Chuyên đề thực tập: Giải pháp quản lý phát triển rừng cộng đồng bền vững tại tỉnh Lạng Sơn.

85 3 0
Chuyên đề thực tập: Giải pháp quản lý phát triển rừng cộng đồng bền vững tại tỉnh Lạng Sơn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA BAT DONG SAN VA KINH TE TAI NGUYEN

CHUYEN DE THUC TAP Chuyén nganh: Kinh té tai nguyén

DE TAI: GIAI PHAP QUAN LÝ PHÁT TRIEN RUNG CONG DONG BEN VUNG O TINH LANG SON

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quỳnh Hương

MSSV : 11192304

Lớp : 61B KTTN

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Ha Hưng

Hà Nội, tháng 03 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành bài chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân vì đã tạo điều kiện để em

được tiếp cận các nguồn tri thức thông qua hệ thống thư viện trực tuyến hiện đại, đa

dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiêm, nghiên cứu thông tin.

Em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy cô trong trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung và trong khoa Bat động san và Kinh tế tài nguyên nói riêng Nếu không có sự ân cần dẫn dắt trong suốt hơn 03 năm qua, em đã không thể có những kiến thức

quý báu dé có thé áp dụng không chi trong đề tài tốt nghiệp, mà cả trong đời sống

hàng ngày của mình.

Em xin cảm ơn ThS Nguyễn Hà Hưng - người trực tiếp hướng dẫn, đã đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành chuyên đề.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm dé tai cũng như những hạn chế về kiến thức, chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía các thay, cô dé bài luận được hoàn

Trang 3

LOI NÓI DAU - 2° ©E+.eEEEE.44EEEE.44E902440 922244192440 petrAaereorrrdee 1

CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ RUNG CONG

DONG BEN VỮNG << HH HH HH Error 8 1.1 Khái niệm quản lý rừng cộng đồng s- 5-5 sssssse=se=sessesses 8 1.2 Tri thức ban địa trong quan lý rừng cộng đồng -. -° 5-5-5 11

1.3 Quản lý rừng bền vững <5 << se se se seEserserseseesersersersersese 12 1.4 Nội dung quản lý rừng cộng đồng . c2 scsessessesseessessessee 14

1.4.1 Mục tiêu, ưu điểm của quan lý rừng cộng đồng -2- 5 5-52 14 1.4.2 Quá trình quan lý rừng cộng đồng -. 2 2¿- 5+ ©5++2x++cxzrxrrresres 15

1.4.3 Các văn bản pháp lý liên quan - +55 +22 * +2 ++vEseeEeexeereerrsssresse 17

1.5 Kinh nghiêm quản lý rừng cộng đồng .- s-s<ssssessssssessesses 17 1.5.1 Kinh nghiêm quản lý rừng cộng đồng trên thế giới -: -: 17

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam - 2-52 20

1.5.3 Bài học rút ra cho tỉnh Lang SƠN - - 5-5 2+ 3E *skSseersesrreeeree 24

CHUONG II: THỰC TRẠNG CÔNG TAC QUAN LY RUNG CONG DONG

TREN DIA BAN TINH LANG SƠN 2-2 s<©ssecsserssessevssersserssre 26

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tinh Lạng Sơn 26 2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên -¿- 2 2 2S +ESEEEEEEEE E211 EEerkrrrree 26 2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội c¿-22c+tE tri 28 2.1.3 Tài nguyên rừng của tỉnh Lang SƠn - ch nề, 30

2.2 Thực trạng các phương thức quan lý rừng ở Việt NÑam - - 31

2.3 Hiện trạng công tác giao rừng cho các cộng đồng quản lý tại tỉnh Lạng Sơn 35 2.3.1 Cau trúc quan lý rừng cộng đồng 2: + 2 ++E£+EE+Et£EeEEerkerxrrxerxee 35 2.3.2 Hiện trạng công tác giao rừng cộng đồng ở tinh Lạng Sơn 39 2.3.3 Lịch sử, loại rừng và trạng thái rừng giao cho các cộng đồng quản lý 45

Trang 4

2.4 Hiện trạng về tài nguyên rừng cộng đỒng d <5 s55 s55 595594 ø512.4.1 Quy mô diện tích, trữ lượng các lô giao rừng tại các bản - 51

2.4.2 Đặc điểm lâm hoc các trạng thái rừng cộng đồng ¬— 56 2.4.3 Da dang sinh học các loài cây gỗ trong rừng cộng đồng -.- 60 2.5 Đánh giá công tác quan lý rừng cộng đồng trên dia ban tỉnh Lạng Son 61

2.5.1 Vai trò của tri thức bản địa trong quản lý rừng cộng đồng 61

2.5.2 Những kết quả đạt được -¿- + s52 2EEEEEEE121121171 2112112111 62

2.5.3 Những hạn chế còn tôn tại - + ¿5£ +E+SE£EE+EE+EE2EE2EEEEEEerEerkrrkrrree 63 2.5.4 Nguyên nhân của những mặt hạn chế -2 ¿- 2z ©++2s++zx++zszes 63

CHUONG II: ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP QUAN LÝ PHÁT TRIEN RUNG CONG

DONG BEN 4060777 ).) 66 3.1 Quan điểm quản lý phát triển rừng cộng đồng bền vững của tỉnh 66

Các giải pháp cụ thé hoàn thiện công tác quan lý rừng cộng đồng bền vững 67

3.2.1 Giải pháp về tổ chức quan lý rừng cộng đồng ¿2c 55s 55+: 67 3.2.2 Giải pháp hỗ trợ về nâng cao năng lực cho các cộng đồng trong quan lý rừng Mon dong BEN An: On aa ÔÒ 68

3.2.3 Giải pháp phục hồi rừng cộng đồng bang các loài cây gỗ bản dia 68

3.2.4 Vận dụng tri thức bản địa vào Quản lý rừng cộng đồng - 70

4000000575 73

.9i0))0.10).1001277 A l 75

TÀI LIEU THAM KHAO 2-2 se ©ss£Es2Sssss£Essezsexserssersserssse 76

Trang 5

Quản lý rừng cộng đồng (Community Forest Managerment)

Dự án hỗ trợ phô cập và dao tao (Extension Training Support Project)

Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (Forestry Sector Support

Giao đất giao rừng

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) Hệ thống định vị toàn cầu (Global Possitioning System)

Hệ sinh thái

Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông lâm kết hợp (Internetional, Center for Research in Agrogorestry)

Kiểm lâm dia bàn

Lâm nghiệp cộng đồng

Lâm nghiệp xã hộiLâm sản ngoài gỗ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Lâm sản ngoài gỗ (None-Timber Forest Products)

Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal) Quy hoạch sử dụng đất

Quản lý bảo vệ rừngQuan lý sử dụng rùng

Quản lý tài nguyên rừng

Đánh giá nhanh nông thôn (Papid Rural Appraisal)

Tài nguyên và môi trường

Ủy ban nhân dân Vườn quốc gia

S Strength (Điểm mạnh), W Weaknesses (Điểm yếu), O -Opportunities (Cơ hội) va T - Threats (Thách thức)

Participatory Technology Development (Phát triển Kỹ thuật Có sự tham gia)

Trang 6

DANH MỤC BANG

Bang 1.1: Diện tích rừng cộng đồng qua các năm từ 2011-2020 23 Bang 2.1: Diện tích các loại rừng phân theo mục đích sử dụng 32 Bảng 2.2: Diện tích rừng phân theo chủ quản lý tính đến 31/12/2020 33

Bảng 2.3 Một số đặc điểm kinh tế xã hội của các cộng đồng được giao rừng khu

vực núi cao phía Bắc tinh Lạng Sơn - 2-2 2 +SE+EE+EE£EE+EE2EE£EerEerkerkrrkrree 41 Bảng 2.4 Một số đặc điểm kinh tế xã hội của các cộng đồng được giao rừng khu vực núi cao phía Tây tỉnh Lạng SƠN - G1 1911201911191 1 1111 HH 43 Bảng 2.5 Một số đặc điểm kinh tế xã hội của các cộng đồng được giao rừng khu

vực núi cao phía Nam tỉnh Lang Som - 5 111v ve, 44

Bảng 2.6 Tài nguyên rừng giao cho cộng đồng và lịch sử quản lý rừng tại vùng núi cao phía Bắc tinh Lạng Sơn - ¿+ E+SE+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 45 Bảng 2.7 Tài nguyên rừng giao cho cộng đồng và lịch sử quản lý rừng tại vùng núi

cao phía Tây tỉnh Lang SƠn - s1 HH TH HH rưy 48

Bảng 2.8 Tài nguyên rừng giao cho cộng đồng và lịch sử quan lý rừng tại vùng núi

cao phía Nam tỉnh Lang SƠI - - - 2< 13193119 ng ng rưy 50 Bảng 2.9 Diện tích và trữ lượng rừng giao cho cộng đồng tại các bản nghiên cứu 53 Bảng 2.10 Trữ lượng tài nguyên rừng cộng đồng phân theo trạng thái và cấp phâm

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 1995 - 2020 31 Hình 2.2 Sơ đồ cau trúc quản ly rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cttu 36 Hình 3.1 Hoạt động nông lâm nghiệp truyền thống được xem xét từ khía cạnh nông nghiệp va văn hóa CON ïBƯỜI xxx 99 TT HH HH Hưng gà 72

Trang 8

LỜI NÓI ĐÀU Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là đất nước có rừng và đất rừng chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên Những năm gần đây, nhờ một số chính sách và chương trình bảo vệ và phát triển rừng, diện tích che phủ rừng của Việt Nam đã tăng lên đáng ké nhưng chất lượng

rừng thì vẫn tiếp tục bị suy giảm [4] Theo đó, đến 12/03/2021 cả nước có 14.677.215 ha đất có rừng (bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán), trong đó có 10.279.185 ha rừng

tự nhiên, 4.398.030 ha rừng trồng; Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn dé tính độ che phủ toàn quốc là 13.919.557 ha, tỷ lệ che phủ là 42,01% (Bộ NN&PTNT, 2022) [7].

Thực tế cho thấy, quản lý rừng ở Việt Nam đang chuyên biến từ quản lý rừng tập trung sang quản lý rừng cộng đồng Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu về chính sách nhằm mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng một cách bền vững dựa vào cộng đồng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam được hình thành từ lâu đời và đang trở thành một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển.

Quản lý rừng cộng đồng là một thực tiễn với nhiều hình thái và cách thức hoạt

động khác nhau, nó đòi hỏi phải có khung pháp lý và hệ thống chính sách phù hợp với các cộng đồng Việc xây dựng một khung luật pháp và chính sách tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phát triển của quản lý rừng cộng đồng là cần thiết trong giai đoạn

hiện nay Nhiều vấn đề cần được đánh giá, xem xét, thống nhất lại, từ khái niệm đến đánh giá hiện trạng, những ưu điểm, những tồn tại, cơ hội, thách thức và điều đặc biệt từ đó đề xuất được những cơ sở luận cứ cho chính sách Quản lý rừng cộng đồng đang đặt ra cho các tô chức và nhà nghiên cứu.

Tinh Lạng Sơn có 588.582 ha đất có rừng, trong đó có 469.768 ha rừng tự nhiên, 118.814 ha đất chưa có rừng, tỷ lệ che phủ là 67,88% [7] Tuy nhiên vấn đề quản lý rừng hiện nay đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ các cộng đồng dân cư sống gần rừng và trong rừng Trong một thời gian dài phát triển lâm nghiệp trên cả nước nói chung và tại Lạng Sơn nói riêng là dựa vào lợi dụng vốn tự nhiên sẵn có của rừng nên đã hình thành quan điểm truyền thống cho rằng chức năng chủ yếu của lâm nghiệp là sản xuất gỗ dé cung cap cho xã hội, do vậy nhiệm vụ chính cua lâm nghiệp được xem

là quan lý rừng dé sản xuất gỗ (Nguyễn Bá Ngãi, 2005) Tuy nhiên cùng với xu thé phi tập trung hoá xuất hiện bằng quá trình phân cấp quản lý tài nguyên rừng đã hình thành và bước đầu mang lại hiệu quả Thông qua đó nhiều thành phần kinh tế đã tham gia vào quản lý tài nguyên, đồng thời vai trò của người dân và cộng đồng địa phương

Trang 9

được nâng cao.

Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn đã và đang thực hiện chương trình giao đất giao rừng có người dân tham gia quản lý và hưởng lợi hay nói cách khác tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản trị rừng Tuy nhiên, do những nghiên cứu về rừng tự nhiên, đặc biệt về rừng thứ sinh, rừng giao cho cộng đồng quản lý theo hướng tiếp cận quản lý rừng dựa vào cộng đồng còn ít, thiếu tính hệ thong cho nên thiếu các biện pháp kỹ thuật áp dụng cụ thé với từng vùng sinh thái, từng cộng đồng khác nhau Dé giảm bớt các yêu tố tác động đến tài nguyên rừng nói

chung và QLRCĐ nói riêng cần có các giải pháp đồng bộ về chính sách và nguồn lực cho quan lý và phát trién rừng cộng đồng Vì vậy, nhu cầu xác định một hướng đi và các giải pháp cho quản lý rừng cộng đồng trong thời gian tới nhăm phù hợp với thực tiễn địa phương trở nên cần thiết cho tỉnh Lạng Sơn nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung đang phát triển mô hình QLRCĐ.

Xuất phát từ thực tế trên, việc phân tích, nghiên cứu thực trạng quản lý rừng cộng

đồng; dé góp phần vào việc quản lý, sử dụng và phát triển rừng cộng đồng, đồng thời góp phan hoàn thiện các tiếp cận quản lý rừng cộng đồng là van đề cần thiết ở Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay Dé góp phan giải quyết van đề trên tác giả triển khai đề tài chuyên đề “Giải pháp quản lý phát triển rừng cộng đồng bền vững tại tinh Lạng Son”.

Chuyên dé nghiên cứu sẽ bổ sung các dẫn liệu khoa học về thực trang công tác quản

lý rừng cộng đồng ở tỉnh Lạng Sơn, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho

Trang 10

Đối tượng nghiên cứu

+ Đối tượng tài nguyên rừng: Chuyên đề tập trung nghiên cứu các diện tích

rừng hiện đang được giao cho cộng đồng quản lý khu vực tỉnh Lạng Sơn; Đối tượng

tượng rừng được giao là rừng sản xuất, phòng hộ hay đặc dụng, quy mô và căn cứ pháp lý giao rừng Các vấn đề về biện pháp kỹ thuật lâm sinh, chính sách giao đất giao rừng liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như tự nhiên, kinh tế - xã hội vì vậy đề tài có

thê xem xét các yêu tô này trong môi quan hệ biện chứng với quản lý và sử dụng rừng.

Ngoài đối tượng chính là lâm sản ngoài gỗ (LSNG), đề tài còn đề cập đến đối tượng là các loài cây gỗ bản địa được trồng tại khu vực nghiên cứu là các loài Lim xanh (Erythrophleum fordi Oliv), Tram trang (Canarium album Raeusch), Huynh (Tarrietia javanica Blume) từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 được trồng tại các huyện Hưu Lũng, huyện Bắc Sơn và Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn.

+ Đối tượng con người: Cộng đồng dân tộc (Cộng đồng là người Kinh, hay dân tộc thiêu số) trong quản lý rừng, đây là những cộng đồng sống gần và trong rừng được nhà nước giao rừng cộng đồng; Có phong tục tập quán sản xuất và tri thức bản địa gan với tài nguyên rừng; Các cơ quan quản lý nha nước về lâm nghiệp ở địa phương (tỉnh, huyện, xã) bao gồm các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài nguyên & MT huyện, Hạt Kiểm lâm, UBND xã, cán bộ địa chính, nông lâm xã

Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi về nội dung

Dé dat được mục tiêu nghiên cứu, đê tài tập trung tiên hành các nội dung nghiên cứu

chủ yêu sau:

Nội dung nghiên cứu 1: Thực trạng công tác giao rừng cộng đồng tại tỉnh Lạng Sơn - Hiện trạng việc giao rừng cộng đông: Xem xét trên cở sở các vùng sinh

thai trên dia bàn toàn tỉnh: Diện tích, phân bô, sự hình thành và khái quát vê tài

- Lịch sử, nguôn gôc rừng cộng đông và đặc điêm kinh tê xã hội của cáccộng đông được giao rừng.

Nội dung nghiên cứu 2: Nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng giao cho các cộng đồng quản lý.

- Phân tích và đánh giá các đặc điểm của các khu rừng cộng đồng (là rừng tự nhiên) được giao cho cộng đồng quản lý tại khu vực nghiên cứu.

Trang 11

+ Quy mô diện tích, trữ lượng các lô rừng được giao; + Đặc điểm các trạng thái rừng được giao;

+ Da dang sinh học các loài cây gỗ tại các bản nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu 3: Đánh giá công tác quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tinh

Lạng Sơn.

- Vai trò của tri thức bản dia; - Những kết quả đạt được;

- Những hạn chế còn tồn tai;

- Nguyên nhân của những mặt hạn chế;

Nội dung nghiên cứu 4: Đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng theo hướng quản

lý rừng bền vững ở tỉnh Lạng Sơn - Tỏ chức quản lý rừng cộng đồng;

- H6 trợ nâng cao năng lực;

- Phục hồi rừng cộng đồng băng các loài cây gỗ bản địa; - Tri thức bản địa trong quản lý rừng cộng đồng.

Phạm vỉ về không gian

Diện tích rừng của tỉnh Lạng Sơn tập trung chủ yếu tại các vùng sinh thái: Vùng sinh thái núi cao, vùng sinh thái gò đồi và trung du, vùng sinh thái đồng bằng và cát ven biển Chuyên đề nghiên cứu tập trung tại vùng sinh thái núi cao; Nghiên cứu được

thực hiện tai 8 xã (Minh Sơn, Mẫu Sơn, Đồng Ý, Bắc Quỳnh, Long Đống, Vạn Thủy,

Thanh Hóa, Cao Lâu) thuộc 4 huyện miễn núi (Hưu Lũng, Lộc Bình, Bắc Sơn, Tràng

Định) của tỉnh Lạng Sơn, nhằm phản ánh hiện trạng và các loại hình quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Trong đó tập trung điều tra sâu tại 3 thôn Mười Hồ (xã Minh Sơn, huyện Huu Lũng), thôn Đông Dang (xã Bắc

Quỳnh, huyện Bắc Sơn), ban Na Miu (xã Mẫu Son, huyện Lộc Bình).

Trang 12

Các cộng đồng được giao rừng quản lý ở tỉnh Lạng Sơn

Huyện Xã Số cộng đồng được giao rừng

i Có 8 cộng đồng gồm: thôn Mười Hồ, ban Trung Sơn, ban

ưu „

La Minh Son | Sat, ban Khe Cat, ban Long Son, ban Doc May, ban Po

` Loang, bản Dìn Dìn.

Có 12 cộng đồng gồm: ban Cà Ròong 1, bản Na Miu, ban ~ Niu, ban 51, ban Ban, ban Khe ban Rung, ban Cooc, ban

ˆ Mau Sơn À ,

Loc Cu Tôn, bản Chăm Pu, ban Nòong Trên, ban 61, bản Cờ

Bình Đỏ

Tam Gia | Có 3 cộng đồng gồm: thôn 8, thôn 9, thôn 10

„| Có 2 cộng đồng gồm: thôn Thanh Liêm 1, thôn Thanh

CaoLâu | Có 1 cộng đông gôm: thôn Uyên Phong

4 huyện 8 xã Tổng cộng có 38 cộng đồng được giao rừng

Phạm vi về thời gian

Các dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong thời kỳ từ năm 2017 đến 2022 Phương pháp nghiên cứu

Đề phù hợp với các nội dung nghiên cứu, chuyên đề lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên mỗi nội nghiên cứu sẽ có nhiều phương pháp được áp dụng và ngược lại một phương pháp có thé sẽ được sử dụng cho nhiều nội dung.

Trang 13

¢ Thu thập, phân tích các tài liệu thứ cấp

Phương pháp này sử dụng chủ yếu cho phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 1 của chuyên đề.

- Tài liệu tình hình chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn và

khu vực nghiên cứu.

- Những văn bản pháp luật về chính sách của nhà nước và địa phương liên quan đến cộng đồng quản lý rừng.

- Các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tac gia trong và ngoài nước về quan lý rừng cộng đồng trong những năm gần đây.

- Các tài liệu thống kê, đánh giá về tài nguyên rừng trong những năm gần đây trên

địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Kê thừa những báo cáo về các kêt quả và phương pháp đã nghiên cứu trước của các chương trình, đề tài, dự án về quản lý rừng cộng đồng đã thực hiện.

- Kế thừa số liệu, hồ sơ giao rừng cộng đồng tại các thôn Mười Hồ, thôn Đông Đằng và ban Na Miu, cùng với số liệu từ phòng Hạt Kiểm lâm các huyện Huu Ling, Bắc

Sơn, Lộc Bình.

- So liệu, tài liệu, các báo cáo đánh giá vê kêt quả điêu tra lập địa, trông rừng va

khoanh nuôi rừng của các chương trình, dự án tại địa phương của Cục Thông kê

tỉnh Lạng Sơn

- Số liệu thống kê, các văn bản pháp quy, các tài liệu, báo cáo khoa học, báo cáo đánh giá, tong kết của các chương trình thuộc Trung tâm Nghiên cứu kiến thức ban địa và

phát triển (CIRD).

e Phuong pháp phỏng van nhóm người am hiéu/ phỏng vấn sâu: Trao đôi phỏng vấn người dân (hộ gia đình, trường bản) và các cán bộ quản lý,

chuyên môn của UBND xã, huyện, tỉnh thông qua các bảng hỏi đã được thiết

kế sẵn, theo từng chuyên đề và mục tiêu đề ra s« Danh giá

- Đánh giá thực trạng quản lý rừng, các yếu tố ảnh hưởng và kiến thức bản địa.

- Cùng người dân trao đổi, phân tích những mặt mạnh yếu của truyền thống nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp trong bảo tồn thiên nhiên, đồng thời giúp người dân đề

xuất những chính sách phù hợp.

Trang 14

- Sử dụng bộ tiêu chí của về quản trị rừng của Patti Moore và cộng sự, 2011 trong

đánh giá hiệu quả quản lý rừng.

- Từ các kết quả phân tích tông quan và thông tin chỉ tiết từ mô hình rừng cộng đồng, các điều kiện và yếu t6 dẫn đến sự thành công của mô hình được phân tích và đánh giá Nội dung phân tích và thảo luận được lồng ghép trong quá trình trình bay các kết quả và phát hiện của nghiên cứu dé dé xuất giải pháp.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các danh mục, nội dung chuyên đề được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rừng cộng đồng bền vững.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rừng cộng đồng trên địa ban tỉnh Lang

Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý phát triển rừng cộng đồng bền vững tại

tỉnh Lạng Sơn.

Trang 15

CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LY RUNG

CONG DONG BEN VUNG

1.1 Khái niệm quan ly rừng cộng đồng

- Cộng đồng

Thuật ngữ “cộng đồng” theo thực tế xã hội nước ta có thể được định nghĩa một cách chung nhất là: “Cộng đồng bao gồm toàn thé những người sống thành một xã hội có những điểm giống nhau và có các mối quan hệ gan bó chặt chẽ với nhau” Như vậy, tính chất giống nhau về một điểm hoặc một số điểm nao đó là yếu tố hình thành nên những quan hệ cộng đồng trong xã hội Có nhiều loại cộng đồng khác nhau: cộng đồng sắc tộc, cộng đồng làng, xã (thôn, ban), cộng đồng tôn giáo Sự gắn bó của một cộng đồng thường thê hiện qua các lệ tục, các quy ước thành văn bản hoặc không thành văn bản nhiều hơn là thé hiện bằng một hình thức tô chức của một pháp nhân kinh tế (Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai, 2000) [15] Về mặt pháp lý, “Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn,

làng, ấp, bản buôn, bon, phum, sóc, tô dân phó, điểm dân cư tương tự và có cùng

phong tục tập quán” (Quốc hội Việt Nam, 2017) [20].

Theo khoản 3, Điều 5 của Luật Đất đai năm 2013 [19] thì “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tô dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có

chung dòng họ”.

Như vậy về mặt pháp lý thì cộng đồng dân cư giữa Luật Đất đai năm 2013 và

Luật lâm nghiệp năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) cơ bản cùng định nghĩavề khái niệm cộng đông dân cư.

- Ring cộng dong:

Rừng cộng đồng là rừng được cộng đồng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng ồn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Có 3 loại hình rừng cộng đồng:

- Thứ nhất, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ

quan Nhà nước có thâm quyên giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ôn định lâu dài (có quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng, sau đây gọi tắt là giao).

- Thứ hai, rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời nhưng chưa được Nhà nước giao (chưa có bat kỳ một loại giấy tờ hợp pháp nào, gọi tắt là chưa giao) Gồm các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước, những khu rừng

Trang 16

cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng.

- Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ) được các cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng lâu năm, gọi tắt là nhận khoán.

- Quản lý rừng: Bao gồm các khía cạnh sau

+ Chủ thé quản lý được giao quyền sử dụng đất và có trách nhiệm quản lý và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên đất, rừng theo luật đất đai.

+ Tổ chức các giải pháp dé quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng

+ Quan lý và sử dụng có kế hoạch, bảo đảm sự bền vững của nguồn tài nguyên rừng có thể tái tạo được

- Quản lý rừng cộng đồng

Thuật ngữ “Quan lý rừng cộng đồng” (QLRCĐ) đã được Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) định nghĩa như sau: “QLRCĐ diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này” (FAO, 1978) Theo Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai (2000) [15],

QLRCD ở Việt Nam có hai nội dung phù hợp với định nghĩa trên, đó là:

e Thứ nhất, rừng thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, do các thành viên của cộng đồng cùng tham gia quản lý và kinh doanh.

« Thứ hai, rừng không thuộc quyền sở hữu của cộng đồng, nhưng các thành viên của cộng đồng vẫn cùng tham gia quản lý các khu rừng đó Như vậy, các cộng đồng vẫn gan bó chặt chẽ với rừng trong các van dé: tạo việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hoặc hưởng thụ những lợi ích không thê tính toán của rừng (như bảo

VỆ nguôn nước, tín ngưỡng, di tích ).

Quản lý rừng cộng đồng là các hình thức quản lý trong đó người dân địa phương cùng nhau quan lý các nguồn tài nguyên rừng tự nhiên và chia sẻ lợi ích trong ranh giới cộng đồng của họ, mà ở đó quyền sử dụng đất và rừng lâu dài đã được chuyền giao sang cho những người dân quản lý rừng Gần đây các thuật ngữ và rừng cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng được bàn cãi nhiều trong giới khoa học cũng như trong các dự án Cho đến nay chưa có có một thống nhất nào cho các thuật ngữ này ở Việt Nam mặc

dù đã có những cuộc hội thảo quôc gia về rừng cộng đồng.

Trang 17

Theo Arnold 1992 [29], định nghĩa tổng quát về lâm nghiệp cộng đồng (LNCD), hiểu một cách chính xác và thiết thực nhất thì LNCD là một thuật ngữ bao

trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với cây và rừng cũng như

các sản phâm và lợi ich thu được từ cây rừng.

Nói cách khác, Quản lý rừng cộng đồng là việc cộng đồng dân cư cùng nhau tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển khu rừng và đất rừng nhà nước giao và cộng đồng được quyền sử dụng rừng, hưởng lợi và chia sẻ lợi ích từ khu rừng mình quản lý theo quy định của pháp luật Cộng đồng trong quản lý rừng là nhóm người có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống Theo đó, cộng đồng không chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ trong thôn (Bộ Nông Nghiệp &PTNT, 2006) [2].

- Cộng đồng quản lý rừng

Hiện nay, cộng đồng quản lý rừng là một thực tiễn Thực tiễn này đang chỉ ra nhiều hình thái và cách thức cộng đồng tham gia quản lý rừng, trong khi các khía cạnh về mặt pháp lý và chính sách về cơ chế hưởng lợi cho đối tượng cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng đáng được từng bước cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa

rõ ràng Khuôn khổ luật pháp và chính sách của Chính phủ dan được hình thành và

tạo ra cơ sở pháp lý quan trong cho việc phát triển (Nguyễn Bá Ngãi, 2009) [14].

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [18], với tư cách là văn bản pháp lý quy định các quan hệ liên quan đến rừng (với tư cách là tài sản trên đất) quy định rõ, Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho cộng

đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng 6n định, lâu dài với tư cách như một chủ rừng Điều 29 quy định cộng đồng được giao rừng là cộng đồng dân cư thôn có cùng phong

tục, tập quán, có truyền thống gắn bó với rừng trong sản xuất, đời sống, văn hóa, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng, có nhu câu và đơn xin giao rừng.

Đến Luật Lâm nghiệp 2017 [20] tại Điều 86 có quy định: Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có quyền sau đây: Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao

cho cộng đồng dân cư; Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quan lý rừng; được hỗ trợ phát

triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa; Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều

10

Trang 18

58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ

lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vat nuôi và tài

sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư.

Như vậy về mặt pháp lý, Từ những năm 2000 của thé ky 20, khuôn khô luật pháp về rừng cộng đồng và quan lý rừng cộng đồng dan được hình thành, ngày càng hoàn thiện đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho phát triển rừng cộng đồng Cộng đồng dân cư đã dần được thừa nhận là một trong những người sử dụng đất, sở hữu rừng qua các quy định trong Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 cho đến nay là Luật Lâm nghiệp 2017, và nhiều thông tư, nghị định, quy định về giao đất,

giao rừng cho cộng đồng.

1.2 Tri thức bản địa trong quản lý rừng cộng đồng

Quản lý rừng cộng đông luôn gan liên với tri thức ban địa, có nhiêu khái niệm

về tri thức bản địa:

Thuật ngữ “tri thức bản địa” được Robert Chambers dùng lần đầu tiên trong một ấn phẩm xuất bản năm 1979 Sau đó, được Brokensha và D.M.Warren sử dụng vào năm 1980 và tiếp tục được sử dụng, phát triển cho đến ngày nay [30].

- Theo Langil và Landon, 1998, tri thức ban địa (nói một cách rộng rãi), là tri thức được sử dụng bởi những người dân địa phương trong cuộc sống của một môi trường nhất định Như vậy, tri thức bản địa có thé bao gồm môi trường truyền thống, tri thức sinh thai, tri thức nông thôn va tri thức địa phương Tri thức ban địa là những tri thức được rút ra từ môi trường địa phương, vì vậy nó gắn liền với nhu cầu của con người và điều kiện địa phương [3].

- Tri thức bản địa là tri thức của cộng đồng cư dân trong một cộng đồng nhất

định phát triển vượt thời gian và liên tục phát triển (IIRR, 1999) Tri thức bản địa được hình thành dựa vào kinh nghiệm, thường xuyên kiểm nghiệm trong quá trình sử

dụng, thích hợp với văn hoá và môi trường địa phương, năng động và biến đồi [20] - Theo Nguyễn Xuân Quát (1996), Vấn đề trồng cây bản địa, Thông tin khoa học

kỹ thuật và kinh tế lâm nghiệp, thuật ngữ tri thức truyền thống, tri thức địa phương, tri thức dân gian hay còn gọi là “tri thức ban dia” Đó là toàn bộ những hiểu biết của cộng đồng (dân tộc, nhóm dân tộc, cộng đồng địa phương) về tự nhiên, xã hội và bản thân con

người “Tri thức bản địa ấy được trao truyền cho các thé hệ kế tiếp thông qua trí nhớ, truyền miệng và qua thực hành xã hội Nó giúp cho con người có được những ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, điều hoà các quan hệ xã hội, những hiểu biết cần thiết trong sản xuất, trong dưỡng sinh và trị bệnh Tri thức bản địa của mỗi cộng đồng tương

11

Trang 19

thích với môi trường tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và trình độ văn hoá nhất định” [17].

- Theo định nghĩa chung của tổ chức UNESCO và về sau được các tác giả khác sử dụng: “thuật ngữ tri thức ban dia (indigenous knowledge) hay tri thức địa phương (local knowledge) dùng dé chỉ những thành phan tri thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên Đó là một phan của tổng hoa văn hoá, tập hợp những hiểu biết tri thức bao gồm hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các hoạt động sản xuất, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thé giới quan Những tri thức này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội Hơn nữa, trái với kiến thức chính thông, những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất hiếm

khi được ghi chép lai” [33].

- Định nghĩa tri thức bản địa theo quan điểm tri thức kỹ thuật bản địa là: “Hệ thống tri thức bản địa là bao gồm tổ hợp tri thức, kỹ năng, công nghệ hiện ton tại và phát

triển trong một phạm vi nhất định mang tính đặc hữu của một dân tộc, cộng đồng địa

phương trong vùng địa lý nhất định Hệ thống tri thức ban dia của một dân tộc được trao truyền trong cộng đồng trai qua thử thách thời gian và vẫn duy trì phát triển (CEFIKS)”’

Tóm lại, tri thức bản dia là những nhận thức, những hiểu biết và kinh nghiệm

thuân thục của cộng đông cư dân địa phương về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường lao động và môi trường sinh sống Được hình thành và phát triển trong một thời gian đài, được xác định chắc chắn ở một vùng, một dân tộc bản địa hay ở một cộng đông địa phương Tri thức bản địa là công cụ hiệu quả được các cộng đồng áp dụng trong quản lý rừng cộng đông.

1.3 Quản lý rừng bền vững

Quản lý rừng bền vững đã và đang trở thành một nguyên tắc đối với hoạt động quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới Quản lý rừng bền vững (QLRBV) theo nghĩa chung nhất là sự quản

lý rừng và đất rừng nham phát triển và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên rừng Mặc dù khái niệm này bắt đầu phô biến tại Việt Nam trong những năm đầu thập niên 2000,

nhưng ý tưởng chung về QLRBV đã xuất hiện từ những năm 70 dưới nội dung bảo

vệ và phát triên vôn rừng.

12

Trang 20

Theo ITTO, QLRBV là quá trình quan lý những lâm phận 6n định nhằm đạt

được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm

giảm đáng kê những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muôn đôi với môi trường tự nhiên và xã hội.

Các định nghĩa trên, nhìn chung tương đối dai dòng nhưng tựu chung lại có may van dé chính sau: Quản lý rừng ôn định bang các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ ; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sat lở dat ; bao tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái ) Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thé: Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng: duy trì và phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng) Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương Bén vững về môi trường là bao đảm kinh doanh rừng duy tri được khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không

gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác [1].

Nguyên tắc phát triển bền vững của chủ rừng đối với tài nguyên rừng được Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 của Việt Nam quy định thành nguyên tắc

lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Điều 13 và Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì quy định tại Điều 10, đó là: hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh; phù

hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương.Trong Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về đất trồng rừng được xếp trong mục đất nông

nghiệp và phân chia thành các loại đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất Nguyên tắc sử dụng đất, có quy định: việc sử dụng đất phải tôn trọng các

nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tốn hại đến lợi

ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh [18] [19].

13

Trang 21

1.4 Nội dung quản lý rừng cộng đồng

1.4.1 Mục tiêu, ưu điểm của quản lý rừng cộng đồng

Nội dung:

Quản lý rừng cộng đồng: là cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

Mục tiêu của mô hình quản lý rừng cộng đồng:

+ Cải thiện ý thức bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

+ Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong việc sử dụng tài nguyên

thiên nhiên, trong quan hệ đối tác với các bên liên quan khác.

+ Cải thiện sinh kế thông qua việc tạo thu nhập cho người dân địa phương.

Đối tượng chính trong quan lý rừng cộng dong:

+ Cộng đồng trực tiếp quan lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ

từ lâu đời;

+ Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước giao;

+ Các hoạt động mang tính chat lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng.

Yêu cau về quản lý rừng cộng dong:

+ Chủ thê quản lý là cộng đồng thôn làng hoặc nhóm hộ/dòng họ được giao quyền sử dụng đất và có trách nhiệm quan lý và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên đất đai, rừng

theo luật đất đai.

+ Các giải pháp quản lý kinh doanh rừng cần kết hợp giữa kiến thức sinh thái địa phương và kiến thức kỹ thuật lâm nghiệp và quan trọng do cộng đồng lựa chọn.

+ Phương pháp giám sát tài nguyên rừng đơn giản, kế hoạch quản lý kinh doanh rừng được lập phù hợp với năng lực, nguồn lực, trình độ của cộng đồng và cơ sở hạ tầng ở

địa phương và quan trọng là hệ thống hành chính lâm nghiệp từ xã đến huyện Uu điểm:

+ Tăng cường tính bền vững trong quản lý tài nguyên rừng do người dân có ý thức

trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ, phát triển rừng Trong thực tế muốn quản lý

nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững thì không thê chỉ dựa trên những điều kiện tự nhiên mà còn phải căn cứ vào phong tục, tập quán của các cộng đông, con người đang

14

Trang 22

sử dụng nguồn tài nguyên đó Nếu cộng đồng khai thác quá mức sẽ dẫn đến hệ sinh

thái tự nhiên bị phá vỡ, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt Hơn nữa, trực tiếp

tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, cộng đồng dân cư địa phương sẽ

trách nhiệm hơn đối với những quyết định và giải pháp do chính họ đề ra.

+ Huy động được nguồn lực địa phương vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là nguồn tri thức bản địa Cộng đồng địa phương là những người biết rõ về hệ sinh thái rừng địa phương và có những giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức, phong tục tập quán của người dân địa phương.

+ Tăng cường dân chủ cơ sở, từ đó huy động tốt hơn sự ủng hộ về chính trị và cải thiện lòng tin của cộng đồng đối với các cấp chính quyền.

+ Cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương, đặc biệt là người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa sống dựa vào rừng Cộng đồng dân cư tham gia sẽ được hưởng kết quả đầu tư trên điện tích rừng được giao, được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác từ rừng theo quy định của pháp luật.

+ Giảm khoảng cách giàu nghèo và bat bình đăng giới do cộng đồng cùng sở hữu và hưởng lợi từ tài nguyên rừng.

+ Nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực quản lý và quản trị của cộng đồng dân cư địa phương thông qua các hoạt động tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

1.4.2 Quá trình quản lý rừng cộng đồng

Bước 1: Thành lập nhóm công tác tham gia quá trình quản lý rừng cộng đồng, thường bao gồm các thành phan sau: 1) Đại diện dự án; 2) Đại diện Sở NN&PTNT;

3) Đại diện Sở TN&MT; 4) Đại diện Chi cục Kiểm lâm; 5) Đại diện UBND huyện/ phòng TN&MT/ phòng NN&PTNT huyện; 6) Đại điện UBND xã, Khuyến nông/ lâm xã; 7) Ban quản lý rừng phòng hộ; 8) Đại diện người dân địa phương.

Nhóm cán bộ dự án trao đồi với các bên liên quan về việc thành lập nhóm công tác.

Bước 2: Xác định thành phan cộng dong tham gia

- Cán bộ dự án thu thập thông tin, lên danh sách các cộng đồng.

- Lựa chọn các tiêu chí phù hợp, sau đó đánh gia va lựa chọn các thôn tham gia dựa trên các tiêu chí đã được thống nhất.

Bước 3: Tiếp cận cộng đồng

- Mục tiêu: Đảm bảo chính quyền địa phương và người dân cam kết tham gia.

15

Trang 23

- Thu thập các thông tin cơ bản tin về hiện trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng ở

địa phuong.dé tiễn hành lập kế hoạch Các thông tin cần thu thập bao gồm: ban đồ

hành chính của xã, bản quy hoạch sử dụng đắt, đất rừng, kế hoạch giao dat, giao rung,

và kế hoạch phát trién kinh tế, xã hội của xã, xác định danh mục các loại lâm sản của địa phương, bao gồm các loại lâm sản gỗ và phi gỗ.

Bước 4: Tập huấn Quản lý rừng cộng đồng

- Cung cấp kiến thức, kỹ năng và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng cho cán bộ và người dân địa phương.

- Góp phần nâng cao nhận thức và thay đồ cách tiếp cận trong quản lý nguồn tài

nguyên rừng hướng tới tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong bảovệ và phát triên rừng.

Bước 5: Thành lập Ban QLR cấp thôn, nhóm hộ BVR và xây dựng quy ước QLRCĐ

Quy ước QLRCD được các bên tham gia và UBND xã phê duyệt.

Bước 6: Lập kế hoạch QLRC, công việc trong quá trình quản lý rừng cộng dong:

- Trên cơ sở hoạch định một số năm như trong kế hoạch, Ban quản lý rừng cộng đồng

lập kế hoạch hàng năm dựa vào nguồn tài chính hàng năm và thông qua cộng đồng - Ban quản lý rừng cộng đồng báo cáo kế hoạch quản lý rừng cộng đồng hàng năm cho UBND xã, phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông lâm, Hạt Kiểm lâm huyện, quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh dé tư van cho cộng đồng thực hiện kế hoạch.

- Ban quản lý rừng cộng đồng phân công thành viên cộng đồng thực hiện kế hoạch, tổ chức giám sát.

- Phân chia lợi ích mang lại từ thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được quy định trong “Quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng” (Quy ước về bảo vệ và phát triển rừng: là những quy định về quyên lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, khai thác, mua bán vận chuyền gỗ và lâm sản, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên của cộng đồng trong quá trình bảo vệ va phát triển rừng cộng đồng)

- Nguồn kinh phí và định mức kinh phí dé thực hiện kế hoạch theo “Quy ước quản lý

sử dung các nguồn tài chính trong quản lý rừng cộng đồng”.

16

Trang 24

- Hàng năm cộng đồng tô chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong cộng đồng, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đến UBND xã, phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến

nông lâm, Hạt Kiểm lâm huyện và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.

1.4.3 Các văn bản pháp lý liên quan

Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai sửa đổi năm 2013 quy định cộng đồng

dân cư được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất Điều 136, Luật đất đai sửa đổi năm 2013 quy định về việc giao đất rừng phòng hộ cho cộng đồng dân

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành quy định về thi hành luật đất đai năm 2003 trong đó nêu rõ nghĩa vụ pháp lý của cộng đồng dân cư được giao đất, cho thuê

đất; quy định về việc giao đất, cho thuê đắt, chuyên mục đích sử dụng dat, thu hồi,

trưng dung đất của cộng đồng dân cư Khoản 5, điều 72, Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định về việc giao đất rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư đề bảo vệ, phát triển rừng.

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng: Điều 29 và 30, Luật BV&PTR năm 2004 quy định về việc Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn và Quyên, nghĩa vụ của cộng đồng dân

cư thôn được giao rừng.

Nghị định 23/2006/NĐ-CP ban hành quy định về thi hành Luật BV&PTR trong đó có quy định về việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, khoán rừng, tổ chức quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triên rừng và sử dụng rừng đôi với cộng đông dân cư.

1.5 Kinh nghiêm quản lý rừng cộng đồng

1.5.1 Kinh nghiêm quản lý rừng cộng đồng trên thế giới

Trên thé giới, LNCD nổi lên từ giữa những năm 70, thế ky 20 và tiếp tục phát triển ở nhiều nước Ngày nay có thê thay LNCD ở nhiều nước như Nepal, Indonesia, Brazil, An Độ và Bắc Mỹ.

Từ năm 1992 (sau Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro), diện tích rừng do cộng đồng và người dân bản địa quản lý đã tăng từ 21% lên

31% ở các nước đang phát triển và tăng từ 10% đến 15% trên toàn thế giới (RRI, 2012)

Tại Nepal quản lý rừng cộng đồng được thực hiện những năm 1970 Năm 1978 chính sách lâm nghiệp được ban hành, trong đó quy định các cộng đồng được quyền quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vị tí lãnh thé của họ nhằm đáp ứng nhu cau của cộng đồng Nhóm sử dung rừng cộng đồng (CFUGs) được lập dé quản

17

Trang 25

lý, bảo vệ và sử dụng Nepal một cách bền vững Luật lâm nghiệp năm 1993 phân loại rừng gồm rừng của cộng đồng, giao khoán, của chính phủ, rừng có ý nghĩa tôn giáo

và rừng phòng hộ Hiện nay có khoảng 14.572 CFUG nằm rải rác trên khắp đất nước chiếm 1,2 triệu ha đất rừng (25%) [34].

Tại An Độ vào đầu những năm 1970, chỉnh phủ ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển trên đất lâm nghiệp Do các chương trình lâm nghiệp

xã hội không mang lại kết quả như mong đợi, từ năm 1988, chính phủ ban hành chính

sách mới về đồng quản lý rừng trên dat lâm nghiệp Ở An độ hình thức đồng quản lý đang được mở rộng nhanh chóng bởi cải cách thé chế trong chính sách về rừng dang được thực thi với đấu hiệu rõ nhất là phi tập Đồng Ý và dân chủ hóa quản lý nguồn tài nguyên [32].

Năm 1995, chính phủ Srilanka đã đưa ra một kế hoạch tổng quan lâm nghiệp

mới, trong đó đề ra việc tăng cường độ che phủ rừng, nâng cao mức sống, kinh tế của người dân địa phương cũng như toàn dân tộc [29].

Tại Philippin việc chuyển đổi lâm nghiệp cộng đồng có thể chia làm 3 giai đoạn Giai đoạn đầu tiên là khai phá (1971-1980); Giai đoạn thứ hai là củng cố và hợp nhất (1982-1989) và giai đoạn thứ 3 là mở rộng và thể chế hóa Quản lý rừng

trên cơ sở cộng đồng là thông qua hợp đồng thuê quyền sử dụng bằng việc tăng cường quản lý, bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng Các tổ chức của người dân đang làm

việc trên diện tích này với quyền sử dụng an toàn trong 25 năm [33].

Từ những năm 1968, chính phủ Thái Lan ban hành một số chính sách khuyến khích người dân định canh định cư trên các vùng đất bị tàn phá nặng nền do đốt nương làm rẫy và khai thác gỗ Chính sách lâm nghiệp 1985 đã khuyến khích mọi hoạt động lâm nghiệp cộng đồng, nhấn mạnh các cộng đồng, tô chức và cá nhân phải cùng nhau phát triển và quản lý các vùng lâm nghiệp [33].

Tại Lào, sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý rừng lần đầu tiên được giới thiệu là vào năm 1989 khi Hội nghị lâm nghiệp quốc gia lần thức nhất tuyên bố định hướng chính sách lâm nghiệp mới hướng tới quản lý rừng bền vững Một

công cụ chính sách quan trọng khác đã hình thành nên hoạt động quản lý nguồn tài

nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng vào những năm 90 đó là chính sách Quy hoạch

sử dụng đất và giao đất đã công nhận quyền sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên

thiên nhiên của người dân địa phương [33].

Trong lịch sử tôn tại của loài người, tài nguyên rừng đã từng được kiêm soát

và sử dụng bởi các cộng đông mà không có những tác động tiêu cực đáng kê vì các

18

Trang 26

cộng đồng đã tuân thủ những quy định do họ đặt ra và nhu cầu gỗ nhỏ so với trữ

lượng (Anderson, 1998) [29].

Theo Arnold (1992), hệ thống quản lý tài nguyên rừng công cộng (rừng ban địa) ở các nước Châu Á bao gồm: Quản lý rừng theo phương thức nương rẫy bỏ hoá

ở các quốc gia Đông Nam A; Quan lý rừng tại môi trường miền núi ở Nam A (quản

lý các khu rừng cô truyền ở Nêpan, quản lý các khu rừng cấm ở gần Mount Merapi của Inđônêxia hay ở dãy núi Himachal Pradesh tại An Độ ); Quản lý rừng trong một môi trường bán khô hạn ở Nam Á (các kiểu quản lý tài nguyên công cộng về rừng,

cây và đất Gauchar ở Gujurat của Ấn Ðộ); Quản lý rừng gắn với nguồn nước của cộng đồng (quản lý rừng thôn bản ở vùng Ifugao, Phi-lip-pin và vùng Terai, Nêpan); và Quản lý các “rừng thiêng, rừng ma” tại nhiều cộng đồng ở Ấn Độ, Phi-lip-pin, Thái Lan (Arnold, 1992) [29].

Quản lý rừng cộng đồng theo truyền thống là hình thức quan lý tài nguyên

rừng có hiệu quả nhất vì toàn thé những người sử dụng tài nguyên rừng chia sẻ các quyền và nghĩa vụ trên toàn bộ một khu rừng và đưa ra những quyết định tập thé dé sử dụng tài nguyên một cách thích hợp (Arnold, 1992) Việc phân chia tài nguyên rừng ra thành từng lô nhỏ và giao cho cá thể (cá nhân hoặc hộ gia đình) không phải luôn là một giải pháp tốt, nhất là đối với rừng tự nhiên với cấu trúc phức tạp Tuy nhiên, trong trường hợp thể chế địa phương không được thiết kế và xây dựng phù hợp, thì việc giao rừng cho cộng đồng quản lý sẽ tạo ra cơ hội cho tầng lớp có quyền lực tại địa phương nam lấy nguồn tài nguyên rừng cho lợi ích riêng của cá nhân hoặc

của nhóm Những người có thé lực ở địa phương có thé thông đồng với chính quyền

địa phương dé có được những lợi ích cá nhân [29].

Một số thảo luận từ Quản lý rừng cộng đồng của các nước: Hau hết diện tích rừng của các nước dang phát triển trên thé giới gan liên với sinh kế của cộng đông dân tộc thiểu số Các cộng đồng coi rừng như một tài sản chung và cùng nhau thiết lập các luật

lệ quản lý tài nguyên rừng với mục dich cùng nhau chia sẻ lợi ích mạng lại từ rừng cũng

nhự cùng nhau bảo vệ tài nguyên rừng Các cấp chính quyên nhìn nhận việc phát triển

quan lý rừng cộng dong như là một hoạt động quan trọng trong phát triển nông thôn, do vậy can long ghép hoạt động này vào trong các kế hoach/chién lược phát triển kinh tế xã hội Đông thời can có chính sách hỗ trợ cho các cộng đồng quản lý rừng, cụ thể hóa

chính sách hưởng lợi của cộng dong đối với từng loại rừng Dong quản lý rừng là một công cụ, một hình thức quản lý rừng đã và đang được áp dụng ở nhiễu nước trên thé giới, tại những khu vực vừa cần bảo vệ các giá trị tài nguyên lâu dài cửa phải tạo cơ

19

Trang 27

Quản lý rừng cộng đồng khá da dạng về hình thức quản lý với nhiễu cau trúc khác nhau, do đó không nên áp dụng cứng nhắc các hình thức quán lý mẫu trong

quản lý rừng cong đồng Cần có sự hồ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho cộng

đông về quản lý (lập kế hoạch quản lý rừng, kế hoạch tài chính ) và kỹ thuật lâm

sinh (gây trồng rừng, chăm sóc, khai thác ), thông tin thị trường lâm sản Đông thời can da dang hoá nguồn lợi cho cộng đồng vì ngoài các nguồn lợi trực tiếp thì các nguồn lợi gián tiép cũng cần được tính đên.

Quan lý rừng bên vững là một xu thé, điều hợp lý là đưa ra một hệ thong các tiêu chí đơn giản dé đánh giá việc quản lý rừng và coi đó là công cụ dé các cơ quan chức năng thực hiện việc giám sát đánh giá cũng như dé các cộng đông tự đánh giá và điêu chỉnh nhằm hướng tới quản lý rừng bên vững.

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam

Lâm nghiệp cộng đồng đang trở thành một trong những phương thức quản lý rừng quan trọng và có hiệu quả ở Việt Nam Hiện có nhiều phương thức quản lý rừng cộng đồng khác nhau như: rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng 6n định lâu dài; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước khoán cho các cộng đồng khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng; rừng và đất rừng của hộ gia đình

và cá nhân là thành viên trong cộng đồng tự liên kết lại với nhau thành các nhóm cộng đồng (nhóm hộ) cùng quản lý để tạo nên sức mạnh đề bảo vệ, hỗ trợ, đồi công cho nhau

trong các hoạt động lâm nghiệp (Bộ Nông Nghiệp &PTNT, 2013) [4].

Mặc dù mãi đến năm 2004 Luật BVPTR mới chính thức đề cập tới việc giao rừng cho cộng đồng dân cư, các mô hình thí điểm giao rừng cho cộng đồng quản lý đã được thực hiện trong các dự án về lâm nghiệp xã hội (LNXH) hay quan lý tài

nguyên (QLTN) thiên nhiên từ năm 2000 (Nguyễn Quang Tân và cộng sự, 2009b)

Những nghiên cứu về Quan lý rừng cộng đồng ở 3 tinh Bắc Kan, Thừa Thiên Huế và Đắk Lắk của Dự án học hỏi quản trị rừng Việt Nam đã rút ra được bài học kinh nghiệm: mặc dù vẫn chưa rõ việc có quyền hợp pháp đối với rừng có mối quan hệ gì với tính hiệu quả trong quản lý rừng hay không nhưng những cộng đồng được

trao quyền hợp pháp (được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Số đỏ) có các lợi

ích rõ ràng đối với rừng mà những cộng đồng khác không có Quyền hợp pháp đối

với rừng thực sự hữu ích cho cộng đông dé bảo vệ quyên lợi và nguôn von dau tư trên

20

Trang 28

diện tích rừng được giao khi có mâu thuẫn hoặc tranh chấp Hơn nữa, khi Việt Nam

áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên diện rộng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng dat có thể giúp cộng đồng dân cư hưởng lợi từ nguồn tiền chỉ trả

dịch vụ môi trường rừng và cũng có thể nhận được nguồn tiền thu được từ cơ chế

Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD+) trong tương lai (Nguyễn

Quang Tân, Trần Ngọc Thanh và Hoàng Huy Tuấn, 2009) [16].

Đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế cho

thấy Hiệu quả của việc giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ: Chất lượng rừng do cộng đồng dân cư thôn QLBV ngày càng được nâng cao, cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng Nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng cũng có sự thay đồi theo hướng có lợi cho việc quản lý bảo vệ Nhờ đó mà rừng cộng đồng hạn chế được hiện tượng xói mòn, lở núi, cát bay; bảo đảm được nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và hoạt động du lịch sinh thái ở các thôn Qua việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý ở Phú Lộc cho thấy: Cộng đồng dân

cư thôn quản lý bảo vệ có hiệu quả hơn so với nhóm hộ Trong đó có thôn Thuỷ

Dương và thôn Thuỷ Yên Thượng đạt được hiệu quả quản lý tốt hơn các thôn khác

(Lê Quang Vĩnh, Ngô Phương Anh, 2012) [13].

Đến 31 tháng 12 năm 2007 cả nước có 10.006 cộng đồng dân cư thôn, chủ yếu là các cộng đồng các đồng bào dân tộc ít người, đang quản lý và sử dụng 2.792.946,3 ha rừng và đất trống đồi trọc (gọi chung là đất lâm nghiệp) dé xây dựng và phát triển rừng, trong đó: 1.916.169,2 ha dat có rừng (chiếm 68,6%) và 876.777,1 ha đất trông

đôi trọc (chiếm 31,4%) Diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quan lý nêu trên chiếm 17,20% diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên toàn quốc (16,24

triệu ha); điện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý chiếm 15% tổng

diện tích rừng của cả nước Trong diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng đồng

quản lý và sử dụng thì rừng tự nhiên chiếm tuyệt đai đa số lên đến 96%, rừng trồng chỉ chiếm có 4% Cộng đồng quản lý chủ yếu rừng phòng hộ, đặc dụng (71%), rừng sản xuất chỉ chiếm 29% (Nguyễn Bá Ngãi, 2009) [14].

Sau khi Luật BVPTR 2004 chính thức được đưa vao thực tiễn, việc giao rừng

cho cộng đồng tiếp tục được triển khai ở nhiều nơi trên toàn quốc Điển hình trong giai đoạn này là Dự án thí điểm LNCD do Cục Lâm nghiệp thực hiện trong thời gian 2006 tới 2009 (Pha 1) và 2012-2013 (Pha 2) Dự án được thiết lập như là một thử nghiệm nhăm mục tiêu xây dựng một phương pháp tiếp cận toàn diện dé quan lý rừng cộng đồng thông qua các hoạt động xây dựng và kiểm nghiệm các khung pháp lý và tổ chức, hệ thông hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho phát triển quản lý lâm nghiệp cộng

21

Trang 29

đồng ở Việt Nam nhằm tạo cơ sở cho các chương trình hỗ trợ phát triển quản lý lâm nghiệp cộng đồng toàn quốc sau này Dự án đã giao tong số 16.798 ha rừng tự nhiên

(trong đó có 9.314 ha rừng phòng hộ và 7.484 ha rừng sản xuất) cho 64 cộng đồng ở

38 xã thuộc 10 tỉnh trong vùng dự án (Nguyễn Bá Ngãi, 2009) [14].

Ngoài ra, các hoạt động giao rừng cho cộng đồng cũng được các tô chức song phương/ đa phương quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ (NGO) triển khai ở các địa phương, thông qua các chương trình/dự án quản lý tài nguyên hoặc phát triển rừng qua đó diện tích rừng cộng đồng tại các địa phương không ngừng được tăng lên đáng ké.

Diện tích rừng đã giao cho các đối tượng đến năm 2012 là 13,862 triệu ha trong đó 10,423 triệu ha là rừng tự nhiên và 3,438 triệu ha là rừng trồng Trong 13,862 triệu ha rừng đã giao cho các đối tượng, có trên 4,606 triệu ha rừng đã được giao cho

các Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, 1,965 triệu ha đã được giao cho các doanh nghiệp nhà nước và 1,81 triệu ha rừng tự nhiên và 1,58 triệu ha rừng trồng đã được giao cho hộ gia đình, trong khi diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý chỉ là 588.000 ha và diện tích do UBND cấp xã tạm thời quản lý hơn 2,19 triệu ha (Báo cáo 10 năm thực hiện Luật BV&PTR năm 2004 - 2014) [4].

Theo số liệu này thì diện tích rừng và đất lâm nghiệp chính thức giao cho các

cộng đồng quản lý là rất ít, tuy nhiên trên thực tế diện tích do các cộng đồng hiện đang quản lý là rat lớn, ước tính khoảng 20% tông diện tích đất có rừng ở Việt Nam, bao gồm các diện tích đã được chính thức giao cho các cộng đồng và hau hết các diện tích tam

giao cho các UBND xã quản lý Theo Nguyễn Quang Tân (2012) tổng diện tích rừng do các cộng đồng quản lý hiện có thé còn lớn hơn, có thé đến khoảng 30% tông diện tích rừng.

Theo Bộ NN&PTNT tính đến 31/12/2020 [6] thì diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý là 1.166.470 ha trong đó diện tích rừng tự nhiên là 1.095.320 ha còn rừng trồng là 71.150 ha Như vậy có thê nói rằng cùng với thành phần kinh tế nhà nước và hộ gia đình cá thể, cộng đồng là một chủ thê lớn, quan trọng đã và đang quản lý một diện tích rừng lớn trên toàn quốc trên thực tế mặc dù diện tích rừng chính thức cấp cho các

cộng đồng còn rât nhỏ.

22

Trang 30

Bang 1.1: Diện tích rừng cộng đồng qua các năm từ 2011-2020

Trang 31

Theo kết qua công bố hiện trạng rừng trên toàn quốc trong thời qua cho thay hiện nay diện tích rừng giao cho cộng đồng được tăng lên đáng ké trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay Cụ thé năm 2011 thì điện tích rừng cộng đồng mới chỉ khoảng 298.984 ha nhưng đến giai đoạn năm 2015 đã tăng lên 1.110.409 ha (tăng 811.425 ha).

Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng với sự tham gia của các cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam (Trần Ngọc

Thanh, 2009) [16].

Nhìn chung giao rừng cho cộng dong là một chủ trương lớn của Dang và Nhà nước trong thực hiện các chính sách lâm nghiệp, góp phần xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc miễn núi xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống và tao động lực phát triển kinh tế địa phương Diện tích rừng cộng đông ngày càng tăng lên và quản lý rừng cộng đông trở thành một trong nhiều phương thức quản lý rừng được quan tâm cả về chính sách lẫn thực tiễn tại các địa phương ở nước ta.

1.5.3 Bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn

Các mô hình quản lý rừng tồn tại khách quan và hình thành trong đời sống của người dân vùng núi Chính vì thế việc giao đất giao rừng là phủ hợp với truyền thống quản lý rừng của thôn, bản.

Vị trí pháp lý của cộng đồng ngày càng được khăng định bên cạnh vấn đề quản lý rừng cộng đồng được thừa nhận như một hình thức quản lý rừng khác.

Hiện tại có một số vấn đề lớn mà ngành lâm nghiệp cần giải quyết Thứ nhất là cần xác định tính hợp pháp cũng như quyền tiếp cận của người dân vào rừng Thứ hai, giải quyết mối quan hệ dé người làm rừng có thé sống được bằng nghề của mình Vì năng lực tự nhiên của rừng và cách nhìn nhận hạn chế hiện nay chưa đủ để nuôi

sống người làm rừng Dé giải quyết van đề này giải pháp quan trọng là về cả chính

sách và thực tiễn Vai trò của các cộng đồng trong quản lý rừng dần được cộng nhận về mặt pháp lý, nhiều văn bản pháp lý và chương trình dự án về lâm nghiệp cộng đồng đã được ban hành và thử nghiệm với kỳ vọng đưa quản lý rừng cộng đồng thành

một hình thực quản lý chính ở Việt Nam nhắm cả hai mục tiêu là quản lý rừng bền vững nguồn tài nguyên rừng và phát triển sinh kế của các cộng dồng địa phương Tuy nhiên cần nhận thấy răng diện tích rừng cộng đồng được chính thức công nhận vẫn còn quá nhỏ so với diện tích rừng hiện các cộng đồng đang quản lý Hơn nữa sự hoài nghỉ

24

Trang 32

về năng lực quản lý rừng của các cộng đồng của các nhà quản lý Những điều này có

thé gây cản trở và sự hoài nghi về việc phát triển và mở rộng diện tích rừng giao cho

các cộng đồng trong tương lai Ngoài ra, các cộng đồng được giao những khu rừng

quản lý nghèo về trữ lượng và nhu cầu sử dụng những đất trống, đất có cây bụi hoặc các khu vực rừng phục hôi dé sản xuất lâm nghiệp như khoanh nuôi, trồng bố sung hay phát triển lương thực hoặc cây trồng khác có giá trị là một trong những nhu cầu khách quan Tuy nhiên các cơ sở về mặt khoa học, kỹ thuật còn rất ít được ban hành, nghiên cứu.

Quản lý rừng bền vững thành phần cây gỗ trong hệ sinh thái rừng tự nhiên đóng vai trò quan trọng cả về sinh thái lẫn kinh tế Thảm thực vật thân gỗ có vai trò quyết định đến mối quan hệ giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng tự nhiên và các chức năng cơ bản của rừng, do vậy quản lý ôn định thành phan thực vật thân gỗ là van dé mau chốt trong quản lý rừng bền vững nói chung và quan lý rừng cộng đồng

nói riêng.

Ngoài ra, đưới gốc độ kinh tế, gỗ luôn có giá trị cao đối với đời sống nhân dân cũng như trong thương mại, do vậy bảo dam sự cung cấp gỗ ồn định cũng là một khía cạnh kinh tế quan trọng trong hệ thống quản lý rừng bền vững Vì vậy cần có giải pháp kỹ thuật để đáp ứng cả hai yêu cầu về sinh thái và kinh tế nói trên Đối với cộng đồng quản lý rừng thì giải pháp kỹ thuật có thé áp dụng đơn giản là làm giàu rừng, nâng cao giá trị của rừng.

Các vấn đề nói trên cần được nghiên cứu một cách tổng thể, đồng bộ và dựa

vào thực tiễn dé có thé phát triển phương thức quan ly rừng cộng đồng ở Việt Nam cũng như tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới Đề tài này cũng dựa vào những nhu cầu thực tiễn đó, trong đó tập trung vào nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển quản lý rừng cộng đồng theo hướng bền vững, nhằm quan lý bền vững nguồn

tài nguyên thiên nhiên và cải thiện đời sống người đối với cộng đồng đã được giao

đất giao rừng dé quản lý va sử dụng.

25

Trang 33

CHUONG II: THUC TRẠNG CONG TAC QUAN LÝ RUNG CONG

DONG TREN DIA BAN TINH LANG SON 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lang Son 2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

Vị trí

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt Phía Bắc giáp tỉnh Cao Băng, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp

tỉnh Bắc Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn Theo chiều Bắc — Nam từ 22,27 - 21,19 độ vi bắc; chiều Đông — Tây 106,06 - 107,21 độ kinh đông.

Địa hình

Địa hình Lang Sơn phô biến là núi thấp và đôi, ít núi trung bình và không có

núi cao Độ cao trung bình là 252 m so với mực nước biển; Nơi thấp nhất là 20m ở

phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương; Nơi cao nhất là đỉnh Phia

Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với mặt bién.

Hướng địa hình rat da dang và phức tạp: Hướng tây bắc — đông nam thể hiện ở máng tring Thất Khê - Lộc Bình, trên đó có thung lũng các sông Bắc Khê, Kỳ Cùng và Tiên Yên (Quảng Ninh) và dãy hồ Đệ Tam đã được lấp đầy trầm tích Đệ Tam và Đệ Tứ, tạo thành các đồng bằng giữa núi có giá trị đối với ngành nông nghiệp

của tinh như Thất Khê, Na Dương, Ban Nga; Hướng đông bắc — tây nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Quan và phần lớn

huyện Văn Lãng, hướng này cũng thấy ở núi đồi huyện Cao Lộc (các xã Lộc Yên, Thanh Lòa và Thạch Đạn); Hướng bắc — nam thé hiện ở hướng núi thuộc các huyện Tràng Định, Bình Gia và phan phía tây huyện Văn Lãng; Hướng tây — đông thê hiện

ở hướng của quần sơn Mẫu Sơn với khoảng 80 ngọn núi.

Dat dai

Theo thống kê (10/1995), diện tích dat tự nhiên là 818.725 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 64.630,61 ha chiếm 7,59%; đất lâm nghiệp có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) là 172.635,01 ha chiếm 21,08%; đất chuyên dùng là 10.787 ha, chiếm 1,33%; đất ở là 4.611,48 ha, chiếm 0,56%; đất chưa sử dụng và các loại đất khác là

565.969,7 ha chiếm 69,13% Dat đai Lang Sơn được chia thành 7 vùng với 16 tiểu

26

Trang 34

vùng địa lý thé nhưỡng gồm 43 loại đất khác nhau phù hợp với nhiều loại cây trồng

khác nhau.

Khoáng sản

Trong địa phận tỉnh Lạng Sơn, nhóm khoáng sản kim loại gồm có kim loại đen (sắt, măng gan), kim loại màu (nhôm, péc mi sớm, quặng bô xít, quặng alit, đồng, chì, kẽm, đa kim), kim loại quý (vàng) va kim loại hiếm (thiếc, mélipden, vanandi, thủy ngân); khoáng sản phi kim loại gồm có khoáng sản nhiên liệu (than nâu, than

bùn); khoáng sản dùng làm nguyên liệu áp quang và áp điện (thạch anh kỹ thuật);

khoáng sản dùng làm nguyên liệu và phân bón; khoáng sản dùng làm vật liệu xâydựng.

Khí hậu

Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 — 22 độ C, có tháng lạnh nhất có thé giảm xuống 50 độ C, có lúc 0 độ C hoặc dưới 0 độ C Nằm ở phần cực bắc của đới vĩ độ thấp gần giáp chí tuyến bắc, giữa các vĩ độ 21,19 và 22,27 vĩ bắc, và giữa 106,06 và 107,21 độ kinh đông nên Lang Sơn có nguồn bức xạ phong phú, cho phép các loại cây trồng vật nuôi bốn mùa sinh sôi nảy nở; tuy nhiên Lạng Sơn lại nằm ở cửa ngõ

đón gió mùa mùa đông, nơi có gió mùa cực đới đến sớm nhất và kết thúc muộn nhất

ở miên Bac nước ta nên có mùa đông lạnh.

Độ am trung bình năm của không khí ở Lạng Sơn phổ biến là từ 80 — 85%, thấp hơn nhiều vùng khác ở nước ta Ít có sự chênh lệch về độ 4m tương đối giữa các

vùng và giữa các độ cao trong tinh.

Lượng mưa

Lạng Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc, ít mưa của vùng khí hậu miền Bắc; lượng mưa trung bình năm là 1.200 — 1.600 mm Nơi duy nhất có lượng mưa trên 1.600mm

là vùng núi cao Mẫu Sơn (2.589mm); tại Lạng Sơn có Na Sầm (1.118 mm) và Đồng

Đăng (1.100mm) là những trung tâm khô hạn của miền Bắc.

Sông ngòi

Chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại năm trong vùng đất dốc thuộc khu miền núi Đông Bắc, Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá phong phú Mật độ

mạng lưới sông ở đây dao động trung bình từ 0,6 đến 1,2 km/km2 So với mật độ sông suối trung bình của cả nước là 0,6 km/km2 thì mật độ sông suối của Lạng Sơn

thuộc loại từ trung bình đến khá dày Lạng Sơn có 5 sông chính độc lập, đó là sông

27

Trang 35

Kỳ Cùng, Sông Thương, Sông Lục Nam, sông Tiên Yên- Ba Chẽ (hay Nam Ludi — Đồng Quy) và sông Nà Lang.

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Xã hội:

Tinh Lang Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố và 10 huyện với 200 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 14 thị tran va 181 xã Trên địa bàn tỉnh có 15 đô thị (gồm 01 đô thị loại II; 01 đô thị loại IV; 13 đô thị loại V), năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 23,06% Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa từng bước được nâng lên, điện mạo các đô thị trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới, khởi sắc, nhất là trung tâm các huyện, thành phó, khu tập trung đông dân cư.

Dân cư

Dân số 781.655 người (điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019); có 7 dân tộc chính, trong đó dân tộc Nùng 42,97%, Tay 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân

tộc Dao, Hoa, Sán Chay, HMông, khác: 4,61% Dân số sống ở đô thị 23,6%; dân số sông ở nông thôn 76,4%.

Giao thông

Nhìn chung điều kiện giao thông của thành phố Lạng Son khá phát triển bao

gồm các tuyết đường sắt, đường bộ và đường không Tuyến đường sắt chặt từ Hà Nội

qua Bắc Ninh, Bắc Giang lên Lạng Sơn và nối với đường sắt Trung Quốc Đường bộ

- Quốc lộ 1A: Hà Nội - Lang Son

- Quốc lộ 1B: Lạng Sơn -Thái Nguyên

- Quéc 16 4A: Lang Son - Cao Bang

- Quéc 16 4B: Lang Son - Quang Ninh

Đặc biệt là tuyến đường Hà Nội - Lang Sơn đã được nâng cấp, mở rộng rút ngắn thời gian đi lại giữa hai thành phó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giữa các khu vực nói trên Ngoài đường quốc lộ, trong vùng còn có các tuyến đường liên huyện từ thành phố đi các nơi trong tỉnh.

Công nghiệp

Nhìn chung công nghiệp trong vùng chưa phát triển không có nhiều công

trường và các công sở công nghiệp có quy mô lớn và hiện đại Khu cực thành phố

28

Trang 36

chưa thu hút được nhiêu các doanh nghiệp trong và ngoài nước đên đâu tư sản xuât

tại nơi đây.

Nông nghiệp

Nông nghiệp của vùng phát triển chưa cao, một phần do điều kiện địa hình khí

hậu không thuận lợi cho khai trồn các loại cây công nghiệp và phần cơ bản khác là

phương thức canh tác còn lạc hậu Tuy nhiên, địa hình khí hậu thuận lợi cho việc

trồng cây hoa màu và rau có chất lượng cao Sản phẩm rau quả ở đây được ưa chuộng tại địa phương và các vùng xung quanh Trong những năm gần đây nông nghiệp và lâm nghiệp đã được chú ý hơn nên diện tích đồi núi trọc đã giảm đáng ké đồng thời

nạn phá rừng đã cơ bản được hạn chế.

Thuong nghiệp

Trong những năm gần đây chính sách mở cửa Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thương nghiệp Giao lưu hàng hóa giữa Lạng Sơn với Trung Quốc lưu thông hàng hóa tập trung tại các khu vực Kỳ Lừa, Đông Kinh, Tân Thanh, Đồng Đăng Hàng năm lưu lượng hàng hóa qua biên giới là rất lớn Tuy nhiên, ở khu vực này buôn lậu hàng hóa qua biên giới rất khó khăn được giải quyết gây không ít khó khăn cho đời sống, kinh tế ở nơi này.

Du lịch

Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vi trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người Lang Sơn là vùng biên giới, cửa khâu ở phía Bắc nước ta, lại năm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao

lưu, trao đôi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc Ngoài ra, thiên

nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mat, an dưỡng lý

tưởng đối với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi

nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ai Chi Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuôi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập.

29

Trang 37

2.1.3 Tài nguyên rừng của tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi với tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 617.766,84 ha, chiếm 74,34% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Hệ thực vật, ở Lạng Sơn rất đa dạng và phong phú về thành phần loài Theo số liệu điều tra, đánh giá đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi tháng

10/2008, tại Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên đã xác định được 776 loài thuộc 532

chi và 161 họ thực vật, trong đó có >30 loài thực vật quý hiếm nhưng số lượng cá thé

còn lại ít, đặc biệt là các loài: Hoàng đàn, Nghién, Trai ly, Cho chỉ, ; hiện nay nhiéu

loài thực vat bậc cao đang tiếp tục được phát hiện thêm tại đây Các loài thực vật rừng chính phô biến ở Lạng Sơn gồm các loài cây: Lim, Nghiến, Sau sau, Kháo, Vối, Hồi, Thông, Keo, Bạch đàn, Kiểu rừng chính ở Lạng Sơn là rừng kín lá rộng thường xanh mưa âm nhiệt đới.

Đến năm 2021 tông diện tích đất quy hoạch rừng đặc dung của tỉnh là 13.112,69 ha, chiếm 2,1% tông diện tích đất lâm nghiệp toàn tinh.

Rừng và đất rừng phòng hộ hiện có là 103.417,76 ha, trong đó đất có rừng là 77.468,73ha, đất trống là 25.949,03 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn của các

con sông lớn, phòng hộ bảo vệ vành đai biên giới, do đó có vai trò, vị trí hết sức quan

Đến nay diện tích đất rừng sản xuất toàn tỉnh là 501.236,39 ha, trong đó đất

có rừng là 395.417,22 ha, đất chưa có rừng là 105.819,17 ha; trung bình rừng trồng tăng trưởng 13-15 m3/ha/năm, năng suất nhựa Thông đạt khoảng 2,0-2,5 tắn/ha/năm.

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh được chú trọng quản lý, bảo vệ, diện tích rừng

tự nhiên là 295.664,05 ha năm 2020, trữ lượng rừng tăng tương đương 4.753.258§mỷ,

cơ cấu diện tích rừng tự nhiên trong tông diện tích đất có rừng.

Công tác phát triển rừng được quan tâm đầu tư, kết quả đến hết năm 2020 trồng rừng mới được 106.680 ha, khoanh nuôi tái sinh được 67.215,0 lượt ha Đã hình

thành các vùng sản xuất tập trung một số loài cây chủ lực, cây gỗ lớn như: Vùng cây

Thông ở các huyện: Lộc Bình, Đình Lập và Cao Lộc với diện tích 110.000 ha, chiếm

86,22% tông số diện tích Thông toàn tinh; vùng trồng Keo, Bach dan tại các huyện:

Chi Lăng, Hữu Lũng, Đình Lập với diện tích trên 31.200 ha, chiếm 68,74% tông số diện tích Keo, Bạch đàn toàn tỉnh; vùng Hồi ở các huyện: Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng với diện tích trên 25.000 ha, chiếm 74,1% trong tổng số diện tích Hồi toàn tỉnh;

dang dần hình thành vùng trồng Qué ở các huyện: Trang Định, Bình Gia, Bắc Son, hiện nay đã có trên 3.000 ha; diện tích cây Sở đang dần được phục hồi và mở rộng

30

Trang 38

diện tích, hiện nay có khoảng 2.000 ha cây Sở ở các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, LộcBình.

Diện tích đất có rừng tăng qua các năm (từ 419.049,7 ha năm 2011 lên 518.766,49 ha năm 2020) Độ che phủ rừng của tỉnh tăng từ 47,6% năm 2011 lên 63,0% năm 2020 vượt 3,0% mục tiêu Nghị quyết, đã góp phần bảo vệ tốt môi trường như bảo vệ nguồn nước, bảo đảm nguồn sinh thủy cho các hồ đập, hạn chế lũ lụt, nhất

là lũ quét, nguy cơ sạt lở đất.

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (theo giá thực tế) năm 2020 đạt 4.122 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 5,8%/năm; giá trị lâm nghiệp chiếm 43,9% trong nội ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất lâm nghiệp góp phần quan trọng vào

chuyên dịch cơ cau kinh tế nông nghiệp, bao đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2.2 Thực trạng các phương thức quản lý rừng ở Việt Nam

Trong hơn 25 năm qua (từ năm 1995 — 2020), diện tích rừng tăng lên khoảng 5,3

triệu ha, trong đó rừng tự nhiên tăng khoảng 2 triệu ha và rừng trồng tăng 3,3 triệu ha; tỷ lệ che phủ rừng cũng tăng đáng ké (tăng 13,81%) trong giai đoạn từ 1995 đến 2020.

mm Rủngtu nhiên = Ring trong Độ che phủ

Hình 2.1: Diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 1995 - 2020

(Nguon: Bộ NN&PTNN, 2021)

Tuy nhiên công tác quan lý rừng ở Việt Nam khác với các nước trên thế giới, rừng được phân theo 3 loại rừng và mỗi loại rừng có chủ thé và chính sách quản lý

khác nhau, vì vậy tính phức tạp và chồng chéo dẫn đến còn nhiều điều bất cập trong 31

Trang 39

công tác quản lý rừng giữa các bên liên quan ở Việt Nam.

Bảng 2.1: Diện tích các loại rừng phân theo mục đích sử dụng

(DVT: ha)Phân theo chức năng sử dụng

Loại rừng Tông cong! Rừng Đặc | Rừng

Phòng hộ

I Phân theo nguồn gốc

thuê — [8MB sự | mem [nen

IL Phân theo điều kiện lập địa |14.677.215

III Phân theo loại cây

Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm

2015 lên 41,89% năm 2019, năm 2020 đạt 42,01%, đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Tuy nhiên nguồn tài nguyên rừng

ở Việt Nam phần lớn do các đơn vị nhà nước quản lý được thê hiện qua bảng 2.2.

32

Trang 40

Bảng 2.2: Diện tích rừng phân theo chủ quan lý tính đến 31/12/2020

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2021)

Theo thống kê đến ngày 31/12/2020 thì có 9 nhóm chủ rừng chủ yếu quản

lý và sử dụng hơn 14.677.215 ha rừng, trong đó nhóm chủ rừng là hộ gia đình, cá

nhân trong nước chiếm tỷ lệ lớn nhất 21,8% tương đương 3.193.169 ha rừng: tiếp theo là nhóm ban quản lý rừng phòng hộ với 20,6% (3.023.864 ha) và UBND xã20% (2.940.484 ha) [8] Như vậy, với các chính sách mang tính đột phá như như chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, chỉ trả địch vụ môi trường rừng, thử nghiệm cơ chê đông quản lý rừng; hô trợ đâu tu bảo vệ rừng tai cap xã Các quyên cua

33

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan