bttuan6 chungcuchungminhtrongtotungdansu

12 0 0
bttuan6 chungcuchungminhtrongtotungdansu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa phải được lập biên bản về việcgiao nhận chứng cứ.Đây là nhận định sai.Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và trê

Trang 1

MỤC LỤC

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 6 1

CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1

I TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

II NỘI DUNG 2

PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH2 1 Bị đơn chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa ra yêu cầu phản tố 2

2 Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản sao có công chứng 3

3 Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ 3

4 Chỉ có Thẩm phán mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định 3

5 Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền lấy lời khai của đương sự 4

6 Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự 4

7 Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ

2 Anh/Chị hãy nêu nhận xét của mình theo hai hướng đồng ý và không đồng ý về việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định nội dung ghi âm nói chuyện giữa ông H và ông S vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 24/7/2019 trong đĩa DVD mà người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn cung cấp tại phiên tòa phúc thẩm không được xem là chứng cứ hợp pháp? (Lưu ý: Nêu rõ luận cứ cho các nhận xét) .10

Trang 2

3 Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề đang phân tích? 11

Trang 3

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 6

CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Theo đó, bị đơn không chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi đưa ra yêu cầu phản tố mà còn có nghĩa vụ chứng minh khi bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn Ngoài ra, khi đưa ra yêu cầu phản tố, nếu bị đơn không thể thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình xuất phát nguyên nhân từ phía nguyên đơn thì bị đơn không cần phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình mà nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về nguyên đơn Vì vậy, bị đơn không chỉ có nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp đưa ra yêu cầu phản tố và không phải lúc nào cũng có nghĩa vụ chứng minh khi đưa ra yêu cầu phản tố.

Ví dụ: Trong vụ án lao động, khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố nhưng không thể chứng minh được vì tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn là người sử dụng lao động đang quản lý thì nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về nguyên đơn chứ không thuộc về bị đơn.

2 Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản sao có công chứng.

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 95 và điểm c khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dânsự năm 2015.

Theo đó, tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản sao có công chứng là chưa đủ mà việc công chứng đó phải hợp pháp Vẫn có nhiều trường hợp bản sao có công chứng không hợp pháp Vì vậy, tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản sao có công chứng hợp pháp.

Ví dụ: Văn bản công chứng nhiều trường hợp vẫn bị các đương sự làm giả hồ sơ, không trung thực trong khai báo hoặc lật lọng không thực hiện thỏa thuận hoặc công chứng viên chủ quan không kiểm tra, xác minh kỹ lưỡng khi công chứng dẫn đến văn bản được công chứng, chứng thực chưa có tính xác thực, tính hợp pháp Trong những trường hợp như thế, Tòa án phải yêu cầu đương sự xuất trình bản gốc, bản chính và nếu bản sao đó công chứng không hợp pháp thì sẽ bị tuyên vô hiệu.

Trang 4

3 Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa phải được lập biên bản về việcgiao nhận chứng cứ.

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và trên tinhthần khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP.

Theo đó, trong trường hợp đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên toà thì có hai trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất, nếu việc giao nhận chứng cứ trước khi mở phiên tòa thì phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ.

Trường hợp thứ hai, nếu việc giao nhận chứng cứ trong quá trình xét xử hoặc trong quá trình phiên họp, thì ghi vào biên bản phiên tòa, biên bản phiên họp.

Vì vậy, nếu việc giao nhận chứng cứ trong quá trình xét xử hoặc trong quá trình phiên họp thì việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa không cần lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ mà ghi thẳng vào biên bản phiên tòa, biên bản phiên họp.

4 Chỉ có Thẩm phán mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định.

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 2, điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Giám định tưpháp và khoản 2 Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, người trưng cầu giám định có quyền ra quyết định trưng cầu giám định mà người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng mà người tiến hành tố tụng thì bao gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; chứ không phải chỉ có mình Thẩm phán Vì thế, không chỉ mỗi Thẩm phán mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định.

5 Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền lấy lời khai của đươngsự.

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 97 và khoản 3 Điều 50 Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015.

Theo đó, trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành biện pháp lấy lời khai của đương sự để thu thập tài liệu, chứng cứ Vì thế, trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên vẫn có quyền lấy lời khai của đương sự.

Trang 5

6 Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo đó, đối chất không phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự mà đối chất chỉ là thủ tục phát sinh khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự hoặc người làm chứng Nghĩa là, nếu không có yêu cầu hoặc không có mâu thuẫn trong lời khai thì đối chất sẽ không xảy ra.

Ví dụ: Khi có đối chất, thì Thẩm phán sẽ tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau theo một trình tự hợp lý phù hợp từng trường hợp cụ thể Chẳng hạn như có trường hợp tiến hành đối chất về từng vấn đề một, cũng có trường hợp để từng người trình

Theo đó, khi đương sự có yêu cầu chính đáng, thì đương sự có quyền đề nghị Tòa án chứ không phải Viện kiểm sát thu thập chứng cứ thay cho mình nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn Vì vậy, khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát không phải chủ thể thu thập chứng cứ thay đương sự.

TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU ĐÂY:

Phân biệt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của nguyên đơn và bị đơn trong tố tụngdân sự? Vì sao có sự khác biệt đó?

❖ Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ

Đối với nguyên đơn: Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ, kể từ khi làm đơn khởi

kiện theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với bị đơn, việc cung cấp chứng cứ phát sinh nghĩa vụ khi:

● Bị đơn có yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn theo Điều 200 Bộluật Tố tụng dân sự.

● Bị đơn đưa ra yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn, chẳng hạn như bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn hay muốn viện dẫn những sự kiện, tình

Trang 6

tiết nhằm bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, theo khoản 2 Điều 91 Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015.

● Bị đơn đang nắm giữ chứng cứ liên quan đến nguyên đơn theo điểm a, điểm bkhoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

❖ Các lý do cho sự khác biệt đó

Nguyên đơn: Khi một vụ án phát sinh, thì nguyên đơn là người khởi kiện nên phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình đối với bị đơn Bởi vì, nguyên đơn chính là chủ thể khởi kiện nên nguyên đơn phải là chủ thể đầu tiên thực hiện việc cung cấp chứng cứ để chứng minh Nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu mà không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ có trong thực tế hoặc đưa ra những chứng cứ không có giá trị chứng minh thì yêu cầu của nguyên đơn có thể sẽ bị bác bỏ.

Bị đơn: Khi bị nguyên đơn khởi kiện, lúc này bị đơn vẫn được suy đoán là chưa có trách nhiệm gì đối với nguyên đơn cho đến khi trách nhiệm của bị đơn được chứng minh vì nguyên đơn có thể khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm chứ không phải luôn luôn khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm Cho nên, bị đơn vẫn chưa có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho đến khi bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc phản đối yêu cầu của nguyên đơn hoặc nắm giữ chứng cứ của nguyên đơn như các trường hợp vừa nêu trên Và khi xảy ra một trong các trường hợp nêu trên, cũng giống như nguyên đơn, bị đơn cũng phải cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có cơ sở.

Tuy nhiên, qua các lập luận trên cũng như thông qua một trong các nguyên tắc cơ

bản của tố tụng dân sự là cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự theo Điều 5 Bộ luậtTố tụng dân sự năm 2015, thì mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những

sự kiện, tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu của mình, nhưng tùy thuộc đương sự là nguyên đơn hay bị đơn thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ là khác nhau, và trong suốt quá trình tố tụng, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của nguyên đơn và bị đơn có thể di chuyển qua lại với nhau, vì chẳng hạn như khi đưa ra yêu cầu phản tố thì bị đơn có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ như nguyên đơn và ngược lại.

PHẦN 2 BÀI TẬP

Theo đơn khởi kiện, bà Trang là chủ sở hữu căn nhà số 200/40 HHT, phườngN, quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh kiện ông Trọng là chủ sở hữu căn nhà số200/42 và 200/44 HHT, phường N, quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh với nộidung như sau:

Trang 7

Ngày 23/3/2012, ông Trọng tiến hành xây dựng thi công mới hai căn nhà số200/42 và 200/44 HHT, phường N, quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình thi công đã gây hư hỏng nghiêm trọng đến căn nhà của bàTrang.

Bà Trang yêu cầu ông Trọng phải bồi thường thiệt hại các khoản như sau:● Giá trị nhà bị hư hỏng: 154.747.000 đồng;

● Chi phí tháo dỡ: 9.000.000 đồng;

● Giá trị thiệt hại tài sản bên trong nhà: 20.066.000 đồng;

● Chi phí thuê nhà ở từ ngày 01/7/2012 đến 01/01/2018 (66tháng): 277.200.000 đồng.

Ngoài ra bị đơn còn phải hoàn lại cho bà các chi phí sau:

● Thư từ và chi phí đi lại tính từ ngày 21/8/2012: 6.000.000 đồng;

● Chi phí thuê Công ty kiểm định lần 1 ngày 22/10/2012: 12.100.000 đồng;● Chi phí thuê Công ty kiểm định lần 2 ngày 20/01/2017: 10.500.000 đồng.

Tổng số tiền là 489.613.000 đồng.

Bị đơn là ông Trọng trình bày: Bị đơn không đồng ý trả các khoản tiền sau:● (i) Tiền chi phí kiểm định vì đây là yêu cầu của nguyên đơn thì nguyên đơn

tự chịu;

● (ii) Chi phí tháo dỡ vì chi phí này đã nằm trong tổng chi phí theo kết quảkiểm định;

● (iii) Chi phí thư từ, đi lại… vì đây là công việc phải làm của nguyên đơn;● (iv) Tài sản trong căn nhà thì bị đơn không đồng ý bồi thường vì tài sản

này không bị hư hỏng, còn sử dụng được

BÀI LÀM:

Theo dữ kiện nêu trên thì ta có thể xác định tranh chấp dân sự ở đây là tranh chấp về bồi thường thiệt hại do công trình nhà cửa (vì anh Trọng xây nhà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà của chị Trang) với các đương sự như sau:

- Nguyên đơn là bà Trang vì bà là người khởi kiện ông Trọng vì cho rằng quyền

và lợi ích hợp pháp của bà đã bị xâm phạm theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015.

Trang 8

- Bị đơn là ông Trọng vì ông là người bị bà Trang kiện vì bà cho rằng quyền và

lợi ích hợp pháp của bà đã bị xâm phạm theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2015.

1 Xác định chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh?

Xét nguyên đơn là bà Trang Theo đó, bà Trang là đương sự trong vụ án dân sự nhưng không phải là người tiêu dùng hay người lao động hay thuộc các trường hợp

được loại trừ một phần nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại điểm a, b Điều 91 Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015 Cho nên, bà Trang có trách nhiệm, nghĩa vụ chứng

minh các tình tiết, sự kiện mà mình yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc đưa ra, cung cấp

các chứng cứ, căn cứ pháp lý để chứng minh cho yêu cầu của mình theo khoản 1 Điều91 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Xét bị đơn là ông Trọng, ông Trọng cũng là đương sự trong vụ án dân sự nhưng với vai trò là người phản đối yêu cầu của bà Trang nên cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm đưa

ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý làm cơ sở cho sự phản đổi của mình theo khoản 2

Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Ngoài ra, các tình tiết của bà Trang và ông Trọng không thuộc các tình tiết không

cần phải chứng minh theo khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.2 Xác định những vấn đề cần phải chứng minh?

Trong tranh chấp trên, bà Trang đưa ra sáu chi phí yêu cầu anh Trọng bồi thường, thì ta cần chứng minh về ba căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: (i) hành vi; (ii) hậu quả; (iii) mối quan hệ nhân quả, vì đây là bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 1 Điều 2 Nghị quyết02/2022/NQ-HĐTP Tuy nhiên, thông qua việc ông Trọng không phản đối với chi phí

giá trị nhà hư hỏng và chi phí thuê nhà mà bên phía bà Trang đưa ra nên đối với hai loại chi phí này bà Trang không cần phải chứng minh vì khi ông Trọng không phản đối những tình tiết mà bà Trang đưa ra thì bà Trang không phải chứng minh theo

khoản 2 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Còn đối với bốn loại chi phí còn lại thì cả bà Trang và ông Trọng đều cần phải chứng minh để bảo vệ quan điểm của mình, bao gồm: (i) chi phí tháo dỡ; (ii) giá trị thiệt hại tài sản bên trong nhà; (iii) chi phí thư từ và chi phí đi lại; (iv) chi phí thuê Công ty kiểm định.

Trang 9

3 Xác định tài liệu, chứng cứ cần có khi các chủ thể thực hiện việc chứng minh?

Trước hết, vì đây là tranh chấp liên quan đến căn nhà số 200/40, nên cần phải chứng minh các chứng cứ về căn cứ công dân của bà Trang, ông Trọng; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất của bà Trang.

Đối với chi phí kiểm định, các chứng cứ: kết quả kiểm định (xác minh chi phí tháo dỡ có được tính trong tổng chi phí kiểm định trước đó), hợp đồng kiểm định.

Đối với chi phí tháo dỡ, các chứng cứ như: hóa đơn, biên lai, chứng từ, hợp đồng tháo dỡ hay biên bản tháo dỡ, cho thấy rằng các chi phí mà bà đã liệt kê là hợp lý và có căn cứ để được Tòa án chấp thuận.

Đối với chi phí thư từ, đi lại, các chứng cứ như: vé xe, lời khai của người chở bà đi Đối với chi phí bồi thường giá trị thiệt hại nhà bị hư hỏng, các chứng cứ: hình ảnh, thông tin, clip, vi bằng thừa phát lại ghi nhận về hiện trạng tài sản trước và sau khi bị hư hỏng để làm minh chứng.

Ngoài ra, các nguồn chứng cứ này phải phù hợp Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015.

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN

Đọc Bản án số 180/2019 DS-PT ngày 06/8/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh BìnhDương Thực hiện các công việc sau:

1 Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?❖ Khái niệm

Cơ sở pháp lý: Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Chứng cứ là những gì có thật được giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp Nghĩa là, để tiếp cận sự thật khách quan và làm sáng tỏ nội dung vụ việc dân sự thì phải có chứng cứ.

Do đó, chứng cứ có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng, là nội dung quan trọng trong luật hình thức Thông tin, tài liệu, sự kiện được thừa nhận hay không thừa nhận là chứng cứ là tiền đề quan trọng để các chủ thể sử dụng làm căn cứ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

❖ Nguyên tắc xác định chứng cứ

Cơ sở pháp lý: Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Trang 10

Xác định chứng cứ là việc Toà án công nhận những thông tin, tài liệu là chứng cứ và sử dụng chúng để làm căn cứ để giải quyết các vụ việc dân sự Các thông tin, tình tiết, sự kiện chỉ được công nhận là chứng cứ khi được cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá và sử dụng Để được coi là chứng cứ thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau:

1 Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2 Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó → Ví dụ: Trong vụ tai nạn giao thông, người bị hại được một người cung cấp băng ghi hình về hiện trường vụ tai nạn giao thông Trong trường hợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi hình đó, người bị hại phải xuất trình cho Tòa án bản xác nhận của người đã cung cấp cho mình về xuất xứ của băng ghi hình đó.

3 Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4 Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5 Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

6 Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7 Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

8 Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Ngày đăng: 23/04/2024, 23:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan