bttuan2 chuthetrongquanhephapluattotungdansu

12 0 0
bttuan2 chuthetrongquanhephapluattotungdansu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có nghĩa là, nguyên đơn là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm

Trang 1

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 2 1

CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 1

PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH 1

1 Nguyên đơn là người bị xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp 1

2 Tòa án phải triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn 1

3 Một người không thể cùng lúc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai đương sự khác nhau 2

4 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không thể đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của đương sự 2

5 Người làm chứng không bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự 2

6 Người phiên dịch không bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự 3

PHẦN 2 BÀI TẬP 3

Bài 1 3

Bài 2 4

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN 6

1 Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên 6

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cách của người làm chứng trong vụ án 7

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó 10

Trang 2

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 2

CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰPHẦN 1 NHẬN ĐỊNH

1 Nguyên đơn là người bị xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp.

Đây là nhận định trên là sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, nguyên đơn không nhất thiết phải là người bị xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp mà nguyên đơn chỉ cần là người cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm Có nghĩa là, nguyên đơn là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm Do đó, nguyên đơn có thể khởi kiện khi chỉ cần cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm chứ không cần phải là người bị xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp Ngoài ra, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

Bị đơn cũng tương tự như vậy với cụm từ “cho rằng” vì lúc này chưa có bản án quyết định của Toà, do đó đây chỉ mới là giả thuyết do nguyên đơn hoặc bị đơn đề ra.

2 Tòa án phải triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu củanguyên đơn hoặc bị đơn.

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, Toà án không nhất thiết phải triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn Bởi vì, khi nguyên đơn hoặc bị đơn có yêu cầu đưa một người tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải được Tòa án chấp nhận, lúc đó thì Toà án mới triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Cho nên, nếu Toà án không chấp nhận yêu cầu đó của nguyên đơn hoặc bị đơn thì Toà án không nhất thiết phải triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trang 3

3 Một người không thể cùng lúc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai đương sự khác nhau.

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, một người có thể cùng lúc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai đương sự khác nhau nếu quyền và lợi ích hợp pháp của hai đương sự khác nhau không đối lập nhau Ví dụ, trên thực tế một người có thể cùng lúc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai đương sự khác nhau như nguyên đơn và người có nghĩa vụ liên quan hoặc bị đơn và người có nghĩa vụ liên quan hoặc cả hai đều là bị đơn hoặc cả hai đều là nguyên đơn hoặc cả hai đều là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với điều kiện quyền và lợi ích hợp pháp của hai đương sự không đối lập nhau.

4 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không thể đồng thời làngười đại diện theo ủy quyền của đương sự.

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 và khoản 2 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, nếu một người cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của hai người này đối lập với nhau thì người đó không được là người đại diện theo uỷ quyền của đương sự; hoặc nếu một người đang là người đại diện cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc thì người đó cũng không được làm người đại diện theo uỷ quyền của đương sự Qua hai căn cứ vừa nêu trên thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền của đương sự nếu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp không thuộc hai trường hợp nêu trên.

Sửa: Đ76; Đ70.13

5 Người làm chứng không bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự.

Đây là nhận định đúng.

Cơ sở pháp lý: Điều 77 và khoản 3 Điều 78 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, người làm chứng có quyền không khai báo nếu việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình Cho nên, người làm chứng không bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự, luật không cấm người thân thích là người làm chứng cho đương sự mà còn cho người làm chứng có quyền không khai báo nếu lời khai có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người

Trang 4

có quan hệ thân thích với người làm chứng Ngoài ra, người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến nội dung vụ việc, cho nên nếu người thân thích biết các tình tiết liên quan đến các nội dung của vụ việc và không bị mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn có thể làm người làm chứng.

6 Người phiên dịch không bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự.Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, nếu người thân thích là người nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người thân thích có thể được chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó Nghĩa là, mặc dù luật không cấm người phiên dịch là người thân thích nhưng vẫn phải được sự chấp nhận của Tòa án hoặc được Tòa án yêu cầu Vì vậy, người phiên dịch là người thân thích vẫn có thể bị thay đổi nếu Tòa án không chấp nhận.

PHẦN 2 BÀI TẬPBài 1

Ông Điệp và bà Lan (cùng cư trú tại Quận 1, TPHCM) là chủ sở hữu của căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TPHCM Năm 2000, ông Điệp và bà Lan xuất ngoại nên có nhờ ông Tuấn và bà Bích (cư trú tại Quận 7, TPHCM) trông coi căn nhà số 02 NTT, Quận 4, TPHCM Năm 2015, ông Điệp và bà Lan trở về nước sinh sống và yêu cầu ông Tuấn, bà Bích trả lại căn nhà cho ông bà Ông Tuấn và bà Bích không đồng ý vì trong thời gian ông Điệp và bà Lan ở nước ngoài ông Tuấn và bà Bích đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên và gia đình ông bà (gồm có ông bà và hai người con là anh Trung và chị Thủy) đã sinh sống ổn định trong căn nhà này Năm 2017, ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện yêu cầu ông Tuấn và bà Bích phải trả lại căn nhà nêu trên.

Xác định tư cách đương sự.

Đầu tiên, ta xác định đây là vụ án dân sự Bởi vì, trong tình huống nêu trên, đã xảy ra tranh chấp giữa ông Điệp, bà Lan và ông Tuấn, bà Bích về căn nhà số 02 NTT,

Quận 4, TPHCM, và giả sử đã được Tòa án thụ lý theo Điều 1 và khoản 2 Điều 26 Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015.

Đương sự trong vụ án dân sự gồm có: nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Nguyên đơn: ông Điệp và bà Lan Bởi vì, trong tình huống nêu trên, ông Điệp và bà Lan đã cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm khi ông Tuấn và bà Bích

Trang 5

không trả lại căn nhà cho ông bà và đã được Tòa án thụ lý theo khoản 2 Điều 68 Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bị đơn: ông Tuấn và bà Bích Bởi vì, trong tình huống nêu trên, hai ông bà đã bị ông Điệp và bà Lan khởi kiện, bị cho rằng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Điệp và bà Lan, cụ thể là xâm phạm đến căn nhà số 2, NTT và đã được Tòa án

thụ lý theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Người có nghĩa vụ liên quan: anh Trung và chị Thủy Bởi vì, trong tình huống nêu trên, mặc dù anh Trung và chị Thuỷ không khởi kiện cũng không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ của hai người vì hai người đã cùng sinh sống tại căn nhà này một thời gian dài; mà khi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự thì sẽ được Tòa án xác định là người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015.

Bài 2

Cụ S và cụ H (chồng cụ S) có một thửa đất khai hoang từ năm 1976 với diện tích 3.420m2, tại địa chỉ: Bản H, phường H, thành phố Đ, tỉnh Điện Biên Năm 1994, cụ H, cụ S cho cháu gái Lường Thị T mượn 522,3m2 trong tổng diện tích đất nói trên Sau đó 01 năm chị T chuyển về ở tại bản H, xã T2, huyện Đ.

Sau đó, gia đình chị T đang ở tại bản T, xã T1, thành phố Đ Khi cụ H còn sống, chị T muốn mua lại diện tích đất đã mượn của hai cụ H - S Hai cụ đồng ý bán cho chị T với giá 03 triệu đồng Nhưng từ đó cho đến nay chị T không trả tiền Sau khi cụ H chết, do có nhu cầu sử dụng diện tích đất chị T mượn nên cụ S đã yêu cầu chị T trả lại diện tích đất đó nhưng chị T không trả mà còn làm hàng rào xung quanh Ngày 25/10/2019, cụ S khởi kiện tại TAND thành phố Đ yêu cầu chị T trả lại 522,3m2 đất cho cụ S, thuộc ô 59, vị trí tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp đất đường dân cư; phía Tây giáp đất ông Lường Văn D; phía Nam giáp đất ông Lò Văn Q; phía Bắc giáp đất ông Lường Văn T.

Ngày 19/6/2020 cụ S chết Đến ngày 24/6/2020, Ủy ban nhân dân phường H cấp Trích lục khai tử cho cụ Vào hồi 08 giờ 20 phút ngày 08/7/2020 gia đình cụ đã họp, có Biên biên bản họp gia đình và thống nhất để bà Lò Thị Y, bà Lò Thị O, ông Lò Văn Q, ông Lò Văn T, bà Lò Thị H, bà Lò Thị S, bà Lò Thị L, bà Lò Thị A, bà Lò Thị X (vợ ông Lò Văn B- đã mất), anh Lò Văn C, anh Lò Văn H, chị Lò Vui M (con ông B) là người kế thừa quyền khởi kiện của cụ S và tiếp tục yêu cầu chị T trả lại 522,3m2 đất đã mượn của cụ H, cụ S, tại địa chỉ Bản H, phường H, thành phố Đ.

Trang 6

Bản án dân sự sơ thẩm số: 14/2020/DS-ST ngày 01/9/2020 của TAND thành phố Đ, tỉnh Điện Biên đã quyết định: “Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn các đồng thừa kế (trừ bà T) tài sản của cụ Lò Thị S về việc yêu cầu chị Lường Thị T và anh Quàng Văn M trả lại 498,1 m2 diện tích đất (đo thẩm định ngày 07/5/2020) đất tại bản H, phường H, thành phố Đ, tỉnh Điện Biên (đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)” Ngoài ra, Bản án còn tuyên về phần chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Câu hỏi: Xác định tư cách đương sự trong vụ án nêu trên và nhận xét về quyếtđịnh trong Bản án dân sự sơ thẩm.

Xác định tư cách đương sự:

Đây là vụ án dân sự Bởi vì, trong tình huống nêu trên, đã xảy ra tranh chấp về

522,3m2 đất và đã được Tòa án thụ lý theo Điều 1 và khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015.

Đương sự trong vụ án dân sự gồm có: nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Nguyên đơn: Các đồng thừa kế quyền khởi kiện của cụ S: bà Lò Thị Y, bà Lò Thị O, ông Lò Văn Q, ông Lò Văn T, bà Lò Thị H, bà Lò Thị S, bà Lò Thị L, bà Lò Thị A, bà Lò Thị X (vợ ông Lò Văn B), anh Lò Văn C, anh Lò Văn H, chị Lò Vui M (con ông B) Bởi vì, trong tình huống này, người khởi kiện là bà S vì bà cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm khi bà đã yêu cầu chị T trả lại diện tích đất đó nhưng chị T không trả mà còn làm hàng rào xung quanh Tuy nhiên, sau đó bà mất và các đối tượng vừa nêu được Uỷ ban nhân dân phường H xác định là người kế thừa

quyền khởi kiện của cụ S theo khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2015.

Bị đơn: Chị T Bởi vì, trong tình huống nêu trên, chị đã bị bà S khởi kiện khi bị cho rằng chị là người xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến mảnh đất của cụ S và sau khi cụ mất thì các người kế thừa quyền khởi kiện vừa nêu trên tiếp tục

khởi kiện chị theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Anh Quàng Văn M; ông Lường Văn D; ông Lò Văn Q; ông Lường Văn T Bởi vì, trong tình huống nêu trên, bốn đối tượng này không khởi kiện cũng không bị kiện những là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Cụ thể, có thể xác định anh Quàng Văn M có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thông qua quyết định của Bán án sơ thẩm, có quyết định về việc chị T và anh M phải trả lại 498,1 m2 diện tích đất; còn đối với ông Lường Văn D, ông Lò Văn Q, ông Lường Văn T có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì có phần đất tiếp giáp với đất cụ S.

Trang 7

Nhận xét về quyết định trong Bản án dân sự sơ thẩm

Thứ nhất, Toà án chưa xác định chính xác đương sự trong vụ án này Cụ thể, như đã chứng minh về nguyên đơn như trên, các đồng kế thừa quyền khởi kiện của cụ S gồm bà Lò Thị Y, bà Lò Thị O, ông Lò Văn Q, ông Lò Văn T, bà Lò Thị H, bà Lò Thị S, bà Lò Thị L, bà Lò Thị A, bà Lò Thị X (vợ ông Lò Văn B), anh Lò Văn C, anh Lò Văn H, chị Lò Vui M (con ông B) Qua đó, ta thấy các đồng kế thừa của bà S không có bà T mà Toà án lại xác định trong quyết định của mình bà T là một trong các đồng thừa kế nguyên đơn.

Thứ hai, đối với quyết định của Toà án về việc không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện về việc yêu cầu chị Lường Thị T và anh Quàng Văn M trả lại 498,1 m2 diện tích đất tại bản H, phường H, thành phố Đ, tỉnh Điện Biên Nhóm đồng ý với quan điểm của tòa vì đất đó chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bởi vì, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN

- Đọc Bản án số 59 /2020/DS-PT ngày 20/5/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng

- Thực hiện các công việc sau:

1 Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên

Ta có thể thấy vụ án trên, là tổng hợp từ 2 vụ tranh chấp khác nhau:

- Thứ nhất là vụ án thụ lý số 185/2017/TLST-DS ngày 4/8/2017 nguyên đơn là

1 Chị Huỳnh Ngọc Tr Bởi vì, trong tình huống nêu trên, chị Tr khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của chị bị xâm phạm Cụ thể, chị Tr cho rằng khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đề ngày

Trang 8

27/3/2017 đối với các thửa đất 30, 31, 34, từ bản đồ 28 tại xã Phước Bình, huyện Long Thành.

2 Bà Nguyễn Thị Kim P Bởi vì, trong tình huống nêu trên, ông T và bà P khởi kiện đề nghị Toà án giải quyết công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đề ngày 26/7/2004.

3 Ông Nguyễn Đăng T

Người đại diện theo ủy quyền: Chị Nguyễn Thị Thanh T1 (Theo văn bản ủy quyền

ngày 24/02/2020).

Bị đơn:

1 Anh Lâm Quốc T3 - Người đại diện theo ủy quyền của anh T3: Chị Võ Thị H1

(Theo văn bản ủy quyền ngày 10/7/2017).

Người làm chứng: Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành.

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cáchcủa người làm chứng trong vụ án

Lưu ý: mỗi nhóm đều phải có quan điểm bảo vệ cho hướng giải quyết của từng cấpTòa.

Bản án sơ thẩm:

Khách quan hơn “đương sự” hay “cá nhân”?

Đồng ý: chủ thể biết các tình tiết có liên quan + thuật ngữ “người”, bạn có đưa ra ví dụ về “nguyên đơn” nhưng bạn chưa nói tổ chức, cá nhân có thể là nguyên đơn mà bạn chỉ nói chưa thể xác định rõ.

Trang 9

Hướng giải quyết của Tòa án sơ thẩm liên quan đến tư cách của người làm chứng: Toà án cấp sơ thẩm đã xác định người làm chứng trong vụ án dân sự về: “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa chị Tr và anh T3, chị H1 là Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành.

Quan điểm của nhóm bảo vệ hướng giải quyết của Tòa:

Theo đó, Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành là chủ thể nắm được sự việc là chị H1 phải thi hành tổng số tiền là 988.680.000 đồng và lãi phát sinh do chậm thi hành án cùng 27.848.950 đồng án phí dân sự sơ thẩm, tuy nhiên do chị H1 không tự nguyện thi hành án nên bà Lữ Thị Á cùng nhiều người được thi hành án đã làm đơn yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành thi hành án đối với chị H1 Ngoài ra, chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành đã xác minh tài sản của chị H1 và chồng là anh T3 gồm: Quyền sử dụng đất diện tích 5.213m2 thuộc thửa 522, tờ bản đồ số 5 tại xã Phước Bình, huyện Long Thành (theo tài liệu bản đồ năm 1996), nay là các thửa số 30, 31, 34, tờ bản đồ 28 tại xã Phước Bình, huyện Long Thành (theo tài liệu bản đồ mới) Sau khi xác minh chính xác thông tin tài sản của người phải thi hành án, Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành đã ban hành quyết định kê biên để đảm bảo thi hành án nhưng chưa tiến hành tổ chức kê biên, xử lý tài sản Đến ngày 29/11/2018 thì Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành nhận được thông báo là anh C (chồng chị Tr) tự nguyện nộp trả 1 phần tiền thay cho người phải thi hành án là chị H1 Vậy nên đối với số tiền còn lại phải thi hành án, các người được thi hành án tự nguyện rút đơn yêu cầu, đề nghị Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành đình chỉ thi hành Do đó, việc xem Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng có thể xác nhận được việc anh C có thay chị H1 nộp 1 phần tiền mà chị H1 phải thi hành Và ở đây, Chi cục thi hành án dân sự huyện Long

Thành là chủ thể có tư cách pháp nhân theo điểm b khoản 2 Điều 3 Quyết định61/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục

Thi hành án dân sự Qua đó, có thể nói Tòa án sơ thẩm theo quan điểm cho rằng cơ quan, tổ chức vẫn có thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng Theo đó, chỉ cần chủ thể đó biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc thì đều có thể xác định là người làm chứng mà không phân biệt đó là tổ chức hay cá nhân.

Nhóm cũng cho rằng với ý nghĩa là người biết được các tình tiết liên quan nội dung vụ việc, tham gia tố tụng nhằm cung cấp các thông tin, xác nhận các sự kiện nhằm giúp Tòa án giải quyết vụ việc một cách đúng đắn, thì không có lý do gì để hạn chế theo hướng người làm chứng chỉ có thể là cá nhân chứ không thể là cơ quan, tổ chức Bởi lẽ, nếu các chủ thể này biết được các tình tiết của vụ việc thì việc đưa họ vào tham

Trang 10

gia tố tụng để làm rõ, giải thích những tình tiết mà các bên đang tranh chấp là hết sức cần thiết Ngoài ra, thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự, ta có thể thấy việc tham gia tố tụng của người làm chứng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nên luật không quy định hạn chế những người được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng Việc Bộ luật Tố tụng dân sự dùng từ “người” khi định nghĩa về người làm chứng không có nghĩa chỉ giới hạn ở các cá nhân cụ thể Minh chứng cho căn cứ trên, các quy định trong Chương VI về người tham gia tố tụng cũng dùng thuật ngữ “người” nhưng không có nghĩa chỉ là một cá nhân nhất định Ví dụ, nguyên đơn cũng có thể là

cơ quan, tổ chức theo khoản 2 Điều 68 Chương VI Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015.

Từ những phân tích trên, nhóm cũng xin phép đưa ra hướng hoàn thiện trong thực tiễn xét xử, nhóm cho rằng, dù luật quy định là “người” nhưng thực tiễn xét xử nên theo hướng chấp nhận cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng.

Bản án phúc thẩm:

Người làm chứng phải đày đủ năng lực hành vi dân sự Có đưa ra ví dụ thực tiễn Tổ chức, cá nhân có thể có nhiều người đại diện, bạn suy ra pháp nhân không biết các tình tiết các liên quan.

Nhóm

Tòa án phúc thẩm lại cho rằng người làm chứng trong vụ án dân sự về: “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa chị Tr và anh T3, chị H1 không được là Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành, được thể hiện trong nội dung kháng nghị mà Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Thành ban hành đã nhận định như sau: “Về tư cách tham gia tố tụng của đương sự: Bản án sơ thẩm xác định Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng là vi phạm quy

định tại các Điều 77, 78 Bộ luật Tố tụng dân sự Nội dung kháng nghị này là có cơ sở

vì theo quy định tại Điều 77 Bộ luật Tố tụng dân sự thì người làm chứng là Người biết các tình tiết liên quan đến nội dung vụ án Như vậy, người làm chứng phải là một cá nhân cụ thể không thể là một cơ quan, tổ chức” Không những vậy mà Tòa án phúc thẩm cũng nhận định “Bản án sơ thẩm xác định Chi cục thi hành án dân sự huyện

Long Thành là người làm chứng là vi phạm quy định tại các Điều 77, 78 Bộ luật Tốtụng dân sự Nội dung kháng nghị này là có cơ sở vì theo quy định tại Điều 77 Bộluật Tố tụng dân sự thì người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến nội

Ngày đăng: 23/04/2024, 23:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan