môn pháp luật về mua bán sáp nhập công ty

18 0 0
môn pháp luật về mua bán sáp nhập công ty

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trình bày những nội dung quan trọng cần được soát xét pháp lý, nêu rõ tàiliệu và vấn đề pháp lý đối với từng nội dung soát xét?Trong giai đoạn hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp di

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA LUẬT

MÔN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY – E01045TIỂU LUẬN CÁ NHÂN THI CUỐI KỲ

Cam kết của sinh viên:

Tôi xin cam kết rằng tài liệu này là sản phẩm nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu được sử dụng để tham khảo đã được ghi nhận và trích dẫn theo đúng quy định.

Chữ ký: Nguyễn Anh Quốc , Ngày 21 tháng 01 năm 2022

Trang 2

PHẦN BÀI LÀM CỦA SINH VIÊN

Câu 1 Trình bày những nội dung quan trọng cần được soát xét pháp lý, nêu rõ tàiliệu và vấn đề pháp lý đối với từng nội dung soát xét?

Trong giai đoạn hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra ngày càng sôi động như hiện nay, các giao dịch M&A, bên mua, bên dự định đầu tư (gọi chung là Nhà đầu tư) vào một Công ty mục tiêu thường quan tâm đến tình trạng tài chính và tuân thủ pháp luật của Công ty mục tiêu, để từ đó làm cơ sở tiên quyết cho quyết định mua hay không mua doanh nghiệp, mua với điều kiện nào, và nếu mua thì mức giá bao nhiêu là phù hợp.Việc để một giao dịch M&A thành công, các Nhà đầu tư cần thực hiện việc soát xét pháp lý - legal due diligence Thẩm định pháp lý là một phần quan trọng bao gồm rất nhiều nội dung pháp lý cần được thẩm định trong một thương vụ M&A Thẩm định chi tiết pháp lý sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp đối với các thủ tục, vận hành, điều hành theo quy định của pháp luật, đưa ra nhận định về rủi ro khi tiếp nhận doanh nghiệp trong giao dịch mua bán Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho thương vụ M&A, việc thẩm định này bao gồm việc xem xét toàn diện các vấn đề pháp lý từ việc thành lập, việc góp vốn, cơ cấu tổ chức, sự tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh, pháp lý tài sản, hợp đồng, thỏa thuận trọng yếu, lao động, v.v trong Công ty mục tiêu, cụ thể như sau:

1 Thành lập và cơ cấu tổ chức quản lý

- Tài liệu

1 Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp

2 Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Chấp thuận cho phép đăng ký mua phần vốn góp/cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài/ Giấy phép kinh doanh

3 Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (áp dụng cho tất cả quốc gia, vùng lãnh thổ mà doanh nghiệp có hoạt động đầu tư – trực tiếp hoặc gián tiếp)

Trang 3

4 Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

5 Giấy chứng nhận dăng ký hoạt động của chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh

6 Danh sách cổ đông/ Thành viên sáng lập của Doanh nghiệp 7 Điều lệ doanh nghiệp

8 Hồ sơ điều chỉnh, thay đổi liên quan đến thông tin, nội dung đăng ký kinh doanh:

- Biên bản của hội đồng quản trị/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông; - Quyết định/ Nghị quyết thông qua của đại hội đồng cổ đông/hội đồng quản trị/hội đồng thành viên;

- Hợp đồng, thoả thuận có liên quan; - Tài liệu liên quan khác

9 Các tài liệu bất kỳ khác có liên quan (nếu có)

- Vấn đề pháp lý:

1 Không đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh với với cơ quan đăng ký kinh doanh

2 Cơ cấu tổ chức có phù hợp 3 Điều lệ công ty

2 Vốn và chủ sở hữu

- Tài liệu

Trang 4

1 Các biên bản, thoả thuận, hợp đồng góp vốn giữa các sáng lập viên/ thành viên/ cổ đông sáng lập/ cổ đông hiện hữu

2 Các thoả thuận, hợp đồng mua bán – chuyển nhượng cổ phần/ vốn góp/ trái phiếu, hợp đồng vay chuyển đổi và thoả thuận khác có liên quan có liên quan đến việc chuyển nhượng/ góp vốn/ phát hành cổ phần

3 Danh sách thành viên/ Sổ đăng ký cổ đông/ Giấy chứng nhận vốn góp/ Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần và tài liệu tương đương (nếu có)

4 Biên bản định giá tài sản góp vốn/ Chứng thư thảm định giá tài sản góp vốn 5 Chứng từ, tài liệu chứng minh giao dịch chuyển khoản cho vấn đề góp vốn, mua cổ phàn/Biên nhận tiền bằng văn bản hoặc xác nhận khác tương đương về vấn đề này

6 Các tài liệu bất kì khác có liên quan

- Vấn đề pháp lý:

1 Cổ đông/Thành viên chưa góp đủ vốn đã đăng ký/cam kết góp 2 Cổ đông nhờ người đứng tên hộ

3 Nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức

- Tài liệu

1 Danh sách và thông tin cá nhân của: - Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị; - Đại hội đồng cổ đông;

Trang 5

- Các nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp (cấp bậc quản lý/ trưởng phòng trở lên)

2 Các biên bản, quyết định, thông báo liên quan đến việc thuê/ bổ nhiệm/ hình thức tuyển dụng khác/ bãi nhiệm/ miễn nhiệm/ xử lý kỷ luật các nhân sự quản lý, điều hành doanh nghiệp:

- Chủ tịch hội đồng quản trị/ Chủ tịch hội đồng thành viên; - Thành viên Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên; - Tổng giám đóc/ Giám đốc/ Phó giám đốc;

- Người đứng đầu chi nhánh/ văn phòng đại diện/ địa điểm kinh doanh; - Giám đốc điều hành/ Giám đốc kinh doanh;

- Kế toán trưởng/Giám đốc tài chính; - Kiểm sát viên;

- Giám đốc, trưởng bộ phận khác (từ cấp quản lý/trưởng phòng trở lên) 3 Tất cả biên bản họp, nghị quyết/ quyết định của hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên và Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề của doanh nghiệp

4 Tất cả biên bản họp của Ban giám đốc, quyết định của Tổng giám đốc/Giám đốc (nếu có)

5 Các tài liệu chính sách nội bộ doanh nghiệp, bao gồm kể cả (áp dụng cho các cấp bậc quản lý/ trưởng phòng trở lên):

- Cơ chế phân công công việc; - Cơ chế uỷ quyền và đại diện; - Nguyên tắc thu chi và báo cáo;

Trang 6

- Cơ chế quản lý và điều hành của doanh nghiệp; - Bản mô tả công việc;

- Cam kết trách nhiệm, cam kết bảo mật (nếu có) 6 Các văn bản bất kỳ có liên quan khác (nếu có)

4 Thoả thuận chuyển giao lao động/ cho thuê lao động

5 Hợp đồng đào tạo nghề/Hợp đồng học việc/ Thoả thuận/ Thoả thuận lao động khác dưới mọi hình thức

6 Nội quy lao động 7 Thoả ước lao động tập thể

8 Sổ tay nhân viên/ Hướng dẫn làm việc/Nội quy văn phòng và văn bản nhân sự nội bộ liên quan (nếu có).

9 Danh sách khi khai trình/báo cáo sử dụng lao động

10 Danh sách người lao động được đóng bảo hiểm xã hội và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân kèm theo xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền.

11 Thang, bảng lương đã đăng ký

Trang 7

12 Hoá đơn, chứng từ hoặc các tài liệu khác chứng minh việc thanh toán lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ khác, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác

13 Các quy chế lao động nội bộ: - Quy chế xử lý kỷ luật lao động; - Quy chế bảo mật;

- Quy chế thưởng – phụ cấp – hỗ trợ; - Quy chế về chế độ nghỉ ngơi, làm việc; - Quy chế khác (nếu có)

14 Quy chế hoạt động, quyết định thành lập, danh sách Ban chấp hành, thành viên công đoàn (Kèm theo thông tin cá nhân từng thành viên).

15 Chứng từ xác nhận về việc hoàn tất nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn, tài liệu tài chính về hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, tài liệu khác về công đoàn (nếu có)

16 Sổ quan lý lao động

17 Các quyết định, chính sách, thông báo khác liên quan đến lao động của doanh nghiệp.

18 Toàn bộ tài liệu, hồ sơ về việc xử lý kỷ luật lao động, tranh chấp về lao động, chấm dứt/tạm ngừng/điều chỉnh quan hệ lao động (nếu có)

19 Các văn bản liên quan khác (nếu có)

- Vấn đề pháp lý:

1 Nội quy lao động có điều khoản trái pháp luật/không được nộp cho cơ quan lao động

Trang 8

2 Thanh toán trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

3 Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến NLĐ 4 HĐLĐ có điều khoản trái PL

5 Hợp đồng giao dịch

- Tài liệu

1 Hợp đồng thuê/hợp tác sử dụng mặt bằng/cho mượn/chuyển nhượng mặt bằng/ hợp đồng khác liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất trong hoạt động của doanh nghiệp

1 Điều khoản cho phép chấm dứt/khiến khoản nợ ch a đến hạn thành đến hạnƣ sớm nếu có th/đổi về kiểm soát

2 Điều khoản hạn chế h/động kinh doanh/ định đoạt tài sản của doanh nghiệp mục tiêu

3 HĐ vô hiệu/ có điều khoản trái pháp luật

4 HĐ không được công chứng, đăng ký với Nhà nước (nếu bắt buộc)

6 Thuế và kế toán

- Tài liệu

Trang 9

1 Bộ Báo cáo tài chính các năm 2 Tờ khai thuế giá trị gia tăng

3 Sổ kế toán doanh nghiệp (Nhật ký chung) 4 Sổ phục ngân hàng

5 Hoá đơn chứng từ đầu ra và đầu các năm

6 Biên lai, xác nhận, thông báo về việc hoàn tất nghĩa vụ nộp tiền thuế các năm 7 Bản chi tiết công nợ doanh nghiệp

8 Các văn bản, thư mời, thông báo, quyết định về việc xử phạt, truy thu, yêu cầu giải trình và yêu cầu khác của cơ quan chức năng (nếu có)

9 Tài liệu, thông tin về tranh chấp, khiếu nại về thuế (nếu có) 10 Báo cáo kiểm toán doanh nghiệp từ các năm tài chính (nếu có)

11 Các hồ sơ công văn hướng dẫn trực tiếp/chính sách ưu đãi – miễn giảm áp dụng trực tiếp cho doanh nghiệp và quyết định, thông báo có liên quan (nếu có)

7 Tài sản và các khoản vay

- Tài liệu

1 Danh mục tài sản được sở hữu/thuê hoặc cho thuê/được sử dụng dưới hình thức khác bởi doanh nghiệp

2 Hồ sơ đăng ký/Giấy chứng nhận/Văn bản bảo hộ/ Văn bản đăng ký/ Thoả thuận có liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp/Chủ sở hữu doanh nghiệp (Bao gồm kể cả nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích…)

Trang 10

3 Hợp đồng/Hoá đơn/Giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng và toàn bộ chứng từ liên quan đến việc sở hữu các tài sản cố định của doanh nghiệp

4 Các thoả thuận cho vay/cầm cố/bảo lãnh/thế chấp/mua bán/hình thức khác ảnh hưởng đến quyền sở hữu của doanh nghiệp với tài sản hiện tại và trong tương lai (nếu có)

- Vấn đề pháp lý:

1 Tài sản – công trình xây dựng chưa chứng nhận QSH 2 Bị hạn chế định đoạt/ sử dụng tài sản nhất định

3 Quyền sở hữa nhà ở của doanh nghiệp bị hạn chế sau khi trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

4 Không đăng ký khoản vay nước ngoài trung và dài hạn với Ngân hàng nhà nước 5 Vay nợ khi chưa góp đủ vốn điều lệ

8 Ngân hàng và tín dụng

- Tài liệu

1 Danh sách và thông tin chi tiết tài khoản ngân hàng kể cả tài khoản cá nhân được chỉ định nhận thanh toán (nếu có)

2 Thông tin người đăng ký/đứng tên tài khoản khác của Doanh nghiệp/Người được uỷ quyền quản lý

3 Các xác nhận chính thức từ ngân hàng về tình trạng tài khoản doanh nghiệp va bảng sao kê giao dịch tài khoản doanh nghiệp trong 03 năm tài chính gần nhất 4 Toàn bộ hợp đồng, thoả thuận tín dụng khác với Ngân hàng/Tổ chức được ngân hàng chỉ định/ Tổ chức khác có liên quan (nếu có)

9 Điều kiện kinh doanh chuyên ngành – Giấy phép con

Trang 11

- Tài liệu

1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

3 Chi tiết hồ sơ, tài liệu điều chỉnh/bổ sung/thu hồi có liên quan đến nội dung các

3 Những ng ời có chứng chỉ hành nghề cần thiết cho hoạt động của DN sẽ nghỉƣ việc khi giao dịch dự kiến hoàn tất

4 Vi phạm pháp luật chuyên ngành

10 Xử phạt, Tranh chấp và Tố tụng

- Tài liệu

1 Danh sách và tài liệu có liên quan đến các tranh chấp của Doanh nghiệp/Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập Các vụ kiện tại toà án hoặc trọng tài, khởi tố hay khiếu nại có liên quan đến doanh nghiệp, dù đã hoàn tất, chưa hoàn tất hoặc có nguy cơ xảy ra;

2 Biên bản quyết địn xử phạt vi phạm hành chính/ thanh tra/kiểm tra do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với doanh nghiệp và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);

- Vấn đề pháp lý:

Trang 12

1 Đang có tranh chấp về t/sản, HĐ quan trọng 2 Trách nhiệm từ tranh chấp hiện tại

3 Chưa hoàn tất nghĩa vụ theo phán quyết của Cơ quan giả quyết tranh chấp.

11 Quyền sở hữu trí tuệ

- Tài liệu

1 Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

2 Hợp đồng chuyển giao Quyền sở hữu, quyền sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế

3 Quy định nội bộ về sáng tạo và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 4 Hợp đồng liên quan đến phần mềm máy tính quan trọng, có giá trị lớn

- Vấn đề pháp lý

1 Chưa đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế 2 Công ty con sử dụng nhãn hiệu của công ty mx

3 Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sắp hết

12 Môi trường

- Tài liệu

1 Báo cáo đánh giá tác động môi trường 2 Giấy phép khai thác nước ngầm 3 Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại 4 Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Trang 13

5 Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

- Vấn đề pháp lý

1 Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/ cam kết bảo vệ môi trường 2 Mức xả thải thực tế vượt mức quy định

3 Không xin Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bảo vệ môi trường

Trang 14

1 Công ty mục tiêu có dấu hiệu đã thực hiện đưa hối lộ

Câu 2: Thẩm định hồ sơ pháp lý, nêu vấn đề và đưa ra ý kiến tư vấn

Công ty Cổ phần ABC thành lập năm 2017, vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, mệnh giá 1triệu đồng/cp, gồm 04 cổ đông (B: 50 tỷ - C: 50 tỷ - D: 100 tỷ - CTCP đầu tư AAA:100 tỷ)

1 Cơ cấu tổ chức: ĐHĐCĐ - HĐQT - Tổng giám đốc (Đại diện theo pháp luật) (1,5điểm)

* Vấn đề pháp lý:

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần ABC không đảm bảo được tính minh bạch trong việc quản lý điều hành vì thiếu Uỷ ban kiểm toán.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần trong đó công ty cổ phần ABC thuộc mô hình: “Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.” Theo quy định tại điều khoản này thì công ty ABC chưa có Uỷ ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

* Ý kiến tư vấn

Công ty cổ phần ABC phải thành lập Uỷ ban kiểm toán trong đó Ủy ban kiểm toán là cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị Ủy ban kiểm toán có từ 02 thành viên trở lên Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị Các thành viên khác của Ủy ban kiểm toán phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.

Trang 15

Như vậy, theo mô hình cơ cấu tổ chức quản lý mà công ty lựa chọn thì công ty ABC phải thành lập Uỷ ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị nhằm đảm bảo tính minh bạch, giám sát hệ thống báo cáo tài chính

Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 1 Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020

2 Năm 2019, CTCP đầu tư AAA chuyển nhượng 50% cổ phần của mình cho ông Xvới giá 300 tỷ đồng, với sự chấp thuận của HĐQT (1,5 điểm)

* Vấn đề pháp lý

Công ty cổ phần đầu tư AAA không được chuyển nhượng 50% cổ phần cho ông X mặc dù được sự chấp thuận từ Hội đồng quản trị.

Công ty cổ phần đầu tư AAA là cổ đông sáng lập công ty cổ phần ABC được thành lập vào năm 2017 Tính đến thời điểm năm 2019, Công ty cổ phần ABC thành lập chưa được 03 năm.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần của cổ đông sáng lập trong đó: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”

Vì là cổ đông sáng lập nên trong thời hạn 03 năm, CTCP AAA không được phép chuyển nhượng cổ phần nếu chưa có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Mặt khác, việc chuyển nhượng cổ phần của CTCP AAA được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị là không đúng với quy định pháp luật về thẩm quyền quyết định việc chuyển cổ phần của cổ đông sáng lập trong thời 03 năm kể từ ngày thành lập.

* Ý kiến pháp lý

Trang 16

Theo quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, thì công ty cổ phần AAA muốn chuyển nhượng 50% cổ phần sang cho ông X phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020

3

3.1 Tháng 6/2018, ông B chết, để lại di chúc số cổ phần của mình cho 02 người conlà: Y và Z (Mỗi người 50%) HĐQT không đồng ý (1,5 điểm)

* Vấn đề pháp lý

Hội đồng quản trị không có thẩm quyền quyết định cổ phần mà cổ đông đã chết để lại.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển nhượng cổ phần, theo đó: “3 Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty”

Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Y và Z sẽ đương nhiên được nhận thừa kế theo di chúc số cổ phần từ ông B để lại.

Luật doanh nghiệp 2020 không quy định về thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị đối với phần cổ phần mà cổ đông đã chết để lại di chúc thừa hưởng.

Mặt khác, theo Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế theo di chúc thì cổ phần của ông B (được coi là tài sản) sẽ đương nhiên là phần tài sản của Y và Z.

* Ý kiến pháp lý

Ngày đăng: 26/04/2024, 07:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan