Skkn ngữ văn ct 2018

61 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Skkn ngữ văn ct 2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trên thế giới, từ những năm gần giữa thế kỉ XX, Deway – nhà giáo dục Mĩ đã đề ra tư tưởng: dạy học là giao việc cho học sinh “làm” chứ không phải giao vấn đề cho học sinh “học”; còn Tsunesaburo Makiguchi – một nhà cải cách giáo dục Nhật Bản cũng cho rằng: truyền đạt tri thức – không phải và không bao giờ là mục đích của giáo dục. Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh. Giáo dục được xem như là quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động nhận thức để tự phát triển. Vì vậy, một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục là đào tạo những giáo viên có thể làm những người hướng dẫn có hiệu quả cho học sinh khi học tập chứ không phải là những người truyền thụ “những mảnh tri thức chết”. Người thầy phải thôi nhồi nhét tri thức cho học sinh và phải hướng dẫn họ tự nỗ lực khai tâm cho mình. ( Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Ngữ văn – trang 90) . Trong nước, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29 – NQ- TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học, từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Điều này được thể hiện rõ nét trong Chương trình GDPT 2018 được Bộ giáo dục ban hành theo thông tư 32/2018/TTBGDĐT. Năm học 2022 -2023, cấp THPT thực hiện đổi mới chương trình sách giáo lớp 10. Khóa học sinh này, ở cấp trung học cơ sở, cụ thể là lớp 9 năm học 2021-2022, các em vẫn học theo chương trình cũ (GDPT 2006). Mà quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là theo định hướng nội dung, dạy học theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng. Sách giáo khoa chỉ thống nhất duy nhất một bộ trong cả nước và vẫn được coi là “nguồn kiến thức”, căn cứ để dạy học, kiểm tra, đánh giá, thi cử. Về cơ bản, Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đã có sự đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực nhưng vẫn còn nặng về trang bị kiến thức và kĩ năng làm bài tập theo yêu cầu thi cử nên việc dạy và học vẫn còn mang tính chất truyền thụ tri thức. Tuy nhiên, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lại được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất nên đòi hỏi đổi mới đồng bộ, toàn diện từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Mục tiêu Chương trình 2018 là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Đồng thời thực hiện Nghị quyết 88/214/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thì sách giáo khoa trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ được coi là "học liệu" tham khảo để tổ chức hoạt động dạy học; dạy học theo nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình; mỗi môn học có 3 bộ sách giáo khoa (Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều) nhằm thực hiện mục tiêu chuyển từ "truyền thụ kiến thức" sang dạy học "phát triển năng lực". Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy" sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh. Thực hiện hiệu quả hơn, triệt để hơn yêu cầu về phương pháp dạy học "học qua làm". Còn học sinh ngoài học theo nội dung, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng kiến thức, tham gia các hoạt động để vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Như vậy, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 coi việc hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh là mục đích then chốt. Do đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra thách thức không nhỏ cho cả người dạy và người học, buộc cả giáo viên và học sinh phải thay đổi phương pháp để việc dạy và học đạt hiệu quả cao.

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾNI ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Trên thế giới, từ những năm gần giữa thế kỉ XX, Deway – nhà giáo dục Mĩ đã đề ra tư tưởng: dạy học là giao việc cho học sinh “làm” chứ không phải giao vấn đề cho học sinh “học”; còn Tsunesaburo Makiguchi – một nhà cải cách giáo dục Nhật Bản cũng cho rằng: truyền đạt tri thức – không phải và không bao giờ là mục đích của giáo dục Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh Giáo dục được xem như là quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động nhận thức để tự phát triển Vì vậy, một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục là đào tạo những giáo viên có thể làm những người hướng dẫn có hiệu quả cho học sinh khi học tập chứ không phải là những người truyền thụ “những mảnh tri thức chết” Người thầy phải thôi nhồi nhét tri thức cho học sinh và phải hướng dẫn họ

tự nỗ lực khai tâm cho mình ( Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trunghọc phổ thông môn Ngữ văn – trang 90)

Trong nước, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29 – NQ- TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học, từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh Điều này được thể hiện rõ nét trong Chương trình GDPT 2018 được Bộ giáo dục ban hành theo thông tư 32/2018/TTBGDĐT.

Trang 2

Năm học 2022 -2023, cấp THPT thực hiện đổi mới chương trình sách giáo lớp 10 Khóa học sinh này, ở cấp trung học cơ sở, cụ thể là lớp 9 năm học 2021-2022, các em vẫn học theo chương trình cũ (GDPT 2006) Mà quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là theo định hướng nội dung, dạy học theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng Sách giáo khoa chỉ thống nhất duy nhất một bộ trong cả nước và vẫn được coi là “nguồn kiến thức”, căn cứ để dạy học, kiểm tra, đánh giá, thi cử Về cơ bản, Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đã có sự đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực nhưng vẫn còn nặng về trang bị kiến thức và kĩ năng làm bài tập theo yêu cầu thi cử nên việc dạy và học vẫn còn mang tính chất truyền thụ tri thức Tuy nhiên, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lại được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất nên đòi hỏi đổi mới đồng bộ, toàn diện từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Mục tiêu Chương trình 2018 là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại Đồng thời thực hiện Nghị quyết 88/214/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thì sách giáo khoa trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ được coi là "học liệu" tham khảo để tổ chức hoạt động dạy học; dạy học theo nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình; mỗi môn học có 3 bộ sách giáo khoa (Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều) nhằm thực hiện mục tiêu chuyển từ "truyền thụ kiến thức" sang dạy học "phát triển năng lực" Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy" sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh Thực hiện hiệu quả hơn, triệt để hơn yêu cầu về phương pháp dạy học "học qua làm" Còn học sinh ngoài học theo nội dung, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng kiến thức, tham gia các

Trang 3

hoạt động để vận dụng kiến thức vào thực tiễn Như vậy, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 coi việc hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh là mục đích then chốt Do đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra thách thức không nhỏ cho cả người dạy và người học, buộc cả giáo viên và học sinh phải thay đổi phương pháp để việc dạy và học đạt hiệu quả cao.

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở cấp trung học phổ thông, Ngữ văn là một trong 6 môn học bắt buộc Điều đó đã khẳng định vị trí, tầm quan trọng của việc dạy và học bộ môn trong trường phổ thông Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,… Chương trình môn Ngữ văn 2018 coi việc hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh là mục đích then chốt Đối với môn Ngữ văn, năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ là những năng lực chuyên biệt cần đạt được Về phương pháp giáo dục là phương pháp dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh, chú trọng thực hành, trải nghiệm Với các năng lực chuyên biệt, định hướng về phương pháp giáo dục để hình thành, phát triển cho học sinh được trình bày cụ thể theo các mạch: dạy đọc, dạy viết, dạy nói và nghe Trong đó, mục đích chủ yếu của dạy học đọc trong trường phổ thông là giúp học sinh biết đọc và tự đọc được văn bản; thông qua đó mà bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất, nhân cách học sinh Đối tượng gồm có văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin Mỗi kiểu văn bản có một đặc điểm riêng, vì vậy cần có cách dạy đọc hiểu văn bản phù hợp, phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc Còn với dạy viết thì mục đích là rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất và phát triển nhân cách học sinh Vì thế khi dạy viết, giáo viên chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục

Trang 4

Về kiểm tra, đánh giá, nếu chương trình Ngữ văn 2006 trong kiểm tra, đánh giá, cấu trúc đề thi vẫn dành 50 % tổng điểm toàn bài cho câu nghị luận văn học là văn bản trong sách giáo khoa thì chương trình 2018 cả 100 % điểm là kiến thức nằm ngoài sách giáo khoa nhằm góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, tư duy sáng tạo cho học sinh Do vậy, dạy học Ngữ văn cần bám sát vào đặc trưng thể loại, để từ việc đọc - hiểu một tác phẩm văn học trong chương trình, học sinh có năng lực để đọc hiểu và viết bài văn phân tích những tác phẩm khác cùng thể loại nằm ngoài chương trình, tránh hiện tượng giáo viên dạy theo lối truyền thụ, đọc chép, yêu cầu học sinh học thuộc và làm theo “văn mẫu” khiến học sinh lúng túng không biết cách triển khai khi gặp một văn bản lạ trong đề thi

Mặt khác, tại đơn vị tôi công tác, cụ thể là trường trung học phổ thông Quất Lâm – một ngôi trường sinh sau, đẻ muộn, lân cận những trường có bề dày thành tích thì việc thu hút học sinh khá giỏi thi vào trường không phải là dễ dàng Hầu hết, trong các năm chất lượng Tuyển sinh vào 10 đều rất thấp Điều đó có nghĩa là, đối tượng áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của trường trung học phổ thông Quất Lâm đại đa số là những học sinh không chỉ quen với phương pháp học thụ động “đọc – chép” mà còn có lực học từ yếu, trung bình đến khá, có mức độ nhận thức hạn chế Bởi vậy, để giúp các em thay đổi phương pháp học từ “thụ động” sang “tích cực, chủ động” buộc giáo viên phải thay đổi tư duy, thay đổi phương pháp từ “truyền thụ tri thức” sang “rèn kĩ năng” để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Bản thân mỗi giáo viên Ngữ văn, ngoài năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề, để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục còn cần phải từng bước đổi mới, lựa chọn cho mình phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.

Trên đây là những lí do thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi và đi đến lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học Ngữ văn 10 Chương trình giáo dục

phổ thông 2018 với đề tài: “Rèn kĩ năng đọc và viết văn bản truyện và thơ theođặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông 2018”

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.

Trang 5

1.1 Khảo sát thực trạng dạy và học chương trình Ngữ văn 10 giáo dục phổ thông 2018.

1.1.1 Về phía người dạy.

Năm học 2022 -2023 là năm đầu tiên các trường trung học phổ thông trên

cả nước thực hiện Nghị quyết 88/214/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo

khoa giáo dục phổ thông đối với khối lớp 10 Các trường có quyền tự chủ trong việc lựa chọn bộ sách giáo khoa dạy và học Tổ Ngữ văn tại đơn vị trường trung

học phổ thông Quất Lâm qua quá trình nghiên cứu cả ba bộ sách Kết nối trithức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đã thống nhất lựa chọn bộ sách Kết nối trithức đưa vào giảng dạy Mặc dù Bộ giáo dục, Sở giáo dục cũng như Ban giám

hiệu nhà trường đã quan tâm, chỉ đạo sát sao, cung cấp sách mềm và tài liệu tham khảo để nghiên cứu, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên, hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học của tổ bộ môn, của cá nhân, thiết kế giáo án, xây dựng bảng đặc tả, ma trận, đề, đáp án và công cụ kiểm tra, đánh giá, Nhưng khi bắt tay vào thực hiện chương trình và thực tế giảng dạy Ngữ văn 10 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại đơn vị cũng như sau khi dự giờ dạy lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế, bất cập trong giảng dạy Cụ thể như sau:

Trong khâu thiết kế giáo án, giáo viên còn nặng về mặt hình thức, ôm đồm kiến thức, chạy cho kịp chương trình, chưa xác định được trọng tâm các năng lực, phẩm chất cần đạt của học sinh sau mỗi bài học là gì? Và chưa rút ra phương pháp rèn kĩ năng đọc, viết văn bản theo đặc trưng thể loại.

Trong khâu lên lớp, tuy hầu hết các giáo viên được phân công dạy khối 10 chương trình mới đã có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng vẫn còn nặng về truyền thụ tri thức một chiều, chưa có sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nên chưa phát huy được tư duy, tính chủ động, tích cực và vai trò của người học Hơn nữa, một số giáo viên còn thiếu kiến thức về thể loại, chưa chú trọng rèn kĩ năng đọc và viết văn bản trong sách giáo khoa theo đặc trưng thể loại cho học sinh để từ đó hình thành năng lực đọc hiểu và viết bài văn phân tích những tác phẩm khác cùng thể loại nằm ngoài

Trang 6

chương trình cho học sinh Đặc biệt, nhiều giáo viên vẫn thiên về bình văn, cảm thụ thay và yêu cầu học sinh “học thuộc văn mẫu” Đây là thực trạng đáng buồn nhất bởi như thế không những đi ngược lại với chủ trương đổi mới mà còn biến học sinh luôn rơi vào thế bị động, chỉ biết ăn sẵn, không chủ động sẵn sàng bắt tay vào đọc hay viết một văn bản ngoài chương trình.

Trong kiểm tra, đánh giá, do giáo viên chưa chú trọng rèn kĩ năng đọc và đặc biệt là kĩ năng viết văn bản theo đặc trưng thể loại nên khi kiểm tra học sinh lúng túng, không biết lựa chọn đáp án chính xác các câu trắc nghiệm, không biết cách trình bày ở những câu hỏi tự luận phần đọc Đáng buồn hơn là nhiều học sinh sẵn sàng để giấy trắng phần viết bài văn nghị luận vì không biết cách triển khai như thế nào, không biết nên bắt đầu từ đâu Kết quả các bài kiểm tra không cao, thậm chí có những em vẫn bị điểm yếu, kém.

1.1.2 Về phía người học

Đổi mới Chương trình sách giáo khoa 2018 đồng bộ từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông Cụ thể là đến năm 2022- 2023 thì cấp tiểu học đổi mới sách giáo khoa của khối lớp 1,2,3; cấp trung học cơ sở đổi mới sách giáo khoa lớp 6,7 còn trung học phổ thông bắt đầu thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa của lớp 10 Như vậy, đối tượng dạy học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học phổ thông là những học sinh đang học chương trình cũ ở cấp trung học cơ sở Bởi vậy, đối với các em để bắt nhịp với chương trình mới không phải là chuyện dễ dàng Nhất là với học sinh có trình độ nhận thức còn hạn chế như đối tượng học sinh lớp 10 tại đơn vị trường trung học phổ thông Quất Lâm.

Sau mấy tuần đầu học Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi kết hợp vừa làm phiếu khảo sát những thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của học sinh vừa kiểm tra năng lực thực tế của học sinh qua bài kiểm tra 90 phút tại 2 lớp 10A3, 10A8 Trước tiên là tôi làm phiếu khảo sát gồm 2 câu hỏi:

Trang 7

Câu hỏi 1: Nếu được lựa chọn giữa Chương trình giáo dục phổ thông cũ với Chương trình giáo dục phổ thông mới để học thì em sẽ lựa chọn chương trình nào ?

Kết quả thu được như sau:

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VỀ LỰA CHỌNCHƯƠNG TRÌNH CỦA HỌC SINH

Câu hỏi 2: Em hãy chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của mình khi học Chương trình Ngữ văn lớp 10 giáo dục phổ thông 2018?

Với câu hỏi số 2 này, sau khi đọc và tổng hợp lại những điểm chung về thuận lợi và khó khăn của học sinh như sau:

BẢNG TỔNG HỢP NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHUNGCỦA HỌC SINH KHI HỌC SGK NGỮ VĂN 10 GDPT 2018

- Không phải học thuộc nhiều

- Không phụ thuộc vào các văn bản trong SGK như chương trình cũ

- Chưa quen với chương trình mới, phương pháp dạy và học mới

- Khả năng tư duy, sáng tạo và tự học, tự tìm hiểu còn hạn chế.

- Phạm vi văn bản theo thể loại nhiều, phải tìm hiểu cả trong và ngoài chương trình.

- Chưa có kĩ năng tự đọc hiểu và viết một văn bản hoàn toàn mới ngoài chương trình SGK

- Quen với cách học thụ động, học thuộc văn mẫu của thầy cô nên không có kĩ năng viết bài văn về một văn bản mới, vấn đề mới.

- Lúng túng khi gặp văn bản lạ trong đề thi đặc biệt là phần viết không biết

Trang 8

triển khai như thế nào.

Khảo sát năng lực thực tế của học sinh qua đề kiểm tra 90 phút về một văn bản truyện ngoài chương trình, kết quả thu được như sau:

KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Hạn chế lớn nhất tôi nhận thấy ở học sinh là thiếu kĩ năng đọc và viết văn bản theo đặc trưng thể loại nên các em vẫn sai sót ở những câu hỏi trắc nghiệm cũng như không biết cách trình bày câu trả lời cho câu hỏi tự luận phần đọc Đặc biệt, rất nhiều học sinh để giấy trắng phần viết bài văn nghị luận hoặc viết chiếu lệ với lí do là chưa tự viết một bài văn bao giờ, không biết mở bài ra sao, triển khai ý phần thân bài như thế nào bởi các em chủ yếu quen học thuộc văn mẫu của thầy cô.

1.2 Nguyên nhân của thực trạng dạy và học Chương trình Ngữ văn 10 giáo dục phổ thông 2018.

Xét cho cùng, tất cả những tồn tại và hạn chế trên là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid 19 nên các buổi tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hầu hết diễn ra dưới hình thức trực tuyến thay bằng trực tiếp nên bị hạn chế về thời gian, chất lượng các buổi tập huấn chưa cao, giáo viên chưa được thực hành nhiều, chưa được giải đáp hết những thắc mắc, băn khoăn trăn trở về chương trình.

Thứ hai là do năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình cấp THPT nên giáo viên còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo hoặc tìm được nguồn tài liệu tham khảo nhưng kém chất lượng “bình mới mà rượu cũ”.

Thứ ba là do giáo viên chưa tìm ra giải pháp đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của Chương trình Ngữ văn giáo dục phổ thông 2018.

Thứ tư là do năng lực của học sinh còn hạn chế, quen với lối học thụ động, chưa chủ động trong đọc và viết các văn bản theo đặc trưng thể loại nên

Trang 9

không bắt nhịp được với sự thay đổi của chương trình và phương pháp học tập mới.

Như vậy, hầu hết những khó khăn của học sinh khi học Chương trình Ngữ văn 10 giáo dục phổ thông 2018 đều bắt nguồn từ nguyên nhân chính là đã quen với phương pháp học của chương trình cũ; chưa bắt nhịp được với chương trình mới và chưa được giáo viên trang bị kiến thức, hướng dẫn, rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại một cách cụ thể, chi tiết.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

- Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố đặc trưng của văn bản thơ như: thể thơ, nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình), hình ảnh thơ, cấu tứ, ngôn từ, nhịp điệu, thi luật, các biện pháp nghệ thuật…

- Học sinh nhận diện và phân tích được hiệu quả nghệ thuật của một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Học sinh phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà người viết gửi gắm qua văn bản thơ

- Học sinh viết được bài văn nghị luận văn học phân tích đánh giá về nét đặc sắc về giá trị nội dung/ chủ đề, nghệ thuật (cấu tứ, hình ảnh) của một văn bản thơ - Học sinh biết giới thiệu một văn bản thơ.

2 Về phẩm chất: Sống có hoài bão, có trách nhiệm với cộng đồng.

II TRI THỨC NGỮ VĂN CẦN NẮM VỮNG VỀ VĂN BẢN THƠ THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI.

STT

1Thơ và thơ trữ tình - Thơ là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu

Trang 10

2Nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình) - Là người trực tiếp bộc lộ rung

động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó.

- Nhân vật trữ tình có liên hệ mật thiết với tác giả song không hoàn toàn đồng nhất với tác giả.

3Đối tượng trữ tình - Là đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc một cách mãnh liệt, sâu sắc.

4Hình ảnh thơ - Là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi dậy cảm giác (đặc biệt là ấn tượng thị giác) cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người đọc.

quy luật giữa một số âm tiết trong hay cuối dòng thơ (vần

Trang 11

chân, vần lưng, vần liền, vần cách)

theo chu kỳ nhất định trên văn bản do tác giả chủ động bố trí.

thanh của ngôn từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc (âm

8Đối - Cách tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và sóng đôi với nhau cả về ý và lời.

ngôn từ trong thơ như gieo vần, ngắt nhịp, hòa thanh, đối, phân bố số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong cả bài thơ,

hình thi luật và loại hình nội dung của tác phẩm thơ.

Trang 12

tổ chức cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm.

12Cảm xúc, cảm hứng chủ đạo - Là cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ.

13Giá trị thẩm mĩ - Gía trị thẩm mĩ của bài thơ được tạo nên bởi các yếu tố từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật.

14Thông điệp/ giá trị văn hóa nhân sinh

- Là lời khuyên, bài học triết lí nhân sinh nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc

III MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI VĂN BẢN THƠ.

1 Dạng 1: Kĩ năng xác định thể thơ của bài thơ *) Bước 1: Nắm vững một số thể thơ thường gặp:

- Thất ngôn xen lẫn lục ngôn ( Thơ 7 chữ xen vào một số câu 6 chữ) - Thất ngôn (7 chữ và số câu nhiều hơn 8 câu trở lên)

Trang 13

*) Bước 1: Cần hiểu nhân vật trữ tình là gì? Nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình)

là người trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong thơ - thường là tác giả nhưng không phải lúc nào cũng đồng nhất với tác giả.

*) Bước 2: Chọn đáp án chính xác nhất *) Lưu ý:

- Nếu nhân vật trữ tình có xưng danh thì phảỉ chọn đáp án theo danh xưng đó

Ví dụ nhân vật trữ tình xưng “tôi” thì phải chọn đáp án nhân vật trữ tình trong bài thơ là ‘tôi”

- Cần phân biệt nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình) với đối tượng trữ tình( tức đối tượng khơi gợi cảm xúc ở nhân vật trữ tình) của bài thơ Ví dụ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh thì nhân vật trữ tình là “em ” còn đối tượng trữ tình là con sóng biển Khi đứng trước biển, sóng biển cộng hưởng với sóng tình đã khơi gợi cảm xúc ở nhân vật trữ tình “em” để tạo nên con sóng thơ

3 Dạng 3 Kĩ năng xác định phương thức biểu đạt*) Lưu ý :

- Nếu hỏi phương thức biểu đạt chính thì câu trả lời có duy nhất một phương thức biểu đạt là biểu cảm

- Hỏi các phương thức biểu đạt thì có một phương thức biểu đạt là biểu cảm

còn các phương thức biểu đạt khác thì tùy thuộc vào văn bản cụ thể để chỉ ra chính xác.

*) Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi để phân biệt các cách hỏi khác nhau

*) Bước 2: Chọn đáp án chính xác nhất dựa trên kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt

4 Dạng 4 Kĩ năng xác định phong cách ngôn ngữ.

*) Lưu ý: Nắm vững 6 phong cách ngôn ngữ đã được học và đặc trưng của từng phong cách.

*) Cách nhận diện phong cách ngôn ngữ của văn bản: Vì là văn bản thơ nên

phong cách ngôn ngữ là nghệ thuật.

5 Dạng 5: Kĩ năng tìm từ ngữ, hình ảnh.

*) Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi xem yêu cầu tìm từ ngữ hay hình ảnh về….*) Bước 2: Tìm trong văn bản

Trang 14

( lưu ý chỉ trích từ ngữ, hình ảnh chứ không được trích dẫn cả câu, cả đoạn) VD: Hỏi từ chỉ tính chất/ tâm trạng/ cảm xúc của… (thì chú ý những từthuộc từ loại tính từ); Từ chỉ hành động (chú ý từ thuộc từ loại động từ),…;

Hỏi tìm hình ảnh thì cần đọc kĩ yêu cầu tìm hình ảnh về cái gì để đưa ra đáp án chính xác nhất.

6 Dạng 6: Kĩ năng nhận diện và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từđược sử dụng trong câu/ đoạn/ khổ/…?.

Hoặc dạng câu hỏi yêu cầu phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ nào đó cụ thể : VD: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ (so sánh/ ẩn dụ/ liệt kê, ….)trong câu/ đoạn sau….

*) Bước 1: Chỉ ra biện pháp tu từ và biểu hiện cụ thể của biện pháp tu từ đó (Ví

dụ: so sánh thì phải chỉ ra so sánh cái gì với cái gì)

*) Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi đã chỉ rõ biện pháp tu từ nào thì chúng ta chỉ cần chỉ ra biểu hiện cụ thể của biện pháp đó trong văn bản.

*) Bước 2: Phân tích tác dụng ( bao giờ cũng phải có 2 tác dụng ( hình thức và nội dung)

(Lưu ý: Nếu đề bài không yêu cầu chỉ ra thì vẫn bắt buộc phải chỉ ra được đó là biện pháp tu từ nào? Ở đâu? Rồi mới phân tích tác dụng (tác dụng về mặt hình hình, gợi cảm cho sự diễn đạt ( Làm cho câu thơ/ câu văn giàu hình ảnh và gợi hình, gợi cảm)

-Giúp chúng ta thấy rõ hơn/ cụ thể hơn… ( dựa vào đặc điểm của đối

Trang 15

- Đình bao nhiêu ngóithương mình bấy nhiêu

tượng được so sánh để tìm đúng nội dung cần điền vào dấu …)

2Ẩn dụ Là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên

mối quan hệ tương đồng

(những nét giống nhau)

-Làm cho câu thơ/ khổ thơ/ câu văn/ đoạn văn giàu hình ảnh, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Giúp chúng ta thấy được….( dựa vào đặc điểm của sự vật được mượn gọi tên để tìm nội dung phù hợp điền vào

Trang 16

của mình

3Hoán dụ -Là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên

mối quan hệ tương cận

(những nét nghĩa gần gũi với nhau.

- Nếu trong văn bản xuất hiện một trong các từ chỉ bộ phận cơ thể người (chân, tay, tai, mắt, miệng, má, tim,…) lao động của con người -Nếu trong văn bản xuất hiện

VD: Áo nâu liền với áo

-Làm cho câu thơ/ khổ thơ/ câu văn/ đoạn văn giàu hình ảnh, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Giúp chúng ta thấy được….( dựa vào đặc điểm của sự vật được mượn gọi tên để tìm nội dung phù hợp điền vào dấu…)

Trang 17

xanh/Nông thông cùng với

thị thành đứng lên Hoán dụ:

+ áo nâu-> người nông dân+ áo xanh-> người công

- Nếu trong văn bản xuất hiện một trong các từ chỉ nơi chốn mà không sử dụng theo nghĩa gốc thì phương thức chuyển nghãi là hoán dụ (lấy vật chứa chỉ vật bị chứa) VD:

Thôn Đoài thì nhớ thônĐông

(người thôn Đoài) nhớ (người thôn Đông)

4Nhân hóa -Là dùng tên gọi người (anh/ chị/ bác/ cậu/…) để gọi tên

-Khiến thế giới thiên nhiên trở lên sinh động, có hồn, gần gũi hơn với con người

- Giúp chúng ta hình dung… ( điền đối tượng được nhân hóa vào dấu …) hiện lên giống

Trang 18

được lặp lại 2 hay nhiều lần

- Điệp cấu trúc: một cấutrúc câu được lặp lại 2 hay

nhiều lần.

cho đoạn/ khổ (hoặc: Làm cho đoạn văn/ khổ thơ trở lên giàu nhạc điệu/ mang âm hưởng ….)

6Đảo ngữ -Trật tự thông thường của các bộ phận trong câu bị đảo …( căn cứ vào ý của thành phần được đảo lên để tìm nội dung phù hợp điền vào thành phần câu, vế câu song song, cân đối nhằm tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau trong diễn đạt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.

- Tạo sự cân đối, hài hòa (Làm cho đoạn thơ/ đoạn văn trở lên cân đối, hìa hòa).

- Nhằm nhấn mạnh (làm nổi bật)…( căn cứ vào văn bản để tìm nội dung phù hợp điền vào dấu …)

8 Liệt kê - Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn đạt được cụ thể hơn,

- Tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ/ đoạn văn và giúp chúng ta hiểu đầy đủ,

Trang 19

sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, của tư

- Tạo giọng điệu (vd: băn khăn/ trăn trở/ lo lắng/ day

- Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc -Thường nằm sau dấu (-) hoặc nằm trong dấu ().

- Tạo ấn tượng, tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Thể hiện (bộc lộ) cảm xúc….(căn cứ vào nội dung bộ phận chêm xen để điền chính xác vào dấu…) giảm bớt cảm giác đau buồn ( ghê sợ/ thô tục/ mạnh, tăng giá trị biểu cảm.

- Tăng giá trị biểu cảm

Trang 20

*) Bước 1: Đọc kĩ văn bản thơ trong đề bài để xác định nội dung (chú ý những

từ ngữ/ hình ảnh được nhắc đến nhiều trong bài thơ)

*) Bước 2: Nếu có trích dẫn nguồn bên dưới hoặc nhan đề (tiêu đề) thì lấy đó

làm một căn cứ để xác định nội dung chính

*) Bước 3: Nếu văn bản thơ có nhiều đoạn nhỏ thì tìm ý chính của từng đoạn nhỏ rồi xâu chuỗi lại thành nội dung chính của cả văn bản.

8 Dạng 8: Kĩ năng nhận diện nội dung, ý nghĩa của 1 -2 hoặc khổ thơ nàođó trong bài thơ.

*) Lưu ý: Dạng câu hỏi này cần sử dụng thao tác lập luận giải thích

*) Bước 1: Giải thích từ/ hình ảnh (cụm từ/ hình ảnh khó- trừu tượng hoặc làm

*) Bước 1: Cần hiểu thông điệp là gì?

- Thông điệp chính là bài học(lời khuyên) cuộc sống rút ra sau khi đọc văn bản -Mỗi văn bản có thể có một, hai hay nhiều thông điệp

- Thông điệp có thể xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp:

+ Thông điệp xuất hiện trực tiếp trong các câu mang tính chất lời khuyên có chứa một trong các từ (hãy/ đừng/ chớ/ nên/ phải/ cần)

+ Thông điệp xuất hiện gián tiếp thì phải đọc kỹ văn bản rồi tự rút ra

*) Bước 2: Đọc kĩ câu hỏi để phân biệt :

- Nếu hỏi chỉ ra thông điệp ý nghĩa nhất thì chỉ trả lời duy nhất 1 thông điệp.- Nếu yêu cầu chỉ ra những thông điệp rút ra sau khi đọc văn bản thì phải trả lờiít nhất 2 thông điệp.

*) Bước 3: Ghi lại nội dung thông điệp (lưu ý nếu thông điệp xuất hiện trực tiếp

trong văn bản thì không nên trích dẫn nguyên văn mà tóm tắt nội dung thông điệp đó bằng cách diễn đạt của mình)

Trang 21

*) Bước 4: Lí giải vì sao? (lưu ý: trong trường hợp không yêu cầu lí giải vì sao

thì vẫn phải có ý thức lí giải để đạt điểm tối đa nhất)

10 Dạng 10: Kĩ năng rút ra được bài học gì từ nội dung câu thơ / đoạn thơvà lí giải vì sao.

Gợi ý:

*) Bước 1: Làm rõ nội dung của câu/ đoạn (nói về cái gì/ vấn đề gì)

*) Bước 2: Rút ra bài học (nếu hỏi bài học ý nghĩa nhất thì đưa ra một bài học

còn hỏi những thì đưa ra từ 2 bài học trở lên )

*) Bước 3: Lí giải vì sao

11 Dạng 11: Kĩ năng trả lời dạng câu hỏi Từ nội dung đoạn /văn bản, anh/chị có suy nghĩ gì về sức sống/ phẩm chất/ vẻ đẹp của….

*) Bước 1: Làm rõ nội dung của câu/ đoạn (nói về cái gì/ vấn đề gì)

*) Bước 2: Trình bày suy nghĩ về sức sống/ phẩm chất/ vẻ đẹp của… (sức sống + Chú ý tìm những câu thơ thường để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, thái độ( câu cảm thán/ câu nghi vấn/ câu hỏi tu từ)

+ Chú ý giọng điệu trong văn bản

13 Dạng 13: Kĩ năng trả lời dạng câu hỏi Chỉ ra và phân tích tác dụng củaviệc sử dụng chất liệu VHDG/ ca dao trong văn bản/ đoạn thơ

Gợi ý:

*) Bước 1: Cần hiểu chất liệu văn học dân gian là gì (là mượn - đưa hình ảnh/ câu nói trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyền thuyết hay phong tục, tập quán, lối sống của dân gian vào văn bản)

*) Bước 2: Chỉ ra chất liệu dân gian đó là gì? Cụ thể trong câu nào? Hình ảnh nào? Câu chuyện nào?

*) Bước 3: Phân tích tác dụng:

Trang 22

+ Tạo nên sự gần gũi, quen thuộc, đậm chất dân gian, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn…

+ Giúp ta thấy được (hoặc khẳng định/ làm rõ/ nhấn mạnh)… (dựa vào nội dung chất liệu dân gian được sử dụng để tìm nội dung thích hợp điền vào dấu …)

14 Dạng 14: Kĩ năng trả lời dạng câu hỏi Anh/ chị có đồng tình với quanđiểm/ ý kiến:… được thể hiện qua câu thơ/ đoạn thơ ….hay không? Vì sao?

Gợi ý:

*) Bước 1: Thể hiện rõ thái độ, quan điểm của bản thân (đồng tình/ không đồngtình hay vừa đồng tình vừa không đồng tình) – Lưu ý: để thể hiện thái độ, quan

điểm của mình về vấn đề thì phải căn cứ vào nội dung quan điểm/ ý kiến trong

đoạn trích Nếu quan điểm thực sự đúng đắn thì đồng tình; nếu không đúng đắn

thì không đồng tình còn có mặt đúng, có mặt chưa hợp lí thì vừa đồng tình vừa

không đồng tình

*) Bước 2: Lí giải vì sao (Nếu đồng tình thì vì sao?/ Không đồng tình vì sao?/

Vừa đồng tình vừa không đồng tình thì đồng tình vì sao và không đồng tình vì sao)- Lưu ý: Để phần lí giải thực sự thuyết phục và đạt điểm tối đa thì ít nhất nên lí giải vì sao bằng 2 ý và có lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

15 Dạng 15: Kĩ năng trả lời dạng câu hỏi Trong đoạn thơ/ bài thơ, tác giảđã đưa ra những lời khuyên nào?

Gợi ý:

*) Bước 1: Đọc kĩ văn bản

*) Bước 2: Gạch chân dưới những câu chứa lời khuyên trong văn bản ( dấu hiệu

nhận biết lời khuyên: những câu xuất hiện các từ “hãy/ đừng/ chớ/ nên/ phải/cần”).

*) Bước 3: Ghi lại câu trả lời chính xác nhất

IV RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNHGIÁ NÉT ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TÁCPHẨM THƠ

HƯỚNG DẪN DÀN Ý CHUNG1 Mở bài

Trang 23

*) Cách 1: Mở bài trực tiếp

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả bài thơ, xuất xứ, thời điểm ra đời của bài thơ, chủ đề,…)

- Giới thiệu vào vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.

*) Cách 2: Mở bài gián tiếp

- VD 1: Sử dụng công thức chung cho thể loại thơ như sau

+ Công thức 1: Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn cành hồng còn

e ấp trong sương đêm Nếu phải chọn một âm thanh cao nhất, tôi sẽ chọn tiếng hót của loài chim họa mi Và nếu được chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương Bởi chỉ khi đến với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc Và tác giả… đã để tác phẩm …… của mình trở thành nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học Bài thơ được in trong tập… và được sáng tác… + …(Vấn đề chính cần tập trung phân tích trong bài viết).

+ Công thức 2: Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để thơ ca bén rễ sinh sôi Đến

với miền thơ là đến với thế giới tâm tình của thi nhân bởi thơ là tiếng lòng, tiếng nói từ tình cảm, cảm xúc Mỗi thi phẩm là đứa con tinh thần được thai nghén từ chiều sâu tâm hồn, từ những trải nghiệm nhọc nhằn hay hạnh phúc, vinh quang trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Một trong số những thi phẩm đó là … (điền tên bài thơ) của tác giả ….(điền tên tác giả) Bài thơ đã… (điền vấn đề cần nghị luận mà đề bài yêu cầu vào dấu …).

+ Công thức 3: Rasul Gamzatov cho rằng: “ Thơ ca bắt nguồn từ những âm

vang của tâm hồn” Thật vậy, thi ca muôn đời là nơi bộc lộ những trăn trở, những suy nghĩ, những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời Và thi phẩm…(tên bài thơ) cũng chính là những nỗi niềm chân thành cất lên từ sâu thẳm trái tim người nghệ sĩ….(tên tác giả) Đến với thế giới nghệ thuật của nhà thơ…, người đọc sẽ bắt gặp những xúc cảm để lại nhiều dư âm cũng như những bài học nhân sinh sâu sắc Bài thơ … (Vấn đề cụ thể mà đề bài yêu cầu).

+ Công thức 4: Nhà văn I.X Tuốc – ghê- nhép cho rằng: “Cái quan trọng trong

tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình

Trang 24

không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác” Thật vậy, không một nhà văn, nhà thơ nào lại không muốn khắc chạm dấu ấn riêng của mình vào tấm bia của thời gian Và tác giả ….(tên tác giả) bằng tài năng và sự lăn lộn với cuộc đời đã đem đến cho độc giả những trải nghiệm thẩm mĩ tuyệt vời qua thi phẩm…(tên tác phẩm) đã để lại trong ta nhiều trăn trở, nghĩ suy và những bài học nhân sinh sâu sắc

+ Công thức 5: Văn chương giống như người bạn chân thành, đằm thắm suốt

đời đi theo bên con người, là cái thần của ngôn ngữ Nó được chắp nhặt từ những “giọt rớt, giọt rơi của cung đàn người nghệ sĩ” Từ những tí tách lắng đọng trong đôi mắt trong vắt tình người và là một nốt lặng giữa cuộc sống đầy xô bồ ngoài kia Bắt nguồn từ cuộc đời nhưng người nghệ sĩ để viết lên những vần thơ lửa cháy, những thi phẩm vượt qua sự băng hoại của thời gian họ đã phải lăn lộn với cuộc đời, chắp nhặt từng hạt bụi quý giữa đất mẹ bao la Và thi phẩm…của tác giả….là một bài thơ như thế + … (giới thiệu cụ thể vấn đề mà đề bài yêu cầu)

- VD2: Mở bài đi từ đề tài của bài thơ ( chẳng hạn đối với bài thơ “ Mùa xuân

nho nhỏ”; “ Mùa xuân chín”, “ Mùa xuân xanh”, …thì có thể bắt đầu dẫn dắt từ đề tài mùa xuân; Bài ‘Thu điếu”, “ Thu vịnh”, “Thu ẩm”, “Sang thu” thì có thể dẫn dắt từ đề tài mùa thu,…

Mở bài tham khảo cho những bài thơ thuộc đề tài mùa xuân

Mùa xuân là mùa hội tụ của cái đẹp, mùa mà vạn vật đều khoác trên mình bộ cánh mới căng tràn nhựa sống, mùa của muôn hoa đua nhau khoe sắc thắm, mùa mà trên mỗi cành cây, kẽ lá đang đâm những chồi non lộc biếc, mùa chim én bay về làm tổ, mùa của lễ hội với những nàng xuân dịu dàng hát câu quan họ Có lẽ vì thế mà thi nhân muôn đời yêu mến xuân Xuân đi vào lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ là những trang thơ, mà ở đó, xuân là món quà vô giá được mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người Nhắc đến đề tài mùa xuân trong thi ca thì chúng ta không thể không nhắc đến tác giả…với bài thơ… + vấn đề chính cần tập trung phân tích.

Mở bài tham khảo cho những bài thơ thuộc đề tài mùa thu

Trang 25

Trong bốn mùa xuân – hạ- thu- đông thì mùa thu đã trở thành đề tài khơi

nguồn cảm hứng thi ca bất tận cho biết bao văn nhân, nghệ sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ Thu thường mang đến cho thi sĩ một nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó xa xôi, đầy bí ẩn Dường như không ai vô tình mà không nói đến

cảnh thu, tình thu Chúng ta từng được biết đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh, “

Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, “ Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu, chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến,…Và khi nhắc đến đề tài mùa thu thì không thể không nhắc đến bài thơ….của tác giả….+ vấn đề chính cần tập trung phân tích.

2 Thân bài

a Giới thiệu khái quát bài thơ/đoạn thơ

*) Gợi ý: Có thể viết đoạn văn giới thiệu khái quát dựa vào việc trả lời hệ thốngcâu hỏi sau: bài thơ (đoạn thơ) ….thuộc tập thơ (chùm thơ/ bài thơ) nào? tập

thơ/ chùm thơ/ bài thơ đó viết về đề tài/chủ đề gì? Bài thơ/ đoạn thơ đó được viết theo thể thơ nào? Nhân vật trữ tình là ai? Nội dung chính/ mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì ? )

b Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo về nội dung, nghệthuật của bài thơ

*) Lưu ý:

+ Khi phân tích một bài thơ dài: các em có thể phân tích theo khổ thơ, mỗi khổ thơ nên tách thành một đoạn để phân tích Sau khi khái quát nội dung của khổ thơ ấy, các em có thể lựa chọn một vài câu thơ đặc sắc hoặc ấn tượng nhất trong cảm nhận của mình để phân tích.

+ Đối với đoạn thơ, các em có thể chia tách thành từng ý nhỏ, có thể theo câu thơ hoặc theo nội dung của đoạn thơ.

+ Phân tích bài thơ các em cũng có thể dựa vào cấu trúc của thể thơ Chẳng hạn thơ tứ tuyệt có cấu trúc: khai thừa chuyển hợp; thể thơ thất ngôn bát cú có thể phân tích đề thực luận kết, thể thơ lục bát phân tích theo cặp câu lục bát,… + Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ/hình ảnh/biện pháp nghệ thuật đặc sắc/ nhịp điệu, gieo vần,… có trong bài thơ và đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời cũng như gắn với phong cách sáng tác của tác giả.

Trang 26

*) Phân tích bài thơ/ đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ,

hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu, cách gieo vần, phối hợp thanh điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh, những biện pháp tu từ ( biểu hiện ? tác dụng ? ), v.v… trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Có thể chọn phân tích, bình sâu vào hiệu quả của một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc/ hình ảnh trong việc biểu đạt, làm nổi bật nội dung, cảm xúc chủ đạo.

*) Tổng hợp ba cách triển khai đoạn văn khi phân tích một đoạn thơ/ khổthơ.

Đoạn diễn dịch Tổng - Phân – HợpQuy nạp

Câu 1 * Trực tiếp:

- Câu chủ động: Trong bài thơ " ", tác giả đã khắc họa/thể hiện, miêu tả thành công + vấn đề nghị luận + GHDC.

- Câu bị động: vấn đề nghị luận + đã được tác giả khắc họa/thể hiện, miêu tả + rất thành công trong khổ thơ bài thơ vào những câu thơ đầu:

=> Mở đầu khổ thơ .bài

- Phân tích câu đầu tiên hoặc hình ảnh đầu tiên hoặc biện pháp tu từ trong câu thơ đầu tiên của khổ thơ cần phân tích.

Trang 27

=> lấy một ý kiến lí luậnvăn học dẫn vào để phântích đoạn thơ.

Câu 3 Thật vậy/quả đúng như vậy, + lấy một từ

khóa trong ý kiến lí luận là điểm mấu chốt để bắt sang câu thơ đầu tiên cần phân tích (lưu ý giữa ý kiến lí luận văn học và câu thơ đầu

Khi phân tích thơ cần lưu ý:

+ Luận cứ phải rõ ràng, mỗi luận cứ phải có những câu thơ làm dẫn chứng (khi trích thơ nên trích xuống dòng) sau khi trích thơ xong thì câu tiếp theo phải viết sát vào lề (tuyệt đối không lùi vào 1 ô).

+ Giữa các luận cứ phải có sự chuyển ý.

+ Khi phân tích thơ cần đi từ nghệ thuật (hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ) để suy ra nội dung của đoạn thơ (có 2 nội dung liên quan đến đối tượng trữ tình và nhân vật trữ tình)

* Đối tượng trữ tình trong đoạn thơ có đặc điểm như thế nào?

* Trước đối tượng trữ tình, nhân vật trữ tình đã bày tỏ tình cảm, cảm xúc như thế nào?

* Không nên đồng nhất tác giả với nhân vật trữ tình sẽ làm hẹp biên độ và ý nghĩa của bài thơ.

* Cách phân tích tác dụng của biện pháp tu từ

+ Công thức 1: Bằng việc sử dụng + tên biện pháp tu từ + từ ngữ thể hiện +

tên tác giả + đã đem đến cho bạn đọc những hình dung mới mẻ/sâu sắc + đối

Trang 28

tượng phân tích.

VD: Bằng việc sử dụng biện pháp so sánh “mặt trời” như “hòn lửa”, nhà

thơ Huy Cận đã đem đến cho bạn đọc những hình dung mới mẻ về cảnh biểnlúc hoàng hôn.

+ Công thức 2: Tên tác giả + đã khéo léo/tài tình sử dụng + tên biện pháp +

đã đem đến những hình ảnh độc đáo/mới mẻ + đối tượng phân tích.

VD: Nhà thơ Huy Cận đã khéo léo sử dụng biện pháp so sánh “mặt trời”

như “hòn lửa”, để đem đến những hình ảnh độc đáo, tráng lệ, về cảnh biểnlúc hoàng hôn.

+ Công thức 3: Biện pháp + từ ngữ thể thiện + đã khắc họa về hình ảnh +

đối tượng phân tích.

VD: Biện pháp so sánh qua hình ảnh “mặt trời” như “hòn lửa” đã khắc họathật sinh động và lung linh về cảnh biển lúc hoàng hôn.

* Sử dụng các phép liên kết: Phép nối:

- Khái niệm: Là cách liên kết các câu trong đoạn bằng tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ (quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp và phụ từ).

- Các phương tiện liên kết thường dùng:

+ Quan hệ từ: và, còn, mà, thì, nhưng, nên

+ Từ ngữ chuyển tiếp: do đó, tuy vậy, dù thế, vậy nên, vậy thì, nói tóm lại.

- Ví dụ: ngoài ra

- Vị trí: Các từ dùng làm phép nối thường đứng ở đầu câu.

Phép lặp:

- Khái niệm: Là cách dùng lặp đi lặp lại một yếu tố ngôn ngữ để tạo ra sự liên kết giữa các câu trong đoạn.

- Vị trí: Nên dùng phép lặp ở hai câu liền nhau trong đoạn.

Phép thế:

- Khái niệm: Là cách dùng từ và tổ hợp từ này thay thế cho một từ và tổ hợp từ ở câu khác nhưng cả hai tổ hợp từ đó đều chỉ một đối tượng

- Các phương tiện để thế:

+ Thế đại từ: Dùng đại từ để thay thế: Họ, hắn, ông ấy, anh ấy

Trang 29

+ Thế đồng nghĩa: Từ, cụm từ đồng nghĩa, gần nghĩa thay thế cho nhau - VD: mấy cậu học trò mới - họ.

- Vị trí: Phép thế thường được dùng ở hai câu đứng liền nhau trong đoạn lại, nói tóm lại, như vậy, quả từ hoặc câu thơ cuối của đoạn.

* Gồm 2 phần:

- Tổng hợp: Quán ngữ,

trạng ngữ chỉ phương tiện, + Tổng hợp lại nội dung đã được phân tích từ câu câu thơ/ đoạn thơ.

+ C2: Nâng cao bằng câu hỏi tu từ.

+ C3: Nâng cao một ý kiến lí luận văn học.

+ C4: Nâng cao từ 1 người khái quát thành tiêu biểu

Trang 30

c Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nội dung, nghệ thuật cũngnhư ý nghĩa nhân sinh.

- Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?)

- Đánh giá về nghệ thuật biểu hiện đặc sắc (Thành công)

- Đánh giá về phong cách tác giả (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên thi đàn lúc bấy giờ).

Lưu ý: có thể đánh giá mở rộng bằng việc chỉ ra nét hấp dẫn riêng của bài thơ

so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại (của chính nhà thơ hoặc của những tác giả khác).

VD: Công thức đánh giá có sử dụng lí luận văn học.Công thức 1:

Nói về một tác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho rằng: “ Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác Hay nhà văn Nga Lê - ô - nôp cũng khẳng định: “ Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung” Bởi vậy, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định lại rằng đoạn thơ/ bài thơ … là một thi phẩm có giá trị, là thành công xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ (đề tài về )….( căn cứ vào đặc điểm phong cách sáng tác của nhà thơ đó hoặc đề tài của bài thơ để điền vào dấu … cho hợp lí) Với ….(điền những nét đặc sắc nhất về nghệ thuật như thể thơ, ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật,….), tác giả đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trong lòng người đọc về…(điền nội dung nổi bật) Qua bài thơ có thể thấy tác giả là người…

Công thức 2:

Đúng như nhà văn Nam Cao đã khẳng định: “ Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” Thi phẩm….(tên tác phẩm) đã ghi nhận những sáng tạo của tác giả… (tên tác giả) Như vậy, với … (đặc sắc nghệ thuật như

Ngày đăng: 26/04/2024, 19:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan