bttuan5 anphilephivacacchiphitotungkhaccacbienphapkhancaptamthoi

10 0 0
bttuan5 anphilephivacacchiphitotungkhaccacbienphapkhancaptamthoi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tố tụng dân sự tố tụng dân sự tố tụng dân sự tố tụng dân sự tố tụng dân sự tố tụng dân sự tố tụng dân sự

Trang 1

MỤC LỤC

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5 1

ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC 1

CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI 1

I TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

II NỘI DUNG 2

PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH 2

1 Chi phí phiên dịch do người yêu cầu chịu 2

2 Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ lý đơn khởi kiện 2

3 Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng khi người giữ tài sản có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản 2

4 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo thủ

7 Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo 4

TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU ĐÂY 4

PHẦN 2 BÀI TẬP 5

1 Theo Anh/Chị, Tòa án có chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của bà Trinh không? 6

2 Anh/Chị hãy xác định trách nhiệm của các chủ thể nếu việc Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh? 6

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN 7

1 Tòa án đã xác định án phí sơ thẩm và nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như thế nào? 7

Trang 2

2 Anh/Chị nêu nhận xét của mình theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét) 7 3 Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đang phân tích 9

Trang 3

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, chi phí phiên dịch do người yêu cầu chịu trừ trường hợp có thỏa thuận khác Nghĩa là, trong trường hợp có thoả thuận chủ thể khác chịu chi phí phiên dịch thì chủ thể đó sẽ chịu chi phí phiên dịch thì lúc đó người yêu cầu sẽ không phải chịu chi phí phiên dịch Vì vậy, chi phí phiên dịch không phải lúc nào cũng do người yêu cầu chịu.

2 Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụlý đơn khởi kiện

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Điều này có thể hiểu là trước khi Tòa án thụ lý vụ án hay đang giải quyết vụ án đều có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu trong tình thế khẩn cấp.

3 Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng khi người giữ tài sản có dấuhiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 7Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.

Theo đó, kê biên tài sản đang có tranh chấp được áp dụng khi người giữ tài sản có “căn cứ” thực hiện hành vi tẩu tán tài sản chứ không phải có “dấu hiệu” thực hiện hành vi tẩu tán tài sản Cụ thể, Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp khi tài sản đang tranh chấp là đối tượng của quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang thụ lý giải quyết và có tài liệu, chứng cứ chứng minh người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó Ví dụ: Có vi bằng của

Trang 4

Thừa phát lại xác định việc người giữ tài sản có hành vi đập phá tài sản đang tranh chấp Vì thế, kê biên tài sản đang có tranh chấp không được áp dụng khi người giữ tài sản chỉ có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản.

4 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo thủtục phúc thẩm

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 139, Điều 270 và Điều 291 Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 và Điều 18 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.

Theo đó, tính chất của xét xử phúc thẩm là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Trong khi đó, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay, mang tính “cấp bách” Cho nên, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm Ngoài ra, mặc dù quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm nhưng có thể khiếu nại, kiến nghị.

5 Đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa ánchấp nhận

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 vàĐiều 26, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH.

Theo đó, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm cho dù yêu cầu của họ được Tòa án chấp nhận: trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó; trường hợp trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải hay trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn; hay trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu; và còn một số loại việc cụ thể khác Vì vậy, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa án chấp nhận trong một số loại việc cụ thể nhất định.

6 Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện phápbảo đảm

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 136; khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015.

Trang 5

Theo đó, không phải người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong mọi trường hợp đều phải thực hiện biện pháp bảo đảm mà người yêu cầu áp dụng một

trong bảy biện pháp khẩn cấp tạm thời theo khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì mới phải thực hiện biện pháp bảo đảm Nghĩa

là, nếu yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác ngoài bảy biện pháp này thì họ không phải thực hiện biện pháp bảo đảm Vì thế, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải lúc nào cũng thực hiện biện pháp bảo đảm.

7 Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúcthẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 2Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Theo đó, trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm Tuy nhiên, chỉ có đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm phải sửa mới không phải chịu án phí phúc thẩm (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm) Nói cách khác, đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu kháng cáo của họ không liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa.

TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU ĐÂY

Có mấy trường hợp pháp luật quy định khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiphải áp dụng biện pháp bảo đảm? Nếu người yêu cầu không thực hiện biện phápbảo đảm thì có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không? Vì sao?

Có bảy trường hợp Bộ luật Tố tụng dân sự quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp

tạm thời phải áp dụng biện pháp bảo đảm theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụngdân sự Nghĩa là, nếu yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

ngoài bảy trường hợp này thì họ không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

Thứ nhất, trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang

tranh chấp theo khoản 6 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thứ hai, trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền

về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp theo khoản 7 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dânsự.

Thứ ba, trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài

sản đang tranh chấp theo khoản 8 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trang 6

Thứ tư, trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ

theo khoản 10 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thứ năm, trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của

người có nghĩa vụ theo khoản 11 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thứ sáu, trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc đóng thầu

và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu theo khoản 15 Điều 114 Bộ luật Tốtụng dân sự.

Thứ bảy, trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay, tàu biển

để bảo đảm giải quyết vụ án theo khoản 16 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trong bảy trường hợp nêu trên, nếu người yêu cầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thì không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Bởi vì, trong bảy trường hợp vừa nêu trên, chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc Tòa án theo

khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.PHẦN 2 BÀI TẬP

Ngày 21/02/2017, Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên thụ lý vụ án do bàTrinh khởi kiện yêu cầu buộc ông Nguyên và vợ ông là bà Hiền phải trả số tiềnnợ 9.000.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh.

Ngày 21/02/2017, bà Trinh gửi đơn yêu cầu Tòa án thành phố Long Xuyên ápdụng biện pháp phong tỏa tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ởtheo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất số CH05729 ngày 25/11/2015 do UBND thành phố Long Xuyên cấpcho ông Nguyên và bà Hiền.

Trong đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa, bà Trinh cam kết tài sản bàyêu cầu áp dụng không thế chấp, giao dịch với ai Biết rằng, trước đó ngày02/1/2017, ông Nguyên, bà Hiền đã thế chấp tài sản trên cho HDBank chi nhánhAn Giang Với mục đích trả khoản vay cho ngân hàng, ngày 08/2/2017, ôngNguyên và bà Hiền đã ký kết hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng cho ông Linhquyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH05729; ông Linhđã đặt cọc số tiền 4.300.000.000 đồng, việc giao nhận tiền cọc có làm biên nhận.

Câu hỏi:

Trang 7

1 Theo Anh/Chị, Tòa án có chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tàisản của bà Trinh không?

Theo nhóm, mặc dù đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong

tỏa tài sản người có nghĩa vụ theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và có

căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết

để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án theo Điều 126 Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015: Ông Nguyên và bà Hiền có quyền sử dụng đất và quyền sở

hữu nhà ở theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH05729 ngày 25/11/2015 do UBND thành phố Long Xuyên cấp Trường hợp này tài sản là quyền sử dụng đất, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời đăng ký vào sổ địa chính Do đó tài sản này vẫn được xem là tài sản của ông Nguyên và bà Hiền theo

khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai.

Tuy nhiên, Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của

bà Trinh khi bà thực hiện xong biện pháp bảo đảm theo Điều 136 và khoản 1 Điều 13Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP Bởi để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản, bà Trinh

phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của ông Nguyên, bà Hiền và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía bà Trinh Như vậy, nếu bà Trinh không thực hiện biện pháp bảo đảm cho yêu cầu thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của bà.

2 Anh/Chị hãy xác định trách nhiệm của các chủ thể nếu việc Tòa án ra Quyếtđịnh phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền dẫn đến việc ông Nguyên phảibồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh?

Trong trường hợp Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền theo yêu cầu của bà Trinh, không vượt quá yêu cầu của bà Trinh và đúng thời hạn theo quy định pháp luật, mà dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh thì bà Trinh là người có trách nhiệm bồi thường Bởi vì, bà Trinh đã yêu cầu Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và cam kết rằng tài sản bà yêu cầu không thế chấp hoặc giao dịch với ai nhưng trên thực tế tài sản trên đã được thế chấp cho ngân hàng HDbank chi nhánh An Giang và ông Nguyên, bà Hiền cũng đã ký hợp đồng đặt cọc tài sản trên cho ông Linh Bà Hiền đã yêu cầu biện pháp khẩn cấp với tài sản trên là không đúng dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp

Trang 8

đồng đặt cọc cho ông Linh, do đó, bà Trinh là người có trách nhiệm bồi thường theo

khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Trong trường hợp Tòa án tự ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền, hoặc áp dụng khác với yêu cầu của bà Trinh, hoặc áp dụng vượt quá yêu cầu của bà Trinh, hoặc áp dụng không đúng thời hạn theo quy định pháp luật thì Toà án có

trách nhiệm phải bồi thường theo khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015.

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN

Đọc Bản án số 19/2019/HNGĐ-ST ngày 28/06/2019 của Tòa án nhân dân huyện X,

tỉnh Y Thực hiện các công việc sau:

1 Tòa án đã xác định án phí sơ thẩm và nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như thếnào?

Đối với việc xác định án phí sơ thẩm của Tòa án, thì Toà án đã xác định án phí sơ thẩm là 300.000đ là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật Bởi vì đây là vụ án dân sự về hôn nhân gia đình không có giá ngạch do yêu cầu của nguyên đơn là bà D không có liên quan đến số tiền cũng như không yêu cầu giải quyết về tài sản mà chỉ đơn thuần yêu cầu được ly hôn với bị đơn là ông B, được chăm sóc con chung và không

yêu cầu cấp dưỡng theo khoản 2 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH và theomục II Danh mục án phí Nghị quyết 326/2016/UBTVQH Cho nên, án phí dân sự

sơ thẩm là 300.000đ là hoàn toàn hợp lý.

Đối với việc xác định nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm thì Tòa án đã xác định bà D là nguyên đơn phải nộp toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật Bởi vì, đây là vụ án tranh chấp về ly hôn, không phải thuận tình ly hôn, cũng như vụ án này không liên quan đến chia tài sản chung hay nghĩa vụ về tài sản.

Cho nên, bà D là nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí sơ thẩm theo khoản 4 Điều 147Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 5 Điều 27 Nghị quyết326/2016/UBTVQH.

2 Anh/Chị nêu nhận xét của mình theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý vềviệc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không trựctiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng? (Lưu ý nêu rõ luận cứcho các nhận xét)

❖ Hướng đồng ý về việc Toà án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡngthuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việccấp dưỡng

Trang 9

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về cấp dưỡng thì đa phần là các tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con có thể yêu cầu trong cùng vụ án giải quyết về ly hôn hoặc sau khi Tòa án đã giải quyết vụ án ly hôn Theo quy định người yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng không phải nộp tiền tạm ứng án phí nhưng người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì phải chịu án phí Người yêu cầu cấp dưỡng cho con (người trực tiếp nuôi con) không phải chịu án phí.

Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 27 NQ 326/2016/UBTVQH thì trường

hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch Tại đây pháp luật có lập ra điều khoản cụ thể quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án có liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng Theo quy định tại điểm này thì người thực hiện việc cấp dưỡng vẫn có nghĩa vụ bắt buộc phải đóng án phí dân sự sơ thẩm tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các đương sự về nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng được diễn ra trước hay tại phiên tòa (thể hiện sự phân chia đồng đều về nghĩa vụ cho người trực tiếp nuôi con và không trực tiếp nuôi con).

Mặt khác, trường hợp người không trực tiếp nuôi con tự nguyện cấp dưỡng nhưng hai bên không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng hoặc phương thức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.

Ngoài ra, việc đóng án phí giúp bù đắp một phần chi phí mà Nhà nước đã sử dụng cho hoạt động chung của Tòa án và hoạt động xét xử từng vụ việc Từ đó góp phần bảo đảm thực hiện tốt chính sách tài chính Nhà nước Và việc nộp án phí còn được xem là biện pháp chế tài vật chất cũng như căn cứ để chứng minh nghĩa vụ cấp dưỡng phải được thực hiện.

❖ Hướng không đồng ý về việc Toà án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấpdưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiệnviệc cấp dưỡng

Theo quy định tại Mục 1 Chương V của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH quy

định về lệ phí giải quyết việc dân sự thì không có điều nào quy định liên quan đến án phí, lệ phí cấp dưỡng Vì lẽ đó, pháp luật đã không có quy định thì không thể áp dụng được cho các trường hợp về nghĩa vụ chịu án phí đối với người cấp dưỡng.

Trang 10

Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi con đã tự nguyện thực hiện việc nuôi con và có thể họ sẽ vẫn phải chịu các loại phí khác theo một số trường hợp luật định Cho nên, việc giảm bớt án phí cấp dưỡng cũng xem như giảm bớt một phần gánh nặng về kinh tế cho đương sự.

Giả sử nếu như người trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng thì Tòa án không được giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự (trừ trường hợp họ không tự nguyện hoặc không có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con) thì trong trường hợp dù người không trực tiếp nuôi con có tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng đi chăng nữa thì Toà án cũng không nên chấp thuận nếu không sẽ vượt quá yêu cầu của đương sự Và nếu như đồng ý thì được xem là tự nguyện thực hiện nghĩa vụ mà không cần sự can thiệp của tòa án, cũng có thể được xem là thỏa thuận riêng, tự thỏa thuận, tự nguyện thực hiện trên thực tế nên không cần chịu án phí.

3 Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đang phântích

Từ các vấn đề nêu trên, vấn đề pháp lý xoay quanh về án phí dân sự sơ thẩm và nghĩa vụ án phí dân sự sơ thẩm.

Tóm tắt bản án: Bà D là nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết cho bà được ly hôn với ông B là bị đơn do tình trạng hôn nhân của hai bên đã thật sự trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được Về con chung: Bà D có quyền và nghĩa vụ chăm sóc cháu B, không yêu cầu ông B cấp dưỡng nuôi con chung Về tài sản chung, nợ chung: Không yêu cầu giải quyết Về án phí dân sự sơ thẩm: Bà B chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm là 300.000đ.

Ngày đăng: 23/04/2024, 23:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan