Tư tưởng canh tân VN cuối Thế kỷ XIX: Nguyên nhân thất bại - so sánh với NB

23 0 0
Tư tưởng canh tân VN cuối Thế kỷ XIX: Nguyên nhân thất bại - so sánh với NB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mỗi khi nhắc đến sự “lỡ hẹn” của nhà Nguyễn với xu thế canh tân đất nước trong giai đoạn chủ nghĩa thực dân tăng cường bành trướng thì chúng ta thường đặt Việt Nam vào vị trí so sánh với Thái Lan và Nhật Bản, những nước thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Tuy nhiên, Thái Lan với ưu thế địa lý là “vùng đệm” giữa thuộc địa của hai cường quốc Anh và Pháp đã có những chính sách ngoại giao khôn khéo nhằm trách khỏi nguy cơ bị xâm lược, dù vậy nước này vẫn phải kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng khác với phương Tây, chấp nhận số phận “bán thuộc địa” để đổi lấy hoà bình. Do vậy, quốc gia thành công nhất trong quá trình canh tân đất nước và vươn lên trở thành một đế quốc ngang hàng với người da trắng chỉ có Nhật Bản, sự thành công của Nhật Bản vừa là hình mẫu của công cuộc cứu nước ở nhiều quốc gia Châu Á đầu thế kỷ XX, vừa trở thành “bằng chứng” để buộc tội nhà Nguyễn do trách nhiệm làm mất nước. Nhưng nếu cẩn thận đặt nước Đại Nam khi ấy trước Nhật Bản thì quá nhiều điểm khác biệt, do vậy nhóm em xin phép được lấy đề tài “Nguyên nhân thất bại của tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XX đặt trước sự thành công của Duy Tân Minh Trị” để có thể phần nào làm rõ hơn những nguyên nhân mà tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đi vào thất bại và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc đã bỏ lỡ cơ hội canh tân ấy.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI THUYẾT TRÌNH

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA TƯTƯỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI

Trang 2

Lê Thúy Vân

Nguyễn Thị Hương Trang

MỤC LỤC

I LỜI MỞ ĐẦU 2

Lý do chọn đề tài 2

1 Mở đầu 2

II NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ CANH TÂN TRONG GIAI ĐOẠN GIỮ CUỐI THẾ KỶ XIX 3

1.Bối cảnh thế giới 3

2.Tình hình kinh tế - xã hội – chính trị Việt Nam giữa cuối thế kỷ XIX 3

CHƯƠNG II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX 4

1.Kinh tế 4

2.Chính trị - xã hội 5

3.Tư tưởng văn hóa – giáo dục 5

4.Quân sự - ngoại giao 6

CHƯƠNG III NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC XU HƯỚNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐỐI CHIẾU VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN 8

1.Từ duy tân Minh Trị hướng về Đại Nam 8

2.Duy Tân Minh Trị - một sự chuẩn bị hoàn hảo 11

Trang 3

3.Trách nhiệm của nhà Nguyễn sự thất bại của xu thế canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX 14 III KẾT LUẬN 17

I LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Mỗi khi nhắc đến sự “lỡ hẹn” của nhà Nguyễn với xu thế canh tân đất nước trong giai đoạn chủ nghĩa thực dân tăng cường bành trướng thì chúng ta thường đặt Việt Nam vào vị trí so sánh với Thái Lan và Nhật Bản, những nước thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây Tuy nhiên, Thái Lan với ưu thế địa lý là “vùng đệm” giữa thuộc địa của hai cường quốc Anh và Pháp đã có những chính sách ngoại giao khôn khéo nhằm trách khỏi nguy cơ bị xâm lược, dù vậy nước này vẫn phải kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng khác với phương Tây, chấp nhận số phận “bán thuộc địa” để đổi lấy hoà bình Do vậy, quốc gia thành công nhất trong quá trình canh tân đất nước và vươn lên trở thành một đế quốc ngang hàng với người da trắng chỉ có Nhật Bản, sự thành công của Nhật Bản vừa là hình mẫu của công cuộc cứu nước ở nhiều quốc gia Châu Á đầu thế kỷ XX, vừa trở thành “bằng chứng” để buộc tội nhà Nguyễn do trách nhiệm làm mất nước Nhưng nếu cẩn thận đặt nước Đại Nam khi ấy trước Nhật Bản thì quá nhiều điểm khác biệt, do vậy

nhóm em xin phép được lấy đề tài “Nguyên nhân thất bại của tưtưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XX đặt trước sự thànhcông của Duy Tân Minh Trị” để có thể phần nào làm rõ hơn

những nguyên nhân mà tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đi vào thất bại và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc đã bỏ lỡ cơ hội canh tân ấy.

2 Cơ sở Lý luận: Tư tưởng là gì?Canh tân là gì? Cải cách là gì?

Trang 4

II NỘI DUNG

CHƯƠNG I TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ CANH TÂN TRONG GIAI ĐOẠN GIỮ CUỐI THẾ KỶ XIX

1.Bối cảnh thế giới

Cuối thế kỷ XIX là giai đoạn có nhiều sự kiện mang tính thời đại, có ảnh hưởng rất lớn đối với quả trình phát triển của lịch sử xã hội loài người và có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội Việt Nam Chủ nghĩa tư bản đã tiến hành xâm lược và áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, làm biến đổi sâu sắc các mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các dân tộc thuộc địa Các nước Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc phong trào duy tân diễn ra mạnh mẽ khi nhận thấy những nguy cơ bị xâm lược Thực tiễn ấy đặt câu hỏi cho dân tộc Việt Nam là phải bằng con đường cách mạng nào để bảo vệ độc lập cho dân tộc và phát triển đất nước Câu hỏi này đã đưa đến sự hình thành những tư tưởng canh tân ở Việt Nam.

2.Tình hình kinh tế - xã hội – chính trị Việt Nam giữa cuối thế kỷ XIX

Nửa cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn, đặc biệt là thời Tự Đức, lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về tất cả các mặt:

- Về chính trị, là chế độ quan liêu, độc đoán, tham nhũng.

- Về kinh tế, suy đồi, đình đốn, bế tắc cùng với thiên tai, mất mùa - Về xã hội, phong trào nông dân nổ lên khắp nơi, giặc cướp tràn lan

Tư bản Pháp nhòm ngó, gõ cửa và nổ súng xâm lược nước ta khi chế độ phong kiến đang lún sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng.

Đứng trước những khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, sự rối loạn về chính trị và nguy cơ mất nước đang đến gần, những người Việt Nam có tri thức và tâm huyết cứu nước đã mạnh dạn đưa ra những tư tưởng canh tân đất nước trên tất cả các mặt: nội trị, ngoại giao, kinh tế cũng như văn hóa xã hội; nhằm tạo ra thực lực phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc Họ là một số quan lại và sĩ phu tiến bộ thức thời – những người đã được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây như: Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch…

Trang 5

Tư tưởng canh tân xuất hiện ở nửa cuối thế kỉ XIX như là một con đường, một phương sách cứu nước mới Do đó, tìm hiểu tư tưởng canh tân thời kỳ này cũng chính là tìm hiểu một chủ trương cứu nước mới lúc bấy giờ.

CHƯƠNG II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CANHTÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX

1.Kinh tế

Ở phương diện này, các nhà canh tân mà tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế trong chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước Từ đó, họ đưa ra nhiều biện pháp để phát triển kinh tế.

Phạm Phú Thứ chủ trương phát triển đất nước theo hướng toàn diện Ông có điều kiện trực tiếp bắt tay hành động, tự mình thực hiện tư tường canh tân ứng dụng vào thực tế cuộc sống, do vậy nội dung tư tưởng canh tân về kinh tế của ông được thể hiện không chỉ qua những bản sở tấu, điều trần mà còn thể hiện qua những hành động cụ thể Trong nông nghiệp, Phạm Phú Thứ chú trọng khuyến nông vì nông nghiệp không chỉ là thành phần kinh tế căn bản của Việt Nam mà còn liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân: “Vấn đề doanh điền khuyến nông, đó là công việc cần kíp” Về thương nghiệp, trong lúc triều đình nhà Nguyễn bảo thủ “bế quan tỏa cảng”, Phạm Phú Thứ đã có nhiều ý tưởng phát triển cả nội thương lẫn ngoại thương Ông đề nghị triều đình cho phép, khuyến khích người dân tự do buôn bán, sản xuất và mở cửa thông thương với nước ngoài Bên cạnh đó, ông còn đề xuất nhiều biện pháp như bãi bỏ các trạm tuần tra ở các cửa biển và cửa sống để thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, mở cảng ngoại thương Ngoài ra, để tăng thêm nguồn thu từ thuế, đồng thời góp phần hạn chế những tệ nạn trong xã hội, Phạm Phú Thứ đã xin đánh thuế rượu

Đối với Đặng Huy Trứ, ông có những tư tưởng canh tân nhằm tạo thực lực phục vụ công cuộc kiến thiết đất nước Ông nhấn mạnh vai trò của sản xuất và kinh doanh trong việc làm ra của cải, đưa ra tư tưởng, chủ trương làm kinh tế Ngoài ra, Đặng Huy Trứ còn đề nghị nâng cấp, phát triển và đầu tư cho hệ thống giao thông như cầu cổng, sông ngòi, kênh rạch để việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong cả nước thuận lợi.

Với Nguyễn Trường Tộ, ông đã nhận thức được quy luật của lịch sử - xã hội: “ phát triển kinh tế là vấn đề hàng đầu” Vì vậy ông chủ trương phát triển toàn diện nông – công – thương trên cơ sở áp dụng

Trang 6

phương pháp kỹ thuật phương Tây Về nông nghiệp, ông coi đó là nền tảng của nền kinh tế nước nhà Về công nghiệp, ông đã đưa ra những biện pháp cụ thể để khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta.Về thương nghiệp, ông đề nghị tiến hành cải cách, phát triển cả nội thương lẫn ngoại thương, Nguyễn Trường Tộ luôn luôn nhấn mạnh đến nhu cầu mở rộng cửa biển cho tàu bè các nước vào buôn bán Về vấn đề tài chính quốc gia, Nguyễn Trường Tộ đề nghị tăng thuế và đánh thuế thật nặng trên các hàng xa xỉ ngoại nhập như trà tàu, tơ lụa,

Còn đối với Nguyễn Lộ Trạch, ông đã đưa ra chủ trương biện pháp làm đồn điền và mở rộng thông thương trên cơ sở tự lực, tự

cường Bên cạnh đó, ông còn đề xuất mở rộng giao thương, trao đổi

hàng hóa với nước ngoài để tăng nguồn thu cho quốc khố Còn đối với nội thương, ông kiến nghị mua tàu thủy để vận chuyển hàng hóa trong nước, nhất là những mặt hàng trọng yếu như: Gạo, muối, hạn chế việc thuê mướn thương nhân Hoa kiều.

 Trên lĩnh vực kinh tế, tư tưởng chủ đạo của các nhà canh tân đều hướng đến mục tiêu tự cường dân tộc, thoát khỏi tình trạng trì trệ, bế tắc Các ông cũng đã nhìn thấy vai trò của nhân dân trong sản xuất vật chất và bước đầu cũng đã đề cập đến quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân

2.Chính trị - xã hội

Đặng Huy Trứ cũng chủ trương trung vua, do đó ông không đề cập đến vấn đề thay đổi thể chế chính trị.

Nguyễn Trường Tộ đưa ra một số biện pháp cải cách bộ máy hành chính như hợp tỉnh, huyện để tinh giản biên chế, giản lược thủ tục giấy tớ, bổ sung, đào tạo lại đội ngũ quan lại có thực tài; lập thêm bộ Nông nghiệp, bộ Ngoại giao

Nguyễn Lộ Trạch cho rằng về chính trị phải kịp thời sửa sang “chính - giáo” (chính trị - giáo dục): “Sự còn mất của quốc gia là do chính trị - giáo dục, chứ không phải do mạnh - yếu, lớn - nhỏ Chính trị giáo dục được sửa sang cất cử thì dầu nhỏ yếu cũng chưa thể mất được” Từ đó, ông nhấn mạnh về vai trò của người cầm quyền trong việc đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn và phù hợp để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

 Tư tưởng canh tân về chính trị - xã hội thời kỳ này cho thấy các nhà canh tân chủ trương cải cách trong khuôn khổ của chế độ phong kiến

Trang 7

3.Tư tưởng văn hóa – giáo dục

Tư tưởng về văn hóa

Phạm Phú Thứ cho rằng cần phải chấm dứt một số tệ nạn còn tồn tại trong xã hội như thói xa hoa lãng phí, nạn cờ bạc, rượu chè để không làm ảnh hưởng đến tình hình trị an và phong hóa nước nhà.

Đặng Huy Trứ thì ông kiên quyết bài trừ những hủ tục, mê tín, dị đoan

Với Nguyễn Trường Tộ, ông để nghị triều đình phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân như lập nhà in, xuất bản sách báo nhằm phổ biến rộng rãi tri thức trong nhân dân.

Tư tưởng về giáo dục

Phạm Phú Thứ khẳng định tầm quan trọng của việc học, ông cho rằng cái gốc của sự giàu mạnh của một nước Ông đặt vấn đề giáo dục lên hàng đầu trong các công việc trước mắt của triều đình, chú trọng đào tạo người tài, cải cách một số môn học và thi cử, kể cả học ngoại ngữ và dịch sách nước ngoài.

Đặng Huy Trứ chủ trương đào tạo những con người có những hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: Lập cục dạy nghề, tuyển thiếu niên thông minh, rước người phương Tây đến dạy ngôn ngữ, văn tự, toán pháp, đồ họa để làm cơ sở cho việc chế tạo cơ khí đóng tàu thuyền.

Nguyễn Trường Tộ đề xướng việc học thuật theo hướng thực dụng

Nguyễn Lộ Trạch khẳng định và nhấn mạnh việc cấp bách bấy giờ là học tập khoa học kỹ thuật phương Tây.

 Tư tưởng canh tân về giáo dục, văn hóa của các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX mới chỉ dừng lại ở việc gửi điều trần, sớ tấu lên triều đình.

4.Quân sự - ngoại giao

Tư tưởng về quân sự

Trang 8

Trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX , các nhà canh tân nhận thấy rõ sự yếu kém của quân đội Việt Nam và sức mạnh về vũ khí của Pháp thời kỳ đó Do đó, các nhà canh tân giai đoạn này cho rằng nhiệm vụ cần kíp trước mắt là phải gấp rút chỉnh tu võ bị, đầu tư trang thiết bị quân sự, mua sắm và chế tạo vũ khí

Phạm Phú Thứ đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh quân đội Đồng thời, phải mua vũ khí mới, đặt thêm Cục cơ giới, tổ chức hội thao, tăng cường tổ chức luyện tập bắn súng, đặt lệ thưởng phạt để khuyến khích binh lính luyện tập.

Đặng Huy Trứ cho rằng triều đình cần đầu tư vũ khí, trang thiết bị quân đội Bên cạnh đó, ông nêu ra quan điểm “tam lệnh ngũ thân” được xem là quân lệnh, đó là: Chiến đấu phải dũng cảm, phải tuân theo pháp lệnh và phải tuân lệnh chỉ huy.

Nguyễn Trường Tộ khẳng định tầm quan trọng của binh lực, trong bài Tế cấp bát điều (1867) có tám điều cần làm gấp thì điều thứ nhất Nguyễn Trường Tộ đề cập là: “Xin gấp rút sửa đổi việc võ bị?” Đồng thời, ông phê phán, đả kích tư tưởng trọng văn khinh võ, chống lại quan niệm cho rằng “một lời nói mạnh hơn mười vạn quân”.

Theo Nguyễn Lộ Trạch vấn đề trước tiên là phải xây dựng lại quân đội bằng cách chọn quân binh một cách nghiêm ngặt: “Thà có một người mà dùng được một người còn hơn có mười người mà không dùng được một”.

Tư tưởng về ngoại giao

Sau khi phân tích tình hình thế giới và tương quan lực lượng giữa Việt Nam và thực dân Pháp, các nhà canh tân giai đoạn này đã xác định rõ muốn đánh đuổi thực dân Pháp giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân phải tiến hành mở cửa và giao thiệp với các nước trên thế giới.

Lập trường ngoại giao của Phạm Phú Thứ là tạm thời “hòa” với Pháp để có thời gian canh tân đất nước, mở cửa bang giao với nước ngoài, học tập khoa học kỹ thuật của phương Tây, củng cố lực lượng và tính kế khôi phục đất nước Đồng thời, ông còn cho rằng cần phải khai thác mâu thuẫn giữa Pháp và các nước khác mà ở đây là mâu thuẫn giữa các nước lớn Pháp và Anh cũng như khai thác mâu thuẫn trong nội bộ người Pháp.

Đặng Huy Trứ cho rằng tự cường, tự trị là một giải pháp cho tình hình lịch sử - xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Theo ông muốn đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc thì phải dựa vào sức mạnh của

Trang 9

chính dân tộc mình tạo nên sức mạnh nội lực thực sự, không thể trông chờ vào nước khác được.

Nguyễn Trường Tộ chủ trương tạm thời thỏa hiệp với Pháp để tranh thủ thời gian canh tân đất nước, tìm kế dài lâu để đánh đuổi Pháp Trong các di thảo, Nguyễn Trường Tộ còn chỉ rõ cho triều đình về thông lệ ngoại giao quốc tế, cách thức cụ thể về ngoại giao

Nguyễn Lộ Trạch đề nghị mở cửa giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước phương Tây rồi tìm cơ hội mượn viện binh để làm áp lực với Pháp.

 Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhất định, song tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã để lại ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay Đó là ý nghĩa về việc công cuộc đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn; công cuộc đổi mới phải dựa trên tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường và công cuộc đổi mới phải gắn liền với việc phát huy dân chủ.

 Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện lịch sử, quan điểm tư tưởng và lập trường giai cấp, tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX còn mang tính duy tâm, thể hiện tính cải lương cũng như ý chí chủ quan của những nhà Nho cấp tiến nên đa phần những biện pháp canh tân không được những nhà cầm quyền chấp nhận, không trở thành hiện thực hoặc không hiệu quả, nhưng tư tưởng canh tân ở Việt Nam giai đoạn này đã để lại những bài học ý nghĩa và các giá trị có tính tham khảo đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

CHƯƠNG III NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC XU HƯỚNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐỐI CHIẾU VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN

3.Từ duy tân Minh Trị hướng về Đại Nam

Duy Tân Minh Trị: ( )

3.1Chính trị

Nhật Bản tồn tại thể chế “Lưỡng đầu quyền lực” với “Mạc phủ -Thiên Hoàng” Nhật Hoàng chỉ có vai trò biểu tượng, thực tế thì quyền quyết định là do Mạc phủ Tokugawa thao túng trong hơn 250 năm Cuộc Duy tân Minh Trị rõ ràng không mấy ảnh hưởng đến vị trí của Thiên hoàng, hơn nữa nó còn giúp địa vị của Thiên hoàng được nâng cao và củng cố

Trang 10

Trong khi Thiên hoàng Nhật bị chi phối bởi quyền lực của Mạc phủ thì Hoàng đế Đại Nam lúc bấy giờ nắm quyền lực tuyệt đối Đặc biệt, sau cải cách hành chính của vua Minh Mạng, quyền lực của nhà vua càng được tập trung hơn, đây là thời kì đỉnh cao của chế độ phong kiến nước ta Do đó, việc tiến hành canh tân đất nước đối với một vua Nguyễn là phải đánh đổi rất nhiều, đó quyền lực của một vương triều phải vất vả lắm mới có được

1.2 Tư Tưởng

Vua Gia Long từ khi lập quốc đã chọn Nho giáo làm nền tảng tư tưởng của triều đại mình Ông nhận thức đó là công cụ tinh thần hữu hiệu nhất cho mục đích xây dựng triều đại mình Chủ trương độc tôn Nho giáo trên phương diện ý thức hệ đã thực hiện hóa một cách toàn diện mọi phương tiện quản lý xã hội.

Xu hướng tư tưởng truyền thống tiếp thu có lựa chọn những giá trị văn hóa nhân loại làm giàu cho đời sống tinh thần dân tộc đã bị triều Nguyễn gạt bỏ một cách có ý thức

Việc tiếp thu tính ưu tú của văn hóa Trung Hoa đã làm cho nhiều quốc gia xung quanh, trong đó có Việt Nam hình thành nên tư tưởng Hoa Di, coi mình như một “tiểu Trung Hoa” Chủ nghĩa Trung Hoa Việt Nam càng trở nên rõ ràng hơn khi một triều đại Trung Hoa là nhà Minh đã bị chinh phục bởi nhà Thanh của người Mãn Châu, vốn là một dân tộc trong tứ Di Điều này được minh chứng bởi lời nói của vua Minh Mạng: “Trẫm xem sách Hội điển của nước Thanh… áo mũ triều phục đều theo thói tục man di, không phải chế độ phục sức của cổ nhân, như thế lại càng sai trái, không thể làm khuôn phép.”

Chính những suy nghĩ coi mình là Hoa Hạ, là văn minh đã phần nào tạo nên một sự đề kháng trong sự tiếp thu những thành tựu, tri thức phương Tây.

Trong khi đó, Nhật Bản không chỉ độc tôn Nho giáo mà còn có sự cạnh tranh mạnh mẽ của Thần Đạo và Phật Giáo.

Nho giáo ở Nhật thời kỳ Mạc phủ cũng là sự hòa trộn cao giữa Tống Nho và Thần đạo Đạo Khổng ở Nhật mang tính dân tộc rất cao, có lẽ do tính dân tộc mạnh mẽ, riêng biệt đó, Nhật Bản đã có thể sớm thoát ly ra khỏi tình trạng bảo thủ, trì truệ của mô hình phát triển phương Đông, gạt bỏ được những hạn chế trong Nho giáo chính thống để nhanh chóng hòa mình vào thế giới hiện đại.

Trang 11

1.3 Học thuật

Nho học ở Việt Nam là thứ Nho học khoa cử (Nho học từ chương) bị khuôn đúc, giới hạn về mặt kiến thức

Hệ thống lý luận Nho học tự hạn chế trong khuôn khổ thế giới Trung Hoa không chấp nhận các tư tưởng, giá trị văn hóa khác ngoài Trung Hoa đã trói buộc tầm nhìn của triều Nguyễn, dẫn tới sự lạc hậu, bất cập và thất bại của các nhà tư tưởng trong nhận diện, đánh giá kẻ thù và đề ra đường lối chống thực dân Pháp

Nho học ở Nhật Bản lại mang tính tự do, là thứ Nho học nghĩa lý Trí thức Nho học ở Nhật Bản không bị đóng khuôn kiến thức Bản thân Nhật Bản cũng không áp dụng chế độ khoa cử mà họ sử dụng chế độ thế tập: quý tộc cung đình, lãnh chúa địa phương, võ sĩ truyền đời… Hơn thế, điều đặc biệt là giới Khổng giáo Nhật Bản luôn theo rất sát, cập nhật những nét mới của Khổng giáo Trung Hoa Bởi thế mà không như ở Việt Nam, ở Nhật Bản cùng lúc tồn tại nhiều học phái Nho gia khác nhau: Chu Tử học phái, Dương Minh học phái, Trung Giang Đằng Thụ, Cổ học phái… Ở các phiên khác nhau, người ta có thể lựa chọn trí thức để phục vụ cho mình từ nhiều nguồn học phái nêu trên Mặc dù các học phái này ở Nhật Bản có đôi lúc tương khắc về tư tưởng nhưng chính nhờ sự song tồn này đã làm nên tính cạnh tranh về mặt học thuật, là động lực quan trọng cho sự phát triển nơi đây

Cùng với đó, nền giáo dục ở Nhật cũng rất nở rộ, đặc biệt là trường dành cho con em bình dân Tỷ lệ dân số biết đọc, viết cao; có cả trường dành cho nam lẫn nữ Ngoài ra, trong nền học thuật của Nhật còn có sự xuất hiện của phái Hà Lan học Những trường tư thục như trường dạy về Hà Lan học của Ogata Koan đã cung cấp một số lượng lớn nhân tài cho cuộc Minh Trị duy tân

Nhờ chữ viết tạo điều kiện cho người dân tiếp nhận các tôn giáo, nền học thuật mới đã phần nào tạo ra sự bao dung của Nhật Bản cho phép nơi đây tiếp nhận các chính kiến khác nhau.

1.4 Kinh tế và xã hội

Ở Việt Nam, Nho sĩ là Thân sĩ (văn sĩ) vốn xuất thân là nông dân ở các làng quê thì tại Nhật Bản, Nho sĩ lại chính là võ sĩ ở các phiên (lãnh địa) và đô thị Bởi vậy, trong khi thái độ chung của nhà Nho chính thống Việt Nam là phản đối rất mạnh mẽ nền kinh tế thị trường với biểu hiện của nó là đồng tiền bởi theo họ, nó đối lập với đạo đức Khổng giáo thì Kẻ sĩ Nhật Bản lại là võ sĩ, ban đầu xuất thân từ nông dân, nhưng dần dần tách ra khỏi tầng lớp này, lên các đô thị

Ngày đăng: 24/04/2024, 11:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan