Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

22 0 0
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, tiểu luận Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, luật thương mại, luật doanh nghiệp, bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, pháp nhân thương mại

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEOQUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tếHọc phần: Luật Hình sự

Giảng viên phụ trách học phần: ThS Trần Văn HảiSINH VIÊN THỰC HIỆN:

MÃ SINH VIÊN:

LỚP CHUYÊN NGÀNH:

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021

Số phách

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEOQUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Giảng viên phụ trách: ThS Trần Văn Hải

Giảng viên chấm 1

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Giảng viên chấm 2

(Ký và ghi rõ họ và tên)

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021

Số phách

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để thực hiện bài tiểu luận, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô và nhà trường Lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn đến trường Đại học Luật – Đại học Huế, nơi đã luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện vật chất để một sinh viên năm nhất như em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này Em xin cám ơn quý thầy, cô giảng viên đã giảng dạy tận tình và cung cấp cho em những kiến thức pháp lý bổ ích Đó không chỉ là nền tảng kiến thức để em có thể thực hiện tốt bài tiểu luận mà còn là hành trang theo em suốt những năm tháng về sau.

Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Trần văn Hải – Giảng viên Khoa Luật Hình sự – Trường Đại học Luật – Đại học Huế người đã trực tiếp truyền đạt kiến thức cũng như hỗ trợ tận tình cho em trong suốt quá trình tiếp cận với học phần Luật Hình sự mà mình đam mê.

Dù có nhiều cố gắng song với điều kiện thời gian không cho phép, kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu chưa cao, bài tiểu luận không thể tránh khỏi thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp, đánh giá của quý thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Nhân đây, em xin chúc quý thầy cô hạnh phúc, sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy.

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

1.Tính cấp thiết của đề tài 2

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.Phương pháp nghiên cứu: 4

5.Kết cấu của tiểu luận 4

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 5

1.1 Khái quát trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại 5

1.1.1 Khái niệm pháp nhân thương mại 5

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại 51.2 Các quy định của pháp luật hình sự liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại 6

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP 8

1.Thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam 8

2.Một số vướng mắc, bất cập trong quy định, thực tiễn 13

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ PHÁP LUẬT, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 15

1.Kiến nghị hoàn thiện về pháp luật 15

2.Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng 16

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 5

A MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong một xã hội văn minh, phát triển liên tục theo từng ngày thì việc quản lý nhà nước bằng pháp luật là một điều tất yếu, khách quan đối với việc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Và tất nhiên, một nước không có pháp luật thì khó có thể ổn định và phát triển một cách thịnh vượng, nó như là một công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, một bộ phận không thể thiếu trên con đường phát triển và đảm bảo sự ổn định cho mỗi quốc gia

Theo quan niệm truyền thống, pháp luật hình sự Việt Nam chỉ coi chủ thể của tội phạm là các cá nhân người phạm tội và chỉ đặt ra trách nhiệm hình sự đối với cá nhân Song, xã hội phát triển, trong nền kinh tế thị trường không ít tổ chức kinh tế (pháp nhân thương mại) vì chạy theo lợi nhuận đã có sự thông đồng thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật mang tính chất tội phạm Dựa trên thực tiễn đó, Nhà nước ta đã có những bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp của Việt Nam ta Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) lần đầu tiên quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại Đây là bước phát triển mang tính đột phá trong tư duy lập pháp ở Việt Nam ta

Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có những tác động tích cực đến việc phòng chống tội phạm, giúp nước ta bảo vệ sự ổn định xã hội và là bước đệm to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền con người, quyền công dân Tuy nhiên, trong một xã hội ngày càng phát triển, giá trị của đồng tiền ngày càng được đẩy lên cao làm cho tỉ lệ tội phạm gia tăng về cả số lượng cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm, nổi lên loại tội phạm do pháp nhân thực hiện đặc biệt là trong các lĩnh vực như trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu, … hoặc vì lợi ích cục bộ, lợi nhuận rồng mà bỏ qua các biện pháp mà pháp luật đòi hỏi, bắt buộc phải có trong việc bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế của toàn xã hội nói chung cũng như của nhân dân lao động nói riêng

Trang 6

Thực tế cho thấy, việc lấy danh nghĩa pháp nhân làm bia đỡ đạn để phạm tội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao Theo đó, thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua đã biểu hiện rõ sự bất cập, kém hiệu quả của cơ chế xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân thương mại Mặc dù việc đó có ưu điểm là nhanh chóng, kịp thời nhưng lại thiếu đi tính chuyên nghiệp, minh bạch và không giải quyết triệt đề quyền lợi của người dân bị thiệt hại mà họ phải chứng minh để yêu cầu bồi thường thiệt hại Vì vậy, nếu trong trường hợp chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân là không công bằng và hơn nữa, có nhiều trường hợp rất khó để xác định người cụ thể phải chịu trách nhiệm để xử lý hình sự Từ đó cho thấy việc Bộ luật Hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa nghị quyết của Đảng và Hiếp pháp năm 2013, ban hành những quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Đây sẽ là một công cụ sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, từ đó ngày một ổn định xã hội, phát triển kinh tế, giúp đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển

Cho nên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

thương mại theo quy định của pháp luật hình sự việt nam”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1.Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá về mặt lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với pháp nhân thương mại, đánh giá thực tiễn, chỉ ra những vướng mắc, bất cập về mặt pháp luật và những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến việc áp dụng.

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, làm rõ khái niệm, đặc điểm của pháp nhân thương mại và trách

nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Hai là, nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự, các chế định

liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Trang 7

Ba là, phân tích đánh giá thực tiễn áp dụng và những vướng mắc, bất

Bốn là, nêu một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, kiến nghĩ nâng cao

hiệu quả áp dụng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1.Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu các quan điểm trong công trình nghiên cứu, các quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, các vụ việc về pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo các quy định của pháp luật hình sự, một số tội phạm quy định trong BLHS năm 2015

Về địa bàn nghiên cứu: Việt Nam

Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2019 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, nội dung tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1 Quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

thương mại và các chế định liên quan

Chương 2 Thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam và những vướng mắc, bất cập.Chương 3 Kiến nghị hoàn thiện về pháp luật, kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng.

B NỘI DUNG

Trang 8

CHƯƠNG 1

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNHSỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN1.1.Khái quát trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1.1.1 Khái niệm pháp nhân thương mại

Đầu tiên, pháp nhân là gì? Pháp nhân được quy định tại khoản 1 Điều 74

BLDS năm 2015 như sau: “1 Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau: Pháp nhân là một tổ

chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chínhtrị, xã hội, … theo quy định của pháp luật

Vậy, pháp nhân thương mại là như thế nào? Pháp nhân thương mại là pháp

nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên1.

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ

phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội,chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp)và chịu mang án tích2.

Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại: Trách nhiệm

hình sự của pháp nhân thương mại là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quảpháp lý bất lợi mà pháp nhân thương mại phải gánh chịu trước nhà nước, do pháp

1 Khoản 1 Điều 75 BLDS 2015

2 Nguồn: https://luatminhkhue.vn/trach-nhiem-hinh-su-la-gi -quy-dinh-phap-luat-ve-trach-nhiem-hinh-su.aspx

Trang 9

nhân đó thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà những hành vi này đượcquy định là tội phạm trong pháp luật hình sự.3

1.2.Các quy định của pháp luật hình sự liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Theo BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

- Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.4

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra5.

Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điềukiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.6

3 Nguồn: http://asvlaw.net/trach-nhiem-hinh-su-doi-voi-phap-nhan-thuong-mai-pham-toi/4 Khoản 2 Điều 2 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

5 Khoản 2 Điều 3 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Trang 10

Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tạimột trong các điều: 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209,

210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này7 Và những quy định khác đối với pháp nhân thương mại tại Chương XI của Bộ luật Hình sự năm 2015

Các loại hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhânthương mại phạm tội

1 Các loại hình phạt

Hệ thống hình phạt áp dụng cho pháp nhân bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung:

Hình phạt chính bao gồm: Phạt tiền (Điều 77), đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 78), đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 79)

Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (Điều 80); cấm huy động vốn (Điều 81), phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.

2 Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội là những biện pháp hình sự được Tòa án áp dụng kèm theo hình phạt, bổ sung cho hình phạt Nó có ý nghĩa thực tiễn không kém phần hình phạt được áp dụng, vì nó được bảo đảm thi hành bằng bản án, vì vậy cần có các biện pháp tư pháp để bổ sung, bảo đảm tính toàn diện của vụ án và bảo đảm tính răn đe.

Các biện pháp tư pháp được chia thành các nhóm:

- Nhóm các biện pháp tư pháp nhằm bảo đảm thực hiện thủ tục hình sự,nhằm xử lý vật chứng, tài sản liên quan đến vụ án gồm: Biện pháp tịch

thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 47) và Biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiện hại buộc công khai xin lỗi (Điều 48

- Nhóm các biện pháp khắc phục hậu quả của tội phạm:

+ Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

7 Điều 76 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Trang 11

+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.

+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi loại bỏ yếu tố vi phạm

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh

1 Thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam

Trên thực tế, việc pháp nhân thương mại bị xử lý trách nhiệm hình sự rất hiếm khi xảy ra Kể từ lúc BLHS năm 2015 quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, qua quá trình tìm hiểu tác giả xin đưa ra hai vụ việc liên

quan đến khởi tố pháp nhân thương mại Thứ nhất, đó là vụ nhái nhãn hiệu Bia

Sài Gòn.Vụ án này đã đặt một dấu mốc quan trọng trong việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, tạo bước tiến lớn trong việc áp dụng quy định của BLHS về trách nhiệm của pháp nhân thương mại vào lịch sử Cụ thể, vụ việc xảy ra như sau:

Ngày đăng: 28/04/2024, 16:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan