chủ đề lãi suất trong hợp đồng vay

33 0 0
chủ đề lãi suất trong hợp đồng vay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với những quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự cốt yếu chỉ nhằm vào việc hạn chế cho vay nặng lãi, còn về bản chất của việc xác định mức lãi trần trong các giao dịch dân sự thì vẫn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

CHỦ ĐỀ: LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY

GVHD: TS Lê Nguyễn Gia ThiệnDanh sách thành viên tham gia:

Trang 2

Nhóm tác giả xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng tôi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Nguyễn Gia Thiện Bài nghiên cứu này không sao chép của ai và do nhóm tác giả tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp và thực hiện Nội dung lý thuyết trong bài nghiên cứu này có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo Các số liệu, chương trình phần mềm và những kết quả trong bài nghiên cứu này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Trang 3

3.Đánh giá công trình nghiên cứu 6

4.Câu hỏi nghiên cứu 7

5 Giả thuyết nghiên cứu 7

5.1 Giả thuyết nghiên cứu chính 7

5.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ sung (phụ) 7

6.Phương pháp nghiên cứu 8

7.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 8

Chương I, Khái quát 9

1.1 Khái niệm về lãi suất 9

1.1.1 Lịch sử về lãi suất từ các nền văn minh 9

1.1.2 Đặc điểm của lãi suất 10

1.1.3 Các loại lãi suất 11

1.1.4 Ý nghĩa 13

1.2 Khái niệm hợp đồng vay tài sản 14

1.3 Khái niệm hợp đồng vay có đảm bảo 14

1.3.1 Đặc điểm hợp đồng vay có đảm bảo 16

Ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản 17

1.3.2 Cách tính lãi thông thường của hợp đồng vay 17

1.3.3 Các tình huống tranh chấp thực tế của hợp đồng có đảm bảo( bản án).18 1.4 Hợp đồng vay không có đảm bảo 18

1.4.1 Đặc điểm hợp dồng vay không có đảm bảo: 19

1.4.2 Lãi suất Hợp đồng vay tín chấp: 19

Trang 4

2.4 Ảnh hưởng của điểm tín dụng 24

3.1.1 Lãi suất tối đa trong hợp đồng vay ở Việt Nam 24

3.1.2 Tổ chức tín dụng có quyền thỏa thuận lãi suất vượt mức tối đa 25

Chương III: Một số cách giải quyết bất cập về lãi suất trần ở Nhật Bản và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc): 26

4.1 Bất cập về mức lãi suất trần ở Nhật Bản 26

4.1.1 Các hình thức vay vốn ở Nhật Bản 26

4.1.2 Vấn đề: 27

4.1.3 Giải pháp: 28

4.2 Bất cập về lãi suất trần ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 28

4.2.1 Lãi suất trần khi vay vốn ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 28

3.1.2 Giải pháp 30

Tài liệu tham khảo: 31

Trang 5

Mở đầu1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, lãi suất là một trong những mối quan tâm lớn của thị trường kinh tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Các chính sách lãi suất là một công cụ tất yếu trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ - công cụ này được sử dụng để đảm bảo sự bình ổn, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Về cơ bản, việc lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến cầu của dòng tiền dẫn đến việc lạm phát giảm - đồng nghĩa với việc tăng giá trị tiền tệ lên cao, từ đó sẽ thu hút nhiều nguồn đầu tư và tăng cường nhập khẩu Ngược lại, khi lãi suất giảm sẽ trở thành bàn đạp cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - tăng khả năng vay vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa từ đó tạo ra dòng tiền luân chuyển, nhưng dẫn đến điều bất cập là việc tiết kiệm sẽ bị hạn chế kéo theo cung của dòng tiền tăng lên và dẫn đến lạm phát Vì vậy, việc điều chỉnh lãi suất là vô cùng quan trọng - chính vì điều này nên Ngân hàng Nhà nước thường xuyên công bố lãi suất cơ bản nhằm mục đích định hướng lãi suất thị trường nhưng chỉ mang ý nghĩa tham khảo cho các tổ chức tín dụng Với những quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự cốt yếu chỉ nhằm vào việc hạn chế cho vay nặng lãi, còn về bản chất của việc xác định mức lãi trần trong các giao dịch dân sự thì vẫn cần phải phụ thuộc vào lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để điều chỉnh thích hợp với thị trường

Trước đây, những quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự 2005 còn nhiều bất cập vì phụ thuộc nhiều vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước - theo khoản 1 điều 476 BLDS 2005: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng” Thực tiễn cho thấy quy định này, thật sự chưa phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và không nhất quán với thực tiễn pháp lý, hơn hết là không tạo ra sự bình đẳng đối với các tổ chức tín dụng khác Chính vì điều đó nên Bộ luật Dân sự hiện hành đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, quy định rõ ràng ở khoản 1 điều 468 BLDS 2015 là:

“Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định

Trang 6

khác Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.” nhằm đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng vay tài sản, ngoài ra việc cố định mức lãi suất trần là 20% (mang tính “tĩnh) mang lại nhiều thuận lợi khi tham gia giao dịch vay tài sản (đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và dễ áp dụng) - có thể nhận biết ngay hậu quả pháp lý khi xác lập hợp đồng

Dù vậy, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản ở BLDS 2015 vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập như ở điều 468 chỉ quy định lãi suất đối với tài sản vay là tiền, còn điều 463 lại đề cập các bên có thể thỏa thuận lãi suất với tất cả các loại tài sản vay - dẫn đến việc gây khó khăn trong việc xét xử những trường hợp tranh chấp hợp đồng vay với đối tượng không phải là tiền và có lãi suất Ngoài ra, những bộ luật khác (Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017) có liên quan trong lĩnh vực này Tuy nhiên, các quy định trong những bộ luật này và Bộ luật Dân sự 2015 không nhất quán dẫn đến các cơ quan chức năng thực thi pháp luật rơi vào thế khó xử vì không biết áp dụng điều luật nào cho trường hợp nào - ví dụ: trong BLDS 2015 thì áp dụng mức lãi trần nhưng còn trong Luật Các tổ chức tín dụng thì không áp dụng.

Chính vì còn nhiều khó khăn và bất cập giữa các bộ luật với nhau trong lĩnh vực này, nên việc nghiên cứu và phân tích các quy định trong pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản qua các đánh giá thực tiễn, nhóm chúng tôi muốn đưa ra những góp ý, kiến nghị nhằm khắc phục những vấn đề còn đang tồn đọng và củng cố tính nhất quán, hoàn thiện

giữa các quy định pháp luật về lãi suất Vì lẽ đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:“Lãi suất trong hợp đồng cho vay”.

Trang 7

2 Phạm vi nghiên cứu2.1 Không gian

Phạm vi nghiên cứu này, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và các nước có cùng chế độ dân luật như Nhật Bản hay Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tổng hợp và giải quyết những vướng mắc cần được gỡ bỏ trong pháp luật Việt Nam hiện nay

2.2 Thời gian

Trong vòng những năm trở lại đây (trong khoảng 05 năm)

3 Đánh giá công trình nghiên cứu

“Lãi suất trong hợp đồng cho vay” - Đây là một đề tài nghiên cứu không đổi mới lạ đối với nhiều người đang học tập và nghiên cứu về luật học tại Việt Nam Theo như khảo sát có rất nhiều công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực này, đây là một số công trình mà chúng tôi đã tham khảo qua và học tập:

Năm 2011, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Thành thuộc Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội - đề tài “Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam” Bài luận phân tích chuyên sâu về lãi suất theo BLDS 2005 nhưng tập trung chủ yếu vào lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố - dựa theo cơ sở pháp lý này tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp mới tại thời điểm đó.

Năm 2017, tác giả Nguyễn Ngọc Chung của trường đại học Luật Hà Nội cũng sử dụng đề tài này cho luận án tiến sĩ của mình Luận văn nhằm xây dựng cơ sở lý luận với mục tiêu làm sáng tỏ bản chất và đặc điểm của hợp đồng vay tài sản và lãi suất Theo đó, tác giả cũng tập trung phân tích vào tính thực tiễn của lãi suất trong hợp đồng vay, đồng thời so sánh các quy định của pháp luật và hướng tới đánh giá

Năm 2021 - cũng tại trường đại học Luật Hà Nội, Ths Đỗ Thị Hòa đã từng viết về lĩnh vực này cho bài luận văn thạc sĩ của mình - đề tài “Lãi và lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện” Đây là bài luận văn có thích hợp thêm BLDS 2015 và làm sáng tỏ về các chế định cơ bản của hợp đồng vay tài

Trang 8

sản, đồng thời phân tích và cập nhật những vấn đề thực tiễn trong các tranh chấp của hợp đồng vay.

Những bài luận văn trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá để làm cơ sở đánh giá và so sánh lãi suất cho hợp đồng vay tài sản dần hoàn thiện, tuy các bài luận trên thích hợp nhiều về thực tiễn lãi suất qua từng năm và các bộ luật khác tại Việt Nam có liên quan nhưng vẫn chưa liên kết nhiều với các điều luật khác của các nước bạn để có cái nhìn tổng quát hơn nhằm so sánh, đánh giá cũng như học hỏi để làm mới nên pháp luật của nước ta.

Vì vậy, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích các vấn đề còn tồn đọng về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, đồng thời sẽ bổ sung những điểm mạnh của các quy định khác về lĩnh vực này từ các nước đã đề cập trong phần phạm vi nghiên cứu

4 Câu hỏi nghiên cứu

Đối với công trình nghiên cứu “Lãi suất trong hợp đồng cho vay”, như đã đề cập - lãi

suất là một biến số khó dự đoán vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn: tùy theo tình hình kinh tế nói chung hay thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng về lãi suất nói riêng Vậy câu hỏi cốt yếu đặt ra cho đề tài này là “Các khía cạnh của lãi suất trong hợp đồng vay?”

Dựa vào đó, các câu hỏi bổ sung nhằm củng cố, chặt chẽ cho nội dung chính như sau: Thế nào là lãi suất? Hợp đồng vay tài sản là gì?

Những điểm mạnh và yếu trong các loại hợp đồng vay?

Làm thế nào để áp dụng cải tiến, hoàn thiện các quy định cho lãi suất trong hợp đồng vay?

5 Giả thuyết nghiên cứu

5.1 Giả thuyết nghiên cứu chính

Phân tích các khía cạnh của lãi suất trong hợp đồng vay và so sánh với nước ngoài.

5.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ sung (phụ)

Nghiên cứu các loại lãi suất và hợp đồng vay tài sản.

Trang 9

Nghiên cứu những hạn chế và thuận lợi trong các quy định pháp luật về lãi suất trong hợp đồng cho vay

Nghiên cứu điều chỉnh sao cho hợp lý để đưa vào thực tiễn áp dụng.

6 Phương pháp nghiên cứu

Bài luận văn sử dụng phương pháp lý luận dựa trên quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp.

Ngoài ra, những phương pháp áp dụng khác:

Nghiên cứu định tính (qualitative research) - thu thập thông tin dưới dạng “phi số”, khảo sát và điều tra đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc phân tích hay đánh giá chuyên sâu.

Nghiên cứu định lượng (quantitative research) - thu thập, thống kê số liệu, phân tích các dữ liệu số với mục đích dẫn chứng, củng cố lý luận và áp dụng thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn - với mong muốn làm sáng tỏ bản chất, quy luật của đề bài nghiên cứu, thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo và đề xuất những ý tưởng mới sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

So sánh luật học - nêu ra những vấn đề pháp luật về sự giống và khác nhau giữa luật học của Việt Nam với các nước trong phạm vi nghiên cứu trên, giúp tìm hiểu tại sao lại có sự khác biệt và điều chỉnh sao cho phù hợp với nước nhà - mục đích: phát triển nền pháp luật.

7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Theo khoa học, đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống cao về mặt lý luận của lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, không những thế dựa vào các quy định thuộc hệ thống dân luật của các nước đã phát triển - mang tính đổi mới và hiện đại hơn so với BLDS 2005 hay BLDS 2015 nhằm góp phần hoàn thiện chặt chẽ hơn cho các chế định trong hợp đồng nói riêng hay từng điều khoản trong từng quy định pháp luật nói chung

Theo thực tiễn, nội dung và kết quả của đề tài nghiên cứu này - mục đích là để chỉ rõ những bất cập còn chưa đầy đủ của những bộ luật hiện hành về lĩnh vực này dẫn đến cần

Trang 10

khắc phục, bổ sung sao cho đầy đủ và mang tính công bằng, hợp lý Công trình này sẽ hạn chế các tranh chấp trong hợp đồng vay tài sản và thúc đẩy các giao dịch dân sự phát triển lành mạnh.

NỘI DUNG

Chương I, Khái quát1.1 Khái niệm về lãi suất

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm được tính theo tiền gốc (tiền vốn) gửi vào hoặc cho vay mà người nhận tiền/người vay tiền phải trả cho người gửi tiền/người cho vay tiền trong khoảng thời gian xác định (theo tháng hoặc theo năm) Người gửi tiền/vay tiền có thể là cá nhân, công ty, ngân hàng.

1.1.1 Lịch sử về lãi suất từ các nền văn minh

Lịch sử của lãi suất gắn liền với chế độ tư hữu của con người cổ đại Lãi suất xuất hiện rất sớm trong nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Hy Lạp, Rôma, Ấn Độ, Những lãi suất được ghi nhận là cổ xưa nhất ở Lưỡng Hà (629 TCN-539 TCN) cổ đại thông qua những văn tự cổ khắc trên phiến đá Người Lưỡng Hà xưa chủ yếu cho vay lương thực như lúa mì, lúa mạch, Và khi trả lại số lương thực đó, người vay phải trả thêm một số kim loại như đồng, sắt, Đó là lần đầu tiên mà việc cho vay lấy lãi được ghi nhận trong lịch sử Những nơi lãi suất phát triển mạnh mẽ và cũng là nơi lãi suất gây ra rất nhiều tranh cãi đó là Đế chế La Mã Giai cấp thống trị luôn tích trữ một số lượng lớn lương thực, của cải, đất đai; do đó họ cần rất nhiều lao động để canh tác những vùng đất này Chính vì nhu cầu này, những địa chủ đã cho người dân canh tác trên những mảnh đất này, họ lấy lãi vào cuối mùa vụ, người dân thì sống bằng số lương thực còn lại sau khi trừ đi số lãi phải cống nạp Số lương thực cống nạp ngày càng nhiều khiến những người nông dân không đủ khả năng chi trả khi mùa vụ thất thu và các khoản vay nặng lãi ngày càng nhiều từ đó hình thành chế độ nô lệ vì nợ Chế độ này đã dẫn tới tình trạng khủng hoảng trong lịch sử đế chế La Mã khi số người dân được tự do còn ít hơn số nô lệ Nhận thấy

Trang 11

tình trạng này, những nhà cầm quyền đã thi hành những chính sách như áp đặt lãi suất trần, can thiệp vào việc xóa nợ Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài của vấn đề, khi chính phủ mất quyền kiểm soát nền kinh tế, sự sụp đổ về niềm tin của người dân đã xảy ra, những kẻ đã giàu nay còn giàu gấp bội lần, những người nô lệ thì đứng lên chống lại chủ nô, chính quyền Điều này đã dần dẫn tới sự tan rã về sau của đế chế La Mã Nợ sinh lời cũng là một vấn đề to lớn đối với xã hội phương Đông mà điển hình là Ấn Độ Chế độ đẳng cấp của Bà La Môn Giáo đã tạo ra sự phân biệt và khoảng cách về địa vị giữa các đẳng cấp với nhau Ban đầu, văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ cấm các hành vi cho vay lấy lãi dựa trên gốc, nhưng dần dần đẳng cấp tăng lữ Bà La Môn và đẳng cấp Vaishyas (thương nhân, thợ thủ công) đã biến đổi lệnh cấm đó chỉ còn áp dụng đối với những người cùng đẳng cấp, nghĩa là việc cho vay lấy lãi được áp dụng đối với những đẳng cấp thấp và đặc biệt là nô lệ Việc này đã làm cho khoảng cách giữa cách đẳng cấp ngày càng xa, các nô lệ ngày càng phải chịu những sự bất công lớn hơn Đến nay, sự phân biệt đẳng cấp này ở Ấn Độ vẫn là một vấn đề rất lớn với sự phát triển kinh tế của quốc gia này.

Hầu hết các tôn giáo đều cho rằng việc cho vay lấy lãi đều bị nghiêm cấp, những tôn giáo quyết liệt nhất với vấn đề này chính là Hồi giáo Từ “riha” (hay lãi suất) được đề cập và

bị cấm trong Sharia (luật Hồi Giáo), vì Hồi giáo cho rằng đây là hành vi bóc lột bởi

những lý do sau:

Lãi suất tập trung của cải cho một số ít người Lãi suất gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế Lãi suất là nguồn gốc của bất công và bóc lột

1.1.2 Đặc điểm của lãi suất

Hầu hết lãi suất đều được thể hiện trong hợp đồng vay - điều này cho thấy, đây là một cơ sở xác định, tính các khoản lãi trong các mối quan hệ kinh doanh và vay tài sản (Mục tiêu tiên quyết trong tất cả hợp đồng vay).

Lãi suất trong hợp đồng có thể là điều khoản tùy nghi, có thể hiểu đơn giản là sự thỏa thuận cụ thể, rõ ràng giữa các bên về mức lãi suất trong hợp đồng - miễn là không vượt

Trang 12

quá mức lãi suất quy định (20%/ năm - khoản 1 điều 468 BLDS 2015) Trường hợp xảy ra tranh chấp thì lãi suất được tính theo khoản 2 điều 468 BLDS 2015 - “bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều này”

Lãi suất không thể tồn tại độc lập, như đã đề cập tại phần định nghĩa thì lãi suất là tỷ lệ phần trăm phụ thuộc vào số tiền gốc (tiền vốn được gửi hay cho vay) trong một thời hạn xác định Vì vậy, nếu không có tiền gốc thì không có lãi suất tồn tại Theo đó, nó tỉ lệ thuận với vốn và thời hạn vay hoặc gửi thì tiền lãi được tính như sau:

Tiền lãi = Tiền vốn * Thời gian (vay/gửi) * Lãi suất (%/năm)/12

1.1.3 Các loại lãi suất

Theo như thống kê, thị trường kinh tế Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại lãi suất khác nhau - do được dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau chẳng hạn như tính chất, giá trị thực, tính linh hoạt, Phổ biến nhất là dựa theo tính chất khoản vay trong đó bao gồm (lãi suất tín dụng, tiền gửi, chiết khấu, tái chiết khấu, cơ bản, liên ngân hàng) Sau đây, sẽ đi sâu vào từng tiêu chí và phân tích rõ các loại suất:

Tính chất khoản vay: Lãi suất tiền gửi:

Các khoản lãi mà ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng sẽ trả cho khách hàng đã gửi tiền, tùy thuộc vào các gói tiền gửi (tiết kiệm, không kỳ hạn, ), thời hạn gửi (tuần, tháng, quý hoặc năm) và quy mô tiền gửi.

Lãi suất tín dụng:

Các khoản lãi mà người vay phải trả cho các tổ chức tín dụng hay ngân hàng khi đi vay Các loại hình thức vay: vay thương mại, trả góp, qua thẻ,

Lãi suất chiết khấu:

Có thể hiểu là lãi suất của các khoản tiền mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng.

Lãi suất tái chiết khấu:

Trang 13

Là lãi suất của việc ngân hàng trung ương thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán và đáng tin cậy thuộc sở hữu của các ngân hàng khác theo tỉ suất tái chiết khấu nhất định.

Lãi suất liên ngân hàng:

Là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng với nhau khi cho vay, được hình thành theo quan hệ cung - cầu về vốn vay trong thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian Mức độ ảnh hưởng này, dựa vào tỷ trọng sử dụng vốn của các ngân hàng trung gian và việc tăng trưởng của hoạt động thị trường mở.

Lãi suất cơ bản:

Là dạng lãi suất kinh doanh được các ngân hàng ấn định - phục vụ cho các hoạt động thương mại của mình.

Tùy từng theo từng quốc gia sẽ có phân khúc mức lãi suất khác nhau:

Nhật bản: mức lãi suất cho vay thấp nhất trong Châu Á (0,1%) - do ngân hàng trung ương ấn định.

Mỹ, Anh, Úc: mức lãi suất áp dụng cho khách hàng có mức rủi ro thấp nhất - do bản thân các ngân hàng tự xác định.

Malaysia: căn cứ vào mức lãi suất cơ bản của vài ngân hàng đứng đầu để hình thành lãi suất cơ bản của mình

Singapore, Pháp: dựa vào mức lãi suất liên ngân hàng - thực chất lãi suất cơ bản của các ngân hàng rất gần với mức lãi suất thị trường liên ngân hàng

Giá trị thực của tiền lãi:

Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate)

Là lãi suất được các tổ chức tài chính hay các ngân hàng quy định nhằm thống kê, tính toán lãi suất các khoản vay hoặc đầu tư hàng năm và không bao gồm tình hình lạm phát hay các yếu tố tác động khác - Chỉ biểu hiện khái quát.

Ví dụ: Khi A vay có lãi suất là 20% mỗi năm đồng nghĩa là A sẽ phải trả lại cho ngân hàng một khoản lãi bằng 20% số tiền vay.

Lãi suất thực (Real interest rate)

Trang 14

Tương tự lãi suất danh nghĩa nhưng dựa theo tình hình kinh tế (lạm phát, tỷ trọng vay, ) để tính ra một con số thực tiễn mang tính tham khảo, hệ thống thị trường nhằm ổn định tình hình kinh tế - tính bằng:

Lãi suất thực = Lãi suất DN - Tỷ lệ lạm phát

Tính linh hoạt của lãi suất:

Lãi suất cố định:Là dạng lãi suất được ấn định trong suốt thời hạn vay của hợp đồng vay -sử dụng hầu hết trong các dạng hợp đồng vay ngắn hạn Ưu điểm: Cố định và dự đoán được tiền lãi - dễ dàng xử lý khi có tranh chấp.Nhược điểm: Không thể thay đổi dù thị trường lãi suất có chênh lệch qua từng thời điểm - nếu lãi suất thị trường giảm thì không thể được tính lãi thấp hơn.

Lãi suất thả nổi:

Là dạng lãi suất biến động và được điều chỉnh theo kỳ hạn vay trong hợp đồng vay tùy theo các mốc thời gian cố định (03 tháng, 06 tháng hay 12 tháng) đã được thỏa thuận trong hợp đồng

Thường là hợp đồng vay dài hạn và không có lợi cho người vay vì không thể dự đoán các kỳ lãi sau do biến động thị trường, nếu lãi tăng sẽ gây khó khăn về việc chủ động tài chính, ngược lại thì sẽ đỡ gánh nặng cho việc vay vốn - “con dao hai lưỡi”

1.1.4 Ý nghĩa

Thông qua các giá trị thực của lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất là cần thiết - tránh cho thị trường cung và cầu của các doanh nghiệp về việc vay vốn gặp khó khăn, điều này sẽ dẫn đến khủng hoảng thị trường hoặc tệ hơn nữa là suy tàn nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục định hướng và kiểm soát lãi suất cơ bản nhằm điều tiết, ổn định thị trường kinh tế đang trên đà phát triển.

Theo đó, ta có thể thấy được lãi suất là một biến số phức tạp, có rất nhiều loại và phải phụ thuộc vào thị trường kinh tế nói chung và các tiêu chí khác của lãi suất trong hợp đồng vay nói riêng Đối với tính đa dạng của lãi suất như thế, thì việc mà các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát và xét xử là việc khó khăn Cùng với đó việc quy định về lãi suất trong BLDS 2015 cần được thắt chặt hơn và thêm vào những điều khoản về “lãi suất thả

Trang 15

nổi” nhằm đảm bảo tính công bằng vì đây là một yếu tố tác động mạnh - có thể nảy sinh tranh chấp khó giải quyết trong các hợp đồng vay.

1.2 Khái niệm hợp đồng vay tài sản

Khái niệm hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 463, BLDS 2015 “Điều 463 Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định các loại hợp đồng thông dụng như: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng mượn tài

Tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm Được quy định theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

Quy định về tài sản bảo đảm cũng được quy định tại điều 295: “Điều 295 Tài sản bảo đảm

1 Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

Trang 16

2 Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3 Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai 4 Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được

bảo đảm.”

Vậy hợp đồng vay tài sản có đảm bảo là loại hợp đồng vay có biện pháp đảm bảo giúp cho nghĩa vụ trả nợ được đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đúng số lượng, thời hạn và đầy đủ, tạo cho bên cho vay sự tin cậy vào bên vay, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên cho vay Và thông qua những biện pháp bảo đảm này, bên cho vay có thể bằng hành vi của mình tác động vào tài sản của bên vay bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ để thoả mãn quyền lợi của mình trong trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đồng thời nó cũng đảm bảo sự ổn định trong những giao dịch dân sự tránh được những tranh chấp không đáng có gây ảnh hưởng đến lợi ích của các bên Các biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 292 của BLDS 2015 gồm:

“Điều 292 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

Ngày đăng: 26/04/2024, 05:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan