quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh

119 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nếu Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh quản lý các hoạt động giáo dục này cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận chức năng và tiếp cận quá trình, sẽ nâng cao được chất

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THÚY HÀ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BA CHẼ TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THÚY HÀ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BA CHẼ TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Thúy Giang

THÁI NGUYÊN, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đây

Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023

Tác giả luận văn

Nông Thúy Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Thúy Giang, người

đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin gửi lời tri ân sự động viên, khích lệ, ủng hộ nhiệt tình của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn Nông Thúy Hà

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 7

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7

1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài 10

1.2.1 Quản lý 10

1.2.2 Quản lý Nhà trường 11

1.2.3 Kỹ năng tự bảo vệ 12

1.2.4 Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân 12

1.2.5 Khái niệm quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ 13

1.3 Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 14

1.3.1 Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi 14

1.3.2 Biểu hiện của kĩ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 16

1.4 Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 17

Trang 6

1.4.1 Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở

trường mầm non 17

1.4.2 Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 18

1.4.3 Phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non 18

1.4 Quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non 20

1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 20

1.4.2 Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi 21

1.4.3 Quản lý thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 22

1.4.4 Quản lí thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 22

1.4.5 Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN 23

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường Mầm non 23

1.5.1 Yếu tố gia đình 23

1.5.2 Yếu tố nhà trường 24

1.5.3 Yếu tố xã hội 25

Kết luận chương 1 27

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 28

2.1 Khái quát về các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 28

2.1.1 Tình hình giáo dục mầm non huyện Ba Chẽ 28

Trang 7

2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 30 2.1.2 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về hoạt động GDKN tự

bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh 31 2.1.3 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG

5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh 33 2.1.4 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ

MG 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh 36 2.1.5 Thực trạng thực hiện PP tổ chức hoạt động GDKN tự bảo vệ cho

trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh 38 2.1.5 Thực trạng PP tổ chức hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6

tuổi ở các trường MN huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh 40 2.1.6 Thực trạng hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các

trường mầm non huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh 41 2.3 Thực trạng QLGD kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các

trường MN huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 43 2.3.1 Thực trạng kế hoạch hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6

tuổi ở các trường MN huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 43 2.3.2 Thực trạng quản lý thực hiện nội dung chương trình hoạt động

GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 46 2.3.2 Thực trạng chỉ đạo tổ chức triển khai hoạt động GDKN tự bảo vệ cho

trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 48 2.3.4 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKN tự bảo vệ cho

trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 51 2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDKN tự bảo vệ cho

trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh 52 2.4.1 Yếu tố về gia đình 52

Trang 8

2.4.2 Yếu tố nhà trường 56

2.4.3 Yếu tố xã hội 61

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ 64

2.5.1 Ưu điểm 64

2.5.2 Những hạn chế 64

Kết luận chương 2 66

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 67

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ 67

3.1.1 Bảo đảm tính pháp chế 67

3.1.2 Đảm bảo tính mục tiêu 68

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 68

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Ba Chẽ 69

3.2.1 Chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường mầm non huyện Ba Chẽ 69

3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng cho CBQL, giáo viên và phụ huynh về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 70

3.2.3 Chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 72

3.2.4 Tổ chức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDKN tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 74

3.2.5 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá và giám sát quá trình GDKN tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 75

Trang 9

3.3 Khảo nghiệm các biện pháp quản lý GDKN tự bảo vệ cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ 75

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các trường mầm non được lựa chọn khảo sát và số lượng

người tham gia khảo sát 30

Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 31

Bảng 2.3 Đánh giá của CBQL và GV về ý nghĩa hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 33

Bảng 2.4 Đánh giá nội dung GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 36

Bảng 2.6 Hình thức GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 39

Bảng 2.7 Các biện pháp GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 40

Bảng 2.8 Đánh giá hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 41

Bảng 2.9 Kết quả đánh giá công tác quản lý lập kế hoạch GDKN tự bảo

Bảng 2.15 Sự thay đổi của trẻ sau giáo dục kỹ năng tự bảo vệ 55

Bảng 2.16 Ảnh hưởng của nhà trường đến hoạt động quản lý kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 57

Bảng 2.17 Yếu tố ảnh hưởng của nhà trường đến hoạt động quản lý kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 59

Bảng 2.18 Nhân tố ảnh hưởng của nhà trường đến hoạt động quản lý kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 62

Bảng 3.1 Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất 76

Trang 12

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 32 Biểu đồ 2.2 Ý nghĩa mục tiêu của GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 35 Biểu đồ 2.3 Đánh giá nội dung GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 38 Biểu đồ 2.4 Hình thức đánh giá kết quả GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG

5-6 tuổi 42

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước và là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia Bởi vậy, quan tâm, chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của mỗi nước Để có những công dân tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ em phải được nuôi dưỡng, chăm sóc thật tốt để đảm bảo phát triển về sức khoẻ, trí tuệ, tình cảm và hành vi Tuy nhiên, những năm qua do quá trình đô thị hóa phát triển nhanh và thực tế cho thấy, vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ em cần phải có sự quan tâm đặc biệt

Khi mới sinh ra đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kỹ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất Gia đình chính là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ Tuy nhiên, cùng với thời gian trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau ngoài môi trường gia đình Trong khi đó bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 giờ được Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm rất quan trọng và cần thiết Cùng với sự tiến bộ của xã hội hiện nay thì việc đòi hỏi trẻ phải có một sự phát triển toàn diện Ngoài những lượng kiến thức được cung cấp cho trẻ để làm nền tảng thì trẻ còn cần phải có kỹ năng tự bảo vệ bản thân của riêng mình như: Kỹ năng an toàn khi chơi, kỹ năng xử lý khi bị thất lạc… cũng chiếm phần lớn đối với sự phát triển của trẻ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là chìa khóa để giải quyết các vấn đề Kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là năng lực của mỗi trẻ giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả

Trẻ em luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ Trong khi đó, cuộc sống luôn chứa đựng những nguy hiểm bất ngờ mà chính người lớn cũng không thể lường trước được chỉ một phút sơ suất, trẻ có thể gặp phải những tổn hại và mất mát lớn lao Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những

Trang 14

hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn

Dư luận đang hết sức lo lăng trước hàng loạt các xâm hại và mất an toàn đối với trẻ em trong điều kiện trẻ em gần như không biết cách tự vệ và đề phòng cũng như chưa có các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm xung quanh trẻ

Hiện nay cả nước có hơn 5,3 triệu trẻ em được chăm sóc giáo dục trong các cở giáo dục mầm non Nhiệm vụ bảo vệ an toàn cả vệ thể chất và tinh thần cho trẻ nhỏ được coi là quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó còn phải giáo dục trẻ biết cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm ngoài xã hội Ở độ tuổi mầm non trẻ xuất hiện trình trạng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân là nguyên nhân sâu xa nhất

Trẻ mầm non khu vực miền núi phía Bắc lớn lên trong điều kiện của đặc thù về vùng miền, trẻ được trang bị một số kỹ năng sống nhất định đảm bảo cho trẻ có cuộc sống mạnh khoẻ và hạnh phúc, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đối trẻ mầm non (một trong những nguy cơ đến từ hạn chế về điều kiện khu vực miền núi) Giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non nói riêng góp phần thực hiện giáo dục toàn diện cho trẻ trong các trường mầm non Đặc biệt trong xã hội hiện nay, hiện tượng xâm hại và mất an toàn đối với trẻ em em gia tăng ở tất cả các nơi đang là vấn đề nhức nhối, để lại hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần cho các em Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non vẫn còn bị xem nhẹ, chưa được

Trang 15

quan tâm đúng mức Rất cần sự quan tâm của quản lý nhà trường, của các cấp quản lý để các em được tiếp cận một cách đầy đủ và có hiệu quả, góp phần hình

thành kỹ năng sống cho cácc em Do vậy tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu góp phần vào việc hình thành kỹ năng

tự bảo vệ bản thân cho trẻ

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tại địa bàn nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý kỹ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Các trường trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vẫn còn một số tồn tại Nếu Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh quản lý các hoạt động giáo dục này cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận chức năng và tiếp cận quá trình, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mần non của Tỉnh hiện nay

Trang 16

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

+ Khảo sát, đánh giá thực trạng, quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

+ Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các trường mầm non công lập tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Chủ thể quản lý là Hiệu trưởng các trường mầm non

6.2 Địa bàn khảo sát

07 trường mầm non công lập tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

6.3 Thời gian nghiên cứu

Tháng 8 năm 2021 đến tháng 11 năm 2022

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết cho đề tài

- Nghiên cứu các tác phẩm về tâm lý học trẻ mầm non, giáo dục học, giáo dục mầm non, khoa học giáo dục, quản lý giáo dục

- Nghiên cứu giáo trình, sách báo, các công trình như các đề tài luận văn, luận án, các báo cáo khoa học liên quan quan đến quản lý kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Xây dựng và tiến hành điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát về thực trạng quản lý kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non

Trang 17

huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Đối tượng khảo sát là cán bộ, giáo viên và phụ huynh có con đang theo học tại các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Kết quả khảo sát sẽ được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn

7.3 Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn sâu các cán bộ, giáo viên và phụ huynh có con đang theo học tại các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh để có thêm thông tin bổ sung, kiểm tra làm rõ những số liệu đã thu thập được thông qua phương pháp điều tra Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp, những thông tin có giá trị làm căn cứ để nhận xét, khẳng định chính xác hơn thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng đó cũng như khuyến nghị của họ Đồng thời những thông tin này cũng giúp có thêm cơ sở định tính, là căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

7.4 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát các hoạt động giáo duc kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên các trường mầm non huyện Ba Chẽ, đồng thời quan sát các hành vi thể hiện kĩ năng tự bảo vệ của trẻ, nhằm thu thập những thông tin về thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên các trường mầm non và thực trạng kĩ năng tự bảo vệ của trẻ tại địa bàn khảo sát

7.5 Phương pháp chuyên gia

Trưng cầu ý kiến các chuyên gia là các nhà khoa học giáo dục về kĩ năng tự bảo vệ, quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, những yêu cầu khi nghiên cứu thực trạng này nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho quá trình nghiên cứu

Trang 18

7.6 Phương pháp khảo nghiệm

Trưng cầu ý kiến Hiệu trưởng các trường mầm non, các tổ trưởng chuyên môn các trường mầm non, các nhà quản lý giáo dục cấp Phòng, cấp Sở của Sở giáo dục tỉnh Quảng Ninh về các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh mà đề tài đề xuất nhằm khẳng định tính khả thi của chúng

7.7 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS 21.0 để xử lý các thông tin thu được cả về định lượng và định tính

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non

Chương 2 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Chương 3 Biện quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Kĩ năng tự bảo vệ đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam

quan tâm Có thể kể đến các nghiên cứu sau:

Cheryl Poche và cộng sự (2011) về “ Teaching self -protection to young children” Journal of Applied Behavior Analysis Summer; Thông qua việc dạy cho trẻ em mẫu giáo kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ bị bắt cóc, nghiên cứu đã cho thấy tất cả trẻ em ban đầu có nhạy cảm với những tình huống giả định Sau 1 tuần, tất cả trẻ đã có phản ứng thích hợp với tất cả tình huống giả định cả trong nhà trường và ngoài xã hội

Poche và cộng sự (2016) trong bài “Teaching self -protection to children using television techniques”, Journal of Applied Behavior Analysis Nghiên cứu chứng minh được các video dạy kỹ năng tự bảo vệ sẽ hiệu quả với các học sinh mẫu giáo và cấp 1 đối phó với tình huống bắt có giả định Hơn ½ trẻ em được đào tạo đã có hiệu quả trong khi ¾ số trẻ không được đào tạo đã đi theo người đóng vai kẻ bắt cóc

Tác giả Mark Watson và cộng sự (2012) trong bài “A Preliminary Study in Teaching Self-Protective Skills to Children with Moderate and Severe Mental Retardation” lại quan tâm đến dạy kỹ năng tự bảo vệ trẻ chậm phát triển trí tuệ Bằng cách xây dựng ba môi trường tự nhiên với sự hỗ trợ của những người bạn có kinh nghiệm hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ cho 7 học sinh chậm phát triển trí tuệ Nghiên cứu chỉ ra rằng với các cá nhân chậm phát triển trí tuệ việc đào tạo tự bảo vệ theo nhóm sẽ có hiệu quả hơn là cho cá nhân hoặc tập thể

Trong dự án “Trẻ em và môi trường gia đình” của UNESCO năm 1990 - 1995 tập trung vào những nội dung có ý nghĩa quan trọng đến trẻ em như dinh

Trang 20

dưỡng, kích thích trẻ phát triển toàn diện, nuôi dạy trẻ an toàn nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, loạn lạc, trẻ khuyết tật bằng cách huy động mọi tài nguyên hiện đại, truyền thống nhằm giúp trẻ tự tin, phát triển năng lực bản thân sau này

UNICEF và UNESCO đã triển khai nhiều chương trình như “Phòng tránh tai nạn thương tích”, “Bạn hữu trẻ em” thực hiện các chương trình trong khuôn khổ được nước ngoài quan tâm tài trợ giai đoạn 2016-2020 Các dự án này đã được triển khai thí điểm ở một số tỉnh thành như: Điện Biên, Đồng Tháp, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh để giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại, tai nạn thương tích và cách ứng xử trước mọi cám dỗ trong cuộc sống; các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, quản lý cảm xúc

“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và biện pháp khắc phục” năm 2015 TS Dương Tuyết Miên, giảng viên

khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật, Quảng Ninh có một nghiên cứu được đăng tải trên Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học Trong bài viết, tác giả đã phân tích những tổn hại về tinh thần mà nạn nhân của tội hiếp dâm gặp phải Ngoài sự đau đớn về thể xác cũng như những nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, HIV/AIDS,…những nạn nhân của tội hiếp dâm còn bị tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần mà shock chỉ là một phần trong số ít các biểu hiện Tác giả đã trích dẫn những kết quả nghiên cứu của Patricia A Resick, sau khi bị hiếp dâm thì có 96% nạn nhân đã rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng, hoảng sợ, thường hay giật mình; 92% rơi vào trạng thái sợ hãi, có những rối loạn tâm lý, có vấn đề trong điều chỉnh hành vi xã hội và hậu quả để lại là không thể phủ nhận, đặc biệt với những bé gái bị chính người thân trong gia đình xâm hại [27]

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ có thể kể đến một số các nghiên cứu sau:

Tác giả Miltenberger (2018) có nghiên cứu “Teaching Safety Skills to Children: Prevention of Firearm Injury as an Exemplar of Best Practice in Assessment, Training, and Generalization of Safety Skills”, Journal of Applied

Trang 21

Behavior Analysis 1(1): 30-36 lại quan tâm đến đào tạo kỹ năng cho trẻ em với mục đích ngăn ngừa thương tích do súng đạn gây ra Công trình có một số khuyến nghị để hướng dẫn thực hành tốt nhất trong việc giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ em [36]

Tác giả Alaina Brenick và cộng sự (2014) trong bài “Empowering children with safety-skills: An evaluation of the Kidpower Everyday Safety-Skills Program”, Children and Youth Services Review Vol 44, 152-162 Bài báo đánh giá chương trình kỹ năng an toàn hàng ngày cho trẻ em (ESSP) với trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học cho thấy, chương trình đã thành công với kết quả thể hiện sự trung thực cao, tỷ lệ tự bảo vệ bản thân của học sinh đã được cải thiện thông qua các yếu tố ranh giới, an toàn với người lạ, tìm kiếm sự giúp đỡ, duy trì sự bình tĩnh và tự tin [34]

Tác giả Nguyễn Thị Nga (2012) có tên “Giúp bé có kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn”, NXB Dân trí đã đưa ra 9 tình huống dễ xảy ra trong giáo dục để cha mẹ, giáo viên xây dựng kỹ năng cho trẻ em

Đề tài nghiên cứu “Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam” do tác giả Nguyễn Thanh Bình đã khái quát những kỹ năng sống đặc thù với từng lứa tuổi trong đó có trẻ mầm non có kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương thích Đề tài đã khái quát nội dung giáo dục kỹ năng cho trẻ trẻ mầm non

Đề tài của tác giả Mai Hiền Lê (2020) viết về “Kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non thực hành TP Hồ Chí Minh” cho thấy một số kỹ năng tự bảo vệ an toàn của trẻ mầm non ở đây còn ở mức độ thấp [19]

Trong quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ, có thể kể đến một số

nghiên cứu sau:

Yoon Yeo Hong (2015), “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình”, NXB Thông tin và truyền thông Cuốn sách trình bày nội dung lý thuyết cũng như thực hành giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm, nâng cao cảnh giác và bảo vệ an toàn cho bản thân, đồng thời cũng có những hướng dẫn trẻ đối phó, thoát khỏi nhưng nguy hiểm tạm thời [33]

Trang 22

Nghiên cứu “Teaching personal safety skills to young children” của các tác giả Wurtele và Owens, Colorado Springs, CO University, USA Các tác giả đã nghiên cứu trên 406 trẻ mẫu giáo nhằm xác định về mức độ kỹ năng an toàn cho bản thân, phòng chống lạm dụng cho trẻ [42]

Tác giả Phan Tú Anh (2017) với Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, Trường Đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh Luận văn đã “khảo sát thực trạng về nhận thức, thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, sử dụng các biện pháp giáo dục, phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non số 6, huyện 3, TP Hồ Chí Minh” Luận văn có những giải pháp để giáo dục bảo vệ [1]

Tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương (2020) có bài báo “Thực trạng và biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại tỉnh Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Giáo dục số 482 (2/2020), 43-48 Tác giả nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo trên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đồng thời đề xuất những biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ hiệu quả [17]

Qua đó có thể thấy rằng, nhiều nghiên cứu về giáo dục kỹ năng bảo vệ cho trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng đã được quan tâm triển khai, cả trong và nước ngoài nhưng cơ bản tập trung vào vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ Những nghiên cứu dưới góc độ quản lý còn thiếu vắng, nhất là dưới hình thức một luận văn thạc sĩ Chính vì vậy, đề tài đảm bảo tính khoa

Giáo trình khoa học quản lý đại cương định nghĩa: “quản lý là hoạt động thực tiễn đặt biệt, là sự tác động của con người tới con người để thực hiện được những mục tiêu chung của tổ chức” [20, tr.13]

Trang 23

Lý thuyết quản lý theo khoa học của Frederick W.Taylor định nghĩa:

“Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước” [37]

Hay tác giả Trần Kiểm cho rằng “quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [18, tr.21]

1.2.2 Quản lý Nhà trường

Theo tác giả M.I.Kondacov đã khái quát “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường là một hệ thống xã hội- sư phạm chuyên biệt) Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội- kinh tế, tổ chức- sư phạm của quá trình dạy- học và GD thế hệ đang lớn lên” [37, tr.101]

Tác giả Phạm Minh Hạc đã xác định: “quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” [12]

Tác giả Thái Duy Tuyên nêu: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [29, tr.37]

Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lý nhà trường phổ thông là quản lý dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, để dần tới mục tiêu giáo dục” [11, tr.60]

Trang 24

Hay tác giả Phạm Viết Vượng định nghĩa quản lý nhà trường là “hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viân, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [33, tr.41]

1.2.3 Kỹ năng tự bảo vệ

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kinh nghiệm, tri thức đã có để hành động các công việc cụ thể cho phép đáp ứng năng lực con người đạt được mục đích của con người đặt ra Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người

Kỹ năng tự bảo vệ là khả năng con người biết vận dụng những kiến thức để nhận diện, có cách ứng phó kịp thời đối với các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy ra cho bản thân được an toàn Hay nói cách khác, kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mầm non là khả năng trẻ vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để nhận diện, biết cách ứng phó kịp thời trước những hoàn cảnh nguy hiểm, những tình huống bất lợi để bản thân được an toàn

Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn những hiểu biết, phản ứng của một người về những sự việc xung quanh mình, để có những hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi, sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại Chính vì vậy, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ở độ tuổi này là độ tuổi lý tưởng nhất để dạy kỹ năng cho trẻ, khi trẻ đã có khả năng tự nhận thức, phản ứng và kết hợp thành thói quen sau này

Như vậy, kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là khả năng trẻ phát hiện, tránh xa những mối nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân hoặc biết cách tìm hiểu, khám phá thế giới trong phạm vi an toàn cho bản thân

1.2.4 Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích nhằm chuẩn bị cho họ

Trang 25

tham gia vào đời sống xã hội, lao động, sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thị và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người

Giáo dục cũng có thể hiểu là những hoạt động tổng thể do nhà trường phụ trách nhằm hình thành những hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội

Trẻ từ 5-6 tuổi là thuộc giai đoạn dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất, bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới [1] Chính vì vậy việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là rất quan trọng và phải thực hiện sớm, một cách hệ thống

Nhiều tác giả đã cho rằng: GDKN tự bảo vệ là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, giúp cá nhân có ý thức, kiến thức cũng như thái độ ứng phó hiệu quả với các yêu cầu, thách thức trong đời sống [22]

Như vậy, GDKN tự bảo vệ là quá trình tác động sư phạm có kế hoạch, có mục đích nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp trẻ mầm non có ý thức về bản thân, về giao tiếp, có thể tự bảo vệ và ứng phó hiệu quả với các nguy cơ tiềm ẩn trong cuộc sống hàng ngày

1.2.5 Khái niệm quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau để trả lời câu hỏi quản lý giáo dục là gì: Theo Watson M và cộng sự, “quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp khoa học nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống giáo dục cả về số lượng cũng như chất lượng” [37]

Tác giả Trần Kiểm quan niệm quản lý giáo dục được chia thành 2 cấp độ là: Quản lý vĩ mô (quản lý nhà nước về giáo dục) và quản lý vi mô (quản lý nhà trường) trong giáo dục [18]:

- Đối với cấp độ vĩ mô, QLGD “Là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà

Trang 26

trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”

- Đối với cấp độ vi mô, quản lý giáo dục “Là quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, v.v…), đến ảnh hưởng ngoài nhà trường một cách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội, v.v…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục”

Có thể thấy khái niệm “Quản lý giáo dục” không thể vượt ra khỏi các nguyên tắc trong sự phát triển lịch sử của “Quản lý” nói chung Công việc của những người đứng đầu và quản lý các tổ chức giáo dục là rất năng động và không phải là dễ dàng, vì luôn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tăng học sinh, sinh viên, thay đổi phương pháp dạy-học cũng như quản lý tài nguyên giáo dục Tất cả những điều này đòi hỏi quản lý giáo dục phải thật sự hiệu quả để đạt các hoạt động và mục tiêu đã lập kế hoạch; và thành tích đạt được của quản lý là những cái duy nhất thể hiện kết quả tích cực của một tổ chức

Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng: Quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ là hệ thống những tác động có hướng đích của Hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, qua đó giúp học sinh có thể nhận biết, tránh xa những mỗi nguy hiểm cho bản thân, có thể ứng phó được với những tình huống rủi ro, mất an toàn trong cuộc sống, nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh

1.3 Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.3.1 Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, trí tưởng tượng về cơ bản là sự tiếp tục phát triển ở lứa tuổi 4-5 tuổi, sang đến độ tuổi 5 - 6 tuổi đặc điểm tâm lý của trẻ phát triển hoàn toàn vượt trội hơn Sau đây là các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn:

 Mức độ nhận thức ngày càng đa dạng, phong phú về kiểu và loại

Trang 27

Mức độ có chủ đích của quá trình tinh thần thể hiện rõ ràng hơn, có ý thức hơn  Tính mục đích hình thành và phát triển ở trình độ cao hơn

 Độ nhạy của các giác quan được tinh luyện hơn

 Khả năng kiểm soát các phản ứng tâm lý được phát triển

 Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến quá trình phát triển tâm lý mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy

 Sự phát triển của tư duy đặc biệt quan trọng trong các đặc điểm tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi Trẻ có thể xác lập những tư duy đơn giản đến phức tạp qua sự kết hợp giữa giữa các loại hình, thao tác và các sự kiện, hiện tượng, thông tin thiết lập mối quan hệ nhanh chóng

Đặc điểm về sự phát triển cảm xúc và tình cảm: Đặc điểm tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi phát triển ổn định hơn so với các giai đoạn trước Theo mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh, sự phong phú và phức tạp sẽ tăng lên

Các sắc thái tình cảm của con người liên quan đến các nhóm tuổi và địa vị xã hội khác nhau được hình thành như sau: quan hệ mẹ con, ông bà, anh chị em, thầy cô và những người khác, bạn bè, người lạ

Tuy nhiên, đời sống tình cảm của trẻ em vẫn có thể thay đổi và tùy theo ngữ cảnh

Đặc điểm về cảm xúc và trí tuệ: trí thông minh và cảm xúc của trẻ được

phát triển và mọi nhận thức mới đều kích thích trẻ vui vẻ, hứng thú và say mê; tính tò mò tạo ra nhiều cảm xúc tích cực; trong trò chơi, học tập và tự phục vụ, những sự thành công và thất bại là sức mạnh để trẻ phát triển tình cảm và trí tuệ

Đặc điểm về đạo đức: Bằng cách hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực hành

vi tốt và xấu Giao tiếp với mọi người thông qua niềm vui; do gia đình, nhà trẻ xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt Trẻ biết cần có nhiều hành vi tốt để làm hài lòng mọi người

Việc chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 là tiền đề và là yếu tố của việc chuẩn bị các hoạt động học tập, để trẻ có thể thích nghi tốt nhất và nhanh nhất với việc học vào lớp 1 Có hai khía cạnh cần được chuẩn bị:

Trang 28

 Chuẩn bị về thể chất: Đảm bảo trẻ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, mềm mại, linh hoạt, phối hợp được các vận động cơ bản

 Chuẩn bị tâm lý: tò mò, trí tưởng tượng, khả năng tập trung, trí nhớ, tư duy  Chuẩn bị một số nét tính cách: một số nét tính cách (tính chủ động, độc lập, kiên trì ), một số nét tính cách thể hiện thái độ đối với xã hội, lòng tự trọng, tự đánh giá, tinh thần hợp tác )

 Chuẩn bị đặc biệt: Là sự chuẩn bị về năng lực và phẩm chất đặc biệt trực tiếp giúp trẻ thích ứng dễ dàng và nhanh chóng với lớp học đầu tiên và tham gia các môn học

1.3.2 Biểu hiện của kĩ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Thông tư số: 01/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo về chương trình giáo dục mầm non đã qui định rõ những yêu cầu cần đạt về kĩ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi Căn cứ vào những qui định này, các biểu hiện của kĩ năng

tự bảo về của trẻ 5-6 tuổi được xác định như sau:

- Nhận biết được những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần như: bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng ;

- Không nghịch các vật sắc, nhọn;

- Nhận biết được những nơi nguy hiểm đến tính mạng như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần;

- Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và nói được cách phòng tránh;

- Hiểu được nguy hiểm (hóc, sặc ) khi cười đùa trong quá trình ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả;

- Biết không tự ý uống thuốc;

- Không ăn những thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc;

- Biết được uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe; - Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và biết cách gọi người lớn giúp đỡ:

Trang 29

- Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/người rơi xuống nước, ngã chảy máu ;

- Biết tránh một số trường hợp không an toàn:

+ Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi;

+ Ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo;

- Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ;

- Thực hiện được một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn: - Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi;

- Đi bộ trên hè; đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy;

- Không leo trèo cây, ban công, tường rào

1.4 Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4.1 Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Mục tiêu của hoạt động GDKN sống nói chung là vận dụng các nguyên tắc thay đổi hành vi của người học theo một định hướng nhất định Với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, mục tiêu của hoạt động này được xác định như sau;

- Giúp trẻ có những kiến thức/hiểu biết về sự nguy hiểm của các đồ vật trong nhà, những mối nguy hiểm đến tính mạng của trẻ trong quá trình chơi và tham gia vào các hoạt động khám phá thế giới xung quanh, những biện pháp đơn giản để trẻ ứng phó với những mối nguy hiểm với bản thân;

- Nhằm hướng tới xây dựng cho trẻ một môi trường phát triển lành mạnh, an toàn

- Giúp trẻ có được những kinh nghiệm, hình thành những kĩ năng đơn giản để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ mất an toàn

Trang 30

- Tạo cho trẻ tâm thế sẵn sàng đối mặt, ứng xử phù hợp với những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại cho bản thân, cho bạn bè xung quanh Nếu trẻ càng có ý thức bảo vệ mình, kẻ xấu càng không có cơ hội gây hại

- Giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân và làm chủ cuộc sống

1.4.2 Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Theo quy định thông tư 01/2021 của BGD&ĐT về quy định chương trình giáo dục mầm non về KNS cho học sinh các lưa tuổi, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có những nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, lồng ghép trong việc GDKNS như sau:

Nội dung chung: Giúp trẻ nhận thức về bản thân: sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường

Một số nội dung cụ thể dành cho trẻ MG 5-6 tuổi thường gồm: - Dạy trẻ kỹ năng biết bảo vệ bản thân trước người lạ

- Dạy trẻ về một số bộ phận trên cơ thể để GD sinh lý cho trẻ ngay từ khi trẻ mới nhận thức được

- Dạy trẻ kiến thức ATGT, đây là kỹ năng quan trọng khi trẻ tham gia vào xã hội

- Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỗ khi rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm - Kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn

- Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc

- Kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích - Kỹ năng phòng bệnh

1.4.3 Phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non

Các phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non bao gồm các phương pháp sau;

Trang 31

1.4.3.1 Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

- Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Tổ chức cho trẻ quan sát các video về những tình huống nguy hiểm, nên, không nên trong chơi, khi ăn, ngủ, khám phá thế giới xung quanh trên cơ sở phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, thực hiện những hành động đối với các đồ vật, đồ chơi để có thểm những hiểu biết về những đồ vật an toàn và không an toàn với bản thân, để có kinh nghiệm xử lý những tình huống gây mất an toàn khi bản thân gặp phải

- Phương pháp dùng trò chơi: Tổ chức cho trẻ tha gia một số trò chơi về chủ đề phòng tránh rủi ro, tai nạn, chủ đề ứng phó với những rủi ro để hình thành kinh nghiệm tự bảo vệ cho trẻ

- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể dưới dạng những câu hỏi, những câu chuyện về những vấn đề có liên quan đến may mắn, rủi ro, tai nạn và ứng phó với những tai nạn có thể trẻ sẽ gặp phải trong quá trình vui chơi và tìm hiểu thế giới xung quanh

- Phương pháp luyện tập: Tổ chức cho trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm giúp trẻ có được những kĩ năng xử lý và phòng tránh những tình huống rủi ro với bản thân

1.4.3.2 Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa)

Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) có liên quan đến những đồ vật, sự vật, hiện tượng gây mất an toàn với trẻ, liên quan đến những kĩ năng xử lý các tình huống không an toàn để làm mẫu, minh họa, trẻ quan sát và làm theo

1.4.3.3 Nhóm phương pháp dùng lời nói

Giáo viên sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích

Trang 32

trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện liên quan đến các đồ vật, các tình huống an toàn và không an toàn với trẻ Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ

1.4.3.4 Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ

Với phương pháp này, giáo viên dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ trong các hoạt động vui chơi nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình tiếp nhận và làm theo những kiến thức và kĩ năng về tự bảo vệ bản thân của trẻ

1.4.3.5 Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá

Giứo viên sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng để giúp trẻ hứng thú hơn với các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ

1.4 Quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non

1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Việc lập kế hoạch chính là thực hiện từ trạng thái hiện tại tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai

Kế hoạch chính là “toàn bộ những điều vạch một cách có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với mục tiêu nhất định”, “kế hoạch là cái cầu bắc qua những khoảng trống để có thể đi đến đích” hay “lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được mục tiêu thông qua việc xác định mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin) đã có và sẽ khai thác”

Lập kế hoạch GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi là thiết kế các bước thực hiện cho hoạt động GDKN tự bảo vệ bản thân, hình thành và định hướng cho trẻ qua việc sử dụng các tình huống, nguồn lực sẵn có trong và ngoài nhà

Trang 33

trường Người Hiệu trưởng cần phải Quản lý công tác lập kế hoạch vì đây là chức năng quan trọng của công tác quản lý nhà trường

Công tác quản lý lập kế hoạch GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi thường có những nội dung trọng tâm sau:

- Xác định mục tiêu, phê duyệt nội dung hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi ;

- Đánh giá điều kiện CSVC và những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của hạn chế trong công tác GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi tại nhà trường để khắc phục;

- Phê duyệt kế hoạch GDKN tự bảo vệ cho trẻ theo chủ đề, định hướng phù hợp với kế hoạch giáo dục cụ thể của giáo viên nhóm lớp

- Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí, các nguồn lực chi phí cho hoạt động GDKN tự vảo vệ cho trẻ trong nhà trường

- Xây dựng KH tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về GDKN tự bảo vệ cho trẻ

- Xây dựng kế hoạch liên kết, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với hoạt động GDKN sống cho trẻ mầm non

1.4.2 Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

Trên cơ sở bản kế hoạch GDKN sống và những kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong trường MN, Hiệu trưởng cùng với BGH chỉ đạo, hướng dẫn GVMN tổ chức các hoạt động cụ thể dựa kế hoạch chung của nhà trường Hoặc có thể liên kết với bên đào tạo ngoài nhà trường, cùng các giáo viên trong trường phối hợp thực hiện hoạt động GDKN tự bảo vệ

Các hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ do nhà trường tổ chức: “Dự kiến về thời gian thực hiện, nội dung chương trình giáo dục, các chủ đề cần thực hiện trong GDKN tự bảo vệ cho trẻ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch các hoạt động, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo có sự thống nhất về nội

Trang 34

dung và hình thức hoạt động với tính chất chỉ dẫn, không dập khuôn máy móc như khuôn mẫu Tổ chức những buổi thảo luận về từng kế hoạch hoạt động kỹ năng sống, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phương pháp, trao đổi kinh nghiệm lập kế hoạch hoạt động với những nội dung khó triển khai Hiệu trưởng, hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc chuẩn bị của giáo viên thực hiện hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi bằng cách kiểm tra kế hoạch hoạt động, kiểm tra hồ sơ và kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục.”

1.4.3 Quản lý thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Đối với các hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ do bên thứ ba tổ chức: phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động GDKN tự bảo vệ bản thân cho trẻ; đề nghị bên thứ ba báo cáo việc tổ chức HĐ và các hoạt động cụ thể trong việc GDKN tự bảo vệ cho trẻ Đánh giá hiệu quả hoạt động của GDKN tự bảo vệ cho trẻ do bên thứ ba đào tạo

1.4.4 Quản lí thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Tổ chức là “một cơ cấu chủ định về vai trò, nhiệm vụ hay chức vụ được hợp thức hóa”, “cơ cấu chủ định về các vai trò, nhiệm vụ” Với cách hiểu trên, tổ chức bộ máy nhân sự hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ trong trường MN là xác định các bộ phận nhân sự, các chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận nhân sự trong nhà trường tham gia GDKN tự bảo vệ cho trẻ

Chỉ đạo là điều hành, hướng dẫn, tổ chức hoạt động, động viên giúp đỡ CB người dưới quyền, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ được phân công nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống Chỉ đạo là một chức năng của nhà quản lý, là quá trình tác động đến con người bằng các mệnh lệnh để người khác phục tùng và làm việc theo đúng kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân công

Tổ chức bộ máy nhân sự hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ một cách chặt chẽ khoa học sẽ cho phép các thành viên trong nhà trường từ CBQL đến

Trang 35

giáo viên đóng góp có hiệu quả nhất vào các hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi trong nhà trường

1.4.5 Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN

Kiểm tra đánh giá là một trong những chức năng của quản lý thông qua đó cá nhân, nhóm, tổ chức theo dõi, giám sát các hoạt động, kết quả hoạt động, nhằm uốn nắn sửa chữa những sai lệch cần thiết Kiểm tra đánh giá bao gồm 3 nội dung: xây dựng tiêu chuẩn KTĐG trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra, giám sát hoạt động và đối chiếu với mục tiêu; điều chỉnh sai lệch cần thiết (Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015

Kiểm tra ĐG hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ là chức năng của quản lý KNS trong trường MN, thông qua đó CBQL theo dõi giám sát hoạt động và kết quả hoạt động GDKN sống để uốn nắn sửa chữa những sai lệch cần thiết trong việc thực hiện KH hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ ở trường MN [31, tr.43] Đây là nội dung cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và quản lý HĐ GDKN tự bảo vệ cho trẻ ở trường MN nói riêng, nhằm uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nội dung PP, hình thức GDKN tự bảo vệ cho phù hợp, đúng hướng

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện KH hoạt động GDKN tự bảo vệ cho trẻ là một HĐ quan trọng mà nhà quản lý nhà trường cần thực hiện định kỳ

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường Mầm non

1.5.1 Yếu tố gia đình

Ở bất cứ lứa tuổi nào thì gia đình đều là môi trường giáo dục rất quan trọng nó quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Nhưng đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo lớn và đối với vấn đề giáo dục, phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thì vai trò gia đình trực tiếp quyết định đến hiệu quả của công tác giáo dục vì bản thân cha mẹ vừa là người sinh thành ra trẻ, đồng thời là nhà giáo dục nên sức mạnh giáo dục là rất lớn

Trang 36

Môi trường gia đình là môi trường giáo dục đặc biệt đối với kỹ năng sống của trẻ Chính vì vậy, gia đình ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ Có thể kể ra một số yếu tố thuộc về gia đình bao gồm:

- Quan điểm của cha mẹ về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho con cũng như các nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ tại gia đình, nhà trường và ngoài xã hội; Mà cha mẹ xem nhẹ, nhận thức không đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thì sẽ không ủng hộ việc giáo dục kỹ năng này cho trẻ, từ đó không có sự hỗ trợ, phối hợp với nhà trường hiệu quả

- Cách thức cha mẹ dạy con tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống xấu cũng rất quan trọng Khi cha mẹ có ý thức nhắc nhở, giáo dục con về kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng giúp trẻ hiểu hơn, có ý thức hơn trong tự bảo vệ mình

- Sự phối hợp của gia đình với nhà trường, giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ

- Sự quan tâm của gia đình về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ

1.5.2 Yếu tố nhà trường

a Yếu tố quản lý

Các nhà quản lý trường mầm non (Hiệu trưởng, phó HT, tổ trưởng CM ) là những người quản lý của nhà trường có vai trò quyết định đối với chất lượng hoạt động của nhà trường Vì vậy, các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng và nhà quản lý trong nhà trường có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi Nhà quản lý biết đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, thì các hoạt động này sẽ được triển khai mang lại hiệu quả và ngược lại khi bị xem nhẹ

Các yếu tố thuộc nhà trường ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ đó là:

- Nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ

- Năng lực và trình độ về quản lý của Hiệu trưởng đối với các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ

Trang 37

- Lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ

- Kinh nghiệm và tri thức của Hiệu trưởng

- Sự chỉ đạo sát sao và hiệu quả cũng như tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho GV nhà trường để thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ

b Giáo viên Mầm non

Giáo viên là lực lượng nòng cốt trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ Chất lượng và mức độ nhanh chóng của hình thành và phát triển kỹ năng ở trẻ là do giáo viên góp phần quyết định Vì vậy, nếu GV được trang bị kiến thức đầy đủ, đào tạo và bồi dưỡng về năng lực và kỹ năng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hoạt động của nhà trường nói chung cũng như giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ nói riêng

Kinh nghiệm và trình độ năng lực của giáo viên khi tham gia giáo dục cho trẻ đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ bởi không giống như các dạng kỹ năng sống khác đây là kỹ năng mềm giúp trẻ tránh xa các mối nguy hiểm để tự bảo vệ mình Nếu không có kiến thức, kinh nghiệm và tấm lòng yêu nghề mếm trẻ, thì người GV không thể tìm tòi, học hỏi để thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ

Ngoài ra, đời sống vật chất của người giáo viên mầm non hiện nay với thu nhập và chất lượng cuộc sống cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của giáo viên trong nhà trường trong đó có nghiên cứu, đào tạo kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ Nếu xã hội và Nhà nước tạo đầy đủ các điều kiện vật chất đảm bảo cuộc sống của giáo viên thì sẽ giúp họ yên tâm làm việc và hiệu quả của người giáo dục sẽ tốt hơn

1.5.3 Yếu tố xã hội

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường và các điều kiện về mặt pháp lý, xã hội và vật chất

Trang 38

nhất định Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng như thông qua giáo dục, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động trải nghiệm và những tình huống thực tế phát sinh ngoài đời sống

Hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cũng phụ thuộc vào các yếu tố xã hội như nhận thức, đánh giá của xã hội vê tầm quan trọng của kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Những thúc đẩy, đóng góp của xã hội cho các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ (xã hội hóa) cũng đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần bảo vệ trẻ em tốt hơn

Bên cạnh đó, thì yếu tố cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng cho trẻ là điều kiện không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ của nhà trường Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân được chi từ nguồn kinh phí của Nhà nước xong cũng có thể từ xã hội hóa GDMN Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí nếu được đầu tư đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ sẽ tạo điều kiện để nhà trường làm tốt công tác hình thành và phát triển các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non

Trang 39

Kết luận chương 1

Trẻ 5-6 tuổi thuộc giai đoạn phát triển gặp nhiều những rủi ro, tai nạn không mong muốn do chưa có những kĩ năng phòng, tránh những rủi ro trong quá trình vui chơi và tham gia vào những hoạt động khám phá môi trường xung quanh cũng như các hoạt động xã hội khác Do đó, Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có vai trò hết sức quan trọng ở các cơ sở giáo dục mầm non Để hoạt động này đạt kết quả tốt, Hiệu trưởng các trường mầm non cần phát huy tối đa các chức năng quản lý trong giáo dục của mình

Kĩ năng tự bảo vệ của trẻ thể hiện ở trẻ nhận biết, phân biệt được các đồ vật, các tình huống an toàn và không an toàn với mình, biết cách ứng phó với một số tình huống mất an toàn đơn giản để tự bảo vệ bản thân

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một quá trình giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài, có mục đích, có kế hoạch của các giáo viên mầm non nhằm giúp trẻ có được những hiểu biết, kĩ năng và thái độ cần thiết trước những tình huống có nguy cơ mất an toàn cho trẻ

Quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là quá trình tác động của Hiệu trưởng các trường mầm non đến giáo viên, phụ huynh của nhà trường thông qua những qui định, những chương trình, kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, giúp cho quá trình giáo dục kĩ năng sống nói chung và giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ nói riêng đạt kết quả như mong muốn Quá trình quản lý này, Hiệu trưởng các trường mầm non cần phát huy vai trò của mình để xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ, quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua những tác động đến các giáo viên- chủ thể có vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục trẻ

Trang 40

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BA

CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

2.1 Khái quát về các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1 Tình hình giáo dục mầm non huyện Ba Chẽ

Trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 07 trường mầm non, đều là trường công lập Trong những năm qua, Huyện luôn quan tâm bồi dưỡng năng lực sự nghiệp giáo dục và đào tạo Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được đầu tư Chất lượng nuôi dạy trẻ ngày càng được nâng cao Đội ngũ làm công tác nuôi dạy trẻ được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không ngừng đổi mới Qua kết quả sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các xã, thị trấn: Phòng GD&ĐT đã tham mưu UBND Huyện đầu tư trang sắm cơ sở vật chất giáo dục mầm non, cho các trường đều khang trang Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện Quyết định số 4518/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh về ban hành Kế hoạch chăm sóc,giáo dục trẻ mầm non từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi, Uỷ ban nhân dân Huyện đã xây dựng lộ trình tổ chức nhận trẻ và đang thực hiện đến Giai đoạn 3 từ năm 2022 -2025 triển khai thực hiện đến tất cả các trường mầm non trên địa bàn Huyện, trong đó tập trung chỉ đạo và hỗ trợ các trường khó khăn về cơ sở vật chất; xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng còn thiếu; cung cấp trang thiết bị, đồ chơi cho các trường; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao và đảm bảo những yêu cầu khoa học của việc nuôi dạy trẻ Các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ đã được đa dạng hóa theo những phương pháp khoa học đã nghiên cứu và được công nhận

100% các trường được trang bị bàn ghế phù hợp cho từng lứa tuổi, trang bị đủ đồ dùng, dụng cụ trong nhà vệ sinh để trẻ tự phục vụ vệ sinh cá nhân.(xà

Ngày đăng: 25/04/2024, 15:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan