 4 yếu tố sau: Sự vật cần mô tả Phương diệ n so sánh Từ so sánh Sự vật để đố i chiếu Nước xanh như (pha) mực Trên thực tế, có nhiều phép so sánh không đầy đủ bốn yếu tố trên. Nó có thể thiếu vắng một hoặc hai yếu tố. 14 Ví dụ 1: Chòng chành như nón không quai Như thuyền không lái như ai không chồng Qua ví dụ 1 chúng ta thấy khuyết sự vật cần so sánh. Dạng so sánh này có rất nhiều trong các thành ngữ so sánh: đông như hộ i, lặng như tơ, ngọt như mía lùi… Ví dụ 2: Qủa dừa – đàn lợn con nằm trên cao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Qua ví dụ 2 ta thấy khuyết từ so sánh. Ví dụ 3: Đây là dòng sông như dòng sữa mẹ - đã khuyết phương diện so sánh. 1.1.3.3. Phân loại biện pháp tu từ so sánh Chúng ta có nhiều căn cứ để chia ra thành các loại biện pháp tu từ như sau:  Căn cứ vào từ ngữ chỉ quan hệ so sánh có thể chia ra các loại so sánh sau đây:  So sánh ngang bằng So sánh ngang bằng thường có từ “như” và có thể đi trước “như” là từ chỉ đặc điểm (cao như, ngon như, đẹp như). Ví dụ: Trăng ơi… từ đâu đến Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. (Trần Đăng Khoa) So sánh ngang bằng không có từ so sánh. Ví dụ: Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao 15 So sánh không ngang bằng có từ so sánh (như, giống như, hệt, y hệt, tự a, bao nhiêu – bấy nhiêu…) Ví dụ: Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm  So sánh hơn So sánh hơn thường có từ “hơn”, sự vật A hơn hẳn B để làm nổi bật vẻ đẹ p hoặc đặc điểm của B Ví dụ 1: “Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng các vai bà cụ nhân đức” Nguyễn Tuân Ví dụ 2: Trăng khuya trăng sáng hơn đèn  So sánh kém So sánh kém thường có từ “chẳng bằng”, “kém xa”, sự vật A kém hẳn sự vật B để làm nổi bật vẻ đẹp hoặc đặc điểm của B. Ví dụ 1: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Theo Trần Quốc Minh Ví dụ 2: Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm” Tố Hữu  So sánh không nhằm xác định hơn, kém 16 Ví du: Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. Ca dao  Căn cứa vào nghĩa các đối tượng được so sánh với nhau có các dạ ng so sánh sau:  Yếu tố được bị so sánh thuộc phạm trù người, yếu tố chuẩ n không thuộc phạm trù người Ví dụ: Bé chạy ra, chạy vào bày cỗ như con kiến vác đất làm tổ, như con chim tha mồi.  Yếu tố được bị so sánh là tâm trạng tình cảm, yếu tố chuẩ n không là trạng thái, tình cảm Ví dụ: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng (Minh Huệ)  Yếu tố được bị so sánh là hành động, yếu tố chuẩn không hành động Ví dụ: Nhanh như cắt  Yếu tố được bị so sánh là sự việc, yếu tố chuẩn không là các sự việc Ví dụ: Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.  Yếu tố được bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù hành động Ví dụ: Tìm em như thể tìm chim  Yếu tố được bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù tình cảm 17 Ví dụ: Thương người như thể thương thân  Yếu tố được bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù sự vật Ví dụ: Trăng tròn như quả bóng Ai vừa tung lên trời. 1.1.3.4. Chức năng của biện pháp tu từ so sánh Biện pháp tu từ so sánh có hai chức năng cơ bản và chủ yếu đó là chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. Chức năng nhận thức của biện pháp so sánh tu từ thể hiện ở chỗ: biệ n pháp so sánh tu từ đêm lại cho con người những hiểu biết hay tri giác mới mẻ , hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng, tính chất, trạng thái,… trong thế giới quan qua hình ảnh so sánh. Chức năng biểu cảm của biện pháp so sánh tu từ thể hiện như sau: qua bấ t kỳ một phép so sánh tu từ nào ta cũng nhận ra sự yêu, ghét, khen, chê, thái độ khẳng định hay phủ định của người nói và đối tượng được miêu tả. Chính chức năng này tạo nên những hình ảnh sinh động, gợi cảm, tạo ra những cách nói mớ i mẻ làm cho diễn đạt trở nên phong phú, uyển chuyển, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói. Đồng thời bằng hình ảnh so sánh đã bộc lộ thái độ, tình cảm, cách nhận xét, đánh giá của tác giả. Như vậy, nhờ có sự so sánh mà chúng ta dễ dàng tri thức về đối tượ ng miêu tả một cách rõ nét hơn, hình ảnh và cụ thể hơn bằng việc công khai đối chiếu hai đối tượng khác nhau đã khơi gợi cho người đọc, người nghe tới một vùng liên tưởng mới tạo nên sự nhận thức mới mẻ và bất ngờ. 1.1.4. Biện pháp tu từ nhân hóa 1.1.4.1. Khái niệm nhân hóa Nhân hóa là một biến thể ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị cho thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải là con người nhằm làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ, tình cảm của mình. 18 Ví dụ: Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước (Hoài Khánh, tiếng Việt 3 – tập 2) 1.1.4.2. Phân loại biên pháp tu từ nhân hóa Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách: - Cách 1: Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hành động của người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là con người. - Cách 2: Coi đối tượng không phải là con người như con ngườ i và tâm tính trò chuyện với những đối tượng ấy. 1.1.4.3. Chức năng của biện pháp nhân hóa Cũng như biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa cơ bản là chức năng nhậ n thức và chức năng biểu cảm. Trước tiên nhân hóa là cách đưa các đối tượ ng không phải con người sang thế giới con người. Khi các đối tượng không phải con người sang được khoác áo con người thì thường tạo nên một không khí mới, sinh động, chúng trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn đối với chúng ta, mở rộng trường liên tưởng… Cho nên bằng biện pháp nhân hóa, người ta có thể bộc lộ tâm tư củ a mình một cách kín đáo. Trong nhiều trường hợp, người nói dùng nhân hóa vừa để miêu tả đối tượng không phải con người, làm phương tiện, làm cái cớ để thể hiện tình cảm riêng, sâu kín của mình. Ví dụ: Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mồi ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ? Câu ca dao nói với nhện, với sao được trích ở trên cho chúng ta thấy đằng sau lời hỏi nhện, nghe sao tha thiết, thoáng hiện lên một nổi buồn nhớ không 19 nguôi giữa cảnh đêm khuya của một tâm hồn…Do đó cả chức năng nhận thứ c và tình cảm, cho nên nhân hóa được sử dụng rộng rãi trong nhiề u phong cách ngôn ngữ khác nhau: khẩu ngữ tự nhiên, trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật… Trong sinh hoạt hằng ngày, ta thường nghe nói: điếu cày kêu (sòng sọc), con đường lượn vòng, đá đổ mồ hôi, cái bụng muốn đi mà cái chân không muốn bước…Trong lời nói nghệ thuật ta thường gặp nhân hóa: giở khóc, gió rên rĩ, trăng chiếu mơ màng, sông thì thầm mấy khúc hùng ca xưa cũ, nước biết chao mình, mây vui đón em, khăn thương nhớ ai, đèn thương nhớ ai… 4, 22 Phép nhân hóa đã góp phần làm cho cuộc sống của văn thơ, cuộc sống củ a chúng ta thêm tươi đẹp, sinh động và thú vị hơn. 1.1.5. Phân môn Tập làm văn lớp 5 1.1.5.1. Vị trí của phân môn Tập làm văn lớp 5 Môn tập làm văn có vị trí rất quan trọng trong việc dạy và học tiếng Việ t. Phân môn Tập làm văn là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợ p các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các môn phân môn khác của tiếng Việt như: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ để giao tiếp. 1.1.5.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn lớp 5 Phân môn TLV giúp cho học sinh rèn các kĩ năng sản sinh văn bả n nói và viết. Ngôn ngữ dưới dạng nói và viết giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tạ i và phát triển xã hội. Chính vì việc hướng dẫn học sinh viết đúng và nói đúng là hế t sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạ y môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng (phân môn có 2 dạ ng là dạng nói và dạng viết do vậy trong quá trình học tập sản phẩm mà học sinh có được là văn bản nói và viết). Trong quá trình sản sinh đó, học sinh không chỉ được cung cấp những kiến thức mà còn được hình thành và phát tri ển các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và các kĩ năng tương ứng. Không chỉ có nh ững kĩ năng chung đó, đối với mỗi loại văn bản khác nhau học sinh còn được rèn luyện một 20 số kĩ năng đặc thù khác nhau. Trong văn miêu tả học sinh c ần có kĩ năng: quan sát, tưởng tượng, dùng từ đặt câu, vận dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật. Tập làm văn góp phần bổ sung mở rộng kiến thức cho học sinh từ đó các em mở mang được tầm nhìn, phát triển tư duy óc sáng tạo. Vì muốn hình thành và phát triển năng lực tư duy thì một trong những điều kiện quan trọng là phải hình thành và phát triển ngôn ngữ vì “ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy” theo C.Mác. Trong quá trình học tập các em sẽ được hình thành các kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, lựa chọn…Vì thế tư duy logic, tổng hợp cũng dần hình thành và phát triển. Qua việc học tập các em trau dồi, được bổ sung kiến thứ c và hình thành những kĩ năng cơ bản, các em sẽ thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt, vẻ đẹp từ những gì đơn giản, gần gũi trong cuộc sống: như vẻ đẹp buổi bình minh, của một đêm trăng tròn… Từ đó bồi dưỡng cho các em sự gắn bó, yêu mế n thiên nhiên, nảy sinh tình yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiế ng Việt. Không những vậy thông qua dạy học các nghi thức lời nói cũng đồng thờ i dạy cách cư sử đối với mọi người cho học sinh như: thái độ lễ phép, lịch sự trong nói năng, giao tiếp, biết xin lỗi, cảm ơn trong các trường hợp cụ thể. 1.1.5.3. Quy trình chung khi làm một bài văn miêu tả  Đọc kĩ đề bài Đọc kĩ đề bài để nắm vững ý nghĩa từng từ, từng câu và tự trả lời 4 câu hỏ i sau: - Đề bài thuộc thể loại văn nào? - Đề bài đòi hỏi chúng ta giải quyết những vấn đề gì? - Phạm vi bài làm đến đâu? - Trọng tâm đề bài ở chỗ nào?  Tìm ý – lập dàn bài Để lập dàn bài cho một bài văn, các em cần đi theo các bước sau: - Bước 1: chuẩn bị một tờ giấy nháp trắng để viết toàn bộ nội dung củ a dàn ý trên cùng một mặt giấy để tiện theo dõi (không nên ghi dàn ý vào 2 mặt của tờ 21 giấy vì như thế sẽ khó khăn quan sát được toàn bộ các ý chính cần có của bài văn). - Bước 2: Ghi sẵn 3 phần lớn của bài văn: 1. Mở bài (MB), 2. Thân bài (TB), 3. Kết luận (KL). Viết phần 1 xong để khoảng cách 2 – 3 dòng rồi mớ i ghi phần 2, phần 3 ghi cuối tờ nháp, chỉ cần 2 – 3 dòng là đủ. Các khoảng trống để ta nhập các ý cần phải có ở mỗi phần vào. - Bước 3: Nhớ lại những đặc điểm về thể loại, nhớ lại đặc điể m dàn bài chung của thể loại, dựa vào ý chính của đề để lập một dàn bài chi tiết cho bài văn mình chuẩn bị viết.  Viết thành một bài văn hoàn chỉnh Đây là bước quan trọng nhất và là khâu khó nhất. Trên cơ sở dàn bài vừ a lập, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần (MB, TB, KL), 3 phầ n này nối tiếp nhau tạo nên một văn bản thống nhất từ đầu đến cuối để giải quyế t vấn đề nêu ra ở đề bài. Khi viết, phải viết từng câu. Nghĩ 2 đến 3 câu liền rồi mớ i viết để các câu đứng cạnh nhau không bị rời rạc về cách diễn đạt ý. Khi đặt lời văn để diễn đạt các ý (đã trình bày ở dạng chi tiết), các em lưu ý diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm và sinh động bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các từ tượng thanh, tượng hình… Ý hay là nhờ ở lời văn rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy chúng ta cần đặt câu đúng ngữ pháp, tránh viết câu quá dài, tạo nên những câu văn có nhiều ý, ý luẩn quẩn, lộn xộn hoặc không rõ ràng. Đặc biệt trong khi trình bày, cần đặt các dấu câu đúng chỗ cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho bài văn của chúng ta trở nên rõ ràng, mạch lạc, quyết định tới 40 thành công của một bài văn. Khi trình bày lưu ý không viết tắc, không viết chữ số, trừ những số về đo lường và ngày, tháng, năm.  Đọc kĩ lại bài văn Sau khi viết cần đọc kĩ lại bài văn để sửa các lỗi về chính tả, dấ u câu, cách dùng từ, diễn đạt ý liên quan đến đề bài Tập làm văn. 22 1.1.6. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 ảnh hưởng đến việc họ c Tập làm văn Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì cấp Tiểu học là bậc học nền tảng, bậ c học cơ sở. Do đó, trong quá trình dạy học nói chung, dạy họ c phân môn TLV nói riêng, giáo viên cần chú ý phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp, phát huy được tính tích cực, tự giác hoạt động học tập của học sinh. Tạo cho các em cơ hộ i chiếm lĩnh tri thức, nắm vững nội dung bài học nhằm tang hiệu quả học tập củ a học sinh. Học sinh lớp 5 có những nét tâm lí khá phức tạp mà giáo viên cần phả i hiểu rõ và nắm bắt tốt để quá trình dạy học trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả cao. Tri giác: bắt đầu mang tính cảm xúc, trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ mạng tính m ục đích, có phương hướng rõ rang. Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xế p công việc nhà, biết làm bài tập từ dễ đến khó,…) Nhận thấy điề u này giáo viên cần thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cự c và chính xác. Tư duy: mang đậm màu sắc cảm xúc và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tính tư duy trừu tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 5 bắt đầu khái quát hóa lí luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp ý ki ến còn sơ đẳng ở phần đông HS. Tưởng tượng: tưởng tượng tái tạo bắt đàu hoàn thiện từ những hình ảnh cụ tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển các giai đoạn cuối tiểu học, trẻ bắt đàu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bở i các cảm xúc, tình cảm, những hình ảnh, sự việc hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Do đó, GV phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ả nh giàu cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mở, thu hút các em vào các hoạt 23 động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thứ c lí tính của mình một cách toàn diện. Chú ý: Trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý củ a mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ có sự nổ lự c vè ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,… Trong sự chú ý của trẻ bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép đẻ làm một việc gì đó và cố gắ n hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. Biết đượ c ddeieuf này GV nên giao cho trẻ những công việc bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giớ i hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuố i tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục của trẻ. 1.2. Cơ sở thực tiễn về việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5 1.2.1. Một số vấn đề về dạy học văn miêu tả ở Tiểu học 1.2.1.1. Văn miêu tả trong trường tiểu học Tập làm văn nhằm giúp học sinh có một năng lực mới: năng lực sả n sinh ngôn bản. Nhờ năng lực này, các em học sinh biết sử dụng tiếng Việ t làm công cụ tư duy sớm và văn miêu tả được dạy ngay từ các lớp đầu cấp Tiểu họ c. Ngay từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Lên đến lớp 4, lớp 5 học sinh được học các kiểu bài: tả đồ vật, tả loài vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người. Trong phân môn Tập làm văn thì văn miêu tả chiếm thời lượng nhiều nhất so với các thể loại văn khác. Sở dĩ văn miêu tả đượ c sử dụng dạy nhiều là do văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí tuổi Tiể u học (các em thích quan sát, nhận xét, tìm tòi, khám phá). Văn miêu tả nuôi dưỡ ng mối quan hệ của các em với thế giới xung quanh, tạo nên sự quan tâm củ a các em với thiên nhiên. Qua đó góp phần giáo dục tình cảm, lòng yêu cái đẹp và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đồng thời học văn miêu tả, giúp các em có điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con ngườ i với thiên nhiên, với xã hội để hình thành những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao 24 thượng, đẹp đẽ…Nội dung dạy học miêu tả ở trường Tiểu học mới chỉ ở mức độ đơn giản, chủ yếu xoay quanh những đề tài quen thuộc, gần gũi với cuộc số ng hằng ngày của các em như: những đồ dùng học tập hằng ngày các em vẫn sử dụng, những con vật gần gũi, những cây cối xung quanh các em, những cảnh vậ t gần gũi các em (như hàng cây, mái trường, con đường, dòng sông). Do đặc thù của các khối lớp không giống nhau nên quy định về nội dung cũng như kỹ năng cần đạt được của thể loại văn miêu tả cũng có sự khác nhau. Ở lớp 2, 3 chủ yếu viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu, dựa trên các câu hỏ i gợi ý, các câu hỏi gợi ý bao quát hết nội dung đề tài. Khi học sinh làm văn, lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý. Các câu hỏi gợi ý bao quát hết nội dung của đề tài. Khi học sinh làm văn, lần lượt trả lời các câu hỏi, mỗi câu trả lời là một câu văn, sắp xếp các câu trả lời theo thứ tự thành đoạn văn. Đến lớp 4, 5 học sinh viết được bài văn dài khoảng 15 đến 20 dòng có bố cục rõ ràng, từ ngữ dùng chính xác, đặt câu đúng. Các câu văn viết mạch lạ c, sáng sủa và phải đảm bảo tính liên kết. Mỗi bài làm văn miêu tả giải quyế t yêu cầu một đề bài. Những đề bài này rất gần gũi và thân thuộc của các em. 1.2.1.2. Vai trò của văn miêu tả ở trường Tiểu học Văn miêu tả là kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương nghệ thuật. Đây là loại văn có tác dụ ng to lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượ ng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng củ a mình, những trang văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ của người đọ c thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC MẦM NON

- -

LÊ THỊ VÂN

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 05 năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài: BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP

TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5

Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân:

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo T.s Bùi Thị Lân, người đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thành cô trong khoa Tiểu học – Mầm non, trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em HS khối lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản đóng tại phường An Xuân, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã giúp tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm sư phạm

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người thân trong gia đình, bạn bè đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và động viên

Do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của các bạn quan tâm

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng Nam, tháng 4 năm 2018

Sinh viên

Lê Thị Vân

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện

pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết

quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu

Quảng Nam, tháng 5 năm 2018

Người thực hiện

Lê Thị Vân

Trang 5

MỤC LỤC

A.MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 2

3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4.Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

7 Đóng góp của đề tài 4

8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5

9 Cấu trúc của đề tài 5

B.NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1.Văn miêu tả 6

1.1.2.Biện pháp tu từ 11

1.1.3.Biện pháp tu từ so sánh 12

1.1.4.Biện pháp tu từ nhân hóa 17

1.1.5.Phân môn Tập làm văn lớp 5 19

1.1.6.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn 22

1.2.Cơ sở thực tiễn về việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5 23

1.2.1.Một số vấn đề về dạy học văn miêu tả ở Tiểu học 23

1.2.2.Cơ sở thực tiễn của việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5 25

Trang 6

CHƯƠNG 2: BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ

TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5 43

2.1 Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp 43

2.1.1 Đảm bảo tính khoa học 43

2.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 43

2.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 43

2.1.4 Đảm bảo tính hấp dẫn, thú vị 43

2.2 Biện pháp xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5 44

2.2.1 Tạo động cơ học văn miêu tả ở học sinh 44

2.2.2.Hướng dẫn học sinh cách quan sát và hiểu rõ từng đối tượng miêu tả

44

2.2.3 Quan sát kết hợp lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả 45

2.2.4 Trau dồi vốn từ cho học sinh trong dạy học văn miêu tả 45

2.2.5 Biện pháp xây dựng bài tập bổ trợ 45

2.3 Các bước hướng dẫn học sinh làm bài văn miêu tả 63

2.3.1 Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả 63

2.3.2 Hướng dẫn học sinh trau dồi vốn từ ngữ 64

2.3.3 Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ 64

2.3.4 Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp tu từ 65

2.4 Cách hướng dẫn giải bài tập 66

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 68

3.1.Mô tả thực nghiệm sư phạm 68

Trang 7

Tổng hợp ý kiến của học sinh về độ khó của các phân môn trong chương trình tiếng Việt lớp 5

Tần suất sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong viết văn

Mức độ sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của học sinh khi làm bài văn miêu tả

38

Bảng 1.9

Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên thường gặp khó khăn trong việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong làm văn miêu tả

38

Bảng 1.10

Đánh giá hệ thống bài tập về biện pháp tu từ trong sách giáo khoa hiện nay

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.2

Tổng hợp ý kiến của học sinh về độ khó của các phân mô trong chương trình tiếng Việt lớp 5

Trang 10

1

A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục Tiểu học được xem là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách học sinh Các môn học trong chương trình luôn là công cụ giúp các em tiếp thu và lĩnh hội những tri thức,

những kinh nghiệm của đời sống xã hội

Cùng với những môn học khác, tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học cũng có những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học một cách sâu sắc và toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu trong phạm vi môn học của mình Tập làm văn là một trong bảy phân môn của chương trình tiếng Việt ở bậc Tiểu học Phân môn Tập làm văn có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy - học tiếng Việt Do đó, ngôn ngữ tiếng Việt không dừng lại ở việc sử dụng đúng, thành thạo mà còn vận dụng ngôn từ các biện pháp nghệ thuật đa dạng, phong phú vào trong hoạt động nói và viết, việc làm cho tiếng Việt trở nên giàu và đẹp hơn Để tiếng Việt trở nên giàu đẹp hơn cần có phương tiện và cần có cách sử dụng biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là những cách phối hợp khéo léo các đơn vị từ vựng có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng Việc xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp người học biết cách sử dụng ngôn từ có hiệu quả cao Học và làm các bài tập về biện pháp tu từ sẽ giúp các em hiểu được sự thú vị, hấp dẫn, sinh động, cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng cách so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ một sự vật, hiện tượng để học sinh biết được cái hay mà tác giả gởi gắm trong các bài văn, bài thơ Và giúp các em học sinh nhận diện tốt biện pháp tu từ để từ đó các em ham muốn, thích thú vận dụng vào trong cách nói, cách viết gợi hình, gợi cảm, sinh động và giàu hình ảnh hơn Tuy nhiên trên thực tế việc nhận diện, phân tích giá trị sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả còn khá hạn chế Việc xây dựng hệ thống bài tập biện pháp tu từ trong văn miêu tả còn chưa đa dạng về mặt nội dung, giáo viên ít chú trọng việc xây dựng bài tập cho chủ đề này và xem

Trang 11

2

đó là nội dung không quan trọng Cho nên dẫn đến việc học của sinh học để nhận diện, sử dụng biện pháp tu từ chưa tốt và từ đó trong các bài văn viết của học sinh thường ít sử dụng biện pháp tu từ hoặc có sử dụng thường chưa hay, chưa phù hợp hoặc chưa hiệu quả nên các bài văn của học sinh thường khô khan, câu văn thiếu hình ảnh, đơn điệu, chỉ mang tính liệt kê mô tả Do đó, để đảm bảo cho việc sử dụng thành thạo tiếng Việt thì cần phải chú trọng tới việc xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5 là việc làm cần thiết, cấp bách, phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt

Xuất phát từ những lí do trên cùng với việc say mê tìm hiểu, nên tôi đã

chọn đề tài: “Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5” để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng trạng dạy và học biện pháp tu từ trong văn miêu tả tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thanh phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhằm xây dựng hệ thống bài tập đa dạng, phong phú về biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) trong phân môn Tập làm văn nhằm bồi dưỡng học sinh rèn kỹ năng viết văn miêu tả, góp phần tạo hứng thú học tập, trao đổi kiến thức về tiếng Việt tốt nhất

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Quá trình dạy học biện pháp tu từ trong phân môn Tập làm văn lớp 5 - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5

- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của việc xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5

Trang 12

3

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu, thu thập, xử lí, chọn lọc và khái quát hóa các thông tin

- Nghiên cứu các vấn đề có liên quan để làm sáng tỏ các thuật ngữ, khái niệm, xây dựng cơ sở khoa học về mặt lí luận cho đề tài

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát trong tiết dạy học phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để đánh giá thực trạng, nhận xét quá trình thực nghiệm

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp số liệu bằng phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Hỏi, tham khảo ý kiến đóng góp của những chuyên gia trong lĩnh vực này như GV hướng dẫn, GV dạy tại lớp 5 ở trường Tiểu học để có định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu, góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: xem xét, tổng kết lại kết quả đã thực nghiệm, từ đó rút ra những kết luận bổ ích cho việc xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5

5.3 Phương pháp thống kê

- Phương pháp thống kê để tổng hợp các tư liệu khảo sát qua bài làm của học sinh, tìm ra nhưng lỗi sai để thống kê và phân loại lỗi sai trong việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, tu từ nhân hóa

6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Xung quanh vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến Nghiên cứu về cơ sở lí luận biện pháp tu từ của tác giả Cù Đình Tú “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng việt” tác giả đã có sự phân tích, phân biệt các khái niệm đến các đặc điểm chức năng phương tiện biện pháp tu từ và những biện pháp tu từ cơ bản của tiếng Việt bằng những dẫn chứng lấy trong tư liệu ngôn ngữ mới, đa dạng ở tất cả các cấp độ nhất quán, kể cả cấp độ văn bản Tuy nhiên, các cơ sở lí luận này chỉ áp dụng nhiều cho việc xây dựng hệ thống bài tập

Trang 13

4

cấp II, cấp III chưa đi sâu vào xây dựng hệ thống bài ở Tiểu học, chưa đưa ra biện pháp tu từ trong văn miêu tả ở Tiểu học

Nghiên cứu về xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt ở Tiểu học có tác giả Trần Mạnh Hưởng “Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học”, tác giả Lê Phương Nga “Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở Tiểu học”

Tác giả Đinh Trọng Lạc (2008) với “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, tác giả đã khẳng định về một số biện pháp tu từ, đồng thời cho ta hiểu thêm về cấu tạo của chúng Cũng như tác giả Đinh Trọng Lạc, các tác giả Cù Đình Tú (1983) với “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, Nguyễn Thái Hòa (2006) với “Từ điển tu từ - Phong cách thi pháp học, NXB Giáo dục Hà Nội” cũng đã nghiên cứu về vấn đề này

Song cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5 một cách cụ thể và toàn diện

Điểm qua một số quan điểm và xây dựng bài tập cho học sinh lớp 5 nói chung, chúng tôi muốn trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu của những công trình đi trước, đồng thời trên cơ sở nắm vững những thực trạng dạy và học Luyện từ và câu ở trường Tiểu học, kết hợp kết quả điều tra, khảo sát bài viết của học sinh, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5 với mong muốn tạo được thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học môn tiếng Việt

7 Đóng góp của đề tài

- Về lí luận: Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả lớp 5

- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng và chỉ ra được nguyên nhân của thực trạng chất lượng dạy và học biện pháp tu từ ở lớp 5, tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Xây dựng hệ thống bài tập nhằm bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5

Trang 14

5

8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng BPTT so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả lớp 5

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm

Trang 15

6

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Văn miêu tả

1.1.1.1 Khái niệm văn miêu tả

Văn miêu tả có phạm trù tương đối rộng, có rất nhiều quan điểm khác nhau nói về khái niệm văn miêu tả:

Theo sách tiếng Việt 4: “Miêu tả là vẽ lại bằng những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người nghe, người đọc có thể hình dung được các đối tượng ấy” [2, 140]

Nhà văn Phạm Hổ thì cho rằng: “Miêu tả là khi đọc lại những gì chúng ta biết, người đọc khi thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi thơm hoa hay mùi rêu, mìu ẩm mốc,…nhưng đó mới là miêu tả bên ngoài Còn sự miêu tả bên trong nữa là miêu tả tâm trạng vui buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cây cỏ”

Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người”

Miêu tả trong văn học đã được lưu từ thời cổ đại Đối với các lí thuyết gia Hy Lạp cổ đại và Phục Hưng, miêu tả luôn được đặt bên cạnh hội họa, hoặc song song, hoặc có trong sự đối lập Ở phương đông, quan niệm về vấn đề này cũng gần tương tự Nhận xét “thi trung hữu họa” thật trùng hợp với công thức nổi tiếng của Horace: “Thơ ca là một kiểu hội họa” Càng về sau quan niệm về miêu tả có mở rộng và đổi khác ít nhiều nhưng nó vẫn luôn được giành sự quan tâm của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Có rất nhiều định nghĩa về miêu tả, chúng tôi mượn định nghĩa của Antoine Albarat (1856 – 1925), tương đối ngắn gọn, có thể đại diện cho nhiều quan điểm khác: “Miêu tả là bức tranh sống động về sự vật Nó không tính đếm và hơn cả chỉ ra: nó vẽ Miêu tả là một bức tranh

Trang 16

7

làm cho vật chất trở nên hữu hình Lý do tồn tại, nỗ lực, tham vọng của nó là làm sống dậy

Theo Đào Duy Anh trong Hán việt lại cho rằng: “Miêu tả là lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu diễn chân tướng sự vật Trong hội họa, các họa sĩ thường dùng đến đường nét, màu sắc để miêu tả sự vật, hiện tượng làm các bức tranh trông y thật Sự miêu tả trong văn chương có ưu thế riêng so với sự miêu tả bằng màu sắc, đường nét, hội họa Dùng ngôn ngữ có thể miêu tả sự vật trong một quá trình vận động, có thể tả được những thứ vô hình như âm thanh, tiếng động, hương vị hay tư tưởng thầm kín của con người Vì vậy trong văn miêu tả, người ta không đưa ra lời nhận xét chung chung hay những đánh giá trừu tượng về một sự vật đại loại như cái xe này xấu, cái bánh kia ngon…Văn miêu tả là một bức tranh vẽ các sự vật, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể Nhờ có văn miêu tả, con người có thể lạc vào thế giới của những cảm xúc, những âm thanh, tiếng động, hương vị của những cánh đồng, khu rừng, làng quê,…thấy rõ những tư tưởng, tình cảm của mỗi con người, mỗi sự vật Đó là những kết tinh của các nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết thu lượm được khi quan sát cuộc sống” [7, 102]

Như vậy, ta có thể hiểu: “Miêu tả là thể loại văn dùng lời có hình ảnh, có cảm xúc làm hiện ra trước mắt người nghe, người đọc một bức tranh cụ thể, sinh động về một người, một cảnh, một vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống, đã làm ta chú ý và có cảm xúc sâu sắc

1.1.1.2 Đặc điểm miêu tả của văn miêu tả

 Văn miêu tả mang tính thông báo, thẩm mĩ, chứa dựng tình cảm của người viết

Văn miêu tả chứa đựng tình cảm của người viết Trong thực tế, mọi sự vật, hiện tượng đều có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả Dù đối tượng của bài văn miêu tả là gì đi chăng nữa thì bao giờ người viết cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cùng gửi vào bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của mình Trong văn miêu tả sự vật, hiện tượng không được tái hiện theo kiểu “chụp ảnh” hay sao chép một cách máy móc, khô cứng mà là kết

Trang 17

8

quả của sự nhận xét, tưởng tượng đánh giá hết sức phong phú Nó thể hiện cái nhìn, cái quan sát, cách cảm nhận mới mẻ của người viết với đối tượng miêu tả Cái mới, cái riêng bắt đầu có thể chỉ là những quan sát và kết quả của sự quan sát, sau đó tiến lên thể hiện cái mới, cái riêng trong tư tưởng, tình cảm đối với đối tượng miêu tả Cùng một đối tượng quan sát nhưng giữa hai người sẽ có cái nhìn, cách cảm nhận, ý nghĩ, cảm xúc khác nhau Vì vậy mà văn miêu tả bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá nhân, cảm xúc chủ quan của người viết Đây chính là điểm khác biệt giữa miêu tả trong văn học và miêu tả trong văn khoa học thường mang tính chính xác cao, nhưng lại thiếu cảm xúc, thiếu tâm hồn

Ví dụ: Cùng miêu tả cây cọ nhưng có sự khác biệt giữa miêu tả trong khoa học và trong văn học

Đoạn 1: Miêu tả cây cọ trong văn học

“Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã Cây non vừa trồi, lá đã xòe sát mặt đất Lá cọ xòe ra nhiều phiến nhọn, trông xa như rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc Mùa xuân chim chóc kéo về từng đàn Chỉ nghe tiếng chim hót mà chẳng thấy bóng chim đâu.”

(Trích Rừng cọ quê tôi, Nguyễn Thái Vận) Trong đoạn 1 tác giả đã bộc lộ được tình cảm của mình đối với cây cọ Dưới ngòi bút của mình tác giả đã tái hiện cây cọ thật quen thuộc, sinh động và gần gũi Có lúc cây cọ cường tráng, mạnh mẽ tràn đầy sức sống, qua các từ ngữ miêu tả “khỏe khoắn, gió bão không thể quật ngã”, có lúc lại mềm mại, gần gủi, thân thương như “bàn tay vẫy gọi”

Đoạn 2: Miêu tả cây cọ trong văn khoa học

“Cây cọ tàu có tên khoa học là livistona Chinensir R.Br.Ex.Mart cây có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới Dáng cây đẹp và cao trên 20m, thân hình trụ, thẳng, nhẵn, có nhiều sẹo do lá rụng Lá xanh xếp đầy đặc ở đỉnh thân hình quạt, chia thùy đều đặn, đầu nhót lại và rũ bóng, màu lục bóng Cuốn lá dày, dài, có gai lớn, dẹt và cong Cụm hoa dày đặc có mo lớn bao bọc, cụm

Trang 18

9

hoa phân nhánh 2 – 3 lần Hoa hình cầu có nhiều cạnh, lưỡng tính Qủa thon dài 2cm, gốc có bao hoa còn lại, màu xanh lục lúc chín.”

(Trích từ báo khoa học và đời sống)

Trong đoạn 2 cây cọ được miêu tả trong cách nhìn khách quan của các nhà khoa học Chi tiết miêu tả các bộ phận cây cọ được nêu ra đầy đủ nhưng câu văn không trau chút, không chứa đựng tình cảm

 Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình

Tính sinh động, tạo hình của văn miêu tả thể hiện ở con người, phong cảnh, sự vật, đồ vật…được miêu tả hiện lên qua từng câu văn, đoạn văn trong từng cuộc sống hiện thực khiến người đọc, người nghe như được ngắm nhìn, được sờ, được nghe, được ngửi thấy những gì tác giả đang cảm nhận Muốn bài văn miêu tả được sinh động thì người viết phải tạo nên được những câu văn, những đoạn văn, bài văn sống động, gây ấn tượng Điều quan trọng để làm được điều đó, trước hết người viết phải có sự quan sát tỉ mỉ, ghi nhớ những điều mình quan sát được kết hợp với khả năng sử dụng ngôn từ, các biện pháp tu từ một cách khéo léo

Sự sinh động, sáng tạo trong văn miêu tả bao giờ cũng bắt nguồn từ cảm

xúc chân thành của người viết Nhà văn Tố Hữu đã từng viết: “Văn chương là sự

sáng tạo, là sự tưởng tượng nhưng đừng có nói dối, dừng bịa đặt những điều mình không nghĩ, không cảm thấy chân thật” Văn miêu tả không hạn chế trí

tưởng tượng, không ngăn cảng sáng tạo cái mới của người viết Như vậy, văn miêu tả cho phép người viết bịa đặt hay miêu tả một cách tùy tiện, miêu tả thế nào cũng được Muốn miêu tả đúng, miêu tả hay trước hết cần miêu tả chân thật Tính chân thật ở đây không chỉ được hiểu trong quan sát và những điều quan sát ấy mà còn hiểu chân thật trong cách cảm nhận, suy nghĩ của người viết

Ví dụ: Từ các làng xóm, từ các ấp trại, từ các túp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng và quai bị, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo

Trang 19

10

xéo Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt… (Ngô Tất Tố)

 Ngôn ngữ bài văn miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh

Khi nhắc đến đặc điểm nổi bậc của văn miêu tả là ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh Đây là đặc điểm làm nên sự khác biệt, giúp ta phân biệt được văn miêu tả với các thể loại văn khác như văn bản tự sự, văn bản trữ tình hay văn bản nghị luận

Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc bởi trong bài viết cũng đã bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay ý kiến nhận xét, đánh giá hay bình luận của người viết với đối tượng miêu tả Tình cảm đó có thể là sự yêu mến, yêu quý, thán phục hay sự gắn bó…với đối tượng được miêu tả

Ngôn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết thường sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình như: tính từ, động từ, từ láy hay biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… Chính điều này đã tạo cho ngôn ngữ trong văn miêu tả có sự uyển chuyển, nhịp nhàng, diễn tả tốt cảm xúc của người viết Hơn thế nó có tác dụng khắc họa được bức tranh miêu tả sinh động như trong cuộc sống thực

Văn miêu tả phát huy tính tưởng tượng, sự sáng tạo của người viết nhưng dựa trên những đặc điểm, tính chất chân thực như nó vốn có Một yêu cầu rất quan trọng đối với một bài văn miêu tả là phải có những cái phát hiện mới mẻ của người viết về đối tượng miêu tả Đó chính là sự cảm nhận theo chủ quan của mỗi người, và nó làm nên sự khác biệt giữa các bài văn miêu tả

Ví dụ: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khủng lồ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi Hàng ngàn búp non là hàng ngàn ánh nến trong xanh Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện rúi rít Ngày hội mùa xuân đấy

Theo Vũ Tú Nam

Trang 20

11

1.1.1.3 Kĩ năng làm văn miêu tả

“Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc, con người…Muốn miêu tả được ta phải quan sát, tổ chức sắp xếp các chi tiết theo logic, lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu, dựng đoạn một cách có nghệ thuật…cốt để làm nổi bật cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả”

Như vậy, ta hiểu rộng ra: Kĩ năng miêu tả là cách vận dụng thành thạo các thói quen vào thực tiễn bằng cách sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện nghệ thuật để miêu tả làm cho người khác hình dung cụ thể được sự vật, sự việc, con người… nhằm làm nổi bật cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả

1.1.2 Biện pháp tu từ

1.1.2.1 Khái niệm biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới diễn đạt lời hay, ý đẹp, biểu cảm, hấp dẫn Tùy theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ ngữ âm, biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản

1.1.2.2 Đặc điểm của biện pháp tu từ

Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, việc sử dụng từ ngữ một cách chính xác, minh bạch sẽ đảm bảo cho câu văn của chúng ta trong sáng, dễ hiểu và thực hiện tốt chức năng truyền đạt thông tin của chúng Tuy nhiên ở một cấp độ cao hơn, để tạo cảm xúc và nâng cao khả năng ngôn ngữ lên tầm nghệ thuật, chúng ta còn vận dụng một kỹ năng khác gọi là “sử dụng các biện pháp tu từ” Việc sử dụng các BPTT thể hiện khả năng ứng biến linh hoạt trong tư duy và ngôn ngữ của người viết, cũng là biểu hiện của việc nắm vững ngôn ngữ, vận dụng tốt công cụ ngôn ngữ vào biểu đạt các hiện tượng khác nhau Tu từ cũng chính là một biểu hiện của vẻ đẹp ngôn ngữ mà chúng ta tạo ra trong quá trình tạo lập văn bản

Phải nói rằng không có tu từ (hay không vận dụng thành thạo tu từ) thì không thể tạo ra những bài thơ, bài văn giàu tính nghệ thuật Tu từ chính là một trong những nghệ thuật quan trọng nhất của lĩnh vực chữ nghĩa và là linh hồn của “kỹ thuật chữ nghĩa”

Trang 21

12

1.1.3 Biện pháp tu từ so sánh

1.1.3.1 Khái niệm so sánh

Các nhà phong cách học và tu từ học đã đưa ra rất nhiều khái niệm về so sánh Các khái niệm này tuy trình bày không hoàn toàn giống nhau nhưng nội dung thống nhất ở một số điểm như: là sự đối chiếu các đối tượng, các hình ảnh phải khác loại, cùng có chung những phẩm chất nào đó, so sánh nhằm nhấn mạnh đặc điểm của một đối tượng định nói tới

"So sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác nhau của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng" [4, 145]

So sánh là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn

Đó là cách định nghĩa so sánh nói chung Trên thực tế tồn tại 2 loại so sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lí (so sánh logic), chúng ta cần có sự tách biệt giữa 2 loại so sánh này

So sánh luận lí là “đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại vào các

quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự khác nhau giữa chúng”

Ví dụ: Bạn Hồng học giỏi hơn bạn Lan Ví dụ:

Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng

(Võ Thanh An, tiếng Việt 3 – tập 1) So sánh bà (sống lâu, tuổi đã cao) như quả chín trên cây đã ngọt (quả đã đến độ già giặn, có giá trị dinh dưỡng cao) So sánh như vậy để cho người đọc suy nghĩ, liên tưởng: Bà có tấm lòng đáng quý, có lợi ích cho đời, đáng nâng niêu và trân trọng

So sánh tu từ là BPTT ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác nhau của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có

Trang 22

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

(Hồ Chí Minh, tiếng Việt 3 – tập 1) Như vậy điểm khác nhau cơ bản giữa hai kiểu so sánh này là tính hình tượng, tính dị loại (không cùng loại) và tính biểu cảm của sự vật Ở so sánh luận lí, cái được so sánh và cái so sánh là hai đối tượng cùng loại là mục đích của so sánh này là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng Còn trong so sánh tu từ, các đối tượng được đưa ra so sánh có thể cùng loại, có thể khác loại Mục đích của so sánh này là nhằm để diễn tả một cách có hình ảnh đặc điểm của đối tượng Trên thực tế có rất nhiều câu diễn đạt sự so sánh nhưng so sánh tu từ là phải “nhằm diễn tả hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”, tức là phép so sánh đó phải đạt đến một hình thức ổn định và có giá trị nội dung nhất định

So sánh các đối tượng cùng loại

So sánh đối tượng cùng là con người

Ví du: Bác Hòa có thân hình khỏe mạnh, như một bác nông dân

So sánh đối tượng cùng là loài vật

Ví dụ: Thân hình của Gia – kun to khỏe, nhanh nhẹn trông như con chó săn

So sánh đối tượng cùng là vật

Ví dụ: Cánh hoa hồng mềm mại như giấy lụa

1.1.3.2 Cấu tạo so sánh

Xét về mặt cấu tạo, mô hình so sánh đầy đủ gồm 4 yếu tố sau: Sự vật cần mô tả Phương diện so

sánh

Từ so sánh Sự vật để đối chiếu

Trên thực tế, có nhiều phép so sánh không đầy đủ bốn yếu tố trên Nó có thể thiếu vắng một hoặc hai yếu tố

Trang 23

14 Ví dụ 1:

Chòng chành như nón không quai Như thuyền không lái như ai không chồng Qua ví dụ 1 chúng ta thấy khuyết sự vật cần so sánh

Dạng so sánh này có rất nhiều trong các thành ngữ so sánh: đông như hội, lặng như tơ, ngọt như mía lùi…

Ví dụ 2:

Qủa dừa – đàn lợn con nằm trên cao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Qua ví dụ 2 ta thấy khuyết từ so sánh

Ví dụ 3: Đây là dòng sông như dòng sữa mẹ - đã khuyết phương diện so sánh

1.1.3.3 Phân loại biện pháp tu từ so sánh

Chúng ta có nhiều căn cứ để chia ra thành các loại biện pháp tu từ như sau:

 Căn cứ vào từ ngữ chỉ quan hệ so sánh có thể chia ra các loại so sánh

sau đây:

 So sánh ngang bằng

So sánh ngang bằng thường có từ “như” và có thể đi trước “như” là từ chỉ đặc điểm (cao như, ngon như, đẹp như)

Ví dụ:

Trăng ơi… từ đâu đến Hay biển xanh diệu kì

Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Trang 24

15

So sánh không ngang bằng có từ so sánh (như, giống như, hệt, y hệt, tựa, bao nhiêu – bấy nhiêu…)

So sánh hơn thường có từ “hơn”, sự vật A hơn hẳn B để làm nổi bật vẻ đẹp hoặc đặc điểm của B

Ví dụ 1: “Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các

diễn viên tuồng chèo vẫn đóng các vai bà cụ nhân đức”

Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Theo Trần Quốc Minh Ví dụ 2:

Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”

Tố Hữu  So sánh không nhằm xác định hơn, kém

Trang 25

16 Ví du:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn hơn cá thịt nói nhau nặng lời

Ví dụ: Bé chạy ra, chạy vào bày cỗ như con kiến vác đất làm tổ, như con chim tha mồi

 Yếu tố được / bị so sánh là tâm trạng tình cảm, yếu tố chuẩn không là trạng thái, tình cảm

Ví dụ:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng

Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

 Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù hành động Ví dụ: Tìm em như thể tìm chim

 Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù tình cảm

Trang 26

17 Ví dụ: Thương người như thể thương thân

 Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù sự vật Ví dụ:

Trăng tròn như quả bóng Ai vừa tung lên trời

1.1.3.4 Chức năng của biện pháp tu từ so sánh

Biện pháp tu từ so sánh có hai chức năng cơ bản và chủ yếu đó là chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm

Chức năng nhận thức của biện pháp so sánh tu từ thể hiện ở chỗ: biện pháp so sánh tu từ đêm lại cho con người những hiểu biết hay tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng, tính chất, trạng thái,… trong thế giới quan qua hình ảnh so sánh

Chức năng biểu cảm của biện pháp so sánh tu từ thể hiện như sau: qua bất kỳ một phép so sánh tu từ nào ta cũng nhận ra sự yêu, ghét, khen, chê, thái độ khẳng định hay phủ định của người nói và đối tượng được miêu tả Chính chức năng này tạo nên những hình ảnh sinh động, gợi cảm, tạo ra những cách nói mới mẻ làm cho diễn đạt trở nên phong phú, uyển chuyển, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói Đồng thời bằng hình ảnh so sánh đã bộc lộ thái độ, tình cảm, cách nhận xét, đánh giá của tác giả

Như vậy, nhờ có sự so sánh mà chúng ta dễ dàng tri thức về đối tượng miêu tả một cách rõ nét hơn, hình ảnh và cụ thể hơn bằng việc công khai đối chiếu hai đối tượng khác nhau đã khơi gợi cho người đọc, người nghe tới một vùng liên tưởng mới tạo nên sự nhận thức mới mẻ và bất ngờ

1.1.4 Biện pháp tu từ nhân hóa

1.1.4.1 Khái niệm nhân hóa

Nhân hóa là một biến thể ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị cho thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải là con người nhằm làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ, tình cảm của mình

Trang 27

Đi từng bước, từng bước

(Hoài Khánh, tiếng Việt 3 – tập 2)

1.1.4.2 Phân loại biên pháp tu từ nhân hóa

Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách:

- Cách 1: Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hành động của người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là con người

- Cách 2: Coi đối tượng không phải là con người như con người và tâm tính trò chuyện với những đối tượng ấy

1.1.4.3 Chức năng của biện pháp nhân hóa

Cũng như biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa cơ bản là chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm Trước tiên nhân hóa là cách đưa các đối tượng không phải con người sang thế giới con người Khi các đối tượng không phải con người sang được khoác áo con người thì thường tạo nên một không khí mới, sinh động, chúng trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn đối với chúng ta, mở rộng trường liên tưởng…

Cho nên bằng biện pháp nhân hóa, người ta có thể bộc lộ tâm tư của mình một cách kín đáo Trong nhiều trường hợp, người nói dùng nhân hóa vừa để miêu tả đối tượng không phải con người, làm phương tiện, làm cái cớ để thể hiện tình cảm riêng, sâu kín của mình

Ví dụ:

Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mồi ai?

Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

Câu ca dao nói với nhện, với sao được trích ở trên cho chúng ta thấy đằng sau lời hỏi nhện, nghe sao tha thiết, thoáng hiện lên một nổi buồn nhớ không

Trang 28

19

nguôi giữa cảnh đêm khuya của một tâm hồn…Do đó cả chức năng nhận thức và tình cảm, cho nên nhân hóa được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau: khẩu ngữ tự nhiên, trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật…

Trong sinh hoạt hằng ngày, ta thường nghe nói: điếu cày kêu (sòng sọc), con đường lượn vòng, đá đổ mồ hôi, cái bụng muốn đi mà cái chân không muốn bước…Trong lời nói nghệ thuật ta thường gặp nhân hóa: giở khóc, gió rên rĩ, trăng chiếu mơ màng, sông thì thầm mấy khúc hùng ca xưa cũ, nước biết chao mình, mây vui đón em, khăn thương nhớ ai, đèn thương nhớ ai… [4, 22]

Phép nhân hóa đã góp phần làm cho cuộc sống của văn thơ, cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, sinh động và thú vị hơn

1.1.5 Phân môn Tập làm văn lớp 5

1.1.5.1 Vị trí của phân môn Tập làm văn lớp 5

Môn tập làm văn có vị trí rất quan trọng trong việc dạy và học tiếng Việt Phân môn Tập làm văn là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các môn phân môn khác của tiếng Việt như: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ để giao tiếp

1.1.5.2 Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn lớp 5

Phân môn TLV giúp cho học sinh rèn các kĩ năng sản sinh văn bản nói và viết Ngôn ngữ dưới dạng nói và viết giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội Chính vì việc hướng dẫn học sinh viết đúng và nói đúng là hết sức cần thiết Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng (phân môn có 2 dạng là dạng nói và dạng viết do vậy trong quá trình học tập sản phẩm mà học sinh có được là văn bản nói và viết) Trong quá trình sản sinh đó, học sinh không chỉ được cung cấp những kiến thức mà còn được hình thành và phát triển các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và các kĩ năng tương ứng Không chỉ có những kĩ năng chung đó, đối với mỗi loại văn bản khác nhau học sinh còn được rèn luyện một

Trang 29

20

số kĩ năng đặc thù khác nhau Trong văn miêu tả học sinh cần có kĩ năng: quan sát, tưởng tượng, dùng từ đặt câu, vận dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật

Tập làm văn góp phần bổ sung mở rộng kiến thức cho học sinh từ đó các em mở mang được tầm nhìn, phát triển tư duy óc sáng tạo Vì muốn hình thành và phát triển năng lực tư duy thì một trong những điều kiện quan trọng là phải hình thành và phát triển ngôn ngữ vì “ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy” theo C.Mác Trong quá trình học tập các em sẽ được hình thành các kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, lựa chọn…Vì thế tư duy logic, tổng hợp cũng dần hình thành và phát triển

Qua việc học tập các em trau dồi, được bổ sung kiến thức và hình thành những kĩ năng cơ bản, các em sẽ thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt, vẻ đẹp từ những gì đơn giản, gần gũi trong cuộc sống: như vẻ đẹp buổi bình minh, của một đêm trăng tròn… Từ đó bồi dưỡng cho các em sự gắn bó, yêu mến thiên nhiên, nảy sinh tình yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt Không những vậy thông qua dạy học các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạy cách cư sử đối với mọi người cho học sinh như: thái độ lễ phép, lịch sự trong nói năng, giao tiếp, biết xin lỗi, cảm ơn trong các trường hợp cụ thể

1.1.5.3 Quy trình chung khi làm một bài văn miêu tả

 Đọc kĩ đề bài

Đọc kĩ đề bài để nắm vững ý nghĩa từng từ, từng câu và tự trả lời 4 câu hỏi sau:

- Đề bài thuộc thể loại văn nào?

- Đề bài đòi hỏi chúng ta giải quyết những vấn đề gì? - Phạm vi bài làm đến đâu?

- Trọng tâm đề bài ở chỗ nào?

 Tìm ý – lập dàn bài

Để lập dàn bài cho một bài văn, các em cần đi theo các bước sau:

- Bước 1: chuẩn bị một tờ giấy nháp trắng để viết toàn bộ nội dung của dàn ý trên cùng một mặt giấy để tiện theo dõi (không nên ghi dàn ý vào 2 mặt của tờ

Trang 30

21

giấy vì như thế sẽ khó khăn quan sát được toàn bộ các ý chính cần có của bài văn)

- Bước 2: Ghi sẵn 3 phần lớn của bài văn: 1 Mở bài (MB), 2 Thân bài (TB), 3 Kết luận (KL) Viết phần 1 xong để khoảng cách 2 – 3 dòng rồi mới ghi phần 2, phần 3 ghi cuối tờ nháp, chỉ cần 2 – 3 dòng là đủ Các khoảng trống để ta nhập các ý cần phải có ở mỗi phần vào

- Bước 3: Nhớ lại những đặc điểm về thể loại, nhớ lại đặc điểm dàn bài chung của thể loại, dựa vào ý chính của đề để lập một dàn bài chi tiết cho bài văn mình chuẩn bị viết

 Viết thành một bài văn hoàn chỉnh

Đây là bước quan trọng nhất và là khâu khó nhất Trên cơ sở dàn bài vừa lập, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần (MB, TB, KL), 3 phần này nối tiếp nhau tạo nên một văn bản thống nhất từ đầu đến cuối để giải quyết vấn đề nêu ra ở đề bài Khi viết, phải viết từng câu Nghĩ 2 đến 3 câu liền rồi mới viết để các câu đứng cạnh nhau không bị rời rạc về cách diễn đạt ý Khi đặt lời văn để diễn đạt các ý (đã trình bày ở dạng chi tiết), các em lưu ý diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm và sinh động bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các từ tượng thanh, tượng hình… Ý hay là nhờ ở lời văn rõ ràng, mạch lạc Vì vậy chúng ta cần đặt câu đúng ngữ pháp, tránh viết câu quá dài, tạo nên những câu văn có nhiều ý, ý luẩn quẩn, lộn xộn hoặc không rõ ràng Đặc biệt trong khi trình bày, cần đặt các dấu câu đúng chỗ cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho bài văn của chúng ta trở nên rõ ràng, mạch lạc, quyết định tới 40% thành công của một bài văn Khi trình bày lưu ý không viết tắc, không viết chữ số, trừ những số về đo lường và ngày, tháng, năm

 Đọc kĩ lại bài văn

Sau khi viết cần đọc kĩ lại bài văn để sửa các lỗi về chính tả, dấu câu, cách dùng từ, diễn đạt ý liên quan đến đề bài Tập làm văn

Trang 31

22

1.1.6 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì cấp Tiểu học là bậc học nền tảng, bậc học cơ sở Do đó, trong quá trình dạy học nói chung, dạy học phân môn TLV nói riêng, giáo viên cần chú ý phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp, phát huy được tính tích cực, tự giác hoạt động học tập của học sinh Tạo cho các em cơ hội chiếm lĩnh tri thức, nắm vững nội dung bài học nhằm tang hiệu quả học tập của học sinh Học sinh lớp 5 có những nét tâm lí khá phức tạp mà giáo viên cần phải hiểu rõ và nắm bắt tốt để quá trình dạy học trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả cao

Tri giác: bắt đầu mang tính cảm xúc, trẻ thích quan sát các sự vật, hiện

tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ mạng tính mục đích, có phương hướng rõ rang Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm bài tập từ dễ đến khó,…) Nhận thấy điều này giáo viên cần thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác

Tư duy: mang đậm màu sắc cảm xúc và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan

hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tính tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 5 bắt đầu khái quát hóa lí luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp ý kiến còn sơ đẳng ở phần đông HS

Tưởng tượng: tưởng tượng tái tạo bắt đàu hoàn thiện từ những hình ảnh cụ

tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển các giai đoạn cuối tiểu học, trẻ bắt đàu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các cảm xúc, tình cảm, những hình ảnh, sự việc hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em Do đó, GV phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh giàu cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mở, thu hút các em vào các hoạt

Trang 32

23

động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn diện

Chú ý: Trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú

ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ có sự nổ lực vè ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,… Trong sự chú ý của trẻ bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép đẻ làm một việc gì đó và cố gắn hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định Biết được ddeieuf này GV nên giao cho trẻ những công việc bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục của trẻ

1.2 Cơ sở thực tiễn về việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5

1.2.1 Một số vấn đề về dạy học văn miêu tả ở Tiểu học

1.2.1.1 Văn miêu tả trong trường tiểu học

Tập làm văn nhằm giúp học sinh có một năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản Nhờ năng lực này, các em học sinh biết sử dụng tiếng Việt làm công cụ tư duy sớm và văn miêu tả được dạy ngay từ các lớp đầu cấp Tiểu học Ngay từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả Lên đến lớp 4, lớp 5 học sinh được học các kiểu bài: tả đồ vật, tả loài vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người Trong phân môn Tập làm văn thì văn miêu tả chiếm thời lượng nhiều nhất so với các thể loại văn khác Sở dĩ văn miêu tả được sử dụng dạy nhiều là do văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí tuổi Tiểu học (các em thích quan sát, nhận xét, tìm tòi, khám phá) Văn miêu tả nuôi dưỡng mối quan hệ của các em với thế giới xung quanh, tạo nên sự quan tâm của các em với thiên nhiên Qua đó góp phần giáo dục tình cảm, lòng yêu cái đẹp và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Đồng thời học văn miêu tả, giúp các em có điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội để hình thành những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao

Trang 33

24

thượng, đẹp đẽ…Nội dung dạy học miêu tả ở trường Tiểu học mới chỉ ở mức độ đơn giản, chủ yếu xoay quanh những đề tài quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em như: những đồ dùng học tập hằng ngày các em vẫn sử dụng, những con vật gần gũi, những cây cối xung quanh các em, những cảnh vật gần gũi các em (như hàng cây, mái trường, con đường, dòng sông)

Do đặc thù của các khối lớp không giống nhau nên quy định về nội dung cũng như kỹ năng cần đạt được của thể loại văn miêu tả cũng có sự khác nhau

Ở lớp 2, 3 chủ yếu viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu, dựa trên các câu hỏi gợi ý, các câu hỏi gợi ý bao quát hết nội dung đề tài Khi học sinh làm văn, lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý Các câu hỏi gợi ý bao quát hết nội dung của đề tài Khi học sinh làm văn, lần lượt trả lời các câu hỏi, mỗi câu trả lời là một câu văn, sắp xếp các câu trả lời theo thứ tự thành đoạn văn

Đến lớp 4, 5 học sinh viết được bài văn dài khoảng 15 đến 20 dòng có bố cục rõ ràng, từ ngữ dùng chính xác, đặt câu đúng Các câu văn viết mạch lạc, sáng sủa và phải đảm bảo tính liên kết Mỗi bài làm văn miêu tả giải quyết yêu cầu một đề bài Những đề bài này rất gần gũi và thân thuộc của các em

1.2.1.2 Vai trò của văn miêu tả ở trường Tiểu học

Văn miêu tả là kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương nghệ thuật Đây là loại văn có tác dụng to lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người Với đặc trưng của mình, những trang văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ của người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn

Đặc điểm tâm lý tuổi Tiểu học là ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính nên rất phù hợp với việc văn miêu tả Thông qua việc viết văn miêu tả sẽ góp giúp các em nuôi dưỡng tình cảm của mình đối với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ… Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống

Trang 34

25

nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội, để khơi gợi những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ

Ở Tiểu học, việc học văn miêu tả góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình phân tích đề, lập dàn ý Trong quá trình sản sinh văn bản cũng giúp học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn Thông qua viết văn miêu tả của học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với đồ vật, cây cối thiên nhiên với con người và vạn vật xung quanh (từ một quyển sách, cây hoa, chú gà trống…) Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em được hình thành

Như vậy, có thể nói rằng văn miêu tả chiếm một vai trò và vị trí quan trọng trong nhà trường Tiểu học Tiếp nối sau chương trình hiện hành, chương trình Tiểu học mới cũng làm cho học sinh làm quen với văn miêu tả ngay từ giai đoạn đầu (lớp 2, 3) và mức độ nâng cao dần ở những giai đoạn sau (lớp 4, 5)

1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5

1.2.2.1 Nội dung chương trình dạy học Tập làm văn lớp 5

Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 bao gồm các kiểu bài sau:

 Nói, viết cuộc sống hằng ngày (văn bản thông thường) gồm 16 tiết: viết báo cáo thống kê, viết đơn, thuyết trình, tranh luận, làm biên bản cuộc họp, làm biên bản một vụ việc, lập chương trình hoạt động, lập chương trình hành động

 Tả cảnh (19 tiết)  Tả người (16 tiết)

Các kiến thức về kĩ năng làm văn lớp 5 được hình thành qua từng bài học của các tuần học như sau:

Bảng 1.1: Nội dung chương trình dạy học Tập làm văn lớp 5

1 - Cấu tạo của bài văn tả cảnh

- Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày) 2 - Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày)

Trang 35

26

- Luyện tập làm báo cáo thống kê

3 - Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên) 4 - Luyện tập về tả cảnh (trường học)

- Kiểm tra viết (tả cảnh)

5 - Luyện tập làm báo cáo thống kê - Trả bài văn tả cảnh

6 - Luyện tập viết đơn

- Luyện tập tả cảnh (sông nước) 7 - Luyện tập tả cảnh (sông nước)

8 - Luyện tập tả cảnh (cảnh địa phương em) - Luyện tập dựng đoạn mở bài, kết bài 9 - Luyện tập thuyết trình tranh luận 10 - Trả bài văn tả cảnh

- Luyện tập làm đơn 11 - Trả bài văn tả cảnh - Luyện tập làm đơn

12 - Cấu tạo của bài văn tả người

- Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết)

13 - Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) 14 - Làm biên bản cuộc họp

- Luyện tập làm biên bản cuộc họp 15 - Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) 16 - Kiểm tra viết (Tả người)

- Làm biên bản một vụ việc 17 - Ôn luyện về viết đơn

- Trả bài văn tả người

19 - Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài) 20 - Viết bài văn tả người

- Lập chương trình hoạt động

Trang 36

27

21 - Lập chương trình hoạt động - Trả bài văn tả người

22 - Ôn tập về văn kể chuyện - Viết bài văn kể chuyện 23 - Lập chương trình hành động

- Trả bài văn kể chuyện 24 - Ôn tập về tả đồ vật 25 - Viết bài văn tả đồ vật

- Luyện viết lời thoại 26 - Luyện viết lời thoại - Trả bài văn tả đồ vật 27 - Ôn tập về tả cây cối

- Viết bài văn tả cây cối 28 - Luyện viết lời thoại

- Trả bài văn tả cây cối 29 - Ôn tập về tả con vật

- Viết bài văn tả con vật 31 - Ôn tập về tả cảnh 32 - Trả bài văn tả con vật

- Viết bài văn về tả cảnh 33 - Ôn tập về văn tả người - Trả bài văn về tả cảnh 34 - Viết bài văn tả người 35 - Trả bài văn tả người

Qua nội dung ở bảng 1.1 ta thấy được văn miêu tả giữ vị trí rất quan trọng trong chương trình Tập làm văn Văn miêu tả giúp các em nuôi dưỡng mối quan hệ của các em với thế giới xung quanh, tạo nên sự quan tâm của các em tới thiên nhiên cuốc sống Qua đó góp phần phát triển tình cảm, lòng yêu cái đẹp và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ Hơn nữa, học văn miêu tả giúp cho học sinh có thêm

Trang 37

28

điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, giữa ngôn ngữ và cuộc sống, con người và thiên nhiên, xã hội để hình thành những hình tượng cao thượng và đẹp đẽ

Đối tượng và chủ đề của văn miêu tả ở lớp 5 chủ yếu xoay quanh những chủ đề quen thuộc, gần gũi của cuộc sống hằng ngày của các em như: những đồ dùng học tập, những cây cối trong sân trường, trên đường phố, hay trong khu vườn nhà các em, hay chính những người thân trong gia đình các em

Hiện nay, phần văn miêu tả lớp 5 được đưa vào dạy học trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt 5 theo hai kiểu bài chính, đó là tả cảnh và tả người Thời gian dành cho mỗi kiểu bài như sau: tả người 14/68 tiết (chiếm 20.6%), tả cảnh 19/68 tiết (chiếm 27.9%) và còn lại thuộc phần ôn tập 10/68 tiết (chiếm 14.7%) Như vậy phần văn miêu tả ở lớp 5 nói chung, hai kiểu bài chính tả cảnh và tả người nói riêng được giành hơn 60% thời lượng trong năm học, nhằm giúp học sinh luyện tập và làm bài tốt hơn Điều này giúp học sinh có nhiều thời gian quan sát, tiếp nhận kiến thức và hình thành kỹ năng làm một bài văn miêu tả hay, sinh động, sáng tạo, giàu hình ảnh và cảm xúc Tất cả các tiết học đều có kỹ năng làm văn, nghĩa là chương trình Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng đã chú trọng đến vấn đề bồi dưỡng kỹ năng thực cho học sinh

1.2.2.2 Thực trạng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5

a Mục đích điều tra

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, bước đầu chúng tôi tìm hiểu thực trạng dạy và học về việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả của học sinh lớp 5, từ đó làm căn cứ thực tiễn để xây dựng hệ thống bài tập nhằm bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5

b Đối tượng điều tra

Trong phạm vi của đề tài, đối tượng mà chúng tôi tiến hành điều tra những GV đang trực tiếp chủ nhiệm các lớp 5 và HS lớp 5/5 và lớp 5/6 của trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Trang 38

29 c Nội dung điều tra

Về phía học sinh

Chúng tôi tiến hành điều tra học sinh bằng phiếu điều tra (Phụ lục 1) gồm 7 câu hỏi xoay quanh kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong viết văn miêu tả và mức độ sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa của học sinh lớp 5

Nội dung điều tra gồm 4 vấn đề:

Vấn đề 1: Tìm hiểu nhận thức của học sinh về các phân môn dạy học tiếng Việt trong chương trình lớp 5

Vấn đề 2: Tìm hiểu những khó khăn khi viết văn miêu tả

Vấn đề 3: Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong viết văn miêu tả

Vấn đề 4: Tìm hiểu năng lực sử dụng các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong làm văn miêu tả của học sinh

Về phía giáo viên

Chúng tôi tiến hành điều tra giáo viên bằng phiếu điều tra (Phụ lục 2) gồm 7 câu hỏi xoay quanh kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh trong dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Nội dung gồm 4 chủ đề

Vấn đề 1: Tìm hiểu về nội dung mà giáo viên cho là khó dạy nhất khi dạy môn tiếng Việt lớp 5

Vấn đề 2: Tìm hiểu năng lực của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của học sinh khi làm văn miêu tả

Vấn đề 3: Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên khi dạy về văn miêu tả và việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi làm văn miêu tả

Vấn đề 4: Tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập sử dụng các biện pháp tu từ trong làm văn miêu tả

d Phương pháp điều tra

Nhằm đạt được mục đích điều tra đã đề ra, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau:

Trang 39

30

Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra các nội dung soạn thảo ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã nêu với tổng số phiếu phát ra dành cho giáo viên là 6 phiếu và dành cho học sinh là 70 phiếu, số phiếu thu vào bằng số phiếu phát ra

Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp chúng tôi đã sử dụng nhằm thu thập những ý kiến của giáo viên về việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả nhằm bổ sung ý kiến cho vấn đề nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Với mục đích tìm hiểu các nội dung phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên, hoạt dộng của học sinh và một số hoạt động có liên quan của giáo viên trên lớp nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan cho kết quả điều tra

Phương pháp thống kê số học để phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo e Kết quả điều tra

Về phía học sinh

Nội dung 1: Nhận thức của học sinh và độ khó của các phân môn trong chương trình tiếng Việt lớp 5

Bảng 1.2: Tổng hợp ý kiến của học sinh về độ khó của các phân môn trong chương trình tiếng Việt lớp 5

Trang 40

31

Biểu đồ 1.2: Tổng hợp ý kiến của học sinh về độ khó của các phân môn

trong chương trình tiếng Việt lớp 5

Dựa vào kết quả điều tra ở bảng 1.2 và biểu đồ 1.2 cho thấy có 5.7 % học sinh cho rằng phân môn Tập đọc là nội dung khó học nhất, 8.6% học sinh cho rằng phân môn Chính tả là nội dung khó dạy nhất, 20% học sinh cho rằng nội dung Luyện từ và câu khó học nhất, 65.7% học sinh cho rằng nội dung Tập làm văn khó dạy nhất Như vậy phần lớn học sinh nhận thấy rằng phân môn Tập làm văn là khó học nhất trong 5 phân môn

Nội dung 2: Tìm hiểu về khó khăn khi viết văn miêu tả

Bảng 1.3: Độ khó khi viết văn miêu tả của học sinh

Ngày đăng: 28/04/2024, 20:50

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan