quản lý hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố lào cai tỉnh lào cai

122 0 0
quản lý hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố lào cai tỉnh lào cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai; gia đìn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ THÙY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ LÀO CAI,

TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ THÙY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ LÀO CAI,

TỈNH LÀO CAI

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn: TS Hà Thị Kim Linh

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một công trình nào, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2023

Tác giả luận văn

Phan Thị Thùy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo ngoài trường tham gia giảng dạy các chuyên đề cao học quản lý giáo dục cho học viên cao học khóa K28

Các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai; gia đình và bạn bè đã hỗ trợ động viên tôi về chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này

Cuối cùng tôi xin được dành trọn tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu

sắc nhất với TS Hà Thị Kim Linh người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để đề tài này được hoàn thiện hơn

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2023

Tác giả

Phan Thị Thùy

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRẺ5-6 TUỔI SAU CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở trường mầm non 6

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở trường mầm non 8

1.2.Các khái niệm công cụ 9

1.2.1 Đánh giá, hoạt động đánh giá 9

1.2.2 Hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề 11

1.2.3 Quản lý hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề 11

Trang 6

1.3.1 Đặc điểm trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 13

1.3.2 Mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN 14

1.3.3 Nội dung ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN 15

1.3.4 Nguyên tắc đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN 16

1.3.5 Phương pháp ĐG trẻ 5-6 tuổi sau CĐ ở trường MN 18

1.3.6 Hình thức đánh giá trẻ 5- 6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non 21

1.4 Lý luận về quản lý HĐĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non 21

1.4.1 Vai trò của hiệu trưởng trường mầm non trong quản lý ĐGTSCĐ 21

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN 23

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non 29

1.5.1 Năng lực của cán bộ quản lý trường mầm non 29

1.5.2 Năng lực của giáo viên mầm non 30

1.5.3 Kế hoạch giáo dục nhà trường mầm non 31

1.5.4 Kế hoạch chủ đề giáo dục trường mầm non 31

1.5.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhóm lớp mẫu giáo & trường mầm non 32

1.5.6 Sự quan tâm của chính quyền địa phương và đơn vị quản lý cấp trên 32

1.5.7 Sự phát triển kinh tế xã hội địa phương 32

1.5.8 Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường & sự quan tâm của phụ huynh trẻ đến chăm sóc và giáo dục trẻ 33

Kết luận chương 1 34

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRẺSAU CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG MN THÀNH PHỐ LÀO CAITỈNH LÀO CAI 35

2.1 Giới thiệu tình hình chung của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 35

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai 35

2.1.2 Sơ lược công tác giáo dục mầm non thành phố Lào Cai 36

Trang 7

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 38

2.2.1 Mục đích khảo sát 38

2.2.2 Nội dung khảo sát 38

2.2.3 Đối tượng khảo sát 38

2.3.2 Thực trạng nguyên tắc ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 41

2.3.3 Thực trạng nội dung ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 42

2.3.4 Thực trạng phương pháp ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 45

2.3.5 Thực trạng hình thức ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 47

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 50

2.4.1 Thực trạng quản lý mục tiêu ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 50

2.4.2 Thực trạng quản lý nội dung ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 51

2.4.3 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức ĐGTSCĐ ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 53

2.4.4 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 54

Trang 8

2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ ĐGTSCĐ ở các trường

MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 56

2.4.6 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 57

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐGTSCĐ sau chủ đề ở các trường MN TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai 58

2.6 Đánh giá chung về quản lý hoạt động ĐGTSCĐ ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 61

2.6.1 Kết quả đạt được 61

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 61

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3:BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU CHỦ ĐỀỞ CÁC TRƯỜNG MN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI 64

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 64

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 64

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 64

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 64

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 65

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 65

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động ĐGTSCĐ ở trường mầm non 65

3.2.2 Xây dựng kế hoạch ĐGTSCĐ ở trường mầm non 67

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực ĐGTSCĐ cho giáo viên ở trường MN 70

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ĐGTSCĐ ở trường MN 72

3.2.5 Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong ĐGTSCĐ ở trường mầm non 74

Trang 9

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 75

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 76

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 76

3.4.2 Nội dung, cách thức khảo nghiệm 76

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 77

Kết luận chương 3 79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80

1 Kết luận 80

2 Khuyến nghị 81

2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai 81

2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai 82

2.3 Đối với cán bộ quản lý các trường mầm non thành phố Lào Cai 82

2.4 Đối với giáo viên các trường mầm non thành phố Lào Cai 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHẦN PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả theo dõi quy mô GDMN ở thành phố Lào Cai 37 Bảng 2.2 Quy mô mẫu và địa bàn khảo sát 38 Bảng 2.3 Lượng giá theo điểm trung bình (ĐTB) 39 Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức về mục tiêu ĐGTSCĐ ở các trường MN

thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 40 Bảng 2.5 Thực trạng nguyên tắc ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào

Cai, tỉnh Lào Cai 42 Bảng 2.6 Thực trạng nội dung ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào

Cai, tỉnh Lào Cai 43 Bảng 2.7 Thực trạng PP ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh

Lào Cai 46 Bảng 2.8 Thực trạng hình thức ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố Lào

Cai, tỉnh Lào Cai 48 Bảng 2.9 Thực trạng quản lý mục tiêu ĐGTSCĐ ở các trường MN thành phố

Lào Cai, tỉnh Lào Cai 50 Bảng 2.10 Thực trạng quản lý nội dung đánh giá trẻ sau chủ đề 52 Bảng 2.11 Thực trạng quản lý PP, hình thức ĐGTSCĐ ở các trường MN

thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 53 Bảng 2.12 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất đánh giá trẻ sau chủ đề ở các

trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 54 Bảng 2.13 Thực trạng quản lý các điều kiện ĐGTSCĐ ở các trường MN

thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 56 Bảng 2.14 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, ĐGTSCĐ ở các trường

MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 57

Bảng 2.15 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ĐGTSCĐ

ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 59 Bảng 3.1 Khung mẫu phiếu đánh giá trẻ 5-6 tuổi SCĐ ở trường MN 69

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất 77 Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 78

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một Trẻ được tiếp cận với GDMN càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở giai đoạn tiếp theo Những nghiên cứu về GDMN cho thấy giai đoạn phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non có tính quyết định đến sự phát triển về thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ của trẻ trong suốt cả cuộc đời Chính vì thế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi GDMN là nền tảng của giáo dục và đào tạo

Ở nước ta, công tác GDMN đã được Đảng và nhà nước quan tâm vun đắp Văn bản số 2417/TTg-KGVX ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài một số chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm

non đã chỉ rõ quan điểm: “Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên; ưu tiên đào tạo các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập kiên cố, đạt chuẩn Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non” Nhà nước quy định

một số chính sách phát triển GDMN trong đó có chính sách đối với trẻ em, giáo viên mầm non và cơ sở GDMN Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho GDMN; hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển GDMN Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; từng bước thực hiện đổi

Trang 14

mới nội dung, phương pháp GDMN, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng GD

Đánh giá là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ĐGSPT của trẻ nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ Kết quả ĐGSPT của trẻ giúp giáo viên có cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với đối với trẻ và đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp/ trường/ địa phương ĐGSPT của trẻ giúp các cấp quản lý giáo dục có được những thông tin cần thiết về thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng Các biện pháp quản lý là hệ thống các tác động nhằm đảm bảo cho quá trình đánh giá sự phát triển của trẻ diễn ra khách quan, trung thực, chính xác, góp phần vào thực hiện có hiệu quả mục tiêu đánh giá

Trong thời gian vừa qua, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai đã tiến hành công tác ĐGTSCĐ cho trẻ mầm non, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có nguyên nhân trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đảm bảo đáp ứng cho chương trình giáo dục mầm non mới Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: công tác chỉ đạo thực hiện, trình độ đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn mô hình lớp ghép; cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ cho việc giáo dục, vui chơi của trẻ, các biện pháp quản lý hoạt động ĐGSPT của trẻ mầm non chưa có tính hệ thống và đồng bộ, năng lực đánh giá của giáo viên còn nhiều hạn chế ở nhiều khâu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của tỉnh nói chung và của các trường mầm non thành phố nói riêng

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn

đề “Quản lý hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn để nghiên cứu

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động ĐGTSCĐ ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

4 Giả thuyết khoa học

Hoạt động ĐGTSCĐ ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả nhất định Tuy nhiên, hoạt động ĐGTSCĐ ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai còn có những hạn chế bất cập như năng lực của giáo viên, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ trong đánh giá trẻ mầm non,… Chính vì vậy, nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động ĐGTSCĐ ở các trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho thành phố Lào Cai, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ĐGTSCĐ ở trường mầm non

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ĐGTSCĐ ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động ĐGTSCĐ ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Trang 16

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai với tiếp cận chủ thể quản lý hoạt động đánh giá trẻ là hiệu trưởng trường mầm non

Tổ chức khảo sát tại 10 trường mầm non thuộc thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai Gồm 180 người, trong đó có 30 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn), 150 giáo viên tại 10 trường mầm non được khảo sát

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát:

Quan sát các biểu hiện của hoạt động đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề và quản lý hoạt động ĐGT 5-6 tuổi sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL, GV về hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề và quản lý hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn:

Phỏng vấn cán bộ CBQL, GV về hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề và quản lý hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài

7.2.4 Phương pháp chuyên gia:

Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý có trình độ và kinh nghiệm về việc đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động

Trang 17

ĐG trẻ 5-6 tuổi sau CĐ ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, từ đó đánh giá tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

7.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Căn cứ kết quả tổng kết, đánh giá nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng; tiến hành ĐG ưu điểm, hạn chế về quản lý hoạt động đánh giá trẻ 5-6

tuổi sau chủ đề ở các trường MN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

7.3 Phương pháp xử lý số liệu

Dùng các phần mềm thống kê để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thu được từ nhiều nguồn khác nhau thông qua phần mềm Excel

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRẺ 5-6 TUỔI SAU CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở trường mầm non

Nghiên cứu của Angela NotariSyverson and Angela Losardo (2004), “What Assessment Means to Early Childhood Educators” (Đánh giá có ý nghĩa gì đối với các nhà giáo dục mầm non) [29] Bài viết nhận định: Đây là những câu hỏi mà các nhà giáo dục có thể có về trẻ em và gia đình trong các chương trình của họ và về chương trình giảng dạy và các chiến lược giảng dạy mà họ sử dụng trong lớp học của mình Quan sát trẻ em và phản ánh các phương pháp giáo dục là không thể thiếu trong các chương trình chăm sóc và giáo dục chất lượng cao

Nghiên cứu của Nicolas Policarpe Nolla, Marie Modestine Kana Sop, Marlyne Josephine Mananga, Tetanye Ekoue, Inocent Gouado (2014), “Assessment of nutritional status of preschool children in the Bangang rural community, Cameroon” (Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo ở cộng đồng nông thôn Bangang, Cameroon) [12] Suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng có tầm quan trọng đáng kể ở Cameroon Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo ở cộng đồng nông thôn Bangang Trong nghiên cứu này, 475 trẻ em từ 2 tuần tuổi đến 5 tuổi được chọn ngẫu nhiên Thói quen ăn uống của trẻ em được thu thập thông qua một bảng câu hỏi Kết quả hiện tại khẳng định tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở Cameroon, chủ yếu ở dạng thấp còi Nó cho thấy mức tiêu thụ trái cây và rau quả thấp

Nghiên cứu của Biljana Zafirova, Biljana Trpkovska, Marija Papazova, Julija Zivadinovik, Niki Matveeva, Elizabeta Cadikovska, Biljana Bojadzieva and Ace Dodevski (2018), “Assessment of growth and nutritional status in

Trang 19

preschool children from Albanian nationality” (Đánh giá tình trạng tăng trưởng và dinh dưỡng ở trẻ mẫu giáo có quốc tịch Albania) [30] Theo dõi tăng trưởng và thúc đẩy tăng trưởng không bắt buộc là những thành phần thiết yếu của chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em Nó cũng cho phép xác định sớm các vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe tiềm ẩn và cho phép hành động kịp thời trước khi sức khỏe của trẻ bị tổn hại nghiêm trọng Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự khác biệt cụ thể về giới tính của các thông số nhân trắc học như là chỉ số về tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em mẫu giáo có quốc tịch Albania

Trong tài liệu “Đánh giá chất lượng giáo dục: Nội dung - Phương pháp - Kĩ thuật” (2007), tác giả Trần Thị Bích Liễu đã tổng hợp tương đối đầy đủ các vấn đề của đánh giá chất lượng giáo dục dựa trên tư liệu của một nhóm dịch giả Theo tác giả, đánh giá chất lượng giáo dục là một hoạt động thường xuyên và được chú trọng trong nhà trường - nơi mà chất lượng giáo dục được đặt lên vị trí hàng đầu; Có rất nhiều phương pháp và hình thức đánh giá Song không có một phương pháp hay hình thức đánh giá duy nhất nào có thể đánh giá đầy đủ và chính xác chất lượng giáo dục Khi không có một phương pháp hay hình thức đánh giá nào là toàn năng và mỗi phương pháp, hình thức đánh giá có những ưu, nhược điểm của mình thì việc sử dụng kết hợp các phương pháp và các hình thức đánh giá là cần thiết để đem lại một kết quả đánh giá chính xác toàn cảnh về chất lượng thật sự của giáo dục (dẫn theo [19])

Trong cuốn “Đo lường - đánh giá trong giáo dục”, tác giả Nguyễn Đức Chính cho rằng: “Đánh giá giáo dục vừa là một lĩnh vực nghiên cứu của khoa học quản lý giáo dục, vừa là một công cụ hữu hiệu của quản lý giáo dục nhằm phán đoán giá trị của sự nghiệp giáo dục để điều chỉnh, kiểm nghiệm trình độ phát triển của sự nghiệp giáo dục và cải tiến để giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng xã hội” [6]

Trong tài liệu “Các kỹ thuật đánh giá trong lớp học” tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích và nhóm nghiên cứu đã khẳng định “Kiểm tra đánh giá trong giáo

Trang 20

cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo Việc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của người học, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của người học Đối với chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay, mục tiêu đánh giá được phân chia thành ba lĩnh vực là kiến thức, kỹ năng và thái độ Mỗi mục tiêu thuộc lĩnh vực lại được diễn tả cụ thể hơn bởi các chuẩn kiến thức, kỹ năng Bên cạnh mục tiêu được phân chia như trên, cần hướng tới mục tiêu đánh giá theo cách tiếp cận năng lực” [1]

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga với đề tài nghiên cứu “Góp phần hoàn thiện bộ trắc nghiệm đo lường mức độ sẵn đi học của trẻ 6 tuổi vào lớp 1” đã xây dựng bộ trắc nghiệm dựa trên mục tiêu, nội dung, yêu cầu của mẫu giáo và giáo dục tiểu học, cụ thể là lớp 1 Bộ trắc nghiệm tỏ ra hiệu quả và có khả năng

để đánh giá sẵn sàng đi học của trẻ đầu lớp 1 ở các thành phố, thị xã [20]

Trong 2 năm 1996 - 1997, Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non thuộc viện khoa học giáo dục đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ ở trường mầm non trọng điểm (khối nhà trẻ)” Bộ công cụ này đã được xây dựng một cách khoa học, hệ thống có sự kế thừa và phát triển những nghiên cứu trước và đã được thử nghiệm ở các trường mầm non điểm của nội thành Hà Nội [27]

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở trường mầm non

Từ khi có Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2018 về Đề

án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025" của Chính phủ thì công

tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý GDMN nói riêng đã liên tục được đổi mới, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ không ngừng nâng cao, công tác bồi dưỡng lực quản lý giáo dục trong trường mầm non cho đội ngũ cán bộ giáo viên cũng được đặc biệt quan tâm Một trong những quan điểm cơ bản của Đề án là nâng cao kỹ năng đánh giá sự phát triển của trẻ cho giáo viên - vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng CSGD trẻ ở trường mầm non [7]

Trang 21

Đề tài “Những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng CSGD trẻ ở trường mầm non” của tác giả Phạm Thị Châu - Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ - mẫu giáo TW1 (năm 1995) đã đề cập một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn của ban giám hiệu và các cấp quản lý góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ [5];

Trong công trình nghiên cứu “Về việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo đến trường tiểu học” do phòng Tâm lý - Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học tiến hành năm 1992 - 1993 đã sử dụng bộ test “Đến tuổi học” và một số trắc nghiệm thích hợp để đánh giá sự chuẩn bị của trẻ đã học mẫu giáo với việc đến trường phổ thông (dẫn theo [19])

Như vậy qua tổng quan nhận thấy: Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hoạt động đánh giá trẻ ở trường mầm non cũng như các vấn đề về việc quản lý hoạt động này ở trường học Các công trình đều nhấn mạnh một nhà trường tốt là một nhà trường mà ở đó người quản lý phải quan tâm đến vai trò của công tác đánh giá trẻ, tuy nhiên khía cạnh đánh giá sau chủ đề chưa được quan tâm nghiên cứu Ở địa bàn thành phố Lào

Cai chưa có công trình nào trùng lắp Do vậy mà đề tài “Quản lý hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” tiếp tục nghiên cứu lấp đầy khoảng trống

1.2.Các khái niệm công cụ

1.2.1 Đánh giá, hoạt động đánh giá

Thuật ngữ ĐG được các tác giả đề cập ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như:

Quan điểm triết học “Đánh giá đó là thái độ đối với những hiện tượng xã hội, hoạt động hành vi của con người, xác định những giá trị của chúng tương xứng với những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nhất định, được xác định bằng vị trí xã hội, thế giới quan, trình độ văn hóa Mặt khác, có tính động cơ, phương tiện và mục đích hành động, điều kiện và vị trí của nó trong cả hệ thống cách xử sự của cá nhân là điều kiện cho việc đánh giá đúng đắn” [16]

Trang 22

Thuật ngữ đối chiếu Anh - Việt: thuật ngữ “Assessment” có nghĩa là kiểm tra, đánh giá ĐG là quá trình thu thập thông tin hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc theo những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [28]

Theo CRESST (Center for Research on Evaluation, Standards and Student Testing) thì đánh giá là quá trình kiểm tra, đo kỹ năng và năng lực Đánh giá bao gồm cả kiểm tra về năng lực, kiểm tra về thành tích và kiểm tra sàng lọc [29]

Theo Jean-Marie De Ketele (1989), “Đánh giá là thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định” (dẫn theo [13])

Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (chủ biên) và các tác giả khác đã quan

niệm: “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, phân tích, xử lý thông tin để tìm ra các chỉ số về lượng, giá trị hoặc sự quan trọng của nó trong so sánh với mục đích, mục tiêu đã đặt ra từ trước, từ đó đưa ra ý kiến, phán xét, khuyến nghị nhằm giúp cải thiện, nâng cao chất lượng công việc” [24]

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi hiểu:“Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc”

Như vậy: Hoạt động đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc

Trang 23

1.2.2 Hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề

Theo wikipedia: “Chủ đề là vấn đề được nêu lên trong một sự vật, hiện tượng, thực thể nào đó” [22]

ĐG trẻ là quá trình hình thành nhận định về sự PT của trẻ trên cơ sở thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống, phân tích, đối chiếu với mục tiêu của chương trình GDMN nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp

ĐG trẻ là hoạt động quan sát, kiểm tra quá trình và kết quả phát triển của trẻ, đưa ra những nhận định về sự cố gắng, tiến bộ trong mỗi giai đoạn hoặc trong suốt quá trình tham gia hoạt động của trẻ

ĐG sau chủ đề là quá trình xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo [2]

Như vậy có thể hiểu: “Đánh giá trẻ sau giai đoạn/sau chủ đề là quá trình giáo viên mầm non đánh giá trẻ để xác định mức độ thay đổi của trẻ sau mỗi chủ đề hoặc chùm chủ đề” [2] Quá trình này đòi hỏi GVMN sử dụng tổng hợp

nhiều cách thức và phương pháp để có được những thông tin đầy đủ về trẻ và sự phát triển của trẻ Ví dụ đánh giá sự phát triển của trẻ (về thể chất chăng hạn), GVMN cần quan sát trẻ trong mọi hoạt động như từ bữa ăn, giấc ngủ, hoạt động vui chơi của trẻ trong một chuỗi các hoạt động diễn ra trong ngày ở trường mầm non

Như vậy có thể hiểu: Hoạt động ĐGTSCĐ là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về sự phát triển của trẻ trên các lĩnh vực sau mỗi giai đoạn/chủ đề để từ đó có các biện pháp, tác động đến quá trình tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ

1.2.3 Quản lý hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề

1.2.3.1.Quản lý

Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, vì vậy có nhiều định nghĩa về khoa học quản lý, tùy thuộc theo quan điểm tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra định nghĩa khác nhau

Trang 24

Theo điều khiển học: “Quản lý là quá trình điều khiển của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu đã định” [4]

Theo quan điểm của kinh tế học: “Quản lý là sự tính toán, sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”[30]

Theo tác giả F.W Taylor: “Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [9]

Theo H.Koontz thì khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức).”[11]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của người lao động nói chung (khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến.”[12]

Theo tác giả Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu; quản lý là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.[21]

Như vậy, có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục đích quản lý

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường”

1.2.3.2 Quản lý hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề

Từ các khái niệm về quản lý, hoạt động đánh giá, hoạt động đánh giá trẻ

5-6 tuổi sau chủ đề chúng tôi hiểu: Quản lý hoạt động ĐGTSCĐ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non là sự tác động của chủ thể quản lý quá trình đánh giá trẻ

Trang 25

sau chủ đề xác định sự tiến bộ của trẻ và giúp điều chỉnh liên tục hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, giúp trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp 1 đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo

1.3 Lý luận về hoạt động ĐGTSCĐ ở trường mầm non

1.3.1 Đặc điểm trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trẻ 5 - 6 tuổi dễ dàng hòa đồng vào các sự kiện, hòa mình với nhân vật, hòa mình vào trong các hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật, đồng nhất, biến mình trong đó Với đặc trưng tâm lý lứa tuổi riêng biệt, trẻ cảm nhận cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ, ngay cả cuộc sống bình thường diễn ra hằng ngày đối với trẻ cũng đầy sự mới lạ, hấp dẫn Tuy nhiên, mọi sự vật, hiện tượng, mọi suy nghĩ, hành động nằm trong mối quan hệ với chính bản thân chủ thể Khả năng đồng hóa này khiến trẻ có thể giao cảm với thế giới con người, tự nhiên trong tác phẩm nghệ thuật từ đó, trẻ thể hiện sự cảm nhận của mình bằng các cảm xúc tích cực: chú ý lắng nghe, ngắm nhìn, vui sướng, vỗ tay, dùng những từ gợi cảm hoặc bằng những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, tức giận, chê bai

Ở lứa tuổi này cùng với sự hoàn thiện của các giác quan thì hoạt động cảm nhận của trẻ tiếp tục được hoàn thiện, độ nhạy cảm của các giác quan được nâng cao, việc phân tích các thuộc tính của sự vật hiện tượng xung quanh hiệu quả hơn trước Hệ thống tín hiệu thứ hai tham gia tích cực hơn vào quá trình phân tích làm cho cảm giác trở nên chính xác, cụ thể hơn và đồng thời làm cho cảm giác có tính “tự giác” Cùng với cảm giác, tri giác của trẻ cũng phát triển mạnh Chính độ nhạy cảm cao của các giác quan, cũng như sự phối hợp hoạt động hài hòa, linh hoạt, mềm dẻo của chúng giúp cho các quá trình nhận thức của trẻ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả Trẻ 5-6 tuổi luôn thích khám phá, tò mò, thích quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt hứng thú với những điều mới lạ Đây là một điều kiện thuận lợi để các nhà giáo dục thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhận thức cho trẻ

Trang 26

Trẻ thường chú ý tới những đối tượng khi đối tượng đó gây ra một kích thích mạnh, hoặc một sự ngạc nhiên, nhất là tạo cho trẻ một sự hứng thú Với sự phát triển của tính chủ định và ý thức thì khả năng chú ý của trẻ 5 - 6 tuổi đã có sự thay đổi cơ bản: trẻ bắt đầu điều khiển chú ý của mình vào những đối tượng nhất định, tức chú ý có chủ định dần hình thành và phát triển mạnh Chú ý có chủ định được phát triển trong quá trình giáo dục Nó được hình thành và phát triển mạnh với những loại kích thích mới, một trong số đó là kích thích bởi ngôn ngữ nói tác động từ bên ngoài Trẻ 5-6 tuổi đặc biệt nhạy cảm với ngôn ngữ nói Trẻ hướng sự chú ý của mình tới những đặc điểm của lời nói như giọng điệu, ngữ điệu, cách phát âm Giọng điệu có ý nghĩa kích thích sự chú ý ở độ chính xác, tỉ mỉ Trẻ nhận ra được thái độ, tình cảm (thiện cảm, thân thương, trìu mến

hay thờ ơ, lạnh lùng, bực bội ) của người lớn, bạn bè xung quanh 1.3.2 Mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN

- Xác nhận hiện trạng: Đánh giá nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ 5-6 tuổi so với mục tiêu của độ tuổi, sự thay đổi của trẻ, trẻ đã thay đổi như thế nào sau mỗi chủ đề Qua đó giúp GVMN biết được trẻ thay đổi, phát triển như thế nào từ đócó biện pháp điều chỉnh thích hợp giúp trẻ tiến bộ ĐG sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi qua các giai đoạn cho ta biết những biểu hiện về tâm sinh lý của sự phát triển toàn diện của trẻ, khả năng sẵn sàng và chiều hướng phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau

- Công khai thông tin về mức độ đạt được của trẻ đến các bên như nhà quản lý, phụ huynh trẻ: Sau ĐG chủ đề cho trẻ, các thông tin của trẻ được thông tin đến nhà quản lý nhằm nắm bắt được tình hình về chất lượng giáo dục toàn diện của trẻ theo khối lớp, của nhà trường Đồng thời giúp cho cha mẹ trẻ nắm được những vấn đề trẻ phát triển cân đối về mọi mặt hay không, hoặc trẻ phát triển không đồng đều về các lĩnh vực từ đó có biện pháp phối hợp với GV và nhà trường để cùng giúp trẻ phát triển toàn diện

Trang 27

- Là căn cứ để GVMN, cán bộ QL trường mầm non biết về sự thay đổi, kết quả của trẻ để từ đó có những biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi Đồng thời giúp cho CBQL, GVMN nhìn nhận các yếu tố tác động, điều kiện cần thiết cho quá trình đánh giá sau mỗi chủ đề để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, có kế hoạch cải tiến chương trình đánh giá trẻ ở mỗi giai

đoạn khác nhau [2]

1.3.3 Nội dung ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN

Nội dung ĐG trẻ theo giai đoạn nhằm xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độ tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo

Căn cứ vào chương trình Giáo dục mầm non tại văn bản số 01/VBHT thì nội dung đánh giá trẻ theo giai đoạn/sau chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non bao gồm đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ (nội dung chi tiết phụ lục 2), nội dung ĐG sau chủ đề các lĩnh vực được khái quát như sau:

- Nội dung ĐG về phát triển thể chất tập trung vào đánh giá phát triển

vận động của trẻ và ĐG dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ

- Nội dung ĐG về phát triển nhận thức tập trung vào đánh giá việc trẻ

có khả năng khám phá khoa học; làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán; Khám phá xã hội

- Nội dung ĐG về phát triển ngôn ngữ tập trung vào đánh giá việc trẻ

thể hiện khả năng nghe, nói, làm quen với đọc, viết

- Nội dung ĐG về phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội tập trung vào

đánh giá việc trẻ thể hiện sự PT về tình cảm và sự PT về kỹ năng xã hội

- Nội dung ĐG về phát triển thẩm mỹ tập trung vào đánh giá việc trẻ

cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật; thể hiện một số kỹ năng trong hoạt động

Trang 28

âm nhạc và hoạt động tạo hình và thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)

Nội dung ĐGSPT của trẻ được thực hiện theo từng độ tuổi và từng gia đoạn phát triển Việc ĐG phải dựa trên những mốc phát triển kỳ vọng (kết quả mong đợi) tương ứng với độ tuổi và giai đoạn phát triển ở trẻ Kết quả mong đợi là trình độ PT mà đứa trẻ cần đạt tới trong giới hạn độ tuổi của mình, là các tiêu chí cụ thể hóa các kênh PT của trẻ

Chỉ số đánh giá sự PT của trẻ mầm non: Trước tiên giáo viên cần dựa vào các mốc chuẩn (kết quả mong đợi, dựa vào mục tiêu chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam, và căn cứ vào kì vọng của xã hội để xây dựng chỉ số đánh giá sự PT của trẻ MN

1.3.4 Nguyên tắc đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN

* Đảm bảo ĐGSPT của trẻ trong các mối quan hệ, liên hệ với bản thân trẻ và mối quan hệ xung quanh trẻ

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là một cơ thể đang lớn, một nhân cách đang hình thành và PT Sự hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (thể chất, tìnhcảm, nhận thức, …) và yếu tố bên ngoài (môi trường tự nhiên, xã hội) Các yếu tố phối hợp tương tác lẫn nhau, ở từng giai đoạn có sự khác nhau về mức độ và hiệu quả tác động

Một hành vi, thói quen ứng xử, hiểu biết, lời nói, … của trẻ có thể là kết quả tác động của nhiều yếu tố từ phía môi trường bên ngoài chủ thể là trẻ (gia đình, nhà trường, xã hội), nguyên nhân có thể rất khác nhau với cùng hiện tượng giống nhau

ĐG trẻ cần xác định được yếu tố ảnh hưởng để có biện pháp giáo dục phù hợp

Đối với bản thân trẻ, nhận thức, tình cảm, ý chí, … có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau Tiến bộ trong lĩnh vực này sẽ

Trang 29

ảnh hưởng đến sự PT ở các lĩnh vực khác hoặc hạn chế hay rối loạn trong sự PT lĩnh vực này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự PT lĩnh vực khác

Để đảm bảo nguyên tắc này, giáo viên cần hiểu trẻ: Hiểu đặc điểm chung của trẻ và đặc điểm riêng của từng trẻ Hiểu gia đình trẻ, một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự PT của trẻ

* Đảm bảo ĐG trẻ trong môi trường gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của trẻ

Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điểu kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và PT của trẻ nhỏ

Sự hình thành và PT nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường nhất định Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điểu kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnh được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình

ĐG trẻ phải đảm bảo môi trường đánh giá gần với cuộc sống của trẻ nhất, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, không gây áp lực cho trẻ (thậm chí trẻ còn không biết mình đang được đánh giá)

Để đảm bảo nguyên tắc này, giáo viên cần sử dụng phương pháp đánh giá tự nhiên như quan sát, trò chuyện, nghiên cứu sản phẩm hoạt động

* Đảm bảo ĐG trẻ trong hoạt động

Tâm lý, nhân cách của trẻ được hình thành và PT trong hoạt động và bằng chính hoạt động, cho nên tính tích cực hoạt động của cá nhân trẻ là yếu tố quyết định sự hình thành và PT nhân cách

Bằng hoạt động, các nét tâm lý, nhân cách được hình thành, PT và bộc lộ ra bằng chính hoạt động của trẻ Vì vậy, muốn PT tâm lý, nhân cách trẻ thì phải đưa trẻ vào những hoạt động nhất định Giáo dục trước hết là quá trình tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng cho trẻ tham gia, qua đó trẻ chiếm lĩnh kinh nghiệm lịch sử - xã hội để PT nhân cách

Trang 30

ĐG sự phát triển của trẻ một cách chính xác, khách quan cần tổ chức các dạng hoạt động cho trẻ tham gia và ĐG kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ được bộc lộ trong quá trình tham gia hoạt động đó

Để đảm bảo nguyên tắc này, giáo viên cần xác định các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trẻ, đặc điểm tâm lí của trẻ để từ đó lên kế hoạch và xây dựng chương trình cho các hoạt động, ĐG trẻ trong hoạt động, trong không gian, thời gian thích hợp Hoạt động này cần hướng tới mục đích chung vì sự PT của trẻ

* Đảm bảo ĐG trẻ trong sự phát triển

Trẻ em là một thực thể đang phát triển: “trẻ em vẫn là một thực thể đang sinh thành và tổn tại trong sự sinh thành ấy Chính sự tồn tại trong sự sinh thành ấy tạo ra sự phát triển của chính nó” (Hồ Ngọc Đại) ĐG cần chú ý ghi nhận kết quả đạt được của trẻ theo xu hướng phát triển này

Kết quả đánh giá trẻ chỉ có ý nghĩa ở thời điểm đánh giá và không quy định sự PT trong tương lai của trẻ Tuy nhiên, giáo viên có thể căn cứ vào kết quả đó để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất biện pháp giáo dục tiếp theo cho phù hợp với đặc điểm PT của trẻ, tạo điều kiện tối ưu cho sự PT của trẻ Để đảm bảo nguyên tắc này, việc lưu giữ hổ sơ, sản phẩm hoạt động của trẻ một cách khách quan, đều đặn sẽ giúp cho giáo viên, phụ huynh có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về sự PT, tiến bộ của trẻ Nghiên cứu lịch sử phát triển của trẻ là một việc làm rất cần thiết; quan trọng bởi đây là minh chứng giúp giáo viên phán đoán chiều hướng PT của trẻ, kịp thời có những biện pháp tác động phù hợp, kích thích sự PT của trẻ

1.3.5 Phương pháp ĐG trẻ 5-6 tuổi sau CĐ ở trường MN * Quan sát trẻ trong các hoạt động hàng ngày

Là sự tri giác trực tiếp, không tác động hay can thiệp vào hoạt động tự nhiên của trẻ Các thông tin quan sát về biểu hiện tâm lý, các hành vi của trẻ được ghi lại một cách có hệ thống, có kế hoạch Cụ thể:

Trang 31

- Quan sát và lắng nghe cá nhân trẻ nói và làm (quá trình hoạt động): Tư tưởng, cách diễn đạt tư tưởng, cách khám phá, cách trẻ làm và sử dụng những gì đã biết

- Quan sát và lắng nghe cách giao tiếp, cách ứng xử, thái độ, tình cảm của trẻ với các bạn trong nhóm bạn, nhóm chơi trong hoạt động hàng ngày: có hợp tác và làm việc nhóm không, có lắng nghe người khác không, tham gia hay thụ động trong hoạt động nhóm, khi chơi trong nhóm bạn thường đặt mình ở vị trí nào: là nhóm trưởng, là thành viên tích cực hay phục tùng, phụ thuộc; trẻ biểu đạt sự thỉnh cầu hay nguyện vọng của mình như thế nào; trẻ có biết chia sẻ cùng bạn trong khi chơi hay không, có thường gây ra hay biết cách giải quyết những xung đột không; trẻ có biết giải quyết những tình huống khác xảy ra trong quá trình chơi hay không

* Trò chuyện, giao tiếp với trẻ

- Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp với trẻ thông qua giao tiếp bằng

lời nói Trong trò chuyện giáo viên có thể đưa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộc trò chuyện, để có thể thu thập các thông tin theo mục đích đã định

- Khi trò chuyện với trẻ giáo viên cần xác định mục đích, nội dung phù hợp Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, đồ chơi, cần thiết để tạo ra sự gần gũi quen thuộc Gợi ý để trẻ dùng động tác, cử chỉ biểu đạt, nếu trẻ chưa nói bằng lời Dùng lời nói ngắn gọn, đơn giản; ân cần trò chuyện với trẻ, động viên khuyến khích trẻ hướng vào trò chuyện Khi đưa ra câu hỏi cần cho trẻ thời gian suy nghĩ trả lời, có thể gợi ý Trò chuyện khi trẻ thoải mái, vui vẻ, tự nguyện

* Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

- Dự vào sản phẩm hoạt động của trẻ (sản phẩm vẽ, nặn, xé dán, xếp hình ) để xem xét, phân tích, đánh giá tư tưởng, mức độ khéo léo, sự sáng tạo, khả năng thẩm mỹ của trẻ, sự tiến bộ của trẻ Thông qua sản phẩm của trẻ có thể đánh giá được mức độ kiến thức, kỹ năng, trạng thái cảm xúc, thái độ của trẻ

Trang 32

- Việc đánh giá sự PT của trẻ thông qua sản phẩm mà trẻ cần lưu ý: không chỉ căn cứ vào kết quả sản phẩm đó mà căn cứ vào quá trình trẻ thực hiện để tạo ra sản phẩm (sự chú ý, ý thức thực hiện sản phẩm đến cùng, thời gian thực hiện, cách thức sử dụng dụng cụ, vật liệu tạo nên sản phẩm, mức độ thể hiện sự khéo léo )

- Giáo viên cần ghi lại những nhận xét của mình vào từng sản phẩm của trẻ và lưu lại thành hồ sơ riêng của từng trẻ Do sản phẩm của trẻ thu thập theo thừi gian nên giáo viên có thể dựa vào sản phẩm đó ĐG sự phát triển của trẻ

* Trao đổi với phụ huynh trẻ:

- Nhằm khẳng định thêm những nhận định, ĐG của giáo viên về trẻ đồng thời có biện pháp tăng cường sự phối hợp với gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ

- Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh hàng ngày, trao đổi với các cuộc họp phụ huynh, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập thêm thông tin về trẻ (VD: Trẻ ít nói, thiếu hòa đồng có phải do chậm phát triển ngôn ngữ, hay chưa thích ứng với môi trường lớp học, do mắc bệnh tự kỷ hoặc do sự bất đồng trầm trọng với gia đình )

* Sử dụng bài tập/test/bảng kiểm,… theo các các lĩnh vực

- Là cách sử dụng bài tập, giao nhiệm vụ cho trẻ tự giải quyết, thực hiện để xác định xem trẻ đã biết gì, làm được những việc gì

- Bài tập có thể thực hiện với một nhóm trẻ, hoặc với từng trẻ - Cho trẻ thực hiện bài tập khi trẻ vui vẻ, sảng khoái

- Tránh các can thiệp gây ảnh hưởng khi trẻ thực hiện bài tập - Một bài tập có thể kết hợp đo một số chỉ số/ lĩnh vực

- Kết quả thực hiện của trẻ được ghi vào phiếu đánh giá của từng trẻ Lưu ý: Khi thực hiện sự theo dõi, đánh giá trẻ giáo viên cần thực hiện phối hợp các phương pháp với nhau một cách linh hoạt để có kết quả đáng tin cậy Việc lựa chọn các hình thức đánh giá là tùy thuộc vào sự quyết định của giáo viên sao cho hợp lý nhất với hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn

Trang 33

* Ghi nhật ký trẻ

Một trong những phương pháp để lưu lại thông tin diễn biến của trẻ hàng ngày là ghi nhật ký trẻ hàng ngày Việc ghi chép nhật ký trẻ hàng ngày sẽ giúp cho việc lưu giữ những thông tin quan trọng về sự phát triển của trẻ qua từng ngày/tuần/tháng ở trường mầm non

1.3.6 Hình thức đánh giá trẻ 5- 6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non

- ĐG sự tiến bộ, thay đổi của trẻ trong từng hoạt động trong ngày ở trường MN: Đây là hình thức ĐG hoạt động hàng ngày của trẻ diễn ra sau một ngày ở trường, trẻ ở trường với nhiều hoạt động học tập và giáo dục qua đó GVMN đánh giá trẻ cuối ngày xem trẻ đạt được kết quả học tập và giáo dục như thế nào theo độ tuổi

- ĐG sự tiến bộ, thay đổi của trẻ sau mỗi tuần: GVMN thực hiện ĐG trẻ mỗi tuần Sau một tuần cùng trẻ học tập, giáo dục với nhiều chủ đề đa dạng giúp GV đánh giá sự thay đổi của trẻ về các lĩnh vực PT, điều này sẽ giúp trẻ chia sẻ về ước mơ, sở thích, khả năng của mình Quá trình diễn ra các hoạt động này là cơ hội để các giáo viên quan sát khả năng ngôn ngữ, nhận thức, kỹ năng, tình cảm, thẩm mỹ, vân động của trẻ, sự tự tin, sự thoải mái và mức độ tham gia của các em

- ĐG sự tiến bộ, thay đổi của trẻ sau mỗi chủ đề: thường được thực hiện vào cuối thời kỳ giáo dục để tổng kết “chặng đường” đã qua Cách ĐG này nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu của GV Nhờ đánh giá này có thể nhận định về sự phù hợp và hiệu quả của quá trình giáo dục cho trẻ MN

1.4 Lý luận về quản lý HĐĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non 1.4.1 Vai trò của hiệu trưởng trường mầm non trong quản lý ĐGTSCĐ

Theo Điều 10 của Thông tư 52/2020/TT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 12 năm

2020 về Điều lệ trường mầm non thì: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường”

Trang 34

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng là:

+ Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định

+ Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường + Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng

+ Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định

+ Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng

Người Hiệu trưởng với vai trò vừa là nhà lãnh đạo, vừa là người quản lý nhà trường, cùng với những phẩm chất đạo đức cần có như: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đòi hỏi phải có đức, có tài, có năng lực, kỹ năng lãnh đạo Trong xu thế xã hội hiện nay, vấn đề đổi mới giáo dục là một yêu cầu cần thiết Do vậy người hiệu trưởng phải luôn luôn phải sáng tạo, tích cực lĩnh hội cái mới, chỉ đạo đến các

Trang 35

CB, GV, NV để mọi người nhận thức và chuyển biến đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội Vai trò của hiệu trưởng trường mầm non trong quản lý đánh giá trẻ sau chủ đề thể hiện rõ đó là một trong nhiều nhiệm vụ mà hiệu trưởng phải đảm nhiệm, nhưng nó là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi nhà trường, đồng thời thông qua đó khẳng định trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của người hiệu trưởng Để quản lý ĐGSCĐ của trẻ cho GV đạt hiệu quả cao thì hiệu trưởng cần cụ thể hóa cách thức tổ chức hoạt động thông qua vai trò của phó hiệu trưởng và tổ tchuyên môn Sự phân công đúng chức danh và nhiệm vụ vừa góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ GV, vừa thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền

hạn được quy định tại Điều lệ trường mầm non

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN

1.4.2.1 Quản lý mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN

Quản lý mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN là quá trình hiệu trưởng quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu; quản lý quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện mục tiêu; kiểm tra, ĐG quá trình thực hiện mục tiêu của HĐĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề nhằm đạt được kết quả

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục MN cần chỉ đạo:

Xác định mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non trên cơ sở chuẩn mục tiêu phát triển trẻ 5-6 tuổi trong chương trình GDMN quốc gia; mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN trong chương trình giáo dục của địa phương; kết quả mong đợi; hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát, hỗ trợ, ĐG kết quả thực hiện mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề của nhà trường theo giai đoạn; chỉ đạo xây dựng và tổ chức mục tiêu ĐG trẻ sau chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi gắn nhóm lớp

Mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN muốn thực hiện được cần cụ thể hóa thành mục tiêu, chủ đề, tuần, hoạt động

Hiệu trưởng chỉ đạo GV xây dựng mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau CĐ ở trường MN dựa vào kết quả, đặc điểm của trẻ và các chỉ số phát triển các khía

Trang 36

Trong quản lý, lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra Quản lý việc lập kế hoạch chủ

đề của GVMN: Lập kế hoạch nâng cao nhận thức cho GV về vai trò, ý nghĩa

của đánh giá sau chủ đề sự phát triển của trẻ mầm non; Lập kế hoạch đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo hàng ngày và sau gia đoạn theo chương trình giáo dục mầm non; Lập kế hoạch đổi mới PP dạy học, giáo dục có tích hợp đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo; Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá cho giáo viên đang trực tiếp thực hiện hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giá; Lập kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên;

1.4.2.2 Quản lý nội dung ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN

Trên cơ sở mục tiêu ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non đã xác định, quản lý nội dung hoạt động ĐGTSCĐ ở trường mầm non, người hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn và GV xây dựng, tổ chức thực hiện nội dung ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường MN và gắn với các hoạt động đánh giá chuyên đề trong một năm học (trường mầm non, bản thân, gia đình, ) gắn với các chủ đề phát sinh hay dự án GD

Quản lý nội dung hoạt động ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non cần bám sát các điều kiện thực tiễn về thực trạng môi trường sống của trẻ để xác định những nội dung tăng cường các khía cạnh phát triển của trẻ cho phù hợp CBQL nhà trường tiến hành quản lý đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở nhà trường gồm:

+ Quản lý nội dung ĐG về phát triển thể chất tập trung vào ĐG phát

triển vận động của trẻ và ĐG giá dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ

+ Quản lý nội dung ĐG về phát triển nhận thức tập trung vào ĐG việc

trẻ có khả năng khám phá khoa học; làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán; Khám phá xã hội

Trang 37

+ Quản lý nội dung ĐG về PT ngôn ngữ tập trung vào ĐG việc trẻ thể

hiện khả năng nghe, nói, làm quen với đọc, viết

+ Quản lý nội dung ĐG về PT tình cảm và kỹ năng xã hội tập trung vào

ĐG việc trẻ thể hiện sự PT về tình cảm và sự phát triển về kỹ năng xã hội

+ Quản lý nội dung ĐG về phát triển thẩm mỹ tập trung vào ĐG việc trẻ

Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật; thể hiện một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình và thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)

Nội dung phải được hiệu trưởng phê duyệt, giám sát quá trình tổ chức thực hiện, cần ban hành văn bản quản lý chuyên môn trong đó cho phép GV điều chỉnh nội dung trong quá trình thực hiện khi thấy những bất cập trong kế hoạch đã phê duyệt để mang lại hiệu quả đối với trẻ Nội dung tổ chức các hoạt động ĐGTSCĐ ở trường MN cần đảm bảo tính liên tục trên cơ sở tích hợp linh hoạt trong các hoạt động trong ngày của trẻ 5-6 tuổi tại trường MN tránh cứng nhắc hình thức và không thực tế

1.4.2.3 Quản lý phương pháp, hình thức đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non

Hiệu quả công tác ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non phụ thuộc vào thực tiễn sử dụng các phương pháp, hình thức đánh giá trẻ sau chủ đề ở trường mầm non của giáo viên Các công việc của người hiệu trưởng là:

+ Định hướng GV sử dụng các PP để đánh giá trẻ sau chủ đề: Quan sát trẻ trong các hoạt động hàng ngày; Trò chuyện, giao tiếp với trẻ; Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; Trao đổi với phụ huynh trẻ; Sử dụng bài tập/test/bảng kiểm,… theo các các lĩnh vực; Ghi nhật ký trẻ Đồng thời định hướng cho GV một số hình thức CBQL chỉ đạo GV thực hiện là: Đánh giá sự tiến bộ, thay đổi của trẻ trong từng hoạt động trong ngày ở trường MN; Đánh giá sự tiến bộ, thay đổi của trẻ sau mỗi tuần; Đánh giá sự tiến bộ, thay đổi của trẻ sau

Trang 38

+ Có định hướng, lên kế hoạch và chỉ đạo GV sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức để thu thông tin từ trẻ: với mỗi nội dung đánh giá phát triển trẻ khác nhau thì sử dụng các phương pháp, hình thức ĐG phù hợp với đặc điểm về độ tuổi, tâm sinh lý, yếu tố vùng miền

+ Chỉ đạo ĐG trẻ trong từng hoạt động bằng công cụ, phương pháp, hình thức đa dạng: chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn về kiểm tra, ĐG sự phát triển của trẻ mẫu giáo; chỉ đạo cho giáo viên đổi mới, chia sẻ kinh nghiệm về ĐG hàng ngày và đánh giá sau giai đoạn; chỉ đạo kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất GVCN, tổ chuyên môn về hoạt động ĐG;

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo việc phối hợp với PH trẻ để cung cấp thông tin đánh giá trẻ: Chú trọng đến việc GV thực hiện kế hoạch giáo dục và điều chỉnh kế hoạch, giao quyền và khuyến khích GV sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ

+ Kiểm tra, ĐG việc sử dụng hiệu quả các phương pháp, hinh thức trên cơ sở đó tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên những phương pháp, hình thức thực hiện chưa tốt nhằm hoàn thiện kỹ năng tổ chức hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lĩnh vực phát triển của trẻ

1.4.2.4 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non

Quản lý điều kiện cơ sở vật chất trong tổ chức hoạt động đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non là nội dung quan trọng của hiệu trưởng, bao gồm:

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo việc GV huy động, khai thác sử dụng CSVC trong tổ chức thực hiện CĐ và đánh giá trẻ: CBQL lên phương án và kế hoạch sử dụng CSVC cùa nhà trường trong quá trình đánh giá trẻ: phòng học, đồ dùng dạy học, đồ chơi, góc chơi, máy tính, máy chiếu, đảm bảo tính mục tiêu giáo dục, đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ đảm bảo tính thẩm mỹ, thân thiện, an toàn

Trang 39

đối với trẻ và thuận lợi cho sự quan sát và khai thác trong tổ chức hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề ở trường mầm non của GV Đồng thời CBQL yêu cầu GV phái khái thác tối đa CSVC nhà trường để đánh giá trẻ chính xác, cử GV tham gia bồi dưỡng sử dụng CSVC của nhà trường trong đánh giá trẻ

+ Có biện pháp thu thập thông tin từ GVMN để biết tình hình khai thác và sử dụng cơ sở vật chất phục vụ đánh giá trẻ: Sử dụng CSVC nhằm thu thập ý kiến của GV về hiện trạng điều kiện CSVC trong đánh giá trẻ sau chủ đề, từ đó có biện pháp đầu tư, mở rộng, bổ sung hoặc mua mới đảm bảo yêu cầu và nguyên tắc đánh giá trẻ Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để đa dạng và phong phú CSVC của nhà trường

1.4.2.5 Huy động các lực lượng tham gia quá trình đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề

Hiệu trưởng cần tổ chức quản lý các nguồn lực tham gia vào quá trình ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non gồm:

+ Nguồn nhân lực nội bộ nhà trường: Trước hết là sử dụng nguồn lực từ GVMN trong quan sát, thu thập thông tin trẻ, đây là lực lượng đầu tiên và rất quan trọng vì GVMN hàng ngày chăm sóc và giáo dục trẻ nên họ là lực lượng nắm chắc trẻ có biểu hiện trong phát triển các lĩnh vực và từ đó CBQL sẽ yêu cầu GVMN thực hiện hoạt động đánh giá trẻ và báo cáo lại với CBQL nhà trường Tiếp theo là CBQL sử dụng nhân viên là người gián tiếp chăm sóc trẻ chẳng hạn như nhân viên dinh dưỡng, nấu ăn, nhân viên y tế,

+ Nguồn lực từ phía gia đình: CBQL cần xây dựng cơ chế phối hợp cha mẹ trẻ nhằm trao đổi thông tin 2 chiều, nắm bắt thay đổi, diễn biến của trẻ khi các bé về với gia đình, Làm căn cứ để đánh gía các lĩnh vực phát triển của trẻ không chỉ trên lớp mà trong cuộc sống thực tiễn khi trẻ về nhà

+ Sự quan tâm của CBQL trường mầm non: CBQL nhà trường gồm hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn luôn thể hiện sự quan tâm, sát sao chỉ đạo đến GVMN như tổ chức đợt đánh giá trẻ, cử GVMN tham gia bồi dưỡng

Trang 40

ĐG trẻ, tổ chức phương pháp, hình thức đánh giá trẻ, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra ĐG sau chủ đề cho trẻ

+ Lực lượng ngoài trường như nhân viên y tế ở các cơ quan y tế, các chuyên gia (chuyên gia theo 5 lĩnh vực đánh giá trẻ), các nhà tài trợ, hảo tâm, là lực lượng được CBQL nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp, mời dự trong hoạt động đánh giá trẻ sau chủ đề; ngoài ra họ là lực lượng tư vấn, tài trợ đê công tác đánh giá trẻ trở nên khách quan và chính xác hơn

1.4.2.6 Quản lý hoạt động kiểm tra, ĐG trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề

Bất kì một hoạt động nào cũng cần có sự kiểm tra, ĐG để điều chỉnh kịp thời những vấn đề còn tồn tại Kiểm tra, đánh giá là việc theo dõi, quan sát, thu nhận thông tin về việc thực hiện kế hoạch giúp công việc được mục tiêu đã đề ra Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng của nhà quản lý nhằm thu nhận thông tin phản hồi về tình hình thực hiện các quyết định quản lý Từ đó, nhà quản lý mới biết được việc thực hiện đang gặp khó khăn ở chỗ nào, thiếu phương tiện, điều kiện gì để hỗ trợ hoặc điều chỉnh các chỉ đạo kịp thời, giúp đạt hiệu quả cao trong quản lý Nếu thiếu kiểm tra, hoặc không nắm vững các nguyên tắc kiểm tra, không có phương pháp kiểm tra khoa học, hợp lý, công việc sẽ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sẽ không cao

- CBQL tổ chức triển khai đến từng nhóm lớp, GV thực hiện phụ trách nhóm lớp thục hiện; xây dựng KH chủ đề (xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt để tổ chức cho trẻ thực hiện nhằm đạt mục tiêu và yêu cầu cần đạt do chương trình GDMN đề ra), tổ chức thực hiện triển khai /nhóm lớp: CBQL tổ chức kiểm tra chất lượng trẻ mẫu giáo theo mục tiêu giáo dục và tiêu chuẩn phát triển của trẻ 5-6 tuổi; CBQL kiểm tra đột xuất và định kỳ việc đánh giá trong các giờ giáo dục của giáo viên; CBQL tổ chức kiểm tra đột xuất và định kỳ trẻ 5-6 tuổi; CBQL tổ chức lấy ý kiến phản hồi về GV trong đánh giá trẻ 5-6 tuổi sau chủ đề ở trường mầm non;

- Xây dựng các tiêu chí ĐG theo hướng cụ thể hoá các mục tiêu và yêu cầu cần cần đạt thành các tiêu chí/chỉ tiêu đánh giá mức độ đạt của trẻ để có thể

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan