bttuan1 khainiemvacacnguyentaccobancualuattotungdansuvietnam

11 0 0
bttuan1 khainiemvacacnguyentaccobancualuattotungdansuvietnam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tòa án luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sựĐây là nhận định sai.Cơ sở pháp lý: Điều 26; khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.Theo đó, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết tran

Trang 1

MỤC LỤC

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 1 1

KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 1

CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1

PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH 1

1 Đương sự có quyền quyết định mọi vấn đề trong tố tụng dân sự 1

2 Tòa án luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự 1

3 Các đương sự bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ tố tụng 1

4 Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt 2

5 Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự 2

PHẦN 2 BÀI TẬP 2

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên 3

2 Viện Kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không? Tại sao? 3

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN 4

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong bản án 4

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của tòa án các cấp liên quan đến phạm vi xét xử của tòa án đối với yêu cầu của đương sự 4

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó 9

Trang 2

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 1

KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢNCỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAMPHẦN 1 NHẬN ĐỊNH

1 Đương sự có quyền quyết định mọi vấn đề trong tố tụng dân sự

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, đương sự chỉ có quyền quyết định vấn đề liên quan đến nội dung trong tố tụng dân sự chứ không giải quyết tất cả mọi vấn đề trong tố tụng dân sự Cụ thể hơn, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết và trong quá trình giải quyết thì đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện Vì vậy, đương sự không có quyền quyết định mọi vấn đề trong tố tụng dân sự.

2 Tòa án luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 26; khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự khi có đơn khởi kiện của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện đó Ngoài ra, Toà án chỉ giải

quyết những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của mình được liệt kê tại Điều 26 Bộ

luật Tố tụng dân sự, còn những tranh chấp dân sự không được liệt kê thì không thuộc

thẩm quyền của Toà án Vì vậy, Toà án không luôn luôn thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự.

Ví dụ, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không nhằm mục đích lợi nhuận thì mới là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án còn nếu là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ mà nhằm mục đích lợi nhuận thì không là tranh chấp dân sự (mà là tranh chấp kinh doanh thương mại),

không thuộc thẩm quyền của Toà án theo khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự.

3 Các đương sự bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ tố tụng

Đây là nhận định đúng.

Cơ sở pháp lý: Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, trong tố tụng dân sự, các đương sự đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa,

Trang 3

nghề nghiệp, địa vị xã hội và các đương sự đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án Ngoài ra, Tòa án còn có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong tố tụng dân sự Vì vậy, quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự bình đẳng với nhau trong tố tụng dân sự.

4 Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt

Đây là nhận định đúng.

Cơ sở pháp lý: Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng

dân sự phải là tiếng Việt Trong trường hợp người tham gia tố tụng dùng tiếng nói vàchữ viết của dân tộc mình thì phải có người phiên dịch Nếu người tham gia tố tụng là

người khuyết tật về nghe, nói hoặc khuyết tật về nhìn thì có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ viết dành riêng cho người khuyết tật đó và trong trường hợp này thì cũng phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ viết dành riêng cho người khuyết tật đó để dịch lại Vì vậy, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt

5 Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự

Đây là nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, Toà án ngoài việc giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hay còn được gọi là vụ án dân sự và ngoài việc giải quyết về trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hay còn được gọi là việc dân sự, thì Toà án còn giải quyết về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự hay còn gọi là vụ việc dân sự tại Tòa án Vì thế, trong tố tụng dân sự, Toà án không chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự mà còn giải quyết vụ việc dân sự.

PHẦN 2 BÀI TẬP

Anh Lê Văn V và chị Bùi Thị H kết hôn trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn tại UBND xã A, huyện B năm 1995 (do bị thất lạc nên ngày 31/12/2009 anh V đã xin cấp lại) Sau khi kết hôn vợ chồng sống hạnh phúc, sau đó phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn do bất đồng quan điểm, tích cách hai người không hoà hợp, hiện nay anh đã thuê nhà ở riêng, anh V và chị H sống ly thân Nay anh xét thấy tình cảm vợ chồng không còn, mục đích hôn nhân không đạt được nên năm 2017, anh V đề nghị Toà án thành phố Thanh Hoá cho anh được ly hôn với chị H.

Trang 4

- Về con chung: anh V và chị H có có 02 con chung, cháu Lê Phương Th1, sinh ngày 02/9/1996 và cháu Lê Xuân Th2, sinh ngày 24/4/2009 Ly hôn anh V có nguyện vọng nuôi cháu Th2, nhưng cháu Th2 có nguyện vọng ở với mẹ nên anh V đồng ý giao cháu Th2 cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng, anh có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 2.000.000đ - Về tài sản, công nợ: Anh V không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Câu hỏi:

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên

Nguyên đơn (anh V) có yêu cầu Tòa án giải quyết 2 vấn đề là:  Ly hôn.

 Nuôi con chung Cụ thể, mặc dù anh V có nguyện vọng nuôi cháu Th2 nhưng vẫn đồng ý giao cháu Th2 cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng theo nguyện vọng của cháu và cấp dưỡng cho cháu Th2 mỗi tháng 2.000.000 đồng Vậy nên đây được xem là ý kiến cá nhân của anh V về vấn đề này và để Tòa án giải quyết được như vậy thì anh V phải có yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề nuôi con Cho nên, đây cũng là yêu cầu của đương sự trong vụ án, cụ thể là của anh V (nguyên đơn).

2 Viện Kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không? Tại sao?

Đầu tiên, cần xem xét đây là vụ án dân sự hay việc dân sự Yếu tố quan trọng nhất để phân biệt vụ án dân sự hay việc dân sự là việc có phát sinh tranh chấp giữa các bên hay không Trong tình huống trên, không thể hiện là chị H có đồng ý với việc ly hôn của anh V, cho nên ta xác định đây không phải thuận tình ly hôn mà chỉ là ly hôn đơn phương của anh V Mà trong quan hệ hôn nhân và gia đình, nếu thuận tình ly hôn thì là việc dân sự, còn nếu không thuận tình ly hôn hay là ly hôn đơn phương thì là vụ án dân sự Cho nên, tình huống trên là vụ án dân sự.

Và do đây là vụ án dân sự, cho nên Viện Kiểm sát phải tham gia vào phiên toà sơ

thẩm vì có đương sự là người chưa thành niên theo khoản 2 Điều 21 Bộ luật Tố tụng

dân sự năm 2015 và khoản 4 Điều 27 Thông tư số 02/2016/TTLT- VKSNDTC-TANDTC Cụ thể, cháu Lê Xuân Th2 sinh năm 2009, tính đến nay là 13 tuổi, chưa đủ

18 tuổi, là người chưa thành niên theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự và cháu được

xác định là đương sự có quyền lợi liên quan đến tiền cấp dưỡng và người nuôi dưỡng

theo khoản 1 và khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử hiện nay, con chung không được xem là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trang 5

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN

Đọc Quyết định số 26/2017/DS - GĐT ngày 12/7/2017 của Tòa án nhân dân tối

cao Thực hiện các công việc sau:

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong bản án

Nguyên đơn (ông Ngô Như T): Ông T yêu cầu Toà án huỷ Hợp đồng mua bán nhà giữa bà N1 với vợ chồng ông Th và yêu cầu trả nhà đất lại cho ông Ngoài ra, ông T còn yêu cầu Tòa án công nhận nhà đất tranh chấp là tài sản riêng của ông và yêu cầu vợ chồng ông Th hoàn trả số tiền cho thuê nhà từ năm 2007 đến nay nhưng sau đó ông T đã rút lại hai yêu cầu này Thêm nữa, ngày 13/6/2012, ông T có đơn kháng cáo, yêu cầu được xét xử phúc thẩm vụ án và ngày 25/12/2014, ông T có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm.

Bị đơn (ông Đặng Văn Th và bà Nguyễn Thị N): Ông Th có yêu cầu: (i) Toà án bác bỏ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì ông Th không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; (ii) yêu cầu Toà án buộc ông T và bà N1 có trách nhiệm thanh toán tiền bồi thường và các khoản thanh toán khác (tiền làm thêm, sửa chữa nhà; tiền nhận khi mua bán nhà )

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (bà Đặng Thị N1 với ông Nguyễn Văn Đ): Bà N1 có yêu cầu Toà án bác bỏ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì Bà N1 không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Còn ông Đ không có yêu cầu gì trong vụ án và không đồng ý tham gia tố tụng tại Tòa án.

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của tòa án các cấp liên quan đến phạm vi xét xửcủa tòa án đối với yêu cầu của đương sự

Tòa án cấp sơ thẩm:

 Chấp nhận đơn khởi kiện yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa ông Ngô Như T và vợ chồng ông Đặng Văn Th, bà Nguyễn Thị N.

 Tuyên bố Giấy bán nhà đất được lập ngày 20/11/2007 giữa bà Đặng Thị N1 và ông Đặng Văn Th, bà Nguyễn Thị N là giao dịch dân sự vô hiệu.

 Buộc ông Ngô Như T và bà Đặng Thị N1 có trách nhiệm thanh toán cho vợ chồng ông Đặng Văn Th và bà Nguyễn Thị N số tiền 1.512.885.000 đồng  Buộc ông Đặng Văn Th và bà Nguyễn Thị N cùng các thành viên khác trong

gia đình ông bà phải trả lại toàn bộ nhà đất tại số 115/165 Tổ 49 phố C, phường TP, quận Đ, thành phố Hà Nội cho ông Ngô Như T và bà Đặng Thị N1.

 Bác các yêu cầu khác của các đương sự

Trang 6

Theo lời khai của ông T thì ông cho rằng căn nhà mà bà N1 (vợ ông T) bán cho vợ chồng ông Th và bà N là tài sản riêng của ông T do tiền của ông T1 (anh của ông T) cho riêng ông vào năm 2000 là 17.000 USD Tuy nhiên, bà N1 (vợ ông T) lại đưa ra được bằng chứng là Sổ ghi chép (do ông T ghi) thể hiện rằng ông T1 chỉ cho 200 USD và ông T dùng nguồn tiền này để mua nhà Hơn nữa, căn nhà được tạo lập trong thời

kỳ hôn nhân nên căn nhà được xem là tài sản chung của hai vợ chồng theo khoản 1 và

khoản 3 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (khoản 1 và khoản 3 Điều33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) Dù vậy, việc bà N1 bán căn nhà mà không

có sự đồng ý cũng như không có chữ ký của ông T là vi phạm khoản 3 Điều 28 Luật

hôn nhân và gia đình năm 2000 (điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và giađình năm 2014).

Mặt khác, Giấy bán nhà giữa bà N1 và vợ chồng ông Th là giấy viết tay không được

công chứng, chứng thực nên vi phạm về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở theo Điều

450 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Tại thời điểm này, Bộ luật Dân sự 2015 chưa có hiệu

lực, chưa có quy định về trường hợp ngoại lệ khi giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức).

Từ hai căn cứ nêu trên, không đáp ứng được một trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực là nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật

theo điểm b Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 (điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật

Dân sự năm 2015) Và từ đó, việc tuyên bố Giấy bán nhà đất được lập ngày

20/11/2007 giữa bà N1 và vợ chồng ông Th là giao dịch dân sự vô hiệu là có căn cứ Qua đó, vì giao dịch dân sự vô hiệu nên Toà án cũng chấp nhận đơn khởi kiện yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa ông T và vợ chồng ông Th, bà N; đồng thời bác bỏ các yêu cầu khác của đương sự; cũng như buộc ông Th và bà N phải trả lại toàn bộ nhà đất cho mình Bên cạnh đó, mặc dù Toà án giám đốc thẩm nhận định Toà án sơ thẩm chưa chứng minh rõ số tiền bồi thường thiệt hại và các khoản thanh toán khác, tổng 1.512.885.000 đồng, nhưng Toà án cấp sơ thẩm cũng một phần bảo vệ được quyền lợi của bị đơn (vợ chồng ông Th) là chấp nhận số tiền sửa chữa, làm thêm (182.896.000 đồng) do ông Th đưa ra, như thế cũng có thể cho rằng vẫn làm đúng một phần phạm vi xét xử của mình trong việc buộc các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và bồi thường thiệt

hại theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 (khoản 2 và khoản 4 Điều 131

Bộ luật Dân sự năm 2015).Tòa án cấp phúc thẩm:

Trang 7

 Chấp nhận đơn khởi kiện yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa ông Ngô Như T và vợ chồng ông Đặng Văn Th, bà Nguyễn Thị N.

 Tuyên bố Giấy bán nhà đất được lập ngày 20/11/2007 giữa bà Đặng Thị N1 và ông Đặng Văn Th, bà Nguyễn Thị N là giao dịch dân sự vô hiệu.

 Buộc ông Đặng Văn Th và bà Nguyễn Thị N cùng các thành viên khác trong gia đình ông bà phải trả lại toàn bộ nhà đất tại số 115/165 Tổ 49 phố C, phường TP, quận Đ, thành phố Hà Nội cho ông Ngô Như T và bà Đặng Thị N1.

 Buộc ông Ngô Như T và bà Đặng Thị N1 có trách nhiệm thanh toán cho vợ chồng ông Đặng Văn Th, bà Nguyễn Thị N các khoản tiền sau: Tiền nhận khi mua bán nhà: 500.000.000 đồng; tiền trị giá cải tạo, xây mới tầng 3: 232.406.632 đồng; bồi thường do lỗi: 613.102.702 đồng Tổng cộng là: 1.345.509.334 đồng.

Cũng tương tự như toà án cấp sơ thẩm, mặc dù ông T cho rằng căn nhà mà bà N1 (vợ ông T) bán cho vợ chồng ông Th và bà N là tài sản riêng của ông T do tiền của ông T1 (anh của ông T) cho riêng ông vào năm 2000 là 17.000 USD, nhưng bà N1 (vợ ông T) lại đưa ra được bằng chứng là Sổ ghi chép (do ông T ghi) thể hiện rằng ông T1 chỉ cho 200 USD và ông T dùng nguồn tiền này để mua nhà Hơn nữa, căn nhà được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, cho nên căn nhà số 115/165 là tài sản chung của vợ chồng

ông T, bà N1 theo khoản 1 và khoản 3 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 (khoản 1 và khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) và việc

bà N1 bán căn nhà mà không có sự đồng ý cũng như không có chữ ký của ông T là vi

phạm khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (điểm a khoản 2 Điều

35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Thứ hai, Giấy bán nhà giữa bà N1 và vợ chồng ông Th là giấy viết tay không được

công chứng, chứng thực nên vi phạm về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở theo Điều

450 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Tại thời điểm này, Bộ luật Dân sự 2015 chưa có hiệu

lực, chưa có quy định về trường hợp ngoại lệ khi giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức).

Từ hai căn cứ nêu trên, không đáp ứng được nội dung của giao dịch dân sự không vi

phạm điều cấm của luật theo điểm b Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 (điểm c

khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015) Và từ đó, việc tuyên bố Giấy bán nhà

đất được lập ngày 20/11/2007 giữa bà N1 và vợ chồng ông Th là giao dịch dân sự vô hiệu là có căn cứ.

Toà án cấp phúc thẩm cũng có một số quyết định tương tự như toà án cấp sơ thẩm Cụ thể, vì giao dịch dân sự vô hiệu nên Toà án phúc thẩm cũng chấp nhận đơn khởi

Trang 8

kiện yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa ông T và vợ chồng ông Th, bà N; cũng như buộc ông Th và bà N phải trả lại toàn bộ nhà đất cho mình Đối với quyết định về tiền bồi thường thiệt hại và các khoản thanh toán khác, Toà án giám đốc thẩm cũng nhận định Toà án phúc thẩm chưa chứng minh rõ số tiền bồi thường thiệt hại và các khoản thanh toán khác, tổng 1.345.509.334 đồng Về vấn đề này, quan điểm nhóm cũng đồng ý với nhận định của toà giám đốc thẩm vì Tòa án cấp phúc thẩm buộc vợ chồng ông T phải thanh toán 232.406.632 đồng tiền sửa chữa, làm thêm là không đúng và vượt quá yêu cầu của vợ chồng ông Th, vì vợ chồng ông Th chỉ yêu cầu số tiền là 182.896.000 đồng Vì vậy, Toà án cấp phúc thẩm chưa thực hiện đúng thẩm quyền của mình khi giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu là buộc các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho

nhau những gì đã nhận và bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự

năm 2005 (khoản 2 và khoản 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015); cũng như chưa

tuân thủ đúng nguyên tắc đặc thù trong tố tụng dân sự là chưa giải quyết đúng phạm vi

của mình theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Tòa án cấp giám đốc thẩm:

 Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 208/2013/DS-PT ngày 30/12/2013 của Toà Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

 Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 21/2012/DS-ST ngày 31/5/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

 Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp luật.

Việc hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm cũng được xem là có căn cứ vì tòa sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử vượt quá yêu cầu của đương sự trong vụ án Cụ thể ông T (nguyên đơn) chỉ yêu cầu tuyên bố giao dịch mua bán nhà giữa vợ ông và vợ chồng ông Th vô hiệu và trả lại nhà cho vợ chồng ông và phía bị đơn cũng chỉ có yêu cầu không công nhận yêu cầu khởi kiện của ông T Trong khi đó, tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm giải quyết luôn cả hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

Quy định “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” là quy định của pháp luật nội dung, xác định quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự Quy định của pháp luật nội dung là để các chủ thể biết các quyền, nghĩa vụ dân sự mà thực hiện, không phải cứ có quy định thì cơ quan nhà nước hay Tòa án phải can thiệp Quy định “Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường” không có nghĩa cứ có thiệt hại là Tòa án quyết định về bồi thường khi không có ai yêu cầu Do đó, đã có quy định về quyền dân

Trang 9

sự, nghĩa vụ dân sự của pháp luật nội dung nhưng khi cần bảo vệ quyền dân sự bằng trình tự Tòa án thì phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định: “Đương

sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó” Nội

dung nguyên tắc này cũng đã được quy định từ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân

sự năm 2004 Như vậy, quy định về việc Tòa án có thể giải quyết yêu cầu tuyên bố

giao dịch dân sự vô hiệu mà không đồng thời giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu có cơ sở pháp lý là tuân thủ nguyên tắc đặc thù trong tố tụng dân sự như hai cơ sở pháp lý vừa nêu trên.

Trong thực tiễn xét xử, có nhiều trường hợp họ không yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu không phải vì lý do chống đối việc giải quyết Họ chỉ cần Tòa án phán quyết giao dịch vô hiệu hay có hiệu lực, nếu vô hiệu họ sẽ tự giải quyết hậu quả với nhau và không phải chịu án phí Trong giao dịch về kinh doanh, thương mại, giá trị tài sản có thể rất lớn nhưng việc trả lại tài sản lại rất dễ dàng thì họ càng phải cân nhắc việc có cần Tòa án can thiệp hay không để tránh một khoản án phí rất lớn Và đó cũng là xử xự hợp pháp phù hợp với nguyên tắc “tự định đoạt” của đương sự.

Riêng đối với những tranh chấp về chia tài sản chung (bao gồm cả chia thừa kế), đòi lại tài sản, có liên quan đến giao dịch vô hiệu thì phải coi là một yêu cầu kép, trong đó có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu Ví dụ: X yêu cầu chia thừa kế ngôi nhà mà Y đã bán cho Z thì phải coi là X đã có yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán nhà vô hiệu, yêu cầu buộc Z trả lại nhà, yêu cầu chia thừa kế ngôi nhà Do đó, X phải làm thủ tục là nguyên đơn đối với cả ba yêu cầu nêu trên Nếu Z có yêu cầu bồi thường thiệt hại từ giao dịch vô hiệu thì đó là yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì nó không trùng với phạm vi phải giải quyết từ yêu cầu của nguyên đơn.

Pháp luật hiện hành đang quy định có thể giải quyết yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu mà không giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu nếu không có yêu cầu Tuy nhiên, thực tế cũng đang có nhận thức khác nhau nên trong quá trình giải quyết, Tòa án phải làm rõ việc các đương sự có yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu hay không.

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản ánxoay quanh vấn đề pháp lý đó

❖ Vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên là vấn đề liên quan đến phạm vi xét xử của Tòa án đối với yêu cầu của đương sự:

Trang 10

Thứ nhất, vấn đề pháp lý về việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

Thứ hai, vấn đề pháp lý về giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu ❖ Tóm tắt bản án xoay quanh hai vấn đề pháp lý nêu trên:

(i) Chủ thể tham gia tố tụng

Đối với đương sự: Nguyên đơn là ông Ngô Như T Bị đơn là ông Đặng Văn Th và bà Nguyễn Thị N Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Đặng Thị N1, cùng với ông Nguyễn Văn Đ và bà Nguyễn Thị L.

Đối với người tham gia tố tụng: Ông Th là người đại diện hợp pháp theo uỷ quyền của bà N theo Văn bản ủy quyền ngày 11/3/2009.

(ii) Chủ thể tiến hành tố tụng

Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, gồm có: Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Đối với người tiến hành tố tụng, ở Tòa án nhân dân tối cao, gồm có: 14 thành viên của Hội đồng thẩm phán, cùng với bà Đặng Thu Hà là Thẩm tra viên và ông Nguyễn Hoà Bình là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, gồm có: Ông Lê Thành Dương là Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

(iii) Nội dung bản án

Đối với vấn đề pháp lý về việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và hủy Hợp đồngchuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất: Theo “Bản khai mua bán

quyền sở hữu nhà, công trình và quyền sử dụng đất trong khuôn viên” thể hiện vợ chồng ông Đ bán nhà đất tại số 115/165 cho ông T với giá 150.000.000 đồng Ông T cho rằng nhà đất này là tài sản riêng của ông nhưng bà N1 (vợ ông T) lại không thừa nhận nhà đất trên là tài sản riêng của ông T, đồng thời bà N1 đưa ra các minh chứng để chứng minh đây là tài sản chung của hai vợ chồng Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định nhà đất nêu trên là tài sản chung của vợ chồng Đối với giấy bán nhà đất thì lại không thể hiện ý chí của ông T Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố Giấy bán nhà đất nêu trên vô hiệu.

Vấn đề pháp lý về giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu: Theo đó, bà

N1 có vay của bà Nguyễn Thị Tâm 140.000.000 đồng để kinh doanh nhưng thua lỗ, không trả được nợ Tuy nhiên, ông T không thừa nhận sự việc vay tiền, làm ăn thua lỗ của bà N1, đồng thời cho rằng Giấy bán nhà đất đó là giả tạo Đối với vấn đề này thì Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm không xác minh, làm rõ Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận số tiền sửa chữa, làm thêm 182.896.000 đồng Tuy nhiên, Tòa án cấp

Ngày đăng: 23/04/2024, 23:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan