Tiểu luạntruyền thông trong thời Đại mới

10 0 0
Tiểu luạntruyền thông trong thời Đại mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội… Đó là một quá trình phức tạp, diễn ra theo trình tự thời gian với các yếu tố chính là: nguồn (yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông), thông điệp (nội dung thông tin được trao đồi từ nguồn đến người tiếp nhận), kênh truyền thông (phương tiện, cách thức truyền tải thông điệp từ nguồn phát tới đối tượng tiếp nhận), người nhận (cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông), phản hồi (thông tin ngược của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát) và yếu tố nhiễu (sự sai lệch không được tính trước trong quá trình truyền thông). Truyền thông là một lĩnh vực phức tạp, luôn biến đổi và tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau song lại là một hiện tượng xã hội phổ biến, có vai trò rất quan trọng, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể. Hoạt động truyền thông bao gồm nhiều cấp độ, từ việc giao tiếp cá nhân với những mục đích thuần túy, đến việc sử dụng nó vào giải quyết các vấn đề chung. Dù ở cấp độ nào đi chăng nữa thì truyền thông cũng góp phần rất quan trọng trong việc phát triển, hình thành diện mạo văn hóa của mỗi người và cộng đồng, của quốc gia vì những tác động và sức lan tỏa mạnh mẽ của nó tới công chúng. Từ vài thập kỷ qua, truyền thông trên thế giới đã được chú trọng và phát triển mạnh, sự phát triển của công nghệ thông tin đã dẫn đến việc liên hợp các loại hình phương tiện báo chí khác nhau vào cùng một phương thức hoạt động. Sự hội tụ này đã mở ra một kỷ nguyên mới của đa truyền thông. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông đa phương tiện. Trong khi ở các nước phương Tây, sự phát triển về lý thuyết, kỹ năng, kinh nghiệm và công nghệ truyền thông đã đạt đến trình độ cao về mọi phương diện thì ở Việt Nam thuật ngữ “truyền thông” mới chỉ được phổ biến từ hơn mười năm trở lại đây. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập ở nước ta hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ, truyền thông càng đóng vai trò quan trọng giúp giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác,ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức mọi mặt của nhân dân. Muốn làm được điều đó, các nhà truyền thông cần xuất phát từ nhân dân, lấy dân làm gốc, vì dân mà phát triển để từ đó có những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người dân. Có như thế dân mới tiếp thu, làm theo, truyền thông mới thực sự có hiệu quả. Thực tế đó đã đặt ra cho lĩnh vực truyền thông một vấn đề cần phải giải quyết, đó là : Yêu cầu và khó khăn cần khắc phục của truyền thông trong thời đại mới để đáp ứng nhu cầu của công chúng?

Trang 1

MỞ ĐẦU

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội… Đó là một quá trình phức tạp, diễn ra theo trình tự thời gian với các yếu tố chính là: nguồn (yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông), thông điệp (nội dung thông tin được trao đồi từ nguồn đến người tiếp nhận), kênh truyền thông (phương tiện, cách thức truyền tải thông điệp từ nguồn phát tới đối tượng tiếp nhận), người nhận (cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông), phản hồi (thông tin ngược của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát) và yếu tố nhiễu (sự sai lệch không được tính trước trong quá trình truyền thông).

Truyền thông là một lĩnh vực phức tạp, luôn biến đổi và tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau song lại là một hiện tượng xã hội phổ biến, có vai trò rất quan trọng, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể Hoạt động truyền thông bao gồm nhiều cấp độ, từ việc giao tiếp cá nhân với những mục đích thuần túy, đến việc sử dụng nó vào giải quyết các vấn đề chung Dù ở cấp độ nào đi chăng nữa thì truyền thông cũng góp phần rất quan trọng trong việc phát triển, hình thành diện mạo văn hóa của mỗi người và cộng đồng, của quốc gia vì những tác động và sức lan tỏa mạnh mẽ của nó tới công chúng.

Từ vài thập kỷ qua, truyền thông trên thế giới đã được chú trọng và phát triển mạnh, sự phát triển của công nghệ thông tin đã dẫn đến việc liên hợp các loại hình phương tiện báo chí khác nhau vào cùng một phương thức hoạt động Sự hội tụ này đã mở ra một kỷ nguyên mới của đa truyền thông Đồng thời đẩy mạnh truyền thông đa phương tiện Trong khi ở các nước phương Tây, sự phát triển về lý thuyết, kỹ năng, kinh nghiệm và công nghệ

Trang 2

truyền thông đã đạt đến trình độ cao về mọi phương diện thì ở Việt Nam thuật ngữ “truyền thông” mới chỉ được phổ biến từ hơn mười năm trở lại đây Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập ở nước ta hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ, truyền thông càng đóng vai trò quan trọng giúp giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác,ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức mọi mặt của nhân dân Muốn làm được điều đó, các nhà truyền thông cần xuất phát từ nhân dân, lấy dân làm gốc, vì dân mà phát triển để từ đó có những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người dân Có như thế dân mới tiếp thu, làm theo, truyền thông mới thực sự có hiệu quả Thực tế đó đã đặt ra cho lĩnh vực truyền thông một vấn đề cần phải giải quyết, đó là : Yêu cầu và khó khăn cần khắc phục của truyền thông trong thời đại mới để đáp ứng nhu cầu của công chúng?

Yêu cầu của truyền thông trong thời đại mới

Báo chí và truyền thông trong những năm qua luôn là công cụ hữu hiệu để phản ánh thông tin xã hội Trong xu thế toàn cầu hóa, truyền thông Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức mới Sự phát triển của công nghệ thông tin như satellite, cable và internet đã làm cho việc chuyển tải các kênh thông tin, tin tức và truyền thông tới các khu vực trên thế giới một cách dễ dàng và tiện lợi Với sự phát triển của internet, ai muốn xem thông tin gì, xảy ra ở đâu đều có thể tìm được một cách nhanh chóng Hơn nữa, bất cứ ai cũng có thể cung cấp thông tin lên mạng, từ các chính trị gia, các nhà quảng cáo cho đến những người bình thường… Bên cạnh đó, số lượng truyền thông báo chí toàn cầu đang ngày càng tăng ở nhiều nước, các tập đoàn truyền thông đa quốc gia cũng được hình thành và mở rộng Một mặt, quá trình toàn cầu hóa đã mang lại nguồn thông tin tức phong phú, đa dạng thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng trong xã hội Mặt khác nó cũng đặt ra những vấn đề phức tạp liên quan đến nội dung thông tin để hình thành dư luận xã hội tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia Trước bối cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu thông tin chính đáng của công chúng đồng thời giúp

Trang 3

họ hiểu rõ bản chất, đặc thù của truyền thông thế giới, nhất là các nước phương Tây từ đó có những cách tiếp nhận tích cực và đúng đắn hơn, những nhà làm truyền thông Việt Nam cần phải đẩy mạnh giao lưu liên kết và phát triển xu thế toàn cầu hóa thông tin ở nước ta hiện nay Trong khi trên thế giới, các tập đoàn truyền thông xuyên quốc gia đã hình thành và phát triển mạnh như Disney, BBC, News Corporation… thì ở Việt Nam hiện nay lại chưa có tập đoàn truyền thông hoạt động theo đúng tính chất, chỉ có một số công ty tư nhân gọi là truyền thông làm PR, quảng cáo và một số hoạt động dịch vụ tư vấn… Dù ở bất cứ mô hình hoạt động nào thì truyền thông Việt Nam cũng cần phải được đảm bảo đúng hướng, đúng pháp luật, được tiếp tục phát triển mạnh mẽ Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập hiện nay, truyền thông cũng càn phải tranh thủ những cơ hội mà công nghệ thông tin đã mang lại để đầu tư phát triển.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa thông tin, truyền thông Việt Nam cần phải có một cuộc cách mạng về cách làm và phong cách chuyển tải, cả về nội dung và hình thức trình bày Để thu hút được công chúng, báo chí phải tự đổi mới cách thức sáng tạo sao cho hấp dẫn, linh hoạt Tuy nhiên, nội dung và hình thức bao giờ cũng phải có sự tương ứng, có chung tiếng nói, tránh phô trương hình thức, gọt giũa câu chữ để che lấp đi nội dung thông tin tẻ nhạt, Hoạt động báo chí phải đạt được mục đích là trang bị cho công chúng về nhận thức hiểu biết, hình thành và củng cố thế giới quan đúng đắn về cách mạng, chế độ, lợi ích của đất nước trong quan hệ quốc tế, giúp công chúng an tâm về tư tưởng, sống có ích Đây là một công việc khó khăn vì nó rất dễ trở nên khô cứng, đơn điệu, đòi hỏi phương pháp giáo dục phải thường xuyên đổi mới, linh hoạt, sinh động, nội dung giáo dục phải phong phú, không áp đặt, tạo điều kiện cho công chúng tự tạo ra hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của mình Báo chí phải là người dẫn đường cho công chúng trước thực tế phức tạp, trước các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh Bên cạnh việc thông tin, báo chí cần phải phân tích những quan điểm sai trái, phản động của các thế

Trang 4

lực thù địch, những sai lầm, khuyết điểm Phải giải đáp kịp thời những vướng mắc về tư tưởng của công chúng nhằm tạo ra môi trường giáo dục chính trị-tư trị-tưởng lành mạnh, trang bị cho họ vốn kiến thức hiểu biết về mọi mặt

Có thể nói, chưa bao giờ nhu cầu được thông tin của công chúng lại phát triển mạnh như ngày nay Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó lại càng lớn Chính vì thế, nó đòi hỏi các nhà làm truyền thông phải đưa thông tin phong phú, đa dạng Không chỉ vậy, thông tin đưa ra còn phải có tác dụng truyền bá, giáo dục tư tưởng, ý thức cho đông đảo công chúng Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh phát triển truyền thông đa phương tiện – là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện, tính tương tác cao và truyền thông đại chúng – quá trình truyền đạt thông tin đến đông đảo nhóm người trong xã hội Việc ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin đã gắn liền với việc phát triển và tích hợp tốt các loại hình sản phẩm báo chí, tạo ra hiệu ứng tốt cơ chế truyền thông và hiệu quả thông tin, góp phần “chú trọng và nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biên xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và của đất nước”, các loại hình truyền thông đa phương tiện đã góp phần “phát triển và mở rộng việc sử dụng Internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động lợi dụng Internet để truyền bá tư tưởng phản động, lối sống không lành mạnh” Phát triển truyền thông đại chúng cũng quan trọng không kém Truyền thông đại chúng sẽ góp phần to lớn trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội như mong muốn Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản là quá trình truyền tin mà thông qua các hoạt động của nó, hệ thống chân lý, giá trị, chuẩn mực xã hội được xây dựng và duy trì Theo Daniel Lerner – nhà xã hội học người Mĩ, khi con người biết đọc biết viết, tức là khi thoát ra khỏi tình trạng mù chữ, thì bát đầu có được một khả năng còn quan trọng hơn cả việc biết đọc biết viết Đó là khả năng bước vào "thế giới của những kinh nghiệm gián tiếp", tức là bước vào một thế

Trang 5

giới mà trong đó các kinh nghiệm của người khác đã được tường thuật và ghi chép lại trên chữ viết qua sách vở, báo chí Mặt khác, cũng chính nhờ đó mà người ta tăng cường được khả năng thấu cảm, tức là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được người khác Và chính nhờ có khả năng này mà con người mới có thể sống được với nhau một cách hài hòa trong xã hội Khả năng biết đọc biết viết còn giúp cho con người hình thành được khả năng linh hoạt về trí tuệ vốn là một thuộc tính đặc trưng của con người trong xã hội hiện đại Chính các phương tiện truyền thông đại chúng là nhân tố góp phần mạnh nhất vào việc rèn luyện khả năng thấu cảm cũng như khả năng linh hoạt trí tuệ, khi chúng giúp cho con người tiếp xúc được với nhiều tư tưởng khác nhau và biết được những vấn đề công cộng của xã hội.

Thông tin trong xã hội hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến điều hành vĩ mô của Nhà nước, đến niềm tin của công chúng (cả trong, ngoài nước), vì thế cần đề cao các giá trị văn hóa quốc tế của nền dân chủ thực sự vì cộng đồng như tính công khai, minh bạch, trung thực, bao dung; tức là đẩy mạnh giao thoa quản lý văn hóa và truyền thông trên thế giới Điều đó giúp cho công chúng có điểu kiện tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa, thông tin đa dạng, thú vị và bổ ích… Nhà truyền thông, hãng thông tin cần cẩn trọng hơn trong tính toán hậu quả khi công chúng tiếp nhận thông tin Hàng loạt vấn đề nhạy cảm được giới truyền thông quốc tế khuyến cáo nhà báo cần lường trước hệ lụy Ví dụ, Chính phủ Trung Quốc chậm đưa tin về dịch SART năm 2003, khiến nạn dịch bùng phát rộng, nhà nước bị giảm lòng tin trước nhân dân và các nhà đầu tư; Chính phủ Mỹ đưa tin không đúng về Irak để tiến hành cuộc chiến, khiến uy tín Tổng thống Bush và nội các tụt thấp trong giai đoạn nửa cuối nhiệm kỳ 2; trường hợp nhà báo Đan Mạch vẽ tranh biếm họa nhà tiên tri Mohamet đã vi phạm văn hóa tín ngưỡng làm cả thế giới Hồi giáo nổi giận năm 2007, làm chính phủ Đan Mạch rất khó xử…v.v Nhìn chung, việc thông tin, phản hồi thông tin từ chính sách nhà nước của truyền thông ngày nay vẫn đòi hỏi sự nhạy bén, tính chuyên nghiệp báo chí, trách nhiệm xã hội cao và mặt khác,

Trang 6

xét về phương diện văn hóa quốc tế của thế giới văn minh cũng đòi hỏi nhà nước các quốc gia nâng cao năng lực quản lý vĩ mô, trình độ văn hóa chính trị, văn hóa tổ chức, văn hóa cùng chung sống (giữa các dân tộc, quốc gia) cao hơn bao giờ hết Ngày nay, người ta không chỉ nghiên cứu các quan hệ lớn như Truyền thông, truyền thông, giao lưu văn hóa mà còn đi sâu vào các khía cạnh mới của thời đại mới - thời đại mà sức mạnh mềm của ngoại giao văn hóa (cũng gắn chặt với truyền thông, truyền thông đại chúng…) đang ngày càng phát huy ưu thế Ngoại giao văn hóa có nội hàm cơ bản là: Sự tổng hòa các mối quan hệ văn hóa phục vụ cho mục tiêu, nhiệm vụ ngoại giao nằm trong một hệ thống, chỉnh thể văn hóa đối ngoại của nhà nước hợp hiến Các mối quan hệ văn hóa đó mang đầy đủ tính hội thông, liên thông và tương thông mà nhà nước một quốc gia đứng ra định hướng, chủ trì, điều hành, tham gia hoặc bảo trợ Đó là mối quan hệ văn hóa chính thức (Official Cultural Relations) và không chính thức (Unofficial Cultural Relations), lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm chủ thể để tiến hành mọi chiến lược, sách lược ngoại giao với công cụ chủ yếu, con đường chính, cách thức bao trùm là văn hóa,

truyền thông quốc tế về văn hóa (Lê Thanh Bình, 2008) Ngoại giao văn hóa

trong thời đại kinh tế tri thức ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đem lại nhiều hiệu quả to lớn lâu dài, nên nhiều quốc gia đặc biệt chú trọng Mỹ thường dùng văn hóa đại chúng, phim ảnh, các chương trình trao đổi giáo dục, báo chí; Trung Quốc phát huy vai trò dạy tiếng Trung tại các Viện Khổng Tử ở nước ngoài, khuếch trương hình ảnh võ Kungfu, các hình thức ngoại giao thể thao, ngoại giao “bóng bàn”; Nhật Bản thúc đẩy chiến lược ngoại giao văn hóa “truyền bá sự độc đáo hấp dẫn văn hóa Nhật”, “hấp thụ tinh hoa văn hóa thế giới để sáng tạo cái riêng và nâng cao”, “cộng sinh cùng các nền văn hóa đa dạng khác”…v.v Đó là những thứ thuộc “quyền lực mềm” dễ đi vào lòng người, dễ tiếp nhận

Trang 7

Một trong những yêu cầu quan trọng, bức thiết hơn cả đối với truyền thông nước ta hiện nay đó là cần coi trọng hơn nữa nhân tố con người – công chúng, nhất là trong thời đại cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay BBC – một trong những mô hình phát thanh, truyền hình nổi tiếng trên thế giới của Anh đã gặt hái được nhiều thành công nhờ vào việc biết kế tục và phát triển triết lý phục vụ công chúng Ý tưởng thống trị của sự phục vụ công chúng đã giải thích những đặc điểm có ý nghĩa xã hội của truyền hình Anh quốc Chẳng hạn như truyền hình Anh BBC quan tâm đến tính công bằng và chân thực của truyền thông, những chương trình truyền hình trẻ em ấn tượng, mối quan hệ chặt chẽ với các nền văn hóa đa sắc tộc của Anh, coi khan giả là tập hợp của các thị hiếu và các lợi ích đan xen gắn liền với thực tiễn cuộc sống, và niềm tin của những người làm truyền hình vào chuẩn mực chất lượng chương trình, đó là các chương trình đáng để xem chứ không chỉ là những chương trình hấp dẫn Cũng cần chú trọng tính chính xác cũng như ý nghĩa của mỗi sự kiện, mỗi chương trình truyền thông Đồng thời tích cực ghi nhận ý kiến phản hồi của công chúng Cũng như người làm báo, độc giả ngày nay không chỉ là người tiếp nhận thụ động mà còn tham gia vào quá trình phân tích và bình luận thông tin Chính vì điều này, người làm báo không thể áp đặt quan điểm chủ quan trong những bài viết, cũng không thuần túy sao chép thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc chạy theo thông tin câu khách, mà cần tạo ra được đối thoại bình đẳng, định hướng dư luận, cùng bạn đọc và gây dựng cho họ niềm tin khách quan về sự phát triển Muốn vậy, nhà báo cần thâm nhập được vào trung tâm của những trao đổi, đối thoại để có cách nhìn, suy nghĩ thấu đáo và sự sáng tạo về phương thức phát triển những dịch vụ hấp dẫn công chúng chứ không cứng nhắc theo như cách làm truyền thống lâu nay Đây là cách để giáo dục ý thức trách nhiệm sống, để công chúng cùng tham gia vào quá trình truyền thông Có như vậy truyền thông mới thực sự phát huy được vai trò của mình, là công cụ đặc lực phục vụ nhân dân và vì nhân dân.

Trang 8

Khó khăn, thách thức đối với truyền thông hiện nay

Truyền thông đa phương tiện là xu thế phát triển tất yếu và đem lại hiệu quả cao Tuy nhiên, mô hình truyền thông đa phương tiện ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót về trình độ, cơ sở hạ tầng khoa học Thứ nhất, công nghệ trong công tác truyền thông chưa được sử dụng triệt để, phổ biến; nhiều báo điện tử, trang tin của nhiều cơ quan chỉ là những trang thông tin chết và không được cập nhật từ lâu Thứ hai, việc mở rộng theo hướng truyền thông đa phương tiện không có chiến lược khai thác dẫn đến lãng phí trong đầu tư, nhất là các khoản đầu tư cho nội dung thông tin liên quan đến hình ảnh và âm thanh Thứ ba, truyền thông đa phương tiện đòi hỏi năng lực lãnh đạo và quản lý phải rất cao và đồng bộ, nhìn nhận ở góc độ quản lý thì nguồn nhân lực cho vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức nếu như không nói là chưa được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện nhưng thiếu sự quy hoạch chung vừa là sự lãng phí vừa làm giảm hiệu quả của truyền thông Cùng một nội dung thông tin người ta có thể khai thác được ở quá nhiều nguồn khác nhau sẽ tạo ra tâm lý rằng hình như thông tin đó coppy của nhau, không có bản sắc riêng, do đó nhiều nguồn thông tin trở nên mờ nhạt, thiếu tính chính xác, nhất là với các nguồn tin trên các trang báo điện tử Thứ tư là, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông, nhất là phát triển theo hướng truyền thông đa phương tiện tạo ra sự cạnh tranh và chạy đua ghê gớm cả về việc khai thác, sử dụng và truyền bá thông tin Cạnh tranh là động lực cho phát triển tích cực, nhưng có thể buộc nhiều cơ quan báo chí phải chạy theo việc hấp dẫn công chúng bằng mọi cách, chạy theo thoả mãn nhu cầu thị hiếu tầm thường, kích động bạo lực, tính dục, đề cập quá sâu vào chuyện riêng tư cá nhân…

Sự phát triển nhanh chóng của xu thế toàn cầu hóa thông tin, liên kết quốc tế, truyền thông đa phương tiện…tuy đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực song nó cũng tồn tại vô vần thách thức đối với lĩnh vực truyền thông non

Trang 9

nớt của Việt Nam Sự mở rộng, dân chủ hóa thông tin trên thế giới làm xuất hiện quá nhiều thông tin loãng, thừa, thậm chí là sai sự thật Toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Nó đòi hỏi các lãnh đạo, cán bộ thực hiện công tác truyền thông và công chúng cần sáng suốt, tỉnh táo trong việc tiếp thu thông tin Không những thế, nhịp độ phát triển như hiện nay còn đặt ra áp lực cho báo chí và truyền thông phải liên tục cung cấp, đổi mới thông tin nên dễ dẫn đến tình trạng đưa tin cẩu thả, sai sự thật; làm cho thông tin truyền thông đến công chúng bị lệch lạc, để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng trong ý thức, hành động và cả niềm tin của công chúng vào giới truyền thông.

Một trong những thách thức không nhỏ của truyền thông hiện nay đó là nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng lớn Công chúng đã chủ động hơn trong việc tiếp nhận các sản phẩm truyền thông Họ tự giác, có ý thức chủ động tiếp nhận, tìm tòi, tận dụng triệt để các phương tiện để nắm bắt và sử dụng thông tin Trình độ học vấn của công chúng tỉ lệ thuận với nhu cầu của họ vì thế các cơ quan truyền thông, nhà truyền thông và các chuyên gia nghiên cứu cần quan tâm hơn nữa đến nhu cầu của công chúng cũng như chất lượng truyền thông hiện nay Nên thường xuyên quan tâm tiến hành nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu và tìm hiểu điều kiện tiếp nhận của công chúng, để tìm ra phương hướng tiếp cận tốt nhất và sáng tạo thực sự phù hợp, bổ ích cho họ Các cơ quan truyền thông phải luôn “làm mới” các sản phẩm của mình bằng cách thường xuyên nâng cao chất lượng thông tin, tránh tình trạng thông tin “quá nguội”, phiến diện, thiếu tính định hướng, Thấu hiểu, tôn trọng và đáp ứng nhu cầu chính đáng của công chúng nhằm cung cấp cho họ những tinh tuý của món ăn tinh thần phong phú, đa dạng, chính là mục đích mà mỗi người làm truyền thông cần hướng tới để tăng cường sự hấp dẫn và hiệu quả tiếp nhận sản phẩm truyền thông của công chúng Những người làm truyền thông phải không ngừng trau dồi tri thức, vốn sống và trải nghiệm thực tế, có như thế mới tạo ra được các sản phẩm hấp dẫn công chúng.

Trang 10

Kết luận

Có thể nói, truyền thông là một trong những lĩnh vực có sức chi phối và tác động mạnh mẽ nhất đến mọi thành phần, lĩnh vực của xã hội trong đó công chúng là yếu tố chi phối không nhỏ Trong thời đại hiện nay, tầm quan trọng ấy của công chúng lại càng cần phải đề cao hơn bao giờ hết Truyền thông phải góp phần cung cấp tri thức cho công chúng, định hướng dư luận xã hội, tăng cường sự nhất quán về chính trị, tư tưởng trong khối đại đoàn kết toàn dân; biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, các biểu hiện tiêu cực; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Truyền thông chỉ thực sự hữu ích khi vừa là công cụ trực tiếp của một cơ quan, tổ chức nào đó, đồng thời trở thành công cụ của đại chúng Xã hội và truyền thông có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, báo chí có sứ mệnh thoả mãn nhu cầu xã hội về tiếp nhận thông tin, sự tồn tại và phát triển của xã hội lại rất cần đến truyền thông.

Ngày đăng: 23/04/2024, 10:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan