Luận án tiến sĩ luật học: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình - nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc

178 8 0
Luận án tiến sĩ luật học: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình - nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

LEE SEON HEE

LUAN AN TIEN Si LUAT HOC

HA NOI - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

LEE SEON HEE

Chuyên ngành: Lý luận va Lịch str Nhà nước và pháp luật

Mã sô: 62 38 01 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH ĐÀO TRÍ ÚC

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

cá nhân tôi Các tài liệu trong luận án là trung thực.

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2016Tác giả Luận án

Lee Seon Hee

Trang 4

LOI CAM ON

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GS.TSKH Dao Trí Úc, người thây đã tận tình và chu đáo giúp đỗ em trong suốt quá trình hoàn thành

Luận án này!

Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy, cô giáo của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; các thây, cô giáo cua Trường Dai học Luật Hà Nội; cùng tat cả những người bạn cua em tại Việt Nam và Hàn Quốc - những người đã không quản khó nhọc day do, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện đề em có thể hoàn thành Luận ám!

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2018

Tác giả

Lee Seon Hee

Trang 5

Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU CAC VAN

DE CO LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN AN oes eestesseesseeeees 8

1.1 Tình hình nghiên cứu các van dé có liên quan đến dé tài Luận án

tal Vidt Naim 0 :‹‹ 8

1.2 Tinh hình nghiên cứu các van đề có liên quan đến dé tài Luận án

tại Han QUỐC - cv tt 11111111111 111111 1111111111111 1x Erei 19 1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 24 1.4 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án, giả thuyết

nghiên cứu và câu hỏi nghiÊn CỨU - 5 + + 2E **#EE£sEEeseEeseeseeeese 27

Kết luận Chương L 2- 2 2+S2+EE+EE£EEEEEEEEEEEE2EE2E12717171 7121 xe 30

Chương 2: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CO BAN VE MOI QUAN HE GIỮA PHAP LUAT VA ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH VUC HON

NHAN VA GIA 0n) 31 2.1 Khái niệm va ban chat mối quan hệ giữa pháp luật và dao đức

trong lĩnh vực hôn nhân va gia đình 55+ £++ecsseeeeeereeers 312.2 Sự tương tác của pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân và

1A GUM 0 42

2.3 Biểu hiện của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh

vực hôn nhân va gia Ginh + 1x E119 1 3911 1 91 1 ng ng ey 51

2.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

trong lĩnh vực hôn nhân va gia đình: 5 5+ +++*+s++eeessreess 54

2.5 Nghiên cứu so sánh mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong

lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở Việt Nam và Han Quốc "—A 64 Kết luận Chương 2 - 25+ SE+SEEEEEEEE2E12E717111111215111111 1.1.1 xe 67

Trang 6

Chương 3: THỰC TRẠNG MÓI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ

ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH VỰC HON NHÂN, GIA DINH Ở VIỆT

NAM VA HAN QUỐC - 2-52 S1 EE122112711211011 2111.111 69

3.1 Khái quát thực trạng hôn nhân và gia đình ở Việt Nam và Hàn Quốc 70 3.2 Thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong việc điều

chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam và Hàn Quốc 79

3.3 Thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong việc thực

hiện pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 99

3.4 Đánh giá chung về thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo

đức ở Việt Nam và Hàn Quốc - ¿+ + x+xeEk+EvEEEEEEeErkerrrkerrsrrree 110 Kết luận Chương 3 -¿- ¿SE SE+EE+EEEEEEEEEEEE121121711111712 111111, 120

Chương 4: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP KET HỢP PHÁP LUẬT

VÀ DAO ĐỨC TRONG LĨNH VUC HON NHÂN VA GIA ĐÌNH 121 4.1 Quan điểm kết hợp pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân

VA BIA GUNN 0 121

4.2 Giải pháp kết hợp pháp luật và dao đức nhằm nâng cao hiệu qua

điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình - ¿55+ 134 Kết luận Chương 4 - ¿+ 2+SE+EE+EE£EEEEEEEEEEE121122127171 711.1 re 149 KẾT LUẬN - 2©52+SE2EE‡EEEEEEEEEE11211211211211112121.211 2111111 151 DANH MUC CAC BAI VIET NGHIEN CUU CO LIEN QUAN DEN

LUẬN AN ices ccccccssesssesssecssecssecssecssecssecssecssesssesssesssesssesssvssssesssesssesavesssecasesases 153

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-52 52 522cc: 154

Trang 7

BANG DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

HN&GD : Hôn nhân va gia đình

MQH : Mối quan hệ

Trang 8

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tai

Quan hệ hôn nhân va gia đình (HN&GD) là mối quan hệ có tính nền tang

và quan trọng nhất trong các mối quan hệ (MQH) xã hội MQH HN&GD phô

biến và gần gũi với mọi người; là cơ sở xây dựng, thúc day các MQH xã hội

hình thành và phát triển Thông qua HN&GD, con người thực hiện các chức

năng duy trì nòi giống, giáo dục và hình thành nhân cách Về mặt pháp lý, để đảm bảo cho quan hệ HN&GD phát huy hết vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển xã hội, mỗi quốc gia ban hành hệ thống quy phạm pháp luật nhằm bảo

vệ quyền và nghĩa vụ các chủ thé trong quan hệ HN&GD Ngay trong Lời nói

đầu của Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 cũng khang định vi trí, vai trò và

tầm quan trọng của HN&GD trong sự phát triển kinh tế - xã hội:

“Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội mới tối, xã hội tốt thì gia

đình càng tốt” [52, tr].

Cũng như các quan hệ xã hội khác, quan hệ HN&GD được điều chỉnh bởi nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo Trong đó, pháp luật và đạo đức là hai công cụ phổ biến và

quan trọng nhất Cả hai công cụ này đều có nội dung, cơ chế điều chỉnh riêng nhưng có MQH mật thiết hữu cơ với nhau; tác động qua lại, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau Ở mọi phương diện, đạo đức luôn là nền tảng, là điều kiện

cơ ban dé pháp luật hoàn thiện; pháp luật là công cụ hữu hiệu dé các yêu cầu

đạo đức xã hội nói chung và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

được đảm bảo thực hiện Sự nghiên cứu và vận dụng cụ thể các phạm trù đạo đức trong HN&GD sẽ là điều kiện cần thiết và cơ bản cho việc hoàn

thiện các quy phạm pháp luật HN&GD.

Xã hội loài người phát triển, pháp luật càng có vai trò to lớn trong

việc bảo vệ các quyên, nghĩa vụ và lợi ích của các thành viên trong gia đình.

Trang 9

Mối quan hệ trong lĩnh vực HN&GD rất đa dạng và phức tạp được thể hiện

cả quyền con người, quyền nhân thân, quyền tài sản và nghĩa vụ hợp đồng cũng như ngoài hợp đồng Vì vậy, pháp luật trong lĩnh vực HN&GD bao gồm các nhóm quy phạm như HN&GBD, giới tính, trẻ em, dân sự, kinh té,

hình sự quy định.

Pháp luật được nhà nước ban hành và đảm bảo bằng quyền lực, sức mạnh cưỡng chế của nhà nước Pháp luật là một công cụ điều chỉnh, quản lý xã hội không thé thiếu để xây dựng một nhà nước pháp quyền văn minh, tiến bộ và phát triển Pháp luật được xây dựng trên cơ sở các quy luật khách quan, theo sự vận động và phát triển của các MQH xã hội Dé duy trì hoạt động xã hội trong thực tế, pháp luật không thể điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, mà cùng với pháp luật còn ton tại những công cụ, chuẩn mực xã hội khác như đạo đức; phong tục, tập quán; tín điều tôn giáo Vì vậy, pháp luật có mối quan hệ mật

thiết với các thiết chế xã hội khác Việc đề cao hay xem nhẹ pháp luật trong mối liên hệ với các thiết chế khác đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý, điều chỉnh các MQH xã hội, đồng thời không phát huy được tối đa

vai trò, giá trị của pháp luật.

Cùng với pháp luật, dao đức cũng có vi trí, vai trò và giá tri xã hội hết

sức quan trọng Đặc biệt là ở các quốc gia phương Đông như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc Đó là những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của những

giá trị đạo đức truyền thống Thực tế lịch sử mỗi quốc gia, có những thời kỳ,

do nhận thức xã hội về vị trí, vai trò và giá trị xã hội của đạo đức chưa được day đủ và đúng dan mà nhiều giá trị, chuẩn mực đạo đức không được tôntrọng và phát huy trong đời sống xã hội nên nhiều quan hệ xã hội bị điều chỉnh theo hướng không tiến bộ, thiếu nhân văn và hạn chế quyền con người Ví dụ: tại Hàn Quốc, núp dưới danh nghĩa “truyền thống”, thực dân Nhật Ban đã ban hành nhiều quy định pháp luật dựa trên những chuẩn mực đạo đức lạc hậu, làm giảm địa vị xã hội của phụ nữ, gây mat bình đăng xã hội Những quy định này còn gây ảnh hưởng đến xã hội Hàn Quốc trong một thời gian dài sau thời kỳ thực dân Tất cả những điều đó dẫn đến việc sử dụng pháp luật và

Trang 10

đạo đức dé quản lý xã hội và điều chỉnh các MQH HN&GD còn nhiều han chế Những ưu điểm của pháp luật và đạo đức không được phát huy hết, đồng

thời cũng không có sự hỗ trợ qua lại giữa pháp luật và đạo đức.

Cùng với xu thé xã hội hiện đại của thế giới, cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đã có những bước tiến mới về nhận thức vi trí, vai trò và giá trị xã hội của dao

đức, thuần phong mỹ tục truyền thống và đã có sự vận dụng MQH giữa pháp luật

và đạo đức trong việc xây dựng, thực thi các quy định của pháp luật Tuy nhiên,

ngoài những tính chất, đặc điểm chung của MQH giữa pháp luật và đạo đức thì ở mỗi lĩnh vực, MQH giữa pháp luật và đạo đức cũng có sự biểu hiện khác nhau và cần phải áp dụng một cách linh hoạt, hài hòa để đạt được hiệu quả cao.

Là một người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, dưới góc độ của khoa học pháp lý; trên nền tảng các giá trị lịch sử, địa lý, chính trị và văn hóa, của Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực HN&GD, tôi di sâu nghiên cứu mối quan hệ về pháp luật và đạo đức Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Mỗi quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc” đề làm luận án

tiễn sĩ của mình.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận ánMục đích nghiên cứu

- Luận án làm sáng tỏ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD nói riêng; sự cần thiết phải kết hợp pháp luật va đạo

đức trong việc xây dựng và thực thi pháp luật HN&GD.

- Phân tích, so sánh thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD dé thay được những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc và nguyên nhân dẫn đến những điểm tương đồng

và khác biệt đó.

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ HN&GD ở Việt Nam và Hàn

Quốc, đồng thời gợi mở những kinh nghiệm trong việc thiết kế chính sách pháp luật HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc.

Trang 11

Nhiém vu của Luận án

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về MQH giữa pháp luật và đạo

đức trong lĩnh vực HN&GD: khái niệm, ban chất, nội dung, các yếu tố ảnh

hưởng đến MQH giữa pháp luật và dao đức trong lĩnh vực HN&GD.

- Phân tích, so sánh thực trạng biểu hiện của MQH giữa pháp luật và đạo

đức trong các quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực

HN&GD để thay được những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nguyên nhân dẫn đến những điểm tương đồng và khác biệt đó.

- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp chung và chuyên biệt dé kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh các MQH HN&GD

ở Việt Nam và Hàn Quốc.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những quan hệ xã hội lĩnh vực hôn nhân và gia đình được khái quát trên cơ sở khoa học pháp lý cả về lý luận và thực tiễn; mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc.

Pham vi nghiên cứu

Lĩnh vực hôn nhân và gia đình được nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học, ở nhiều cấp độ khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án này,

tác giả xác định giới hạn cho đề tài nghiên cứu trong phạm vi sau đây:

- Về không gian: Luận án nghiên cứu MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD trong phạm vi không gian ở Việt Nam và Hàn Quốc,

có tham khảo một số kinh nghiệm của một số quốc gia khác trên thé giới;

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng MQH giữa pháp luật và

đạo đức trong lĩnh vực HN&GD từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa và Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc được thành lập Tuy nhiên, Luận án sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu từ năm 1986 Đây là thời điểm mà Luật HN&GD của cả Việt Nam và Hàn Quốc có những thay đổi lớn về chính sách, các công trình nghiên cứu về HN&GD cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Trang 12

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp tiếp cận theo quan điểm pháp lý của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, phổ biến áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng; ở Hàn Quốc phương pháp thực chứng được coi trọng Từ phương pháp luận, Luận án lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu cơ bản sau:

- Cách tiếp cận giá trị: Nghiên cứu vai trò, giá trị của MQH HN&GD đối với xã hội Giá trị đạo đức và pháp luật được đề cao; có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các MQH xã hội nói chung va quan hệ HN&GD nói riêng.

- Cách tiếp cận đồng đại và lịch đại: MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực gia đình ở Việt Nam và Hàn Quốc được xem xét theo sự biến

đôi qua các giai đoạn lịch sử cụ thé.

- Cách tiếp cận đồng dang và di biệt: Quá trình nghiên cứu luôn quy nhóm vấn đề trên cơ sở các quy luật chung của khoa học pháp lý để nghiên cứu đồng thời các giá trị của hai quốc gia Đồng thời, mỗi lĩnh vực và phạm vi, luôn tôn trọng cái riêng, cái đặc thù của mỗi quốc gia dé lý giải vấn đề trong bối cảnh và điều kiện khoa học cụ thể.

- Cách tiếp cận quyền con người: Bảo đảm các quyền con người là chuẩn mực đạo đức tiến bộ trên thế giới hiện nay Các quy định pháp luật trong lĩnh vực HN&GD của Việt Nam và Hàn Quốc cần phải cụ thể hóa, ghi nhận và bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực HN&GD.

Trong quá trình thực hiện đề tài, những phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng gồm có:

- Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ những đặc điểm, bản

chất, quy luật của các van đề lý luận, quan điểm, quan niệm; các chế định, chế

tài của pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD.

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa các giá trị khoa học thông qua việc sưu tầm, phân tích tài liệu, tham vấn chuyên gia xuyên suốt các hoạt động từ nghiên cứu, xây dựng, áp dụng pháp

luật trong lĩnh vực HN&GD.

- Phương pháp so sánh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của Luận

Trang 13

án nhằm đối chiếu MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc dé tìm ra sự tương đồng và khác biệt của MQH pháp luật và đạo đức ở hai quốc gia.

- Phương pháp giải thích được sử dụng để lý giải MQH pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD, tại sao có sự tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc, từ đó kiến nghị các giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức ở hai quốc gia dé nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn được sử dụng nhằm đúc kết kinh

nghiệm thực tiễn, lý giải MQH pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD

là một quy luật tất yêu khách quan va cần phải kết hợp pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD nham điều chỉnh các MQH HN&GD hiệu quả cao.

5 Những đóng góp mới về khoa học của Luận án

Luận án là một công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, sâu

sắc về MQH giữa pháp luật va đạo đức trong lĩnh vực HN&GD Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau:

Thứ nhất, Luận án hệ thống va tổng hợp được những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước có liên quan đến MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc, kết quả hệ thống sẽ đóng góp nguồn dữ liệu quan trọng trong việc nghiên cứu giao lưu khoa học pháp lý giữa hai quốc gia;

Thứ hai, kết quả phân tích, đánh giá và so sánh của đề tài nghiên cứu sẽ là giá trị quý giá cho khoa học pháp lý hai quốc gia trong quá trình hoàn thiện pháp luật phù hợp với điều kiện thế giới quan hệ rộng mở hiện nay Những giá trị phương tây áp dụng cho Hàn Quốc sẽ là bài học cho Việt Nam tiếp nối quá trình hội nhập; giá trị truyền thống của Việt Nam sẽ là nguồn tư liệu quý cho Hàn Quốc tiếp thu, bổ sung cho nền khoa học pháp lý hiện đại;

Thứ ba, sự khác biệt trong tiếp cận khoa học pháp lý của hai quốc gia trong lĩnh vực HN&GD sẽ góp phan quan trọng cho việc nghiên cứu, giải quyết các van dé cụ thé cho hai quốc gia trong quan hệ song phương và đa phương khi

việc di chuyên thể nhân và quan hệ đang ngày được mở rộng của mỗi nước.

Trang 14

6 Ý nghĩa về lí luận và thực tiễn của Luận án

Về mặt lý luận: Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu hệ thống và đồng bộ về MQH giữa pháp luật đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc từ góc độ khoa học pháp lý ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bồ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về MQH giữa pháp luật và đạo đức trong

lĩnh vực HN&GD ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Về mặt thực tiễn: Những phát hiện trong việc đánh giá thực trạng

MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam và

Hàn Quốc; những nguyên tắc và giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức trong quá trình điều chỉnh MQH HN&GD được dé xuất trong Luận án là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan có thầm quyền của hai quốc gia Việt Nam va Hàn Quốc trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện pháp luật về HN&GD Luận án cũng là nguồn tham khảo hữu ích với các nhà nghiên

cứu, giảng dạy, học viên và sinh viên.

Chương 3: Thực trạng MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực

HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc.

Chương 4: Nguyên tắc và giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức trong quá trình điều chỉnh các MQH HN&GD tại Việt Nam và Hàn Quốc.

Trang 15

Chương 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÁC VÁN ĐÈ CÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài Luận

án tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài Luận án có thể nói là rất nhiều và được các tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ và cấp độ khác nhau Bởi lẽ, MQH giữa pháp luật và đạo đức là một đề tài rất lớn, phức tạp và nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều

nhà nghiên cứu khoa học tại Việt Nam Hơn nữa, MQH HN&GD là MQH

nên tang, có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, do đó cũng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài Luận án ở Việt Nam có thé được phân ra làm ba nhóm: một là, các công trình nghiên cứu về đạo đức trong lĩnh vực HN&GĐ; hai là, các công trình nghiên cứu về pháp luật trong lĩnh vực HN&GD và ba là, các công trình nghiên cứu về

MQH giữa pháp luật và đạo đức.

Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về đạo đức trong lĩnh

vực hôn nhân và gia đình

Dao đức trong lĩnh vực HN&GD được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam bởi nó là đối tượng nghiên cứu của các chuyên ngành Triết học, Đạo đức học,

đồng thời đạo đức gia đình có vai trò và giá trị to lớn ở một quốc gia chịu

nhiều ảnh hưởng của các chuẩn mực đạo đức truyền thống như Việt Nam.

Trước hết, đạo đức trong lĩnh vực HN&GD được đề cập đến trong các giáo trình chuyên ngành Triết học, Đạo đức học Tuy nhiên, do giới hạn của một giáo trình, những vấn đề này sẽ không được đề cập chỉ tiết, cụ thể Ngoài giáo trình, cũng có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về đạo đức trong lĩnh

vực HN&GD, trong đó có thé ké đến một số công trình tiêu biểu sau đây:

Đôi với sách chuyên khảo, có thê kê đên cuôn “Xây dựng đạo đức gia

Trang 16

đình ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thọ Sách đã có những đánh

giá cụ thê về đạo đức gia đình đưới những tác động trái chiều của nền kinh tế thị trường, đưa ra các giải pháp định hướng đối với việc xây dựng đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay Theo tác giả, nền kinh tế thị trường tác động đến đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu

cực Tuy nhiên, ranh giới phân biệt tác động tích cực và tác động tiêu cực chỉ

là tương đối, chúng tồn tại đan xen lẫn nhau trong mỗi cá nhân, trong từng gia đình Hai mặt này có thể chuyên hóa cho nhau và tác động lẫn nhau, nếu mặt tích cực mạnh thì sẽ làm giảm, hạn chế được mặt tiêu cực và ngược lại Do

đó, mỗi cá nhân phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân Tác giả

cũng đưa ra một số đề xuất đề xây dựng đạo đức gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường.

Tac giả Lê Thi có công trình nghiên cứu “Sy twong đồng và khác biệt trong quan niệm về HN&ŒÐ giữa các thé hệ người Việt Nam hiện nay” Trong công trình này, tác giả tìm hiểu về những điểm khác biệt và tương đồng trong quan điểm về HN&GD của từng thế hệ người Việt Nam hiện nay Trong cuốn “Gia đình Việt Nam trong bồi cảnh đất nước đổi moi”, tac giả Lê Thi đã phân tích làm sáng tỏ các van đề về HN&GD ở Việt Nam trong thé ky 21 Nhìn chung, những tác phẩm này có dé cập các van đề liên quan đến đạo đức trong lĩnh vực HN&GD Tuy nhiên, đây chỉ là những đề tài nghiên cứu về một số những khía cạnh của đạo đức gia đình, những vấn đề chung của văn hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay chứ không đặt nó trong

MQH với pháp luật HN&GD.

Học giả Phan Kế Bính có tác phẩm “Việt Nam phong tục ” Đầy là một công trình lớn đề cập đến chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán của người Việt về HN&GD Có thé nói đây là một tư liệu quý giá dé hiểu rõ hơn về văn hóa của Việt Nam trong lĩnh vực HN&GD Bên cạnh đó có một số tác giả, tác phẩm tiêu biéu khác như: Nguyễn Thế Long (1998): “Gia đình và dân tộc”;

Phạm Côn Sơn (2003): “Đạo nghĩa trong gia đình ”; Vũ Ngọc Khánh (2007):“Van hóa gia đình Việt Nam ”

Trang 17

Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu về vấn đề đạo đức trong lĩnh vực HN&GD Có thé nói, các công trình nghiên cứu về dao đức trong lĩnh vực này rất đa dạng và phong phú Qua các công trình nghiên cứu này, chúng ta có thé thấy được vai trò, giá tri của các chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực HN&GD đối với xã hội và con người Việt Nam Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu về đạo đức gia đình đơn thuần chứ không đề cập đến pháp

luật hay đặt nó trong MQH với pháp luật HN&GD.

Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu về pháp luật trong lĩnh

vực hôn nhân và gia đình

Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các MQH xã hội nói chung, các MQH HN&GD nói riêng Ở Việt Nam, pháp luật HN&GD

được nghiên cứu là một chuyên ngành luật riêng Bên cạnh đó, các chuyên

ngành luật khác cũng đề cập đến lĩnh vực HN&GD như Luật hình sự, Luật dân sự, Luật hành chính Do đó, pháp luật trong lĩnh vực HN&GD được đề cấp đến ở các giáo trình Luật HN&GD và các giáo trình chuyên ngành Luật có liên quan đến lĩnh vực HN&GD Tuy nhiên, trong phạm vi của một giáo trình, các vấn đề chỉ được đề cập ở mức độ phân tích khái quát các quy định, chế định của pháp luật Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật HN&GD, bởi đó là điều không thé thiếu đối với hoạt động đào

tạo, nghiên cứu, cũng như các hoạt động xây dựng, áp dụng pháp luật trên

thực tiễn Một số các công trình nghiên cứu về pháp luật HN&GD tiêu biểu có thê kê đến sau đây:

Đầu tiên, có thé kể đến các công trình sách chuyên khảo về pháp luật trong lĩnh vực HN&GD như tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GP năm 2000” của đồng tác giả Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thi Hường (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) Cuốn sách giới thiệu vài nét về sự phát triển của hệ thong pháp luật HN&GD Việt Nam; sự cần thiết của

việc ban hành Luật HN&GD năm 2000 và những nội dung cơ bản của Luật

HN&GD năm 2000 Công trình giúp người đọc có cái nhìn rõ nét về sự phát triển của hệ thống pháp luật HN&GD Việt Nam, cũng như sự cần thiết ban

10

Trang 18

hành và các quy định của Luật HN&GD năm 2000 Tuy nhiên, có thé thay là công trình chủ yếu dé cập đến nội dung của Luật HN&GD năm 2000 và nó có mang nhiều giá trị tai thời điểm Luật HN&GD năm 2000 có hiệu lực Hiện nay, khi Luật HN&GD năm 2000 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật HN&GD năm 2014 thì công trình cũng không còn nguyên giá trị, đồng thời sách cũng không đề cập đến vấn đề đạo đức hay MQH giữa pháp luật và đạo

đức trong lĩnh vực HN&GD.

Tác giả Nguyễn Văn Cừ có tác phẩm “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN@&ŒÐ Việt Nam” (Nhà xuất ban Tư pháp, 2008) Tác phẩm đã khái quát về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam qua các

thời kỳ lịch sử, đồng thời nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 Công trình đã cho thấy được pháp luật Việt Nam quy định quy định về chế độ tài sản vợ chồng qua các thời kỳ như thế nào và giúp hiểu rõ hơn các quy định về chế độ tài sản vợ chồng trong Luật HN&GD năm 2000 Công trình là một tài liệu tham khảo hữu ích dé hiểu rõ hon về chế độ tài sản vợ chồng và sự phát triển của các quy định pháp

luật HN&GD Việt Nam.

Trong tác phẩm “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phan các tội phạm ” (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) của tác giả Dinh Văn Qué đã phân tích chuyên sâu về các quy định của Bộ luật Hình sự trong đó có các tội phạm về xâm phạm chế độ HN&GD Tác pham đã phân tích rõ các quy định của Bộ luật Hình sự và các chế tài của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ

HN&GĐ ở Việt Nam.

Thứ hai, công trình nghiên cứu pháp luật trong lĩnh vực HN&GD được

đăng trên báo, tạp chí có thé kế đến như tác phẩm “Chế độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận trong pháp luật HN&GD Việt Nam” (Tạp chí Luật học, số 4/2015, trang 3-11) của tác giả Nguyễn Van Cừ Đây là một công trình nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng sau khi Luật HN&GD năm 2014 của Việt Nam được ban hành cho phép vợ chồng thỏa thuận về tài sản

trong thời kỳ hôn nhân.

11

Trang 19

Thứ ba, các luận văn, luận án nghiên cứu về pháp luật trong lĩnh vực HN&GĐ Đây là nhóm công trình nghiên cứu rất phong phú và đa dạng Trong nhóm công trình này có thé ké đến một số các tác phẩm như luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Cừ “Chế độ tài sản của vợ chong theo pháp luật HN&ŒÐ Việt Nam” (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005) Luận án đã đề cập đến chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GD năm 2000 Công trình sau đó đã được Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2008 Tác giả Bùi Thị Mừng có luận án tiến sĩ với đề tài “Chế định kết hôn trong Luật HN&GD - Van dé lý luận và thực tiễn” (Trường Dai học Luật Hà Nội, 2015) Tác phẩm trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về chế định kết hôn; nêu những quy định của Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 về kết hôn và thực tiễn thực hiện; đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện chế định kết hôn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tác giả Chu Minh Khôi có luận văn thạc sĩ với đề tài “Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chong theo Luật HN&GP năm 2014” (Trường Dai học Luật Ha Nội, 2015) Tác phẩm

nêu các vấn đề lý luận, phân tích nội dung quy định về chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2014 trong một số trường hợp cụ thể như: trong thời kỳ hôn nhân; trong trường hợp một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết và chia tài sản khi ly hôn; đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này Tác giả Nguyễn Thị Giang có luận văn thạc sĩ với dé tài “Bao vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật HN&GP năm 2000” (Khoa Luật,

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) Tác phẩm làm rõ những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con khi cha mẹ ly hôn; nêu rõ sự cần thiết khách quan phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

các con khi cha mẹ ly hôn; phân tích việc áp dụng Luật HN&GD Việt Nam

về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con khi cha mẹ ly hôn và thực trạng thực hiện vấn dé này hiện nay; đề xuất các giải pháp cụ thé dé hoàn thiện pháp luật HN&GD nham bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi

12

Trang 20

cha mẹ ly hôn một cách hiệu quả trên thực tế Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai có luận văn thạc sĩ với đề tài “Căn cứ ly hôn theo Luật HN&GP năm 2014” (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015) Tác phẩm trình bày một số van dé lý luận về ly hôn và căn cứ ly hôn; phân tích căn cứ ly hôn theo quy định của Luật HN&GD năm 2014, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Thứ tu, các dé tài nghiên cứu khoa học về pháp luật trong lĩnh vực HN&GD Với nhóm đề tài này, có thé kể đến công trình nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội do tác giả Nguyễn Văn Cừ làm chủ nhiệm đề tài: “Giải quyết hôn nhân thực tế theo Luật HN&GD năm 2000” (2003).

Công trình nghiên cứu về hôn nhân thực tế tại Việt Nam và phương hướng dé giải quyết van đề nay theo quy định của Luật HN&GD năm 2000 Tác giả Nguyễn Văn Cừ cũng chủ nhiệm một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Dai học Luật Hà Nội khác như “Nghiên cứu phát hiện những bat cập của Luật HN@&GĐ Việt Nam nam 2000” (2011); “Moi liên hệ giữa Luật

HN&GP năm 2000 với các văn bản pháp luật khác ” (2014); “Cơ sở lý luận

và thực tiễn của những điểm mới trong Luật HN&GD năm 2014” (2015) Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của những điểm mới trong Luật HN&GP nam 2014” là công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn ban hành Luật

HN&GD năm 2014; phân tích những nội dung mới trong các quy định cụ thé của Luật HN&GD năm 2014 và kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật này; đây là công trình khoa học nghiên cứu toàn diện về cơ sở lý luận và

thực tiễn dé ban hành những quy định mới trong Luật HN&GD năm 2014.

Tóm lại, những công trình nghiên cứu khoa học về pháp luật trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam rất đa dang và phong phú cả về thể loại, số lượng và chất lượng Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu đến các quy định, chế định cụ thể của pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực HN&GD qua các thời kỳ chứ chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thông về MQH giữa

pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD.

13

Trang 21

Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp

luật và đạo đức

Đạo đức và pháp luật là hai công cụ điều chỉnh xã hội quan trọng nhất và MQH giữa chúng cũng nhận được sự quan tâm rat lớn từ những nhà nghiên cứu Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về MQH giữa pháp luật và đạo đức, sự tác động qua lại giữa chúng và đề xuất những giải pháp dé áp dụng vào thực tiễn Những đề tài nghiên cứu về MQH giữa pháp luật và đạo đức trước đây có giá trị rất to lớn đối với Luận án này Bởi lẽ, đề tài Luận án cũng nghiên cứu về MQH giữa pháp luật và đạo đức nhưng sẽ đi sâu nghiên cứu vào lĩnh vực HN&GD Do đó, tác giả có thé tiếp thu những kinh nghiệm,

thành quả nghiên cứu và các vấn đề lý luận cơ bản của những công trình

nghiên trong nhóm này.

Thứ nhất, các giáo trình chuyên ngành luật học, đạo đức học

Có thé thay MQH giữa pháp luật và đạo đức được dé cập đến ở hầu hết

các giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, giáo trình Luật HN&GD trongcác cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật, giáo trình Đạo đức học trong các

chuyên ngành đảo tạo Triết học, Chính trị học Tuy nhiên, trong phạm vi một

giáo trình, MQH giữa pháp luật và đạo đức chỉ được trình bày một cách kháiquát, sơ lược.

Thứ hai, các tạp chi, bai báo khoa học

Ở Việt Nam, các tạp chí chuyên ngành như Luật học, Triết học, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến MQH giữa đạo đức và pháp luật Trong đó, Giáo sư Hoàng Thị Kim Qué có nhiều bài viết nghiên cứu chuyên sâu như: “MQH giữa pháp luật và dao đức với việc điều chỉnh hành vi của con người trong quan lý xã hội” (Tạp chí Dai học Quốc gia, chuyên đề khoa học xã hội, số 4/1997); “Mét số suy nghĩ về MOH giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống diéu chỉnh xã hội ” (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2000); “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức ” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2002); “Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với giáo dục nâng cao đạo đức

14

Trang 22

ở nước ta hiện nay” (Tạp chí Triết học, số 12/2002); “Những vấn đề hôm nay của pháp luật và dao đức ” (Tạp chí Luật học số 7/2016) Tác giả Trần Hậu Thành cũng có bài viết “MQH giữa dao đức và pháp luật” (Tap chí Giáo dục lý luận chính trị, số 5/1998) Tác giả Trần Hậu Thành, Lê Hoài Thanh có bài viết “Về quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ” (Tạp chí Khoa học chính trị, số 6/2000) Tác giả Hoàng Thi Hanh có bài “Góp phan tìm hiểu MQH giữa đạo

đực và pháp luật ” (Diễn đàn thông tin khoa học xã hội)

Các tác phâm trên đều là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về MQH giữa pháp luật và đạo đức Tuy nhiên, với hạn chế về dung lượng của

một bài tạp chí nên nhìn chung các tác giả chỉ dừng lại ở việc phân tích một vài

khía cạnh của van dé chứ chưa có điều kiện dé giải quyết toàn diện các van đề của nó Hơn nữa, các công trình nghiên cứu khoa học này chỉ đề cập đến MQH

giữa pháp luật và đạo đức nói chung chứ chưa có một công trình nghiên cứunào đi sâu nghiên cứu MQH pháp luật va đạo đức trong lĩnh vực HN&GD.

Thứ ba, các đề tài nghiên cứu khoa học

Trong các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến MQH giữa pháp luật và đạo đức không thé không đề cập đến dé tài “MOH giữa pháp luật và đạo duc trong quan lý xã hội ở nước ta hiện nay” của Giáo su Hoang Thị Kim Qué. Day là một công trình nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội Công trình đã nghiên cứu một cách toàn diện về MQH giữa pháp luật và đạo

đức; vi trí, vai trò của MQH giữa pháp luật và đạo đức trong việc quản lý xã

hội; tính cấp thiết của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong việc quản lý xã hội: việc kết hợp giữa pháp luật và đạo đức trên một số lĩnh vực pháp luật cụ thể như hình sự, dân sự, HN&GD; trên cơ sở đó tác giả đã dé xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và các giá trị đạo đức tiến bộ Tuy nhiên, như tác giả đã chỉ rõ, công trình mới chỉ bước đầu nghiên cứu những biểu hiện của việc kết hợp pháp luật với đạo đức trong một số lĩnh vực, do đó, dù công trình nghiên cứu đã có đề cập đến lĩnh vực HN&GD nhưng công trình nghiên cứu chưa đi chuyên sâu giải quyết các van dé trong lĩnh vực HN&GD.

15

Trang 23

Ở cấp Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Nguyễn Quốc Việt đã có công trình nghiên cứu với đề tài “Bao lưu những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay” Công trình đề cập đến vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam Tác giả đã nêu lên sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật; thực trạng bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp dé bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình

hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, là một công trình nghiên

cứu khoa học cấp cơ sở nên vẫn còn những hạn chế như phạm vi tiếp cận của dé tài tương đối hep (chỉ dé cập đến các giá trị đạo đức truyền thống); việc luật hóa tat cả các giá trị đạo đức truyền thống là chưa thuyết phục; cách thức dé bảo lưu các giá trị truyền thống còn đơn giản và công trình cũng không phải là

nghiên cứu về MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD.

Ở cấp Trường Đại học cũng cần kế đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Đoan với đề tài “Những nguyên tắc của hệ thống pháp luật

Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập ”, trong đó có đề cập đến nhóm nguyên tắc đạo đức; công trình của tác giả Nguyễn Quốc Hoàn với đề tài “Hành vi pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ”, trong đó có đề cập đến sự

tương quan giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức Cả hai công trình

nghiên cứu khoa học này đều của Trường Đại học Luật Hà Nội Thứ tư, các đề tài luận văn, luận án

Ở Việt Nam, có nhiều luận văn, luận án đề cập đến MQH giữa pháp luật và đạo đức Một trong số những tác phẩm tiêu biểu có thé kế đến là luận án tiễn sĩ của tác giả Nguyễn Văn Năm với đề tài “Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyên Việt Nam hiện nay” (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012) Trong công trình này, những vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật và đạo đức, những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức đã được tác giả Nguyễn Văn Năm đề cập đến một

16

Trang 24

cách khá toàn diện; các vấn đề về khái niệm, bản chất, nội dung, hình thức thê hiện, những yếu tô ảnh hưởng đến MQH giữa pháp luật và đạo đức cũng được tác giả nêu ra cụ thể và ứng dụng vào trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; tác giả cũng đưa ra những đánh giá về thực trạng quan hệ giữa pháp luật và đạo đức Từ đó, tác giả đã nêu ra những quan điểm về giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Dù đã nêu ra được cụ thé những van dé lý luận cũng như sự cần thiết áp dụng MQH giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, nhưng cũng như những công trình nghiên cứu ở trên, tác phẩm đề cập đến MQH giữa pháp luật và đạo đức nói chung và đặt nó vào bồi cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền chứ không đi vào nghiên cứu trong lĩnh vực cụ thể về HN&GD Trước đó, tác giả Nguyễn Văn Năm cũng đã thực hiện luận văn thạc sĩ với dé tài “MOH giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam

hiện nay” (Trường Dai học Luật Ha Nội, 2003).

Tiếp theo có thể ké đến luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Xuân Châu với đề tài “MQH giữa pháp luật và đạo đức trong nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ” (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002). Luận văn đã đề cập đến những khía cạnh của MQH giữa pháp luật và đạo đức

dù còn khá hạn chế Do giới hạn ở đề tài luận văn thạc sĩ, công trình chưa có điều kiện phân tích một cách sâu sắc, có hệ thong vai trò cua pháp luật và dao đức trong quản lý xã hội; trình bày về những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức còn những hạn chế; luận văn cũng không chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến MQH giữa pháp luật và đạo đức và cũng không nghiên cứu hay đề cập đến MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD Tác giả Nguyễn Thúy Hoa cũng có luận văn thạc sĩ với đề tài “Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản ly nhà nước ở Việt Nam hiện nay” (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006) Luận văn đã giải thích tính tat yêu khách quan của việc kết hợp pháp luật va đạo đức trong quản lý nha nước; nội dung kết hợp; thực trạng và một số giải pháp kết hợp nhằm nâng

17

Trang 25

cao hiệu quả quản lý nhà nước Tuy nhiên, Luận văn không có những điểm mới nổi bật và cũng chỉ đề cập đến MQH giữa pháp luật và đạo đức trong

việc quản lý nhà nước nói chung chứ không di vào nghiên cứu lĩnh vực nào.

Bên cạnh đó có thé ké đến các tác giả, tác phẩm: “Tir tưởng Hồ Chí Minh về việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội” của tác giả Lương Hồng Quang (luận văn thạc sĩ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002);

“Ty tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật” của tác giả Tạ Thị Thu Đông (luận văn thạc sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010); “MQH giữa pháp luật với

phong tục, tập quán ” của tác giả Bùi Sĩ Hoàn (luận văn thạc sĩ) Những tác

phẩm này có đề cập đến MQH pháp luật và đạo đức nói chung, tuy nhiên ở phạm vi của một luận văn nên không có điều kiện để giải quyết một cách toàn diện mọi khía cạnh của MQH này, nhiều van đề đã được các tác giả đề cập, nhưng phân tích chưa thực sự sâu sắc, đồng thời cũng không đi sâu vào nghiên

cứu MQH giữa pháp luật va đạo đức trong lĩnh vực HN&GD.

Thứ năm, các công trình nghiên cứu chuyên khảo

Trong các công trình này, không thể không tìm đến công trình “Pháp luật và đạo đức ” của Giáo su Hoàng Thị Kim Qué (Nhà xuất bản Chính trị, 2007) Có thé nói đây là một công trình nghiên cứu rất lớn về pháp luật, dao đức và MQH giữa chúng Công trình đã đề cập một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội; sự thông nhất, sự khác biệt và sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức Công trình cũng đề cập đến tư tưởng pháp luật và đạo đức của phương Đông, phương Tay; thực trạng pháp luật, đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam Từ đó, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý xã hội băng pháp luật kết hợp với giáo dục thực hành đạo đức trong điều kiện ở Việt Nam Tuy nhiên, do vấn đề nghiên cứu của tác giả tương đối rộng nên không có điều kiện dé đi sâu phân tích chi tiết từng khía cạnh của vấn đề Ví dụ: vai trò của pháp luật và đạo đức được đề cập vẫn còn khái quát mà chưa đi sâu phân tích từng vai trò cụ thể Một số khía cạnh về sự tương đồng, khác biệt hay sự tương tác giữa pháp luật và đạo đức cũng chưa thực sự

18

Trang 26

chỉ tiết; tác giả cũng không luận giải các yêu tố ảnh hưởng đến MQH giữa pháp luật và đạo đức và công trình cũng không đi sâu nghiên cứu cụ thể về MQH

giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD.

Bên cạnh đó cũng có nhiều những công trình tiêu biéu khác như “Pháp luật và những nhân tô tích cực của Nho giáo” của tác giả Pham Duy Nghĩa Sách đề cập đến những chuẩn mực đạo đức nho giáo và ảnh hưởng sâu sắc của nó đối với xã hội Việt Nam và các nước Á Đông Trên cơ sở phân tích những yếu tố tích cực của Nho giáo, tác giả khăng định pháp luật cần được xây dựng trên nền tảng ý chí của người dân, phản ánh nguyện vọng và lợi ích của người dân Cuốn “Dao đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam” của Giáo su Vũ Khiêu và Phó Giáo sư Thanh Duy cũng dé cập đến van đề pháp luật và đạo đức một cách tương đối toàn diện theo tiến trình phát triển của lịch sử Sách đã đề cập đến vị trí, vai trò của đạo đức, pháp luật trong triết lý phát triển của dân tộc Việt Nam qua từng thời kỳ Tuy nhiên, do tiếp cận dưới góc độ của triết học nên sách đã không đề cập đến vai trò cụ thể của pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội cũng như không trình bay cụ thé sự

tương tác của pháp luật và đạo đức.

Nhìn chung, đã có rất nhiều các công trình, đề tài nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến vấn đề đạo đức, pháp luật gia đình và MQH giữa pháp luật và đạo đức nói chung dưới nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, do giới han trong phạm vi, cấp độ nghiên cứu các công trình nghiên cứu vẫn có những hạn chế nhất định Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về MQH giữa pháp luật và đạo đức trong

lĩnh vực HN&GD.

1.2 Tình hình nghiên cứu các van đề có liên quan đến đề tai Luận án tại Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, không có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lý luận mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Tuy nhiên, trong những công trình nghiên cứu về pháp luật trong lĩnh vực HN&GD, những chuẩn mực đạo đức gia đình luôn luôn được đề cập đến

19

Trang 27

như một vấn đề không thê tách rời Ngược lại, các công trình nghiên cứu về đạo đức gia đình hiện nay cũng gan liền với sự phát triển của các quy định pháp luật Do đó, tác giả không phân nhóm công trình nghiên cứu như đối với

các công trình nghiên cứu tại Việt Nam.

Đầu tiên, có thể kế đến công trình nghiên cứu của luật sư HuynAh Yang “Quả trình cai cách cua Luật gia đình tai Han Quốc: Truyén thong,

bình dang, và thay đổi xã hội ” (2008) Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến quá trình phát triển của Luật gia đình Hàn Quốc gắn với phong trào nữ quyền ở Hàn Quốc Thông qua các phong trào của phụ nữ, Luật gia đình Hàn Quốc đã có sự thay đổi ghi nhận các quyền bình đăng của phụ nữ so với đàn ông, xóa bỏ chế độ gia trưởng và quy định cắm kết hôn của những người cùng họ và hệ phái Công trình nghiên cứu đã cho thấy, sự thay đổi của các chuẩn mực đạo đức và phong trào đấu tranh của phụ nữ đã buộc Nhà nước phải thay đổi các quy định của pháp luật gia đình, xóa bỏ các chuẩn mực dao đức lạc hậu như chế độ gia trưởng, bất bình đăng nam nữ trong mọi quan hệ HN&GD; ngăn cắm kết hôn giữa những người cùng họ và hệ phái (mặc dù những người này không có quan hệ về mặt huyết thống) đã được thực dân Nhật Bản đã xây dựng dựa trên những chuẩn mực đạo đức phong kiến đề cai trị Những chuẩn mực này sau đó vẫn được Nhà nước duy trì dé bảo vệ lợi ích cho một nhóm người và cho rằng đó là truyền thống của Hàn Quốc Qua các cuộc đấu tranh của phụ nữ, Nhà nước đã lần lượt sửa đổi các quy định của Luật gia đình Hàn Quốc vào các năm 1962, 1977, 1989 và 2005 Trong đó,

cuộc cải cách lớn nhất vào năm 2005 đã xóa bỏ toàn bộ các quy định lạc hậu và xây dựng các quy định của Luật gia đình dựa trên nền tảng là những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, tiến bộ.

Công trình nghiên cứu của luật sư HuynAh Yang không nghiên cứu cụ

thê về đạo đức hay MQH giữa đạo đức và pháp luật Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu về lịch sử phát triển của các quy định Luật gia đình hiện hành của

Hàn Quốc; sự đấu tranh giữa những chuẩn mực đạo đức truyền thống lạc hậu

(những người theo chủ nghĩa Nho giáo bảo thủ và Nhà nước) và những chuan

20

Trang 28

mực dao đức tiến bộ (phong trào phụ nữ Hàn Quốc) trong lĩnh vực HN&GD, nó đã thê hiện MQH mật thiết giữa pháp luật và đạo đức Khi những chuẩn mực đạo đức xã hội thay đôi và trước sự dau tranh của phụ nữ tiễn bộ (không còn cam chịu như trước) chống lại các chuân mực đạo đức cũ lạc hậu, Nha nước đã phải điều chỉnh các quy định của Luật Gia đình phù hợp với các

chuẩn mực đạo đức hiện đại, tiến bộ như quyền bình đăng giữa nam và nữ về mọi mặt; xóa bỏ chế độ gia trưởng; xóa bỏ việc ngăn cam những có họ, hệ phái giống nhau kết hôn

Tiếp theo, tác giả Kay C Lee có công trình nghiên cứu “Đạo đức Nho giáo, thẩm phán, phụ nữ: Ly hôn theo Luật Gia đình Hàn Quốc sửa đổi”

(1995) Công trình cho thấy, sau khi được thành lập, Nhà nước Hàn Quốc vẫn duy trì các chuẩn mực đạo đức Nho giáo bảo thủ, lạc hậu trong lĩnh vực HN&GD, phân biệt đối xử và hạ thấp địa vi của người phụ nữ, duy trì chế độ gia trưởng Với sự phát triển của các chuân mực đạo đức tiến bộ trong lĩnh vực HN&GD và phong trào đấu tranh của phụ nữ, Luật Gia đình Hàn Quốc đã có những thay đổi nhằm nâng cao hơn các quyền của phụ nữ trong gia đình như quy định một phần về công băng tài sản chung khi ly hôn giữa vợ và chồng; quyền nuôi con không còn mặc nhiên thuộc về người cha mà đã có sự thỏa thuận hoặc có sự xem xét về điều kiện giữa cha và mẹ để trao quyền nuôi

con Tuy nhiên, việc Luật gia đình không có những quy định chỉ tiết, cụ thê và trao quyền tự quyết quá lớn cho tham phán, van đề bình dang, các quyền lợi của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào những phán quyết của thâm phán, đa số là những người nhìn sự việc, vấn đề dưới con mắt của những người thâm nhuan tư tưởng của Nho giáo Tác gia cho rằng, dé thay đổi ban chất của một

đạo luật đòi hỏi phải có những nỗ lực đặc biệt trong việc xây dựng và duy trì

việc thực thi Việc thay đổi các chuân mực đạo đức phù hợp không chỉ được

thực hiện trong các quy định của Luật gia đình mà ngay trong cả hoạt động

thực thi pháp luật, các thâm phán cũng cần phải có sự thay đôi về nhận thức, sự suy xét phù hợp với những chuẩn mực đạo đức mới, tiễn bộ.

Tác giả Kim Jun Soo có công trình nghiên cứu “Pháp luật và đạo đức

-21

Trang 29

nghiên cứu hai quan điểm” (Tạp chí Xã hội và triết học, số (5) trang 189-218). Trong tác phẩm này, tác giả đề cập đến hai quan điểm về mối quan hệ pháp luật và đạo đức Đó là quan điểm của những người theo trường phái pháp luật thực tiễn và quan điểm của những người theo trường phái pháp luật tự nhiên Những người theo trường phái theo quan điểm pháp luật thực tiễn cho rằng pháp luật tách biệt hoàn toàn với đạo đức Chủ nghĩa pháp luật thực tiễn đã tách pháp luật và đạo đức bằng ảnh hưởng của chủ nghĩa độc đoán,

cực đoan, giải phóng các đặc tính của pháp luật khỏi các đặc tính của đạo

đức vốn có Những nỗ lực này khiến cho pháp luật rời xa các tiêu chuẩn đạo đức Ngược lại, những người theo trường phái pháp luật tự nhiên cho răng, các quy định của pháp luật cần phải theo tính tự nhiên, phù hợp với các chuẩn mực dao đức.

Tác giả cũng đưa ra quan điểm, nền tảng của gia đình là tình yêu chứ không phải là quyền và nghĩa vụ về mặt pháp luật Gia đình được hình thành và nuôi dưỡng bằng các quyền và nghĩa vụ khác hăn với pháp luật như tôn

trọng, tình nguyện, tin tưởng Tuy nhiên, trong thời đại con người tự ý hành

động không tuân theo pháp luật thì rõ ràng thái độ “làm theo pháp luật” là cần thiết Khi tách biệt pháp luật và đạo đức, pháp luật bị mat đi mục tiêu căn bản và ảnh hưởng đến cả phương hướng của pháp luật Quan điểm của tác giả cho rằng, nền tang của gia đình là những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cần phải có mối liên hệ với các chuẩn mực đạo đức Nếu tách pháp luật ra khỏi các chuẩn mực đạo đức thì đó chỉ là công cụ thống trị của kẻ mạnh và cho dù có dùng quyền lực để cưỡng chế đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ phải khuất phục trước những giá tri dao đức trong sâu thăm mỗi con người [106].

Tác giả Park Yeong Do có bài viết “Pháp luật và đạo đức: Tư tưởng luật học cua Thomas Aquinas” (Tạp chí Nghiên cứu Luật, số 34(1), 1993) [115] Trong bài viết, tác giả nêu lên quan điểm của Thomas Aquinas, một linh mục người Ý Theo quan điểm của Thomas Aquinas, pháp luật và dao đức là hai thứ cần thiết Đặc biệt ông nghĩ rằng việc dung hòa hai yếu tố đã cấu thành

22

Trang 30

nên tính đối ngẫu một cách rõ ràng có thê nâng sự thống nhất lên một tầm cao mới Mục đích của hai yếu tố luật và đạo đức là thực thi đạo đức, dạy con

người ta tránh xa cái ác và làm con người trở nên lương thiện.

Tác giả Oh Soo Ung có bài viết “Pháp luật và đạo đức của Rousseau: Khái niệm và mối quan hệ” (Tạp chí Nghiên cứu Luật số 15, 2009) [114] Trong bài viết, tác giả nêu lên quan điểm của Rousseau, một triết gia người Thụy Sĩ.

Theo quan điểm này, đạo đức là quan niệm, cảm tính được hình thành bởi cảm

tính và lý tính của con người, nảy sinh từ tập quán, lễ nghi, phong tục, thói

quen trong quan hệ giữa người với người Các quy chuẩn đạo đức biến các quan hệ trong xã hội thành quan hệ đạo đức, có chức năng gắn kết các mối quan hệ Với vai trò điều chỉnh các mối quan hệ theo một trật tự nhất định, pháp luật phản ánh của đạo đức Theo đó, nếu pháp luật xuất phát từ những chuẩn mực đạo đức xã hội tốt đẹp, từ mong muốn của con người thì sẽ trở thành luật tự nhiên Ngược lại, pháp luật dựa trên những chuẩn mực đạo đức độc đoán sẽ chỉ

là gông cùm do con người tao ra dé giam cầm con người mà thôi.

Bên cạnh đó, có thé ké đến một số các tác phẩm tiêu biểu khác ở Hàn Quốc như: Kwak Bea Hee (2009): “60 năm vận động sửa đổi Luật gia dinh”;

Park Gi Hyun, Kim Jong Eun (2007): “Luật gia đình chỉnh lý trọng tam”;Kwak Yun Jik (2003): “Quy định chung cua Luật dân sự”; Park Dong Seop

(2013): “Luật thừa kế thân tộc”; Hyun Ah Yang (1995): “Ba vấn dé can đọc, tìm hiểu trong Luật gia đình Hàn Quốc”; Hyun Ah Yang (2000): “Vấn dé tập quán của Luật gia đình Hàn Quốc thời kỳ thực dân thuộc dia”; Lee Seung II

(2000): “Nghiên cứu con nuôi thứ (Chayangja) của thoi kỳ Joseon thực dân

thuộc địa: lấy trọng tâm vào sự thay đổi vi trí luật pháp”; Lee Eun Jung (2006): “Pham vi của gia đình ”; Lee Hwa Suk (1988): “Đánh giá tính kinh tế đối với việc người vợ ở nhà nội trợ và chế độ tài sản của vợ chong”; Lee Hwa

Suk (1991): “Hiệu quả kinh tế khi giải quyết hôn nhân với chế độ tai sản vợ chong”; Lee Hwa Suk (1991): “Quyển hủy bỏ thỏa thuận giữa vợ chẳng”;

Lee Hwa Suk (2005): “Lý giải và đánh giá Luật gia đình hiệu chỉnh nam

2005”; Lee Hwa Suk (2010): “Sw thay đổi của nguyên nhân ly hôn và quan

23

Trang 31

hệ tương quan của vị trí mang tính kinh tế xã hội của phụ nữ”; Shanghee Kim (2015): “Ly hôn của người nhập cư kết hôn tại Hàn Quốc: Nghiên cứu các yếu to ảnh hưởng tới ly hôn” Những tác pham này đều đề cập đến sự phát triển của Luật gia đình Hàn Quốc hiện đại, các vấn đề trong các chế định của pháp luật Nội dung của những công trình nghiên cứu đều đề cập đến những quy định của Luật gia đình và các vấn dé xã hội trong lĩnh vực HN&GD trên thực tế Mặc dù, các vấn đề về pháp luật, đạo đức và MQH giữa pháp luật và đạo đức được thé hiện trong nội dung các công trình nghiên cứu Tuy nhiên,

các công trình này không có sự nghiên cứu hệ thống về MQH giữa pháp luật

và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD.

1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.3.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu giải quyết

Vấn đề pháp luật, đạo đức trong lĩnh vực HN&GD đã và đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, Hàn Quốc cũng như các quốc gia trên thế giới và sẽ tiếp tục được nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai Qua tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu về pháp luật, đạo đức trong lĩnh vực HN&GD trong thời gian gần đây được phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD, từ các vấn dé chung đến các vấn đề chuyên biệt nhăm tìm hiểu, xây dựng, hoàn thiện các chế định pháp luật HN&GD và văn hóa gia đình Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chúng ta có thể phân thành các nhóm như sau: Nhóm thứ nhất tập trung nghiên cứu về các vẫn đề đạo đức gia đình, các yếu

tố ảnh hưởng đến đạo đức gia đình và xây dựng đạo đức gia đình; Nhóm thứ hai tập chung nghiên cứu về sự phát triển của pháp luật HN&GD, các chế định của pháp luật HN&GD; Nhóm thứ ba là những công trình nghiên cứu về MQH giữa pháp luật và đạo đức Ở Hàn Quốc, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến MQH giữa pháp luật và đạo đức nói chung và trong lĩnh

24

Trang 32

vực HN&GD nói riêng một cách có hệ thống Tuy nhiên, qua các công trình

nghiên cứu về Pháp luật gia đình Hàn Quốc có thê thấy được giữa pháp luật và đạo đức có MQH mật thiết, những giá tri, chuẩn mực đạo đức gia đình là một vấn dé không thé tách rời trong quá trình đấu tranh sửa đổi Pháp luật gia đình Hàn Quốc.

Công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, qua các công trình nghiên cứu và thực tiễn có thể thấy, các MQH HN&GĐ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự 6n định và phát triển

của xã hội và cần có sự điều chỉnh của đạo đức và pháp luật.

Thứ hai, đạo đức và pháp luật là những công cụ điều chỉnh xã hội quan trọng nhất Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy được vai trò, giá trị của pháp luật và đạo đức đối với việc điều chỉnh các MQH trong lĩnh vực HN&GD.

Thứ ba, những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến MQH giữa pháp luật và đạo đức đã được các tác giả nghiên cứu cụ thể và đạt được nhiều thành tựu Công trình nghiên cứu đã cho thấy rõ hơn MQH mật thiết giữa pháp luật và đạo đức, sự tác động qua lại giữa chúng và sự cần thiết phải vận dụng

MQH pháp luật và đạo đức trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật.

1.3.2 Các vẫn đề chưa được giải quyết

Mặc dù các công trình nghiên cứu về pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ngày càng phát triển và đã đạt được rất nhiều những thành tựu, tuy nhiên các công trình nghiên cứu này vẫn chưa giải quyết được một số vấn dé sau đây:

Thứ nhất, da số các công trình chi di sâu tập trung nghiên cứu vào một vấn đề cụ thể, hoặc là nghiên cứu về các vấn đề đạo đức hoặc chỉ nghiên cứu về các quy định của pháp luật HN&GD Đã có những công trình nghiên cứu về MQH giữa pháp luật và đạo đức nhưng mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu chung hoặc chi dé cập đến lĩnh vực HN&GD chứ chưa có tác phẩm nào

nghiên cứu MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD một cách

hệ thống Các công trình nghiên cứu chưa làm nồi bật được MQH biện chứng

25

Trang 33

giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD Do đó, sẽ rất khó khăn nếu áp dung các quy chuân đạo đức dé xây dựng các quy định của pháp luật.

Thứ hai, rất nhiều các công trình chỉ đi sâu vào phân tích các chế định, quy định cụ thé của Luật HN&GD ở thời điểm nghiên cứu, do đó các công

trình này sẽ nhanh chóng bị lỗi thời và lạc hậu do các quan hệ xã hội luôn

thay đổi Bên cạnh đó, hầu hết những tác phẩm nghiên cứu này chỉ tập trung vào một thời kỳ cụ thể mà các văn bản pháp quy đang có tính hiệu lực chứ không mở rộng ra dé so sánh các chế định của Luật HN&GD ở các thời kỳ khác nhau Phương pháp luận so sánh về thời gian hầu như chỉ mang tính đồng đại mà không có phương pháp luận so sánh lịch đại.

Thứ ba, cũng trên phương diện so sánh, hầu như các tác phẩm nghiên cứu này chỉ tập trung vào một chuyên môn duy nhất đó là các vấn đề pháp luật và đi theo hướng giữa pháp luật và cuộc sống Trong khi đó, pháp luật nói chung và Luật HN&GD nói riêng là một tổng hòa của sự kế thừa trên rất nhiều phương diện Chính vì vậy, dé hiểu nó một cách thấu đáo và cân bằng, bắt buộc phải mở rộng ra các phạm trù khoa học khác Cụ thể là, để có một cái nhìn tổng hợp và biện chứng cần phải mở rộng phạm vi nghiên cứu cũng như tham khảo đối với các ngành khoa học liên quan (như đề tài của Luận án này là MQH giữa pháp luật HN&GD với đạo đức, tập quán) Bởi vì chúng ta cũng biết rằng, van đề xã hội, kinh tế, lịch sử, lao động, văn học, văn hóa dân gian thậm chí là tôn giáo, tín ngưỡng đều có tính chi phối mạnh mẽ đối với pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực HN&GD nói riêng Muốn có một cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn thì chúng ta rất cần phải có sự mở rộng phạm vi nghiên

cứu sang các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là các lĩnh vực khoa học xã hội.

Thứ tư, nếu đi sâu hơn sẽ thấy rằng thực chất MQH giữa pháp luật trong lĩnh vực HN&GD đối với các phạm trù đạo đức cũng như phong tục,

tập quán cũng đã được dé cập đến trong các tác phâm ở lĩnh vực nghiên cứu này hay lĩnh vực nghiên cứu khác Tuy nhiên, để tìm ra được một tác phâm mang tính chuyên luận và đồng bộ thì cho đến nay, chúng tôi chưa thấy xuất

hiện một tác phâm nào.

26

Trang 34

Ngoài ra, trên phương diện phương pháp luận nghiên cứu, tính chất và thủ pháp tổng hợp hóa, khái quát hóa, từ đó rút ra những kết luận và đặt nó vào một trục mang tính logic để định hướng cho tương lai thì hầu như rất ít tác giả đề cập đến Một phần vì đây là những vấn đề vừa mang tính tế nhị, vừa mang tính nhạy cảm, sẽ rất khó cho các học giả.

Tóm lại, qua xem xét tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở Việt Nam và Hàn Quốc có thé nhận thấy, các công trình nghiên cứu hoặc là chỉ tập trung nghiên cứu đến các van đề về pháp luật, các chế định của pháp luật hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực đạo đức trong lĩnh HN&GD Các công trình nghiên cứu có đề cập đến MQH giữa pháp luật và đạo đức cũng chỉ nghiên cứu chung hoặc nếu có dé cập đến trong lĩnh vực HN&GD thì chỉ ở mức có thê hiện chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD một cách hệ thống Đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết bởi pháp luật và đạo đức có MQH vô cùng chặt chẽ và hỗ trợ nhau điều chỉnh các quan hệ HN&GD va ở mỗi lĩnh vực, những biéu hiện của MQH này cũng có sự khác nhau Những quan điểm về chuân mực đạo đức gia đình luôn là tiền đề tư tưởng cho các chế định pháp luật HN&GD văn minh, tiến bộ.

1.4 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.4.1 Những van đề trong Luận án can tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu đề cập tới MQH giữa pháp luật và đạo đức, cũng có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến

pháp luật va dao đức trong lĩnh vực HN&GD, tuy nhiên như đã trình bày ở

trên, van đề MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD thì chưa được đi sâu nghiên cứu làm rõ một cách có hệ thống mà cụ thê ở đây là ở Việt Nam va Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều nét văn hóa tương đồng Dé làm rõ MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD, tác giả cho rằng

cần phải tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:

Thứ nhat, can tiêp tục di sâu nghiên cứu về khái niệm pháp luật, dao

27

Trang 35

đức, ban chất của MQH giữa pháp luật va đạo đức trong lĩnh vực HN&GD Đây là vấn đề cơ bản, thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án nhưng chưa

được tập trung nghiên cứu sâu trong các công trình nghiên cứu trước đây.

Thứ hai, nghiên cứu về những yếu tố tác động tới MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc Như chúng ta đã biết, HN&GD là một hình thái xã hội xuất hiện từ rất lâu cùng với sự phát triển của xã hội loài người Các MQH HN&GD cũng có những đặc trưng riêng so với các MQH khác Do đó, sự tác động của rất nhiều các yếu tổ như kinh tế; tâm lý, truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán; yếu tố giáo

dục, nhận thức; địa vị xã hội; yếu tố thời đại đến MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD cũng có những điểm khác biệt cần làm rõ Sự tác động của các yếu tô này dẫn đến sự khác nhau ở từng vùng lãnh thổ cũng như từng thời gian khác nhau, do đó, việc kết hợp pháp luật và đạo đức cũng

cần phải có sự linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế.

Thứ ba, cần tiếp tục nghiên cứu về biéu hiện của MQH giữa pháp luật va dao đức trong quá trình điều chỉnh các quan hệ HN&GD trong xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc Đây là vấn đề quan trọng cần được đi sâu nghiên cứu làm rõ và là điểm mới, điểm khác biệt nhất của Luận án này so với các công trình nghiên cứu về pháp luật, đạo đức trong lĩnh vực HN&GD trước đây.

Thứ tư, nghiên cứu so sánh thực trạng MQH giữa pháp luật và đạo đức

trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam va Hàn Quốc để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, những ưu điểm và nhược điểm, những kinh nghiệm

có thê trao đôi và học hỏi của cả hai quốc gia.

Cuối cùng, cần đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, thực thi pháp luật và điều chỉnh các MQH HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc.

1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Trong nghiên cứu khoa học, giả thuyết nghiên cứu rất cần thiết và có vai trò

trong việc định hướng nghiên cứu Luận án này sẽ nghiên cứu MQH giữa pháp

luật va đạo đức trong lĩnh vực HN&GD, có sự so sánh Việt Nam va Hàn Quốc là

28

Trang 36

hai quốc gia phương Đông có nhiều nét tương đồng Sau khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài Luận án, tác giả đưa ra một số giả thuyết như sau:

Thứ nhất, giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc đều có điểm chung nhất đó là MQH hữu cơ, mật thiết, tác động qua lại và hỗ trợ nhau trong quá trình điều chỉnh các MQH HN&GD.

Thứ hai, MQH giữa pháp luật và đạo đức trong các lĩnh vực khác nhau

có những biểu hiện khác nhau MQH giữa pháp luật và dao đức trong lĩnh vực

HN&GD có những đặc trưng riêng so với các lĩnh vực khác.

Thứ ba, ở mỗi quốc gia, khu vực khác nhau và thời gian khác nhau,

MQH giữa pháp luật và dao đức trong lĩnh vực HN&GD cũng có sự khác

nhau (cu thé trong Luận án tác giả sẽ nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc, có sự xem xét đến sự phát triển của pháp luật trong lĩnh vực HN&GD).

Thứ tư, MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD chịu

tác động của các yếu tố như kinh tế; tâm lý truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán Khi các yếu tố này thay đổi, MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD cũng sẽ thay đồi.

Thứ năm, kết hợp pháp luật và đạo đức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở từng quốc gia, từng địa phương sẽ nâng cao hiệu quả xây dựng, thực thi pháp luật và điều chỉnh các MQH trong lĩnh vực HN&GD.

Từ những giả thuyết nghiên cứu trên, tác giả đặt ra những câu hỏi

nghiên cứu như sau:

Câu hỏi 1: MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD

được thê hiện như thế nào về mặt hình thức và nội dung?

Câu hỏi 2: MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ở

Việt Nam va Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi những nhân tổ tác động nào?

Câu hỏi 3: Sự tương đồng và khác biệt khi xem xét MQH giữa pháp luật va đạo đức trong lĩnh vực HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc?

Câu hỏi 4: Giải pháp chung và chuyên biệt để kết hợp pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD cho hai quốc gia?

29

Trang 37

Kết luận Chương 1

Quan hệ HN&GD có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển của xã hội, xây dựng một nhà nước văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong đó, pháp luật và đạo đức, phong tục, tập quán có vai trò đặc biệt quan

trong trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GD.

Đề xây dựng các chế định pháp luật HN&GD văn minh, tiến bộ dựa trên nền tảng là những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những phong tục lạc hậu, việc hiểu rõ bản chất của MQH giữa pháp luật và đạo đức có ý nghĩa quan trọng, cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu, ứng dụng, đặc biệt là với quốc gia có nền văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống phong phú như Việt Nam và Hàn Quốc.

Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam, Hàn Quốc có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực HN&GD, trong đó có các công trình nghiên cứu về pháp luật, các chế định trong pháp luật HN&GD, các công trình nghiên cứu về đạo đức gia đình, xây dựng đạo đức gia đình Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu chung về MQH giữa pháp luật và đạo đức hoặc có đề cập qua đến lĩnh vực HN&GD Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến MQH giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực HN&GD một cách hệ thống.

Trong phạm vi Luận án này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về MQH

giữa pháp luật va dao đức trong lĩnh vực HN&GD, có sự so sánh giữa Việt

Nam và Hàn Quốc Chúng tôi hy vọng rằng, những nghiên cứu này sẽ góp phần có cái nhìn toàn diện hơn về MQH giữa pháp luật và đạo đức và sẽ có ích phần nào đó đối với việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật HN&GD ở Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai.

30

Trang 38

Chương 2

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE MOI QUAN HE GIỮA PHAP LUAT VA ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH VUC

HON NHÂN VA GIA DINH

2.1 Khái niệm và bản chat mối quan hệ giữa pháp luật va đạo đức

trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

2.1.1 Khái niệm hôn nhân và gia đình

Theo định nghĩa về “hôn nhân” trong Từ điển Tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê làm chủ biên xuất bản năm 1992 thì hôn nhân được hiểu theo

nghĩa là việc nam nữ chính thức lây nhau làm vợ chồng.

Xét trên quan niệm xã hội thì “hôn nhân” có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là chỉ cặp nam nữ sống với nhau, sinh hoạt với nhau và xây dựng gia đình

trong một cái khung của hôn thú Nghĩa thứ 2 cũng là cá nhân nam nữ chính

thức lấy nhau làm vợ chồng dưới sự công nhận của pháp luật.

Nếu hiểu theo nghĩa Hán học, theo Từ điển Hán - Việt của Giáo sư Dao Duy Anh, “hôn” có nghĩa là lấy vợ [2] Điều này phản ánh quan niệm Nho giáo về mặt hôn thú, lấy vợ là quyền quyết định của người đàn ông Dưới góc độ này không đúng với nghĩa của Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (hôn nhân đã có sự tác động của pháp luật thời kỳ mới và mang tinh lưỡng thé).

Đồng thời, khái niệm hôn nhân trong Từ điển Hán - Việt cho rằng, hôn nhân chính là việc hai nhà kết hôn, nghĩa là một động thái hôn thú giữa hai nha dé tạo thành MQH thông gia Đầu tiên, hôn nhân chi là hoạt động lay vo

của người đàn ông sau đó tao nên MQH thông gia giữa hai gia đình Nghĩa

này không đúng và không còn được sử dụng nữa mà cần được hiểu theo khái niệm kết hôn theo Từ điển của Hoàng Phê, đó là sự lựa chọn của hai bên nam nữ (do sự can thiệp của pháp luật, sự bình đăng nam nữ ngày càng phát triển).

Cũng theo quan niệm của Giáo sư Đào Duy Anh trong nghiên cứu về phong tục Việt Nam qua “Việt Nam văn hóa sử cương”, Giáo sư viết: “chữ “hôn” trong nguyên nghĩa là “chiều hôm” có nguồn gốc từ “hoàng hôn” sau

31

Trang 39

mới viết thành chữ “hôn” trong kết hôn Xưa kia, lễ cưới thường được diễn ra vào chiều tối, lúc ma âm (đêm) dương (ngày) giao hòa cũng là sự đại diện cho

âm (nữ) và dương (nam)” [1, tr [89].

Dưới góc độ pháp luật, hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà theo quy định của pháp luật nhăm mục đích chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc [19, tr.15] Khoản 1 Điều 3

Luật HN&GD năm 2014 của Việt Nam giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa

vợ và chong sau khi kết hôn ”.

“Gia đình” là một khái niệm rộng lớn hơn so với khái niệm “hôn

nhân” Hôn nhân là MQH giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng và là cơ sở dé hình thành nên gia đình Gia đình là sản phẩm của xã hội và ra đời cùng sự phát triển của xã hội loài người Qua các hình thái kinh tế, xã hội khác nhau

thì tính chất và kết cấu của gia đình cũng khác nhau Do đó, gia đình là một hình anh thu hẹp của xã hội, là một tế bào của xã hội Khoản 1 Điều 3 Luật

HN&GD năm 2014 của Việt Nam giải thích: “Gia đình là tập hợp những

người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thong hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyên và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định

của Luật này ”.

Nhu vậy, theo giải thích của Luật HN&GD năm 2014 của Việt Nam,

gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy, hình thành

nhân cách cho trẻ dưới sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội [19, tr.20].

2.1.2 Khái niệm pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

HN&GD là một hiện tượng xã hội, phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Nhu đã phân tích, HN&GD là biểu hiện MQH xã hội giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình được thiết lập dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống

hoặc quan hệ nuôi dưỡng Cũng như các MQH xã hội khác, MQH HN&GD

được sự điều chỉnh của các quy định pháp luật Trong Luận án này, để hiểu rõ

32

Trang 40

khái niệm “Pháp luật trong lĩnh vực HN&GD” chúng ta cần phải phân biệt

nó với các khái nệm “Pháp luật hôn nhân và gia dinh” hay “Luật hôn nhân

và gia đình ”.

Khái niệm “Luật HN&GD” có thé được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Đó có thể là một ngành luật, một môn học hay một văn bản pháp luật cụ thể Ở Việt Nam, khái niệm “Luật HN&GD” có thé được hiểu là một chuyên ngành luật Với ý nghĩa là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, Luật HN&GD Việt Nam là tổng hop các quy phạm pháp luật do Nhà nước Việt Nam ban hành nhằm điều chỉnh các MQH HN&GD về nhân thân và về tài

sản Tuy nhiên, sự phân chia ngành luật như ở Việt Nam chỉ mang ý nghĩa

tương đối vì đối tượng điều chỉnh của ngành Luật HN&GD có những điểm tương đồng với đối tượng điều chỉnh của ngành Luật dân sự Ở Việt Nam, khái niệm “Luật HN&GD” cũng có thé hiểu là một môn học hay được hiểu là

một văn bản luật như Luật HN&GĐÐ năm 2000; Luật HN&GD năm 2014 Ở Hàn Quốc, Luật gia đình không được phân chia thành một chuyên ngành luật riêng như ở Việt Nam Luật gia đình Hàn Quốc được xem xét trong tong thé hệ thống pháp luật và là một bộ phận của Luật dân sự Luật gia đình Hàn Quốc hiện hành là Phần 4 của Bộ luật dân sự năm 2005 Ở Việt Nam và Hàn Quốc, khái niệm “Pháp luật HN&GD” đều được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nha nước ban hành nhăm điều chỉnh các MQH HN&GD.

Khái nệm “Pháp luật trong lĩnh vực HN@&Œ?” là một khái niệm rộng

lớn hon so với khái nệm “Luật HN@&ŒĐ” hay “Pháp luật HN@&ŒĐ” Pháp

luật trong lĩnh vực HN&GD không chỉ có các quy phạm pháp luật dé điều chỉnh các MQH HN&GD mà nó còn bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các MQH liên quan đến quan hệ HN&GD và các các quy phạm pháp luật quy định chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực HN&GD Nhu vậy, có thé hiểu, pháp luật trong lĩnh vực HN&GD là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các MQH HN&GĐ, các MQH có liên quan đến quan hệ HN&GD và các chế tài

xử phat trong lĩnh vực HN&GD.

33

Ngày đăng: 23/04/2024, 20:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan