sự ảnh hưởng của chữ viết và văn học trung hoa đến việt nam

11 2 0
sự ảnh hưởng của chữ viết và văn học trung hoa đến việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì thế em đã chọn đề tài “ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC TRUNG HOA ĐẾN VIỆT NAM” với mong muốn hiểu rõ hơn và đúng hơn về tác động văn hoá của Trung Quốc đến với Việt Nam.Bài báo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Báo Cáo Khoa Học

Đề tài: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC TRUNG HOA ĐẾN VIỆT NAM

Nguyễn Minh Anh MSSV: 321H0122 Lớp: 21H30503

Khoa: Quản lý du lịch & Lữ hành

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Vén bức màn thời gian trở để về với những năm Đại Việt ta nằm trong ách đô hộ, thống trị của Trung Quốc hay còn được gọi là “thời kỳ Bắc thuộc” Thời kì ấy kéo dài suốt 1000 năm kể từ khi Thục Phán lên làm vua và lấy hiệu là An Dương Vương, Đại Việt đã rơi vào tay nước Nam Việt của Triệu Đà và kéo dài đến khoảng 1000 năm sau đó Thời kỳ Bắc thuộc có thể chia ra làm bốn giai đoạn Bắc thuộc lần đầu tiên nước ta nằm dưới ách thống trị của nhà Triệu nhà Hán, lần thứ hai là Đông Hán Đông Ngô Tào Ngụy nhà Tấn nhà Tề nhà Lương, , , , , , lần thứ ba là nhà Tuỳ nhà Đường ở giai đoạn này nước ta cũng đã có những cuộc khởssi nghĩa tiêu biểu để chống lại ách thống trị và cũng có những giai đoạn độc lập ngắn ngủi Đến cuối cùng vào giai đoạn thứ tư, ở giai đoạn này dù không dài nhưng nhà Minh đã thực hiện các chính sách bóc lột mạnh mẽ hơn bao giờ hết Vậy 10000 năm qua đi đã để lại trong lòng đồng bào Việt Nam chúng ta những gì? Có lẽ là những cảm giác đau thương xen lẫn cảm xúc phẫn nộ, những cuộc chia ly đầy xót xa hay những đêm dài triền miên trong nỗi sợ Đó thật sự là những gì đọng lại khi xét về mặt lịch sử Nhưng nếu nhìn rộng ra và xét trên nhiều phương diện của văn hoá, thì văn hoá Trung Hoa thật sự có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc với nước ta đặc biệt là về Chữ viết và Văn Học

Vì thế em đã chọn đề tài “ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC TRUNG HOA ĐẾN VIỆT NAM” với mong muốn hiểu rõ hơn và đúng hơn về tác động văn hoá của Trung Quốc đến với Việt Nam.

Bài báo cáo được chia thành 03 đề mục lớn: I Sơ lược về chữ viết và văn học Trung Hoa II Quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc

III Ảnh hưởng của chữ viết và văn học Trung Quốc đến Việt Nam

Trang 3

I. Sơ lược về chữ viết và văn học Trung Hoa

1 Chữ viết

a Nguồn gốc

Chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc xa xưa, người ta dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp cốt văn 甲骨文), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân ( ) khoảng 1600-1020 殷 trước Công Nguyên Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ được viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.

- Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ như sau:

Giáp cốt văn → Kim văn → Triện thư → Lệ thư → Thảo thư → Khải thư → Hành thư

b Phân loại chữ Hán

Chữ Hán có 02 loại là: Chữ Hán cổ (chữ Phồn thể) và chữ Hán hiện đại (chữ Giản thể) Chữ Phồn thể còn giữ lại nhiều đường nét, mang tính tượng hình cao Chữ Giản thể đã giản lược đi nhiều nét trong chữ Phồn thể, việc giản lược như vậy nhằm mục đích khiến chữ Hán trở lên dễ nhớ hơn, viết nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại.

2 Văn học

- Trung Quốc có bề dày lịch sử văn học đến hàng nghìn năm và gắn liền với văn hoá Có nhiều tư liệu cho rằng văn học Trung Hoa có từ hơn 5000 năm trước và được lưu trữ bởi nhiều phương thức khác nhau Các thể loại văn học cũng rất phong phú, từ tài liệu đến các tiểu thuyết hư cấu để phục vụ ngừoi đọc Văn học Trung Quốc thường gắn liền và phản ánh hiện thực lịch sử và so với các nền văn học của các nước khác Trung Quốc không chia văn học qua từng thế kỉ mà lấy các triều đại mà cột mốc Mỗi triều đại đều để lại những thành tựu nổi bật góp phần rực rỡ cho lịch sử văn học Trung Hoa

II Quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc

- Để biết được lý do vì sao Trung Quốc về mặt văn hoá nói chung và chữ viết, văn học nói riêng lại có sức ảnh hưởng lớn đến Việt Nam ta phải hiểu rõ được mối quan hệ giữa hai quốc gia này Tính từ thế kỉ thứ II trước Tây Lịch đến nay hai nước đã duy trì mối quan hệ

Trang 4

khoảng hơn 2.200 năm Trước hết là nói về phương diên địa lý Việt Nam giáp với biên giới Trung Quốc ở phía Bắc, giáp cả đường bộ lẫn đường thuỷ Về phương diện lịch sư thì giữa hai nước luôn có một sợi dây liên kết, tương tác gắn bó với nhau về văn hoá, lịch sử và các cuộc chiến tranh Có một chính trị gia ngừoi Việt Nam đã nói rằng quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam là “vừa đấu tranh, vừa hợp tác” Quan hệ giữa hai nước có thể chia ra bốn

Chữ viết đầu tiên của nước ta là chữ Nôm hay còn gọi là Quốc Âm được viết theo hệ thống Văn tự ngữ tố nghĩa là các kí hiệu tập hợp lại và biểu thị một từ hay một ngữ tố Đặc biệt chữ Nôm được tao ra dựa trên chữ Hán và chủ yếu là dựa trên chữ Phồn thể Dựa trên phương thức hình thanh, giả tá, hội ý của chữ Hán mà sáng tạo ra các chữ để biểu đạt các từ thuần Việt

Chữ viết thực tế gắn liền với văn hoá, chữ viết nào đại diện cho văn hoá càng lớn càng có sức ảnh hưởng và mãi mãi ảnh hưởng đến các nước có nền văn hoá thấp hơn Và văn hoá chữ viết của nguời Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nước ta qua bốn giai đoạn

a Giai đoạn học tập b Giai đoạn mượn dùng c Giai đoạn phỏng tạo d Giai đoạn sáng tạo

a Giai đoạn học tập

Chữ Hán theo con đường của người Trung Nguyên cổ đại du nhập vào Việt Nam Theo tương truyền, vào thời Việt Vương Câu Tiễn thì ngừoi Việt Tộc tức Kinh tộc họ là một nhánh của Bách Việt cổ đại đã có thể sử dụng chữ Hán để giao tiếp và trao đổi Vào năm 333 Trước công nguyên, sau khi Sở Việt diệt nước Việt thì trong khi người Việt liên tục đổ về, di cư về miền Nam họ đã mang theo chữ Hán đến lưu vực sông Hồng Đến năm Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa 221 Trước công nguyên đưa những ngừoi thường trốn, ngừoi ở rẻ sang đây canh giữ Thời Triệu Đà dân di cư liên tục đến sống chung với ngừoi Việt Nam Nói đến đây không thể nào không nhắc đến truyền thuyết “An Dương Vương và Mi Châu- Trọng Thuỷ” Với âm mưu xâm lược nước ta Trọng Thuỷ đã cho con trai hắn lấy công chúa Mị Châu-con gái An Dương Vương và ở rể tại đây Sau thời gian chung sống và đã có được

Trang 5

lòng tin của vợ Trọng thuỷ bèn hỏi dò về chiếc “nỏ thần” ( Vật được cho là vũ khí tối tân nhất thời bấy giờ của nước ta để chống lại quân xâm lược) Biết được tin tức Trọng Thuỷ bèn tráo “nỏ thần” đem về nước nhà, khi chiến tranh xảy ra “nỏ thần” không phát huy công lực nước ta thua trận và nhà nước rơi vào tay Triệu Đà Triệu Đà tranh thủ hậu thuẫn của ngừoi Việt mà xưng đế, dung hợp hai văn hoá Hoa-Việt, tạo ra dòng máu Hoa Việt Trong quá trình sinh sống, sinh hoạt, kết hôn, đi lại họ dần trở thành ngừoi Việt Nam chính gốc Từ các sự kiện trên đồng thời nước Việt ta cũng chưa có chữ viết riêng nên văn hoá Hán ngữ đã bám kể đơm hoa kết trái, lan truyền phổ biến rộng rãi trên nước Việt Và đây là “giai đoạn học hỏi” Hán ngữ của Việt Nam

b Giai đoạn mượn dùng

Đến thời kì Bắc thuộc tức là hơn 1000 năm sau khi Hán ngữ du nhập và nước ta Vương triều Trung Quốc phái đến các quan chức đến Giao Chỉ Vùng này được coi là vùng ở tráng thái ngu muội nguyên thuỷ Tại đây họ đẩy mạnh việc giáo dục như ra sức mở trường học, dạy chữ Hán, dạy văn hoá, lễ nghĩa Hán Thực hành các chế độ tiến bộ như một vợ một chồng, áp dụng các kĩ thuật sản xuất tiên tiến và văn hoá Trung Nguyên Và cứ như thế Giao Chỉ từ một nơi ngu muội nguyên thuỷ mà tiến bộ hơn đi lên xã hội Phong Kiến Vào thời nhà Đường, ở An Nam các văn hoá, lễ nghi phong tục Nho giáo được truyền đạt mạnh mẽ Trong thời kì lịch sử vì chiến tranh mà nhiều nhà văn nhân, danh sĩ là dân cư Trung Nguyên đã di chuyển đến Giao Châu Đây cũng là những tác nhân lớn và quan trong trong việc truyền bá chữ Hán, nho giáo nâng cao trình độ văn hoá và dân trí trong vùng Cũng ở thời Đường tại An Nam đã xuất hiện và hình thành trào lưu nghiên cứu, học tập văn hoá Hán và việc sử dụng Hán ngữ và dạy Hán ngữ ở An Nam đã hình thành hệ thống hoàn chỉnh, chính quy Học giả Viê •t Nam Nguyễn Tài Cẩn cho biết: “Cách đọc Hán Việt (đối với chữ Hán của Viê •t Nam hiện nay) bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm chữ Hán đời Đường, cụ thể là Đường âm được giảng dạy tại Giao Châu vào thế kỷ 8 – 9” Đến khi Việt Nam độc lập năm 968, các triều đại phong kiến vẫn khuyến khích đẩy mạnh việc học chữ Hán và văn hoá Trung Hoa để dễ dàng cai trị Thời kì này được gọi là “giai đoạn mượn dùng” Hán ngữ của nước ta.

c Giai đoạn phỏng tạo

Đến thế kỉ thứ X khi Việt Nam đã thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và bắt đầu tự xây dựng đất nước thành quốc gia tự chủ Từ đây dân ta dần có ý thức được tự tôn dân tộc, ý thức được mình phải có một văn hoá chữ viết riêng Và từ đó họ bắt đầu sáng chế, mô phỏng lại chữ Hán để tạo ra ngôn ngữ riêng gọi là chữ Nôm Chữ Nôm là khái niệm dùng để chỉ các loại văn tự khối vuông được xây dựng trên cơ sở chất liệu chữ Hán (các chất liệu gồm có: tự dạng, âm đọc, phương thức kết hợp, phương thức dùng chữ) để ghi lại một số ngôn ngữ của các dân tộc cư trú tại lãnh thổ Việt Nam Văn tự khối vuông dùng để ghi ngôn ngữ của người

Trang 6

Việt (Kinh) thì gọi là Chữ Nôm Việt; văn tự dùng để ghi lại tiếng Tày gọi là Chữ Nôm Tày, loại văn tự dùng để ghi lại tiếng Ngạn gọi là Chữ Nôm Ngạn, loại văn tự dùng để ghi lại tiếng Dao gọi là Chữ Nôm Dao Chữ nôm trên cơ bản được mô phỏng theo chữ Hán, có thể nói rằng Chữ Việt Nam được làm ra trong những năn

mượn dùng chữ Hán, vì để viết tiếng Việt mà mượn dùng chữ Hán và bắt chước hình thức chữ Hán” Chữ Nôm gồm chữ Hán mượn và chữ viết tiếng Việt sáng tạo Chữ Hán mượn dùng chỉ mựợn âm không mượn nghĩa Chữ tự tạo thì mô phỏng theo kết cấu của Hán ngữ, thường ghép hai chữ Hán thành một chữ Nôm, một bên biểu thị ngữ âm, một bên biểu thị ý nghĩa Chữ Hán đóng vai trò then chốt trong

việc hình thành ngôn ngữ, chữ viết Việt Nam Đến tận hiện nay dù nước ta đã sử dụng chữ Quốc Ngữ nhưng phải con hơn 60% từ vựng nước ta mượn từ tiếng Hán Chữ Nôm được sử dụng rộng rãi phổ biến, có thời gian sử dụng chính thức và dùng song song với Hán ngữ Nhưng nhìn chung thi Vua quan lại giới quý tộc đều sử dụng và sùng kính chữ Hán Mặc dù sự ra đời của chữ Nôm là do lòng yêu nước và muốn tách biệt mình với Trung Quốc nhưng chữ Nôm những năm đó bị các Nho học tẩy chay và coi thường Họ cho rằng các tác phẩm chữ Nôm không phải hàng văn học tao nhã Đến những nhà thơ Nôm sau khi sáng tác tác phẩm cũng không để lại tên và dẫn đến một số tác phẩm chữ Nôm nước ta đến nay vô danh không xác định được tác giả Nhưng bên cạnh đó sự ra đời của chữ Nôm cũng là một bước ngoặc lớn cho nền Văn học nước ta

d Giai đoạn sáng tạo

Giai đoạn này rơi vào thế kỉ thứ XVI-XVII, chữ La tinh đã xuất hiện và hầu như xoá sạch văn hoá chữ Hán Nhưng trên thực tế ta không thể phủ định rằng cho đến nay văn hoá Trung Quốc đã ảnh hưởng lâu dài sâu sắc và bền chặt với nước ta Trong các sinh hoạt, tập quán và đặc biệt là dọc theo suốt chiều dài của lịch sử văn học Việt Nam ta có sự ảnh hưởng rất nhiều từ văn hoá Trung Quốc

2 Văn học

Văn học Việt Nam ta gồm có hai bộ phận chính là văn học dân gian và văn học viết:

a Văn học dân gian mang tính chất tập thể và được truyền miệng nhau qua nhiều đời Văn học dân gian có các thể loại như truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, ca dao tục ngữ hay các thể loại hình diễn như xướng, ca chèo, dân ca, v v… Những tác phẩm này thường là những câu chuyện gắn với đời sống lao động của nhân dân, phản ánh ước mơ khác vọng của con người lao động thời đó Văn học nhân gian vì lấy từ những sinh hoạt hằng ngày của ngừoi dân lao động Việt Nam nên không bị ảnh hương bới văn hoá chữ viết và văn học Trung Quốc quá nhiều

Trang 7

b Văn học viết: Văn học viết gắn liền với chính trị, lịch sử phản ánh đời sống xã hội hay những tâm tư tình cảm của con ngừoi Trung đại Văn học Trung đại phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán và có những thành tựu rực rỡ Năm 939 Việt Nam lần đầu tiên tuyên bố là một quốc gia độc lập nhưng vẫn chưa làm thay đổi được địa vị của chữ Hán, nó vẫn là thứ ngôn ngữ quan phương cũng như Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chính thống Và tiếp đó, qua các bản dịch chữ Hán, người Việt Nam được khai tâm về Phật giáo

Trang 8

Ở thời kì đầu các tác phẩm đa số là văn xuôi do nhà Vua viết, là các tấu chương do quan lại tấu lên,… không phải hư cấu Vào giữa thế kỉ thứ 10, Đinh Bộ Lĩnh xây dựng nhà nước tự chủ đầu tiên trong lịch

Việt Nam Nhưng trong mười mấy triều đại đó, chữ Hán luôn là chữ viết thông dụng của Việt Nam Trong hơn 400 năm từ đời Lý cho tới đời Trần, các văn nhân Việt Nam đã dùng chữ Hán viết rất nhiều tác phẩm như “Việt sử cương mục”, “Đại Việt sử kí toàn thư”, “An Nam thống nhất chí”, “Lĩnh Nam trích quái”, “Đại Nam thực lục”, “Khâm định Việt sử cương giám cương mục”,”An Nam chí” Đến tận 13, 14 mới bắt đầu xuất hiện các tác phẩm thể loại mới đó là những câu chuyện thuộc loại sử chịu ảnh hưởng của chí quái Lục triều và truyền kỳ đời Đường Đến nửa cuối thế kỉ 19 khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, đã thi hành các cưỡng chế phổ cập chữ Quốc Ngữ, tiếng Pháp, ban lệnh cấm, bài xích chữ Hán Nhưng với nguồn gốc lịch sử lâu đời, Hán ngữ vấn được nhân dân ta sử dụng Cho tới thập niên 1920, Việt Nam vẫn còn dùng chữ Hán để xuất bản văn học, sách báo như “Trung học Việt sử toát yếu”, “Việt sử kính”,”Nam Phong tạp chí” Sử gia Vân Tân đã nói: “ngôn ngữ văn tự Trung Quốc đã trở thành một bộ phận hữu trong ngôn ngữ văn tự ở Việt Nam Mối quan hệ giữa ngôn ngữ văn tự ở Việt Nam với ngôn ngữ văn tự Trung Quốc khăng khít hơn mối quan hệ giữa chữ latin với ngôn ngữ pháp Vì vậy,

Đại Việt sử ký toàn thư

Trang 9

nếu muốn thực sự hiểu ngôn ngữ văn tử Việt Nam thì không thể không hiểu văn tự Trung Quốc

Chính sự tương đồng về loại hình học giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt, chứ không phải vốn từ vay mượn tiếng Hán, đã khiến cho âm điệu tiếng Hán thích ứng với thơ ca Việt Nam dễ dàng hơn so với những vùng đất khác ở Đông Á Cả tiếng Hán và tiếng Việt đều là ngôn ngữ có thanh điệu, với sự nhịp nhàng tương ứng về hai thanh bằng và trắc trong lời ca Từ khi cả hai ngôn ngữ này có nhiều hình vị đơn tiết, thì trong các tác phẩm thơ ca đã tinh giản dần chỉ còn danh từ và động từ mà không cần sự can thiệp của hư từ Ngữ vựng tiếng Hán vẫn chiếm số đông ngay trong những tác phẩm thơ ca Việt Nam sử dụng chữ Nôm (văn tự cải biến từ đường nét chữ Hán) và đọc bằng âm Nôm Các thể loại thơ Trung Quốc có thể được duy trì mà không cần một sự cách tân triệt để nào nhằm đáp ứng đòi hỏi phải phiên dịch thành một thứ cú pháp ngoại lai như đòi hỏi ở Nhật Bản và Triều Tiên Nhắc đến văn học Trung Đại thì không thể nào bỏ qua được tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới- Nguyễn Du Truyền Kiều được viết vào thế kỉ XIX, sau khi ra đời Truyện Kiều nhận được rất nhiều sự yêu thích của các độc giả và nó được xem là “cuốn sách đầu giường” của nhiều thế hệ Truyện Kiều được viết dựa trên tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc Tác phẩm gốc được lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567) Truyện Kiều là thướt truyện kể về cuộc đời của nàng Kiều, cuộc đời nàng chính là minh chứng cho câu nói “Hồng nhan, bạc phận” Tuy là một thiếu nữ xinh đẹp đến nỗi “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” nhưng trớ trêu thay cho số phận của Kiều, trái ngang, uất ức, nhục nhã Để làm tròn chữ hiếu nàng phải bán mình kết hôn với một nguời đàn ông trung niên trong khi nàng đã có ý trung nhân, và ngừoi đàn ông trung niên đó là một kẻ buôn người và số phận cô từ đó ba lần bảy lược bị lừa bán và lầu xanh Tác phẩm được viết theo thể thơ Lục Bát, chữ Nôm Nguyễn Du dù đã có tư tưởng hiện đại hơn các thi sĩ thời Trung đại bấy giờ nhưng “truyện Kiều” của ông vẫn mang nhiều nét văn hoá của Trung Quốc, sự hoà trộn, dung hợp của Phật giáo và Nho giáo Và còn rất nhiều đắc phẩm tiêu biểu đặc sắc khác như “Nam quốc sơn hà” Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ có nguồn gốc từ thời nhà Đường, Trung Quốc Không rõ tác giả nhưng nhiều nguồn cho rằng tác giả của thi phẩm này là Lý Thường Kiệt Và Nam quốc sơn hà còn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam

Trang 10

汝等行看取敗虚 Phiên âm Hán-Việt

Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tiếp nối các tác phẩm đặc sắc là “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi,…

Từ đó có thể thấy rằng, dù có nhiều thay đổi về ngôn ngữ chữ viết nhưng sợi dây liên kết giữa hai văn hoá Việt-Trung vẫn rất chặt chẽ và khăng khít Trước hết đó là nguồn cảm hứng sáng tác cho các tác giả viết bằng chữ Hán và chữ Nôm Sau đó, khi chữ quốc ngữ đã thịnh hành, văn chương chữ Hán được coi là bộ phận của di sản văn hóa cần được giữ gìn cẩn trọng bằng các bản dịch Việc rất nhiều bản tác phẩm Trung Quốc được dịch sang văn xuôi tiếng Việt đã ảnh hưởng rõ rệt đối với sự phát triển của tiếng Việt hiện đại giống như tác động của các bản dịch tác phẩm tiếng Pháp Rõ ràng cần phải có sự nghiên cứu lịch đại ngôn ngữ dịch qua các bản

Ngày đăng: 26/04/2024, 07:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan