Báo cáo thu hoạch Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

22 0 0
Báo cáo thu hoạch Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bệnh viện đa khoa ( BVĐK) tỉnh Vĩnh Phúc thành lập năm 1950. Trải qua 68 năm xây dựng và trưởng thành , qua nhiều giai đoạn và thay đổi theo thời gian. Hiện nay BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc là Bệnh viện hạng I tuyến tỉnh, quy mô 750 giường kế hoạch, với 43 khoa/ phòng. Hiện tại, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc đang ở tại cơ sở tạm. Bệnh viện ( BV) đang được đầu tư xây dựng một bệnh viện mới, hiện đại, đồng bộ với quy mô 1000 giường bệnh, khi đưa vào sử dụng ( dự kiến cuối năm 2020) sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. Tuy hiện tại bệnh viện đang ở tại cơ sở tạm thời nhưng các trang thiết bị y tế phục vụ điều trị, chẩn đoán được đầu tư cơ bản, chuyên sâu như: Hệ thống Xquang cao tần kỹ thuật số; Máy CT scanner 64 lát cắt; máy chụp MRI 1,5 tesla, máy SPECT - CT, hệ thống can thiệp mạch, hệ thống trang thiết bị xét nghiệm… tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, góp phần cứu chữa nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo mà trước đây phải chuyển lên tuyến Trung ương. Vì vậy đã đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh không chỉ của người dân trong tỉnh mà còn của người dân tỉnh lân cận. Trong 68 năm qua, bệnh viện ngày càng được đổi mới với đội ngũ cán bộ đông đảo, có nhiều kinh nghiệm, có trang bị cở sở vật chất và phương tiện máy móc đầy đủ. BV được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen và Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba. Hiện tại BV gồm 43 khoa / phòng với 764 cán bộ. Năm 2018 số giường kế hoạch được giao là 750 giường bệnh, số giường thực kê tại bệnh viện là 790 giường. Nhu cầu khám chữa bệnh ( KCB) của người dân thì ngày càng cao, do đó chất lượng dịch vụ KCB là vấn đề được cộng đồng và cả xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người; đặc biệt là những người ốm, đau phải nhập viện khám và điều trị. Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác y tế, đặc biệt gần đây nhất là Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ KCB sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Ngay từ khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái thành lập năm 1997, tỉnh ủy, hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhận thức tầm quan trọng chăm sóc sức khỏe ( CSSK ) của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Để làm được điều đó, việc nâng cao chất lượng CSSK là điều hết sức cần thiết. Chính vì lẽ đó tỉnh đã có nhiều giải pháp, chính sách nhằm nâng cao chất lượng công tác KCB của ngành y tế nói chung, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Thời gian qua BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc đã được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và sở Y tế Vĩnh Phúc nên đã có nhiều đổi mới trong công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế đó là chưa được đầu tư đúng mức về nhân lực, trang thiết bị; trình độ, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc còn nhiều hạn chế; trách nhiệm chuyên môn và tinh thần phục vụ người bệnh đôi lúc, đôi nơi còn có biểu hiện chưa tốt. Bệnh viện mới chỉ đáp ứng trên 80 % các kỹ thuật chuyên môn theo quy định đối với bệnh viện hạng I của Bộ Y tế quy định... Để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ trong thời gian tới, thực hiện việc nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018 là một việc làm hết sức cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn chủ đề thực tập là xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm mục đích đề ra và thực hiện các giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ KCB phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng nâng cao của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viện đa khoa ( BVĐK) tỉnh Vĩnh Phúc thành lập năm 1950 Trải qua 68 năm xây dựng và trưởng thành , qua nhiều giai đoạn và thay đổi theo thời gian Hiện nay BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc là Bệnh viện hạng I tuyến tỉnh, quy mô 750 giường kế hoạch, với 43 khoa/ phòng.

Hiện tại, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc đang ở tại cơ sở tạm Bệnh viện ( BV) đang được đầu tư xây dựng một bệnh viện mới, hiện đại, đồng bộ với quy mô 1000 giường bệnh, khi đưa vào sử dụng ( dự kiến cuối năm 2020) sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh.

Tuy hiện tại bệnh viện đang ở tại cơ sở tạm thời nhưng các trang thiết bị y tế phục vụ điều trị, chẩn đoán được đầu tư cơ bản, chuyên sâu như: Hệ thống Xquang cao tần kỹ thuật số; Máy CT scanner 64 lát cắt; máy chụp MRI 1,5 tesla, máy SPECT - CT, hệ thống can thiệp mạch, hệ thống trang thiết bị xét nghiệm… tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, góp phần cứu chữa nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo mà trước đây phải chuyển lên tuyến Trung ương Vì vậy đã đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh không chỉ của người dân trong tỉnh mà còn của người dân tỉnh lân cận.

Trong 68 năm qua, bệnh viện ngày càng được đổi mới với đội ngũ cán bộ đông đảo, có nhiều kinh nghiệm, có trang bị cở sở vật chất và phương tiện máy móc đầy đủ BV được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen và Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba

Hiện tại BV gồm 43 khoa / phòng với 764 cán bộ Năm 2018 số giường kế hoạch được giao là 750 giường bệnh, số giường thực kê tại bệnh viện là 790 giường.

Nhu cầu khám chữa bệnh ( KCB) của người dân thì ngày càng cao, do đó chất lượng dịch vụ KCB là vấn đề được cộng đồng và cả xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người; đặc biệt là những người ốm, đau phải nhập viện khám và điều trị Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác y tế, đặc biệt gần đây nhất là Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ KCB sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế.

Trang 2

Ngay từ khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái thành lập năm 1997, tỉnh ủy, hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhận thức tầm quan trọng chăm sóc sức khỏe ( CSSK ) của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Để làm được điều đó, việc nâng cao chất lượng CSSK là điều hết sức cần thiết Chính vì lẽ đó tỉnh đã có nhiều giải pháp, chính sách nhằm nâng cao chất lượng công tác KCB của ngành y tế nói chung, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Thời gian qua BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc đã được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và sở Y tế Vĩnh Phúc nên đã có nhiều đổi mới trong công tác khám chữa bệnh Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế đó là chưa được đầu tư đúng mức về nhân lực, trang thiết bị; trình độ, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc còn nhiều hạn chế; trách nhiệm chuyên môn và tinh thần phục vụ người bệnh đôi lúc, đôi nơi còn có biểu hiện chưa tốt Bệnh viện mới chỉ đáp ứng trên 80 % các kỹ thuật chuyên môn theo quy định đối với bệnh viện hạng I của Bộ Y tế quy định Để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ trong thời gian tới, thực hiện việc nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018 là một việc làm hết sức cần thiết Chính vì vậy,

chúng tôi lựa chọn chủ đề thực tập là xây dựng đề án “Nâng cao chất lượngdịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm mục

đích đề ra và thực hiện các giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ KCB phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng nâng cao của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Mục tiêu của đợt thực hành:+ Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB theo hướng hiện đại, tiên tiến, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Mục tiêu cụ thể

- 100% người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh đều được nhân viên tiếp đón và hướng dẫn tận tình và chu đáo.

- 90% các trường hợp người bệnh được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời - 100% cán bộ y tế bệnh viện có tinh thần thái độ phục vụ tốt đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Trang 3

- Giảm thời gian chờ đợi của người bệnh khi đến khám bệnh (dưới mức quy định của Bộ y tế) và giảm tỷ lệ nằm ghép.

- Tỷ lệ hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám tại BV đạt > 90%.

B NỘI DUNG BÁO CÁO

1 Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và côngtác khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, thuộc trung du và miền núi phía Bắc , phía Nam và phía Đông giáp Hà Nội, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.231,76 km², gồm 7 huyện, 2 thành phố với 137 xã, phường, thị trấn Dân số của tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 1.144 ngàn người.

1.1.Hệ thống và năng lực chăm sóc sức khỏe của tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có một mạng lưới chăm sóc sức khỏe với số giường bệnh là 3989, đạt 36,95 giường bệnh/1 vạn dân, số bác sĩ/ vạn dân là 15,27 Trên địa bàn tỉnh có 01 bệnh viện đa khoa ngoài công lập.

1.2 Thực trạng công tác khám chữa bệnh của BVĐK Vĩnh Phúc giai đoạn2013 - 2017

1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Là Bệnh viện đa khoa hạng I với quy mô 750 giường kế hoạch và là cơ sở khám chữa bệnh tuyến cuối của tỉnh Gồm có 43 khoa, phòng trong đó có 9 phòng chức năng; 26 khoa lâm sàng và 01đơn nguyên tim mạch can thiệp; 05 khoa cận lâm sàng và 03 đơn vị hậu cần (Khoa Dược; Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa Dinh dưỡng tiết chế).

1.2.2 Tình hình nhân lực

Tính đến ngày 31/12/2017 bệnh viện có 764 cán bộ * Tình hình cán bộ phân theo trình độ:

- Bác sỹ: 199 người, trong đó: Tiến sỹ 01; Bác sĩ CKII: 9 ; Thạc sĩ: 42, Bác sĩ CKI: 52; bác sỹ đa khoa: 95.

- Cán bộ dược: 25 Trong đó: Thạc sĩ dược: 03 Dược sĩ CKI: 01; Dược sĩ đại học: 10; dược sĩ cao đẳng: 03; dược sĩ trung cấp: 7.

- Điều dưỡng: 354 trong đó: sau đại học: 5; đại học: 140; cao đẳng : 29 ; trung cấp 180

Trang 4

- Nữ hộ sinh: 38 trong đó: đại học : 7; trung cấp : 31

- Kỹ thuật viên: 46 trong đó: đại học: 26; cao đẳng 7; trung cấp: 13

* Phân bố nhân lực trong biên chế theo lĩnh vực công tác: Lâm sàng 68%; Cận lâm sàng 17%; Hành chính 15%.

1.2.3.Cơ sở hạ tầng

Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đang ở cơ sở tạm thời là Bệnh viện điều dưỡng và Phục hồi chức năng cũ Tổng diện tích 3,0 ha; diện tích sàn sử dụng 15.623 m² Do đây là cơ sở tạm, thiết kế không phù hợp với một bệnh viện đa khoa, diện tích chật hẹp nên ảnh hưởng nhiều đến công tác khám chữa bệnh.

1.2.4.Trang thiết bị văn phòng và trang thiết bị y tế

- Hiện tại: BV được trang một số trang thiết bị y tế hiện đại như: Hệ thống chụp MRI 1.5 Tesla; Hệ thống SPECT/CT2 dãy; Hệ thống thăm dò điện sinh lý tim; Hệ thống chụp can thiệp tim mạch, kính hiển vi phẫu thuật, hệ thống máy thở , máy siêu lọc máu, máy chụp CT 2 dãy và 64 dãy, hệ thống labo xét nghiệm sinh hóa, vi sinh, huyết học, giải phẫu bệnh tương đối hoàn chỉnh.……

- Bên cạnh trang thiết bị y tế được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước thì Bệnh viện tích cực, chủ động liên doanh liên kết các trang thiết bị được đầu tư đã đóng góp một phần quan trọng trong cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cao, phát triển chuyên môn của BV.

- Hiện tại bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các công tác chuyên môn của bệnh viện thông qua phần mềm quản lý bệnh viện HIS

1.2.5.Công tác chuyên môn

* Công tác khám bệnh, chữa bệnh

Với đội ngũ cán bộ đông đảo, được đào tạo bài bản, trang thiết bị tương đối đầy đủ mặc dù cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế nhưng bệnh viện đã triển khai thực hiện được nhiều kỹ thuật khó như: can thiệp mạch vành, can thiệp mạch não, mạch thận, siêu lọc máu liên tục, thay huyết tương, điều trị tiêu sợi huyết ở bệnh nhân nhồi máu não đến sớm, nội soi tiêu hóa can thiệp, phẫu thuật cột sống, sọ não, phẫu thuật bệnh nhân vết thương tim, cắt thùy phổi, cắt khối tá tụy… Tính đến cuối năm 2017 BV thực hiện được 82% kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến và 868 kỹ thuật vượt tuyến chiếm 39%.

Trang 5

Kết quả một số chỉ tiêu chuyên môn năm 2017:

Trong năm 2017, BV đã thực hiện khám bệnh 131.603 lượt người đạt 116% so với kế hoạch được giao; điều trị nội trú 46.079 người bệnh đạt 124% so với kế hoạch được giao; ngày điều trị trung bình cho một người bệnh là 6,2 ngày; công suất sử dụng giường bệnh tính theo giường bệnh kế hoạch được giao là 104%, công suất sử dụng giường bệnh tính theo giường bệnh thực kê 110% Tổng số ca phẫu thuật 8.491 đạt 117% so với kế hoạch được giao và tăng 8% so

+ Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn : Đã thực hiện được 01 ca + Kỹ thuật xạ hình xương : Thực hiện16 ca.

+ Kỹ thuật xạ hình thận: Thực hiện 09 ca + Kỹ thuật xạ hình tuyến giáp: Thực hiện 8 ca + Kỹ thuật đo thính lực : Thực hiện 1.356 ca + Kỹ thuật chụp mạch vành: Thực hiện 30 ca * Đào tạo và chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

+ Năm 2017 đã tốt nghiệp 01 Tiến sỹ; 01 bác sĩ CKII, 04 thạc sĩ; cử đào tạo sau đại học: 6 Bác sĩ chuyên khoa cấp I, 11 Bác sĩ Thạc sỹ y khoa, 04 Bác sĩ đào tạo chuyên khoa định hướng.

+) Đào tạo đại học: Cử 7 cán bộ đào tạo cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật viên đại học, dược sĩ đại học.

+) Thực hiện Thông tư số 22/2013/TT–BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế” Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với các đơn vị trong tỉnh mở các khóa đào tạo liên tục nâng cao năng lực chuyên môn cho 2.932 cán bộ y tế như: Tư vấn xét nghiệm hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS tại cơ sở y tế cho

Trang 6

209 cán bộ; phát hiện sớm và kịp thời bệnh ho gà cho 96 cán bộ; An toàn bức xạ cho 73 cán bộ; Đào tạo nghiên cứu khoa học cho 73 cán bộ; An toàn tiêm chủng cho 53 cán bộ; Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn cho 375 cán bộ; Siêu âm tổng quát cho 14 bác sĩ.

+) Cử 271 cán bộ được đào tạo tại tuyến trung ương theo Đề án Bệnh viện vệ tinh; tập huấn hội nghị, hội thảo tại các trường y dược.

+) Tham gia đào tạo học sinh trường trung cấp y tế, sinh viên y6 trường Học viện Quân Y.

+) Tháng 5 năm 2017 Bệnh viện được công nhận là cơ sở đào tạo thực hành thứ 74 của Trường Đại học Y Hà Nội

- Công tác chỉ đạo tuyến: Cử cán bộ thực hiện chế độ luân phiên đến các trung tâm y tế tuyến huyện để đào tạo, chuyển giao kỹ thuật thuộc các lĩnh vực chuyên môn: Phục hồi chức năng, Ngoại tiết niệu, Răng hàm mặt, Ngoại tổng hợp, Mắt, Nội tiết

* Nghiên cứu khoa học về y học

- Năm 2017 Bệnh viện đã tổ chức Hội nghị khoa học thường niên của Bệnh viện với sự tham gia của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.

- Bệnh viện đã tổ chức được 17 buổi sinh hoạt khoa học tại Bệnh viện như dự phòng thuyên tắc ối; Ứng dụng y học hạt nhân trong lâm sàng; Cập nhật tiến độ thế giới trong chẩn đoán điều trị và phẫu thuật bệnh lý đầu mặt cổ; Phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn; Tiếp cận mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch và nhiễm khuẩn huyết; Hướng dẫn chẩn đoán sốt Dengue;… với tổng số lượt cán bộ tham gia là 1.220 trong đó có 674 bác sĩ; 207 điều dưỡng; 528 cán bộ thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh; 405 cán bộ thuộc đơn vị khác.

- Bệnh viện có 37 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được Hội đồng khoa học Bệnh viện và Hội đồng khoa học Sở Y tế đánh giá có hiệu quả và tính ứng dụng trong công tác khám bệnh, chữa bệnh giúp nâng cao chất lượng Bệnh viện.

* Công tác khác

+ Ứng dụng CNTT trong quản lý BV

- Liên thông được với phần mềm giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực hiện kết xuất dữ liệu BHYT hàng ngày

Trang 7

- Đã triển khai thực hiện kết nối với Bệnh viện Bạch Mai thông qua Telemedicine.

- Triển khai và đang đi vào nghiệm thu phần mềm quản lý nhân sự, đang triển khai phần mềm quản lý văn bản

+ Công tác Dược

- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác

- Tổ chức mua các loại thuốc và cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng quy định của pháp luật

- Theo dõi nhập xuất thuốc qua phần mềm HIS.

- Cấp phát thuốc, hoá chất: Bảo đảm cấp phát thuốc, hóa chất đầy đủ và kịp thời

- Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần; tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các khoa lâm sàng

- Tổ chức tập huấn sử dụng thuốc theo các chuyên đề

- Thực hiện thường xuyên việc báo cáo ADR tới Trung tâm DI & ADR Quốc gia.Cơ sở vật chất của bệnh viện mới được xây dựng tuy nhiên vẫn còn thiếu một số hạng mục như một số khoa chưa được xây dựng nên ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển chuyên môn cũng như tiếp nhận bệnh nhân đến điều trị.

+ Thái độ tinh thần phục vụ và y đức

BV tiếp tục triển khai các nội dung nhằm tăng cường y đức của cán bộ viên chức và người lao động.

Triển khai hoạt động số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế, các đồng chí trong Ban giám đốc được phân công trực sẽ tiếp thu ý kiến phản ánh của người bệnh, người nhà người bệnh, ghi chép và có biện pháp xử lý kịp thời

Triển khai Thông tư 07/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế, BV đã tổ chức ký cam kết giữa Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn với các trưởng khoa, phòng, các tổ Công đoàn và toàn thể cán bộ viên chức.

Tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ viên chức Bệnh viện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và 12 điều y đức, 10 điều dược đức.

Trang 8

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Bệnh viện đa khoa tỉnh là đơn vị điều trị cao nhất của tỉnh do vậy ngoài việc tham gia hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện còn là nơi đào tạo ngắn hạn về chuyên môn kỹ thuật các đơn vị tuyến huyện, tuyến xã trên địa bàn tỉnh Đồng thời cũng là nơi thực hành lâm sàng của học sinh Trường Trung cấp Y tế của tỉnh và các Trường y tế khác thuộc các tỉnh lân cận.

+Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và dự phòng

- Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe đã và đang thường xuyên được đơn vị ưu tiên triển khai bằng nhiều hình thức theo từng nội dung cụ thể như phát các thông điệp truyền thống tư vấn về các vấn đề liên quan đến hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tại khu khám bệnh và các thông qua các buổi sinh hoạt người bệnh.

- Chủ động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh nội trú trong khi chăm sóc người bệnh và qua các buổi sinh hoạt hội đồng bệnh nhân.

2 Một số tồn tại trong công tác KCB của BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua mặc dù có nhiều cố gắng của đội ngũ thầy thuốc BVĐK tỉnh nhưng chất lượng dịch vụ KCB đã được từng bước nâng cao nhưng vẫn còn tòn tại một số hạn chế:

- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chật hẹp do đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đặc biệt là tình trạng quá tải tại nhiều khoa của Bệnh viện.

- Trang thiết bị y tế: mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng so với nhu cầu thì còn thiếu rất nhiều làm ảnh hưởng không ít đến công tác khám, chữa bệnh của Bệnh viện.

- Đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế tuy đã được quan tâm tuyển dụng, đào tạo nhưng vẫn còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều, số lượng nhân lực chất lượng cao còn thiếu so với nhu cầu;

- Thu nhập ngoài lương của cán bộ nhân viên còn thấp, dịch vụ theo yêu cầu chưa phát triển đã ảnh hưởng đến việc toàn tâm, toàn ý của đội ngũ y tế cho công tác chuyên môn và những vấn đề vi phạm y đức cũng một phần nảy sinh từ bất cập này.

Trang 9

3 Cơ sở khoa học của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh

* Chất lượng và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh

Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất

của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính Chất lượng của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển của nó, chất lượng càng cao thì mức độ phát triển của sự vật càng lớn1.

Chất lượng dịch vụ KCB là trạng thái hoạt động ổn định, đảm bảo được

hiệu quả cần thiết của công việc khám chữa bệnh Là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: số lượng thầy thuốc, trình độ chuyên môn và y đức của đội ngũ y bác sỹ với tình trạng hoạt động đảm bảo kỹ thuật của các trang thiết bị y tế phục vụ KCB, cơ chế quản lý công tác KCB để tạo ra sự hài lòng của người bệnh và gia đình họ.

* Chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế

Chăm sóc sức khỏe là một dịch vụ y tế trong đó người cung ứng và người

sử dụng thông qua giá dịch vụ

Dịch vụ Y tế là một dịch vụ đặc biệt trong xã hội Về bản chất, dịch vụ y tế

bao gồm các hoạt động thực hiện bởi nhân viên y tế (khám, chữa bệnh) để phục vụ người bệnh và gia đình Thực tế người bệnh ít khi đánh giá được một cách chính xác chất lượng KCB mặc dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất của cơ sở y tế Ví dụ một người bệnh được

phẫu thuật để chữa bệnh không thể biết được “chất lượng” của cuộc mổ như thế

nào, ngoại trừ cảm giác đau sau mổ và nhìn thấy được vết mổ

Như vậy, dịch vụ Y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế) Cụ thể khi người bệnh có nhu cầu KCB, việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị ở một chừng mực nào đó, người chữa cho mình chứ không chủ động lựa chọn được phương pháp điều trị Đặc điểm đặc biệt này không giống các loại hàng hóa khác, đó là đối với các loại hàng hóa không phải là sức khỏe, người mua có

1 Từ điển Bách khoa Việt Nam (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thông tin, Hà Nội.

Trang 10

thể có nhiều giải pháp lựa chọn, thậm chí tạm thời không mua nếu chưa có khả năng tài chính.

Chất lượng dịch vụ y tế vì thế được xem là gồm 2 cấu thành: (1) chất lượng kỹ thuật (technical quality) và (2) chất lượng chức năng (functional quality) Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức bệnh viện tổ chức các qui trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh… Chỉ có nhân viên trong ngành y tế là những người được trang bị đủ kiến thức để có thể đánh giá chất lượng kỹ thuật của dịch vụ y tế Người bệnh thường ít khi có khả năng nhận định và đánh giá chất lượng kỹ thuật Trong đa số các trường hợp, người bệnh đánh giá dịch vụ y tế dựa vào chất lượng chức năng hơn là chất lượng kỹ thuật.

Trong những năm qua, do chính sách mở cửa và cải cách ngành y tế, dịch vụ y tế ngày càng phát triển Trong đó, những thay đổi lớn bao gồm:

+ Phân hóa trong thu nhập, khiến nhu cầu về dịch vụ y tế cũng phân hóa Thu nhập bình quân tăng, khiến yêu cầu về chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt là chất lượng chức năng của người bệnh ngày càng tăng.

+ Bệnh viện công lập chuyển dần từ miễn phí đến thu một phần hoặc thu đủ phí dịch vụ y tế Một số bệnh viện tiến tới tự chủ về tài chính và có khuynh hướng tăng thu để đảm bảo ngân sách hoạt động.

+ Cơ sở y tế tư nhân, bệnh viện tư ngày càng phát triển Một số bệnh nhân có điều kiện đi khám và điều trị bệnh ở các cơ sở y tế nước ngoài Người bệnh ngày càng có nhiều sự chọn lựa về dịch vụ y tế.

+ Bệnh viện công lập bắt đầu phải cạnh tranh với các loại hình dịch vụ y tế khác Trong khi nhu cầu của người bệnh và xã hội ngày càng phát triển, ngành y tế vẫn chưa theo kịp sự phát triển này của xã hội, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng chức năng của dịch vụ y tế.

* Đạo đức của người cán bộ Y tế (Y đức)

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là sản phẩm của quá

trình phát triển lịch sử xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh, đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với

Trang 11

nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng con người Trong thư gửi hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Người nhắc nhở “Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú, Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và sức khoẻ cho đồng bào Đó là nhiệm vụ vẻ vang, vì vậy, cán bộ phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”

Tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về "Côngtác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" một

lần nữa Đảng và nhà nước ta lại khẳng định: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”.

Như vậy có thể hiểu đạo đức của người cán bộ y tế chính là lương tâm đạo đức, là trách nhiệm của người thầy thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân - đây là loại dịch vụ đặc biệt, nhất là trong cơ chế thị trường ngày nay thì yêu cầu về đạo đức của người cán bộ y tế ngày càng trở nên cấp thiết Như

vậy ta có thể hiểu : y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc trong đời sống xã hội đặtra nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người thầy thuốc có liênquan đến nghề nghiệp của mình Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bổnphận của người thầy thuốc.

* Các yếu tố tạo nên chất lượng dịch vụ KCB

Như vậy, căn cứ vào hoạt động đặc thù của đội ngũ y, bác sỹ có thể thấy

chất lượng công tác KCB gồm các yếu tố sau:

- Số lượng y, bác sĩ

- Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ y bác sỹ - Y đức của đội ngũ y, bác sỹ

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, văn phòng phục vụ khám chữa bệnh Sự đạt chuẩn và hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp của các yếu tố này để tạo ra sự hài lòng của người bệnh và gia đình họ đó chính là điều tiên quyết của

Ngày đăng: 25/04/2024, 11:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan