tiểu luận môn học kinh tế phát triển đề tài thực trạng bất bình đẳng giới về giáo dục tại việt nam giai đoạn 2010 2020

31 2 0
tiểu luận môn học kinh tế phát triển đề tài thực trạng bất bình đẳng giới về giáo dục tại việt nam giai đoạn 2010 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬNTên học phần: Kinh tế phát triểnMã học phần: LING440Lớp/Nhóm môn học: HK2.KITE.TT.38Danh sách nhóm sinh viên: Lương Phú Tuấn HảiLê Thị Thanh ThảoHuỳnh Thảo NguyênTên

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BINH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTKHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ GIÁO DỤCTẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

GVHD: HỒ THỊ HÀLớp: HK2.KITE.TT.38

Sinh viên: Lương Phú Tuấn HảiLê Thị Thanh ThảoHuỳnh Thảo Nguyên

Bình Dương, ngày 30 tháng 3 năm 2023

i

Trang 2

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬNTên học phần: Kinh tế phát triển

Mã học phần: LING440

Lớp/Nhóm môn học: HK2.KITE.TT.38

Danh sách nhóm sinh viên: Lương Phú Tuấn Hải

Lê Thị Thanh Thảo

Huỳnh Thảo Nguyên

Tên đề tài: Thực trạng bất bình đẳng giới về giáo dục tại việt nam giai đoạn 2010 - 2020Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

khuyết điểm, nguyên nhân1.5 đ5Chương 3 Đề xuất giải pháp1.5 đ

Trang 3

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

RUBRIC ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

iii

Trang 4

2 Rubrics đánh giá tiểu luận chưa đầy đủ với đề tài tiểu luận

Trang 5

được nêu trong tiểu luận của đang nghiên cứu nhưng chưa đầy

Trang 8

2.Câu hỏi nghiên cứu 2

3.Mục tiêu nghiên cứu 2

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5.Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước 2

6.Phương pháp nghiên cứu 3

7.Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng 3

8.Bố cục của bài báo cáo 4

CHƯƠNG 1: CÁC CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU 5

1.1 Các khái niệm liên quan đến bất bình đẳng 5

1.2 Cái khái niệm liên quan đến giới 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM 2010-2020 7

2.1 Thực trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục 7

2.2 Nguyên nhân tồn tại bất bình đẳng giới trong giáo dục hiện nay tại Việt Nam 13

2.3 Tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục tới xã hội 15

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP CHO BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC 17

viii

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan bài tiểu luận “Thực trạng bất bình đẳng giới về giáo dục tại việt nam giai đoạn 2010 - 2020” là bài làm của chúng em dưới sự hướng dẫn của cô Hồ Thị Hà Những số liệu, thông sử dụng trong bài luận này là trung thực, thực tế nhất các dữ liệu được đưa là do chúng em tự tìm hiểu và thu thập được dựa trên các tạp chí của Tổng cục Thống kê và các nguồn tin uy tín Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu kết quả, số liệu của bài tiểu luận có sự vi phạm nào về nguyên tắc đạo văn.

Bình Dương, ngày 07 tháng 02 năm 2023 Tác giả / Nhóm tác giả đề tài

Lương Phú Tuấn Hải Lê Thị Thanh Thảo Huỳnh Thảo Nguyên

ix

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo môi trường, điều kiện cho chúng em được học hỏi, trau dồi kiến thức kinh tế và xã hội qua bộ môn “Kinh tế phát triển”, được mở mang kiến thức và hiểu biết sự ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến các lĩnh vực khác trong đời sống như thế nào.

Cảm ơn cô là Th.S Hồ Thị Hà đã chỉ dẫn tận tình và truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu, tuy thời gian học môn này khá ngắn chỉ nhưng cô đã truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu nhất cùng, cùng các buổi thuyết trình để chúng em có thể kết nạp theo nhiều kiến thức, bên cạnh đó cô cũng đã đưa cho chúng em những ví dụ chân thực, thực tế giúp chúng em có cái nhìn rõ hơn trong suốt thời gian học tập vừa qua để chúng em có thể hoàn thành báo cáo một cách hiệu quả nhất.Tuy rằng bị hạn chế về kiến thức, khả năng và thời gian nghiên cứu nên có thể rằng bài tiểu luận này còn những khiếm khuyết và không tránh khỏi sự sai sót

Tuy nhiên chúng em sẽ cố gắng hết mức có thể để lắng nghe và kịp thời sửa chữa một cách tốt nhất những sai sót đó Chúng em rất mong nhận được sự quan tâm, xem xét và nhận được những đóng góp ý kiến quý báu từ cô và các thầy, cô phụ trách Và một lần nữa chúng em xin trân trọng cảm ơn cô, kính chúc cô nhiều sức khỏe và thành công hơn trong sự nghiệp trồng người, dìu dắt nhiều thế hệ sinh viên tiếp theo.

x

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

xi

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

xii

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Bất bình đẳng giới hiện nay là một vấn đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội Sự phát triển của xã hội khiến quan niệm về vấn đề bất bình đẳng có nhiều thay đổi Trong xã hội cũ, sự bất bình đẳng nam nữ dễ dàng được chấp nhận, thậm chí những người phụ nữ phải chịu hậu quả từ sự bất bình đẳng đó cũng không hề có ý thức về quyền lợi của mình Theo tổ chức Women WorldWide Web (W4), trên thế giới còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em phải chịu nghèo đói và không được đi học, 2/3 số người mù chữ toàn cầu là phụ nữ (Women WorldWide Web, 2018) Giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái là cách tốt nhất để trao quyền cho nhóm đối tượng này, giúp bản thân họ có đầy đủ kiến thức và khả năng để quyết định tương lai của mình, có công việc và thu nhập tốt hơn, tăng cường khía cạnh kinh tế và xã hội cho gia đình, hòa nhập và cống hiến cho xã hội nhiều hơn và đóng góp tốt hơn cho phúc lợi xã hội.

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến giảm bất bình đẳng cũng như công tác giáo dục Chính sách bình đẳng giới khuyến khích phụ nữ học tập và làm việc đã được ban hành Tuy nhiên phụ nữ vẫn phải chịu nhiều trách nhiệm gia đình và bị coi như chỉ phù hợp với công việc nội trợ, thay vì tham gia thị trường lao động và các hoạt động xã hội Trong giai đoạn 2010-2016, tỷ lệ nhập học đúng tuổi của cả nam và nữ tăng và nhìn chung đạt được bình đẳng giới về giáo dục tiểu học Năm 2016 có khoảng 93,1% trẻ em nam và 93,2% trẻ em nữ trong độ tuổi 6-10 tuổi tham gia học tiểu học Với hai bậc học cao hơn (trung học cơ sở THCS và THPT—THPT), khoảng cách giới đã được thu hẹp, nhưng vẫn còn do tỷ lệ gia tăng nữ nhập học đúng tuổi thấp hơn nam Chúng tôi nhận thấy mỗi cá nhân cần tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về vấn đề này để có cái nhìn khách quan và hiểu được trách nhiệm của mình trong việc góp phần làm giảm bất bình đẳng giới trong giáo dục nói riêng và trong xã hội nói chung Với lí do đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, phân tích và làm bài tiểu luận với đề tài là bất bình đẳng giới trong giáo dục Việt Nam.

1

Trang 14

2 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Nguyên nhân nào dẫn đến bất bình đẳng giới trong giáo dục tại Việt Nam?

3 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu những chiều cạnh, bản chất và những yếu tố quyết định của tình trạng bất đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam.

Đưa ra những giải pháp để giảm thiểu sự bất bình đẳng giới trong giáo dục và tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển năng lực của cả hai giới để phục vụ cho xã hội.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bất bình đẳng giới trong giáo dục Phạm vi không gian: Việt Nam

Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến năm 2020

5 Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng – xã hội Sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể xem như yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006:

“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó".

Trong “Vấn đề bất bình đẳng về giáo dục ở Việt Nam qua một số nghiên cứu”, Nguyễn Thị Hằng (2018) đã có đề cập đến bất bình đẳng về giáo dục giữa các vùng miền và giữa các dân tộc, bên cạnh đó cũng nêu ra những vấn đề còn bất cập về bất bình đẳng giáo dục nói chung và bất bình đẳng giới nói riêng tại các vùng dân tộc thiểu số Bài viết

2

Trang 15

cũng đưa ra các nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề này Tuy vậy, nghiên cứu chưa đi sâu vào bất bình đẳng giới trong giáo dục mà chỉ nói về sự khác nhau trong văn hóa giữa các vùng miền và dân tộc làm cho tỉ lệ nam, nữ đi học.

Nghiên cứu “Bất bình đẳng giới trong giáo tại Việt Nam và tình hình chung của thế giới”, Nguyễn Thu Uyên và các cộng sự (2021) đã cho thấy bức tranh tổng thể của bất bình đẳng giới trong giáo dục trên thế giới và vị trí của Việt Nam đứng thứ 87 trên tổng 153 quốc gia về tình trạng bất bình đẳng giới (theo World Bank Group, World Economic Forum, VCCI, 2020) Tại Việt Nam chúng ta có văn hóa khác biệt so với thế giới là quốc gia nhiều dân tộc, thường dân tộc thiểu số ở vùng cao cùng với tỉ lệ dân cư ở nông thôn cao do đó gặp các trở ngại với việc tiếp cận với nền giáo dục Bài viết tập trung nhiều vào việc đưa ra giải pháp giải thiểu bất bình đẳng trong giáo dục mà bỏ qua một số thực trạng, cũng như ít các số liệu khảo thống kê

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin qua các tài liệu thống kê - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

7 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng

- Ý nghĩa khoa học: Bài viết áp dụng những kiến thức xã hội bao gồm những hiểu biết

của con người về giới kết hợp với quan điểm, hiểu biết trong lĩnh vực giáo dục vào việc phân tích về thực trạng hiện nay, tìm hiểu nguyên nhân các hậu quả mà bất bình đẳng giới trong giáo dục tác động đến nền kinh tế và xã hội nước ta.

- Ý nghĩa thực tiễn: Từ các phân tích về trực trạng, nguyên nhân dẫn đến hậu quả của

bất bình đẳng giới trong giáo dục đưa ra đánh giá chung tạo tiền đề cho các hướng nghiên cứu về vấn đề này trong tương lai Góp phần giảm thiểu tối đa sự bất bình đẳng về số lượng đi học trong hai giới.

3

Trang 16

8 Bố cục của bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu ra, bài nghiên cứu gồm các chương chính sau: Chương 1: Các cơ sở lý thuyết của đề tài

Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả đưa ra các đánh giá về bất bình đẳng giới trong giáo dục tại Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện và nâng nhận thức cao bình đẳng giới trong giáo dục tại Việt Nam

4

Trang 17

CHƯƠNG 1: CÁC CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU1.1 Các khái niệm liên quan đến bất bình đẳng

1.1.1 Bất bình đẳng xã hội

Những khác biệt về địa vị xã hội, chủ yếu dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xã hội, gia đình, giai cấp, lợi ích kinh tế, ảnh hưởng chính trị, tài sản, giáo dục, tập quán và đạo đức trong một xã hội

Những tầng lớp giai cấp xã hội khác nhau trong xã hội nắm được quyền lực, chính trị và kinh tế đã gây ảnh hưởng và đưa tới sự bất bình đẳng xã hội.

1.1.2 Bất bình đẳng giới

Như chúng đã biết bình đẳng giới là nam giới, nữ giới sẽ có địa vị, quyền và trách nhiệm như nhau Từ đó có thể hiều “Bất bình đẳng giới” là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng – xã hội Sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể xem như yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

1.1.3 Giáo dục

Nghĩa rộng: giáo dục được coi là sự tác động đến con người từ toàn bộ hệ thống và các quan hệ xã hội Với mục đích chuyển tải những kinh nghiệm xã hội hay những tri thức cần thiết cho cuộc sống xã hội của con người Do vậy, con người có thể học hỏi kinh nghiệm của tri thức đó ở mọi nơi, mọi nhóm xã hội khác nhau.

Nghĩa hẹp: giáo dục là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch hướng đến con người từ phía chủ thể giáo dục nhất định, nhằm truyền đạt cho chúng ta một hệ thống các tri thức, chuẩn mực, kinh nghiệm xã hội làm cho chúng ta dần có được phẩm chất năng lực theo yêu cầu của xã hội Những kiến thức hay kinh nghiệm đó con người chi có thể nhận được qua chủ thể của giáo dục như nhà trường Với nghĩa này thì giáo dục được coi như một thiết chế xã hội hay một hệ thống xã hội có tổ chức Nó gắn liền với một hệ thống giáo dục quốc gia.

5

Trang 18

1.1.4 Bất bình đẳng giới trong giáo dục

Bất bình đẳng giới giáo dục chủ yếu là sự thấp kém về cơ hội đi học, khả năng tốt nghiệp các cấp giáo dục của một trong hai giới là nữ giới so với nam giới Việc phát triển tiềm năng của một giới được coi trọng hơn giới còn lại

1.2 Cái khái niệm liên quan đến giới

1.1.5 Định kiến giới

Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới

1.1.6 Phân biệt đối xử về giới

Phân biệt đối xử dựa trên giới tính là hành vi đối xử với ai đó (người xin việc hoặc nhân viên) một cách không thiện chí vì lý do giới tính của họ, (gồm cả xu hướng tính dục, nhân dạng phái tính hoặc, hoặc việc mang thai của con người họ).

1.1.7 Khuôn mẫu giới

Khuôn mẫu giới là những hình ảnh lý tưởng về nam tính hoặc nữ tính, dùng để nhìn nhận một con người dựa trên sự tổng hợp đơn giản của thuộc tính của nhóm, của giới mà người đó quy thuộc.

6

Trang 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC TẠIVIỆT NAM 2010-2020

2.1 Thực trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục

Trong giáo dục bất bình đẳng giới được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh Ở thời phong kiến có quan niệm “ trọng nam khinh nữ” đã ràng buộc, hạn chế phụ nữ về nhiều mặt đồng thời không cho họ đến trường học và tham gia thi cử Tuy nhiên phụ nữ và trẻ em gái ngày nay cũng được tạo những điều kiện bình đẳng với nam giới trong việc nâng cao trình độ học vấn, làm tăng cơ hội học tập và làm việc Bình đẳng giới trong giáo dục hiện nay tuy đã có phần nào được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề về bất bình đẳng giới trong giáo dục.

Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất, giới tính giai đoạn 2010-2020 (bảng số liệu năm 2010,2020 nam, nữ)

Những học sinh, sinh viên nữ đã tự khẳng định vai trò của giới mình bằng cách tích cực học tập và rèn luyện Tuy nhiên ở hiện nay phụ nữ và trẻ em gái vẫn chưa thật sự được tiếp cận với giáo dục một cách công bằng như nam giới và trẻ em nam đặc biệt ở một số vùng, miền, vùng dân tộc thiểu số Trong khảo sát mức sống dân cư năm 2020 cho thấy dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất giai đoạn từ 2010-2020 Nhìn chung thì tỷ lệ nam, nữ chưa bao giờ đến trường và không có bằng cấp giảm dần qua các năm cụ thể năm 2010 tỷ lệ của nam giới chưa bao giờ đến trường là 3,7% đến năm 2020 đã giảm xuống còn 2,9% và tỷ lệ nam không có bằng cấp năm 2010 là 11,8% giảm xuống đén năm 2020 còn 8,7% Bên cạnh đó tỷ lệ chưa bao giờ đến trường và tỷ lệ không có bằng cấp của nữ năm 2010 lần lượt là 8,1% và 16,5%.

Đến năm 2020 tỷ lệ nữ giới chưa bao giờ đến trường và không có bằng cấp giảm xuống lần lượt còn 5,8% và 12,3% Tuy nhiên nhìn chung thì tỷ lệ chưa bao giờ đến trường và không có bằng cấp của nữ vẫn cao hơn rất nhiều so với nam giới Đồng thời điều đó cũng cho thấy vấn đề bất bình đẳng giới trong giáo dục vẫn còn tồn tại Kết quả thông qua số liệu được thống kê năm 2020, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học

7

Trang 20

phổ thông từ năm 2010- 2020 cả nam lẫn nữ đều tăng Bên cạnh đó có thể thấy học sinh cả nam và nữ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm phần lớn họ đều lựa chọn vào học cấp cao đẳng, đại học Cũng chính vì vậy mà tỷ lệ sơ cấp và trung cấp nghề có tỷ lệ giảm dần qua các năm Cụ thể tỷ lệ Cao đẳng, đại học của nam năm 2010 là 6,9% tăng dần qua các năm và đến năm 2020 là 12,6% Tỷ lệ cao đẳng, đại học của nữ năm 2010 là 5,9% đến năm 2020 là 12,4% Tuy nhiên thông qua số liệu được phân tích thì tỷ lệ nữ đạt được bằng cấp cao đẳng, đại học từ năm 2010 đến 2020 vẫn thấp hơn nam giới nhưng không thể phủ nhận khoảng cách tiếp cận với giáo dục của nữ đã được thu hẹp dần Điều đó cũng chứng tỏ nhà nước đã tạo cơ hội được tiếp cận với giáo dục cho cả nam và nữ.

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ đi học chung chia theo cấp học, giới tính năm 2020

(Nguồn: Tổng cục thống kê, Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2020, tr.130)*Nhận xét biểu đồ

Tỷ lệ đi học chung ở bậc tiểu học của nam và nữ khoảng cách chênh lệch không quá lớn Số liệu cho thấy tỷ lệ đi học chung chia theo cấp của nữ trong cả nước ở bậc trung học cơ sở có xu hướng tăng trong những năm gần đây cụ thể năm 2010 thì tỷ lệ đi học chung ở cấp trung học cơ sở của nam là 94,2% cao hơn tỷ lệ của nữ 0,3% nhưng đến năm 2020 thì tỷ lệ đi học chung ở cấp trung học cơ sở của nữ là 96,1% cao hơn so với tỷ lệ của nam là 1,3%.Tỷ lệ đi học chung ở trung học phổ thông của nữ là 84,6% và của nam

8

Ngày đăng: 26/04/2024, 07:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan