báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy điện rác ninh bình địa điểm thôn 1 xã đông sơn thành phố tam điệp tỉnh ninh bình

299 0 0
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy điện rác ninh bình địa điểm thôn 1 xã đông sơn thành phố tam điệp tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công suất 500 tấn/ngày, tận dụng nhiệt từ quá trình đốt rác để phát điện công suất 15MW.. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà m

Trang 1

-o0o -

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình

Địa điểm: Thôn 1, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình, tháng 4 năm 2024

Trang 3

1.1 Thông tin chung về dự án 10

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 11

1.3 Sự phù hợp của dự án với các quy hoạch, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác 11

1.4 Trường hợp dự án nằm trong Khu công nghiệp 12

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 12

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan 12

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến Dự án 16

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập 17

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 17

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 21

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 33

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 35

Chương 1 – THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 42

1.1 Thông tin về dự án 42

1.1.1 Tên dự án 42

1.1.2 Chủ dự án 42

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 42

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 46

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 49

1.1.6 Mục tiêu, loại hình của dự án 52

Trang 4

1.1.7 Quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 53

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 59

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 59

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 68

1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 69

1.2.4 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 71

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 72

1.3.1 Nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 72

1.3.2 Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng trong giai đoạn vận hành dự án 74

1.3.3 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước 79

1.3.4 Sản phẩm của dự án 86

1.4 Công nghệ xử lý chất thải của dự án 86

1.4.1 Cở sở lựa chọn công nghệ 86

1.4.2 Đặc điểm kỹ thuật của lò đốt 89

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 106

1.5.1 Giải pháp xử lý nền móng 106

1.5.2 Bố trí mặt bằng và công tác chuẩn bị thi công 106

1.5.3 Biện pháp thi công công tác chính 108

1.5.4 Danh mục máy móc, thiết bị dự án 112

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 113

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 113

1.6.2 Tổng mức đầu tư dự án 114

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 114

Chương 2 – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 116

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 116

2.1.1 Các điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án 116

2.1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội 121

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 124

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 124

2.2.2 Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học 134

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 134

2.3.1 Đối tượng bị tác động 134

2.3.2 Yếu tố nhạy cảm về môi trường 134

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 134

Trang 5

Chương 3 – ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG

PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 136

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 136

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 136

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 160

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 170

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 170

3.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 216

3.2.3 Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi rủi ro, sự cố của Dự án và đề xuất biện pháp, công trình BVMT 246

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 271

3.3.1 Danh mục các công trình, biện pháp giảm thiểu môi trường 271

3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 271

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 272

Chương 4 – CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 276 4.1 Chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 276

4.1.1 Tổ chức thực hiện chương trình quản lý môi trường 276

4.1.2 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 277

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của Chủ dự án 284

4.2.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 284

4.2.2 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại 285

Chương 5 – KẾT QUẢ THAM VẤN 288

I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 288

5.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 288

5.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 289

II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC 291

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 292

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Danh sách các cá nhân tham gia thực hiện báo cáo ĐTM 20

Bảng 2: Các tác động tới môi trường của toàn Dự án và đánh giá tác động 24

Bảng 3: Quy mô, tính chất của bụi và khí thải 28

Bảng 4: Quy mô, tính chất của nước thải 29

Bảng 5: Quy mô, tính chất của các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại 31

Bảng 6: Tác động của tiếng ồn, độ rung 31

Bảng 7: Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 33

Bảng 8: Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án 35

Bảng 9: Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng 39

Bảng 10: Giám sát môi trường giai đoạn vận hành thử nghiệm 39

Bảng 1.1: Tọa độ mốc giới của dự án 43

Bảng 1.2: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 46

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất 53

Bảng 1.4: Các hạng mục xây dựng của Nhà máy 59

Bang 1.5: Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của Dự án 66

Bảng 1.6: Nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 73

Bảng 1.7: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam 75

Bảng 1.8: Thành phần hóa học của chất thải mang đốt 75

Bang 1.9: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Dự án 76

Bảng 1.10: Nhu cầu sử dụng hóa chất của Dự án 77

Bảng 1.11: Tính toán phụ tải nhà máy 80

Bảng 1.12: Nhu cầu tiêu thụ nước của nhà máy 82

Bang 1.13: Nhu cầu sử dụng điện, nước của Dự án 84

Bang 1.14: Tổng hợp so sánh một số công nghệ đốt 86

Bảng 1.15 Danh mục máy móc thiết bị thi công 112

Bang 1.16: Tiến độ thực hiện Dự án 113

Bảng 1.17: Nhân sự quản lý và vận hành dự án 115

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm giai đoạn 2018 – 2022 118

Bảng 2.2: Độ ẩm không khí trung bình giai đoạn 2018 – 2022 118

Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình tháng và năm giai đoạn 2018 - 2022 119

Bảng 2.4: Số giờ nắng các thnags trong năm giai đoạn 2018 - 2022 120

Bảng 2.5: Tốc độ gió trung bình năm giai đoạn 2018-2022 121

Bảng 2.6: Vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh 124

Bảng 2.7: Kết quả đo đạc phân tích chất lượng môi trường KKXQ 125

Bảng 2.8: Vị trí quan trắc chất lượng nước mặt 127

Trang 7

Bảng 2.9: Kết quả phân tích nước mặt khu vực dự án 128

Bảng 2.10: Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước ngầm 130

Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 130

Bảng 2.12: Vị trí các điểm quan trắc môi trường đất 132

Bảng 2.13: Kết quả phân tích môi trường đất 132

Bảng 3.1: Sinh khối của 1 ha loại thảm thực vật 137

Bảng 3.2: Hệ số phát thải bụi phát sinh do quá trình đào đất, đá; đắp đất và san lấp mặt bằng bị gió cuốn lên 138

Bảng 3.3: Đối tượng bị tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị 138

Bảng 3.4: Số lượng xe cần để vận chuyển NVL, máy móc, chất thải xây dựng 139

Bảng 3.5: Gía trị giới hạn khí thải của xe lắp động cơ diezel – mức 4 140

Bảng 3.6: Nồng độ bụi và khí thải tại các khoảng cách khác nhau trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của Dự án 141

Bảng 3.7: Nồng độ bụi cuốn lên từ mặt đường từ các phương tiện vận chuyển 142

Bảng 3.8: Đối tượng bị tác động của hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình, lắp đặt máy móc thiết bị 143

Bảng 3.9: Hệ số phát thải chất ô nhiễm của các máy móc, thiết bị thi công 144

Bảng 3.10: Định mức tiêu thụ dầu và lưu lượng khí thải của một số thiết bị máy móc thi công 144

Bảng 3.11: Tải lượng phát thải của một số thiết bị thi công 145

Bảng 3.12: Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của một số máy móc thiết bị hoạt động trong giai đoạn thi công 145

Bảng 3.13: Tải lượng và nồng độ các CON trong khí thải máy phát điện dự phòng 146

Bảng 3.14: Thành phần bụi khói của một số loại que hàn 147

Bảng 3.15: Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn kim loại 147

Bảng 3.16: Tải lượng ô nhiễm do hàn kim loại trong giai đoạn thi công của Dự án 148

Bảng 3.17: Hệ số tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 149

Bảng 3.18: Tải lượng và nồng độ các CON trong nước thải sinh hoạt 149

Bảng 3.19: Lưu lượng và tải lượng các CON trong nước thải từ các thiết bị thi công 150

Bảng 3.20: Thành phần CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng 154

Bảng 3.21: Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 2m 155

Bảng 3.22: Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách 156

Bảng 3.23: Mức độ gây rung của một số máy móc trong giai đoạn thi công xây dựng 158

Trang 8

Bảng 3.24: Nguồn và đối tượng bị tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn

hoạt động của Dự án 172

Bang 3.25: Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất ô nhiễm chỉ thị 174

Bảng 3.26: Số lượng xe cần để vận chuyển chất thải 175

Bảng 3.27: Nồng độ bụi và khí thải tại các khoảng cách khác nhau trong quá trình vận chuyển chất thải của Dự án 175

Bảng 3.28: Nồng độ bụi cuốn lên từ mặt đường từ các phương tiện vận chuyển 176

Bảng 3.29: Nồng độ phát thải CON theo số liệu của đơn vị cung cấp công nghệ 180

Bảng 3.30: Tải lượng các CON trước và sau khi qua hệ thống XLKT 180

Bảng 3.31: Nồng độ và tải lượng các CON tại ống khói nhà máy xi măng Tam Điệp 181

Bảng 3.32: Các kịch bản tính toán khuyếch tán khí thải 183

Bảng 3.33: Nồng độ phát thải cao nhất khi hệ thống xử lý khí thải của nhà máy không hoạt động 191

Bảng 3.34: Nồng độ phát thải cao nhất khi HTXLKT hoạt động bình thường 197

Bảng 3.35: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dioxin/furan trong quá trình nhiệt 199

Bảng 3.36: Dự báo tỷ lệ phương tiện vận chuyển của CBCNV 200

Bảng 3.37: Hệ số ô nhiễm đối với xe mô tô, xe buýt và ô tô con 201

Bảng 3.38: Tải lượng các CON không khí do hoạt động vận chuyển của CNCNV 201

Bảng 3.39: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của CBCNV trong giai đoạn vận hành của Dự án 202

Bảng 3.40: Thống kê lượng mưa ngày lớn nhất giai đoạn 2018 - 2022 204

Bảng 3.41: Thành phần và tính chất của xỉ đáy lò 208

Bảng 3.42: Thành phần các chất nguy hại trong xỉ đáy lò tại các Nhà máy đốt rác phát điện 208

Bảng 3.43: Thành phần một số chất nguy hại trong xỉ đáy lò tại Cần Thơ 209

Bảng 3.44: Danh mục khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn hoạt động 210

Bang 3.45: Mức ồn của các loại xe cơ giới và thiết bị trong nhà máy 211

Bảng 3.46: Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khói thải lò đốt 226

Bảng 3.47: Các thông số kỹ thuật của thiết bị hấp phụ mùi 231

Bảng 3.48: Nhu cầu sử dụng nước làm mát tuần hoàn 233

Bảng 3.49: Danh mục thiết bị của hệ xử lý nước tuần hoàn 234

Bảng 3.50: Hiệu quả xử lý của từng hạng mục 236

Bảng 3.51: Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải tập trung 237

Bảng 3.52: Các thông số kỹ thuật của hệ thống ổn định tro bay 242

Bảng 3.53: Mức độ ồn của thiết bị trước và sau giảm thiểu 244

Trang 9

Bang 3.54: Một số sự cố thường gặp ở lò đốt 253

Bang 3.55: Một số sự cố thường gặp ở lò đốt và biện pháp xử lý 266

Bang 3.56: Các đơn vị liên quan trong chương trình quản lý và giám sát môi trường 272

Bang 3.57: Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong Báo cáo ĐTM 273

Bảng 4.1: Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án 277

Bảng 4.2: Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng 284

Bảng 4.3: Giám sát môi trường giai đoạn vận hành thử nghiệm 285

Bảng 5.1: Các ý kiến tham vấn và giải trình việc tiếp thu của Chủ dự án 289

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí nhà máy điện rác Ninh Bình 44

Hình 1.2: Ranh giới Khu vực thực hiện dự án 45

Hình 1.3: Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh 51

Hình 1.4: Quy hoạch các khu chức năng 58

Hình 1.5: Sảnh tiếp nhận rác 61

Hình 1.6: Các khu vực làm việc của bộ ghi lò đốt 63

Hình 1.7: Hệ thống lò hơi tận dụng nhiệt thải 65

Hình 1.8: Tổng mặt bằng các hạng mục công trình Dự án 67

Hình 1.9: Quy trình công nghệ xử lý khói thải lò đốt 70

Hình 1.10: Sơ đồ quy trình và cân bằng nước trạm xử lý nước cấp cho nồi hơi 85

Hình 1.11: Sơ đồ nhiệt lượng của lò đốt rác 90

Hình 1.12: Sơ đồ quy trình công nghệ đốt rác 91

Hình 1.13: Sơ đồ công nghệ đốt chất thải phát điện 92

Hình 1.14: Bàn cân xe rác 94

Hình 1.15: Đường dẫn lên sảnh tiếp nhận rác 94

Hình 1.16: Phễu cấp liệu rác cho lò đốt 96

Hình 1.24: Quy trình công nghệ xử lý ổn định tro bay 103

Hình 1.25: Hệ thống lò hơi tận dụng nhiệt thải 104

Hình 1.26: Tổ máy điện tuabin hơi 104

Hình 1.27: Phòng chứa turbin và máy phát điện 105

Hình 1.28: Sơ đồ tổ chức quản lý, điều hànhDự án 115

Hình 2.1: Vị trí địa lý xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp 116

Hình 2.2: Vị trí quan trắc môi trường nền 133

Hình 3.1: Sơ đồ thoát nước thải thi công, nước mưa chảy tràn trong quá trình thi công 164

Hình 3.2: Thùng chứa rác thải sinh hoạt 165

Hình 3.3: Thùng chứa CTNH 166

Hình 3.4: Lựa chọn khu vực có dữ liệu địa hình phục vụ tính toán 184

Hình 3.5: Bản đồ địa hình tích hợp với bản đồ giao thông 184

Trang 11

Hình 3.6: Hoa gió khu vực dự án 185

Hình 3.7: Tần suất gió khu vực thực hiện dự án 185

Hình 3.8: Vị trí các ống khói phát thải khu vực tính toán 186

Hình 3.27: Hình ảnh minh họa các thiết bị xử lý khí thải của Nhà máy 218

Hình 3.28: Sơ đồ dây chuyền xử lý khói thải lò đốt 219

Hình 3.29: Quy trình công nghệ xử lý NOx bằng SNCR 220

Hình 3.30: Sơ đồ hệ thống SNCR 221

Hình 3.31: Hệ thống phun sương 223

Hình 3.32: Sơ đồ nguyên lý phun than hoạt tính 224

Hình 3.33: Hệ thống phun than hoạt tính 224

Hình 3.34: Hệ thống chứa túi vải lọc bụi 226

Hình 3.35: Biện pháp, hệ thống thiết bị hấp phụ mùi 230

Hình 3.36: Sơ đồ quy trình thu gom nước thải sinh hoạt 232

Hình 3.37: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung 235

Hình 3.38: Bể chứa dầu sự cố 270

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Theo báo cáo số 406/BC-STNMT ngày 01/03/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 528 tấn/ngày, trong đó lượng rác được thu gom, xử lý khoảng 455 tấn/ngày, đạt 86% toàn tỉnh Trên địa bàn tỉnh hiện có 01 nhà máy xử lý chất thải rắn, được thiết kế với công suất 200 tấn/ngày theo công nghệ sản xuất phân compost Tuy nhiên, do không thể phân loại tại nguồn nên phần lớn rác thải sinh hoạt đổ về đây là chôn lấp, chỉ một phần nhỏ rác thải sinh hoạt từ thành phố Ninh Bình là phân loại được để sản xuất phân vi sinh Hay công suất thực tế của nhà máy chỉ đạt khoảng 55 tấn/ngày Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh chủ yếu được thu gom tập trung về chôn lấp tại Thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp Bãi rác có diện tích khoảng 12,2ha với tổng sức chứa khoảng 1.800.000 m3 (Bãi rác cũ 1.300.000 m3, bãi rác mới 500.000m3), hiện đã sử dụng đến 1.700.000 m3, trong đó bãi rác cũ đã quá tải, bãi rác mới đã sử dụng khoảng 400.000m3) Ngoài ra còn một số cơ sở hiện đang áp dụng các lò đốt công suất nhỏ như lò đốt rác xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, xử lý khoảng 05 tấn/ngày; lò đốt xã Gia Hưng, công suất xử lý khoảng 300kg/giờ (hoạt động không thường xuyên) Các lò đốt công suất nhỏ với hệ thống xử lý khói thải đơn giản, không đạt yêu cầu về xả thải trước khi môi trường Với xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng, lượng rác thải phát sinh lớn, quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn tại Thung Quèn Khó hiện không còn khả năng đáp ứng Mặt khác, định hướng của tỉnh là phát triển bền vững và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của cả nước, đảm bảo môi trường xanh, sạch Vì vậy việc giải quyết triệt để lượng rác thải phát sinh trên địa bàn tỉnh là vấn đề được quan tâm hàng đầu Xuất phát từ thực tiễn trên, Công ty cổ phần Năng lượng xanh SUS Ninh Bình đề xuất thực hiện đầu tư Dự án nhà máy điện rác Ninh Bình với công nghệ xử lý rác tiên tiến, đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới và tại Việt Nam (tương tự công nghệ được áp dụng tại Nhà máy điện rác Sóc Sơn) Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công suất 500 tấn/ngày, tận dụng nhiệt từ quá trình đốt rác để phát điện công suất 15MW

Căn cứ Luật bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; mục 9 Phụ lục II của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn, là

Trang 13

dự án nhóm I, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (điểm a Khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ Môi trường) và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt (điểm a Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ Môi trường)

Phạm vi của báo cáo ĐTM không bao gồm các hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ nơi phát sinh về nhà máy, không bao gồm hoạt động khai thác nước thô (nước ngầm) phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình được thực hiện và phê duyệt bởi Công ty cổ phần Năng lượng xanh SUS Ninh Bình theo quy định của Luật Đầu tư

1.3 Sự phù hợp của dự án với các quy hoạch, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác

a Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Về quy hoạch chung của thành phố Tam Điệp

+ Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố Tam Điệp đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 10/6/2014 thì vị trí khu đất lập dự án bao gồm lô đất có kí hiệu là HT-15 được xác định tính chất quy hoạch là đất hạ tầng kỹ thuật và một phần diện tích đất nằm trong hành lang quy hoạch đường sắt tốc độ cao ( lô đất có kí hiệu là CL-24)

+ Theo văn bản số 658/UBND-VP4 ngày 17/9/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thoả thuận phương án hướng tuyến, vị trí và quy mô nhà ga, trạm bảo dưỡng thuộc dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đoạn đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình, trong đó hướng tuyến nghiên cứu không đi qua phạm vi đề xuất thực hiện dự án nhà máy điện rác Ninh Bình

- Về quy hoạch sử dụng đất thành phố Tam Điệp

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Tam Điệp đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 11/01/2022, khu đất dự kiến thực hiện dự án được quy hoạch là đất xử lý rác thải

- Về quy hoạch ngành

+ Theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 thì vị trí dự kiến thực hiện dự án được kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt tập trung

Trang 14

+ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

Từ các thông tin ở trên cho thấy việc thực hiện dự án là hoàn toàn phù hợp với các Quy hoạch phát triển chung của thành phố Tam Điệp, Quy hoạch sử dụng đất của thành phố và Quy hoạch xử lý chất thải rắn của Tỉnh

b Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Sự phù hợp của dự án với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan bao gồm:

+ Dự án phù hợp với định hướng về phát triển nguồn năng lượng tái tạo theo Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam; Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

+ Phù hợp với Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

+ Phù hợp với nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn lực để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 14/12/2021 của tỉnh ủy Ninh Bình về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

1.4 Trường hợp dự án nằm trong Khu công nghiệp

Dự án không nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10;

- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Trang 15

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

- Thông tư 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ứng phó sự cố chất thải;

 Về lĩnh vực đầu tư xây dựng

- Luật đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 14, kỳ họp thứ 9, có hiệu lực ngày 01/01/2021;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 13, kỳ họp thứ 7, có hiệu lực ngày 01/01/2015;

- Nghi định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

- Nghi định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về việc Quy định một số nội dung chi tiết về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ xây dựng về Quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng;

- Văn bản số 3482/BXD-HĐXD ngày 30 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn một số nội dung liên quan đến Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

 Về lĩnh vực tài nguyên nước

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 21/06/2012, có hiệu lực ngày 01/01/2013;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn Luật tài nguyên nước;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

Trang 16

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải

 Về Khí tượng thủy văn

- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2015;

- Văn bản hợp nhất Luật Khí tượng thủy văn số 21/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020;

- Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;

- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn

 Về lĩnh vực sức khỏe

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Nghi định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2020 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

- Thông tư 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- Thông tư 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung (giá trị cho phép tại nơi làm việc);

- Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp;

- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

 Về lĩnh vực hóa chất

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;

- Nghi định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Trang 17

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất

 Về lĩnh vực điện lực

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

- Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện;

- Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 02/10/2014 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;

- Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công thương quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện;

- Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BCT ngày 24/01/2018 của Bộ Công thương quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện;

- Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH ngày 29/6/2018 hợp nhất Luật Điện lực  Về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/06/2001;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Nghi định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 52/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

 Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 31/VBHN-VPQH của Văn phòng Quốc hội quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

Trang 18

- Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/03/2023 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh;

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;

- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 02:2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; - QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;

- QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 61-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt;

- QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải;

- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCĐP 01:2020/NB – Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp 2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến Dự án

- Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 24/03/2023 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận Nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Môi trường SUS Thượng Hải (Nhà đầu tư thứ nhất); Công ty Cổ phần công nghệ năng lượng tái tạo và môi trường (Nhà đầu tư thứ hai) và Ông Nguyễn Văn Tuấn; thực hiện dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình với công suất 500 tấn/ngày đêm, công suất phát điện 15MW;

Trang 19

- Công văn số 55 – BC/BCSĐ ngày 07/03/2023 của Ban cán sự Đảng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình;

- Công văn số 406/BC-STNMT ngày 01/03/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

- Công văn số 482/BC-STNMT ngày 08/03/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình báo cáo dự kiến khối lượng phát sinh và thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Ninh Bình đến năm 2026;

- Công văn số 44/BC-KHĐT ngày 06/02/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư Nhà máy điện rác Ninh Bình của Liên doanh Nhà đầu tư Công ty CP Môi trường SUS Thượng Hải, Công ty CP Công nghệ Năng lượng tái tạo và môi trường và Ông Nguyễn Văn Tuấn;

- Công văn số 05/BQLCTR ngày 30/12/2022 của Ban Quản lý Dự án quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình về việc tham gia ý kiến về hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình tại xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp; - Công văn số 20/CV-CTN ngày 11/03/2024 của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Ninh Bình về việc chấp thuận điểm đấu nối cấp nước cho dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình;

- Công văn số 307/PCNB-KT ngày 15/02/2024 của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình về việc cấp điện cho dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập

- Báo cáo kết quả khảo sát đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình do Công ty cổ phần khảo sát và xây dựng – USCO lập 08/2023;

- Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình do Công ty cổ phần khảo sát và xây dựng – USCO lập 09/2023;

- Thiết kế sơ bộ Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình do Chủ dự án lập 11/2023; - Thuyết minh quy hoạch chi tiết 1/500 Nhà máy điện rác Ninh Bình do Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội – UAC lập tháng 03/2024

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình do Chủ dự án chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Máy và TBCN Hóa chất - Môi trường MECIE Báo cáo được thực hiện theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

Trang 20

Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình được thực hiện với trình tự các bước như sau:

- Thu thập các tài liệu, số liệu, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thuyết minh công nghệ của dự án, các văn bản pháp lý liên quan đến dự án;

- Điều tra, khảo sát hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp chuẩn gồm: đo đạc, lấy và phân tích mẫu các loại (môi trường nền);

- Thực hiện chi tiết đánh giá tác động của dự án đến các yếu tố môi trường và KTXH Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, quản lý nhằm giảm thiểu các tác động môi trường do dự án gây ra;

- Hoàn thiện báo cáo ĐTM chi tiết của dự án;

- Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ TNMT; tham vấn cộng đồng (Uỷ ban Nhân dân/Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc xã Đông Sơn, cộng đồng dân cư), tham vấn ý kiến của Ban quản lý Dự án quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Binh Bình về các nội dung của Báo cáo;

- Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo các ý kiến tham vấn;

- Trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM theo quy định Tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện ĐTM:

3.1 Chủ dự án

Nhà đầu tư: Liên danh Nhà đầu tư Công ty cổ phần môi trường SUS Thượng Hải, Công ty cổ phần Công nghệ Năng lượng tái tạo và Môi trường và Ông Nguyễn Văn Tuấn

Doanh nghiệp dự án: Công ty cổ phần Năng lượng xanh SUS Ninh Bình Người đại diện: Chang Shoukui Chức danh: Tổng giám đốc Địa chỉ: Thôn 1, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình Điện thoại: 0989 325 915

3.2 Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Máy và TBCN Hóa chất - Môi trường MECIE Người đại diện: Bà Bùi Thị Như Quỳnh Chức danh: Giám đốc Địa chỉ: Số 405 - Trương Định - Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại: 024 85872464/36617912 Fax: 024.36617912 Email: mecie.vn@gmail.com Website: www.mecie.vn 3.3 Cơ quan quan trắc hiện trường

Đơn vị quan trắc: Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ Việt Nam - VNST Người đại diện: Ông Bùi Ngọc Khoa Chức danh: Giám đốc

Trang 21

Địa chỉ: 29-F, ô đất A10, KĐT Nam Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 098 431 0321 Email: lienhe.cece@gmail.com Giấy chứng nhận hoạt động Quan trắc môi trường: VIMCERTS 296

Danh sách các chuyên gia, cán bộ tham gia thực hiện báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình:

Trang 22

Bảng 1: Danh sách các cá nhân tham gia thực hiện báo cáo ĐTM

Chủ dự án - Công ty cổ phần Năng lượng xanh SUS Ninh Bình

1 Chang Shoukui Tổng giám đốc

Xem xét và ký báo cáo trước khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt 2 Nguyễn Văn Tuấn Phó tổng giám đốc

4 Ninh Quang Phúc Phiên dịch viên

Cung cấp các tài liệu khác liên quan tới dự cáo trước khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt 6 Lưu Thị Minh Hòa Thạc sĩ Môi trường Chủ trì thực hiện báo

9 Nguyễn Thị Nga Cử nhân Môi trường

10 Phan Ngọc Mai Kỹ sư Môi trường

Trang 23

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 4.1 Các phương pháp ĐTM

Phương pháp nhận dạng tác động

 Phương pháp danh mục kiểm tra (check list)

Phương pháp này được áp dụng tại chương 3 của báo cáo để nhận diện các nguồn gây tác động và đặc tính của tác động trong giai đoạn triển khai và vận hành của dự án Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị máy móc, vận hành Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình thi công xây dựng, vận hành Dự án Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn thi công và hoạt động được thể hiện tại Chương 3 của báo cáo

 Phương pháp lập bảng

Phương pháp này được sử dụng để thống kê tất cả các tác động và các đánh giá trước đó Khi sắp xếp các tác động theo từng hạng mục cụ thể vào một bảng để người đọc nhìn rõ được tổng quan mức độ tác động đến môi trường của từng nội dung trong dự án Phương pháp được áp dụng tại Chương 1 và Chương 4 của báo cáo

Phương pháp đánh giá/dự báo tác động  Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơ quan tổ chức và chương trình có uy tín lớn trong nước và trên thế giới như tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), Cơ quan môi trường Châu Âu (EEA) Phương pháp này có hiệu quả cao trong việc xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng, vận hành dự án; từ đó có thể dự báo khả năng tác động của chất ô nhiễm Phương pháp này áp dụng tại chương 3 của báo cáo Trong báo cáo sử dụng hệ số phát thải của phương tiện giao thông do hoạt động vận chuyển chất thải, nguyên vật liệu khác Báo cáo cũng sử dụng hệ số phát thải của các lò đốt chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp theo các cấp công nghệ khác nhau

 Phương pháp mô hình hóa

Báo cáo sử dụng mô phỏng, tính toán và đánh giá dự báo mức độ và phạm vi ô nhiễm môi trường không khí khu vực thực hiện Dự án

Báo cáo sử dụng mô hình AERMOD VIEW do Lakes Environmental thiết lập để tính toán phát tán ô nhiễm bụi và khí thải trung bình trong một giờ, các thông số lựa chọn là: Bụi, NOx, SO2, CO và HCl Kết quả thể hiện ở Chương 3 của báo cáo

Trang 24

Kết quả tính toán mô hình nhằm xem xét mức độ lan truyền khí ống khói trong giai đoạn hoạt động Trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải trong giai đoạn hoạt động, nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của nguồn tác động này đến các hợp phần môi trường

4.2 Các phương pháp khác  Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích bao gồm việc khảo sát, xác định các vị trí điểm đo đạc, lấy mẫu các thông số môi trường (hiện trạng chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm, chất lượng đất…), phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm phục vụ cho việc đánh giá chất lượng môi trường khu vực dự án, từ đó làm cơ sở đánh giá tác động môi trường Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất Môi trường Mecie tiến hành khảo sát hiện trạng dự án và ký hợp đồng với Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ Việt Nam - VNST lấy các mẫu không khí xung quanh, nước mặt, nước ngầm và đất và tiến hành phân tích Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ Việt Nam - VNST đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động vụ quan trắc môi trường, mã số Vimcert số 121 Phương pháp này được áp dụng tại Chương 2 của báo cáo

 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường của Việt Nam Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2 và Chương 3 của báo cáo để đánh giá môi trường hiện trạng và dự báo các hoạt động có thể diễn ra trong tương lai của Dự án

 Phương pháp thống kê

Được áp dụng để thống kê các hạng mục công trình của dự án bao gồm các hạng mục công trình chính, các hạng mục công trình phụ trợ và các hạng mục công trình bảo vệ môi trường mà dự án sẽ xây dựng, được thể hiện trong chương 1 Phương pháp cũng được áp dụng trong chương 2 của báo cáo để đánh giá các điều kiện về khí hậu, khí tượng thủy văn khu vực thực hiện dự án Trong chương 3, các đối tượng bị tác động, khối lượng các loại chất thải phát sinh được thống kê và tổng hợp cụ thể tại các bảng

Trang 25

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 5.1 Thông tin về dự án

- Tên dự án: Dự án Nhà máy điện rác Ninh Bình

- Địa điểm thực hiện dự án: Thôn 1, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

- Chủ dự án: Công ty cổ phần Năng lượng xanh SUS Ninh Bình

- Quy mô, công suất: Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công suất 500 tấn/ngày, công suất phát điện 15MW

- Công nghệ áp dụng: Công nghệ được áp dụng trong dự án là công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến Lò đốt được sử dụng là loại lò đứng, hệ thống ghi lò cơ khí chuyển động tuần hoàn, với nhiệt độ buồng đốt đạt 400 - ≥ 9500C Lò đốt có thu hồi nhiệt để sinh hơi và phát điện, có hệ thống xử lý khói thải hoàn chỉnh Lò đốt được thiết kế và vận hành đảm bảo tuân thủ theo đúng quy chuẩn QCVN 61-MT:2016/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt

- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

Các hạng mục công trình chính: Đầu tư mới 01 hệ thống lò đốt chất thải với công suất 500 tấn/ngày; 01 nồi hơi nhiệt thải tận dụng nhiệt từ khói thải lò đốt, công suất sinh hơi 52,3 tấn/h; 01 hệ thống tuabin hơi công suất 12MW và 01 Máy phát điện đồng bộ công suất 15MW

Các hạng mục công trình phụ trợ: Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án chủ yếu bao gồm kho chứa dầu, khu vực bể amoniac, trạm cân, cầu cân, nhà bảo vệ và phòng điều khiển trạm cân, trạm cấp nước sạch, bể nước công nghiệp và PCCC …

Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường: bao gồm hệ thống thu gom thoát nước mưa; hệ thống thu gom thoát nước mưa khu vực cầu cân và kênh dẫn rác; hệ thống thu gom thoát nước thải; hệ thống xử lý khói thải lò đốt công suất 95.000m3/h; hệ thống xử lý nước tuần hoàn; hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 160 m3/ngày; hệ thống hấp phụ mùi công suất 60.000m3/h; hệ thống ổn định tro bay

Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có): Dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường do địa điểm thực hiện dự án đã được quy hoạch là khu xử lý chất thải rắn của tỉnh, vì vậy không có các công trình hạ tầng xã hội cũng như dân cư sinh sống, không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường khác

Trang 26

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi

- Sức khỏe của các hộ dân sống trên tuyến đường vào dự án

- Bụi và khí thải phát sinh - Gia tăng mật độ giao thông trên các tuyến đường vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu

- Tăng nguy cơ phát sinh tai nạn giao thông

Trang 27

- Hoạt động lưu giữ nguyên nhiên liệu, đất đào gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất - Nước mưa chảy tràn - Nước thải thi công

- Tiếng ồn gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực và

Trang 28

- Ô nhiễm không khí như: bụi, độ rung, tiếng ồn, SO2,

- Ô nhiễm không khí như: bụi, mùi hôi, H2S, các hợp chất hữu cơ bay hơi

- Ô nhiễm không khí như: bụi, mùi hôi, SO2, NOx, CO, HCl … các hợp chất hữu cơ bay hơi

- Nước thải phát sinh từ hoạt động của nhà máy - Nước thải sinh hoạt - Chất thải sinh hoạt

Trang 29

0: Tác động không đáng kể trên quy mô khu vực dự án; +: Ít tác động có hại trên quy mô khu vực dự án;

++: Tác động có hại ở mức độ trung bình trên quy mô khu vực dự án; +++: Tác động có hại ở mức mạnh trên quy mô khu vực dự án;

F (frequent): Thường xuyên UF (unfrequent): Không thường xuyên R (recoverable): Có thể phục hồi IR (inrecoverable): Không thể phục hồi

Trang 30

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai

Trang 31

5.3.2 Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động do nước thải: Bảng 4: Quy mô, tính chất của nước thải

TT Các nguồn gây

Giai đoạn triển khai xây dựng dự án

Trang 32

1 Nước thải sinh hoạt

- Lượng nước thải: 6 m3/ngày

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là mương thoát nước của dự án 2 Nước thải thi công

Nước thải bảo dưỡng máy móc: 2m3/ngày; COD=20-30mg/l, TSS=50-80mg/l

Nước thải vệ sinh máy móc: 5m3/ngày; COD=50-80mg/l, dầu

Tải lượng CON trong nước mưa chảy tràn trong 15 phút đầu: 170mg N; 25,89mg P; 2,56g COD; 2,56g TSS

Giai đoạn dự án đi vào vận hành (vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại)

1 Nước thải sinh hoạt

Lưu lượng: 11,7 m3/ngày

Lượng nước sau làm mát được giải nhiệt và tuần hoàn tái sử dụng toàn bộ Nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác được xử lý và tuần hoàn tái sử dụng toàn bộ cho hoạt động của nhà máy 2

Nước mưa chảy tràn qua khu vực kênh

4 Nước thải từ hoạt

động xử lý chất thải Lưu lượng: 141,6 m

3/ngày

Trang 33

Nước thải được xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn, được tuần hoàn tái sử dụng toàn bộ không xả ra môi trường

5.3.3 Quy mô, tính chất của chất thải rắn và chất thải nguy hại

Bảng 5: Quy mô, tính chất của các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại

Giai đoạn dự án đi vào vận hành (vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại) 2 Chất thải sinh hoạt, nếu không có biện pháp kiểm soát triệt để

4 Chất thải nguy hại

- Lượng tro bay phát sinh: 5.440 tấn/năm Tro bay được xử lý ổn định hóa Lượng tro bay sau ổn định hóa 7.200 tấn/năm

Trong phạm vi khu vực dự án, khu vực lân cận nếu không có biện pháp kiểm soát triệt để

5.3.4 Tác động của tiếng ồn, độ rung

Bảng 6: Tác động của tiếng ồn, độ rung TT Các nguồn gây tác

Giai đoạn triển khai xây dựng dự án

Trang 34

nguồn ồn ≥5m đều nhỏ hơn theo QCVN 24/2016/BYT (tiếng ồn tại nơi làm việc) Tuy nhiên lớn hơn tiêu chuẩn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT (độ ồn thông thường) tại khoảng cách ≤20m - Một số loại máy móc có mức rung lớn hơn giới hạn cho phép của QCVN 27:2010/BTNMT như: Máy đầm, máy cẩu ở khoảng cách ≤30m; xe tự đổ, xe nâng, máy bơm bê tông, máy đầm, máy cẩu và máy

Tiếng ồn và độ rung do xe tải vận chuyển vào Dự án lần lượt là 70-80dBA và 60-70dB, tiếng ồn của xe máy ước tính từ 50-70dBA máy này tiếng ồn có thể dao động ở mức 70-90 dBA, tiếng ồn của máy phát điện dự phòng là 65-75dBA

Trong phạm vi khu vực dự án

Trang 35

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Bảng 7: Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

TT Loại chất thải Các công trình, biện pháp BVMT dự kiến áp dụng

1 Nước mưa chảy tràn

Chủ dự án sẽ xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa bằng cống tròn BTCT, đường kính cống D500 – D1000mm, đặt trên các gối đỡ BTCT, dưới đệm đá dăm Nước mưa được thu vào hố ga BTCT Nước mưa được lắng tại các hố ga trước khi thoát vào hệ thống thoát nước khu vực Hướng thoát nước được thu vào hệ thống mương thoát phía Tây Nam khu vực dự án

Với khu vực cầu cân và kênh dẫn rác, nước mưa chảy tràn sẽ được thu gom bằng hệ thống thoát riêng và được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý triệt để

2

Nước thải sinh hoạt và nước thải nhà bếp

Nước thải từ các khu vệ sinh xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn Nước thải sinh hoạt từ khu nhà ăn, nhà phụ trợ cùng với nước thải sau xử lý sơ bộ tại bể tự hoại được đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý triệt để

3

Nước làm mát và nước thải từ hoạt động xử lý chất thải của nhà máy

- Nước làm mát cho bình ngưng, làm mát không khí, làm mát dầu, trạm nén khí và các thiết bị phụ trợ khác được giải nhiệt và tuần hoàn tái sử dụng Dự án sử dụng 02 tháp giải nhiệt thông gió cơ học công suất 1.600m3/h/bộ Nước sau khi giải nhiệt được tuần hoàn tái sử dụng toàn bộ

- Trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy được thiết kế với công suất 160m3/ngày, áp dụng công nghệ lý hóa sinh kết hợp, gồm các quá trình: Tiền xử lý + Bể điều hòa + Kỵ khí UASB + A/O + Lọc màng (MBR) + Lọc nano (NF) + Hệ thống lọc thẩm thấu RO Nước sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B và QCĐP 01:2020/NB, cột B, được tuần hoàn tái sử dụng toàn bộ

4 Bụi, khí thải từ quá trình sản xuất

- Hệ thống xử lý khói thải lò đốt, công suất 95.000 m3/h, áp dụng công nghệ xử lý bán khô và lọc bụi túi, đảm bảo khói thải sau xử lý đạt các tiêu chuẩn môi trường QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt trước khi thải ra ngoài môi trường - Hệ thống hấp phụ mùi dùng than hoạt tính xử lý khí thải và

Trang 36

TT Loại chất thải Các công trình, biện pháp BVMT dự kiến áp dụng mùi phát sinh từ bể tập kết rác đầu vào, công suất 60.000 m3/h Khí thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp với bụi và các chất vô cơ, với Kp=0,9, Kv=1; QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với chất

- Chất thải rắn sinh hoạt được lưu chứa trong hai loại thùng riêng (thùng chứa CTRSH không tái sử dụng và thùng chứa CTRSH có khả năng tái sử dụng, tái chế) Các chất thải có thể tận dụng được bán phế liệu Các chất thải không tái sử dụng được đưa về bể tập kết chất thải đầu vào của nhà máy để xử lý bằng phương pháp đốt trong lò Bể tập kết chất thải đầu vào có dung tích khoảng 8.550m3

- CTRCN thông thường phát sinh từ hoạt động của nhà máy (ngoại trừ xỉ lò đốt) được đưa về bể tập kết chất thải đầu vào của nhà máy để xử lý bằng phương pháp đốt trong lò

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung được lưu giữ tại bể chứa bùn, tách nước và được đưa về bể tập kết chất thải đầu vào của nhà máy để xử lý bằng phương pháp đốt trong lò

6 Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh là tro bay được xử lý ổn định bằng phương pháp tạo phức chất với hợp chất Chelate, tro bay sau xử lý ổn định sẽ được lưu trữ tạm thời tại kho chứa chất thải nguy hại, định kỳ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý

Với các loại chất thải nguy hại khác, nhà máy sẽ bố trí riêng một khu vực lưu giữ trong kho chứa CTNH, có diện tích khoảng 50m2, trong đó có ngăn riêng khu vực lưu giữ chất thải dạng lỏng và dạng rắn Với chất thải lỏng được lưu giữ trong thùng chứa có nắp đậy kín Khu lưu giữ chất thải dạng lỏng được xây tường bao quanh cao 500mm, rộng 220mm để ngăn cách với các khu vực còn lại Nền khu chứa chất thải dạng lỏng được thiết kế nghiêng một góc và có hố thu

7 Tiếng ồn, độ rung Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung được áp dụng: - Hạn chế vận chuyển chất thải vào giờ cao điểm

Trang 37

TT Loại chất thải Các công trình, biện pháp BVMT dự kiến áp dụng - Lựa chọn các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại có mức ồn thấp nhất; đảm bảo tất cả các trang thiết bị được thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, tra dầu bôi trơn hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng

- Tắt các thiết bị, ngưng hoạt động các máy móc, phương tiện khi không hoạt động

- Chống rung tại nguồn: tùy theo từng loại máy móc cụ thể để có biện pháp khắc phục như: giảm rung nền móng, cách âm nhà xưởng, lắp đặt bộ giảm thanh, lắp đặt mui cách âm (khu vưc tuabin hơi và máy phát điện)……

- Chống rung lan truyền: dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung (hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su), sử dụng các dụng cụ cá nhân chống rung

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 5.5.1 Chương trình quản lý môi trường:

Bảng 8: Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án

CTR phát sinh được thu gom và thuê đơn vị vệ sinh môi trường địa

- Sức khỏe của các hộ dân sống trên tuyến đường vào dự án

- Bụi và khí thải phát sinh - Gia tăng mật độ giao thông trên các tuyến đường vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu

- Các phương tiện vận chuyển được

Trang 38

- Tăng nguy cơ phát sinh tai nạn giao thông

- Hoạt động lưu giữ nguyên nhiên liệu, đất đào gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất - Tác động đến hệ sinh thái

- Đất thải sau khi đào đắp được tận dụng trồng cây

- Không tiến hành đào móng vào mùa mưa bão

- Bãi tập kết nguyên vật liệu được che chắn, bố trí cách xa nguồn nước

- Nước mưa chảy tràn - Nước thải thi công

- Lựa chọn công nghệ, thiết bị thi công phù hợp

- Thi công đúng tiến độ

- CTNH được thu gom, phân loại, cho vào các thùng chứa có nhãn mác và được thuê các đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử - Thường xuyên kiểm tra, nạo vét đường thoát nước thải

Trang 39

- Tiếng ồn gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực và

- Kiểm tra khớp nối đồng bộ dây chuyền đốt chất thải phát điện, hệ thống xử lý khói thải, hệ thống xử lý nước thải trước khi vận hành thử nghiệm và đi vào vận hành Dự án 3 Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

3.1

Vận chuyển chất thải đến khu vực Dự án

- Ô nhiễm không khí như: bụi, tiếng ồn, NO2, CO,

- Ô nhiễm không khí như: bụi, các hợp chất gây mùi

- Bể tập kết chất thải được xây dựng kín, môi trường bên trong được tạo áp suất âm nhẹ, thu hút toàn bộ không khí khu vực này và dẫn về lò đốt để xử lý mùi Khi lò đốt không hoạt động, không khí ô nhiễm khu vực này được dẫn sang thấp hấp phụ mùi

3.3 Hoạt động xử lý chất thải

- Khí thải từ quá trình đốt chất thải nếu không được kiểm soát triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí

- Nước thải phát sinh từ hoạt động của nhà máy,

- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho CBCNV trong quá trình làm việc

- Dọn sạch các khu nhà xưởng sau mỗi ngày làm việc

- Toàn bộ lượng chất thải được xử lý theo đúng quy trình công nghệ đã nêu trong báo cáo: công nghệ đốt chất thải ở nhiệt độ cao, công nghệ xử lý khói thải lò đốt, công nghệ xử lý nước thải, công nghệ xử lý mùi hôi …

Trang 40

- Nước làm mát được giải nhiệt và tuần hoàn tái sử dụng toàn bộ - Các loại nước thải khác được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý triệt để, đảm bảo đạt quy chuẩn và tuần hoàn tái sử dụng toàn

- Với nước mưa sạch: lắng sơ bộ tại các hố ga trước khi dẫn ra cửa xả và thoát vào hệ thống thoát nước khu vực Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước mưa

- Với nước mưa chảy tràn qua khu vực kênh vận chuyển rác được thu

- Phát sinh nước thải sinh hoạt cần được thu gom và

- Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung - Rác thải phát sinh được thu gom đưa về hố tập kết chất thải của dự án để xử lý

- Ưu tiên những lao động tại địa phương trong quá trình tuyển dụng

- Môi trường không khí, đất, nước, hệ sinh thái - Tính mạng con người và kinh tế

- Lưu trữ nhiên liệu theo đúng quy chuẩn an toàn

- Thành lập đội ứng cứu nhanh - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi làm việc

Ngày đăng: 26/04/2024, 05:36

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan