Luận văn thạc sĩ luật học: Thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

97 0 0
Luận văn thạc sĩ luật học: Thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 2

VŨ THỊ MỸ HẠNH

THỦ TỤC XÉT XỬ BỊ CÁO

LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật hình sự và t6 tung hinh su

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Phượng

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 3

chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện trên cơ sở các kiến thức lý luận, thực tiễn và tham khảo các tài liệu liên quan Các số liệu có nguồn trích dẫn dam bảo tính trung thực, chính xác; luận văn chưa từng công bố trong công trình

nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 01 thang 8 năm 2016Người viet luận van

Vũ Thị Mỹ Hạnh

Trang 4

BLHS Bộ luật hình sự

BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

NCTN Người chưa thành niênTAND Toà án nhân dân

TTHS Tó tụng hình sự

Trang 5

Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bang 1 Thống kê số lượng bi cáo là NCTN trong tổng số bi

cáo bị xét xử trên cả nước 2010-2015 53

Bảng 2 Cơ cấu loại tội phạm do NCTN thực hiện 5S Bảng 3 Số bị cáo là NCTN bị xử phạt tù giam trên cả nước 56

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

PHAN MỞ ĐẦU - 1 2211122111111 2 11111551 erre CHƯƠNG I: MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ BỊ CAO LA NGƯỜI CHƯA THÀNH

NIÊN - . <c<55-1.1 Một số van đề lý luận về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa

thành niÊn - c2 sens1.1.1 Khái niệm thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên 1.1.2 Cơ sở của việc quy định thủ tục xét xử bị cáo là người chưathành niên -cccccc222202202222 262 x22

1.1.3 Khái quát lịch sử phát triển của thủ tục xét xử đối với bị cáo là

người chưa thành niên - <<:

1.2 Quy định của bộ luật tố tụng hình sự Việt Namvé thủ tục xét xử

bị của là người li THA TIẾT: s:saia satis 12118 cnet tú gã mR ở EBAI

1.2.1 Quy định của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 về

thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên

1.2.2 Những điểm mới của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 về thủ tục xét xử bi cáo là người chưa thành niên

-KET LUẬN CHƯƠNG I - 2 222222222 sse CHƯƠNG II: THUC TIEN ÁP DỤNG VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN THỦ TỤC XÉT XỬ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN - 5222 2222222:

2.1 Thực tiễn áp dụng thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên

2.1.1 Tình hình xét xử bị cáo là người chưa thành niên

Trang 7

2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục xét xửbị cáo là người chưa thành niên và giải pháp dam

bảo thực hiện c2 ee

2.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS vẻ thủ tục

xét xử bị cáo là NCTN - HH HH nà,

2.2.2 Một số giải pháp đảm bảo thực hiện -⁄ : KET LUẬN CHƯƠNG II cc5 5555 ‡‡S*+Sstssre KET LUẬN - 2222222211111 1111111111111 21111 111812 tk DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

Trang 8

Việc thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em nói chung cũng như người chưa thành niên nói riêng trong những năm gần đây tại Việt Nam đã có nhiều điểm tiến bộ, vì phát triển con người, đặc biệt là trẻ em — thế hệ tương lai của đất nước luôn là một trong những chiến lược phát triển hàng đầu Tuy nhiên, có một thực tế là trong những năm qua và nhất là thời điểm hiện nay, tình trạng người chưa thành niên phạm tội diễn biến rất phức tạp và có xu hướng tăng Việc giải quyết vấn đề người chưa thành niên phạm tội là việc làm rất cần thiết, đã và đang là vẫn đề khiến toàn xã hội quan tâm, do người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng có đặc điểm tâm lý đang phát triển,chưa được định hình, nhận thức còn non nớt, hơn nữa, người chưa thành niên phạm tội cũng là nạn nhân của sự thiếu giáo dục, thiếu

sự chăm sóc của gia đình, nhà trường cũng như xã hội Dù có hành vi vi

phạm pháp luật nhưng ngoài việc giải quyết nhăm giữ 6n định trật tự an toàn xã hội thì hơn lúc nào hết, quyền và lợi ích của NCTN vẫn cần được đảm bảo và điều quan trọng là tìm ra cách dé giảm bớt những hoạt động vi phạm đó.

Chính vì vậy nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam đã có quy định đặc biệt về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, trong đó bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã dành riêng một chương để quy định thủ tục giải quyết các vụ án này Trong các giai đoạn giải quyết vụ án, không thể không nói tới

thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên.Tuy nhiên, qua quá trình

nghiên cứu lý luận các quy định của bộ luật tố tụng hình sự trong việc xét xử bị cáo là người chưa thành niên, có thê thấy, các quy định này còn nhiêu điểm chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tố tụng đối với bị cáo là người chưa thành niên, có nhiều quy định còn mang tính hình thức như quy định về

việc tham gia tô tụng của gia đình, nhà trường và các tô chức xã hội; Hoặc

Trang 9

niên Trong thực tiễn áp dụng cơ quan tiến hành tố tụng đã cố gắng áp dụng linh hoạt các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tuy nhiên việc giải quyết các vụ án này vẫn còn bộc lộ hiều hạn chế do chính sách hình sự còn nhiều bất cập hay trình độ chuyên môn nghiệp vu của đội ngũ người tiến hành tố tụng còn chưa cao, chưa có những hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên Từ đó đặt ra nhiều vẫn đề cần phải giải quyết trong đó có việc đánh giá các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong quá trình phòng, chống tội phạm là người chưa thành niên đã thực sự đạt hiệu quả

hay chưa?

Trước bối cảnh trên, trước những yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và những đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của họ, việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống về thủ tục xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của bộ luật t6 tụng hình sự va những giải pháp nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các loại án này là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng Chính vì vậy, tôi đã chọn dé tài: “Thú tuc xét xử bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong khoa học pháp lý hình sự, tố tụng hình sự liên quan đến người

chưa thành niênđã có nhiêu công trình nghiên cứu, các dé tài khoa học, các

Trang 10

sách xử lý của tác giả Đặng Thanh Nga và Trương Quang Vinh, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội Nội dung cuốn sách nghiên cứuvề về tâm lý người chưa

thành niên nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riéng;nguyén

nhân dẫn đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên, từ đó có những thủ tục, chính sách xử ly phù hợp với lứa tuổi này Trong đó tác giả có phân tích các đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội đó là: trạng thái cảm xúc, nhu cầu độc lập, thái độ đối với học tập, nhận thức về pháp luật và nhu cầu khám phá cái mới, tất cả những đặc điểm tâm lý trên đều có thê dẫn tới

hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

- Luận án tiễn sĩ luật học:

Đỗ Thị Phượng (2008),Nhiing van dé ly luận và thực tiễn về thủ tục to tụng đối với người chưa thành niên trong pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội Trong luận án, tác giả đã khẳng định thủ tục tô tụng đối với người chưa thành niên là những thủ tục đặc biệt cần được thực hiện khi tiễn hành giải quyết vụ an mà người bi tạm giữ, bi can, bi cáo, người bị kết ánlà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm giải quyết đúng dan, khách quan vụ án va đảm bảo lợi ích của họ trong hoạt động tô tụng hình sự Tác giả đã phân tích những van đề lý luận về thủ tục tô tụng đối với người chưa thành niên Sau đó phân tích những quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên, tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những điểm hạn chế, những nguyên nhân của những hạn chế, từ đó tác giả kiến nghị những giải pháp nhăm hoàn thiện thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa

thành niên.

- Luận văn thạc sĩ:

Trang 11

nghiên cứu về thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, tac giả chỉ ra thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên là tổng hợp các quy định về thủ tục đặc biệt mang tính chất nhân đạo đối với bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm xét xử vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi

ích hợp pháp của bị cáo trong hoạt động xét xử Qua việc nghiên cứu những

vấn đề lý luận, những quy định cũng như đánh giá thực trạng của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, tác giả đã chỉ ra những điểm chưa hợp lý từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên.

+ Đỗ Xuân Hồng (2014), Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành

niên theo luật to tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội Trong luận văn, tác giả nghiên cứu thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên đó là tổng hợp các quy định chung về thủ tục xét xử vụ án hình sự và các quy định về thủ tục đặc thù mang tính chất nhân đạo đối với bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm xét xử vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo trong hoạt động xét xử Tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận qua việc đưa ra khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và khái quát về lịch sử của thủ tục xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên Sau đó phân tích các quy định, thực tiễn áp dụng các quy định đócủa BLTTHS hiện hành và chỉ ra những vướng mắc, tôn tại trong việc áp dụng Từ đó, tác giả khang định nhu cau can phải hoàn thiện các quy

định của BLTTHS hiện hành và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 12

+ Nguyễn Thanh Tùng (2012), Thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạmtội, đề xuất và kiến nghị, Tạp chí Toà án nhân dan, số 03/2012 Trong bài viết, tác giả chỉ ra thực trạng người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn xét xử qua việc đưa ra phân tích hai vụ án cụ thé, từ đó nếu ra một số đề xuất, kiến nghị cụ thé nhằm nâng cao chất lượng xét xử bị cáo là người chưa thành

+ Đỗ Thị Phượng (2014), Các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong dự thảo bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam (sửa đôi), Tạp chí Luật học, số 12/2014 Nội dung bài viết tác giả nghiên cứu về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên qua việc đưa ra các đóng góp về việc sửa đổi, bố sung các quy định về thủ tục hiện hành này nhằm góp phan xây dựng, hoàn thiện các quy định của dự thảo BLTTHS, đảm bảo chất lượng giải quyết

các vụ án có người chưa thành niên tham gia.

Các bài viết, các công trình khoa học đều tập trung nghiên cứu về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên nói chung và thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên nói riêng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ vấn đề thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế, hơn nữa chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên theo Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 Do vậy, van dé

nàycân được tiép tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn.

3 Đôi tượng nghiên cứu, phạm vỉ nghiên cứu của luận van

Trang 13

Phạm vi nghiên cứu:

- Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật tô tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự

Việt Nam.

- Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015.

Do bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được ban hành và theo Nghị quyết số 144/2015/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến ngày Luật sửa đôi, bố sung một số Điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành, nên ngoài việc phân tích quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, luận văn còn nghiên cứu một số nội dung liên quan trong Bộ luật t6

tung hinh su nam 2015.

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận van

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của các quy định của pháp luật về thủ tục xét xử mà bị cáo là người chưa thành niên, qua đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thi hành để bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam phù hợp hơn trên thực tế

cũng như phù hợp hơn với các chuân mực quôc tê.

5 Các cau hỏi nghiên cứu của luận van

Đê đạt được những mục đích trên, đê tài đặt ra những câu hỏi nghiêncứu sau đây:

Trang 14

+ Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 và những điểm mới của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên như thế nào?

+ Thực tiễn áp dụng các quy định của bộ luật tô tụng hình sự Việt Nam năm 2003 về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên thế nào?Có những ton tại, hạn chế là gì? Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cần hoàn thiện, kiến nghị những nội dung gì để hoàn thiện hơn nữa thủ tục này?

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Dé đạt được mục đích đã dé ra của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng pháp quyền XHCN, về pháp luật và đấu tranh phòng chống tội phạm và chính sách hình sự của Nhà nước.

Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp như: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Đây là công trình khoa học cấp thạc sỹ nghiên cứu về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên Trên cơ sở nghiên cứu những van dé lý luận,

luận văn đưa ra khái niệm, phân tích cơ sở của việc quy định thủ tục xét xử bị

cáo là người chưa thành niên, cũng như tìm hiểu khái quát lịch sử phát triển của thủ tục này góp phần làm giàu thêm nhận thức về thủ tục xét xử bị cáo là

người chưa thành niên.

Trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật tố tụng hình suvé

thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niêncùng với thực tiên áp dụng các

Trang 15

thiện pháp luật tố tụng hình sự cũng như các kiến nghị khác góp phần đảm bảo cho việc áp dụng các quy định về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa

thành niên vào thực tiên có hiệu quả.

8 Cơ cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành 2 chương:

Chương I Một số van dé ly luận và quy định của pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên.

Chương II Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực

hiện thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên.

Trang 16

NGUOI CHUA THANH NIEN

1.1 Một số van đề lý luận về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa

thành niên

1.1.1 Khái niệm thủ tục xét xứ bị cáo là người chưa thành niên

Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự, là nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luat’.Dé đảm bảo tính chính xác, khách quan khi giải quyết vụ án, đảm bảo sự bình đắng và lợi ích của các bên trong vụ án, pháp luật quy định thâm quyên giải quyết, trình tự giải quyết, trình tự tiến hành cũng như quyền và nghĩa vu của các bên khi tham gia Khi tiến hành giải quyết vụ án, các cơ quan có thâm quyền hay các bên tham gia đều bắt buộc thực hiện theo những cách thức, trình tự này Thủ tục t6 tụng hình sự được quy định cho việc giải quyết vụ án hình sự, trong đó có nhiều giai đoạn, xét xử là một trong các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự Bên cạnh thủ tục xét xử vụ án nói chung được quy định trong pháp luật tô tụng hình sự, thì còn có thủ tục xét xử chỉ áp dụng cho đối tượng đặc biệt, đó là thủ tục xét xử người chưa thành niên Mặc dù bộ luật tố tụng hình sự hiện hành dành một chương riêng để quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niênnhưng lại không quy định về khái niệm thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên cũng như không quy định về khái niệm thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên

dân việc trên thực tê đã có nhiêu cách hiêu khác vê thủ tục này.

'Viện khoa học pháp lý — Bộ tư pháp (2006), Tir điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa vaNxb Tư pháp, Hà Nội.

Trang 17

Quan điểm thứ nhất cho rằng, thủ tục tố tụng hình sự đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bi can, bi cáo là người chưa thành niên là một loại thu

tục đặc biệt mà phạm vi áp dụng của nó là những quy định tại Chương XXXIIBLTTHS và những quy định khác của BLTTHS không trái với những quy

định của Chương này”.

Quan điểm thứ hai cho rằng, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên được quy định trong BLTTHS là thủ tục đặc biệt được áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ đủ 14 tuôi cho đến dudi 18 tudi

Quan điểm thứ ba cho rằng, thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên theo pháp luật t6 tụng hình sự Việt Nam là tổng hợp các quy định về thủ tục đặc biệt mang tính chất nhân đạo đối với bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm xét xử vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bi cáo trong hoạt động xét xử ˆ.

Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tìm hiểu khái niệm thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên, đối tượng áp dụng là bị cáo là người chưa thành niên, do đó quan điểm thứ nhất đã xác định được phạm vi áp dụng của thủ tục nhưng chưa xác định rõ độ tuổi của đối tượng áp dụng và mục đích quy định tục đặc biệt này trong BLTTHS năm 2003 Quan điểm thứ hai xác định được rõ độ tuôi của đối tượng áp dụng, nhưng không đề cập đến mục đích áp dụng

thủ tục này.

2Vién khoa học pháp lý — Bộ tư pháp (2005), Bình luận khoa học Bộ luật tô tụng hình sựViệt Nam năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

3Truong Dai học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật to tụng hình sự Việt Nam, NXBCông an nhân dân, Hà Nội.

* Nguyễn Thu Huyền (2006), Thu tuc xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thànhniên — Một số van dé ly luận và thực tién, Luan văn thạc sỹ luật học, Dai học quốc giaHàNộ!.

Trang 18

Quan điểm thứ ba là hợp lý vì đã xác định đối tượng áp dụng thủ tục đặc biệt đối với bị cáo là người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuôi, ngoai ra còn dé cap đến mục dich của việc áp dụng thủ tục này.

Theo tác giả, để nghiên cứu về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên, trước hết cần thông nhất cách hiểu về người chưa thành niên Theo quy định tại Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990: “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn” Bên cạnh đó thì Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với NCTN (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29/11/1985, tại quy tắc số 2.2 mục a cũng nêu rõ:“Người chưa thành niên là trẻ em hay người it tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật có thé bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn” Quy tắc Riyadh về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/12/1990 mặc dù không đưa ra một cách cụ thé về khái niệm NCTN song thông qua các quy định cũng giúp chúng ta hiểu NCTN là người dưới 18 tudi.Tuy nhiên, do sự phát triển của từng quốc gia là khác nhau, nên khái niệm NCTN ở các quốc gia cũng khác nhau, bên cạnh việc đưa ra các khái niệm này thì Công ước quốc tế về quyên trẻ em van còn những điều khoản dé ngỏ cho các nước quy định về độ tuổi cho NCTN.

Trên cơ sở của giới hạn độ tuổi của Hiến pháp, qua tham khảo các quy định của Liên hợp quốc, các văn bản pháp luật Việt Nam cũng giới hạn độ tuổi cho người chưa thành niên Theo từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam năm 2000 đã đưa ra khái niệm về NCTN như sau: “NCTN là người chưa phát triển day du, toan dién vé thé luc, tri tué, tinh than cũng như chưa có đầy đủ quyên và nghĩa vụ công dân”.

Theo pháp luật Việt Nam, từ những kinh nghiệm được thừa nhận trongquá khứ, dựa trên những thành tựu do các nhà khoa học khác mang lại cũng

Trang 19

như tiếp thu các văn bản pháp luật quốc tế mà khái niệm NCTN, tuỳ theo từng lĩnh vực điều chỉnh của từng ngành luật mà được hiểu như sau:

Điều 18 Bộ luật dân sự quy định: “Người từ đủ 18 tuôi trở lên là người thành niên Người chưa đủ 18 tuôi là người chưa thành niên”; Bộ luật lao

động Việt Nam cũng quy định: “Người lao động chưa thành niên là người

dưới 18 tuổi” Còn theo Bộ luật hình sự thì “NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuôi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự ”.

Như vậy có thể thống nhất một quan điểm là NCTN là người dưới 18 tuổi, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quyên trẻ em.

Mặc dù BLTTHS có một chương riêng quy định thủ tục tố tụng đối với

NCTN nhưng cũng không có quy định nào giải thích, nên khái nệm NCTN

được dẫn chiếu từ quy định của BLHS Theo khái niệm tội phạm tại Điều 8

BLHS thì tội phạm phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là người

đã đạt độ tuôi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự) và không

thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

(Điều 13 Bộ luật hình sự)” Theo Điều 68 Bộ luật hình sự thì “NCTN phạm tội” bao gồm những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi Từ đó có thé định lượng về độ tuôi của NCTN tham gia tố tụng hình sự là từ đủ 14 tuôi đến dưới 18 tuôi.

Điều 50 bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử, như vậy, căn cứ vào những phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm bị cáo là NCTN như sau: “Bi cáo là NCTN là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi bị Toà án quyết định đưa ra xét xử” Việc xác định tuổi của bị cáo là NCTN rất quan trọng vì đây là căn cứ ngăn chặn, áp dụng các thủ tục đặc biệt đối với bị cáo nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp

7 Truong Dai học Luật Hà Nội (2012), Giáo trinh Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, tr 123.

Trang 20

pháp cho NCTN, ngoài ra còn giúp cơ quan tiễn hành tô tụng xác định được việc xét xử và áp dụng hình phạt đối với NCTN.

Giai đoạn xét xử vụ án hình sự là một trong những giai đoạn của qua

trình giải quyết vụ án hình sự, được bắt đầu khi Toà án nhận hồ sơ vụ án hình sự cùng bản cáo trạng hay quyết định truy tổ do Viện kiểm sát chuyên đến và Toà án vào số thụ lý, sau đó xem xét, giải quyết vụ ánvà kết thúc khi Toà án ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án Đây là một giai đoạn tố tụng độc lập, những phán quyết của Toà án ngoài việc dựa trên những tài liệu chứng cứ mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập trước đó còn phải dựa vào kết quả điều tra công khai tại phiên toà.

Từ những phân tích trên, có thê thay được những dau hiệu đặc trưng

của thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên như sau:

Thứ nhất, đối tượng áp dụng của thủ tục đặc biệt này là bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Thứ hai, thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên có những điểm khác biệt đối với thủ tục xét xử người thành niên Khi đối tượng áp dụng thủ tục xét xử này là đối tượng đặc biệt, chỉ áp dụng đối với bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuôi nên thủ tục xét xử cũng có những nét đặc trưng: đó là các quy định về người tiễn hành tố tụng, người tham gia tổ tụng, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đối tượng chứng minh, và các thủ tục khác trong xét xử

vụ án.

Thứ ba, thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng

theo các quy định đặc biệt nhưng không thẻ tách rời với thủ tục chung Dù thủ

tục xét xử bi cáo là người chưa thành niên là thủ tục đặc biệt nhưng được thực

hiện trên cơ sở các thủ tục chung, vì nó cũng xuất phát từ những điểm chung khi giải quyết vụ án hình sự, tuy nhiên các quy định chung này không được

trải với quy định đặc biệt.

Trang 21

Tóm lại, từ những phân tích trên, chúng ta có thê đưa ra khái niệm

“Thu tục xét xử vụ án mà bị cáo là NCTN” như sau: “Thu tuc xét xử bị cáo là

NCTN theo pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam là thủ tục đặc biệt mà Toà án áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm xét xử vụ án một

cách khách quan, toàn điện và đúng pháp luật".

1.1.2 Cơ sở của việc quy định thủ tục xét xử bị cáo là người chưathành niên

Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm tâm lý của NCTN

NCTN là người đang trong quá trình phát triển mạnh cả về thé chat và tinh thần Đây là giai đoạn diễn ra những biến có rất đặc biệt, đó là sự phát triển co thé mat cân bang dẫn đến tinh trạng mất cân bang tạm thời trong cảm xúc của NCTN, dẫn đến NCTN có cảm giác mệt mỏi, dễ nổi nóng, dé bị kích động, có hành vi bất thường Sự mất cân bằng tạm thời này là một trong những nhân tố có thê dẫn tới việc NCTN không làm chủ được bản thân hoặc khi nó được kết hợp với một số yêu tố tâm lí có tính tiêu cực khác sẽ gây nên hành vi phạm tội”.

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ này, NCTN không còn thỏa mãn với vai trò thụ động của những người được dạy dỗ mà luôn biểu hiện nhu cầu độc lập Đó là mong muốn được tự hành động, tự đưa ra quyết định theo cách mà bản thân cảm thấy phù hợp hơn là để thỏa mãn đòi hỏi của xã hội, môi trường hay là của người khác Và sự phát hình thành, phát triển nhu cầu độc lập ở NCTN là sự phát triển tâm lý có tính tất yêu, hon nữa còn rất cần thiết, là cơ sở quan trọng để giúp các em trở thành người lớn sau này Thực tế cho thay không phải sự hình thành và phát triển nhu cầu độc lập đều có nguy cơ

° Đặng Thanh Nga và Trương Quang Vinh (2011), NCTN phạm tội — Đặc điểm tâm lý vàchính sách xu ly, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.41-43.

Trang 22

phạm tội, mà chỉ là nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội khi có nhu cầu độc lập thái quá kèm theo tính tự chủ kém”.

Hơn nữa, ở lứa tuôi NCTN, kinh nghiệm sống còn qua it 61, đặc biệt là khả năng nhận thức về pháp luật còn hạn chế Thực tế cho thấy, nhận thức và quan niệm về pháp luật của NCTN hình thành chưa đầy đủ hoặc bị lệch lạc theo cách hiểu chủ quan của họ, NCTN thực hiện hành vi phạm tội mà không biết đó là hành vi phạm tội, không thấy được hết tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi Vì vậy, có thé nói ý thức về các chuẩn mực xã hội nói chung và chuẩn mực pháp luật nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của NCTNỶ.

Ngoài ra, nhu cầu tìm hiểu, khám phá cái mới là một trong những nhu cầu tất yếu của lứa tuổi này, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết Tuy nhiên, điều đáng lưu ý đó là lứa tuổi NCTN không chỉ có nhu cầu khám phá cái mới mà còn tìm tòi, thử nghiệm cái mới, trong đó có cả những cái thiếu lành mạnh, trái với chuẩn mực xã hội, dẫn đến hành vi phạm tội của NCTNÏ.

Qua tìm hiểu về các đặc điểm tâm sinh lý của NCTN cho thấy sự cần thiết phải có những quy định đặc biệt về thủ tục tố tụng đối với NCTN trong BLTTHS nói chung và thủ tục tố tụng trong việc xét xử bị cáo là NCTN nói

riêng dé giải quyét vụ án một cách hiệu qua.

Thứ hai, xuất phát từ chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam doi

với bị cáo là NCT.

Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về vấn đề giải quyết đối với NCTN phạm tội được ghi nhận tại Điều 69 Bộ luật hình sự, đó là nhằm giúp đỡ, giáo dục họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho

7 Đặng Thanh Nga, tlđd chú thích 2, tr.46-51.Š Đặng Thanh Nga, tldd chú thích 2, tr.57-59.? Đặng Thanh Nga, tldd chú thích 2, tr.64.

Trang 23

xã hội Sự quan tâm đến NCTN dù họ là người bị buộc tội thé hiện chính sách

nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Dựa trên nguyên tắc này, theo đó BLTTHS cũng quy định những thủ tục tố tụng đặc biệt thé hiện sự phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi NCTN, trên tinh thần tôn trọng nhân cách, phâm giá và các quyền tự do cơ bản của NCTN cũng như tăng cường lòng tôn trọng của trẻ em đối với các quyền con người va các quyền tự do cơ bản khác nhằm mục dich giáo dục, thúc đây sự tái hoà nhập của người chưa thành niên trong cộng đông, tránh làm cho các em có những ác cảm, mặc cảm với mọi người, với xã hội '0 Các quy định của BLTTHS về việc giao bi cáo là NCTN cho cha, mẹ hoặc người giám hộ giám sát, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó dé các em có cơ hội tiếp xúc, hoà đồng với xã hội, đảm bảo việc học tập và quá trình tâm sinh lý không bị gián đoạn; việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tô chức; sự tham gia bắt buộc của người bào chữa tại phiên toà xét xử bị cáo là NCTN; việc hội đồng xét xử phải có một hội thâm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều là những quy định thê hiện chính sách nhân đạo của Dang va Nhà nước ta đối với bị cáo là NCTN.

Như vậy có thé thay những quy định của thủ tục tố tụng đối với bị cáo là NCTN trong BLTTHS Việt Nam không nhữngđã tạo cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo là NCTN mà còn thể hiện được chính sách nhân

đạo của Đảng và Nhà nước ta đôi với đôi tượng đặc biệt này.

Thứ ba, xuất phát từ việc đảm bảo tinh phù hợp với pháp luật Quốc tế VỀ quyén trẻ em.

Việt Nam là nước châu Á đầu tiên và là nước thứ hai trên thế giới tham gia ký kết phê chuân Công ước Quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em từ

'“Đỗ Thị Phượng - Lê Cảm (2004), “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên:Những khía cạnh pháp lý hình sự, TTHS, tội phạm học và so sánh luật học”, Phân thứ hai,Tap chi Toà an nhân dan,(21), tr.3.

Trang 24

ngày 20/02/1990 Ngoài ra Việt Nam còn tham gia ký kết các văn bản pháp luật quốc tế khác như: Quy tắc Bắc Kinh (năm 1985); Quy tắc Riyadh (năm 1990) Chính vì vậy, khi xây dựng những quy định về thủ tục tô tụng đối với

việc xét xử bị cáo là NCTN không chỉ phù hợp với chính sách hình sự của

Đảng và Nhà nước ta mà còn phù hợp với những văn bản pháp luật Quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết Có thé nói, những cam kết về mặt pháp lý và các hoạt động tích cực nhằm bảo vệ quyền trẻ em trên mọi lĩnh vực ( trong đó có lĩnh vực luật TTHS) là những bằng chứng thé hiện sự hợp tác chặt chẽ của Việt Nam đối với nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam "'

Cu thé, Công ước quốc thế về quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế luôn đề cao nguyên tắc “đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em” làm tư tưởng chủ đạo dé xây dựng các chính sách và hoạt động liên quan đến NCTN” Tại Điều 40 Công ước quốc tế quy định: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm pháp luật hình sự, được đối xử theo cách thức phù hợp với việc bị cỗ vũ ý thức của trẻ về phẩm cách và phẩm giá nhằm làm tăng cường lòng tôn trọng của trẻ em đối với những quyền con người và tự do cơ bản của người khác và cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và hướng tới thúc đây sự tái hoà nhập và việc đảm đương một vai trò xây dựng của trẻ em trong xã hội”.Điều 40 của Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải thúc đây việc thành lập một hệ thống tư pháp NCTN riêng và đặc biệt là ban hành các đạo luật quy định trình tự, thủ tục, các co quan và thé chế áp dụng riêng cho NCTN vi phạm pháp

' Viện nghiên cứu khoa học pháp lý — Bộ tư pháp (1993), Quyên tré em trong pháp luậtViệt Nam, thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội, tr 2, trích trong tài liệu: “Đỗ Thị Phượng(2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục to tụng đối với người chưa thành niêntrong luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội,tr.34”

'? Nguyễn Đức Mai (1999), “Chế độ giám hộ đối với người chưa thành niên”, Tap chi Toàán nhân dan,(10), tr.2.

Trang 25

luật Ngoài ra, tại Quy tắc 12 của Quy tắc Bắc Kinh cũng nêu rõ: “cần nỗ lực thiết lập trên vùng lãnh thổ thuộc quyền tài phán quốc gia một hệ thống luật pháp, quy tắc và điều khoản áp dụng riêng cho NCTN, cũng như các thiết chế

và co quan được giao đảm trách nhiệm vụ quản lý tư pháp NCTN”.

Mặc dù các quy định về thủ tục tố tụng đôi với NCTN còn chưa được đầy đủ, nhưngtừ khi xây dựng BLTTHS, chúng ta đã dành một chương riêng dé quy định về thủ tục này Qua nhiều lần sửa đổi, b6 sung, các quy định này

ngày càng hoàn thiện Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, bên cạnh

những đổi mới về hệ thống tư pháp, cán bộ tư pháp, Đảng và Nhà nước ta vẫn chú trọng tới việc bảo về quyền và lợi ích của NCTN thông qua việc hoàn thiện các quy định của BLTTHS đối với NCTN, xây dựng các Toà chuyên trách, đào tạo cán bộ Điều này đã thê hiện rõ chính sách hình sự của nước ta cũng như thê hiện sự phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.

Tóm lai, từ những cơ sở đã được phân tích ở trên, BLTTHS Việt Nam

đã quy định những thủ tục tố tung đặc biệt đối với NCTN, thé hiện một cách tích cực nhất về chính sách nhân đạo, sự quan tâm đặc biệt của của Đảng và Nhà nước ta, dé đảm bảo quyền và lợi ích cho NCTN khi tham gia tổ tụng, đồng thời góp phần giải quyết vụ án được khách quan và chính xác.

1.1.3 Khái quát lịch sử phát triển của thủ tục xét xử doi với bị cáo là

người chưa thành niên

Hơn sáu mươi năm qua, pháp luật Việt Nam đã tạo cở sở pháp ly cho

việc xây dựng, củng cô chính quyền nhà nước, cho các cuộc kháng chiến cứu nước thắng lợi, đảm bảo và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, tô chức đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội theo hướng ngày càng tiến bộ.Trong quá trình hình thành và phát triển đó, pháp luật Việt Nam nói chung và thủ tục

Trang 26

xét xử đôi với bị cáo là NCTN nói riêng đã trải qua những bước thăng trâm vàxu hướng ngày càng hoàn thiện hơn.

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959

Sau cach mạng tháng 8 năm 1945 thành công, toàn Đảng, toàn dân đã

bắt tay vào xây dựng chính quyên nhân dân còn non trẻ với nhiều vấn đề cần giải quyết Trong hoàn cảnh đó, Hiến pháp 1946 ra đời, chủ yếu van sử dụng một số chế định tiến bộ trong bộ luật, văn bản Luật do thực dân pháp và triều đình phong kiến ban hành trên cơ sở sửa đồi, bố sung phù hợp với chế độ xã hội mới Trong đó, Hiến pháp 1946 ra đời đã có những quan tâm lớn về quyền trẻ em: “Trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng” (Điều 14) Tuy nhiên, các thủ tục tố tụng dành cho bị cáo là NCTN chưa được quy định trong các văn bản pháp luật thời kỳ này Hoạt động tố tụng trong những vụ án có bị cáo là NCTN nhìn chung vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục tố tụng như đối với bị cáo là người thành niên.

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tuy vậy, các văn bản pháp luật thời gian này vẫn chưa có những quy định cụ thé về thủ tục tố tụng đối với NCTN Còn ở miền Nam Việt Nam, vẫn còn chiến tranh kéo dài, các quy định pháp luật về cơ bản vẫn như thời kỳ Pháp thuộc Năm 1958, Chính phủ miền Nam Cộng hoà ban hành luật số 11/58 ngày 13/7/1958 thiết lập Toa án thiếu nhi Điều 1 luật này quy định: “Toà án thiếu nhi sẽ được thiết lập bang các sắc lệnh tại nơi xét thay cân thiết Toà án thiếu nhi có thâm quyền xét xử các thiếu nhi nhỏ hơn 18 tuổi can tội đại hình hay tiêu hình” Tuy nhiên trong trường hợp có đồng phạm hoặc đồng load 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi, Toa án thường có tham quyền xét xử nhưng phải áp dụng luật thiếu nhi với can phạm nhỏ hon 18 tuôi.

Trang 27

Những quy định trong thời kỳ này đã bước đầu xây dựng được thâm quyền tiễn hành tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, xây dựng các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS, đề cập đến các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, về thi hành án hình sự Các chế định này đã được xây dựng tương đối chặt chẽ, đầy đủ, thể hiện bản chất tốt đẹp của chính quyền nhân dân '* Từ đó tạo tiền đề cho cho sự hình thành va phát triển các chế định về thủ tục đặc biệt cho những vụ án mà bị cáo là NCTN cho giai đoạn sau này Tuy nhiên các quy định này vẫn còn chung chung, chưa đảm bảo được quyên và lợi ích hợp pháp của họ.

Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980

Ở miền Bắc Việt Nam, sau khi Hiến pháp 1959 ra đời, trong một số văn kiện của Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng Chỉ thị 197 — CT/TU năm 1960 của Ban Bí thư trung ương Đảng đã chỉ rõ: Quan tâm tới thiếu niên, nhi đồng tức là quan tâm đến tiền đồ của sự nghiệp cách mạng, đến tương lai của Tổ quốc Tuy nhiên, các văn bản pháp luật thời kỳ này chưa thể hiện quyền và lợi ích hợp pháp đối

với những bị cáo là NCTN thông qua quy định của luật TTHS ma chỉ

đượcban hành dưới nhiều hình thức khác nhau như thông tư, bản tổng kết kinh nghiệm của Toà án nhân dân tối cao , những chế định này tương đối phát triển, trong đó quan trọng nhất phải kế đến: Thông tư 06/TATC ngày 09/9/1967 của Toà án nhân dân tối cao về đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo; Bản rút kinh nghiệm số 607/NKPL ngày 13/9/1973 của Toà án nhân dân tối cao về việc viết bản án sơ thấm và phúc thâm (do Công văn số 612/NCPL ngày 14/9/1973 của Toà án nhân dân tối cao gửi cho Toà án nhân dân các địa phương); Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của Toà án nhân dân tôi cao hướng dẫn về trình tự, thủ tục sơ thấm về hình sự.

'3 Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật t6 tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội, tr.79.

Trang 28

Những văn bản này không chỉ đề cập đến nguyên tắc chủ yếu khi xét xử NCTN phạm tội ma con bao gồm các chế định về bào chữa, đại diện gia đình, quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án

có bị can, bi cáo là NCTN Mặc dù pháp luật TTHS trong giai đoạn này đã có

nhiều tiễn bộ, đảm bảo được một sỐ quyền lợi của bị cáo là NCTN, tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng trong điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ đã cơ bản đặt nền móng cho cho sự phát triển của chế định về thủ tục đặc biệt trong các giai

đoạn sau.

Còn ở miền Nam Việt Nam thời kỳ này, dưới chế độ nguy quyên, ngày 20/12/1972, BLTTHS của Việt Nam cộng hoà được ban hành Một số quy định về thủ tục tô tụng đối với NCTN đã được đề cập nhưng vẫn còn rất sơ sài, chưa được cụ thê nên quyền lợi chính đáng của NCTN vẫn chưa được bảo

Sau khi thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, căn cứ vào Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ nhất, Hội đồng chính phủ có chủ trương: “Những văn bản pháp luật hiện hành ở cả hai miền đều được áp dụng chung cho cả nước vì đều xuất phát từ đường lỗi chính sách của Đảng, nhưng phải xem xét vận dụng vào tình hình đặc điểm của từng miền

cho phù hop”"* Từ thời điểm này, thủ tục tố tụng đối với NCTN được áp

dụng trên cả nước.

Giai đoạn từ năm 1980 đến trước khi thông qua BLTTHS 1988

Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, từ đó những van đề về NCTN phạm tội được quy định cụ thê trong BLHS thể hiện đường lối xử lý NCTN phạm tội của Đảng và Nhà nước

'* TANDTC (1979), Hé thong hoá luật lệ về hình sự (1975-1978), tập Il, tr.5trích trong tàiliệu: “Đỗ Thị Phượng (2008), Những van dé lý luận và thực tiễn về thủ tục to tụng đổi vớingười chưa thành niên trong luật to tụng hình sự Việt Nam, Luan an tiễn sĩ luật học, Đạihọc quốc gia Hà Nội, tr.5 1”.

Trang 29

Việt Nam là giáo dục giúp đỡ ho sửa chữa sai lầm, khuyết điểm dé trở thành công dân có ích cho xã hội Với những cô găng, nỗ lực của các nhà làm luật, ngày 28/6/1988 BLTTHS được Quốc hội nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, có hiệu lực kế từ ngày 01/01/1989 đã có Chương XXXI: “Thu tục về những vụ án mà bị can, bi cáo là NCTN” Văn bản này thay thế cho các văn bản pháp luật đơn lẻ trước đây về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử

vụ án hình sự nói chung và thủ tục xét xử bị cáo là NCTN nói riêng.

Giai đoạn từ khi ban hành BLTTHS năm 1988 đến trước khi ban hành

BLTTHS năm 2003

BLTTHS năm 1988 là bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật TTHS nước Việt Nam, thé chế hoá đường lỗi đổi mới của Đảng và Nhà nước ta lúc bấy giờ, đồng thời tham khảo kinh nghiệm lập pháp của pháp luật hình sự thế giới, nhất là của Liên xô (cũ) Bộ luật có quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, cũng trong đó, lần đầu tiên có chương riêng quy định thủ tục đối với bị can, bị cáo là NCTN Do đó, thủ tục đặc biệt này cũng trở nên đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, dé đảm bảo chất lượng xét xử, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành chương XXXI BLTTHS 1988 tại Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15/6/1999 của Toà án nhân dân tối cao về việc thực hiện một số quy định của BLTTHS đối với bị cáo là NCTN và Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Toà án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.

Các quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN trong thời kỳ này đã được pháp điển hoá, thống nhất trong BLTTHS 1988, trong đó có một chương riêng quy định về thủ tục t6 tụng đối với NCTN, qua các lần sửa đổi và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, thủ tục xét xử bị cáo là NCTN

Trang 30

ngày càng trở nên hoàn thiện, tuy van còn nhiều han chế nhưng đã thé hiện

chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đôi với đôi tượng này.

1.2 Quy định của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục xét

xử bị cáo là người chưa thành niên

1.2.1 Quy định của bộ luật tổ tụng hình sự Việt Nam năm 2003 về

thủ tục xét xứ bị cáo là người chưa thành niên

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là NCTN, ngoài việc áp

dụng những quy định chung, thủ tục xét xử đối với bị cáo là NCTN còn được quy định tại Chương XXXII BLTTHS Đặc biệt ngày 12/7/2011, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, thương bình và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch sỐ 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLDTBXH ngày 12/7/2011dé hướng dan thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là NCTN (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 01/2011), nhằm thúc day hoạt động điều tra theo hướng thân thiện với NCTN.

1.2.1.1 Những quy định chung về xét xử * Về người tiến hành tố tụng

Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý, trình độ, khả năng nhận thức của NCTN.vì vậy người tiến hành tố tụng cần xem xét day đủ, toàn diện các yếu tô liên quan và có thái độ đúng mực, hiểu tâm lý, cảm thông đối với bị cáo là NCTN Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam có những quy định đặc biệt dé ap dụng riêng đối với NCTN, đặt ra yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng được phân công giải quyết vụ án hình sự như sau: “ Thâm phán tiến hành tố tụng đối với NCTN phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động dau tranh phòng, chống tội phạm của NCTN "(khoản 1 Điều 302 BLTTHS) Dé áp dụng thống nhất,

Trang 31

tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2011 ngày 12/7/2011 có hướng dẫn cụ thể

như sau:

Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các cụ án có liên quan tới NCTN, cơ quan tiên hành tố tụng cần phân công Điều tra viên, Kiểm sát viên, Tham phán đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra truy tố, xét xử đối với NCTN hoặc người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động dau tranh phòng chống tội phạm liên quan đến NCTN.

Đối với Hội thâm nhân dân, khi tham gia xét xử những vụ án mà bị cáo là NCTN, BLTTHS Việt Nam không quy định phải có những điều kiện nêu trên, nhưng trong Hội đồng xét xử phải có một Hội thâm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Những tiêu chí này là những điều kiện cần thiết dé Tham phán, Hội thâm nhân dân có thé hiểu và có những phương pháp phù hợp khi tiến hành hoạt động xét xử, bảo đảm nguyên tắc khi xử lý NCTN phạm tội.

Như vậy, dé các hoạt động tô tụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự diễn ra hiệu quả, người tiến hành tố tụng phải là người có kiến thức cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm là NCTN Quy định này của BLTTHS cũng phù hợp với Điều 12 Quy tắc Bắc Kinh, đó là: “Để hoàn thành chức năng của mình một cách tốt nhất, các nhân viên cảnh sát, những người thường xuyên hoặc chuyên giải quyết những vấn đề liên quan tới NCTN hay những người được giao làm công việc ngăn chặn phạm pháp ở NCTN cần được hướng dẫn đào tạo một cách đặc biệt; ở những thành phố lớn, cần thành lập những đơn vụ cơ sở đặc biệt chuyên giải quyết trường hợp liên quan tới NCTN” Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều bất cập về số lượng cũng như kiến thức của những người tiễn hành tổ tụng với những diễn biến phức tạp của tội phạm là NCTN đó là: BLTTHS cũng như thông tư liên tịch số 01/2011 chỉ dé cập tới việc Tham

phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về xét xử hoặc có những

Trang 32

hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động dau tranh phòng, chống tội phạm NCTN chứ không bắt buộc ho là những người được đảo tạo hoặc có chuyên môn về tâm lý học, về khoa học giáo dục NCTN Vì vậy, việc mở các lớp dao tạo với những người tiễn hành tố tụng trong các vụ án NCTN dé trang bi cho họ những kiến thức cần thiết về tầm quan trọng của việc bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em, những kiến thức pháp luật quy định đối với NCTN phạm tội, đào tạo kỹ năng trong việc xét hỏi NCTN là hoạt động cần thiết.

Một trong những mục đích của hoạt động xét xử bị cáo là NCTN

làkhông những nhằm xoá bỏ thành kiến, trạng thái tâm lý tiêu cực của bị cáo mà còn nhằm thay đổi thái độ của các em đối với hành vi của minh, từ đó hướng tới mục đích nhằm giáo dục các em, giúp các em sau này có thể trở về hoà nhập với xã hội Muốn vậy thì thái độ, sự thông cảm, sẻ chia của người tiến hành tố tụng đối với các em là rất quan trọng, tạo được lòng tin của bị cáo, để có được sự hợp tác thành khan khai báo từ phía bị cáo Như vậy, những kiến thức tâm lý giáo dục, đấu tranh phòng chống tội phạm NCTN là tiêu chuẩn cần thiết quan trọng đối với người tiến hành tố tụng được phân công giải quyết vụ án mà bị cáo là NCTN.

* Về người tham gia tô tụng

Việc tham gia tô tụng của người bào chữa

Bên cạnh việc quy định về quyên và nghĩa vụ của bị cáo tại Điều 50 BLTTHS, do những đặc điểm về tâm sinh lý của NCTN mà bị cáo là NCTN không thực hiện được day đủ quyền và nghĩa vụ cho nên dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, BLTTHS đã quy định một số quyền và nghĩa vụ đặc biệt cho bị cáo là NCTN trong đó có quyền bào chữa của NCTN Việc tham gia tố tụng của người bào chữa trong xét xử vụ án mà bị cáo là NCTN là bắt buộc và theo quy định tại khoản 2 Điều 57, Điều 58, Điều 305 BLTTHS Tuy

Trang 33

nhiên, đối với trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là NCTN nhưng khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử họ đã đủ 18 tuôi thì việc tham gia t6 tung của người bao chữa là không bat budc.Moi trường hợp không có người bào chữa tham gia tố tụng trong xét xử vụ án có bị cáo là NCTN đều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trừ trường hợp họ hoặc người đại điện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa Việc tham gia t6 tụng của người bào chữa có thé theo yêu cầu của bị cáo, người đại điện hợp pháp của bị cáo hoặc theo yêu cầu của cơ quan tiễn hành tố tụng.

Để hướng dẫn cụ thé, tại Điều 9 thông tư liên tịch số 01/2011 ngày 12/7/2011 cũng quy định về việc tham gia tố tụng của người bào chữa trong xét xử bị cáo là NCTN.Trong đó có quy định rõ cơ quan tiến hành tô tụng, người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền tiếp xúc, gặp gỡ với bị cáo là NCTN theo quy định của pháp luật Cũng theo thông tu nay thì cơ quan tiến hành tố tụng phải đề nghị Tổ chức thực

hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị cáo là trẻ em không

nơi nương tựa và có thể đề nghị trợ giúp pháp lý cho bị cáo là NCTN khác Về việc chối bỏ quyền bào chữa của bị cáo NCTN, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thâm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất BLTTHS năm 2003 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 03/2004) Cụ thể: Trước khi mở phiên toà, bị cáo, người đại điện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đôi hoặc từ chối người bào chữa thì người có yêu cầu phải làm văn ban trong đó ghi rõ lý do yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa Trường hợp họ trực tiếp đến Toà án yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa và người có yêu cầu phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản Tại phiên toà, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người

bào chữa thì phải ghi vào biên bản phiên toà Trong trường hợp bị cáo làNCTN, người có nhược điêm vé tâm thân hoặc thé chat ma cả bi cáo và người

Trang 34

đại diện hợp pháp của bị cáo vẫn giữ nguyên ý kiến từ chối người bào chữa thì cần ghi vào biên bản phiên toà và tiến hành giải quyết theo thủ tục chung mà không có sự tham gia của người bào chữa đã được cử Như vậy, về nguyên tắc, chỉ cần bị cáo là người chưa thành niên hoặc đại diện hợp pháp của họ không từ chối thì tiến hành giải quyết vụ án có sự tham gia của người bào chữa đã được cử 'Ÿ

Việc tham gia tô tung của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với NCTN phạm tội đòi hỏi phải được tiến hành với những thủ tục tố tụng đặc biệt chủ yếu nhằm mục đích giáo dục giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, giúp họ phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội Lứa tuổi NCTN van còn là những người có sự phụ thuộc nhất định vào gia đình, nhà trường và xã hội Do những đặc điểm về thé chất cũng như tinh than của lứa tuổi này ma sự tham tố tụng của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong những vụ án có bị cáo là NCTN có ý nghĩa quan trọng vì hơn ai hết họ là những người hiểu rõ tâm lý cũng như nhân thân của bị cáo NCTN, như vậy vụ án sẽ được giải quyết nhanh chóng, khách quan và toàn diện; cũng từ đó phía cơ quan tiễn hành tố tụng có những quyết định phù hợp khi áp dụng các biện pháp xử lý'”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 306 BLTTHS thì đại điện của gia đình bị cáo, thầy cô giáo, đại diện của nhà trường, Doan thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức xã hội khác nơi bị cáo học tập, sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tô tung theo quyết định của co quan tiến hành tổ tụng Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có văn bản nào giải thích chính thức “đại điện gia đình” của NCTN phạm tội là ai Trong BLTTDS chỉ nhắc đến tư cách tô tụng

!Š Lê Huỳnh Tan Minh (2013), “Đánh giá quy định của bộ luật tố tụng hình sự Việt Namvề quyền bào chữa của NCTN trên cơ sở các tiêu chuân của Liên hợp quốc”, Tap chí khoahọc pháp lý, (04), tr.13-14.

'° Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1996), Bảo vệ quyển trẻ em trong pháp luật ViệtNam, Nxb Giáo dục, tr.194.

Trang 35

của “người đại diện hợp pháp” chứ không đề cập đến “người đại diện gia đình”.Vì vậy đã gây khó khăn cho co quan tiến hành t6 tụng trong một số trường hợp và sự tham gia của chủ thé này thường mang tính hình thức.

Theo quy định tài khoản 3 Điều 306, tại phiên toà xét xử bị cáo là

NCTN phải có mặt đại diện gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình

vắng mặt không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tô chức Việc tham gia của đại diện gia đình bị cáo, nhà trường, tô chức sẽ có tác động tâm lý tích cực đối với bị cáo, có thé sẽ giúp Thâm phán có cơ sở dé ra quyết định

áp dụng biện pháp xử lí phù hợp Khi tham gia phiên toà, đại diện nhà trường,

đại diện gia đình, tô chức có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiễn hành tô tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thâm quyên tiến hành tố tung và quyết định của Toà

Như vậy,những quy định cụ thé về việc tham gia tố tụng của đại diện gia đình, nhà trường, tô chức nếu được thực hiện một cách tích cực thì sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự, giúp các em bình tĩnh, thành khan khai báo, có thé nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

1.2.1.2 Những quy định đặc biệt vé thi tục xét xử * Về đôi tượng chứng minh

Khi tiễn hành xét xử đối với vụ án có bị cáo là NCTN, ngoài những van dé bắt buộc phải chứng minh đối với vụ án hình sự nói chung được quy định tại Điều 63 BLTTHS đó là: có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do có ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích hoặc động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; tính chất

và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; thì còn phải chứng minh

Trang 36

những tình tiết khác theo quy định tại khoản 2 Điều 302 BLTTHS Theo đó, co quan tiến hành tố tụng cần xác định rõ: tuổi, trình độ phát triển về thê chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của NCTN; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội Quy định này không dễ thực hiện, đặc biệt đối với

NCTN lang thang, không có địa chỉ rõ ràng nhưng lại có ý nghĩa quan trong

vì những đặc điểm riêng liên quan đến yêu cầu giải quyết vụ án có bị cáo là

Thứ nhất, tuổi, trình độ phát triển về thé chat và tỉnh than, mức độ nhận thức về hành vi phạm toi của NCTN

Việc xác định độ tuôi của bị cáo là NCTN là đặc biệt quan trọng vì đây là căn cứ dé truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội và còn là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; ngoài ra còn cần thiết cho việc áp dụng hình phạt, các biện pháp tư pháp Co quan tiễn hành tổ tụng chỉ được xét xử khi có căn cứ kết luận bị cáo là người đã đủ tuôi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Người từ đủ 16 tuôi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”.

Việc xác định độ tuôi của bị cáo là NCTN dựa trên các giấy tờ như: giấy khai sinh, giấy chứng sinh, số hộ khẩu, hộ tịch của họ Nhưng trên thực tế, không phải mọi bị cáo đều có đủ các giấy tờ trên, hoặc có sự mâu thuẫn giữa các giấy tờ Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc giải quyết vụ án hình sự Đối với các trường hợp không có giấy tờ nào khang định được tuôi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của các giấy tờ này thì bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 155

BLTTHS.

Trang 37

Trường hợp dùng các biện pháp mà cơ quan tiến hành tố tụng vẫn

không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị cáo thì cơ quan

tiễn hành tố tụng phải áp dụng cách tính tuổi tròn theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo Tại thông tư liên tịch số 01/2011 đã hướng dẫn cách tính tuổi của bị

cáo như sau:

- Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày sinh thì trong tháng đó lay ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày

sinh của bị cáo;

- Trường hợp xác định được quý cụ thé của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng

trong quý làm ngày sinh của bị cáo.

- Trường hợp xác định được cụ thé nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó

làm ngày sinh của bị cáo;

- Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm

ngày sinh của bị cáo.

Ngoài việc xác định độ tuổi của bị cáo là NCTN, thì việc xác định sự phát triển về thể chất, tinh thần cũng như mức độ nhận thức về hành vi phạm tội đóng vai trò quan trọng trong việc xét xử Qua đó cơ quan tiến hành tố tụng có thể đánh giá được mức độ lỗi của bị cáo, từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp Sự phát triển không bình thường về thể chất và tinh thần và sự nhận thức không đúng đắn về hành vi phạm tội là những tác nhân đây NCTN vào con đường phạm tội Khi giải quyết những vụ án mà bị cáo là NCTN, cơ quan tiễn hành tô tung cần phải xác định rõ sự không bình thường vẻ thé chất có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện hành vi phạm tội đó.Những van đề

này có thê được xác định qua lời khai của cha mẹ, giáo viên, Đoàn thanh niên,

Trang 38

nhận xét cua tô dan pho, bạn bẻ cua bi cáo hoặc các tai liệu y tê, kêt luận giámđịnh khi cân thiết.

Thứ hai, điều kiện sinh sống và giáo duc

Hành vi phạm tội của NCTN thường bắt nguồn từ điều kiện sống và

giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội Cho nên việc xác định rõ

những yếu tô này sẽ giúp cơ quan tiễn hành tô tụng xác định đúng những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của họ, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp đối với

NCTN phạm tội cũng như xác định được khả năng cải tao và giáo dục của họ.Con người và đặc biệt là NCTN đang ở trong giai đoạn hoàn thiện nhân

cách chịu ảnh hưởng rat lớn của môi trường xung quanhcó thê kê đến đó là: điều kiện sinh sống của gia đình, thái độ, cách ứng xử của cha mẹ, những người thân trong gia đình; điều kiện học tập và sinh hoạt của họ ở nhà trường, đoàn thé, nơi cứ trú ” Những điều kiện trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi phạm tội của NCTN, do đó khi giải quyết các vụ án này bắt buộc cơ quan tiễn hành tố tụng phải xác định những tình tiết này.

Thứ ba, có hay không có người thành niên xui giuc

Việc xác định có hay không có người thành niên xúi giục cũng như

nguyên nhân và điều kiện phạm tội là những vấn dé quan trọng dé việc giải quyết vụ án được đúng đắn đồng thời phát hiện được những đồng phạm Việc làm rõ tình tiết này có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà NCTN thực hiện, từ đó giúp cơ quan tiễn hành tố tụng đề ra những biện pháp xử lý thích hợp Thực tế cho thấy, do tính nhẹ da, cả tin, thiếu kinh nghiệm sống của NCTN, nên có rất nhiều trường hợp NCTN bị lôi kéo, rủ rê thậm chí bi de doa, cưỡng bức về vật

W Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) và đồng tác giả (2012), Bình luận khoa học Bộ luật to tunghình sự Việt Nam năm 2003, Nxb Chính trị quôc gia — Sự thật, Ha Nội, tr.613.

Trang 39

chất hoặc tinh than dan đến thực hiện những hành vi phạm tội Trong trường

hợp NCTN phạm tội do bị đe doạ, cưỡng bức thì đây là một trong những tình

tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 BLHS đối với người thành niên phạm tội và là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với

NCTN Vì vậy việc đòi hỏi xác định có hay không người thành niên xúi giuc

trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự mà bị cáo là NCTN là hoạt động cần thiết, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, xử lý đúng đắn, khách quan vụ án,

phòng ngừa được việc phạm tội của NCTN.

Tứ tư, nguyên nhân và diéu kiện phạm tội

Người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng đang ton tai trong xã hội Hiện tượng nay không phải ngẫu nhiên mà luôn có nguyên nhân của nó Tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện phạm tội là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho cơ quan tiến hành tố tung trong việc đánh giá đúng dan về tinh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như có ý nghĩa trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và đề ra được những biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả.Trong thực tế cũng như lý luận, có nguyên nhân và điều kiện không thể phủ nhận được, đó là: môi trường gia đình, nhà trường, xã hội là những nguyên nhân; đặc điểm tâm lý lứa tuổi NCTN là điều kiện ảnh hưởng và tác động lẫn nhau một cách biện chứng làm phát sinh tội phạm ở NCTN NCTN dang trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách, chịu ảnh hưởng trước tiên bởi môi trường gia đình trong đó không thể không kê đến vai trò

của cha mẹ và những người thân trong gia đình Sự buông lỏng quản lý, giáo

dục, thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc bị ảnh hưởng bởi những thói quen tiêu cực của những người trong gia đình, tất cả đều có thé là nguyên nhân dẫn đến tội phạm NCTN Ngoài sự ảnh hưởng của gia đình, nhà trường và xã

hội cũng được xem là yêu tô quan trọng trong sự phát triên nhân cách của

18 Trường Dai học Luật Hà Nội (2006), Gido trinh Luật 10 tụng hình sự Việt Nam, NXBCông an nhân dân, Hà Nội, tr.496.

Trang 40

NCTN Từ đó có thế thấy có rất nhiều các nguyên nhân sẽ dẫn đến hành vi phạm tội của NCTN, những nguyên nhân này được làm rõ qua tìm hiểu, thu thập những tài liệu về gia đình, nhà trường và xã hội nơi NCTN sinh sống và

học tập.

Trong giải quyết vụ án mà bị cáo là NCTN, ngoài những chứng cứ phải thu thập theo quy định chung thì cơ quan tiễn hành tố tụng còn bắt buộc phải chứng minh các tình tiết trên đây Bởi vì có như vậy mới có thé giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, đồng thời góp phần giáo dục, giúp đỡ NCTN trở thành công dân có ích cho xã hội, góp phan vào công tác dau tranh

phòng ngừa tội phạm chưa thành niên.

* Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn giám sát đối với bị cáo là

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NCTN phải được xem xét can thận vì những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của họ Các biện pháp ngăn chặn bao gồm bắt, tạm giữ, tạm giam, cắm đi khỏi noi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị dé dam bảo Các biện pháp ngăn chặn này, tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân cua bị cáo mà có thê áp dụng cho cả người thành niên và NCTN ở các giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo giải quyết vụ án Riêng đối với bị cáo là NCTN, ngoài các biện pháp ngăn chặn tước tự do, ngăn chặn không tước tự do, pháp luật tố tụng hình sự còn có

những quy định đặc biệt không tước tự do của bị cáo đó là biện pháp giámsát.

Đối với các biện pháp giám sát

Theo quy định tại Điều 304 BLTTHS thì nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NCTN là không cần thiết thì Toà án có thể ra quyết định giao bị cáo NCTN cho cha mẹ, người đỡ đầu của họ giám sát để

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan