Luận văn thạc sĩ luật học: Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự

96 1 0
Luận văn thạc sĩ luật học: Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HOÀNG MINH TUẦN

SỰ THAM GIA CỦA LUẬT SƯ TRONG TO TUNG DAN SỰ

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60.38.01.03

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Triều Dương

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 2

LOI CAM DOAN

lôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cac nội dung trích

dan từ các tài liệu tham khảo được trích ghi nguôn đây đủ và hoàn toàn trung thực Những kết luận khoa hoc của luận văn chưa từng được công bồ trong bat kì công

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN MỞ DAU

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE SỰ THAM GIA CUA LUAT SU TRONG TO TUNG DAN SU

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở của sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự

1.1.1 Khái niệm về sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự 1.1.2 Đặc điểm sự tham gia của luật su trong to tung dan sw

1.1.3 Ý nghĩa về sự tham gia của luật sư trong to tụng dân sự

1.1.4 Cơ sở của việc tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự

1.2 Các yếu tố bảo đảm sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự 1.2.1 Yếu t6 con người

1.2.2 Yếu to pháp luật 1.2.3 Yếu to khác

1.3 Khái quát về sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về sự tham gia của luật sư

1.3.1 Giai doạn trước năm 1945

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 1.3.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 1.3.5 Giai đoạn từ năm 2015 đến nay

Kết luận Chương 1

Chương 2: SỰ THAM GIA CỦA LUẬT SƯ TRONG TÓ TỤNG DÂN

SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2.1 Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự với các tư cách khác

2.1.1 Sự tham gia của luật sư trong to tung dân sự với tw cách là người

đại diện theo uy quyền

2.1.2 Sự tham gia của luật sw trong tô tung dân sự với tư cách là người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự

2.2 Sự tham gia của luật sư trong từng giai đoạn tố tụng dân sự

Trang 5

2.2.2 Sự tham gia của luật sư trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và tại phiên toa sơ thẩm dân sự

2.2.3 Sự tham gia của luật sư trong giai đoạn phúc thẩm dân sự

2.2.4 Sự tham gia của luật sw trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự 2.2.5 Sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

theo thủ tục rút gọn

Kết luận Chương 2

Chương 3: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CUA LUẬT SƯ TRONG

TO TUNG DAN SỰ VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP

3.1 Thực trang sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự

3.1.1 Những wu điểm của sự tham gia của luật sư trong to tụng dân sự 3.1.2 Những hạn chế của sự tham gia của luật sư trong tô tung dân sự 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp để tăng cường sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự

Trang 6

PHAN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đời sống xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những định hướng co bản dé cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 nêu rõ: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tô tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình dang, công khai,

minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo dam sự tham gia và giám sát của nhán

dân đổi với hoạt động tư pháp; bảo dam chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lay kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng dé phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp; ” Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cũng chỉ ra: “Cai cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phan thúc day sự phát triển kinh tế - xã hội” Một trong những yêu cầu đặt ra trong quá trình cải cách tư pháp này là việc tăng cường sự tham gia của luật sư trong các giai đoạn tổ tụng, trong quá trình tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Theo đó,

yêu cầu này cũng được dé cập trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị: “Dao

tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn Hoàn thiện cơ chế để luật sư thực hiện tốt tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của luật sư đối với các tổ chức thành viên của mình” Vẫn đề tăng cường sự tham gia của luật sư trong tô tụng cũng hoàn toàn phù hợp với những nội dung mới về việc đảm bảo tranh tụng trong xét xử của Hiến pháp năm 2013.

Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp này, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được soạn thao và ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực kế từ ngày 01/07/2016 với nhiều sửa đối, bố sung quan trọng Trong những sửa đổi, b6 sung này có nhiều qui định mang tính cải cách cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự, nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng của luật sư Do đó, việc tìm hiểu những nội dung mới của pháp luật tô tụng dân sự không những cần thiết cho các luật sư

Trang 7

Bên cạnh đó, từ thực tiễn giải quyết tranh chấp, các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong thời gian qua cho thấy sự tham gia của luật sư ngày càng gia tăng về cả số lượng và chất lượng, điều này đã đóng góp tích cực cho quá trình giải quyết việc vụ việc dân sự một cách chính xác, đúng đăn, nhanh chóng, kịp thời, hợp pháp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Tuy nhiên, những đóng góp này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tầm vóc của đội ngũ luật sư, lực

lượng duy trì và bảo vệ công lý theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong giai

đoạn hiện nay.

Có thé thấy việc nghiên cứu sự tham gia của luật sư trong t6 tụng dân sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Việc tìm hiểu sự tham gia của luật sư trong tố tung dân sự giúp chúng ta có một cái nhìn tong quan về sự tham gia của luật sư và những đóng góp của luật sư đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ việc, hỗ trợ các cơ quan tiễn hành tố tụng đưa ra các phán quyết đúng đắn và khách quan, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các giai đoạn tố tụng Sự tham gia của luật sư có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong hầu hết các giai đoạn tô tụng dân sự Việc mở rộng phạm vi và dam bảo cho sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các nhà làm luật hiện này Với mục đích tìm hiểu và nghiên

cứu sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự, tôi quyết định chọn đề tài “Sự

tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình 2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi BLTTDS được thông qua 25/11/2015 cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu day đủ và hệ thống về sự tham gia của luật su trong tố tụng dân sự Các công trình nghiên cứu trước đây một mặt chưa cập nhật các qui định pháp luật mới có hiệu lực, một mặt chỉ đề cập đến các khía cạch khác nhau của luật sư mà chưa có sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu đối với riêng van dé sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến van dé này có thé kế đến sau đây: “Bao đảm hoạt động của luật sư trong tố tụng dân

Trang 8

sự”, Luận văn Thạc sĩ, Hoàng Mậu Thành, Đại học Luật Hà Nội, năm 2013; “Vai

trò của luật sư trong tố tụng dân sự”, Luận văn Thạc sĩ, Phạm Thị Hường, Khoa Luật Đại học Quốc gia, năm 2013; “Luật sư trong tô tụng dân sự”, Khoá luận tốt nghiệp, Nguyễn Văn Minh; “VỊ trí và vai trò của luật sư trong tô tụng dân sự”, Khóa luận tốt nghiệp, Trần Hà Dương, Đại học Luật Hà Nội, năm 2010; “Vị trí và vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự”, Luận văn thạc sĩ, Trần Phương Thảo, Đại học Luật Hà Nội, năm 2004; “Về sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự” của tác giả Đinh Văn Thanh trên Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 04 (145) 2004 Ngoài ra, cũng có một số công trình nghiên cứu một cách gián tiếp hoặc các khía cạnh nhất định về luật sư trong tố tụng dân sự: “Xây dựng văn hóa nghề nghiệp của luật sư đáp ứng yêu cau cải cách tư pháp” bài viết của tác giả Cao Thị Ngoc Hà trên Tap chí Nghề Luật Số 01/2016; “Luật sư với hoạt động thi hành bản án, quyết định dân sự”, Nguyễn Hồng Bách, Tap chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên dé 07/2015; “Nhận định và phân loại luật sư tại Việt Nam”, Nguyễn An, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 8/2015; “Pháp luật về luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật sư”, Nguyễn Văn Tuân, NXB Sự thật, năm 204; “Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, PGS.TS Lê Hong Hanh, NXB Dai hoc sư phạm, năm 2002; “Chuyên dé về Pháp lệnh luật sư năm 2001”, Bộ Tư pháp, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, tháng 12/2001; “Chuyên dé về luật sư”, Bộ Tư pháp, Tạp

chí Dân chủ & pháp luật, Hà nội năm 2006, tháng 12/2001; “Bút ký luật sư” tập 1,

TS.LS Phan Trung Hoài, NXB Tư pháp, Hà Nội 2005; “Mở rộng tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Minh Anh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2010; “Mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng”, Nguyễn Tiến Dam, Tạp chí dân chủ & pháp luật, số 11 năm 2002 “Luật sư — một nghề khó khăn”, Phan Trung Hoài, Tạp chí dân chủ & pháp luật, số 01 năm 1999: “Vai trò của luật sư trong tô tụng dân sự”, Dinh Văn Thanh; Báo cáo tham luận tại Hội thảo về tranh tụng trong tô tụng dân sự, Hà Nội,

ngày 13/03/2004.

Như đã nhận định ở trên, các công trình này mới chỉ đề cập đến khái niệm luật sư, quá trình phát triển của nghề luật su, cũng như vi tri, vai trò cua nghé luật sư trong tô tụng dân sự mà chưa tập trung vào nghiên cứu sự tham gia của luật sư

Trang 9

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự, bao gồm khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự, khái quát lịch sử hình thành và phat triển của các qui định pháp luật về sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự, các qui định của pháp luật tố tụng dân sự về sự tham gia của luật sư với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong từng giai đoạn tố tụng, thực tiễn thực hiện, phương hướng và giải pháp hoàn thiện các qui định pháp luật về sự tham gia của luật sư trong tô tụng

dân sự.

Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự là một đề tài khá rộng với nhiều

nội dung khác nhau Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn ở một

số nội dung sau đây:

- Nghiên cứu một số van đề lý luận về sự tham gia của luật sư trong tố tung

dân sự.

- Sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự chủ yếu với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự theo qui định của pháp luật, thực tiễn thực hiện các qui định này, qua đó xác định các hạn chế, bất cập, tồn tại dé thay rõ cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề này, mà không nghiên cứu về sự tham gia của luật sư trong quá trình thi hành án

dân sự.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam về sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự.

4 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩa Mác Lê-nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, các phương pháp nghiên cứu

khoa học chuyên ngành khác nhau cũng được sử dụng như: phân tích, chứng minh,

Trang 10

tổng hợp, so sánh, thống kê, diễn giải, qui nạp, Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích, diễn giải, qui nạp, so sánh.

5 Bố cục của luận văn

Luận văn với đề tài: “Su tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự” được kết cầu bởi ba chương ngoài phần Mở dau, Kết luận và Danh mục tai liệu tham khảo.

Chương |: Một số vấn đề lý luận về sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự Chương 2: Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự theo qui định của pháp luật

hiện hành

Chương 3: Thực trạng sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự và một số kiến

nghị hoan thiện pháp luật

Trang 11

TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở của sự tham gia của luật sư trong tố

tụng dân sự

1.1.1 Khái niệm về sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự

Theo nhận xét của một số nhà nghiên cứu, thì quyền bào chữa xuất hiện sớm nhất ở Châu Âu cùng voi sự xuất hiện của Tòa án và người biện hộ (luật su) xuất hiện cùng thẩm phán! Ban đầu (vào thê kỷ V trước Công nguyên, trong Nhà nước Hy Lạp cô đại) luật sư là những người có tài hùng biện, thay mặt các đương sự trình bày ý kiến, lý lẽ về vụ kiện trước Hội đồng xét xử (có tính chất như Tòa án ngày nay) Trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật t6 tụng trên thé giới, sự hiện

diện của luật sư tại các phiên xét xử của Tòa án và sự tham gia của luật sư trong các

giai đoạn tố tụng khác đều được pháp luật của các quốc gia ghi nhận và qui định một cách cụ thể Cho đến nay, luật sư (lawyer) được giải nghĩa là người được cấp phép dé hành nghề luật sư? hoặc là chuyên viên về luật pháp được phép biện cãi tại toa? (luật sư được phép cãi trước tòa — barrister) hoặc là người có giấy chứng nhận hành nghề, có phạm vi hoạt động trong lĩnh vực pháp luật rộng lớn, chịu trách nhiệm về việc tư van pháp lý và hướng dẫn các thủ tục tô tung đúng luật (luật sư tư van - solicitor).

Ở Việt Nam, lich sử của nghề luật sư có lẽ bắt dau từ đầu thé ky 20 khi Pháp đô hộ Việt Nam° Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 46/SL về tổ chức đoàn thé luật sư, sự kiện này là một dấu mốc quan trọng trong việc ghi nhận vi trí, vai trò của luật sư Sau đó, các văn bản pháp luật qui định về luật sư tiếp tục được hoàn thiện và ban hành: Pháp lệnh tô chức luật sư số 2A-LCT/HĐNN do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 18/12/1987; Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQHI0 về luật sư do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25/07/2001; Luật Luật sư số 65/2006/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006; Luật sửa

! Nguyễn Văn Tuân (2014), Pháp luật về Luật sư và đạo đức nghề nghiệp Luật sư, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr.7.

? Bryan A Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9° Edition, Thomson Reuters, USA, tr 968.

3 Nguyễn Thành Minh (chủ biên, 1998), Từ điển pháp luật Anh — Việt, NXB Thé giới, Hà Nội, tr 88.Nguyễn Thanh Minh (chủ biên, 1998), Từ điển pháp luật Anh — Việt, NXB Thể giới, Hà Nội, tr 915.5 Trương Nhật Quang (2013), Kỹ năng hành nghề Luật sư tư van, NXB Lao động, Hà Nội, tr 12.

Trang 12

đối, bô sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 do Quốc hội ban hành

ngày 20/11/2012.

Theo qui định hiện hành, luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo qui định của Luật luật sư, được phép thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tô chức Tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo qui định của Luật luật sư yêu cầu luật sư phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức

khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một

Đoàn luật sư Những dịch vụ pháp lý mà luật sư có thể cung cấp bao gồm việc tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của nguyên don, bị đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vu án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yeu cau dan su, hén nhan va gia dinh, kinh doanh, thuong mai, lao động và các vụ, việc khác theo qui định cua pháp luật; thực hiện tư van phap

Mặt khác, từ góc độ học thuật, nghiên cứu, đã có nhiều công trình khoa học đưa ra các khái niệm khác nhau về luật sư, có thể kế đến các quan điểm sau: ludt sư là chuyên gia pháp luật; là cố vấn pháp lý mà ở họ có kỹ năng nghề nghiệp thực thụ: luật su là người có du các điều kiện về năng lực pháp luật, kiến thức pháp lý, kỹ năng hành nghé được Cơ quan nhà nước có thẩm quyên công nhận được hành nghệ luật su thông qua việc cấp chứng chỉ: hành nghệ luật sư, tiễn hành các hoạt động nghé nghiệp theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở tôn trọng pháp luật và đạo đức nghệ nghiệp"; luật sư là một chức danh tu pháp độc lập, theo đó những người có du diéu kiện hành nghề luật su theo qui định của pháp luật Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyên Việt Nam công nhận quyên tham gia to tụng, tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác nhằm bảo về quyên lợi, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa.Š Có thé thay,

những quan điêm về luật sư đêu phân nào phản ánh những điêm đặc thù và nôi bat5 Lê Hồng Hạnh (2002), Đạo đức & kỹ năng của Luật sư trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, Tr 14

7 Nguyễn Văn Minh (2011), Luật sư trong tố tụng dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Tr 088 Hoàng Mậu Thành (2013), Bảo đảm hoạt động của Luật sư trong tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sĩ, Đại học

Luật Hà Nội, Tr 07.

Trang 13

Như vậy, cả luật thực định và các công trình học thuật đều thừa nhận ba đặc điểm nổi bật sau đây của một luật sư: (1) được cấp phép hành nghề luật su; (2) có kiến thức pháp lý, kỹ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp; (3) thực hiện các dịch vụ pháp lý, đại điện, nhân danh khách hàng tham gia các giai đoạn tố tụng theo qui định của pháp luật dé đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Đối với khái niệm “sự tham gia”, theo Đại từ điển Tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam phát hành, thì sự tham gia được hiểu là đự vào (có mặt trong hoạt động nào đó), góp phan vào, theo từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì tham gia được hiểu là góp phan hoạt động của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào dé" Như vậy, có thê hiểu rang, sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự là sự có mặt, sự hiện diện của luật sư trong các giai đoạn t6 tung dan su nham muc dich gop phan hoạt động của minh vào một hoạt động chung nhằm giải quyết vụ việc dân sự một cách khách quan, đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyên và lợi ich hợp pháp của các bên.

Về mặt hình thức, theo qui định của pháp luật hiện hành, luật sư có thể tham gia các giai đoạn tố tụng với một trong hai tư cách sau: (1) người đại diện của đương sự theo qui định tại Điều 85 BLTTDS 2015 và (2) người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo qui định tại Điều 75 BLTTDS 2015.

Về mặt nội dung, sự tham gia tô tụng dân sự của luật sư được hiểu là quá trình thực hiện quyền và nghĩa vu của luật sư trong tố tụng dân sự Những quyền và nghĩa vụ này được qui định cụ thé trong các văn bản pháp luật (Điều 76 Quyền va nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và Điều 86 Quyền và nghĩa vụ của người đại diện) Nói cách khác, nếu như quá trình tố tụng dân sự là các trình tự, thủ tục mà các chủ thể tham gia phải tuân thủ một cách chặt

chẽ nhằm mục đích tối cao là giải quyết vụ việc một cách chính xác, đúng đắn,

nhanh chóng, hiệu quả, thì luật sư, với tư cách là một chủ thể đặc thù, tại từng giai đoạn của qui trình đó, trong phạm vi mà pháp luật cho phép, sử dụng quyên và thực

hiện nghĩa vụ của mình một cách hiệu quả nhât đê, cùng các chủ thê khác, đạt được° Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Nguyễn Như Y (chủ biên, 1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB

Văn hóa — Thông tin, Hà Nội, tr 1522 ; ;

10 Viện ngôn ngữ hoc, Hoang Phê (chu biên, 1994), Từ điên Tiêng Việt, NXB Giáo dục, Ha Nội, tr 878

Trang 14

mục đích chung là xác định sự thật khách quan của vụ việc, qua đó, bảo vệ một

cách tốt nhất quyền và lợi ích của thân chủ.

Từ những phân tích trên, có thé đưa ra định nghĩa khái quát về sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự như sau: Sự tham gia cua luật su trong to tung dan su la sự góp mat, hiện điện cua luật sư trong các giai đoạn to tụng dân sự, voi tu cách là người đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, thông qua các hoạt động nghệ nghiệp cu thé của luật sư dé góp phan lam sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc, bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của đương sự, và góp phan hoàn thiện hệ thong pháp luật.

1.1.2 Đặc điểm sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự

Thứ nhất, sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự phải tuân theo trình tự, thủ tục do luật định và theo Qui tắc đạo đức và ung xử nghề nghiệp luật su Việt

Khi tham gia các hoạt động tô tụng dân sự, luật sư phải tuyệt đối tuân thủ theo các qui định pháp luật về tố tụng dân sự Nếu tham gia với tư cách là người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư phải xuất trình thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng khi làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại Tòa án Nếu tham gia với tư cách là người đại diện theo ủy quyên, luật sư phải xuất trình văn bản ủy quyền của đương sự Trong từng giai đoạn tố tụng, luật sư chỉ được thực hiện những quyền mà pháp luật đã qui định (ví dụ như: quyên thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tai liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án; quyền tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa, ) và buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã được pháp luật tố tụng dân sự qui định (ví dụ như nghĩa vụ tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội qui phiên tòa; nghiêm cắm việc

hủy hoại tài liệu, chứng cứ; )

Bên cạnh đó, khi tham gia tố tụng dân sự, luật sư còn phải tuân thủ các qui định của pháp luật chuyên ngành đối với các hoạt động mang tích chất nghề nghiệp của luật sư Trong quá trình tham gia tố tung dân sự, luật sư không được cung cấp dich vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án dân sự,

việc dân sự; không được tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết

được trong khi hành nghề; không được cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hang

Trang 15

cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; không được móc nối, quan hệ với người

tiễn hành tố tụng, người tham gia tô tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác dé làm trái qui định của pháp luật trong việc giải quyết vụ việc; không được có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tổ tung;

Ngoài ra, với tư cách là một nghề cao quý, được xã hội coi trọng, luật sư còn phải tuân theo Qui tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (được ban hành theo Quyết định số 68/QD-HDLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc) Day là bộ qui tắc ứng xử chuẩn mực của luật sư được xây dựng

và tuân thủ bởi các luật sư trên toàn quốc Theo bộ qui tắc này, luật sư khi tham gia

các hoạt động tố tụng dân sự phải có những ứng xử chuẩn mực, ví dụ như: nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của đương sự khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết

thúc dịch vụ đó, không được chủ động xúi giục, kích động đương sự kiện tụng hoặc

thực hiện những hành vi khác trái pháp luật; không được nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ich vật chất nào khác từ người thứ ba dé thực hiện hoặc không thực hiện vụ việc gây thiệt hại đến lợi ích của đương sự là khách hàng của mình;

Thứ hai, luật sự tham gia các hoạt động tô tụng dân sự phụ thuộc vào yêu câu của đương sự

Dù tham gia tố tụng dân sự với tư cách là đại diện theo ủy quyền hay người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự thì sự tham gia của luật sư luôn phụ

thuộc vào yêu cầu của đương sự Theo ý chí và mong muốn của mình, đương sự sẽ quyết định nhờ luật sư tham gia tố tụng tại thời điểm nào (giai đoạn khởi kiện, sơ

thâm hay phúc thâm) với tư cách gì (người đại diện theo ủy quyền hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp), được trao những quyền gi (theo nội dung văn bản ủy quyền đối với trường hợp luật sư tham gia với tư cách đại điện theo ủy quyền) và chấm dứt khi nào (đương sự hủy bỏ việc ủy quyền hoặc thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình) Xét từ góc độ lý luận thì sự tham gia của luật sư cũng nhằm mục đích hỗ trợ giúp đỡ đương sự về nhận thức pháp luật và kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng Vi vậy, nếu bản thân đương sự nhận thấy không cần sự giúp đỡ này hoặc muốn tìm kiếm một sự hỗ trợ khác thay thế thì luật sư cũng không thé tiếp tục tham gia quá trình tố tụng dân sự Cũng vì lẽ đó, pháp luật tố

tụng dân sự luôn qui định yêu cầu của đương sự là điều kiện bắt buộc để Tòa án

thực hiện thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Trang 16

Thứ ba, luật su tham gia các hoạt động tô tụng nhằm mục đích bảo vệ quyên

và lợi ích hợp pháp của một bên đương sự

Bên cạnh mục đích chung (là giải quyết vụ việc một cách khách quan, đúng đăn, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật), mỗi chủ thể, khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, đều có mục đích khác nhau Các chủ thể như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự tham gia tổ tụng dân sự với nhiệm vụ và chức năng được Nhà nước qui định để thực thi pháp luật, tiễn hành các hoạt động giải quyết vụ việc, kiểm soát việc tuân theo pháp luật, tổ chức thi hành án dân sự Nguyên don dân sự tham gia tổ dụng dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình, mong muốn Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của mình, còn bị đơn dân sự tham gia tố tung dân sự nhằm thuyết phục Tòa án bác yêu cầu của nguyên đơn Đối với luật sư, mục đích chủ yếu là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách

hàng của mình (là một bên đương sự).

Đề đạt được mục đích nêu trên, luật sư có thể thay mặt cho đương sự dé thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trước Tòa án (nếu tham gia với tư cách đại điện theo ủy quyền) hoặc tham gia tố tụng dân sự với vị trí pháp lý độc lập, tién hành tranh luận độc lập tại phiên tòa (nêu tham gia với tư cách người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự) Quyền và lợi ích của đương sự có thé bảo vệ một cách tốt nhất hay không phụ thuộc chủ yêu vào nền tảng kiến thức pháp luật, kinh nghiệm, kỹ năng hành nghé và đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

Thnk tư, sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự mang tinh chuyên môn

nghiệp vụ

Tính chuyên môn nghiệp vụ của luật sư khi tham gia các hoạt động tố tụng dân sự được thé hiện qua kiến thức pháp ly, kỹ năng hành nghé và đạo đức nghề nghiệp của luật sư Trước tiên, một luật sư cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn luật

định, theo đó, luật sư phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ

Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghé luật sư Sau đó, muốn được hành nghề luật sư thì phải có Chứng chi hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư Bên cạnh đó, luật sư còn không ngừng phải cập nhật sự thay đôi của các qui định pháp luật trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau và thường xuyên trau dồi để nâng cao kỹ năng hành nghề Tất cả những

Trang 17

yếu tố nêu trên phần nào phản ánh tính chất chuyên nghiệp của luật sư khi tham gia các hoạt động tô tụng dân sự.

Với từng giai đoạn tổ tụng, luật sư phải sử dụng những kỹ năng nghề nghiệp khác nhau Ví dụ: Trong giai đoạn khởi kiện, luật sư phải sử dụng kỹ năng trao đôi với khách hành, kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện Trong giai đoạn chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa sơ thâm, luật sư phải sử dụng kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng xây dựng phương án hỏi, kỹ năng chuẩn bị bản luận cứ Tại phiên tòa sơ thâm, luật sư phải sử dụng kỹ năng ghi chép diễn biến tại phiên tòa, kỹ năng trình bay, kỹ năng hỏi, kỹ năng tranh luận, đối đáp tại phiên toa, Dé sử dụng các kỹ năng một cách hiệu quả nhất thì luật sư cần có một nền tảng kiến thức pháp lý vừa toàn điện vừa chuyên sâu Với những phân tích nêu trên, có thể nhận thấy sự tham gia của luật sư trong các giai đoạn tố tụng dân sự mang tích chất chuyên môn

nghiệp vụ cao.

1.1.3 Ý nghĩa về sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự * Đối với duong sự

Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự giúp đương sự nhận thức đúng quyền và lợi ích hợp pháp của mình dé bảo vệ một cách tốt nhất các quyền và lợi ich hợp pháp đó Thực tế cho thấy, đương sự trong t6 tụng dân sự (du ở nông thôn hay thành thị, dù là người nông dân, người lao động phô thông hay các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà trí thức) đều chưa có kiến thức pháp lý đầy đủ và toàn diện dé đảm bảo cho việc bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ich hợp pháp của họ Do đó, đương sự cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các luật sư (những người có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật) dé nhận được những chỉ dẫn, ý kiến tư vấn về phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, với sự tham gia của luật sư, những van đề liên quan đến nội dung của vụ việc sẽ được đưa ra dé tranh luận, các chứng cứ, tai liệu sẽ được phản biện, vụ việc sẽ được xem xét, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau Điều này góp phần đảm bảo cho vụ việc dân sự được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ và đúng pháp luật, qua đó,

quyên và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự được đảm bảo một cách tốt nhất.

* Doi với cơ quan tiên hành to tụng, người tiên hành tô tụng

Trang 18

Sự tham gia tố tụng dân sự của luật sư góp phần hạn chế tiêu cực, nâng cao chất lượng xét xử, phát huy sự bình dang trong quá trình tô tụng Luật sư có mặt và tiến hành hoạt động tranh luận dân chủ tại phiên tòa cùng với những người tiến hành tố tụng khác sẽ tạo ra không khí bình đăng khi phát biểu ý kiến về những tình tiết liên quan đến bản chất và nội dung của vụ án Quá trình tranh tụng, tranh luận công khai sẽ tránh tình trạng cố chấp những ý kiến, quan điểm bảo thủ, mang tính chất qui chụp và suy diễn chủ quan.!! Bên cạnh đó, sự tham gia của những luật sư có kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ khiến đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử gồm thâm phán, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, phải tích cực trau dỗi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng học hỏi dé bồ sung những tri

thức mới và những qui định mới của pháp luật Như vậy, sự tham gia của luật sư

cũng là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng xét xử của các Tòa án nhân

Mặt khác, luật sư bằng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình, thông

qua các hoạt động thu thập, đánh giá tài liệu, chứng cứ, tranh luận công khai sẽ góp

phần giúp cho Tòa án có những nhận đính chính xác và đưa ra những phán quyết

khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.

* Đối với luật sư

Việc pháp luật tố tụng dân sự cho phép và ngày càng mở rộng phạm vi tham gia các giai đoạn tố tụng của luật sư là sự ghi nhận vi tri, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ luật sư trong việc tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự Đối với luật sư, sự tham gia trong tố tụng dân sự là cơ hội để luật sư tiếp tục thực hiện sứ mệnh nghề nghiệp của minh (bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người dân) đồng thời, cũng là cơ hội dé luật sư trau dồi, rèn luyện kiến thức, kỹ năng va đem lại thu nhập chính đáng va hợp pháp cho luật sư trong quá trình hành nghề của mình.

1.1.4 Cơ sở của việc tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự

* Cơ sở ly luận

Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 1946), “quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư” đã được ghi nhận Các bản Hiến pháp sau này (Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992) đều tiếp

!! Định Văn Thanh (2004), Về sự tham gia của Luật sư trong tố tụng dân sự, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, sỐ

4 (145), tr 16

Trang 19

tục kế thừa qui định này Cho đến bản Hiến pháp hiện nay (Hiến pháp năm 2013), tại Điều 31 tiếp tục phi nhận “quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” của công dân Như vậy, quyền nhờ luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là một quyền hiến định và cần được cụ thể hóa và thống nhất qui định

trong các văn bản pháp luật.

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “ Một số nhiệm

vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” đã định hướng: các cơ quan

tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng; bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư; tăng cường, củng cố các tổ chức luật sư; phát triển và kiện toàn đội ngũ luật sư Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cũng nêu rõ: “Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn Hoàn thiện cơ chế để luật sư thực hiện tốt tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của luật sư đối với các tổ chức thành viên của mình”.

Nhu vậy, có thé thấy, sự tham gia của luật sư trong t6 tung dân sự được qui định dựa trên cơ sở là quyền nhờ luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và phù hợp với định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước.

* Cơ sở thực tiễn

Với sự quan tâm của Dang và Nhà nước, công tác tuyên truyền và pho biến pháp luật ngày càng được trú trọng, các văn bản pháp luật về phố biến giáo dục pháp luật đã được ban hành và triển khai thực hiện trong thực tiễn và bước đầu mang lại những thành tích đáng ghi nhận Tuy nhiên, nhìn chung, sự hiểu biết của người dân về pháp luật vẫn còn rất hạn chế Đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2011-2015 cho thấy tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm còn diễn biến phức tạp, có biểu hiện gia tăng các vi phạm về bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, trong đó số vụ vi phạm hành chính vẫn ở mức cao.!? Một trong những nguyên dẫn đến tình trạng nêu trên là công tác phô biến, giáo dục pháp luật chưa phát huy được hiệu qua, mức độ hiểu biết pháp

2 Phan Hong Nguyên (2016), “Công tác phô biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2011-2015 và định hướng

phát triên”, Tạp chi Dân chủ & Pháp luật, tai địa chỉ: http://tcdcpl.moJ.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=244 ngày truy cập 16/07/2016

Trang 20

luật của người dân còn thấp Trước thực trạng này, sự tham gia của luật sư trong các hoạt động tố tụng là rất cần thiết Luật sư, với kiến thức và kỹ năng của mình, sẽ giúp người dân có được nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia các hoạt động tố tụng và có được phương thức tốt nhất dé bảo vệ những quyền

và lợi ích này khi bị xâm phạm.

Ngoài ra, sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự còn là yêu cầu cần thiết đối với công cuộc cải cách tư pháp và xu hướng hội nhập quốc tế của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Trong các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư được thông qua tại Hội nghị lần thứ tám về Phòng chống tội phạm và xử lý người phạm

tội của Liên Hợp Quốc, họp tại Havana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990, các chính

phủ phải bảo đảm rằng luật sư có khả năng thực hiện tất cả các chức năng chuyên môn mà không bị đe dọa, cản trở, quay ray hoặc can thiệp trái phép (nguyên tắc 16);

khi an ninh của luật sư bị đe dọa do thực hiện các chức năng của họ, họ phải được

các cơ quan chức năng bảo vệ một cách day đủ (nguyên tắc 17); luật sư phải được quyền miễn trách nhiệm dân sự và hình sự đối với những phát ngôn thiện chí trong lời bào chữa miệng hay bằng văn bản hay đối với sự xuất hiện nghề nghiệp của họ trước tòa hay trước cơ quan pháp luật hay hành chính (nguyên tắc 20) Bên cạnh đó, các quốc gia có hệ thống tư pháp phát triển trên thế giới đều có một đội ngũ luật su

đông dao, chất lượng và có địa vị cao trong xã hội Có thé nhận thấy điều này qua chỉ số về tỷ lệ luật sư trên số dân của Việt Nam khi so sánh với quốc gia phát triển:

ở Việt nam tỷ lệ luật sư trên số dân là 1 luật sư/14.000 người dân, trong khi đó ty lệ

này ở Thai Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhat Ban là 1/4546, Pháp là

1/1.000, Mỹ là 1/250.!3

1.2 Các yếu tố bảo đảm sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự 1.2.1 Yéu t6 con người

* Số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư

Yếu tổ đầu tiên và quyết định đến việc đảm bảo sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự chính là đội ngũ luật sư Một đội ngũ luật sư với SỐ lượng đông đảo và chất lượng cao là nền tảng vững chắc cho sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự Các tranh chấp dân sự phát sinh trong đời sống xã hội ngày càng gia tăng,

do đó nhu cầu nhờ luật sư tham gia tố tụng cũng tăng lên nhanh chóng Số lượng 3 Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo Tổng kết 5 năm thi hành Luật luật sư, Tr 15.

Trang 21

luật sư đông đảo va phân bố rộng khắp tai các địa phương trong cả nước là yéu tố dam bao cho người dân dé dàng tiếp cận luật sư và sử dụng các dịch vụ pháp lý Khi người dân hình thành thói quen tìm đến luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý và nhờ luật sư tham gia tô tụng khi muốn thực hiện quyền tố tụng của mình, sự tham gia luật sư trong tố tụng dân sự sẽ ngày càng phô biến Ngược lại, nếu số lượng luật sư quá ít hoặc phân bé không đều tại các địa phương, người dân sẽ gặp nhiều khó khăn khi nhờ luật sư tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi cho mình, đồng thời, luật sư cũng không thể tham gia quá nhiều vụ việc cùng lúc Như vậy, số lượng luật sư tăng lên sẽ đảm bảo tốt hơn sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự.

Bên cạnh đó, chất lượng luật sư cũng quyết định đến việc đảm bảo sự tham

gia của luật sư trong tô tụng dân sự Chất lượng luật sư được thể hiện đưới nhiều

khía cạnh khác nhau: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp Luật sư tham gia tố tụng dân sự để hỗ trợ, giúp đỡ đương sự về mặt kiến thức pháp luật, giúp họ nhận thức được các vấn đề pháp lý, hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia tô tụng Đề thực hiện tốt vai trò này, luật sư cần có một nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc, toàn diện và được cập nhật thường xuyên Do đó, nếu không đảm bao được yếu tố này, luật sư không thé tham gia tố tụng dân sự dé bảo vệ quyền lợi cho thân chủ Bên cạnh yếu tổ về kiến thức chuyên môn, yếu tố về kỹ năng hành nghề cũng đóng vai trò quan trọng tương tự Một luật sư có kiến thức pháp luật uyên thâm nhưng không thể vận dụng những kiến thức này để bảo vệ quyên lợi hợp pháp cho khách hàng của mình thì luật sư đó sẽ hầu như không có cơ hội được mời dé tham gia các hoạt động tố tụng dân sự Sau cùng, chất lượng luật sư luôn phải xem xét đến yếu tô dao đức nghề nghiệp Dư luận xã hội đã từng xuất hiện quan điểm cho răng luật sư là “cánh tay nối dài” của thâm phán, một số luật sư có hành vi tiêu cực thé hiện đạo đức nghề nghiệp thấp kém Những hiện tượng này dễ dàng gây ra hiệu ứng tiêu cực trong xã hội, làm giảm uy

tín, hình anh của luật sư Khi không tin tưởng vào đội ngũ luật sư, người dân sẽ

không thể nhờ luật sư tham gia tố tụng dé bảo vệ quyền lợi cho ho Trái lại, néu mỗi luật sư luôn có ý thức trau đồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giữ gìn đạo đức nghề

nghiệp, thì xã hội sẽ ghi nhận hình ảnh một đội ngũ luật sư uy tín, đáng trọng, xứng

đáng dé người dân tìm đến nhờ cậy khi gặp khó khăn về pháp luật Có thể nói, chat

Trang 22

lượng của đội ngũ luật sư không chỉ đảm bảo cho sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự mà còn góp phan duy trì sự 6n định và văn minh của xã hội.

* Hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của đương sự

Chủ thể quyết định đến sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự chính là

các đương sự trong các vụ việc dân sự Họ là những người đang gặp khó khăn khi

tham gia các hoạt động tố tụng và cần đền sự trợ giúp từ các luật sư Tuy là người cần trợ giúp nhưng đương sự lại có quyền quyết định đến sự tham gia của luật sư.

Đương sự quyết định thời điểm tham gia tố tụng của luật sư, phạm vi tham gia tố

tụng của luật sư, thời điểm chấm dứt tham gia tố tụng của luật sư, quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng dân sự Vì vậy, sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu đương sự không hợp tác với luật sư, thiếu những hiểu biết pháp luật cơ bản hay không có ý thức tuân thủ pháp luật Thực tế có nhiều trường hợp đương sự không hiểu hoặc cé tình không hiểu những tư van, giải thích, hướng dẫn của luật sư, thậm chí đương sự có thé đưa ra những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, vi phạm qui tắc hành nghề hoặc không phù hợp với qui định pháp luật Trong những tình huống này, luật sư có thé chấp nhận chiều theo ý của khách hàng hoặc từ chối hợp tác, tuy vậy, dù lựa chọn ứng xử ra sao thì sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực Ngược lại, nếu thân chủ am hiểu về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật và thiện chí hợp tác với luật sư, thì sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự sẽ gặp rất nhiều thuận

* Nhận thức và thiện chi hợp tác của những người tiễn hành to tụng Sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự cũng phụ thuộc khá nhiều vào sự nhận thức và thiện chí hợp tác của những người tiến hành tố tụng Có thé nói, cả luật sư và những người tiến hành t6 tụng (gồm chánh án tòa án, thâm phán, hội thấm nhân dân, thâm tra viên, thư ký tòa án, viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm tra viên) đều tham gia các hoạt động tô tụng dân sự với mục đích là xác định sự thật khách quan của vụ việc và giải quyết vụ việc một cách chính xác và hợp pháp Như vay, sự tham gia của luật sư trong tô tung dân sự chính là một sự hỗ trợ cần thiết và đặc lực cho công việc của những người tiến hành tổ tụng Tuy nhiên, nếu những người tiễn hành tố tụng không có nhận thức đúng đắn về sự tham

gia của luật sư, coi sự tham gia của luật sư gây can trở cho công việc của họ thì ho

Trang 23

thường thé hiện thái độ coi thường luật sư, không ghi nhận những ý kiến, quan điểm của luật sư, thậm chí còn có thái độ bất hợp tác, gây khó khăn, cản trở cho sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự.

1.2.2 Yếu to pháp luật

* Các qui định về bảo đảm thực hiện quyên của luật sư

Sự tham gia của luật sư trong tố tung dân sự dựa trên cơ sở pháp ly là các văn bản pháp luật về tô tụng dân sự Các văn bản pháp luật này ghi nhận địa vị pháp

lý của luật sư trong các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, xác định tư cách chủ thé,

quyén và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia các hoạt động tố tụng dân sự Trên cơ sở các qui định này, luật sư thực hiện các quyên tố tụng của minh dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Tuy vậy, các quyền tố tụng của luật sư có được thực hiện trên thực tế hay không còn phụ thuộc vào mức độ cụ thể, chỉ tiết, rõ ràng của các qui định pháp luật tố tụng dân sự và tính phù hợp với thực tiễn tố tụng hiện nay Nếu các qui định chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê các quyền của luật sư nhưng lại thiếu các qui định về cách thức, phương thức thực hiện quyền hay các qui định về đảm bảo thực thi quyền trên thực tế thì luật sư cũng không thé thực hiện quyền t6 tụng của mình Ví dụ như qui định về việc nộp đơn theo phương thức gửi trực tuyến băng hình thức điện tử qua Công thông tin điện tử của tòa án chưa qui định rõ về giá trị của đơn gửi bằng phương thức này, cách xác định tính chính xác, nhân thân, tư cách của người gửi đơn, cách xử lý trong trường hợp lỗi kỹ thuật mà không gửi được đơn, Do đó, phương thức nộp đơn này rất khó dé luật sư thực hiện cho đến khi có những qui định hướng dẫn cụ thể Có thê thấy, sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự sẽ được đảm bảo nếu các quyền tố tụng của luật sư được qui định một cách cụ thê, rõ ràng, đầy đủ và được bảo đảm thực hiện bằng các phương thức thực tế.

* Các qui định về các thiết chế hỗ trợ hoạt động của luật sư

Trong hệ thống tư pháp của các quốc gia phát triển có rất nhiều các thiết chế hỗ trợ sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự Hiện nay, các thiết chế như thừa phát lai, văn phòng công chức, thấm định giá đã hỗ trợ khá hiệu quả cho các hoạt động t6 tụng của luật sư Các văn ban đã được công chứng tại văn phòng công chứng, các vi băng do thừa phát lại lập, kết quả thẩm định giá đều được luật sư sử dụng trong quá trình bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự tại tòa án Luật

Trang 24

sư không đủ khả năng, trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên sâu và không được

phép trực tiếp thực hiện các công việc của công chứng viên, thừa phát lại, thâm định viên, giám định viên Với sự hỗ trợ của những thiết chế này, sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự sẽ thuận lợi và chuyên nghiệp hơn Do đó, hệ thống các qui định pháp luật về các thiết chế hỗ trợ các hoạt động tô tụng của luật sư cũng là một yếu tố quan trong dé đảm bao sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự.

* Các qui định về phí luật sư

Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự cũng là một loại hình dịch vụ

pháp ly Theo đó, đương sự có trách nhiệm phải thanh toán chi phí cho luật sư khi

luật sư tham gia các hoạt động tô tụng dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Luật sư cần phải được thanh toán chi phí đủ để duy trì hoạt động nghề nghiệp của mình Trong quá trình tham gia tố tụng có rất nhiều loại chi phí phát

sinh mà luật sư phải chi trả như chi phí đi lại, lưu trú, liên hệ công tác, chi phí hoạt

động văn phòng, Bên cạnh đó, luật sư phải sử dụng thời gian, trí tuệ, kiến thức của mình để giải quyết các van đề pháp ly cho đương sự, đại diện đương sự tham gia các hoạt động tô tung Vi vậy, nếu không được trả công xứng đáng với công sức, trí tuệ, thời gian mà luật sư đã tiêu tốn để tham gia các hoạt động tố tụng thì

luật sư không đủ các điều kiện cần thiết dé tiếp tục hành nghề Do đó, các qui định

pháp luật về chi phí luật sư theo hướng đảm bảo mức tối thiểu mà luật sư có thé được nhận từ khách hàng là một yếu tố quan trọng đối với việc đảm bảo sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự.

1.2.3 Yếu to khác

* Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư

Luật sư là một nghề có nhiều rủi ro và sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự cũng tiềm ân nhiều nguy cơ nghé nghiệp Do đó, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư là một phương thức bảo đảm đối với hoạt động của luật sư tương đối phổ biển tại các quốc gia phát triển Những rủi ro có thé xảy ra trong quá trình luật sư tham gia các hoạt động tố tụng dân sự sẽ được phần nào hạn chế thông qua việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp này Sau khi mua bảo hiểm, luật sư sẽ được thanh toán số tiền mà luật sư có trách nhiệm phải thanh toán phát sinh từ các khiếu nại chống lại luật sư trong thời hạn bảo hiểm, do hậu quá trực tiếp của hành

động bat cân, sai sót mac phải trong khi thực hiện các công việc chuyên môn của

Trang 25

luật sư và các chi phí, phí tổn phát sinh nhằm giải quyết các khiếu nại Với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự sẽ được bảo đảm một cách chuyên nghiệp và thực tế.

1.3 Khái quát về sự hình thành và phát triển các qui định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về sự tham gia của luật sư

1.3.1 Giai doan trước năm 1945

Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, pháp luật chủ yếu tập trung vào hình

luật, các qui định về dân luật rat ít oi và được qui định rải rác trong hình luật Theo

các tài liệu lịch sử còn lại, có thể nhận thay không có sự tham gia cua thầy kiện, thầy cãi trong các vụ tranh chấp Thực trạng này xuất phát từ đặc điểm của xã hội phóng kiến và chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, theo đó, nhà vua là thiên tử (“con trời”) và các phán quyết do nhà vua đưa ra là thiên ý (“ý trời”) thé thiện cho công lý, công băng Tuy nhiên, trên thực tế trong xã hội Việt Nam khi xưa, ở đâu đó người ta vẫn thấp thoáng thấy sự hiện diện của những “thầy kiện” Đó có thể là những người thân quen có sự hiểu biết nhất định hay người “văn hay chữ tot” trong làng ngoài xã được nhờ dé “tư vấn”, soạn thảo don từ Sau này, do nhu câu của xã hội đã dan hình thành những người làm công việc này một cách thường xuyên hơn, thậm chí làm “chui”!“ Mac dù vay, cần khang định rang không có sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự tại giai đoạn

Cho đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trong quá trình kiện toàn bộ máy cai trị tại Việt Nam, toàn quyền Pháp ban hành các văn bản liên quan đến quyền bảo chữa và luật sư: Nghị định về việc biện hộ cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp tại Tòa án Pháp ký ngày 26/11/1876 và Sắc lệnh thành lập luật sư Đoàn tại Sài Gòn và Hà Nội vào năm 1884, Sắc lệnh ký ngày 30/1/1911 cho phép người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư, Sắc lệnh về tô chức luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng ký ngày 25/5/1930 Với các văn bản nêu trên, luật sư, với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân tại các Tòa án, mới được người dân biết đến Từ năm 1930 trở đi, các

luật sư không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả trước Toà án Việt Nam; không chỉ14 Chí Trung - Nguyên Hùng (2015), “Nghề luật sư ở Việt Nam đã ra đời và hoạt động như thế nào?” Trang

thông tin điện tử Luật sư Việt Nam online, http://Isvn.vn/news/Nghien-cuu/Nghe-luat-su-o-Viet-Nam-da-ra-doi-va-hoat-dong-nhu-the-nao-265/ ngày truy cập 17/06/2016

Trang 26

bào chữa cho người có quốc tịch Pháp mà cả người không có quốc tịch Pháp Tuy

nhiên, qui định này chỉ là công cụ phục vụ cho bộ máy nhà nước thực dân, luật sư

chủ yếu tham gia trong các vụ án hình sự, sự tham gia của luật sư trong các vụ án dân sự là hầu như không có.

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách là người đứng đầu chính quyền mới, đã ký Sắc lệnh số 33C ngày 13/09/1945 về việc thành lập Tòa án quân sự, trong đó khang định “Bi cáo có thé bào chữa hay nhờ người khác bênh vực cho minh” và Sắc lệnh sô 46/SL ngày 10-10-1945 về tổ chức đoàn thé luật sư Có thé thấy, những văn bản này là cơ sở quan trọng, đánh dấu sự công nhận đầu tiên đối với sự tham gia của luật sư trong các hoạt động tô tụng với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Hiến pháp năm 1946 cũng qui định về sự tham gia của luật su dé bảo về cho nguyên cáo và bị cáo trong các tranh chấp dân sự nếu được họ mượn (Điều 67) Tiếp đến, Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và Luật t6 tụng được ban hành, trong đó tại Điều 2 có qui định: “/udt sư có thé được tham gia tô tụng để bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho đương sự” Tuy vậy, trong thời kỳ này, các sắc lệnh ban hành chủ yếu qui định về những vấn đề thuộc lĩnh vực hình sự mà ít đề cấp đến dân sự.

Thời kỳ tiếp theo, năm 1954, Việt Nam bị tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội và hệ thống pháp luật khác nhau.

Ở miền Nam, bên cạnh việc duy trì áp dụng các văn bản pháp luật được ban hành dưới thời Pháp thuộc, chính quyền Nguy Sai Gòn đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến sự tham gia của luật sư dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như Luật số 1/62 về qui chế luật sư và Tổ chức luật sư Đoàn ngày 18/01/1962, Sắc lệnh số 72/SL/CCDD/PTNNN ngày 5/6/1970 qui định về thủ tục tố tụng của những vụ kiện địa điền, Bộ luật dân sự và thượng sự tô tụng ngày 20/12/1972 Mặc dù có những qui định ghi nhận sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự nhưng số lượng còn rất ít.

Ở miền Bắc, sau khi hòa bình được lập lại, có rất nhiều các văn bản pháp luật quan trọng đã được ban hành, nổi bật nhất là Hiến pháp năm 1959 thay thế Hiến pháp năm 1946 Trong lĩnh vực tô tụng dân sự, Nhà nước cũng chú trọng xây dựng

Trang 27

hệ thống các văn bản pháp luật thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật qui

định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, bao gồm ca các

văn bản liên quan đến quyền nhờ người khác thay mặt mình để bảo vệ quyền lợi trước Tòa án Một số văn bản có thé được ké đến là: Thông tư số 2225/HCTP ngày 24/10/1956 qui định về chắn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa do Bộ Tài chính ban hành, Thông tư số 22/HCTP ngày 18/02/1957 về việc trả lời một điểm về bào

chữa của Bộ Tư pháp.

Sau khi thời kỳ chia cắt chấm dứt, đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, Luật t6 chức Tòa án nhân dân năm 1981 được ban hành thì sự tham gia của luật sư trong tô tung dân sự ngày càng rõ nét Điều 9 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 qui định: “Các đương sự có quyên nhờ luật su bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho mình” Trên cơ sở này, các văn

bản hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự đều có những

qui định dé cập đến sự tham gia của luật sư dé bảo vệ quyền lợi của đương sự Ngày 28/12/1987, Pháp lệnh tô chức luật sư đã được Hội đồng Nhà nước thông qua, trong đó, Khoản 1 Điều 13 qui định một trong những hình thức giúp đỡ pháp lý của luật

sư là “đại diện cho các bên đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình vàlao động”.

Như vậy, có thé thấy, trong giai đoạn này, mặc dù đã có một số qui định về luật sư tham gia tô tụng với những vai trò tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng địa vị pháp lý của luật sư chưa được qui định cụ thể Bên cạnh đó, do hạn chế của số lượng, chất lượng luật sư, nhận thức của đương sự và các nguyên nhân khách quan khác, sự tham gia của luật sư trên thực tế còn khá mờ nhạt 1.3.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004

Giai đoạn này được đánh dấu với sự ra đời của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 Tiếp đó, rất nhiều văn bản quan trọng về tô tụng dân sự được xây dựng và ban hành như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Pháp lệnh

công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định dân sự của Tòa án

nước ngoài năm 1996, Các văn bản pháp luật này đều có những qui định về

người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền lợi của đương sự Cụ thé,

đương sự có thê nhờ luật sư được Tòa án chap nhận bảo vệ quyên lợi cho mình, một

Trang 28

người có thé bao vệ quyền lợi cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền lợi của những người đó không đối lập nhau Quyền và nghĩa vụ của luật sư tham gia tố tung dân sự với tư cách người bảo vệ quyên lợi của đương sự cũng được qui định cụ thé tại Điều 25 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.

Sau khi Hiến pháp năm 1992 ra đời, hàng loạt các luật và văn bản pháp luật khác được ban hành tiếp tục phi nhận sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự Điều 132 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Tổ chức luật sư được thành lập để giúp các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.” Điều 9 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 qui định: “Tòa án bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” Pháp lệnh luật sư năm 2001 cũng qui định về sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự: /udt sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại điện hoặc là người bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính (Diéu 14); luật sư có quyên tham gia tô tụng theo qui định của pháp luật tô tung (Diéu 15).

Như vậy, có thể nhận định rằng, giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 đánh

dau sự phát triển đáng ké của sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự Theo đó, tư cách và dia vi pháp luật của luật sư đã được xác định một cách rõ ràng và cụ thé 1.3.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015

Tiếp tục kế thừa và phát huy những ưu điểm của các văn bản pháp luật trong

giai đoạn trước, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, Bộ luật tố tụng

dân sự đã được Quốc hội thông qua ngày 15/06/2004 Bộ luật này đánh dấu sự phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, trong đó có những qui định rõ ràng và cụ thé hơn về sự tham gia của luật sư trong t6 tụng dân sự Với tư cách là người đại điện theo ủy quyền, sự tham gia của luật sư được qui định từ Điều 73 đến Điều 78 với những nội dung về quyền, nghĩa vụ của người đại diện, những trường hợp không được làm người đại diện, chấm dứt đại diện trong tô tụng dân sự, hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tô tụng dân sự Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, sự tham gia của luật sư được qui định từ Điều 63, Điều 64 và các điều luật khác trong từng giai đoạn tố tụng cu thể.

Bộ luật tố tụng dân sự tiếp tục được sửa đôi, bố sung năm 2011 với những thay đôi quan trọng, ghi nhận rõ nét hơn, mở rộng sự tham gia của luật sư trong tố

tụng dân sự Điêu này được thê hiện qua các qui định được sửa đôi, bô sung: Bảo

Trang 29

đảm quyền tranh luận tố tụng dân sự (Điều 23a), Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 63), Sự có mặt của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự (Điều 199), Hoãn phiên tòa phúc thẩm (Điều 266), Bên cạnh đó, các văn hướng dẫn và pháp luật chuyên ngành cũng có những qui định bố sung đối với sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự Luật luật sư năm 2006 sửa đôi năm 2012 tiếp tục qui định hoạt động tham gia tổ tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp

dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc

về yêu cẩu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo qui định của pháp luật trong phạm vi hành nghề của luật sư (Khoản 2 Điều 22).

1.3.5 Giai đoạn từ năm 2015 đến nay

Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, trong xu thế hội nhập mạnh mẽ, đội ngũ luật sư ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhu cầu nhờ luật sư tham gia trong các tranh chấp dân sự ngày càng tăng cao, Bộ luật tố tụng dân sự năm

2015 đã được ban hành với những qui định mới, mở rộng phạm vi tham gia của luật

sư trong tố tụng dân sự Có thê nhận thay điều này qua một số thay đổi quan trọng sau: thứ tự hỏi của luật sư tại phiên tòa được đưa lên trước Hội đồng xét xử; qui định cụ thé va rõ ràng về thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự; bổ sung luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, Những qui định này bắt đầu có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/07/2016 và được mong đợi sẽ mang đến những thay đôi tích cực và quan trọng trong thực tiễn tố tụng dân sự tại Việt Nam trong thời gian tới đây.

Trang 30

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự là sự góp mặt, hiện diện của luật sư trong các giai đoạn tố tụng dân sự, với tư cách là người đại điện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thông qua các hoạt động nghề nghiệp cụ thé của luật sư dé góp phan làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Sự tham gia của luật sư trong tô tung dân sự có các đặc điểm: (1) phải tuân theo trình tự, thủ tục do luật định và theo Qui tắc đạo đức và ung xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; (2) phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự; (3) nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một bên đương sự; (4) mang tính chuyên môn nghiệp vụ Sự tham gia của luật sư có ý nghĩa giúp đương sự nhận thức đúng quyền và lợi ích hợp pháp của mình để bảo vệ một cách tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp đó; góp phần hạn chế tiêu cực, nâng cao chất lượng xét xử, phát huy sự bình đăng trong quá trình tố tung; là cơ hội dé luật sư trau dồi, rèn luyện kiến thức, kỹ

năng và đem lại thu nhập chính đáng và hợp pháp cho luật sư Sự tham gia của luật

sư trong tố tụng dân sự có cơ sở lý luận là quyền nhờ luật sư bào chữa, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và theo định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước; và cơ sở thực tiễn là yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế trong điều kiện sự am hiểu về

pháp luật của người dân chưa cao.

Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự được đảm bảo bởi nhiều yếu tố

khác nhau: yếu tố con người (số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư, hiểu biết

và ý thức tuân thủ pháp luật của đương sự, nhận thức và thiện chí hợp tác của những

người tiễn hành tố tụng), yếu tố pháp luật (các qui định về bảo đảm thực hiện quyền của luật sư, các qui định về các thiết chế hỗ trợ hoạt động của luật sư, các qui định về phí luật sư) và yếu tố khác (bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư).

Hình thành và phát triển các qui định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về sự tham gia của luật sư là một quá trình kế thừa và hoàn thiện không ngừng của hệ thong pháp luật tố tụng dân sự dé phù hop điều kiện lich sử trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng một đội ngũ luật sư vừa đông về số

lượng vừa giỏi vê chuyên môn.

Trang 31

Chương 2

SỰ THAM GIA CUA LUAT SƯ TRONG TO TUNG DAN SỰ THEO QUI DINH CUA PHAP LUAT HIEN HANH

2.1 Sự tham gia của luật sư trong tố tung dân sự với các tư cách khác nhau Luật sư tham gia tố tụng dân sự với một trong hai tư cách: (1) người đại diện theo ủy quyền của đương sự; (2) người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Với mỗi tư cách, sự tham gia của luật sư có những đặc điểm, phạm vi khác

2.1.1 Sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo úy quyên

Thông thường, khi cho rang quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, các cá nhân, cơ quan, tô chức sẽ chủ động, trực tiếp tiễn hành các thủ tục tố tụng dé yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của họ Khi chính thức tham gia tổ tụng dân sự với tư cách tô tụng rõ ràng, đương sự phải tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật Tuy nhiên, không phải lúc nào việc trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự cũng dễ dàng, thực tế đương sự có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại khách quan như ốm đau, bệnh tật, bận công tác ở xa, hạn chế về khả năng giao tiếp, Bên cạnh những khó khăn mang tính chất khách quan này, trong một số trường hợp, vì những nguyên nhân mang tính chủ quan (ví dụ: ngại đối mặt bị đơn vì quan hệ cá nhân trước đây, muốn giữ hình ảnh, cảm thay không tự tin khi xuất hiện nơi đông người, nhận thay bản thân hạn chế về kiến thức pháp luật, hoạt động tố tụng tại tòa án ), đương sự không muốn trực tiếp tham gia các hoạt động tố tụng Trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp và nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, pháp luật tô tụng dân sự qui định về việc đương ủy quyền cho người đại điện thay mặt đương sự tham gia tố tụng Trên thực tế, trong thời gian gần đây, việc đương sự nhờ luật sư làm đại diện theo ủy quyền ngày càng trở lên phô biến Điều này xuất phát từ sự tin tưởng của đương sự vào nhân phẩm, đạo đức, uy tín, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của luật sư ngày càng được nâng cao Bên cạnh đó, BLDS 2015 đã có những qui định mới về cơ chế ủy quyên theo

hướng mở rộng đối tượng được ủy quyền không chỉ là cá nhân mà còn có thể là

pháp nhân Theo đó, đương sự không chỉ nhờ luật sư mà có thé nhờ tổ chức hành

Trang 32

nghé luật sư (công ty luật, văn phòng luật sư) dé tham gia tô tung dân sự với tu cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự.

* Căn cứ phát sinh

Cơ sở pháp lý cho sự tham gia của luật sư trong tô tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự được qui định tại Điều 73 BLTTDS 2004 và Điều 85 BLTTDS 2015: “Người đại diện theo ủy quyền theo qui định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.” Dẫn chiếu đến qui định về người đại diện theo ủy quyền của BLDS 2005: “Đại điện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện” và qui định của BLDS 2015: Đại diện theo ủy quyền là “quyền đại điện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện”, “cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyên cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân

Như vậy, trong trường hợp đương sự không thể hoặc không muốn tham gia tố tung dân sự và ủy quyền cho luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư (qui định về việc ủy quyền cho tổ chức hành nghề luật sư có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) thì luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư, với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự, được tham gia các hoạt động tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, thay mặt cho đương sự thực hiện những quyền và nghĩa vụ tô tụng thông qua một văn bản ủy quyền.

Có thé thấy, quan hệ ủy quyền trong tô tụng dân sự giữa luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư và đương sự được xác lập theo ý chí của đương sự, được thể hiện băng sự ủy quyền của đương sự cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Về nguyên tắc, việc ủy quyền giữa đương sự và luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư phải được lập thành văn bản, trong văn bản ủy quyền phải nêu cụ thể nội dung ủy quyền,

phạm vi ủy quyên, trách nhiệm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư khi thực hiện

các công việc thay mặt đương sự Văn bản ủy quyền chỉ được coi là hợp pháp nếu văn bản đó được xác nhận tại cơ quan nhà nước có thâm quyền Nếu đương sự là cá nhân, văn bản ủy quyền phải được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trần hoặc tại cơ quan công chứng Nếu đương sự là pháp nhân, văn bản ủy quyền phải được đại điện của pháp nhân ký và đóng dấu pháp nhân.

* Pham vi tham gia tổ tụng

Trang 33

Phạm vi tham gia tô tụng dân sự của luật sư hoặc tô chức hành nghề luật sư

(với tư cách là người đại diện theo ủy quyên của đương sự) được xác định căn cứ

theo văn bản ủy quyền của đương sự Theo đó, đương sự có thể ủy quyền cho luật sư hoặc tô chức hành nghề luật sư một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tô tụng của mình Tương ứng với nội dung ủy quyền, luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư sẽ có những quyền và nghĩa vụ tố tụng theo qui định của pháp luật.

Tuy nhiên, phạm vi tham gia tố tụng của luật sư trong một số trường hợp cũng bị hạn chế theo qui định của pháp luật Ví dụ như trường hợp ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho luật sư thay mặt mình tham gia tố tụng (Khoản 3 Điều 73 BLTTDS 2004 và Khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015); đương sự cũng không được ủy quyền cho luật sư đối với các quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của đương sự như trường hợp thuận tình ly hôn, cấp dưỡng, hủy kết hôn trái pháp luật Mặt khác luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư buộc phải từ chối nhận ủy quyền của đương sự nếu có cơ sở dé cho rang sự ủy quyên này sẽ dẫn tới mâu thuẫn về lợi ích đối với các đương sự khác trong cùng một vụ viéc.

* Quyên và nghĩa vụ

Với tư cách là người đại điện theo ủy quyền của đương sự, quyền và nghĩa vụ của luật sư phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của đương sự được thé hiện trong văn bản ủy quyền Trên thực tế, luật sư thường tham gia tố tụng với tư cách là người đại

diện theo ủy quyền và được thực hiện các hoạt động sau:

- Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh dé bảo vệ quyền và lợi ich hop

pháp của đương sự

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó

- Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc

định giá tài sản

- Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập

Trang 34

- Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khan cấp

tạm thời

- Tự thoả thuận với đương sự phía bên kia hay đại diện của họ về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành luật sư sẽ thay mặt đương sự thương lượng, thỏa thuận với đương sự phía bên kia giải quyết các van dé của vụ việc trong phạm vi ủy quyên.

- Tham gia phiên tòa, phiên họp, tiễn hành hỏi; tranh luận tại phiên toà, phiên họp; đề xuất với Toà án những van dé cần hỏi người khác; được đối chất với nhau

hoặc với nhân chứng.

- Thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng ma Tòa án tong đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyên cho đương sự.

* Căn cứ cham dit

và nguyên tắc, đại diện trong tố tụng dân sự trong đó có đại diện theo ủy quyền dựa trên cơ sở đại diện trong quan hệ dân sự Do đó, dẫn chiếu đến các qui định của BLDS 2015 về đại diện theo ủy quyền thì sự tham gia của luật sư với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự chấm dứt trong các trường hợp

(1) Theo thỏa thuận

(ii) Thời hạn ủy quyền đã hết

(iii) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành.

(iv) Đương sự (hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự, nếu đương sự là pháp nhân), luật sư hoặc tô chức hành nghề luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyên.

(v) Đương sự hoặc luật sư chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mat tích hoặc là đã chết Các sự kiện này đều làm cho việc ủy quyén trở nên không thể thực hiện được, quan hệ ủy quyền buộc phải chấm dứt.

(vi) Duong sự (là pháp nhân) hoặc tô chức hành nghé luật sư cham dứt tồn

(vil) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thé thực hiện được.

2.1.2 Sự tham gia của luật sw trong to tung dân sự với tw cach là người bao vệ

quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự

Trang 35

Nếu tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự, thì luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự băng việc thay mặt đương sự dé thực hiện các quyền và nghĩa vụ tô tụng dân sự của đương sự trước Tòa án Còn nếu tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của đương sự, thì luật sư tham gia song song cùng với đương sự,

hỗ trợ, giúp đỡ đương sự về nhận thức pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình (độc lập với quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự) Nói cách khác, với tư cách người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư tham gia tô tụng dân sự với vị trí pháp lý độc lập với đương sự, không bị rằng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự như người đại diện.

* Căn cứ phát sinh

Một trong những quyền cơ bản của đương sự là quyền nhờ người khác bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 58 BLTTDS 2004 đã được sửa đôi bổ sung 2011 và Điều 70 BLTTDS 2015) Thông thường, đương sự sẽ nhờ luật sư tham gia tố tụng dân sự dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của minh, vì luật sư là những người đã đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về đào tạo, kiến thức, kỹ năng hành nghề và dao đức nghề nghiệp.

Theo qui định tại Điều 63 BLTTDS 2004 đã được sửa đổi bổ sung 2011, luật sư muốn tham gia tô tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì phải đáp ứng 02 điều kiện: (1) được đương sự nhờ và (2) được Tòa án chấp nhận Như vậy, sự tham gia của luật sư không chỉ phụ thuộc vào ý chí của đương sự (người nhờ luật sư tham gia tô tung dân sự dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình) mà còn phụ thuộc vào “sự chấp nhận” của Tòa án Thực tiễn cho thấy, nhiều Tòa án đã sử dụng điều kiện này để từ chối sự tham gia tố tụng của luật sư (bằng cách yêu cầu cung cấp nhiều giấy tờ, tài liệu không thật cần thiết dé chứng minh tư cách tham gia t6 tụng của luật sư), gây khó khăn cho việc hành nghề của luật sư, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Vì lẽ đó, BLTTDS 2015 đã có những sửa đổi đối với qui định này, cụ thé: Người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

Trang 36

đương sự Như vậy, thay vì được “sự chấp nhận” của Tòa án thì với qui định mới, Tòa án, theo yêu cầu của đương sự, phải tiến hành thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 cũng bố sung qui định cụ thé về các loại giấy tờ phải cung cấp khi đề nghị Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cụ thê: luật sư xuất trình các giấy tờ theo qui định của Luật luật sư (gồm thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng) Với qui định cụ thể như trên, luật sư sẽ không còn gặp khó khăn khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng của luật sư

như trước đây nữa.

* Pham vi tham gia to tụng

Khác với phạm vi tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền, luật sư tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của đương sự không phụ thuộc vào ý chí của đương sự (trong văn bản ủy

quyền) mà được qui định cụ thê trong văn bản pháp luật Theo qui định hiện hành, luật sư tham gia tố tung từ khi khởi kiện hoặc bat cứ giai đoạn nao trong quá trình tố tụng dân sự và cũng không bị giới hạn bởi các trường hợp ly hôn, cấp dưỡng, liên quan đến quyền nhân thân của đương sự Một luật sư có thé tham gia tố tung dé bao vệ quyền lợi cho nhiều đương sự trong một vụ án nếu quyền lợi của các đương sự không đối lập nhau.

* Quyên và nghĩa vụ

Khi tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người bảo vệ quyên và lợi ích của đương sự, luật sư được pháp luật qui định một số quyền và nghĩa vụ chủ yếu sau

- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội qui phiên tòa;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;

- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc;

- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng:

- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo qui định của Bộ luật này;

Trang 37

- Đưa ra câu hỏi với người khác về vẫn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn dé cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với

người làm chứng;

- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;

- Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hé sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án dé thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham

gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án

xem xét.

- Thay mặt đương sự yêu cau thay đổi người tiến hành tô tụng, người tham gia tổ tụng khác.

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của ho; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tô tụng mà Tòa án tong đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyên cho đương sự.

* Căn cứ cham dứt

Sự tham gia của luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp cho đương sự chấm dứt trong những trường hợp sau:

- Đương sự và luật sư cùng nhau quyết định chấm dứt hoặc theo ý chí của Đương sự vì ngay từ đầu, việc luật sư được nhờ tham gia tố tụng dân sự là theo yêu cầu của đương sự.

- Luật sư chết, bị Toà án tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

- Đương sự, là cá nhân, bị chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mắt tích hoặc là đã chết.

- Đương sự, là pháp nhân, bị chấm dứt hoạt động.

- Theo quyết định của Tòa án trong trường hợp luật sư có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng và Tòa án xét thấy việc dé luật sư tiếp tục tham gia tố tụng với tu cách là người bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp của đương sự là không khách quan cho việc giải quyết vụ án, thì

Trang 38

Tòa án không chấp nhận luật sư đó tiếp tục tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho đương sự và người đó biết.

Ngoài hai tư cách nêu trên, luật sư cũng có thê tham gia tố tụng dân sự với tư

cách là người đại diện theo pháp luật (là đại diện do pháp luật qui định, như: đại

diện cho pháp nhân; đại diện hộ gia đình; đại diện tô hợp tác; đại diện cho người

mat nang luc hanh vi hay han ché nang luc hanh vi; dai dién cua cha me đối với con

chưa thành niên; đại diện của người giám hộ đối với người được giám hộ) Tuy

nhiên, sự tham gia của luật sư với tư cách người đại diện theo pháp luật không

mang tính đặc thù và không thể hiện rõ vị trí và vai trò sự tham gia của luật sư, do đó, người viết không đề cập và phân tích trong nội dung của phần này.

2.2 Sự tham gia của luật sư trong từng giai đoạn to tụng dân sự

Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục được pháp luật qui định mà cá nhân, cơ quan, tổ chức buộc phải thực hiện theo để yêu cầu Tòa án xem xét và giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thê này Qui trình giải quyết này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, thông thường bat đầu từ khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu và kết thúc khi Tòa án ra một phán quyết có hiệu lực pháp luật Trong mỗi giai đoạn tổ tụng, luật sư đều được phép tham gia hỗ trợ, giúp đỡ dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự với mức độ, phạm vi và tính chất khác nhau.

2.2.1 Sự tham gia của luật sư trong giai đoạn khởi kiện, yêu cầu và thụ lý vụ việc

dân sự

Giai đoạn khởi kiện, yêu cầu và thụ lý vụ việc dân sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tô tụng dân sự, trong đó, cá nhân, cơ quan, tô chức hoặc chủ thê khác theo qui định của pháp luật (“người có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu”) yêu cầu Tòa án có thâm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hay lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước khi bị xâm phạm; hoặc yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền,

nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình

hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; hoặc yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Sau khi

nhận được đơn khởi kiện của người khởi kiện hoặc đơn yêu câu của người yêu câu,

Trang 39

Tòa án có thâm quyền sẽ xem xét và chấp nhận đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu dé giải quyết theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự Như vậy, giai đoạn khởi kiện, yêu cau va thu lý vụ việc dân sự bat đầu từ khi người có quyền khởi kiện nộp đơn khởi kiện, người có quyền yêu cầu nộp đơn yêu cầu tại Tòa án có thâm quyền cho đến khi Tòa án này nhận đơn và vào số thụ lý vụ việc Đây là giai đoạn mở đầu và chính thức xác định việc giải quyết vụ việc dân sự được chuyên giao cho Tòa án đã

thụ lý vụ việc đó.

Tuy nhiên, ø người ta thường vi von “việc dân sự cốt ở đôi bên” nguyên đơn toàn quyền quyết định có khởi kiện ra tòa hay không, quyết định phạm vi yêu cau khởi kiện, quyết định thay đổi nội dung đơn kiện, thậm chi có thé rút lại đơn kiện trong quá trình to tung.'> Do đó, người khởi kiện, người yêu cầu có toàn quyền định đoạt việc có hay không khởi kiện hoặc yêu cầu dé bắt đầu quá trình tô tụng Mặc dù vậy, không phải người có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu nào cũng đủ kiến thức pháp luật, kinh nghiệm tổ tụng dé quyết định van dé này, đặt biệt trong những vụ tranh chấp có giá trị lớn hoặc liên quan đến danh tiếng, uy tín, hình ảnh, bí mật của cá nhân, công ty Trong trường hợp này, sự tham gia của luật sư là rất cần thiết và quan trọng, vì với vai trò là người hỗ trợ, giúp đỡ, có nền tảng kiến thức pháp luật, có kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm tố tụng phong phú, luật sư sẽ giúp người có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu xác định những thuận lợi và khó khăn của

việc khởi kiện, qua đó, giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp trong giai

đoạn đầu tiên này.

Sự tham gia của luật sư trong giai đoạn khởi kiện, yêu cầu và thụ lý vụ việc dân sự được thê hiện qua những nội dung sau:

(i) Quyết định có khởi kiện hay không

Đối với việc giải quyết các vụ án dân sự, quyền khởi kiện vụ án dân sự được qui định tại Điều 161 BLTTDS 2004 va được giữ nguyên tại Điều 186 BLTTDS 2015, theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thâm quyền dé yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên, thông thường, một phần do bức xúc vì quyên và lợi ích của mình xâm phạm, một phan do không có kiến thức pháp luật và tư duy pháp lý, nên người khởi kiện thường rất lúng túng trong việc phân tích lợi

15 Phạm Duy Nghia (2011), Giáo trình pháp luật đại cương, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, Tr 285.

Trang 40

thé và bat lợi của bản thân khi nộp don và tiến hành những thủ tục tố tụng đầu tiên Nhăm mục đích giúp đỡ người khởi kiện khắc phục những thiếu sót trên, luật sư (mặc dù chưa có tư cách tố tụng chính thức trong giai đoạn nay) sẽ trao đổi và thu thập thông tin ban đầu từ khách hang (có thé là người khởi kiện hoặc người liên quan đến người khởi kiện) dé làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý: (1) chủ thé khởi kiện — cá nhân muốn khởi kiện thì có năng lực hành vi tố tụng dân sự hay không? có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay không ? người khởi kiện có mong muốn

ủy quyền cho luật sư không ? (2) quan hệ pháp luật dé khởi kiện (3) thời hiệu khởi

kiện — có thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không ? nếu

thuộc trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện còn không ?

(4) chứng cứ - chứng cứ nào là quan trọng đối với việc xem xét giải quyết vụ án ? chứng cứ đấy có khả năng thu thập không ? (5) các điều kiện khởi kiện khác: Đối tượng khởi kiện; điều kiện về hòa giải ở cơ sở; tòa án có thâm quyền giải quyết tranh chấp; yêu cầu của khách hàng chưa được giải quyết bằng một bản án hay

quyết định đã có hiệu lực pháp luật Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, luật

sư có thê đưa ra nhận định với người khởi kiện về khả năng Tòa án thụ lý đơn khởi

Sau khi xác định người khởi kiện đủ điều kiện dé nộp đơn khởi kiện, luật sư tiếp tục đánh giá và phân tích để người khởi kiện hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn nếu lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tại Tòa án (bao gom cả việc dự liệu thời gian giải quyết, chi phí t6 tụng, những tình huống có thể phát sinh, kết quả có thé dat được) và đưa ra phương án thay thé dé người khởi kiện cân nhắc lựa chọn (ví dụ như giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, đàm

phán, trung gian, trọng tài).

(ii) Soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Như đã đề cập luật sư chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ, còn quyền quyết định cuối cùng đối với việc khởi kiện thuộc về người khởi kiện Do đó, trên cơ sở những đánh giá và phân tích của luật sư, người khởi kiện quyết định nộp đơn khởi kiện và đề nghị luật sư hỗ trợ Trong trường hợp này, sự tham gia của luật sư được thể hiện bằng việc luật sư hỗ trợ người khởi kiện chuẩn bị Hồ sơ khởi kiện và soạn thảo Đơn

khởi kiện.

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan